Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sử dụng hình ảnh minh họa mang lại hiệu quả cao trong dạy học tích hợp ở môn toán 7 trường THCS đa lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.2 KB, 16 trang )

1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Bồi dưỡng, phát triển trí tuệ và năng lực hoạt động sáng tạo của học sinh là
nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường. Sử dụng đồ dùng trực quan để giải toán
cũng là một hoạt động phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh rất hiệu
quả.
Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học nói chung, trong dạy học môn
Toán nói riêng là một sự cần thiết và mang lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy và
giáo dục ở nhà trường. Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học công nghệ thì hình ảnh, các video minh họa, chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng
trong đời sống cũng như trong học tập, giảng dạy.
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ điện tử - viễn thông rộng rãi. Các
tin tức, hình ảnh, video được cập nhật liên tục và dễ dàng tìm kiếm, tham khảo trên
các diễn đàn, các trang báo mạng chính thống. Đây là một trong những đồ dùng
trực quan mang lại hiệu quả cao trong dạy học nói chung và trong môn Toán nói
riêng.
Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu học tập ngày càng cao của con người.
Đòi hỏi phải có những công cụ hỗ trợ minh họa gần gũi, cập nhật thực tiễn nhanh
chóng. Hình ảnh, phim video đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu trên. Chính
vì vậy qua dạy học tôi đã đúc kết kinh nghiệm đưa ra đề tài:
“Sử dụng hình ảnh minh họa mang lại hiệu quả cao trong dạy học tích hợp ở
môn Toán 7 trường THCS Đa Lộc”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh đòi hỏi giáo viên phải
thay đổi cách dạy và học. Những phương pháp dạy học mang lại hiệu quả cao như
dạy học tích hợp giúp học sinh tiếp thu bài hiệu quả hơn. Sử dụng tích hợp nhiều
kiến thức của các môn học, đòi hỏi giáo viên phải cung cấp cho học sinh cái nhìn
cụ thể, hình ảnh minh họa phù hợp với yêu cầu của phương pháp này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Cách thức sử dụng, lựa chọn hình ảnh minh họa phù hợp cho các hoạt động
trong tiết dạy theo chủ đề tích hợp.


Thấy được hiệu quả của việc sử dụng hình ảnh minh họa vào tiết dạy tích hợp
Toán lớp 7
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề
Phương pháp định hướng, liên hệ các hoạt động thực tiễn liên quan
Phương pháp giải quyết tình huống
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
1.5. Những điểm mới của SKKN:

1


- Sử sụng các hình ảnh quen thuộc, gần gủi với học sinh ( Hình ảnh về di tích
Mẹ Tơm; Rừng sú vẹt của địa phương Đa Lộc)
- Sử dụng các hình ảnh cập nhật mới nhất về các vấn đề xã hội cấp thiết hiện
nay ( Hình ảnh thiệt hại do thiên tai, bạo lực học đường).
- Hình ảnh sử dụng phù hợp với chủ đề tiết dạy tích hợp mang lại lượng kiến
thức học sinh nắm được của nhiều môn học liên quan. Qua đó kích thích được khả
năng tư duy, sáng tạo của người học. Các em có hứng thú hơn khi học môn Toán.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1 Cơ sở lí luận :
Nghị quyết 29-NQ/TW khóa XI ( 4/11/2013) chỉ rõ yêu cầu cấp thiết và
nhiệm vụ cần đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và nghị quyết Đại hội XII của
Đảng đã đưa ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là: “Đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục, đào tạo; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao”.
Đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại tri thức nhằm đáp ứng sự thay đổi của
cuộc sống phát triển không ngừng là một tất yếu. Việc đổi mới phương pháp dạy
học trước hết là đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực người học và cuối
cùng là vì mục tiêu đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nước.

Dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong
đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ
năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông
qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển được những năng lực
cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc
sống xung quanh các em.
Dạy học theo chủ đề tích hợp đòi hỏi người giáo viên phải tổng hợp được
lượng kiến thức của các môn học liên quan, truyền tải đến học sinh một cách hiệu
quả nhất. Đồ dùng trực quan, cụ thể là các hình ảnh, video minh họa giúp cho học
sinh tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng hơn.
Những năm gần đây các cấp ngành giáo dục đang phát động các cuộc thi vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi dạy học
theo chủ đề tích hợp.
Với tầm quan trọng của đồ dùng trực quan. Hàng năm các sở giáo dục,
phòng GD đều phát động các phong trào, cuộc thi làm đồ dùng dạy học trong các
nhà trường. Việc sử dụng hình ảnh minh học cho môn Toán, đặc biệt là dạy học tích
hợp thì hình ảnh minh họa vừa là phương tiện giúp học sinh khai thác kiến thức,
vừa là nguồn tri thức đa dạng, phong phú mà học sinh dễ dàng nắm bắt.
2.2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Trước đây đồ dùng trực quan trong các nhà trường rất thiếu thốn, ít về số
lượng không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao trong đổi mới phương pháp dạy
2


học, lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo của
học sinh.
Được sự quan tâm của các cấp, ngành thời gian gần đây thiết bị, đồ dùng dạy
học đã phong phú hơn và đáp ứng được phần nào nhu cầu sử dụng. Nhưng với việc
chuẩn bị, sưu tầm hình ảnh, tư liệu, mất nhiều thời gian, cũng như còn một số giáo
viên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng trực quan hay còn

ngại sử dụng đồ dùng trong tiết dạy.
Hiện nay chưa có giáo trình dạy học thể hiện được phương pháp dạy học
theo chủ đề tích hợp, đòi hỏi giáo viên phải tự tìm tòi, tổng hợp kiến thức mang lại
hiệu quả cao trong dạy học, đối với bộ môn Toán đòi hỏi tính tư duy, sáng tạo cao
nên học sinh khó khăn cho tiếp cận, tổng hợp nhiều kiến thức mới.
Với việc sử dụng hình ảnh minh họa cho tiết dạy tạo cho học sinh thấy hứng
thú tiếp thu bài, dễ dàng tiếp cận được kiến thức mà giáo viên muốn truyền đạt.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
2.3.1. Thu thập hình ảnh minh họa, video:
Bên cạnh kho thiết bị dạy học trong nhà trường. Các hình ảnh, tư liệu trên
các trang mạng điện tử rất phong phú và cập nhật liên tục . Ngoài ra giáo viên cũng
có thể tạo cho mình hệ thống đồ dùng trực quan bằng hình ảnh minh họa thực tế.
Với một chiếc điện thoại thông minh việc có được hình ảnh sắc nét sinh động rất dễ
dàng. Thậm chí là một đoạn video với độ phân giải cao. Các hình ảnh thực tế, minh
họa ngay ở xung quanh trường, lớp, địa phương giúp học sinh dễ dàng nhận ra kiến
thức bài dạy mà thầy, cô truyền tải trong đó.
2.3.2. Sử dụng hợp lý các hình minh họa và các đồ dùng dạy học:
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý và lứa tuổi học sinh. Giáo viên phải lựa
chọn sử dụng hình ảnh minh họa phù hợp với học sinh. Giáo viên cũng phải sử
dụng đúng mức, không được xem nhẹ hay tránh lạm dụng. Vì vậy cần phải lựa
chọn, tìm hiểu kỹ, cân nhắc sử dụng hình minh họa, đồ dùng ở mỗi dạng bài, ở mỗi
tiến trình bài dạy.
2.3.3. Minh họa tiết dạy theo chủ đề tích hợp môn Toán 7 có sử sụng
hình ảnh minh họa. Chủ đề tự chọn, bài: Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng
nhau.
Tiến trình dạy học:
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Học sinh nắm được tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
- Học sinh nắm được kiến thức các môn: Ngữ văn, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Tin

học, hiểu biết xã hội vào giải toán.
b. Kỹ năng:

