Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Vận dụng văn học dân gian trong quá trình giảng dạy phần công dân với việc hình thành thế giới quan khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.43 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG
QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY PHẦN CÔNG DÂN VỚI
VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Quân
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Giáo dục công dân

THANH HÓA, NĂM 2018

1


I. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Môn giáo dục công dân là một môn học hay và khó trong hệ thống các
môn học ở trường trung học phổ thông vì nó gắn một số nội dung mang tính
triu tượng như thế giới quan và phương pháp luận khoa học, kinh tế chính trị
học, pháp luật học…Nếu không có phương pháp giảng dạy tốt môn giáo dục
công dân dễ đi vào cứng nhắc, giáo điều. Trong thực tế giảng day tôi đã vận
dụng những tác phẩm văn học dân gian gồm có: Những câu truyện cổ tích,
thần thoại, nhưng câu ca dao, những câu tục ngữ… vào trong quá trình giảng
dạy phần công dân với việc hình thành thế giới quan khoa học. Bởi vì văn
học dân gian phản ánh những ước mơ cháy bỏng của con người là vươn tới
một cuộc sống hạnh phúc tươi đẹp. là những tri thức từ xa xưa của người


Việt nó phản ánh cuộc đấu tranh của con người với tự nhiên và xã hội. nó
cũng là những tri thức của người xưa được đúc kết và kiểm nghiệm trong
đời sống cho nên hầu hết các tác phẩm văn học dân gian đều dễ thuộc và dễ
nhớ và dễ vận dụng vì nó gần gũi thân thương với tất cả mọi người và mọi
tầng lớp nhân dân cho đến tận ngày nay nhiều sang tác dân gian đều giữ
nguyên giá trị của nó. Vì vậy chúng ta nên vận dụng văn học dân gian vào
giảng dạy môn giáo dục công dân.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cách vận dụng sáng tạo những sáng tác văn học dân gian vào
dạy tri thức môn giáo dục công dân lớp 10 học kì 1 để gây hứng thú trong
việc tiếp thu bài đạt kết quả tốt, giảm cứng nhắc giáo điều đối với môn học.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu cách vận dụng văn học dân gian vào giảng dạy
phần thứ nhất: công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp
luận khoa học.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả dùng các phương pháp như Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết
vấn đề, phương pháp tìm tòi, phương pháp gợi mở, phương pháp nghiên cứu
xây dựng cơ sở lý thuyết, Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập
thông tin. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận
Văn học dân gian được hình thành trong thực tiễn đấu tranh giữa con người
tự nhiên và đấu tranh với xã hội, của người xưa. Thuở ấy khoa học kĩ thuật
chưa phát triển cho nên văn học dân gian đã mang tới cho con người những
giá trị to lớn: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
2


truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho

những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Với người Việt Nam,
văn học dân gian là nguồn sữa trong lành nuôi dưỡng bao thế hệ trẻ lớn lên
trong chiếc nôi tre Việt Nam, trong tiếng ru ầu ơ dân tộc. Văn học dân gian
không chỉ góp phần thể hiện đời sống lao động và tâm hồn người bình dân
mà còn là mảnh đất màu mỡ chắp cánh cho vườn hoa tình yêu tỏa hương
khoe sắc. Qua văn học dân gian, ta cảm nhận rõ hơn sự kỳ diệu của ngôn
ngữ tình yêu, thấy thương hơn gốc lúa, vườn rau, thương hơn cuộc sống
quanh ta.
Về chức năng nhận thức: Văn học dân gian được xem như "bộ bách khoa
toàn thư về kiến thức, tôn giáo, triết học" của nhân dân. Văn học dân gian
gìn giữ và lưu truyền hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tâm linh, kinh
nghiệm sống, ứng xử… Văn học dân gian là người thầy lớn đem lại cho
nhân loại những bài học sinh động, gần gũi và sâu sắc về mọi phương diện
của đời sống.
Về chức năng giáo dục: Văn học dân gian có khả năng định hướng đạo
đức, luân lí cho con người trong đời sống xã hội. Chức năng này gần gũi và
có sự giao thoa với phương diện xã hội của chức năng nhận thức. Tuy nhiên,
nếu chức năng nhận thức là sự phản ánh các hiện tượng xã hội một cách
khách quan thì chức năng giáo dục lại là sự tác động, ảnh hưởng, chi phối cả
trực tiếp lẫn gián tiếp đến cộng đồng. Có những tác phẩm, nhiều nhất thuộc
thể loại hát nói, mang ý nghĩa giáo dục trực tiếp, tức ý nghĩa giáo dục được
thể hiện một cách tường minh. Song, phần lớn các sáng tác dân gian chứa
đựng ý nghĩa giáo dục hàm ẩn, tức ý nghĩa giáo dục gián tiếp.
Về chức năng thẩm mĩ: Văn học dân gian là nghệ thuật, là quan niệm
thẩm mĩ của cộng đồng, nó mang vẻ đẹp hồn hậu, giản mộc của nhân dân.
Mang bản chất nguyên hợp, văn học dân gian chỉ thực sự phô diễn vẻ đẹp
của mình khi sống trong môi trường nảy sinh và tồn tại, tức thành phần nghệ
thuật ngôn từ phải được kết nối với thành phần nghệ thuật âm nhạc, vũ đạo
trong môi trường diễn xướng.
Chính vì văn học dân gian có nhiều giá trị như vậy. nên chúng ta cần phải áp

dụng văn học dân gian vào bài giảng.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Khi chưa áp dụng đề tài vào giảng dạy đa số học sinh có tư tưởng lười
học, không quan tâm đến bộ môn, các em chủ yếu học đối phó.

