Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải cúa một số KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.95 MB, 86 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Sinh viên xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong đồ án
này là trung thực và chưa hề được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác. Những kết quả nghiên cứu, kế thừa các công trình khoa học khác đều được
trích dẫn theo đúng quy định.
Sinh viên xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Sinh viên thực hiện

Phạm Trường Thảo Nguyên


LỜI CẢM ƠN
Qua khoảng thời gian học tại trường Đại Học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội, sinh viên muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô trong nhà trường
đã truyền đạt cho sinh viên những kiến thức bổ ích về khoa học môi trường, công
nghệ môi trường và kỹ thuật môi trường.
Sinh viên xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Thị Thục Anh, là người đã
tận tình trực tiếp hướng dẫn sinh viên từng bước một và luôn khuyến khích động
viên trong suốt thời gian làm đồ án.
Đặc biệt, sinh viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sỹ Bùi Hồng Long
- Trưởng phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Dương –
chuyên viên phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường – Ban Quản lý Khu kinh tế
tỉnh Quảng Ninh đã hướng dẫn, chỉ dạy sinh viên trong toàn thời gian làm đồ án và
truyền đạt những kinh nghiệm bổ ích cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu cũng
như những định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Lòng cảm ơn sâu sắc của sinh viên xin được gửi đến các thầy, các cô giảng
viên Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đào
tạo và truyền đạt kiến thức cho sinh viên trong gần 4 năm học vừa qua.
Nhân đây sinh viên xin gửi lời cảm ơn tự đáy lòng mình đến gia đình và bạn


bè, những người đã luôn bên cạnh động viên, cổ vũ và hỗ trợ sinh viên trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực ở mức độ cao nhất, nhưng bản thân sinh viên
nhận thấy vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm, do vậy bài đồ
án này khó tránh được những hạn chế và thiếu sót. Sinh viên rất mong nhận được sự
giúp đỡ, đóng góp ý kiến và thông cảm của quý thầy cô để bản thân tiếp thu và hoàn
thiện hơn.
Sinh viên xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD
BQLKKT
BTNMT
COD
HTXLNTTT
KCN
KHĐT
KKT
TCCP
TNMT
TSS
XLNTTT

Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxi sinh hoá
Ban Quản lý Khu kinh tế

Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chemical Oxygen Deman – Nhu cầu ôxi hoá học
Hệ thống xử lý nước thải tập trung
Khu công nghiệp
Kế hoạch đầu tư
Khu kinh tế
Tiêu chuẩn cho phép
Tài nguyên Môi trường
Total Suspended Solids - Tổng rắn lơ lửng
Xử lý nước thải tập trung


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Ninh một hình ảnh của Việt Nam thu nhỏ tại vùng Đông Bắc Việt Nam,
có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
của cả nước; là tỉnh duy nhất trong cả nước có đường biên giới trên biển và trên bộ
giáp với Trung Quốc. Có đường biên giới giáp Trung quốc dài 112km; đường bờ
biển dài 250km. Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 611.091,3 ha; dân số là 1.258
triệu người. Quảng Ninh giàu tiềm năng phát triển kinh tế, có Vịnh Hạ Long - Di
sản thiên nhiên thế giới; có nhiều ưu thế nổi trội cho phát triển kinh tế biển, kinh tế
du lịch, kinh tế cửa khẩu, cho phát triển sản xuất công nghiệp, khai khoáng, nhiệt
điện, xi măng, cơ khí, đóng tàu...
Với lợi thế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong 10 năm gần đây,

tỉnh Quảng Ninh luôn thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân
sách (năm 2018 đứng thứ 5), những năm qua GDP của Quảng Ninh luôn tăng
trưởng ổn định, cao so với bình quân chung của cả nước. Song Quảng Ninh cũng
đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường trong quá trình phát triển do
quá trình đô thị diễn ra mạnh mẽ và nhiều hoạt động kinh tế xã hội đồng thời phát
triển làm nảy sinh các xung đột trong phát triển, gia tăng sức ép môi trường. Một
trong số đó là việc xử lý chưa triệt để tình trạng ô nhiễm tại các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Bên cạnh sự phát triển mạnh ngành công nghiệp và sự ra đời, phát triển của
các khu chế xuất, các khu công nghiệp một mặt góp phần rất lớn vào sự phát triển
kinh tế xã hội nhưng lại gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng. Nhiều khu chế
xuất, khu công nghiệp cũng đang quá tải và ô nhiễm do tính toán hệ thống nước thải
không theo kịp thực tế.
Do đó xử lý nước thải khu công nghiệp đang là vấn đề vô cùng quan trọng,
bảo đảm cho sự trong sạch môi trường sống đồng thời góp phần vào sự phát triển
bền vững của nền kinh tế mọi quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, tại nhiều quốc
gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc đòi hỏi phải kiểm soát và xử
lý nguồn nước thải đã trở thành luật lệ bắt buộc. Hầu hết các ngành sản xuất đều có
7


