1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Mường Lát là một huyện miền núi phía tây bắc của tỉnh Thanh Hóa. Phía
bắc giáp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La và Lào. Phía tây và nam giáp Lào. Phía
đông và rìa đông nam giáp huyện Quan Hóa cùng tỉnh. Là một huyện nghèo,
điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn lại là địa bàn cư trú của đồng bào các
dân tộc thiểu số. Trên địa bàn huyện hiện nay có 6 dân tộc sinh sông là Thái,
Mông, Mường, Dao, Khơ Mú và Kinh, trong đó dân tộc Thái và Mông chiếm đa
số. Cuộc sống nơi đây còn nhiều khó khăn và thiếu thốn về vật chất, giao thông
đi lại khó khăn, thường xuyên chịu hậu quả của lũ lụt và sạt lở đất, tỉ lệ mù chữ
còn nhiều, tỉ lệ hộ nghèo còn cao... Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như vậy
nên giáo dục và đào tạo mặc dù đã có sự cố gắng và có bước chuyển mình
nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn thách thức. Một trong những khó
khăn thách thức đặt ra hiện nay là làm sao nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo
dục huyện nhà. Với sự đổi mới về kiểm tra, đánh giá trong thi tốt nghiệp THPT
một vài năm gần đây huyện Mường Lát luôn có tỷ lệ học sinh trượt tốt nghiệp
cao nhất trong toàn tỉnh. Năm học 2018 – 2019 lại xắp diễn ra với nhiều khó
khăn và thách thức trong đó việc giảm tỷ lệ học sinh trượt tốt nghiệp là một vấn
đề được quan tâm và là thách thức của huyện Mường Lát nói chung và trường
THPT Mường Lát nói riêng.
Kì thi THPT quốc gia năm 2018 - 2019 vẫn được thực hiện với hai mục
đích: xét công nhận tốt nghiệp THPT đối với học sinh đã hoàn thành chương
trình giáo dục THPT và sử dụng kết quả thi vào việc tuyển sinh đối với các
trường đại học, cao đẳng. Đối với học sinh huyện Mường Lát đại đa số chỉ quan
tâm đến mục tiêu xét tốt nghiệp. Cụ thể với 230 học sinh dự thi THPT quốc gia
năm 2018 – 2019 chỉ có 50 học sinh tham gia đăng ký nguyện vong đại học còn
lại chỉ tham gia đăng ký dự thi xét tốt nghiệp. Tình trạng này được lý giải bởi
nguyên nhân chủ yếu: với trình độ đầu vào thấp, lực học hạn chế và diều kiện
kinh tế chưa thực sự đảm bảo cho học tập thì mục tiêu khả quan nhất là học sinh
nơi đây đậu tốt nghiệp. Đậu tốt nghiệp với học sinh khu vực khác rất đơn giản
nhưng với học sinh nơi đây để đạt được điều đó là cả một vấn đề lớn. Đó là ước
mơ là khát khao của học sinh đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Học sinh
nơi đây chỉ mong ước đậu tốt nghiệp, có bằng cấp để tham gia làm công nhân,
tham gia xuất khẩu lao động, có khi chỉ để cho hiểu biết bằng bạn bè...nhưng
ước mơ đó cũng là thách thức đối với thầy và trò trường THPT Mường Lát trong
những năm qua.
Lựa chọn môn GDCD vào tổ hợp môn thi Khoa học xã hội trong kỳ thi
THPT quốc gia cho thấy được một bước đi quan trọng của Bộ GD&ĐT trong
việc cụ thể hóa các kế hoạch, hành động để thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện
GD&ĐT. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục ý
thức tuân thủ và thượng tôn pháp luật, các kiến thức về kinh tế, chính trị xã hội
của đất nước, của địa phương cho học sinh cần có một thước đo để làm động lực
cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD tiếp tục phấn đấu. Và tổ hợp thi
khoa học tự nhiên cũng là tổ hợp thi được lựa chọn của đại đa số học sinh
1
trường THPT Mường Lát. Năm học 2018 – 2019 số học sinh lựa chon tổ hợp
khoa học xã hội là 204/208 học sinh, chỉ có 04 học sinh lựa chọn tổ hợp khoa
học tự nhiên. Đây có thể xem là sự tin tưởng, đánh giá cao của học sinh với
những bộ môn như Sử, Địa, Giáo dục Công dân đồng thời cũng là áp lực và
thách thức không nhỏ cho đội ngũ thầy cô giáo ôn luyện các môn thuộc tổ hợp
này.
Với sự trăn trở của giáo viên bộ môn Giáo dục Công dân trong việc nâng
cao chất lượng dạy học bộ môn và đặc biệt giúp học sinh đạt kết quả cao trong
kỳ thi THPT quốc gia, tôi đã nghiên cứu tìm hiểu và muốn hệ thống lại một cách
cụ thể những phương pháp, cách làm góp phầm giúp học sinh ôn thi THPT quốc
gia môn Giáo dục Công dân dạt hiệu quả nhất. Chính vì vậy tôi xin trình bày
một số kinh nghiệm của mình thông qua đề tài: “Một số kinh nghiệm ôn thi tốt
nghiệp môn Giáo dục Công dân tại trường THPT Mường Lát”. Hiện tại, cũng
đã có những bài viết, hướng dẫn về cách ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục
công dân nhưng nghiên cứu sâu rộng và vận dụng vào thực tế đơn vị trường
THPH Mường Lát thì chưa. Qua đây cũng mong nhận được những đóng góp và
sự quan tâm của các thầy cô và các bạn học sinh. Hy vọng đề tài sẽ phát huy tác
dụng trong thực tiễn và giúp học sinh tự tin, chủ động và đạt được kết quả cao
để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm một số mục đích sau:
Thứ nhất, giúp việc ôn thi tốt nghiệp môn Giáo dục Công dân cho học
sinh trường THPT Mường Lát đạt kết quả tốt nhất.
Thứ hai, giúp học sinh hiểu, nắm được kiến thức, chủ động và tích cực
trong việc ôn luyện thi tốt nghiệp môn giáo dục công dân tại trường THPT
Mường Lát.
Thứ ba, hệ thống hóa kiến thức bộ môn Giáo dục Công dân, hệ thống hóa
các phương pháp ôn luyện thi bộ môn để tìm ra những phương pháp phù hợp
nhất với từng đối tượng học sinh và từng hoàn cảnh cụ thể.
Cuối cùng, bản thân tác giả muốn công tác giáo dục hướng tới việc giáo
dục học sinh về cách sống, lối sống để học sinh có đầy đủ hành trang bước vào
cuộc sống. Từ đó các em trở thành những người mang theo quan điểm tiến bộ để
trở thành những công dân có nhận thức đúng đắn, hiểu biết sâu rộng làm hành
trang bước vào đời.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về kinh nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp môn Giáo dục
Công dân cho học sinh trường THPT Mường Lát.