3


- Biêt vận dụng kiến thức liên môn để giải các bài toán áp dụng tính chất dãy tỉ số
bằng nhau.
- Trình bày tốt các dạng bài tập thực tiễn áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn và hiểu
biết về tự nhiên xã hội trong giai đoạn hiện nay.
c. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học.
- Có niềm tự hào về lịch sử quê hương, có tình yêu quê hương, biết giữ gìn , bảo vệ
các di tích lịch sử.
- Có ý thức bảo vệ rừng
- Có lối sống lành mạnh, không tham gia vào các tệ nạn xã hội
2. Chuẩn bị:
- Giáo án, máy chiếu, máy tính
- Sưu tầm nội dung các bài toán sử dụng kiến thức liên môn và hiểu biết xã hội.
- Tìm hiểu về thực trạng xã hội hiện nay trên các lĩnh vực: Ngữ văn, sinh học, địa
lý, lịch sử, giáo dục công dân
- Các hình ảnh minh họa các nội dung trên được chụp từ các hình ảnh thực tế ở địa
phương như: Tranh ảnh về khu lưu niệm Mẹ Tơm. Các hình ảnh trích dẫn từ các bài
báo, tư liệu chính thống của các cổng thông tin điện tử.
3.Tiến trình bài dạy:
3.1.Ổn định: 1’
3.2.Kiểm tra bài cũ: 4’
- Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi khởi động:
Đây là di tích lịch sử nào?

Chia lớp thành 4 nhóm để tham gia.
Luật chơi:
GV trình chiếu Slide 1( môt tả luật chơi)
Giáo viên đưa lần lượt 4 ô có chứa các câu hỏi từ 1 đến 4, thời gian suy nghĩ cho
mỗi nhóm ứng với mỗi câu là 30 giây, đại diện các nhóm sẽ chọn câu hỏi tùy ý từ 1
đến 4 nếu không trả lời được thì nhóm khác có quyền trả lời.
-Nhóm nào trả lời đúng câu hỏi ô chữ tương ứng sẽ được mở ra (được 10 điểm).
Các nhóm có thể trả lời tên của di tích bất cứ lúc nào (nếu đúng được 20 điểm).
Slide 2: Có chứa hệ thống câu hỏi, các nhóm chọn tùy ý từ câu 1 đến câu 4. Chọn
câu nào thì câu hỏi tương ứng sẽ mở ra, nếu trả lời đúng đáp án sẽ được 1 chữ
tương ứng.

4


Khi tìm được từ khóa: Mẹ Tơm. Giáo viên cho HS quan sát những bức tranh
tương ứng với từng dữ liêu, đó là các mốc thời gian liên quan ®Õn MÑ T¬m
Giáo viên chiếu Slide 3:

Slide4 - 7: GV cho hs quan sát cụ thể các bức tranh tương ứng với mốc thời gian
Tranh vẽ nhà xưa của Mẹ Tơm
Khu di tích cách mạng Mẹ Tơm
Khu mộ Mẹ Tơm
Mộ Mẹ Tơm ( Nguyễn Thị Quyển)
Giáo viên chiếu Slide 8 ( Gọi học sinh đọc)

Di tích lịch sử cách mạng nhà mẹ Tơm

5



- Nhà mẹ Tơm được công nhận di tích lịch sử cách mạng, thuộc địa phận xã Đa
Lộc, Huyện Hậu Lộc, Tỉnh thanh Hóa.
- Mẹ Tơm tên thật là Nguyễn Thị Quyển, sinh năm 1880, mất ngày 27 tháng 3 năm
1953, quê ở làng Hanh cù nay thuộc địa bàn thôn Đông Thành, xã Đa Lộc, lòng yêu
nước, tinh thần cách mạng và những cống hiến hy sinh của gia đình mẹ Tơm cho
cách mạng đã được nhà thơ Tố Hữu thể hiện qua bài thơ “Mẹ Tơm”.
- Túp lều rơm vách đất của mẹ Tơm nơi từng che trở, nuôi dưỡng nhà thơ Tố Hữu
và các cán bộ cách mạng thời kì 1938-1945 ở xã Đa Lộc- Huyện Hậu Lộc.
- Năm 1961, túp lều tranh của mẹ Tơm đã bị bão lụt làm sập hoàn toàn. Con cháu
của mẹ đã dựng lại ngôi nhà khác và đến năm 1986 thì xây ngôi nhà mái bằng như
hiện nay.
- Tháng 2/2010 UBND xã Đa Lộc tổ chức lễ đón bằng công nhận ngôi nhà của mẹ
Tơm là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Chúng ta rất tự hào vì trên mảnh đất quê
hương Đa Lộc của chúng ta có một di sản di tích lịch sử cách mạng thế này.
- Thông qua bài tập trên Gv giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước,
HS hiểu thêm về vùng đất quê hương cách mạng đã được cha ông ta xây dựng từ
bao đời nay. Từ đó ý thức giữ gìn, bảo vệ và giới thiệu cho bạn bè gần xa biết được
di tích lịch sử quê hương.
3.3. Bài mới: ( 35 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động 1:
Bài toán 1: Sân trường THCS Đa
Lộc có hình dạng hình chữ nhật có
chu vi 300m. Biết chiều dài, chiều
rộng tỉ lệ với hai số 3 và 2. Tính diện
tích sân trường?
GV: Trong bt này muốn tìm dt sân
trường ta cần phải biết đc yếu tố nào
của sân ?