các tài liệu chỉ dẫn về quy chuẩn, tiêu chuẩn làm sạch nước thải. Ở nước ta cũng đã
nhiều khu công nghiệp đã xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung.
Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều giải pháp đưa ra nhằm khắc phục, xử lý tình
trạng ô nhiễm nguồn nước trong quá trình sản xuất kinh doanh trong các KCN.
Song những giải pháp này chưa xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm.
Từ những vấn đề nêu trên, sinh viên lựa chọn KCN Việt Hưng và KCN Cái
lân để nghiên cứu và đánh giá hiệu quả xử lý nước thải do 2 KCN trên đều nằm trên
địa phận thành phố Hạ Long có nguồn tiếp nhận nước thải là vùng đệm của Vịnh
Hạ Long. Trạm xử lý nước thải của KCN Cái Lân đã được xây dựng từ năm 2002

đến nay đã được 17 năm, với công nghệ xử lý sinh học rất phổ biến và được nhiều
KCN áp dụng; Trạm xử lý nước thải của KCN Việt Hưng được xây đựng từ năm
2016 với mô hình xử lý kết hợp cả 3 phương pháp cơ học – hóa lý – sinh học. Đây
là công nghệ tiên tiến hiện nay và đã được ứng dụng thành công tại nhiều cụm công
nghiệp và khu công nghiệp có tính chất nước thải tương tự. Từ đó, có thể so sánh
công nghệ của 2 KCN đó và hiệu quả xử lý cũng như loại hình hoạt động sản xuất
giữa chúng. Do đó sinh viên tiến hành thực hiện đề tài đồ án với tiêu đề “ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải khu công nghiệp Cái Lân và khu công
nghiệp Việt Hưng.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý về nước thải đối với 2
KCN nói trên.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về hệ thống XLNTTT của các KCN đang hoạt động
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Nghiên cứu đánh giá thành phần tính chất nước thải của KCN Cái Lân và
KCN Việt Hưng
- Đánh giá thực trạng quản lý nước thải và giải pháp xử lý của KCN Việt
Hưng và KCN Cái Lân
8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Điều kiện địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Bộ, có vị trí địa lý đặc biệt
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như quốc phòng, an ninh của cả

nước; là tỉnh duy nhất trong cả nước có đường biên giới trên biển và trên bộ với
Trung Quốc và có vị trí địa lý như sau:

Hình 1.1. Bản đồ tỉnh Quảng Ninh
Theo số liệu của cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh: diện tích tự nhiên
toàn tỉnh Quảng Ninh là 611.081,3 ha, với dân số là 1.225 triệu người (tính đến năm
9


2016), gồm 14 đơn vị hành chính trực thuộc: 04 thành phố (Móng Cái, Cẩm Phả,
Hạ Long, Uông Bí); 02 thị xã (Đông Triều, Quảng Yên); 08 huyện (Ba Chẽ, Bình
Liêu, Cô Tô, Đầm Hà, Hải Hà, Hoành Bồ, Tiên Yên, Vân Đồn).
Tinh Quảng Ninh là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực
Bắc Bộ, Quảng Ninh có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn
hoá xã hội với thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven
biển với hệ thống quốc lộ 4B, quốc lộ 10, quốc lộ 18A và 18C đi qua địa bàn của
tỉnh [1].
b) Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm địa chất và khoáng sản: Tỉnh Quảng Ninh có cấu trúc địa chất
phức tạp, có lịch sử phát triển địa chất lâu dài trong nhiều giai đoạn. Điều kiện
địa chất đó tạo ra nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là khoáng
sản than (chiếm trên 90% trữ lượng cả nước) và vật liệu xây dựng (đá vôi, sét
làm nguyên liệu sản xuất xi măng, pyrophylit, cát thủy tinh, đá granit, nước
khoáng, nước nóng thiên nhiên…). Tuy nhiên, kết cấu địa chất một số nơi lại gây
ra những điều kiện bất lợi, tai biến thiên nhiên như sạt lở đất, xói mòn, rửa trôi, ô
nhiễm đầm nuôi trồng thuỷ sản…
Đặc điểm địa hình: Quảng Ninh có địa hình đồi núi nhấp nhô trên đất liền và
ghềnh đảo khuất khúc trên vùng ven biển, đặc biệt là khu vực vịnh Hạ Long, Bái Tử
Long. Núi đồi chiếm 80% diện tích phần đất liền.Vùng ven biển Quảng Ninh có nhiều đảo
nhỏ. Đối với đất liền, tuyến đảo tạo nên bức bình phong vững chắc, là nhân tố địa lợi [1].

c) Tình hình biển đổi khí hậu, thủy văn
 Tình hình biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và Quảng
Ninh không nằm ngoài xu thế đó. Theo nghiên cứu của cơ quan khí tượng, thủy văn
quốc gia và địa phương, những năm gần đây, khí hậu ở Quảng Ninh đã có những
dấu hiệu khác thường. Nhiệt độ trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh tăng khoảng
0,10C, nắng nóng có xu hướng xuất hiện sớm và kết thức muộn. Số đợt nóng nhiều
hơn, xảy ra cục bộ và diễn biến phức tạp. Số ngày nóng gay gắt cũng nhiều hơn.
Diễn biến mưa cũng phức tạp hơn, xuất hiện nhiều trận mưa lớn bất thường kèm
10


theo mưa đá có ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống nhân dân và các lĩnh vực kinh tế
của tỉnh [1].