Đề tài hướng tới đối tượng cụ thể là 204/208 học sinh lớp 12 trường
THPT Mường Lát chuẩn bị tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 – 2019
chọn tổ hợp môn khoa học xã hội.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng một số phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp để xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Cở sở lí thuyết của sáng kiến kinh nghiệm dựa trên quan điểm, chủ trương
đường lối của Đảng đặc biệt là Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.
Bên cạnh đó tác giả vận dụng cụ thể điều lệ thi trung học phổ thông quốc
gia năm 2018 - 2019, các sách ôn luyện thi bộ môn Khoa học xã hội, các đề
tham khảo, đề minh họa của bộ giáo dục để làm cơ sở nghiên cứu và xây dựng
sáng kiến của mình.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Trình độ, khả năng nhận thức, lĩnh hội tri thức hạn chế của học sinh
lớp 12 trường THPT Mường Lát.
Khối 12 của trường THPT Mường Lát trong năm học 2018-2019 gồm 6
lớp với 208 học sinh. Học sinh chủ yếu là con em các dân tộc Mông, Thái, Kinh,
Mường, Dao, Khơ Mú. Vì điều kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nên nhìn
chung học sinh đang còn khá hạn chế về khả năng nhận thức đặc biệt là đối
tượng học sinh dân tộc Mông và dân tộc Khơ Mú. Học sinh dân tộc Kinh có khá
hơn một chút nhưng phần lớn là con em các gia đình miền xuôi lên kinh doanh,
buôn bán nên mức độ quan tâm đầu tư vào việc học cũng còn hạn chế.
Trong số những học sinh tham gia dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm
2018 – 2019 vẫn có những học sinh nhận thức về việc học tập còn hạn chế,
nhiều học sinh chưa cố gắng trong học tập. Một nguyên nhân dẫn đến chất lượng
học sinh không cao do đầu vào lớp 10 rất thấp, học sinh chỉ cần không liệt tức là
không bị điểm 0 môn nào trong các môn thi vào lớp 10 thì đã trúng tuyển vào
trường THPT Mường Lát.
Cùng với đó là việc nhận thức về học tập còn hạn chế, nhiều học sinh đi
học cho có bạn có bè cho vui chứ không đề cao việc học tập. Trong quá trình
học tập có nhiều học sinh bỏ học, lấy vợ, lấy chồng, sinh con do phong tục tập
quán còn lạc hậu của đồng bào dân tộc thiểu số nên cũng ảnh hưởng đến tâm lý
học tập của học sinh. Đời sống khó khăn cùng với nhận thức hạn chế là nguyên
nhân dẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục thấp nên mục tiêu đậu tốt nghiệp
cũng là một thách thức với học sinh nơi đây.
2.2.2. Nhận thức chưa đầy đủ về bộ môn Giáo dục công dân.
Lâu nay học sinh ít ưu tiên cho bộ môn Giáo dục công dân với tư tưởng
đây là môn trước đây không thi tốt nghiệp, mới đây đã đưa vào thi tốt nghiệp
nhưng cũng chưa phải là môn được quan tâm, lựa chọn nhiều trong xét đại học,
cao đẳng. Với nhận thức chỉ là môn cứu điểm để xét tốt nghiệp nên khó yêu cầu
học sinh dành hết tâm tư, tình cảm của các em đối với bộ môn. Nhiều em vẫn
còn tư tưởng chờ đợi, ỷ lại, thậm chí lười biếng trong học tập và rèn luyện. Việc
học của một số em vẫn còn dừng lại ở học đối phó với thầy cô mà chưa nhận
thức được rằng, việc học là nhằm để trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát
triển phẩm chất năng lực để mai sau lập nghiệp.
Phần lớn học sinh lớp 12 chọn môn khoa học xã hội làm môn thi xét tốt
nghiệp. Nhưng các em vẫn chủ quan, coi nhẹ môn Giáo dục công dân, chỉ dừng
lại ở mức học đối phó cho đủ điểm. Các em vẫn chưa nhận thức đúng mục tiêu
3
của giáo dục của bộ môn là trang bị kiến thức, hiểu biết về pháp luật và các vấn
đề kinh tế - chính trị - xã hội. Chính việc nhận thức học chỉ để thi nên các em sẽ
học máy móc, không có chiều sâu và sự hứng thú với môn học. Điều này về lâu
dài khi gặp những kiến thức khó, mang tính lý luận dễ gây cho học sinh tâm lý
chán học và học thụ động. Việc học không xuất phát từ đam mê, hứng thú với
kiến thức sẽ không thể đem lại chất lượng và hiệu quả cao trong giáo dục.
2.2.3. Áp lực từ khối lượng kiến thức môn học.
Bắt đầu từ năm 2017 – 2018 bộ Giáo dục quyết định thi nội dung kiến
thức của 2 khối 11 và 12 và năm 2018 – 2019 vẫn tiếp tục thực hện chủ trương
này. Điều này cũng làm học sinh cảm thấy lo lắng và hoang mang bởi khối
lượng kiến thức tương đối nhiều. Phần kiến thức lớp 12 về pháp luật vẫn chiếm
phần lớn trong cấu trúc đề thi, đây là phần kiến thức khó đòi hỏi tư duy và trí
nhớ tốt. Phần công dân với kinh tế là phần nhiều kiến thức hàn lâm, trừu tượng
và khó hiểu và công dân với các vấn đề chính trị xã hội liên quan đến chủ trương
đường lối, chính sách của đảng và nhà nước đòi hỏi phải đầy đủ và chính xác
cao. Chương trình thi rộng như vậy nên học sinh cũng áp lực và căng thẳng
trong quá trình học tập và ôn luyện.
Với sự nhìn nhận và đánh giá của bộ và dư luận về môn Giáo dục Công
dân trong kỳ thi năm 2016 – 2017 và năm học 2017 - 2018 thì dự kiến mức độ
khó của đề thi sẽ được nâng cao hơn. Điều này với học sinh những khu vực khác
không ảnh hưởng nhiều nhưng với học sinh khu vực miền núi vùng kinh tế xã
hội đặc biệt khó khăn như huyện Mường Lát thì đó là một thách thức lớn.
