Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Lựa chọn và áp dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh, nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.66 KB, 19 trang )

SKKN 2018 – 2019

Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn
MỤC LỤC

A. Đặt vấn đề
B.
Giải
quyết
vấn
2
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
1. Đặc điểm của tố chất sức mạnh
2. Phương pháp phát triển sức mạnh
3. Đặc điểm phát triển sức mạnh trong Nhảy cao kiểu "Nằm nghiêng"
II. Thực trạng của vấn đề
1. Giáo dục sức mạnh trong hệ thống GDTC trên thế giới và Việt Nam
2. Đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi học sinh với việc GD sức mạnh
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
1. Mục đích nghiên cứu
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Tổ chức nghiên cứu
IV. Kiểm nghiệm
1. Giải quyết nhiệm vụ 1
2. Giải quyết nhiệm vụ 2
C. Kết luận và đề xuất

2
đề
2


2
3
3
4
4
4
5
5
5
5
5
5
5
7
13

1. Kết luận

13

2. Đề xuất
D. Phụ lục
E. Tài liệu tham khảo
G. Danh mục chữ viết tắt

14
15
18
19


1


SKKN 2018 – 2019

Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn

A. Đặt vấn đề
TDTT là một hoạt động xã hội, ra đời cùng với sự hình thành xã hội loài
người. Nếu lao động sáng tạo loài người, lao động sáng tạo thế giới như Ănghen
đã nói, những hình thức rèn luyện thân thể cũng được phát sinh hình thành và
phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu giữ gìn sức khoẻ, góp phần phát triển sản xuất,
cải thiện đời sống, phát triển xã hội. Vì vậy cũng có thể coi GDTC là một trong
những hình thức giáo dục ra đời sớm nhất của xã hội loài người.
Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, công tác TDTT nói chung và GDTC trong nhà trường nói riêng cũng
được Đảng và Nhà nước quan tâm. Điều 41 của Hiến pháp nước CHXHCN Việt
Nam năm 1992 đã ghi: "Quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học".
Mục đích của GDTC trong các trường THPT là nâng cao sức khoẻ góp phần
thực hiện mục tiêu dạy và học, quản lý kinh tế, văn hoá xã hội, phát triển hài
hòa, có thể chất cường tráng, đáp ứng nhu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và có
khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động, sản xuất của nền kinh tế thị trường.
Một trong những nội dung cơ bản của chương trình GDTC là môn Điền
Kinh. Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và
phổ biến rộng rãi trên thế giới. Với nội dung rất phong phú và đa dạng kể cả
trong huấn luyện thể thao thi đấu ở các kì đại hội thể thao OLympic quốc tế và
trong đời sống văn hoá thể thao của nhân loại. Trong đó có nội dung Nhảy cao
kiểu “Nằm nghiêng”, đây là một môn thể thao hội tụ nhiều yếu tố đòi hỏi người
tập phải phát huy tối đa: Sức nhanh, sức mạnh, tốc độ, sức bền, ý chí, quyết tâm
cao, tâm lý và bản lĩnh vững vàng.

Qua thực tế giảng dạy, học tập và rèn luyện tại trường THPT, tôi nhận thấy
học sinh nói chung và Nữ học sinh nói riêng khi học môn Nhảy cao kiểu “Nằm
nghiêng” còn yếu về sức mạnh, làm ảnh hưởng rất lớn đến thành tích.
Với kiến thức được trang bị trong những năm công tác, học tập và rèn luyện
tại trường THPT, được sự quan tâm chỉ dẫn của tổ bộ môn, sự động viên giúp đỡ
của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, với sự mong muốn áp dụng những bài tập
đã được phân tích, lựa chọn để nâng cao thành tích cho Nữ học sinh trung học
phổ thông trong nhảy cao kiểu “Nằm Nghiêng” tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh
nghiệm: “Lựa chọn và áp dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh, nâng
cao thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cho Nữ học sinh trường trung học
phổ thông”.
B. Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
1. Đặc điểm của tố chất sức mạnh
1.1. Xác định khái niệm
Để xác định khái niệm tố chất thể lực người ta thường dùng cách đánh giá
chung. Sức mạnh được đo bằng lực kế cho thấy sức mạnh là khả năng sinh ra
lực cơ bằng nổ lực cơ bắp. Sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực
đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nổ lực của cơ bắp.
2


SKKN 2018 – 2019

Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn

- Cơ bắp có thể sinh ra lực trong những trường hợp sau:
+ Không thay đổi độ dài cơ (chế độ tĩnh)
+ Giảm độ dài cơ (chế độ khắc phục)
+ Tăng độ dài cơ (chế độ nhượng bộ)