11


 Diễn biến mưa
Lượng mưa: Lượng mưa ở tất cả các khu vực đều giảm. Nơi giảm nhiều nhất
là khu vực Móng Cái - Quảng Hà - Bình Liêu khoảng 500-800mm/năm. Nơi giảm ít
nhất là khu vực từ Hạ Long - Cửa Ông - Tiên Yên khoảng 200-300mm/năm. Trung
tâm mưa lớn là khu vực Quảng Hà - Móng Cái và trung tâm mưa nhỏ là vẫn là khu
vực Đông Triều - Uông Bí.
Số ngày mưa và cường độ mưa: Số ngày mưa năm ở các nơi đều giảm mạnh, riêng
Cửa Ông lại có nhiều ngày mưa hơn, vượt cả Móng Cái và trở thành nơi có nhiều mưa
nhất ở Quảng Ninh. Nơi ít mưa nhất vẫn là khu vực Đông Triều – Uông Bí [1].
 Bão và áp thấp nhiệt đới
Với Quảng Ninh ảnh hưởng của bão không còn đáng kể. Song sự kết hợp của
gió mùa Đông Bắc trong các tháng này với hoạt động của bão lại gây ra gió mạnh

cấp 8, cấp 9, có khi cấp 10, cấp 11 rất nguy hiểm đối với tàu thuyền [1].
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 (GRDP, giá so sánh 2010) ước tăng
11,1% vượt 0,9% so với kế hoạch, cao nhất so với cùng kỳ 6 năm gần đây, cao hơn
kịch bản tăng trưởng Tỉnh đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đạt mức cao so với các
tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng Bắc bộ và so với mặt bằng
chung của cả nước. Quy mô nền kinh tế ước đạt 145.946 tỷ đồng, tăng 12,6%. Tổng
sản phẩm bình quân đầu người (GRDP, giá hiện hành) ước đạt 5.110
USD/người/năm, tang 11,2% so với cùng kỳ. Năng suất lao động bình quân ước đạt
199,5 triệu đồng/người/năm, tăng 10,8% cùng kỳ.
Trong các ngành kinh tế thì tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng
chiếm lớn nhất, bằng 2/3 tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, tăng khá, tăng cao nhất là
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Công nghiệp khai khoáng trên đà phục hồi.
Các dự án, công trình động lực, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu kinh tế, khu
công nghiệp, dịch vụ được đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sớm hoàn thành đưa vào khai
thác, phát huy hiệu quả sau đầu tư. Khu vực dịch vụ sôi động, nhiều cơ sở dịch vụ,
cơ sở lưu trú, sản phẩm du lích mới được đầu tư, đưa vào sử dụng, cùng với nhiều
12


sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ Năm du lịch quốc gia đã thu hút đông đảo
nhân dân, du khách trong và ngoài nước. Khu công nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
duy trì sự ổn định.
Chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng được cải thiện, mô hình tăng trưởng
chuyển dịch từ bề rộng sang chiều sâu để phát triển bền vững. Cơ cấu kinh tế có sự
chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu
vực nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ [2].
b) Sức ép dân số và quá trình đô thị hóa
Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nước. Theo kết quả

điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2017, dân số Quảng
Ninh hiện nay có 1.258.100 người, trong đó nam chiếm 50,5%;
Tỷ lệ dân thành thị: năm 2017 là 64,1%, đứng thứ 3 trên toàn quốc (sau TP Hồ
Chí Minh và TP Đà Nẵng) với số dân thành thị là 806.442,1 người. Dân số ở khu
vực nông thôn là 451.657,9 người, chiếm 35,9%. Đất ở nông thôn: bình quân 316.5
m2/ hộ, chiếm 47,99% diện tích đất ở, đất ở đô thị bình quân 301.4 m2/ hộ, chiếm
52.01% diện tích đất ở. Sự phân bố dân cư không đồng đều theo hướng tập trung ở
đô thị và thưa thớt ở nông thôn, miền núi và hải đảo.
Quá trình đô thị hóa của tỉnh Quảng Ninh có tốc độ khá cao. So với tỷ lệ đô thị
hóa của cả nước, thì Quảng Ninh có sự chênh lệch rõ rệt. Năm 2017, tỉnh Quảng
Ninh có 14 đô thị, tỷ lệ đô thị hoá đạt 70-75%, ngoài ra còn có 26 điểm dân cư là
các thị tứ, trung tâm cụm xã phân bổ trong vùng dân cư nông thôn và hải đảo [2].
c) Tình hình phát triển công nghiệp và năng lượng
Ngành công nghiệp vẫn duy trì có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị sản xuất
bình quân tăng 15,8%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu
kinh tế của tỉnh đạt giá trị lớn (đến năm 2010 đạt 54,76%) và sẽ duy trì ổn định ở
mức trên 50%. Các ngành công nghiệp có vai trò quan trọng của tỉnh bao gồm: khai
thác than, nhiệt điện chạy than, xi măng, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế
biến thực phẩm và chế biến hải sản. Sản xuất công nghiệp theo hướng giảm dần tỷ
trọng công nghiệp khai khoáng và tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến.
Trên địa bàn tỉnh đến nay đã có 5/11 KCN đã thành lập (KCN Việt Hưng,
13