2.2.4. Tỷ lệ học sinh trượt tốt nghiệp cao.
Kể từ khi chuyển qua hình thức thi mới với mục đích vừa xét tốt nghiệp
và vừa xét đại học, cao đẳng tỷ lệ học sinh trượt tốt nghiệp của trường THPT
Mường Lát là rất cao. Năm học 2016 – 2017 nhà trường có 173/193 học sinh
đậu tốt nghiệp và 20/193 học sinh trượt tốt nghiệp, đạt tỷ lệ đậu là 89,1% đến
năm học 2017 – 2018 nhà trường có 172/193 học sinh đậu tốt nghiệp và 21/193
học sinh trượt tốt nghiệp, tỷ lệ đậu tốt nghiệp là 89,6%, chưa kể một phần lớn
học sinh được cứu vớt do điểm tổng kết lớp 12 và điểm ưu tiên, khuyến khích.
Đây là tỷ lệ học sinh trượt tốt nghiệp cao nhất trong số các trường THPT tại tỉnh
Thanh Hóa. Điều này cũng phản ánh một cách khách quan về thực lực và trình
độ của học sinh một huyện vùng cao như huyện Mường Lát. Và thách thức cho
năm học 2018 – 2019 là bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục giữ hình thức thi như cũ
những có thay đổi. Đáng chú ý sự thay đổi đó tạo thêm áp lực về việc đậu tốt
nghiệp của học sinh: chỉ lấy 30% điểm tổng kết lớp 12 để xét tốt nghiệp. Như
vậy áp lực lên điểm thi sẽ lớn hơn và dự báo tỷ lệ trượt tốt nghiệp sẽ còn cao
hơn các năm trước.
2.2.5. Kết quả khả quan của bộ môn GDCD
Trong các môn tham gia xét tốt nghiệp trung học phổ thông bộ môn Giáo
dục công dân nằm trong tổ hợp bộ môn Khoa học xã hội. Và có thể nói bộ môn
khoa học xã hội được đánh giá là phù hợp, vừa sức đối với học sinh trường
THPT Mường Lát trong việc lựa chọn làm tổ hợp môn xét tốt nghiệp. Bên cạnh
môn Địa lý và môn Lịch sử đã đảm bảo phần nào đó đạt kết quả thi như mong
muốn thì bộ môn Giáo dục công dân là bộ môn có kết quả khả quan nhất trong
4
các năm bắt đầu thi đến nay. Môn giáo dục công dân đã đạt được kết quả đáng
khích lệ trong 02 năm bắt đầu tổ chức thi: không có học sinh bị điểm liệt, 70%
học sinh đạt trên 5 điểm, có khoảng 30% học sinh đạt từ 7 điểm trở lên, xuất
hiện những học sinh đạt điểm 9 và 9.5 điểm. Có thể nói so với những trường ở
khu vực kinh tế - xã hội phát triển thì không sánh bằng nhưng trong điều kiện
của một huyện miền núi và phần đông thí sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu
số thì đây là một kết quả khả quan và được ghi nhận.
Qua kỳ thi khảo sát của sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa năm 20182019 tại trường THPT Mường Lát thì số thí sinh đạt điểm trung bình 5
điểm/môn tức là đánh giá đậu tốt nghiệp THPT chỉ vào khoảng 21 học sinh. Có
thể thấy kết quả cũng rất thấp trong khi thời gian ôn luyện đã gấp gáp và chuẩn
bị tới kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Môn giáo dục công dân cũng đã cho thấy
những tín hiệu khả quan chứng tỏ đã và đang có sự đầu tư và cố gắng của cả
giáo viên và học sinh. Trong tổng số 204 học sinh tham gia thi khảo sát môn
khoa học xã hội trong đó có môn Giáo dục Công dân, kết quả môn Giáo dục
Công dân như sau: Không có học sinh bị điểm liệt, số học sinh đạt điểm dưới 5
điểm: 98 học sinh, học sinh đạt từ 5 trở lên: 106 học sinh. Đã xuất hiện những
học sinh đạt 8 điểm và 8,75 điểm. Hy vọng trong thời gian còn lại với tâm huyết
của giáo viên bộ môn và sự chịu khó, chăm chỉ trong học tập của học sinh bộ
môn Giáo dục Công dân sẽ đem lại kết quả cao nhất có thể. Kết quả này sẽ góp
phần cùng các bộ môn khác giúp học sinh trường đậu tốt nghiệp với tỷ lệ cao
hơn so với các năm học trước.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
2.3.1. Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức cho học sinh và giáo
viên.
Ngay từ đầu trong nghị quyết của chi bộ và kế hoạch đầu năm học của
Ban giám hiệu đã xác định tư tưởng tập trung cho công tác giảng dạy và giáo
dục để nâng cao tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp. Trong đó quan điểm nhất quán là
cho học sinh lựa chọn tổ hợp bộ môn xét tốt nghiệp từ đầu để có kế hoạch ôn
luyện và giảng dạy phù hợp. Từ đó học sinh trường THPT Mường Lát về cơ bản
thông nhất chọn bộ môn tổ hợp Khoa học xã hội để xét tốt nghiệp, chỉ còn 04
học sinh trên 208 học sinh khối 12 năm học 2018 – 2019 tham gia xét tốt nghiệp
với tổ hợp khoa học tự nhiên. Có thể khẳng định rằng, công tác giáo dục tư
tưởng, nhận thức đối với học sinh hiện nay là một vấn đề hết sức cần thiết, cần
phải được coi trọng. Bởi thực tế làm công tác giảng dạy và giáo dục tôi nhận
thấy, ở đâu và khi nào nhà trường làm tốt công tác giáo dục tư tưởng nhận thức
thì ở đó nền nếp sẽ tốt hơn, tạo thuận lợi cho công tác giáo dục thực hiện nhất
quán và đạt kết quả cao.
Trong vấn đề nâng cao chất lượng học tập và ôn luyện thi, thầy cô cần
phải quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho học sinh nhận thức
được việc học tập đối với bản thân là một nhu cầu tự thân, học để hiểu biết để có
kiến thức và vốn sống chứ không đơn thuần là học để thi cử. Nhất là trong điều
kiện môn Giáo dục Công dân trở thành môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông
và được nhiều học sinh tại trường Mường Lát lựa chọn. Luật giáo dục đã khẳng
5
định, người thầy đóng vai trò trong việc quyết định chất lượng giáo dục, chính vì
vậy, muốn nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu cho ôn thi tốt nghiệp
trung học phổ thông quốc gia đạt kết quả cao, người thầy cần tăng cường đầu tư
soạn giảng có chất lượng cao, tập trung thời gian khai thác trọng tâm bài học,
giúp học sinh hiểu và nắm chắc được bản chất bài học, chứ không nhất thiết học
vẹt, học thuộc lòng.