GV: Một em hãy nêu CT tính chu vi
và diện tích của hình chữ nhật ?
GV: Nếu gọi chiều dài là x(m), rộng
là y(m) ta có đẳng thức nào? Tỉ lệ
thức nào ?

Hoạt động của HS
HS: Đọc và tìm hiểu đề bài.

HS: Ta cần biết chiều dài, chiều rộng của
sân.

HS: Nếu gọi chiều dài là x(m), rộng là
y(m) , ( x, y > 0)
ta có :

x y
 và x + y =150
3 2

GV: Dựa vào các yếu tố đã biết em
HS : Lên bảng
nào hãy lên gải bài toán?
2
GV: Chốt với dt khoảng 5400m Đáp số : Diện tích sân trường 5400m2
trường THCS Đa lộc có thể tổ chức
được nhiều hoạt động giáo dục, thể
thao và các trò chơi giải trí khác cho
6



các em học sinh.
Một số hình ảnh hoạt động của nhà trường tổ chức trong dịp lễ kỷ niệm 50 thành
lập trường THCS Đa Lộc ( 1966 – 2016) GV chiếu hình ảnh lên máy chiếu

GV : Với bề dày và thành tích của
nhà trường là một hs trường THCS
Đa Lộc chúng em cần làm gì để xứng
đáng với thành tích và truyền thống
của nhà trường ?
Hoạt động 2 :
-GV : Yêu cầu hs quan sát trên màn
hình, đọc đề bài.
Bài 2 : Theo thống kê của ban chỉ
đạo TW về phòng chống thiên tai
ngày 9/11/2017. Thiệt hại do các cơn
bão số 10, 11, 12 gây ra làm chết và
mất tích về người trong năm 2017
lần lượt tỉ lệ với 1 ; 12 và 19. Biết
rằng tổng số người chết và mất tích
do ba cơn bão gây ra là 192 người.
Tính số người chết và mất tích do
cơn bão số 12 năm 2017 gây ra ?

HS: Phấn đấu học tập, rèn luyện thật tốt

Bài 2:
HS đọc và tìm hiểu đề bài

HS: Lên bảng trình bày lời giải, các học


7


Gv : Cho HS lên trình bày
sinh khác nháp bài.
( Số liệu lấy theo trang VOV.VN Thứ Gọi số người chết và mất tích do các cơn
5, 19:44, 09/11/2017 )
bão số 10, 11, 12 gây ra trong năm 2017
lần lượt là x, y, z (người)
Theo đề bài ta có:
x y
z
 
và x+ y+ z = 192
1 12 19

Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có :
x y
z
x  y  z 192

 

6
1 12 19 1  12  19 32

Suy ra x = 6 ; y= 72 ; z = 114
Vậy số người chết và mất tích do các cơn
bão số 10, 11, 12 lần lượt là 6 người; 72

Gv : Cho hs nhận xét về bài làm của người; 114 người
bạn ?
HS: Hậu quả của bão lũ là hết sức nghiêm
Gv : Nhận xét, chữa bài cho điểm.
trọng. Không những thiệt hại về tài sản mà
GV :Em có nhận xét gì về tình thiệt còn thiệt hại nặng nề về người
hại do mưa bão gây ra ? Bản thân em
đã là gì để khắc phục các thiệt hại do - Bản thân em tham gia tuyên truyền về
thiệt hại do thiên tai để mọi người phòng
bão ?
và tránh. Qua đó giảm nhẹ thiệt hại do bão
GV: - Đưa các hình ảnh về thiệt hại lũ gây ra.
thiên tai do mưa bão lên màn hình
máy chiếu
Như chúng ta đã biết thiệt hại do
thiên tai mang lại là hết sức nghiêm
trọng, đặc biệt do mưa bão gây ra.
Nếu như trước kia các cơn bão
thường chỉ cấp 11, 12 giật trên cấp
12 thì nay nó đã trở thành những siêu
bão cấp 14, 15 giật trên cấp 15 với sự
tàn phá khốc liệt về cả con người và
tài sản...Do đó chúng ta cần phải
nâng cao hiểu biết, có sự chuẩn bị để
đối phó và phòng ngừa với các hiện
tượng thiên tai. Nhằm giảm nhẹ thiệt
hại do chúng gây ra.
Cơn bão 12 ( tên quốc tế là
Damrey – con Voi ) xảy ra trước