3


2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giả pháp thực hiện để giải quyết
vấn đề
Trong bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng phần
thế nào là thế giới quan? Theo cách hiểu thông thường, thế giới quan là quan
niệm của con người về thế giới. Những quan niệm này luôn luôn phát triển
biểu hiện sự hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về thế giới xung
quanh, từ thế giới quan thần thoại đến thế giới quan Triết học. Giáo viên lấy
ví dụ cho học sinh hiểu: Ngày xưa khi trình độ hiểu biết của con người về
thế giới tự nhiên đang còn hạn chế họ chưa hiểu được tại sao lại có trời và
đất, có sông suối biển cả cho nên để giải thích các sự vật và hiện tượng trong
tự nhiên họ đã gắn cho tự nhiên những hình tượng mang tính huyền bí,
chẳng hạn câu chuyện thần trụ trời do Nguyễn Đổng Chi sưu tầm: Thưở ấy
chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn tối tăm.
Bỗng xuất hiện một vị thần khổng lồ cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả
xiết. Mỗi bước thần đi băng từ vùng này sang vùng khác, vượt từ núi nọ
sang núi kia. Một hôm, thần vươn vai đứng dậy, ngẫng đầu đội trời lên. Thần
đào đất, khuân đá, đắp thành một cái cột vừ to, vừa cao để chống trời. Cột
đắp lên cao chừng nào thì trời như tấm màn mênh mông được nâng dần lên
từ ấy. Thần một mình hì hục đào, đắp, cột đá cứ cao dần cao dần và đẩy trời
lên đến tận mây xanh. Từ đó trời đất mới phân đôi. Đất bằng như cái mâm
vuông, trời tròn như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau ấy là chân trời. Khi
trời đã cao và khô cứng, thần liền phá tan cột đi, lấy đất đá ném tung ra khắp

nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung
tóe ra khắp mọi nơi thành gò, đống, thành những dãi đồi cao. Vì thế, mặt đất
ngày nay không còn bằng phẳng mà có chỗ lõm. Chỗ thần đào sâu để lấy đất
đá đắp cột, ngày nay là biển cả mênh mông. Cột trụ trời bây giờ không còn
nữa. Người ta kể rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn vùng Hải Dương núi
ấy gọi là núi Kình Thiên Trụ tức Cột Chống Trời.
Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời thì có những thần khác nối tiếp công việc
xây dựng nên cõi thế gian này. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần
Sông, thần Núi, thần Biển… Vì vậy dân gian có câu ca dao:
Ông đếm cát
Ông tát bể( biển)
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông trồng cây
Ông xây rú( núi)
Ông trụ trời…
Giáo viên đặt câu hỏi: Truyện thần Trụ trời người xưa đã gải thích gì về sự
hình thành thế giới?
4


Như vậy truyện thần Trụ trời giúp người xưa giải thích được sự hình thành
trời và đất sự hình thành đồi núi, gò bãi và biển sâu.
Giáo viên dẫn thêm câu truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Vua Hùng Vương thứ
18 có một người co gái tên là Mỵ Nương đã đến tuổi cập kê, cô hiền lành nết
na ngoan ngoãn lại cầm kì thi họa nên rất được vua cha yêu mến, muốn tìm
cho con một tấm chồng thật ưng ý để con gái có một cuộc sống hạnh phúc.
Vua ban truyền lệnh kén rể trong khắp mọi nơi. Lệnh ban ra các hào kiệt
tráng sĩ ai cũng nô nức chuẩn bị đến kinh thành muốn ngõ ý lấy công chúa
nhưng chưa ai lọt được được mắt xanh của nàng. Bỗng một hôm có hai