Như vậy có thể thấy, nếu có định hướng từ đầu và thống nhất cao trong
toàn trường thì học sinh sẽ không bị dao động, không thay đổi tổ hợp môn thi
nhiều lần và từ đó các em chuyên tâm vào môn học mình đã chọn. Các thầy cô
cũng xác định tư tưởng và lên được kế hoạch cự thể, chi tiết cho quá trình ôn thi
và định hướng học tập của mình. Cùng với đó là sự quan tâm, tạo điều kiện của
các tổ chức đoàn thể trong trường cũng như sự quan tâm của phụ huynh đối với
con em của mình để học sinh có điều kiện về vật chất và tinh thần tốt nhất vượt
qua kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
2.3.2. Hệ thống kiến thức cơ bản cho học sinh thông qua sơ đồ trực quan.
Với học sinh yêu cầu tiên quyết là phải nắm vững kiến thức trong sách
giáo khoa. Và để làm được điều này tôi có nhiều cách khác nhau trong đó tôi đã
sử dụng sơ đồ trực quan và hệ thống bản đồ tư duy để giúp các em hệ thống kiến
thức một cách tốt hơn và trong quá trình học tậpcủa mình. Sơ đò tư duy và sơ đồ
trực quan cũng giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu hơn. Ở trên lớp các em chỉ cần chú
ý nghe giảng, ghi chép và gạch lại các ý cơ bản, nắm được các ví dụ minh họa
của giáo viên và lấy được các ví dụ tương tự để vận dụng phần lý thuyết. Khi
tiến hành ôn tập giáo viên cần sơ đồ hóa kiến thức cho học sinh. Việc sơ đồ hóa
kiến thức cho học sinh sẽ giúp học sinh dễ nhớ, nắm được những nội dung cơ
bản. Ví dụ như với đơn vị kiến thức: các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
trong bài 1, chương trình lớp 11 được sơ đồ hóa như sau:
Thể chất
Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
Sức lao động
Tinh thần
Công cụ lao động
Tự nhiên
Đối tượng lao động
Tư liệu lao động
Hệ thống bình chứa
Nhân tạo
Kết cấu hạ tầng
Như vậy với hệ thống kiến thức cơ bản giáo viên sẽ giúp học sinh hệ
thống kiến thức cho học sinh giúp các em nắm vững kiến thức. Giáo viên có thể
hệ thông kiến thức, sơ đồ hóa và trình chiếu trên máy chiếu cho học sinh. Với
một số lớp có học sinh học tốt giáo viên có thể giao về cho các nhóm làm việc
và trình bày trước lớp. Trong khuân khổ sáng kiến không cho phép bản thân tôi
chỉ xin trình bày một một ví dụ điển hình như trên, còn trong thực tiễn giảng dạy
giáo viên càng sử dụng nhiều phương pháp này càng mang lại hiệu quả cao
trong ôn luyện.
6
Nội dung kiến thức dàn trải hầu hết trong chương trình lớp 11 và lớp 12,
cũng chính vì lẽ đó, học sinh nên hệ thống lại toàn bộ kiến thức, tránh tình trạng
học tủ, học lệch. Không nhất thiết các em phải thuộc lòng từng khái niệm trong
sách giáo khoa, chỉ cần hiểu vấn đề và biết cách vận dụng thì các em có thể đạt
được kết quả như mong muốn. Và với những sơ đồ tư duy và sơ đồ trực quan
sinh động cũng giúp học sinh đỡ lộn kiến thức này sang kiến thức khác cũng
như có cách khắc sâu kiến thức một cách hợp lý, lô gic.
2.3.3. Khắc sâu kiến thức bằng cách nhấn mạnh những từ quan trọng.
Ở mức độ nhận biết và thông hiểu có một số đơn vị kiến thức trong quá
trình giảng dạy ôn luyện bản thân tôi phát hiện ra chỉ cần học sinh hiểu và nhớ
được một số từ cơ bản là có thể làm được. Chẳng hạn trong đơn vị kiến thức:
các hình thức thực hiện pháp luật trong bài 2 lớp 12, các hình thức thực hiện
pháp luật:
- Sử dụng pháp luật: quyền, việc được làm.
- Thi hành pháp luật: nghĩa vụ, việc phải làm.
- Tuân thủ pháp luật: điều cấm không được làm.
- Áp dụng pháp luật: đầy đủ cơ quan xử lý, đối tượng vi phạm, biện pháp
xử lý.
Như vậy học sinh dễ hiểu và học sinh yếu cũng có thể làm được những
câu hỏi liên quan đến phần này. Hay với đơn vị kiến thức liên quan đến các
quyền tự do cơ bản của công dân trong bài 6 chương trình lớp 12 tôi cũng nhấn
mạnh một số quyền như sau:
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: bắt, giam, giữ người trái phép.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: xâm nhập bất hợp pháp.
- Quyền tự do ngôn luận: trình bày quan điểm.
- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội (phạm vi cả nước): góp ý,
xây dựng các văn bản pháp luật.....
Trong quá trình giảng dạy, ôn luyện nếu phát hiện ra cụm từ hay từ chìa
khóa là đặc trưng, mấu chốt thì cần ghi nhớ và khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Việc làm này tuy đơn giản nhưng rất hữu ích đặc biệt với đối tượng học sinh
phần lớn là trung bình và yếu như học sinh trường trung học phổ thông Mường
Lát.
2.3.4. Phân loại và quan tâm nhiều hơn đến đối tượng học sinh yếu, nhận
thức chậm.
Thực tế chỉ ra rằng, trong các lớp học bao giờ cũng có sự phân hóa các
đối tượng học sinh. Do vậy, để giúp đỡ các học sinh yếu, kém tiến bộ, cần sự
phối hợp với thầy, cô giáo bộ môn và phải thật sự quan tâm, phát hiện ra những
học sinh non về kiến thức, yếu về kĩ năng để giúp đỡ các em khắc phục. Từng
bước vươn lên trong học tập để có kết quả như mong muốn. Cách làm này cũng
giúp hạn chế số học sinh bị điểm kém, học sinh bị điểm liệt.
Đối với bộ môn Giáo dục công dân tại trường trung học phổ thông
Mường Lát tôi đã đánh giá và lập kế hoạch theo dõi theo bảng sau:
STT Lớp
Số
Đặc điểm, phân loại
lượng
1
12A
34
- Nhiều học sinh là con em người Kinh.
7
2
12B
29
3
12C
36
4
12D
37
5
12E
35
6
12G
37
- Thái độ học tập còn chủ quan, chưa tập trung.
- Có 02 học sinh lĩnh hội kiến thức rất chậm.
- Có 04 học sinh theo tổ hợp khoa học tự nhiên.
- Có 01 nhóm học sinh (người Mông) tích cực ôn luyện.
- Nhiều học sinh ham chơi, hay trốn học.
- Số lượng học sinh yếu: 10 học sinh.
- Có 03 học sinh lĩnh hội kiến thức rất chậm.
- Có một số học sinh nữ tích cực trong ôn luyện.