8


thềm APEC ( Đà Nẵng) là một cơn
bão mạnh làm chết và mất tích 114
người, 1486 ngôi nhà đỗ sập và hơn
9.350 ha lúa, trên 15.203 ha diện tích
rau mầu bị ngập, 25 957 lồng bè nuôi
trồng thủy sản bị mất trắng và 1294
tàu thuyền bị chìm và hư hỏng.
Sau cơn bão đã có nhiều tổ chức
trong và ngoài nước thể hiện tinh
thần tương thân, tương ái đã hỗ trợ
như nước Nga gồm 5 triệu USD và
40 tấn hàng hóa, Nhật Bản 100 thiết
bị lọc nước…..
.

Hoạt động 2 :(Hoạt động nhóm)
Bài 3 : : Được sự hỗ trợ của tổ chức Bài 3 :
Care quốc tế tại Việt Nam. Nhân dân HS đọc và tìm hiểu đề bài
xã Đa Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hóa
đã trồng được diện tích rừng ngập
mặn trong các năm 2010 và năm
2012 lần lượt tỉ lệ với 5 và 8. Biết
rằng năm 2012 trồng nhiều hơn năm
2010 là 156 ha. Tính diện tích rừng
ngập mặn được trồng trong năm
2010 và năm 2012 ?
GV : Bài toán yêu cầu ta tìm gì ?


HS : Tính diện tích rừng ngập mặn trồng
được trong năm 2010 và năm 2012

GV : Nếu gọi diện tích rừng ngập
x y
mặn được trồng trong năm 2010,
HS : Ta có  và y - x = 156
5 8
2012 lần lượt là x( ha) và y (ha) thì
HS: Tính chất dãy tỉ số bằng nhau
theo đề ra ta có điều gì ?
GV : Để tìm x, y ta sử dụng tính chất
Giải
nào ?
Gọi diện tích rừng ngập mặn trồng trong
năm 2010 và 2012 lần lượt là x( ha) và
Gọi HS lên trình bày
y( ha), x, y > 0
x y
Lớp nhận xét
-Theo đề bài ta có  và y – x = 156
5

8

-Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta

9



có :

x y y  x 156
 

 52
5 8 85
3

Suy ra x = 260 ; y = 416
-Vậy diện tích rừng ngập mặn trồng trong
năm 2010 và năm 2012 lần lượt là 260
( ha) và 416 (ha)
GV : Vai trò của rừng ngập mặn ?
* Rừng ngập mặn có vai trò:
- Chắn sóng
- Nơi cư trú cho lác loài động vật
- Tạo ra môi trường không khí trong lành
- Tạo cảnh quan ven biển
Em đã làm gì để bảo vệ rừng ngập * Bảo vệ rừng ngập mặn:
- Trồng và chăm sóc cây
mặn ?
GV : Theo tính toán của các nhà - Tuyên truyền cho mọi người thấy tác
khoa học Nhật Bản, 1 ha rừng hoặc dụng của rừng, không chặt phá rừng
vườn cây rậm rạm có diện tích tương
đương hấp thụ 1000Kg CO2 và thải
ra 730 Kg khí Oxy mỗi ngày.
Với diện tích rừng ngập mặn của
xã ta ( rừng thuộc dạng rừng rậm

rạp) thì mỗi ngày sẽ hấp thụ một
lượng lớn khí cacbonich và thải ra
một lượng lớn khí oxy. Làm cho bầu
không khí trong lành hơn.
GV: Đưa ra số liệu minh họa
Với 45 ha rừng hiện nay, mỗi ngày rừng
GV: Vậy việc bảo về và chăm sóc ngập mặn sẽ hấp thụ 45 x 1000 = 45 000
rừng cho ta bầu không khí trong lành (kg) khí cacbonich và thải ra 45 x 730 =
32 850 (kg) khí oxy
hơn
GV : Cho HS quan sát tranh về rừng
ngập mặn của xã Đa Lộc
( Hình ảnh được chiếu trên máy
chiếu)