chàng đến xin cưới công chúa cả hai đều to khỏe cường tráng. Người thứ
nhất là Sơn Tinh( thần núi), chàng có sức mạnh rất lớn, chàng chỉ tay đến
đâu núi rừng mọc lên tới đó, trập trùng những núi những rừng chim muông
hót véo von các con vật chạy nhảy tung tăng. Người thứ hai tự xưng là Thủy
Tinh, chàng có sức mạnh không kém gì Sơn Tinh, Thủy tinh vẩy tay về phía
đông, phía đông nước cuộn trào, vẫy tay về phía tây, phía tây nỗi lên ba ba
thuồng luồng nỗi lên che kín mặt nước. Vua Hùng thấy ai cũng tài giỏi,
không biết phải gã công chúa cho ai, bèn họp các tướng sĩ hỏi bàn ý kiến và
đưa ra các phán quyết:
Hai người ai cũng đều tài giỏi ta không biết nên phải gã công chúa cho ai,
nên ta ra chỉ như thế này. Sáng sớm ngày mai, ai đem các lễ vật này đến
trước ta sẽ gã công chúa cho người đó. Lễ vật có: Một trăm ván cơm nếp, hai
trăm nệp bánh trưng voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chin hồng mao mỗi thứ
một đôi.
Sơn Tinh, Thủy tinh vâng lệnh vua nhanh chóng về nhà chuẩn bị. Sơn Tinh
nhanh chóng tìm được đủ lễ vật, sáng hôm sau mang đến và rước công chúa
về. Thủy tinh lung sục khắp nơi cuối cùng cũng hoàn thành, nhưng tiếc thay,
Thủy Tinh đến chậm một bước, lúc Thủy Tinh đến Sơn Tinh đã mang công
chúa đi mất. Thủy Tinh thấy thế thì nỗi giận lôi đình, quyết đuổi theo Sơn
Tinh để cướp lại công chúa. Thủy Tinh đến đâu giông bão nỗi đến đó, mây
đen kéo đến, sấm chớp giật đùng đùng mưa xối xả. Bao nhiêu binh tướng cá,
ba ba, thuồng luồng, rùa nổi hết lên mặt nước, phun nước ầm ầm. Thủy Tinh
dâng nước lũ nhằm nhấn chìm Sơn Tinh. Sơn Tinh cũng không vừa, chàng
bốc từng dãy núi, dời từng ngọn đồi chặn dòng nước lũ, Thủy Tinh cứ dâng
nước lên bao nhiêu Sơn Tinh lại làm phép cho đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai
bên giao chiến một hồi, Thủy Tinh thấm mệt còn Sơn Tinh thì rất mạnh mẽ.
Cuối cùng đuối sức, Thủy Tinh chấp nhận thua cuộc rút lui, không giám
tranh giành Mỵ Nương. Kể từ đó Mỵ Nương và Sơn Tinh sống một cuộc
sống hạnh phúc. Tuy nhiên vẫn ôm mối hận. Thủy Tinh cứ tháng tám âm
lịch hàng năm lại cho dâng nước lũ đánh Sơn Tinh nhưng chưa năm nào

thắng.
5


Giáo viên đưa ra câu hỏi: Câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh người xưa đã
giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra vào tháng tám hàng năm như thế nào?
Như vậy câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh cho ta thấy rõ thế giới quan thần
thoại ngày xưa là giải thích hiện tượng mưa lũ xảy ra vào tháng tám âm lich
hàng năm. Hình tượng Sơn Tinh cũng đại diện cho cuộc đấu tranh gian khổ,
kiên cường của nhân dân ta chống thiên tai khắc nghiệt
Khi giảng dạy cho học sinh hiểu được thế nào là thế giới quan duy vật, thế
giới quan duy tâm thì giáo viên diễn giảng thêm cho học sinh hiểu thêm ở
việt Nam cũng như các dân tộc phương đông luôn nặng về phần nhân sinh
quan( có nghĩa là quan niệm của con người về lẽ sống ở đời) là chủ yếu
nhưng từ xưa, ông cha ta đã có quan niệm mang tính duy vật sâu sắc, không
viện dẫn đến thần linh khi cho rằng nguồn gốc của trời đất, muôn loài là do
có sự hòa hợp, kết hợp giữa hai mặt đối lập khác biệt nam, nữ, âm, dương
hợp thành.
Non cao ai đắp mà cao?
Sông kia ai bới, ai đào mà sâu?
Nước non là nước non trời
Ai ngăn được nước ai dời được sông?
Mặc dù người dân chưa lý giải được nguồn gốc của vũ trụ nhưng có quan
điểm duy vật khi cho rằng thế giới vật chất tồn tại khách quan, không do
thần linh nào tạo ra, độc lập với ý thức con người.
Mệnh do ngã lập, khúc do kỷ cầu.
(Khẳng định vai trò làm chủ bản thân, làm chủ vận mệnh của mình. Số mình
do mình tự tạo ra, hạnh phúc do mình tự tìm đến).
Bên cạnh những quan niệm mang tính duy vật chất phác, người Việt xưa
cũng có quan niệm mang tính duy tâm rõ nét khi thần thánh hóa sức mạnh

của Trời. Đối với họ, Trời là một lực lượng siêu tự nhiên có thể thông hiểu
cuộc sống con người, có sức mạnh vạn năng, chi phối cuộc sống con người.
Theo quan niệm của người Việt thì Trời không phải là “đấng sáng tạo” mà
chỉ là “bao công” luôn trừng trị kẻ xấu. Trời đóng vai trò phân xử, chi phối
cuộc sống con người mà thôi.
Ai mà nói dối cùng ai,
Thì trời giáng họa cây khoai giữa đồng.
Từ chỗ cho rằng số phận con người không thể thay đổi được nên người dân
nghèo có tư tưởng tự ti, an phận, thủ thường: Cây khô thì lá cũng khô, Phận
nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo. Hoặc là: Người sang tại phận. (Quan niệm
duy tâm về số phận con người, xem con người có số phận).
Cha mẹ sinh con trời sinh tính.
(Phủ nhận môi trường giáo dục gia đình, cho rằng tính người do trời định).
Để học sinh hiểu được từ xa xưa người Việt đã có những tư tưởng duy vật