- Lớp tham gia ôn luyện khá đầy đủ.
- Số lượng học sinh yếu: 10 học sinh.
- Có 02 học sinh lĩnh hội kiến thức rất chậm, hay vắng học.
- Có 01 nhóm học sinh (người Thái) chưa tích cự ôn luyện
- Học sinh nữ tích cực tham gia ôn luyện. Học sinh nam chỉ
một số em tích cực.
- Học sinh nam lớp tham gia ôn luyện còn chủ quan.
- Số lượng học sinh yếu: 08 học sinh.
- Một số học sinh nam ham chơi, lười nhác trong học tập.
- Nhiều học sinh không tích cực tham gia ôn luyện.
- Số lượng học sinh yếu: 15 học sinh.
- Có 05 học sinh lĩnh hội kiến thức rất chậm.
- Có 3 cá nhân tích cự ôn luyện, lĩnh hội kiến thức tốt.
- Học sinh chăm chỉ, chịu khó học tập, nghe lời thầy cô.
- Có một số học sinh có tư duy, kỹ năng làm bài tốt.
- Số lượng học sinh yếu: 05 học sinh.
- Một số học sinh nam (người thái) ham chơi, nhác học.
Từ đó, trong quá trình ôn luyện tôi theo dõi, nắm bắt và đưa ra những biện
pháp giáo dục kịp thời, phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm giúp học sinh
hiểu vấn đề và chủ động trong việc ôn luyện. Trong quá trình thực hiện cần phối
hợp với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên khác để có những biện pháp giáo
dục toàn diện. Đối tượng những học sinh còn ham chơi, nhác học không tham
gia ôn luyện cần được nhắc nhở thường xuyên và có sự theo dõi, giám sát của
phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm. Đối tượng học sinh nhận thức chậm cần dạy
chậm hơn, tập trung ôn vào những kiến thức, câu hỏi thuộc phạm vi nhận biết và
thông hiểu. với những đối tượng đã nắm được kiến thức cơ bản cần gợi mở và
khuyến khích các em ôn luyện nhiều hơn phần câu hỏi thuộc phạm vi vận dụng
thấp và vận dụng cao.
2.3.5. Kinh nghiệm làm các câu hỏi dạng tình huống.
Câu hỏi dạng tình huống trong đề thi môn Giáo dục công dân thường là
những câu thuộc đơn vị kiến thức khó, vận dụng thấp hoạc vận dụng cao đối với
học sinh. Những tình huống đưa ra thường dài và nhiều nhân vật nên học sinh dễ
bị ngợp và mất tự tin khi làm bài. Chính vì vậy qua nghiên cứu của mình tôi đã
đưa ra kinh nghiệm cho học sinh khi làm những câu trắc nghiệm tình huống và
đã đem lại sự tự tin và cách làm đạt kết quả cao cho học sinh.
8
Thứ nhất, tôi bày cho học sinh các bước làm một câu trắc nghiệm tình
huống như sau: học sinh cần đọc thật kỹ phần câu hỏi nằm ở sau cùng của tình
huống trước xem câu hỏi đề cập đến nội dung gì, sau đó dùng trí nhớ của mình
để xác đinh kiến thức mà câu hỏi đề cập đến, tiếp đến mới đọc tình huống và xử
lý, phân tích với từng trường hợp, tững nhân vật trong tình huống, học sinh tiến
hành khoanh và các nhân vật trong dữ kiện tình huống có liên quan đến câu hỏi
hoạc có thể nháp ra giấy nháp. Cuối cùng học sinh sẽ so sánh đáp án của mình
với 4 đáp án của đề đưa ra và tìm ra đáp án phù hợp nhất, đúng nhất.
Thứ hai, dùng phương pháp loại trừ đáp án sai với những đáp án đưa
những nhân vật, trường hợp không thuộc vào phạm vi câu hỏi. Với cách làm này
có thể mất nhiều thời gian hơn và đòi hỏi học sinh phải bình tĩnh cao trong xử lý
tình huống. Đầu tiên học sinh phải xác đinh được trong các dữ kiện, các trường
hợp đã nêu có những trường hợp không thuộc vào phạm vi câu hỏi, sau đó xem
trong 4 đáp án đã đưa ra có đáp án nào xuất hiện những trường hợp, những nhân
vật này thì đánh dấu lại. Đây chính là những đáp án sai có thể loại bỏ từ đó xác
định đáp án đúng thuận tiện hơn.
Tăng cường sử dụng các tình huống pháp luật, video, tòa tuyên án để giải
quyết những câu hỏi tình huống. Với mức độ đề được tăng lên về độ khó theo
tinh thần chung, những câu hỏi ở mức độ vận dụng sẽ là những câu hỏi tình
huống, với những câu hỏi tình huống nếu không rèn luyện thường xuyên và
không chú ý học sinh rất dễ chán nản dẫn đến tâm lý làm bừa, làm ẩu. Thông
qua tình huống pháp luật, video, tòa tuyên án tôi đã kích thích sự tò mò và hứng
thú của học sinh.
Trong điều kiện bùng nổ công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay,
việc khai thác các tình huống pháp luật, các video hay các phiên tòa xử án trên
mạng internet đã trở thành một công cụ để đội ngũ có thể vận dụng vào dạy học.
Muốn vậy, thầy cô cần tranh thủ thời gian để tìm kiếm, chọn lựa những tình
huống pháp luật, những video phù hợp với nội dung bài học để triển khai giảng
dạy, qua đó khắc sâu kiến thức pháp luật, gắn nội dung bài học với việc vận
dụng kiến thức pháp luật vào đời sống thực tiễn một cách hiệu quả nhất. Giáo
viên cũng có thể hướng dẫn học sinh tham khảo các vi deo trên mạng, trên ti vi
có chương trình “sức nước ngàn năm” hoạc có thể cho các em tập, nghiên cứu
các tình huống với nhau bằng kịch bản sau đó cùng cả lớp giải quyết.
Thực tế giảng dạy cho thấy, một khi người thầy khai thác tốt phương tiện,
thiết bị và công nghệ thông tin vào giảng dạy thì tiết ấy sôi nổi, học sinh tích cực
hào hứng. Chất lượng, hiệu quả dạy học vì thế sẽ ngày càng cao hơn. Qua đó
giúp học sinh biết phân tích, tổng hợp, lý giải, nhận xét đánh giá các hiện tượng
pháp luật trong thực tiễn đời sống xã hội. Vận dụng nội dung kiến thức bài học
vào việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội phù hợp với lứa
tuổi các em. Với những câu hỏi tình huống nếu không biết cách xử trí thì các em
hãy xử sự bằng góc độ đạo đức. Pháp luật có nền tảng từ đạo đức, nhiều người
làm đúng theo pháp luật không phải vì họ thực sự am hiểu pháp luật mà là vì
hành vi của họ phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Hãy đặt mình vào vị trí của
người bị hại, thông thường phương án đúng là phương án phù hợp với các giá trị
đạo đức.