10


11


ĐA LỘC
Hoạt động 4 :
Bài 4 : Tỉ số vụ bạo lực học đường ở Bài 4:
nước ta trong các năm 2010 và năm
2016 là 1/13. Biết rằng tổng số vụ
bạo lực học đường của hai năm trên
là 1722 vụ. Tính số vụ bạo lực học
đường trong năm 2010 và năm
2016 ? ( Số liệu lấy theo nguồn

wikipedia.org ;
báonews.zing.vn ; HS : Đọc và tìm hiểu đề bài
doisongphapluat.com…
GV : Cho HS tìm hiểu đề bài
Gọi một hs lên trình bày lời giải.
HS còn lại nháp bài.

Giải:
Gọi số vụ bạo lực học đường ở nước ta
vào năm 2010, 2016 lần lượt là x, y ( x, y
> 0, x, y Z )
Theo đề bài ta có:
x 1
 , và x+y = 1722
y 13
x 1
x y
Từ y  13 � 
1 13

Theo t/c dãy tỉ số bằng nhau ta có :
x y x  y 1722
 

 123
1 13 1  13
14

Suy ra : x = 123, y= 1599
Vậy số vụ bạo lực học đường trong năm

2010 là 123 vụ và năm 2016 là 1599 vụ

GV: Cho lớp nx
GV : Nhận xét và cho điểm.
- GV: Nhắc lại điểm lưu ý khi giải
bài toán, cách biến đổi để áp dụng HS : Số vụ bạo lực học đường những năm
được tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
gần đây ngày càng tăng.
-Em có nx gì về tỉ lệ số vụ bạo lực

12


học đường ở Việt Nam những năm HS :
gần đây ?
GV : Qua bài tập trên em cần làm gì
để ngăn chặn bạo lực học đường?

GV : (Chiếu Slide) cho học sinh đọc :
Trong những năm gần đây tỉ lệ những vụ bạo lực học đường tăng vọt, ở mức
báo động. Theo số liệu thống kê năm học 2015- 2016 của Bộ GD&ĐT, trong một
năm học, toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ học sinh (HS) đánh nhau ở cả trong
và ngoài phạm vi nhà trường, tương đương với khoảng 5 vụ đánh nhau trong một
ngày. Trong đó, cứ khoảng hơn 5.000 HS thì xảy ra một vụ đánh nhau, khoảng
11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì có hành vi đánh nhau...
Gv : Cho học sinh quan sát hình ảnh một số vụ bạo lực học đường trên máy chiếu.

HS trường THCS Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội ngày 10/3/2015)

13



Hoạt động : Củng cố và hướng dẫn về nhà : (5 phút)
- Các em xem lại các bài toán đã làm
- Qua bài học hôm nay các em cần nắm : Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau và vận
dụng vào giải toán, các bài toán thực tế có mối liên hệ với các môn học Ngữ Văn,
Lịch Sử, Địa Lý, GDCD, Sinh Học,….
- Các em cần nêu cao tinh thần hiếu học, truyền thống nhà trường, luôn gương
mẫu trong các phong trào. Có lối sống lành mạnh, tránh xã các tệ nạn xã hội. Biết
bảo vệ môi trường, rừng. Có kiến thức phòng tránh thiên tai
Bài tập về nhà :
- Vẽ tranh theo chủ đề bả vệ rừng ngập mặn
- viết bài về vai trò của rừng ngập mặn và bản thân em sẽ làm gì để bảo vệ
rừng ngập mặn.
- Bài tập : 1. Ba lớp 7A, 7B, 7C trồng được 180 cây. Tính số cây trồng của mỗi
lớp, biết rằng số cây trồng của các lớp đó theo thứ tự tỉ lệ với 3, 4, 5.
2. Tìm chu vi của một hình chữ nhật, biết rằng hai cạnh của nó tỉ lệ
với 2, 5 và chiều dài hơn chiều rộng 12m
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Việc sử dụng hình ảnh minh họa đã giúp học sinh dễ dàng hình dung ra kiến
thức của bài học, các em hứng thú hơn với tiết học Toán của mình. Cụ thể:
- Thông qua việc giải Toán, các em tìm hiểu được các số liệu cụ thể. Từ đó có
cách nhìn đúng đắn về mọi hiện tượng đang xảy ra xung quanh mình.
- Qua bài học, học sinh được hiểu hơn về lịch sử cách mạng địa phương, hiểu
hơn về di tích lịch sử Mẹ Tơm. Từ đó có sự phấn đấu để phát huy truyền thống hiếu
học của quê hương, tinh thần yêu nước.
- Biết được hậu quả của thiên tai, đặc biệt là bão lũ qua các số liệu thiệt hại do
cơn bão số 10, 11, 12 năm 2017. Đa lộc là một địa phương giáp biển Đông, hàng
năm phải chịu nhiều cơn bảo ảnh hưởng. Các em được trang bị kiến thức phòng
tránh khi gặp phải bão lũ.