6


rất khách quan và tư tưởng duy tâm chủ quan trong kho tàng tục ngữ, ca dao
nước ta.
Khi giáo viên dạy phần phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận
siêu hình
Phép biện chứng nhìn nhận sự vật và hiện tượng trong ràng buộc lẫn nhau
giữa chúng trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.
Ví dụ như:
Nước chảy đá mòn
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Tích tiểu thành đại.
Năng nhặt chăt bị
Muốn ăn thì lăn vào bếp

Có thực mới vực được đạo
Ăn vóc học hay.
( Những câu tục ngữ này nói lên một mối quan hệ biện chứng: Nước chảy
mãi mặc dù đá cứng như vậy nhưng dần cũng phải mòn. Chăm lo làm ăn dù
có nghèo thì sau này cũng khá giả. Ăn uống sinh hoạt điều độ đúng tiêu
chuẩn thì trong học tập lao động và lao động sẽ đạt kết quả như mong muốn.
Phép siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự cô lập tách rời, không
vận động không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật
này vào sự vật khác.
Ví dụ như:
Trời cao không phụ lòng người.
Sống chết do mệnh giàu sang do trời
Suy bụng ta ra bụng người.
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Ở những câu tục ngữ này đều mang tính siêu hình vì đã áp dụng một cách
máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác. Sau đó giáo viên giới
thiệu truyện thầy bói xem voi để thấy rõ sự hạn chế của phép siêu hình khi
xem xét các sự vật, hiện tượng.
Chuyện thầy bói xem voi. Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện
với nhau.
Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình con voi như thế nào. Chợt nghe
người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi,
xin cho voi dừng lại để cùng xem.
Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ
đuôi.
Đoạn năm thầy ngồi bàn tán với nhau
Thầy sờ vòi bảo:
Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đĩa.
7



Thầy sờ ngà bảo:
Không phải nó dài như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
Đâu có nó bè bè như cái quạt thóc.
Thầy sờ chân cãi:
Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.
Thầy sờ đuôi lại nói:
Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô
xát, đánh nhau toác đầu chảy máu.
Giáo viên đưa ra câu hỏi: Qua Truyện Thầy Bói Xem Voi tác giả dân gian
muốn gửi gắm điều gì với chúng ta?
Như vậy năm thầy do không nhìn được tổng thể hình con voi mà mỗi thầy
chỉ thấy được một bộ phận riêng biệt của con voi. Nên mới có điều đáng tiếc
xảy ra. Câu chuyện ngụ ngôn này nhắc chúng ta được nhìn nhận sự vật một
cách phiến diện phải có cái nhìn tổng thể khái quát giữa chúng trong sự vận
động và phát triển không ngừng của chúng.
Đến bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất.
Vận động là gì? Vận động là mọi sự biến đổi, biến hóa nói chung, của các sự
vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.
Phát triển khái quát những vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, cái mới ra đời kế thừa và
thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngay càng cao hơn và hoàn thiện hơn
Từ xưa người Việt Nam đã có cách nhìn tổng thể về bức tranh sinh động của
thế giới vật chất. Đó là tính thống nhất trong sự vận động, biến đổi và phát
triển không ngừng của thế giới, đó là các sự vật luôn nằm trong mối quan hệ
tác động qua lại lẫn nhau. Từ sự quan sát các hiện tượng tự nhiên trong đời
sống thường ngày, người Việt Nam đã thấy được sự tác động qua lại giữa
các sự vật hiện tượng, có sự ràng buộc nhất định giữa chúng. Đó chính là

mối liên hệ phổ biến, sự vận động và phát triển không ngừng của thế giới tự
nhiên, xã hội.
Có cây mới có dây leo.
Có cột có kèo mới có đòn tay.
Hoặc là:
Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.
Có chí thì nên
Con hơn cha là nhà có phúc
Có đầu có duôi nuôi lâu cũng lớn.
Con mẹ đẻ con non
Trăng đến rằm thì tròn,sao đến tối thì sao mọc…

8


Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời ý nói mọi con người đều phải nổ
lực phấn đấu vươn lên mặc dù ông, bà cha, mẹ có để của lại thì miệng ăn núi
lỡ. nếu không chịu khó lao động thì ông bà cha mẹ có để lại cho cả núi vàng
ăn cũng hết. Nhưng có những người chịu khó lao động mặc dù cha mẹ
không để lại cho thứ gì nhưng cứ chịu khó, siêng năng, cần cù trong lao
động, nổ lực vượt khó vươn lên thì trở nên giàu có. “ có chí thì nên” ý nói
trong cuộc sống ai có chí hướng kiên trì mục tiêu mình đã chọn thì sẽ thành
công. “ Con hơn cha là nhà có phúc” ý nói theo quy luật ở đời bao giờ bố mẹ
cũng gửi gắm niềm tin của mình vào con, bố mẹ luôn mong muốn chúng ta
khôn lớn trưởng thành mà trong cuộc đời càng thành công hơn bố mẹ càng
tốt. Còn các câu sau nói lên sự phát triển của bản thân sự vật như là một tất
yếu khách quan
Đén bài 4: Nguồn gốc vân động phát triển cua sự vật
Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu
tranh với nhau.