9
Cuối cùng, có thể khái quát lại để xử lý được các câu hỏi tình huống đòi
hỏi tổng hợp khả năng, kiến thức cùng như kinh nghiệm thực tế, kinh nghiệm
trong ôn luyện của học sinh. Với những kinh nghiệm như đã nêu trên có thể giúp
học sinh không cảm thấy e ngại các câu trắc nghiệm tình huống, từ đó học sinh
sẽ tự tin làm bài và đạt được kết quả cao. Khi đã có cách là, kinh nghiệm làm
học sinh sẽ càng hứng thú và tích cực làm nhiều câu liên quan đến tình huống
hơn. Giáo viên cần động viên, khuyến khích học sinh làm nhiều dạng này và có
thể cung cấp cho học sinh những tình huống khó để học sinh giải quyết. Khi
được làm nhiều, làm thành thục các thao tác và biết huy động các kiến thức vào
giải quyết vấn đề đạt ra thỉ việc giải quyết được những câu tình huống và đạt
được điểm cao là điều hoàn toàn khả thi.
2.3.6. Tăng cường kiểm tra dạng câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với các cuộc thi
tìm hiểu về pháp luật.
Đề thi tốt nghiệp môn Giáo dục Công dân gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm và
thời gian làm bài là 50 phút. Với dạng đề trắc nghiệm thì có lẽ cho học sinh làm
quen sớm, làm nhiều sẽ giúp các em tự tin hơn trong quá trình ôn luyện và đạt
kết quả tốt nhất khi thi thật. Để làm được điều đó tôi đã chủ động nghiên cứu đề
minh họa của bộ từ đó xác định các đơn vị kiến thức, xác định số lượng câu
thuộc phạm vi nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Từ đó soạn
cho mình một hệ thống đề ôn luyện phù hợp. Trong quá trình ôn luyện tôi cũng
sưu tầm những đề hay của đồng nghiệp, của bạn bè ở các trường, các tỉnh thành
khác nhau để phục vụ cho công tác ôn luyện thi của mình. Cùng với đó là phải
theo dõi kết quả của học sinh qua mỗi lần thi để có những điều chỉnh phù hợp
với khả năng của từng đối tượng học sinh.
Để giúp học sinh làm quen với dạng đề trắc nghiệm và rèn luyện tốt kiến
thức, kỹ năng, ngoài việcthầy cô cũng phải tăng cường cho học sinh cả trong
phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài học. Với quan điểm “mưa dầm, thấm lâu”,
tôi đã thực hiện việc tăng cường kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm
trong quá trình dạy học. Việc làm này đã và sẽ góp phần quan trọng trong việc
định hướng và giúp học sinh rèn luyện các kiến thức, kĩ năng cần thiết để các em
tự tin hướng đến kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia.
Trong năm học cũng có những cuộc thi của bộ giáo dục phát động như
“Luật gia tương lai”, các cuộc thi về an toàn giao thông, thi tìm hiểu về Bác Hồ.
Tôi đã cùng các giáo viên chủ nhiệm động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để học
sinh tham gia từ đó rèn luyện kỹ năng thi trắc nghiệm, xử lý tình huống pháp
luật đặc biệt là cuộc thi “Luật gia tương lai”có học sinh tham gia thi cấp tỉnh và
đạt giải.
Trong quá trình thi các năm học tôi cũng đã sưu tầm các đề thi của bộ, đây
là những đề thi chuẩn nhất được cả hệ thống giáo dục kiểm chứng và đảm bảo
nội dung kiến thức. Với những đề này tôi đã chuyển cho học sinh làm thử và và
từ đó đánh giá, hướng dẫn cho học sinh ôn tập. Học sinh tỏ ra hứng thú và thích
làm những đề được xem là chuẩn, được kiểm định và từ đó nhận ra năng lực của
mình đã đạt đến đâu. Giáo viên và học sinh từ đó cũng có thể trao đổi với nhau
về những câu hỏi khó, những tình huống hay bắt gặp trong đề hay nhận dạng
được các dạng đề thường hay được ra.
10
Ngoài ra giáo viên cũng nên hướng dẫn và khuyến khích học sinh tham
gia làm bài trắc nghiệm trên các trang trực tuyến. Các trang Wed trực tuyến ôn
thi cũng tương đối nhiều nhưng giáo viên nên định hướng cho học sinh truy cập
các trang chính thống, đảm bảo uy tín như: hocmai.vn; thitructuyen.com.vn;
thanhnien.vn; hocgioi24h.com....Càng làm nhiều thì học sinh càng có nhiều kiến
thức và kinh nghiệm hơn khi thi thật. Tuy nhiên với những học sinh làm nhiều
câu hỏi trực tuyến giáo viên cũng nên nhắc nhở học sinh chú ý trong cách làm
bài trên phiếu giấy để các em không bị động và lúng túng trong quá trình làm
bài.
2.3.7. Lưu ý học sinh một số kỹ năng cơ bản khi làm bài trắc nghiệm
Giáo viên cần nhắc nhở học sinh không dừng quá lâu ở một câu. Với thời
lượng 50 phút 40 câu, bình quân mỗi câu chỉ được làm trong 1 phút, 10 phút còn
lại để tô đáp án, kiểm tra sai sót…Do đó, nếu dừng lại quá lâu ở một câu sẽ
không có thời gian làm các câu khác. Đặc biệt với những câu hỏi dễ ở mức độ
nhận biết và thông hiểu cố gắng không để mất nhiều thời gian và tập trung thời
gian cho các câu hỏi tình huống ở mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao. Tất
nhiên mức độ “tiết kiệm” thời gian này cũng phải cân đối và tùy vào lực học,
năng lực của từng học sinh.
Về phương pháp, học sinh cần lưu ý đọc kỹ câu hỏi, đây là điều hết sức
cần thiết, nhất là những câu hỏi mang tính phân hóa. Thường những câu hỏi
phân hóa sẽ rơi vào trường hợp xử lý tình huống và giữa các đáp án thường
không khác biệt nhau nhiều. Nếu chỉ đọc lướt qua, rất có thể học sinh phạm phải
sai lầm không đáng có. Yêu cầu học sinh phải đọc kỹ xem đề bài hỏi vấn đề gì
để trả lời cho phù hợp.