KCN Hải Yên, KCN Cái Lân, KCN Đông Mai, KCN Texhong Hải Hà giai đoạn 1
thuộc KCN – Cảng biển Hải Hà). Trong đó, KCN Cái Lân đã có 61 dự án đi vào
hoạt động, KCN Việt Hưng có 08 dự án, KCN Hải Yên có 04 dự án, KCN Đông
Mai có 02 dự án và KCN Texhong Hải Hà có 10 dự án).
Dự báo ngành công nghiệp tiếp tục thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển
công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh. Ưu tiên phát

triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, giá trị gia
tăng lớn, có nhiều sản phẩm tham gia xuất khẩu nhằm đưa công nghiệp giữ vững vai trò
động lực trong phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trên cơ sở quy hoạch, tập trung phát triển mở rộng nhiệt điện chạy than nhằm
tiết kiệm tài nguyên và khai thác tối đa lợi thế một số địa bàn: Mạo Khê – Uông Bí,
Mông Dương – Cẩm Phả và các khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, Yên Hưng. Đẩy
nhanh tiến bộ đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng các khu công nghiệp đã quy hoạch
gắn với ban hành cơ chế thu hút nhà đầu tư vào khu công nghiệp và hình thành các
cụm công nghiệp mới. Triển khai Khu công nghiệp sông Khoai, KCN và Cảng Nam
Tiền Phong và tổ hợp cảng biển – KCN thuộc KCN - Dịch vụ Đầm Nhà Mạc [2].
d) Tình hình phát triển xây dựng
Giá trị tăng thêm ngành xây dựng (giá so sánh 2010) ước đạt 6.779 tỷ đồng,
tăng 18,0% cùng kỳ. Thị trường bất động sản tiếp tục có sức hút đầu tư, nhất là
thành phố Hạ Long, hình thành các trung tâm đô thị hiện đại. Nhiều dự án, công
trình động lực lớn đang được triển khai tích cực, thuận lợi, đóng góp quan trọng vào
tăng trưởng của khu vực công nghiệp – xây dựng.
Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư toàn diện như: đưa vào
sử dụng cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, khai trương
cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Năm 2019 sẽ đưa vào xây dựng dự án đường
cao tốc Hạ Long – Móng Cái, dự án khu vui chơi giải trí tổng hợp có thưởng
CASINO, Khu Kinh tế Vân Đồn. Đầu tư các tuyến đường giao thông tới các khu
kinh tế, cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Hoành Mô, KCN Hải Hà, đường và hạ tầng các
cảng biển, đường vành đai biên giới. Ưu tiên đầu tư các tuyến đường liên xã, liên thôn
nhất là vùng miền núi và hải đảo, bê tông hoá các tuyến đường dân cư đô thị.
14


Mục tiêu phấn đấu đến năm 2019: Tỷ lệ dân cư đô thị được tiếp cận với nước
sạch, có nhà vệ sinh kết nối với bể tự hoại đạt 100%; Tỷ lệ chất thải rắn được thu
gom đến nơi quy định đạt 100%; Tỷ lệ cải thiện điều kiện nhà ở đạt 100%; Tỷ lệ

lượng nước thải được thu gom và xử lý đạt trên 50%; Khôi phục và lắp đặt hệ thống
kết hợp thoát nước mưa và nước thải; Các khu đô thị đạt chuẩn về mật độ đường
giao thông; hệ thống đèn đường được nâng cấp [2].
e) Tình hình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 67.178 ha. Tổng sản lượng lương
thực ước đạt 223,6 nghìn tấn tăng 1,9% cùng kỳ. Các địa phương đã chuyển đổi
trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây cho năng suất, chất lượng cao. Công tác quản
lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, vật tư nông nghiệp được tăng cường.
Chăn nuôi: Trên địa bàn tỉnh ổn định, không phát sinh các dịch bệnh nguy
hiểm, lây lan thành dịch. Các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi duy trì quy mô đàn,
tiếp tục mở rộng sản xuất, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi;
đến nay, toàn tỉnh có 223 trang trại. Công tác kiểm soát giết mổ, phòng chống dịch
bệnh, tiêm phòng, khử trùng, tiêu độc được thực hiện thường xuyên.
Lâm nghiệp: Tập trung bảo vệ, phát triển rừng đặc rụng, rừng phòng hộ và
rừng sản xuất, hoàn thành lập điều chỉnh quy hoạch ba rừng đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030; toàn tỉnh trồng được 12.320 ha rừng tập trung, bằng 100,1%
cùng kỳ; trồng rừng thay thế đạt 248,6 ha; trồng cây phân tán các loại 478.000 cây;
tỷ lệ che phủ rừng 54,5%, đạt kế hoạch năm.
Thuỷ sản: Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 124.282 tấn, tăng 6,1% cùng kỳ,
trong đó: khai thác 64.922 tấn, tăng 3,2%, nuôi trồng 59.360 tấn, tăng 9,4%; đã thả
4,96 tỷ con giống trên diện tích 21.425 ha, tăng 780 ha so với cùng kỳ; sản xuất,
cung ứng giống thủy sản đạt 880 triệu con giống.
Thủy lợi: Trữ lượng nước ở 25 hồ đập là 249 triệu m 3, giảm 10,2 triệu m3 so
với tháng trước, giảm 6,1 triệu m3 so với cùng kỳ; nguồn nước đảm bảo phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân; tỷ lệ số dân nông thôn được sử
dụng nước hợp hợp sinh tăng so với kế hoạch [2].
f) Tình hình phát triển thương mại, dịch vụ
15