Chân cứng đá mềm (mặt đối lập cứng- mềm)
Ba chìm bảy nỗi. (măt đối lập chìm- nỗi)
Xấu người đẹp nết. (mặt đối lập xấu- đẹp)
Được mùa cau đau mùa lúa. ( mặt đối lập Được- đau)
Xanh vỏ đỏ lòng (mặt đối lập xanh- đỏ)
Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.
( mặt đối lập không tiếc- tiếc công)
Các mặt đối lập này cũng tồn tại thống nhất với nhau trong một sự vật, hiện
tượng, làm nên thuộc tính cơ bản của sự vật hiện tượng.
Câu tục ngữ, ca dao nói về mâu thuẫn
Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Ở sao cho vừa lòng người
Ở rộng người cười ở hẹp người chê
Cao chê ngỏng thấp chê lùn
Béo chê béo chục, béo tròn
Gầy chê xương sống, xương xườn phô ra.
Những câu tục ngữ, ca dao trên đều nói lên mâu thuẫn là một chỉnh thể
thống nhất hai mặt đối lập này vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau, đấu
tranh với nhau vì nó lai mặt của một vấn đề cái này làm tiền đề cho cái kia,
thống nhất với nhau vì nó làm tiền đề tồn tại cho nhau.
Bài 5: Cách thức vân động và phát triển của sự vật hiện tượng.
9


- Khái niệm chất: Chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự
vật hiện tượng tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự

vật và hiện tượng khác.
- Khái niệm lượng: Dùng để chỉ những thuộc tính vốn của sự vật và hiên
tương biểu thị trình độ phát triển ( Cao, thấp), quy mô (lớn nhỏ), tốc độ vận
động (nhanh, chậm), số lượng (ít nhiều)… của sự vật và hiện tượng.
Mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng được tục ngữ thể hiện khá phong
phú và sinh động, tuy không phải dùng đến khái niệm “Chất, lượng, độ,
thuộc tính” như triết học. Phân biệt chất khác nhau được tạo nên bởi những
thuộc tính khác nhau:
“Chẳng chua cũng thể là chanh,
chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây”.
Chất khác nhau tạo ra những giá trị khác nhau:
“Trăng mờ còn tỏ hơn sao,
dẫu rằng núi nở còn cao hơn đồi”.
Không thể lấy lượng thay chất được dù rằng lượng đó gấp bao nhiêu lần:
“Trăm đom đóm không bằng bó đuốc,
trăm hòm chỉ chẳng đúc lên chuông”.
Chất bao giờ cũng được coi trọng hơn lượng.
“Quý hồ tinh bất quý hồ đa”,
“Văn hay chẳng lọ dài dòng”…
Có rất nhiều câu diễn tả sự thay đổi về lượng khi “vượt độ” sẽ dẫn đến sự
thay đổi về chất:
“Quá mù ra mưa”,
“Tốt quá hoá lốp”,
“Mèo già hoá cáo”,
“Góp gió thành bão,
góp cây nên rừng”,
“kiến tha lâu cũng đầy tổ”,
“ chín quá hóa nẫu
“Con giun xéo lắm cũng oằn.”
“Nắng lắm mưa nhiều,”

“Khổ trước, sướng sau”:
“Sướng trước, khổ sau”.
“Chẳng ai giàu ba họ
chẳng ai khó ba đời”.
“Tức nước vỡ bờ”.
Đặc biệt có câu thể hiện sự chuyển hoá lẫn nhau giữa khái niệm lượng và
khái niệm chất: ” Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Sang bài 5 phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
10


Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản
thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố của sự vật và hiện tượng
cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới.
Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu Cái mới ra đời bao giờ cũng tiến bộ
hơn cái cũ do nó kế thừa những yếu tố hợp lý, tiến bộ của cái cũ và loại bỏ
đi yếu tố lạc hậu của cái cũ.
Ví dụ như câu tục ngữ:
“Tre già măng mọc”
(nói đến nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân của sự vật
hiện tượng. Đó là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn, lượng đổi dẫn
đến chất đổi, cái mới ra đời thay thế cái cũ)
“ Hổ phụ sinh hổ tử”.
“Uống nước nhớ nguồn”,
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,
“Không thầy đố mày làm nên “, 
                                      “Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh”;
“Cha nào con nấy”,
“Giỏ nhà ai quai nhà nấy”.
(mỗi sự vật và hiện tượng trong quá trình phát triển đề có sự kế thừa những

yếu tố tích cực của cái cũa để phát triển cái mới). Ngược lại với phủ định
biện chứng là sự phủ định siêu hình là sự phủ định “ sạch trơn” không kế
thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ. Một số câu tục ngữ
nói về phủ định siêu hình là:
Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ
Có mới nới cũ
Có Trăng quên đèn
Có oẳn phụ xôi.
Được cá quên nơm
Vắt chanh bỏ vỏ.
Sang bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn
Nhận thức cảm tính: Là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực
tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng đem lại cho con người
hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng.
Ví dụ như:
Yêu nhau, yêu cả đường đi
Ghét nhau, ghét cả tông ti họ hàng.
Yêu nên đẹp; ghét nên xấu.
Những câu tục ngữ, ca dao trên yêu ghét chỉ dựa trên cảm nhận chủ quan
của người nhận xét chứ không dựa trên bất cứ đặc điểm nào.