14


- Tuyên truyền cho học sinh ý thức bảo vệ rừng nói chung và rừng ngập mặn ở
địa phương nói riêng. Các em biết được vai trò to lớn của rừng ngập mặn.
- Học sinh tránh xa các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường. có lối sống lành
mạnh, trong sáng.
Cùng với phương pháp đó trong quá trình giảng dạy cho học sinh tôi thấy các
em học tập có kết quả tốt hơn, có hứng thu hơn, tìm tòi hơn trong khi tiếp thu kiến
thức mới. Đó là việc giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả, kích thích được sự
ham học hỏi, tìm tòi sáng tạo của học sinh. Do vậy mà bước đầu đã thu được một
số kết quả thể hiện qua các cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp do phòng GD tổ
chức, bài thi của tôi đã được tham gia dự thi cấp tỉnh năm học 2017 - 2018
Sau 2 năm nghiên cứu thực hiện đề tài, và trực tiếp đứng lớp Toán 7. Với
hình thức kiểm tra đối với học sinh lớp 7A, 7B đầu học kỳ 2 năm học 2017 - 2018
với kết quả được như sau:
Điểm
Dưới trung bình Trung bình - Khá
Giỏi

Lớp

7A ( 42 học sinh)
4,76%
52,38%
42,86%
(lớp thực nghiệm)
7B (42 học sinh)
11,9%
66,67%

21,43%
( Lớp đối chứng)
3. Kết luận và đề xuất:
Mặc dù đề tài có được một số thành công nhất định, cho thấy hiệu quả của
việc sử dụng hình ảnh minh họa vào dạy và học, các em có hứng thú và tư duy
nhanh hơn khi đứng trước một bài toán mới. Hỗ trợ tốt hơn cho đổi mới phương
pháp dạy học là lấy người học làm trung tâm. Học sinh dễ tiếp cận được lượng
kiến thức tích hợp của các môn học liên quan như: Ngữ văn, Sinh học, Địa lý, Lịch
sử, Tin học, hiểu biết xã hội vào giải toán.
Nhưng khi áp dụng cần lưu ý giáo viên phải có sự tìm hiểu, lựa chọn hình
ảnh minh họa phù hợp với từng dạng bài, phù hợp với độ tuổi học sinh, khai thác
hình ảnh phải chính thống từ các trang điện tử...không sử dụng hình ảnh một cách
lạm dụng và sai lệch chủ đề.
Trong quá trình viết đề tài tôi đã nghiên cứu tài liệu, tham khảo ý kiến đóng
góp của các đồng nghiệp. Mặc dù đề tài đã thu được một số kết quả nhưng do năng
lực, điều kiện, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chưa khai thác hết được tầm
quan trọng của việc sử dụng hình ảnh trực quan trong dạy học, mà tôi chỉ mới đưa
ra được một số giải pháp thường gặp khi sử dụng hình ảnh trực quan trong dạy học
theo chủ đề tích hợp . Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến để đề tài có hiệu quả
hơn trong công tác giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

15


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Hậu Lộc, ngày 15 tháng 03 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình

viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Người thực hiện

Trần Văn Thắng

16



×