Du lịch: Các hoạt động du lịch, lễ hội, năm du lịch quốc gia 2018 diễn ra sôi
động, nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, kích cầu du lịch đã được tổ chức,
cùng với đưa vào sử dụng tuyến cao tốc Hạ Long – Hải Phòng và cầu Bạch Đằng đã
tạo hiệu ứng tích cực, thu hút đông đảo khách du lịch đến Quảng Ninh. Công tác
quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá
nhân vi phạm, góp phần tích cực cải thiện môi trường kinh doanh du lịch. Tổng số
khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt 12,2 triệu khách, đạt 102% kế hoạch, tăng
24%.
Thương mại: Tình hình mua bán trao đổi hàng hóa diễn ra nhộn nhịp tập trung
ở các thành phố của tỉnh: Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí, giá cả thị trường
tương đối ổn định. Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển với 133 chợ, 32 siêu
thị, trung tâm thương mại, 30 cửa hàng Vinmart; tỉnh đã phê duyệt chủ trường đầu
tư Trung tâm thương mại tại 3 địa phương [2].
1.2 . Tổng quan về Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
1.2.1. Khái quát chung về các khu công nghiệp
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh có 11 khu công nghiệp (KCN Cái Lân và KCN Việt Hưng
nằm trên địa bàn TP Hạ Long; KCN Đông Mai, KCN – Dịch vụ Đầm Nhà Mạc và
KCN Sông Khoai thuộc TX Quảng Yên; KCN Hải Yên tại TP Móng Cái, KCN –
Cảng biển Hải Hà, huyện Hải Hà; KCN Quán Triều – Thị xã Đông Triều, KCN
Hoành Bồ thuộc huyện Hoành Bồ, KCN phụ trợ ngành than tại TP Cẩm Phả, KCN
Tiên Yên, Huyện Tiên Yên).
Trong đó:
- 05 KCN đã đi vào hoạt động, đã và đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng
cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất để thực hiện dự án đầu tư: KCN Cái Lân, KCN
Việt Hưng, KCN Hải Yên, KCN Đông Mai, KCN Texhong Hải Hà giai đoạn 1
thuộc KCN – Cảng biển Hải Hà;
- 03 KCN đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng chuẩn bị xây dựng hạ
tầng kỹ thuật: KCN Sông Khoai, KCN và Cảng Nam Tiền Phong và Tổ hợp cảng
biển – KCN thuộc KCN – Dịch vụ Đầm Nhà Mạc;


16


- 01 KCN đang tiến hành các thủ tục đầu tư – KCN Hoành Bồ (đã báo cáo Bộ
KHĐT điều chỉnh giảm diện tích còn 136 ha);
- 02 KCN đang thu hút, tìm kiếm nhà đầu tư hạ tầng: KCN Quán Triều. KCN
phụ trợ ngành than; KCN Tiên Yên đang được đề xuất điều chỉnh đưa ra khỏi quy
hoạch phát triển KCN trên địa bàn tỉnh; 04 KKT đã được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt quy hoạch chung KKT.
Vị trí của các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo quy hoạch được thể
hiện trên hình 1.1.

Hình 1.2. Bản đồ quy hoạch KCN, KKT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Năm 2018, tổng vốn thu hút đầu tư trên địa bàn KCN, KKT đạt 936 tỷ đồng
(gồm 40.874 triệu USD và 14 tỷ đồng) đạt 13,63% kế hoạch thu hút FDI năm 2018.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong các KKT, KCN
khá ổn định, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, nhiều doanh nghiệp đã
mở rộng quy mô sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chỉ tính
riêng 2017, doanh thu các dự án FDI đạt 1,4 tỷ đồng, tổng giá trị xuất khẩu đạt 875
triệu USD, nộp ngân sách nhà nước đạt 1.143 tỷ đồng.