11


Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức dựa trên các tài liệu do nhận thức
cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, tổng
hợp khái quát hóa… tìm ra bản chất quy luật của sự vật hiện tượng.
Ví dụ như:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Đường đi hay tối, nói dối hay cùng.

Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Hay học thì khôn hay làm thì có.
Những câu tục ngữ trên đã đi sâu vào nghiên cứu bản chất bên trong của mỗi
sự vật hiện tượng được nghiên cứu. Nên nó đã trở thành những bài học bổ
ích cho cuộc sống của con người.
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử
xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội.
Căn cứ vào thực tiễn sinh động mà người ta đã đúc rút ra những câu tục ngữ,
ca dao hay mang ý nghĩa nhân sinh quan sâu sắc, cũng như những tri thức về
lịch gieo trồng mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao trời nắng bay vừa trời dâm
Chớp đông nhay nháy, gà gáy trời mưa
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời gì ghẻ mà thương con chồng.
Thông qua hoạt động thực tiễn mà tác giả dân gian đã sáng tác nhiều câu tục
ngữ có giá trị về mọi lĩnh vực của xã hội.
Anh tưởng giếng nước sâu,
Anh nối sợi gầu dài,
Ai ngờ giếng nước cạn,
Anh tiếc hoài sợi dây.
(Nhận thức phải là một quá trình, đôi khi con người mắc phải sai lầm trong
nhận thức).
Học khôn học đến chết,
học nết học đến già;
Ông bảy mươi học ông bảy mốt.
(Người Việt quan niệm học là để làm người nên việc học tập phải xảy ra suốt
đời).
Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

(Quan niệm tiến bộ về nhận thức cho rằng, nếu chúng ta cần cù chịu khó,
miệt mài học tập sẽ hiểu biết được nhiều kiến thức).
Thánh cũng có khi nhầm.

12


(Người Việt quan niệm nhận thức của con người mang tính tương đối, do đó
không nên đánh giá con người một cách toàn bích).
Non cao cũng có người trèo,
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.
(Không có cái gì là con người không làm được).
Ai ơi đã quyết thi hành,
Đã đẵn thì vác cả cành lẫn cây.
(Khi đã làm thì kiên quyết không dao động, quyết làm cho bằng được).
Lên non mới biết non cao,
Lội sống mới biết sông nào cạn sâu.
(Trong nhận thức phải lấy thực tiễn làm thước đo chân lý).
Có thực mới vực được đạo
Có bột mới gột nên hồ.
(Quan niệm duy vật, tôn trọng thực tiễn, nhận thức phải dựa vào thực tiễn,
lấy thực tiễn làm thước đo chân lý).
Trăm hay không bằng tay quen;
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
(Mối quan hệ giữa thực tiễn và nhận thức, trong mối quan hệ đó, thực tiễn
đóng vai trò quyết định).
Học hay cày giỏi
(Mục đích của nhận thức là để phục vụ thực tiễn, trong nền nông nghiệp lúa
nước, học tập là để có tri thức ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp nhằm
nâng cao năng suất lao động).

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
(Nói về thứ tự tầm quan trọng của các yếu tố tham gia trong quá trình sản
xuất trong nền nông nghiệp lúa nước).
Muốn ăn cá cả, phải thả câu dài.
(Trong lao động sản xuất muốn nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải đầu
tư công cụ lao động).
Sang bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã
hội.
Trong phần con người là mục tiêu phát triển của xã hội chúng ta lưu ý văn
học dân đặc biệt là những câu chuyện cổ tích nổi tiếng ở Việt Nam đều khát
khao vươn đến một cuộc sống hạnh phúc. Các câu chuyện đều có một
nguyên mẫu là có áp bức có đấu tranh và các nhân vật hiền lành thật thà,
siêng năng, cần cù chịu khó đều được bụt, tiên giúp đở. Chúng ta có thể kể
đến một vài truyện tiêu biểu như truyện Cây Tre Trăm Đốt, Xọ Dừa, Tấm
Cám Thạch Sanh… Do điều kiện khuôn khổ bài viết tác giả chỉ trình bày
một câu truyện Cây Tre Trăm Đốt.

13


Ngày xưa, có một anh nông phu nhà rất nghèo, phải đi ở cho một phú ông.
Phú ông tính rất keo kiệt. Đối với kẻ ăn người ở, hắn có rất nhiều mánh khóe
để bòn công mà không phải trả thêm tiền. Trong nhà hắn có một cô con gái
chưa gả chồng. Thấy anh đầy tớ tuổi đã lớn mà chưa có vợ, hắn vờ vịt:
- Cứ cố làm việc đi con ạ! Lão sẽ gả con gái cho!
Vốn tính thật thà nên khi nghe lời đường mật của chủ, anh chàng bỗng nuôi
hy vọng làm rể phú ông. Từ đó, anh đổ sức ra làm việc không biết mệt. Trời
chưa sáng anh đã lội bì bõm ở ngoài đồng; cho đến tận khuya vẫn còn trần
lực xay lúa giã gạo, kéo trục, bện thừng, v.v... Bao nhiêu công việc của chủ
giao, dù khó khăn nặng nhọc thế nào, anh cũng không từ chối.