Trong quá trình làm bài trắc nghiệm còn có dạng câu hỏi phủ định. Với
dạng câu hỏi này học sinh nếu không chú ý rất dễ làm sai do hiểu nhầm đề. Với
vấn đề này tôi luôn nhắc học sinh phải chú ý những câu hỏi dạng này sẽ có
những từ nhận biết được bôi đen, in đậm. Từ đó học sinh sẽ nhận diện được
dạng câu hỏi này và trả lời phù hợp. Tôi thường dặn học sinh nếu gắp câu hỏi
dạng này phải lưu ý và chọn những đáp án khác biệt so với các đáp án còn lại
trong 4 đáp án.
Học sinh nên tự tin ở chính mình, khi gặp những câu hỏi dạng nhận biết
mà học sinh cảm thấy chắc chắn rồi thì các em nên quyết đoán. Ở mức độ xét tốt
nghiệp thì thông thường những câu hỏi này không mang tính chất đánh đố học
sinh nhiều, vì vậy các em không nên đặt nặng tâm lý thái quá, hãy dành thời
gian để cho câu hỏi khác.
Học sinh có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để hoàn thiện phần
làm bài của mình trong đó có phương pháp loại trừ những đáp án sai. Nên dùng
phương pháp loại trừ trong trường hợp thấy xuất hiện những đáp án lạ, không
xuất hiện trong chương trình học và khả năng sai cao. Học sinh nên đọc nhiều
thông tin trên sách báo để hỗ trợ kiến thức pháp luật còn thiếu hỏng. Điều quan
trọng nhất là giữ cho tinh thần thoải mái xuyên suốt quá trình làm bài. Chỉ khi
tâm trí nhẹ nhàng các em mới đạt được độ nhạy bén tốt nhất khi làm bài thi trắc
nghiệm. Đừng tự đặt cho mình áp lực quá cao, vì đôi khi, ảnh hưởng từ áp lực
tâm lý lên kết quả bài làm là không hề nhỏ.
11
Để thực hiện hoàn hảo những kỹ năng này trước hết học sinh phải nắm
được kiến thức cơ bản của sách giáo khoa. Tham khảo, ôn tập, làm nhiều đề thi
dựa trên cơ sở khai thác kiến thức sách giáo khoa, nguồn ngân hàng đề của
trường… Khi gặp câu hỏi nào vướng mắc, làm chưa đúng cần truy xét địa chỉ
của đơn vị kiến thức đó trong sách giáo khoa để xem kết quả. Việc này giúp học
sinh không nhầm lẫn và nhớ kiến thức lâu hơn. Sau nhiều lần tập luyện làm đề và
kiểm tra lại các đáp án trong quá trình ôn luyện học sinh sẽ ngày càng tích lũy
được nhiều kiến thức hơn, và kinh nghiệm làm bài cũng tốt hơn.
Lưu ý học sinh trong quá trình hoàn thiện phiếu tô trắc nghiệm cần thật sự cẩn
thận và chú ý. Tránh những lỗi sơ đẳng nhưng chắc chắn mất điểm và rất nhiều
học sinh chủ quan mắc phải. Các lỗi đó có thể là quên không tô câu trả lời, tô
một câu trả lời 2 đáp án, tô mờ không rõ đáp án. Những lỗi này tuy ít gặp nhưng
với những học sinh đã yếu, khả năng hạn chế lại rất dễ vướng phải nếu không
được giáo viên nhắc nhở, hướng dẫn.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Đối với học sinh trường THPT Mường Lát, sáng kiến kinh nghiệm là một
cách lưu giữ, tổng hợp và thực hiện việc truyền đạt nội dung ôn thi tốt nghiệp
môn Giáo dục công dân phù hợp và hiệu quả. Sau hai năm triển khai ôn thi và
tham dự kỳ thi THPT Quốc gia học sinh của trường đều đạt được những kết quả
về điểm thi rất tốt. Không có học sinh nào của trường THPT Mường Lát bị liệt
điểm môn Giáo dục công dân, lượng học sinh đạt điểm thấp dưới 5 không nhiều.
Nếu so với một trường ở khu vực vùng xâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn như huyện Mường Lát thì đây là một kết quả khả quan. Hơn thế
nữa, trong các kỳ thi đã trải quá số lượng học sinh được điểm cao từ 8 điểm trở
lên cũng ngày càng nhiều, xuất hiện những học sinh đạt 9 và 9,5 điểm.
Sáng kiến kinh nghiệm cũng giúp đồng nghiệp cùng bộ môn Giáo dục
công dân và các đồng nghiệp các bộ môn khác tham khảo, áp dụng trong việc
giảng dạy ôn luyện của mình. Vời việc trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp
một cách thuận lợi, hiệu quả đã và đang đem lại những tín hiệu tích cực trong
công tác ôn luyện thi tốt nghiệp của trường THPT Mường Lát trong năm học
2018 – 2019.
Từ sáng kiến kinh nghiệm của mình đến việc ôn thi cho học sinh bản thân
tôi nhận thấy việc ôn thi của mình hiệu quả hơn và đạt kết quả cao như mong
muốn. Học sinh khi được trao đổi những kinh nghiệm này cũng cảm thấy tự tin
hơn chủ động hơn trong quá trình ôn luyện. Các em không còn bỡ ngỡ trước khối
lượng kiến thức nhiều, không còn mất phương hướng nhu khi mới bắt đầu ôn
luyện. Đối với học sinh trường THPT Mường Lát việc tạo cho các em được sự tự
tin và lượng kiến thức cơ bản khi bước vào kỳ thi THPT Quốc gia để các em tự
quyết định được tương lai của mình đã là một thành công lớn cho thầy và trò nơi
đây.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Nói tóm lại mục đích đậu tốt nghiệp của học sinh nói chung và học sinh
trường trung học phổ thông Mường Lát nói riêng là hoàn toàn chính đáng. Sau
12 năm học ước mơ của học sinh và gia đình là tốt nghiệp được trung học phổ
12
thông để các em có được điều kiện cần thiết để bước vào con đường lập nghiệp
sau này. Và để làm được điều này cần sự tập trung và chung sức của cả gia đình,
nhà trường và xã hội. Trong đó hai nhân tố chủ chốt quyết định sự thành công
của kết quả thi trung học phổ thông là học sinh và giáo viên. Giáo viên phải tâm
huyết và thực sự yêu thương học sinh, quan tâm, giúp đỡ để học sinh có điều
kiện tốt nhất vượt qua áp lực thi cử. Ngoài tâm huyết ra thì trong quá trình ôn thi
kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công
trong ôn luyện. Giáo viên phải học hỏi, tìm hiểu và luôn chú ý ghi nhớ lại những
kinh nghiệm trong quá trình ôn thi của mình. Kinh nghiệm đó sẽ được tích lũy
qua thời gian và nếu ghi nhớ được thì nó rất ý nghĩa trong quá trình ôn thi. Và
trong phạm vi đề tài của mình tôi cũng muốn thông qua sáng kiến của mình có
thể là một kênh ghi nhớ các kinh nghiệm cũng như trao đổi, học hỏi kinh
nghiệm đến bạn bè đồng nghiệp.