17


1.2.2. Tình hình hoạt động đầu tư trong các khu công nghiệp
Hiện nay, 11 KCN với tổng diện tích là 11.741,7 ha, đã có 09 Dự án đầu tư
kinh doanh hạ tầng KCN được cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư với tổng vốn
đầu tư đạt 23.387,44 tỷ đồng; tỷ lệ lấp đầy trong KCN đang hoạt động là 41,67%.
Ban hiện đang đề xuất UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa KCN

Tiên Yên (huyện Tiên Yên) ra khỏi quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh
và điều chỉnh diện tích KCN Hoành Bồ phù hợp với Quy hoạch vùng tỉnh.
Theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, các KCN phải thực hiện
đầu tư công trình xử lý nước thải tập trung trước khi đi vào hoạt động. Đến nay,
05/5 KCN đang hoạt động đã đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải, cụ thể:
- KCN Cái Lân với trạm xử lý nước thải có quy mô 2.000 m3/ngày đêm;
- KCN Việt Hưng đã xây trạm xử lý nước thải với công suất 300 m3/ngày đêm;
- KCN Hải Yên đã xây trạm xử lý nước thải với công suất 2x1.000 m 3/ngày
đêm;
- KCN Đông Mai đã xây trạm xử lý nước thải tạm thời với công suất 300
m3/ngày đêm;
- KCN Texhong Hải Hà đã xây dựng xong 02 Modun của trạm xử lý nước thải
tập trung với quy mô công suất 6.000 m 3/ngày đêm và công suất 10.000 m3/ngày
đêm.
Các số liệu chi tiết về hoạt động của các KCN đã được sinh viên thu thập, tổng
hợp từ báo cáo công tác bảo vệ môi trường KCN tỉnh Quảng Ninh năm 2018 của
BQLKKT làm cơ sở phục vụ cho các nội dung nghiên cứu. Kết quả tổng hợp bảng
được trình bày tại bảng 1.1 và bảng 1.2.
Bảng 1.1. Tổng quan về các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
TT

1

2

Tên KCN
Năm thành lập

Diện
Địa điểm


tích
(ha)

KCN Cái Lân

TP.Hạ

1997

Long

KCN Hải Yên

TP. Móng

2005

Cái

305,3

182,4

18

Lao
động

5.082


4.405

Tỷ lệ

Hiện trạng đầu

lấp

tư công trình xử

đầy

lý nước thải
Trạm xử lý nước

100%

thải công suất
2.000 m3/ngày

31,04

đêm
Trạm xử lý nước

%

thải công suất



TT

3

4

5

6

Tên KCN
Năm thành lập

Diện
Địa điểm

tích
(ha)

KCN Việt Hưng

TP. Hạ

2006

Long

KCN Đông Mai


TX.Quảng

2008

Yên

KCN Hoành Bồ

H.Hoành

2011

Bồ

KCN cảng biển

301

160

Lao
động

460

5.491

Tỷ lệ

Hiện trạng đầu


lấp

tư công trình xử

đầy

lý nước thải
2x1.000 m3/ngày

23,4
%

8,8%

đêm
Trạm xử lý nước
thải công suất 300
m3/ngày đêm
Trạm xử lý nước
thải tạm thời công
suất 300 m3/ngày

đêm
Đang thực hiện các thủ tục đầu tư
681

(đã báo cáo Bộ KHĐT giảm diện
tích còn 136,35 ha).


4.988

Hải Hà

02 trạm xử lý
nước thải tập

KCN Texhong 6.1

Giai đoạn 1

H.Hải Hà

660

8.985

2014

28,26

trung với quy mô

%

6.000 m3 /ngày
đêm và 10.000
m3/ngày đêm.

7

7.1

7.2

8

KCN Đầm Nhà
Mạc
KCN và cảng

3.710
TX.Quảng

Nam Tiền Phong
Tổ hợp cảng

Yên

biển và KCN tại

TX.Quảng

khu vực đầm

Yên

Nhà Mạc
KCN Sông

TX.Quảng


Khoai

Yên

487,4

1.192,9

714

19

15


TT

Tên KCN
Năm thành lập

Diện
Địa điểm

tích
(ha)

2018

Lao

động

Tỷ lệ

Hiện trạng đầu

lấp

tư công trình xử

đầy

lý nước thải

Các KCN này đã được bổ sung vào
quy hoạch phát triển các KCN Việt
9

KCN Quán Triều Đông Triều

150

Nam đến năm 2020. Hiện đang
triển khai các bước lập quy hoạch
và kêu gọi các nhà đầu tư kinh
doanh hạ tầng Khu công nghiệp.

10

Phụ trợ ngành

than

Cẩm Phả

400
Đang được đề xuất điều chỉnh đưa

11

KCN Tiên Yên

Tiên Yên

150

ra khỏi quy hoạch phát triển KCN
trên địa bàn tỉnh.