Phú ông thấy mưu mình đắt thì mừng lắm. Đứa con gái của lão đời nào lão
lại chịu gả cho hạng người như anh. Lão đã nhận lời gả cho con một nhà
giàu ở làng bên cạnh vừa mang trầu cau đến chạm ngõ.
Song để giấu anh, lão bắt mọi người phải giữ kín. Còn anh, anh vẫn không
nghi ngờ gì cả, vẫn quần quật làm việc và gửi gắm hy vọng vào ông chủ.
Lật đật mà ngày cưới của cô gái đã đến. Hôm ấy trong nhà phú ông người ta
bày bàn dọn ghế, giết lợn mổ gà tấp nập. Để cho anh đầy tớ khỏi sinh sự lôi
thôi làm lỡ cuộc vui của con mình, phú ông gọi anh đến và bảo:
- Con làm việc khá lắm, lão rất ưng ý. Hôm nay lão đã sửa soạn cỗ bàn rồi
đây. Nhưng mà con cũng phải có gì làm sính lễ mới được. Ta không đòi tiền
bạc ruộng vườn gì cả. Cứ lên rừng chọn cây tre nào có một trăm đốt chặt
mang về đây, lão sẽ cho làm lễ thành hôn. Nếu không có thì lão gả cho người
khác đấy!
Anh chàng đứng ngẩn người ra một lúc, nhưng sau đó người ta thấy anh cầm
rựa cắm cúi ra đi. Lên rừng, anh cố tìm những bụi tre cao rồi lách vào mà
chặt. Nhưng mỗi một cây tre ngả xuống là một lần anh thất vọng. Tre trông
cao ngất ngưởng là thế nhưng nhiều lắm cũng chỉ đến bốn mươi đốt là cùng.
Tuy vậy, anh vẫn không chịu nản. Anh lại luồn vào những nơi hiểm hóc có
những bụi tre già, và mặc cho gai tre tua tủa cào rách cả áo, toạc cả da, anh
vẫn không bận tâm, chỉ mong có một cây tre trăm đốt để mang về làm lễ
dâng lên bố vợ. Anh giơ cao rựa chặt lấy chặt để. Nhưng tất cả những cây
ngả xuống, đếm đi đếm lại cũng chỉ hơn những cây trước chừng dăm bảy đốt
là cùng. Buồn rầu quá đỗi, anh quẳng rựa xuống đất, ngồi khóc nức nở.

14


Tiếng khóc của anh vang động cả núi rừng. Nghe tiếng khóc, Bụt hiện lên
trước mặt, hỏi:
- Con là ai? Cớ sao lại ngồi đây mà khóc?

Anh gạt nước mắt kể lể sự tình cho Bụt nghe. Nghe đoạn, Bụt bảo:
- Con đừng khóc nữa. Hãy đi chặt lấy một trăm đốt tre mang về đây cho ta.
Anh nông phu lập tức làm theo lời Bụt dặn. Nhưng khi mang đủ một trăm
đốt tre về, thì anh lại khóc:
- Sao con lại khóc?
Anh trả lời Bụt:
- Phú ông bảo con chặt cây tre có một trăm đốt, chứ không phải chặt một
trăm đốt tre!
Bụt yên ủi, rồi bày cho anh sắp một trăm đốt tre lại thành một hàng và hô
mấy tiếng: - "Khắc nhập! Khắc nhập!". Anh làm theo lời thì màu nhiệm thay,
khi mấy tiếng hô vừa phát ra, anh đã thấy tất cả các đốt tre dính vào nhau
như là từ một cây sinh ra vậy. Hết sức mừng rỡ, anh vội chạy lại định mang
tre về, nhưng dù lấy hết gân sức, cũng không tài nào đỡ lên vai và quay trở
được. Loay hoay mãi, cuối cùng anh buông tre rồi ngồi phịch xuống đất
khóc. Bụt lại hỏi:
- Làm sao con lại khóc nữa?
- Cây tre dài quá, anh đáp. Con không làm sao mà đưa về nổi.
Bụt lại bảo anh hô lên mấy tiếng: - "Khắc xuất! Khắc xuất!". Anh vừa hô
xong thì cũng mầu nhiệm không kém gì lần trước, những đốt tre tự nhiên rời
ra ngay. Anh mừng quá, hết lời cảm ơn Bụt, rồi xếp tre làm hai bó, quảy ra
khỏi cửa rừng.
Anh về đến nhà, giữa lúc hai họ đang cỗ bàn linh đình, cô dâu chú rể sắp
bước vào lễ cưới. Anh lẳng lặng đặt gánh tre giữa sân rồi gọi phú ông ra
nhận sính lễ. Thấy các đốt tre, phú ông vội quát:
- Tao bảo mày chặt cho được một cây tre trăm đốt, chứ có phải chặt một
trăm đốt tre đâu! Rõ ngớ ngẩn!