Qua quá trình ôn luyện thi tôi đã cố gắng vận dụng những kinh nghiệm
của mình để giúp học sinh tự tin, chủ động trong quá trình làm bài thi. Học sinh
phần nào hứng thú và tỏ ra yêu thích với môn học. Và với những gì đã đạt được
trong thời gian qua và niềm tin và hy vọng vào kết quả của năm học này tôi sẽ
càng có thêm niềm tin và sức mạnh để cống hiến và công tác nơi vùng biên
cương xa xôi của xứ Thanh. Môn Giáo dục Công dân có thể có những đặc thù
khác những môn học khác nên quá trình ôn luyện và giảng dạy cho học sinh,
nhưng trong tổng thế nó vẫn là một môn học có hệ thống kiến thức khoa học. Vì
vậy, đòi hỏi cần học tập nghiêm túc và có những phương pháp học tập, ôn luyện
khoa học mới đem lại kết quả cao. Làm được điều này là một thành công đối với
thầy và trò trường trung học phổ thông Mường Lát để những ước mơ của học
sinh nơi đây không bị dở dang. Để niềm tin và hy vọng được truyền giữ và thắp
lên nơi một vùng biên cương của Tổ quốc.
3.2. Kiến nghị.
Về phía Bộ giáo dục và đào tạo tôi mong rằng cần định hướng, chỉ đạo cụ
thể hơn nữa về công tác ra đề, cấu trúc đề, đề minh họa...Cần có định hướng cụ
thể, đúng đắn ngay từ đầu năm và có lộ trình cụ thể rõ ràng để học sinh và thầy
cô không bỡ ngỡ trong quá trình ôn thi của từng năm học. Mong rằng các trường
Đại học quan tâm hơn và đưa môn Giáo dục Công dân hoạc tổ hợp môn Khoa
học xã hội vào xét tuyển nhiều ngành, lĩnh vực hơn. Đây cũng thể hiện sự nhìn
nhận và đánh giá đối với một bộ môn khoa học liên quan đến những vấn đề rất
cần và quan trọng với con người. Khi học sinh yêu, thích và đăng ký thi đại học,
cao đẳng môn giáo dục công dân nhiều hơn thì tư tưởng cũng như thái độ coi
trọng với môn học cũng được nâng lên xứng tầm một bộ môn chuyên giáo dục
đạo đức, pháp luật và các vấn đề kinh tế xã hội trong cuộc sống.
Về phía sở Giáo dục và đào tạo cần quan tâm hơn nữa đến bộ môn Giáo
dục Công dân trong trường các trường trung học phổ thông, bởi bộ môn liên
quan đến nhiều vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống hiện nay như: đạo đức, pháp
luật... Vì vậy đề nghị sở nên tổ chức nhiều chuyên đề tập huấn và quán triệt
những nội dung này trong giảng dạy tại các trường trung học phổ thông. Sở
cũng nên cung cấp những cách làm, những bài viết chia sẻ kinh nghiệm hoạc tổ
13
chức những buổi trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi môn Giáo dục
công dân đến đội ngũ giáo viên từ đó nâng cao trình độ và kỹ năng ôn thi.
Về phía lãnh đạo nhà trường cần tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất,
kinh phí, tài liệu cho giáo viên trong công tác ôn thi. Ban giám hiệu cùng đội
ngũ giáo viên cần xác định tinh thần, lên kế hoạch cụ thể từ đầu năm học để
công tác ôn thi diễn ra đạt kết quả cao. Cần có sự đánh giá chất lượng dạy học
từng bộ môn theo từng giai đoạn và có khuyến khích, khen thưởng hoạc nhắc
nhở, kỷ luật kịp thời trong quá trình ôn luyện để mang lại kết quả cao nhất.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2019.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người cam đoan:
Nguyễn Văn Hỏa
14
MỤC LỤC
1. Mở
đầu...............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
1.3 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................3
2.2.1. Trình độ, khả năng nhận thức, lĩnh hội tri thức hạn chế của học sinh lớp
12 trường THPT Mường Lát.................................................................................3
2.2.2. Nhận thức chưa đầy đủ về bộ môn Giáo dục công dân...............................3
2.2.3. Áp lực từ khối lượng kiến thức môn học......................................................4
2.2.4. Tỷ lệ học sinh trượt tốt nghiệp cao..............................................................4
2.2.5. Kết quả khả quan của bộ môn GDCD.........................................................4
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề...........................................................................................................................5
2.3.1. Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức cho học sinh và giáo
viên........................................................................................................................5
2.3.2. Hệ thống kiến thức cơ bản cho học sinh thông qua sơ đồ trực quan..........6
2.3.3. Khắc sâu kiến thức bằng cách nhấn mạnh những từ quan trọng................7
2.3.4. Phân loại và quan tâm nhiều hơn đến đối tượng học sinh yếu, nhận thức
chậm......................................................................................................................7
2.3.5. Kinh nghiệm làm các câu hỏi dạng tình huống...........................................8
2.3.6. Tăng cường kiểm tra dạng câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với các cuộc thi
tìm hiểu về pháp luật...........................................................................................10
2.3.7. Lưu ý học sinh một số kỹ năng cơ bản khi làm bài trắc nghiệm............... 11
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.............................................................12
3. Kết luận, kiến nghị..........................................................................................12
3.1. Kết luận........................................................................................................12
3.2. Kiến nghị......................................................................................................13
15
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGHÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
................................
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Hỏa.
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ phó chuyên môn, trường THPT Mường Lát.
TT
1
2
3
Tên đề tài SKKN
Sử dụng một số thói quen và
phong tục của các dân tộc tại
Mường Lát để giảng dạy một số
kiến thức triết học trong môn
Giáo dục công dân.
Ứng dụng phương pháp nêu
gương trong giảng dạy Giáo dục
công dân nhằm nâng cao ý thức
đạo đức cho học sinh trường
THPT Mường Lát.
Vận dụng kiến thức môn Giáo dục
công dân nhằm thay đổi theo
hướng tích cực một số quan niệm
về tình yêu, hôn nhân, gia đình
của học sinh người Mông tại
trường THPT Mường Lát.
Cấp đánh giá
xếp loại
Kết quả
đánh
giá xếp
loại
Năm học
đánh giá
xếp loại
Ngành giáo
dục cấp tỉnh.
C
2011- 2012
Ngành giáo
dục cấp tỉnh.
C
2013- 2014
Ngành giáo
dục cấp tỉnh.
C
2016- 2017
16