Nhận xét: từ bảng trên cho thấy tình hình hoạt động đầu tư và xây dựng trong
các KCN đang được đẩy mạnh xúc tiến, kêu gọi các nhà hạ tầng đầu tư vào các
KCN đảm bảo đúng tiến độ theo quy hoạch của tỉnh. Tỷ lệ lập đầy của 5 KCN đang
hoạt động vẫn còn chưa cao, mới chỉ có KCN Cái Lân được thành lập từ năm 1997
là có tỉ lệ lập đầy 100%. Tổng diện tích quy hoạch 11 KCN là rất lớn (11.741,7 ha),
trong đó thực hiện thì còn hạn chế (05 KCN đang đi vào hoạt động có tổng diện tích
là 1.608,7 ha chiếm 13% diện tích quy hoạch). Việc xây dựng các KCN cũng tạo
việc làm cho 24.438 lao động.
Đến nay có tổng số 85 dự án (35 dự án FDI và 50 dự án trong nước) đầu tư
vào KCN trong đó có 58 dự án đã đi vào hoạt động và 27 dự án đã tạm hoạt động
hoăc đang trong quá trình xây dựng, cụ thể tại bảng 1.2:
Bảng 1.2. Thống kê số lượng các dự án đầu tư vào KCN

ST

KCN

Tổng số dự án

T

Dự án FDI

Dự án
trong

20


Đang
hoạt
động
1
2
3
4
5

Cái Lân
Hải Yên
Việt Hưng
Đông Mai
Texhong Hải Hà

Tổng cộng

39
3
7
2
7
58

Chưa hoạt
động hoặc

nước

tạm ngừng
hoạt động
22
1
1
0
3
27

16
3
4
2
10
35


45
1
4
0
0
50

Nhận xét: từ bảng cho thấy số lượng dự án FDI đầu tư vào KCN chiếm tương
đối nhiều, chiếm 41% tổng dự án của toàn tỉnh. Những dự án chưa hoạt động hoặc
tạm ngừng hoạt động cần phải có giải pháp và chủ trương nhằm đẩy mạnh đầu tư.
Số các dự án trong nước vẫn nhiều nhất chiếm 59%.
1.2.3. Tổng quan về khu công nghiệp Việt Hưng và khu công nghiệp Cái Lân
Trong đồ án này, sinh viên nghiên cứu và đánh giá về hiệu quả xử lý nước thải
của 2 KCN cụ thể là KCN Cái Lân và KCN Việt Hưng.
a) KCN Cái Lân
 Vị trí địa lý
KCN Cái Lân thuộc phường Giếng Đáy, TP. Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Có vị
trí phía Bắc giáp bờ biển Cửa Lục, phía Nam giáp đồi bát úp phường Bãi Cháy và
khu dân cư, phía Đông giáp khu vực cảng Cái Lân, phía Tây giáp khu dân cư
phường Giếng Đáy.
Là nơi có vị trí địa lý quan trọng đối với việc phát triển công nghiệp của địa
phương, đặc biệt là ngay sau cảng Cái Lân. Vì thế ở thời điểm hiện tại, KCN Cái
Lân phát triển nhất trong 5 KCN đang đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh với tỉ lệ lấp
đầy là 100% với 39 dự án đang hoạt động, vị trí cúa KCN Cái Lân được thể hiện
trên hình 1.3.

21


Hình 1.3. Vị trí địa lý KCN Cái Lân

 Quy mô
KCN Cái Lân là KCN đầu tiên cúa tỉnh Quảng Ninh được được thành lập

theo Quyết định 578/TTg ngày 25/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Với tổng
diện tích là 301,58 ha, Chủ đầu tư hạ tầng KCN Cái Lân giai đoạn I (78ha) là
Công ty cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh. Đến nay, KCN Cái Lân
giai đoạn I đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật trong đó
trạm xử lý nước thải có quy mô 2.000 m 3/ngày đêm. Khu vực KCN mở rộng
đã được đầu tư một số hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, cấp điện, cấp
thoát nước) phục vụ các dự án đầu tư đang hoạt động;
 Tính chất
Những ngành công nghiệp chủ yếu được đầu tư vào KCN Cái Lân đó là:
- Công nghiệp chế tạo phụ tùng vận tải thủy bộ.
- Các xí nghiệp may mặc.
- Công nghiệp điện – điện tử.

22


- Công nghiệp cơ khí – lắp ráp.
- Công nghiệp chế biến nông hải sản.
- Công nghiệp chế biến gỗ.
- Công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Và các phân khu chức năng khác.
Với quy mô và tính chất của KCN Cái Lân được nếu ở trên, theo báo cáo công
tác bảo vệ môi trường KCN tỉnh Quảng Ninh 2018 của BQLKKT sinh viên đã thu
thập, tổng hợp thông tin, số liệu làm cơ sở phục vụ cho nội dung nghiên cứu được
thể hiện tại bảng 1.3.
Bảng 1.3. Tồng hợp các dự án đã đầu tư vào KCN Cái Lân
Nước thải


S
T

Tên dự án

Lĩnh vực/ Tổng lượng nước
Sản phẩm

T

1

2

thải phát sinh
(m3/ngày đêm)