15



Chẳng nói chẳng rằng, anh nông phu luôn miệng hô: - "Khắc nhập! Khắc
nhập!". Các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây
cao ngất nghểu. Phú ông tức mình chạy lại định lay cây tre cho nó rời ra,
nhưng những tiếng "khắc nhập" từ miệng anh hô có phép làm cả người phú
ông bỗng dính liền vào cây tre như là một đốt nối thêm vào vậy. Phú ông kêu
la ầm ỹ. Tiếng kêu oai oái làm cho hai họ hốt hoảng đổ ra sân. Chàng rể là
người đầu tiên chạy đến định gỡ cho hố vợ, nhưng hai tiếng "khắc nhập" của
anh nông phu lại làm cho người hắn dính liền vào cây và đội phú ông lên
đầu. Đến lượt ông thông gia đến gỡ con ra cũng bị dính vào nốt. Tiếp đó, họ
nhà trai nhà gái cứ mỗi người xông vào gỡ là một lần bị dính cứng vào tre.
Trong khi mọi người sợ xanh cả mắt thì anh đầy tớ vẫn bình thản đứng ở góc
sân để đợi phú ông trả lời. Cuối cùng, phú ông đành phải van lạy xin được
thả ra và hứa sẽ gả con gái cho anh, không dám nuốt lời nữa.
Bấy giờ anh chàng bèn hô lên mấy tiếng: - "Khắc xuất! Khắc xuất!". Lập
tức, phú ông và mọi người rời khỏi cây tre. Sau đó chàng rể cùng họ nhà trai
cắp gói ra về. Còn anh nông phu từ đó được vợ như mong ước.
Giáo viên đặt câu hỏi qua truyện Cây Tre Trăm Đốt tác giả dân gian đã gửi
gắm những ước mơ của mình như thế nào?
Như vậy chuyện Cây Tre Trăm Đốt đứng về phía người đầy tớ vì tin lời phú
ông hứa sẽ gã con gái cho, nên làm lụng vất vả chẳng quản ngày đêm sớm
tối để làm ra nhiều của cải cho nhà phú ông. Nhưng người phú ông đã lừa
người đày tớ đi chặt cây tre trăm đốt (Vì ở đời không bao giờ có cây tre trăm
đốt) để ở nhà gã con gái mình cho người phú hộ làng bên môn đăng hộ đối.
Do cảnh ngộ vất vả, đáng thương của anh đã được bụt giúp đở trừng trị
người phú ông và bắt phải giữ đúng lời hứa là gã con gái cho người đày tớ.
Câu truyện trên còn thể hiện khát vọng của nhân dân lao động chống lại giai
cấp thống trị trong xã hội xưa và giải phóng người lao động ra khỏi mọi ách
áp bức bóc lột.
2.3 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Đối với riêng bản thân tôi sau khi vận dụng sáng kiến vào giảng dạy nhận
thấy học sinh chăm học hơn, các em chú ý nghe giảng bài và xung phong lên
bảng nhiều hơn, có hứng thú với giờ học và môn học hơn. Kết quả cụ thể ở
năm học 2016- 2017 học sinh các lớp tôi dạy đã đạt kết quả như sau:
Lớp

Sỉ số

Tốt

%

Khá

%
16

TB

%

Yếu

%


10A

45


2

4.5

18

40

21

46.5

4

9

10B

43

1

2.3

17

39,5

20


46.5

5

11.7

10C

30

0

0

12

40

15

50

3

10

Kết quả cụ thể ở năm học 2017- 2018 học sinh các lớp tôi dạy đã đạt kết quả
như sau:
Lớp


Sỉ số

Tốt

%

Khá

%

TB

%

Yếu

%

10A

45

8

17.8

20

44,5


17

37,7

0

0

10B

43

6

14

19

44.2

18

41.8

0

0

10C


30

2

6.7

15

50

13

43,3

0

0

Đối với đồng nghiệp tôi đã mạnh dạn trao đổi sang kiến này và đã nhận
được sự quan tâm phản hồi tốt.
Đối với nhà trường: Chất lượng học sinh được nâng lên, học sinh có hứng
thú với việc học bộ môn.
III. Kết luận
3.1 Kết luận
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi đã đạt được trong quá trình giảng dạy
môn giáo dục công dân. Do điều kiện thời gian cũng như năng lực có hạn đề
tài chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong các đồng
nghiệp đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.
3.2 Đề Xuất: Tôi không có đề xuất gì.


Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thiệu Hóa ngày 23-5- 2018
Người viết sáng kiến

Nguyễn Ngọc Quân
17


Tài liệu tham khảo
1. Giáo dục công dân 10. Nhà xuất bản Giáo năm 2017.
2. Kho tàng truyên cổ tích Việt Nam. Nguyễn Đổng Chi NXB trẻ năm 2012.
3. Thần thoại Viêt Nam sưu tầm Phạm Hoàng Minh Việt Dũng Thu Nga.
Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin năm 2011.
4. Ca dao tục ngữ Việt Nam Nhà xuất bản Thời đại năm 2010.
5. Văn học dân gian Việt Nam. Đinh Gia Khánh. NXB giáo dục. Năm 2000.

18


Mục lục
I. Mở đầu ……………………………………………………………Trang 1
1.1 Lý do chọn đề tài………………………………………………...Trang 1
1.2 Mục đích nghiên cứu…………………………………………….Trang 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………Trang 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu………………………………………...Trang 1
II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận……………………………………………………..Trang 1
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm…...Trang 2
2.3 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường…..……………………………….Trang 15

III Kết luận………………………………………………………….Trang 16
t3.1 Kết luận………………………………………………………...Trang 16
3.2 Đề Xuất…………………………………………………………. Trang 16

19



×