DA nhà máy chế
biến gỗ
SX Lắp ráp thiết
bị vệ sinh

Dăm gỗ

80

5

gây ô

nhiễm

HTXLNT hóa lý, đấu nối

1

vào HTXLNT TT KCN
Lắp ráp
thiết bị vệ

Bể tự hoại 3 ngăn,
3

sinh

đường ống đồng

2

DA SX hợp kim

SX hợp

Wolfram xuất

kim

khẩu

Wolfram


Đầu tư sản xuất,

SX Vải bạt

HTXLNT hóa lý, đấu nối

3

vào HTXLNT TT KCN

bộ Hoa Nguyên
4

Tự xử lý

Nguy cơ

Bể tự hoại 3 ngăn,

Nhà máy thiết bị
3

Đấu nối vào HTXLNTTT/

Bể tự hoại 3 ngăn, đấu nối
vào HTXLNT TT KCN

3


Bể tự hoại 3 ngăn, hệ thống
20

lắng lọc, đấu nối vào

1

HTXLNT TT KCN
3

Bể tự hoại 3 ngăn, hệ thống

kinh doanh vải

lắng lọc, đấu nối vào

bạt tarpaulin , sản

HTXLNT TT KCN

phẩm nhựa tổng
hợp plastic dân
dụng, vật liệu

23

2


Nước thải


S
T

Tên dự án

Lĩnh vực/ Tổng lượng nước
Sản phẩm

T

thải phát sinh
(m3/ngày đêm)

Đấu nối vào HTXLNTTT/
Tự xử lý

Nguy cơ
gây ô
nhiễm

thiết bị xây dựng,
kiến trúc
Nhà máy SX sợi
6

hóa học thế kỷ
mới

Bể tự hoại 3 ngăn, hệ thống

Sản xuất
sợi

300

xử lý nước thải CN hóa lý,
đấu nối vào HTXLNT TT

1

KCN

DA Đầu tư sản
xuất nến; SX bao
7

bì và in ấn bao bì

Sản xuất

để phục vụ sản

nến

Bể tự hoại 3 ngăn, hệ thống
15

lắng lọc, đấu nối vào

1


HTXLNT TT KCN

xuất nến xuất
khẩu
DA Nhà máy chế
8

phẩm nhựa Minh
tường Việt Nam

SX nhựa,
bao bì

2

Sản xuất, kinh
9

doanh bật lửa khí

SX bao bì

7

SX bột mỳ

4

Tự xử lý


1

184

Tự xử lý

1

Ánh Dương
11

12

13

Nhà máy sản xuất
bột mỳ Vimaflour

Bể tự hoại 3 ngăn, đấu nối

1

3

Nhà máy SX bao
bì nhựa cao cấp

vào HTXLNT TT KCN


SX bật lửa

thể
10

Bể tự hoại 3 ngăn, đấu nối

Công ty TNHH

Sản xuất,

Dầu thực vật Cái

kinh doanh

Lân

dầu ăn

Nhà máy xay lúa

Sản xuất



bột mỳ

6,7

24


vào HTXLNT TT KCN
Bể tự hoại 3 ngăn, đấu nối
vào HTXLNT TT KCN

Bể tự hoại 3 ngăn, đấu nối
vào HTXLNT TT KCN-gd1

1

1

2


Nước thải

S
T

Tên dự án

T
14

Lĩnh vực/ Tổng lượng nước
Sản phẩm

thải phát sinh
(m3/ngày đêm)


Xưởng sản xuất
dăm gỗ xuất khẩu

1.08

Dự án Thăng
15

Long Gas Cái

5

Lân.
Xây dựng trạm
16

trộn bê tông Hạ

18

DA SX gạch
không nung
DA bãi chứa hàng
hóa và cầu cảng

Tự xử lý
Tự xử lý
Bể tự hoại 3 ngăn, đấu nối
vào HTXLNT TT KCN


Nguy cơ
gây ô
nhiễm
1

1

Bể tự hoại 3 ngăn, hệ thống
10

Long
17

Đấu nối vào HTXLNTTT/

lắng lọc, đấu nối vào

1

HTXLNT TT KCN
3

Bể tự hoại 3 ngăn, đấu nối
vào HTXLNT TT KCN

1

1


Tự xử lý

2

7

Tự xử lý

1

DA Đầu tư xây
20

dựng mở rộng
kho cảng xăng
dầu
Kinh doanh vận

21

chuyển bia rượu,
nước giải khát và

4

Bể tự hoại 3 ngăn, đấu nối
vào HTXLNT TT KCN

2


cho thuê kho bãi
22
23

Nhà máy SXKD
DV Container
Sản xuất, gia
công Inox

2
2

Sản xuất nước
24

tinh lọc - san
chiết trung

Bể tự hoại 3 ngăn, đấu nối
vào HTXLNT TT KCN
Bể tự hoại 3 ngăn, đấu nối
vào HTXLNT TT KCN

2
1

Bể tự hoại 3 ngăn, hệ thống
2

lắng lọc, đấu nối vào

HTXLNT TT KCN

chuyển bia.

25

1


×