Chế độ khắc phục và chế độ nhượng bộ hợp thành chế độ động lực. Trong
các chế độ hoạt động như vậy, cơ bắp sản ra các lực có giá trị khác nhau, chế độ
hoạt động của cơ là cơ sở phân biệt các lại sức mạnh cơ bản.
1.2. Sự phụ thuộc của sức mạnh vào điều kiện biểu hiện
- Năng lực hoạt động sức mạnh của cơ bắp phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Khả năng điều chỉnh và tự điều của hệ thần kinh.
+ Cấu trúc hoàn thiện của hệ thống cơ bắp như cấu trúc sợi cơ, độ đàn hồi
của cơ, bắp cơ.
+ Các phẩm chất về tâm lý, nổ lực ý chí, tinh thần.
+ Năng lực huy động nhanh chóng nguồn năng lượng thiếu 0xy.
+ Trình độ kỹ thuật thể thao, khả năng thực hiện hợp lý kỹ thuật.
2. Phương pháp phát triển sức mạnh
2.1. Cấu trúc phương pháp sử dụng lượng vận động nhằm giáo dục sức mạnh
tối đa.
Sức mạnh tối đa được biểu hiện sức mạnh lớn nhất mà lượng vận động phát
huy được nhờ co cơ tối đa. Mục đích của giáo dục sức mạnh tối đa là nhằm tạo
tiềm năng cho cơ thể tối đa trong thời gian ngắn nhất. Phương pháp tập luyện
chủ yếu là lặp lại và lặp lại có biến đổi.
2.2. Cấu trúc phương pháp sử dụng lượng vận động nhằm giáo dục sức mạnh
nhanh.
Sức mạnh nhanh là năng lực lượng vận động phát huy sức mạnh trong thời
gian ngắn nhất, co cơ cường độ cao nhất. Mục đích của giáo dục sức mạnh
nhanh là tạo tiềm năng cho phát huy sức mạnh với tốc độ vận động lớn.
2.3. Những đặc điểm giáo dục sức mạnh trong các môn thể thao có chu kỳ
Trong các môn thể thao có chu kỳ mà thời gian hoạt động tối đa dưới một
phút thì các quá trình yếm khí chiếm ưu thế. Nhiệm vụ là nâng cao khả năng
yếm khí. Đối với giáo dục sức mạnh trong hoạt động với cường độ cực đại, cận
cực đại, cường độ lớn, trung bình thì phải sử dụng rộng rãi các phương pháp lặp
lại nhiều lần các đợt, các bài tập bổ trợ có sự lựa chọn. Khi giáo dục sức mạnh
phải chú ý đến những đặc điểm cá biệt của người tập; trình độ, thể lực là khác

nhau trong từng vùng hoạt động khác nhau.
3. Đặc điểm phát triển sức mạnh trong Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”
3.1. Đặc điểm môn Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”
Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” là một môn trong Nhảy cao, thành tích phụ
thuộc rất nhiều vào sức mạnh. Với một quãng đường không dài nên cần phải giữ
được tốc độ chạy ở mức độ cao, ổn định đòi hỏi người tập phải có khả năng duy
trì các hoạt động, tuần hoàn ở mức độ tốt nhất. Đồng thời phải có hệ thần kinh
vững chắc với khả năng tâm lý ổn định, phẩm chất ý chí cao mới hoàn thành tốt

3


SKKN 2018 – 2019

Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn

được lượng vận động với công suất tối đa và đạt hiệu quả cao nhất như mong
muốn.
3.2. Đặc điểm sinh lý, sinh hoá trong Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”.
Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” tốc độ chạy được tăng dần từ chậm đến
nhanh, với cường độ như vậy cơ thể cũng có những thay đổi rất lớn. Hoạt động
của máu cũng có những thay đổi rõ rệt, số lượng máu tham gia vào tuần hoàn
tăng lên, hàm lượng Axít lắc tích giảm so với quá trình phân giải Glucoza ưa
khí, độ PH tăng làm mất cân bằng nội môi. Ngay sau khi bắt đầu vận động tần
số co bóp của tim tăng lên nhanh, tần số và độ sâu hô hấp cũng tăng.
3.3. Đặc điểm tập luyện phát triển sức mạnh trong nhảy cao kiểu “Nằm
nghiêng”.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục sức mạnh, Căn cứ
vào cơ sở sinh lý, sinh hoá và đặc điểm của môn Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”
có thể lựa chọn hệ thống các bài tập để phát triển sức mạnh cho người tập theo

các xu hướng dưới đây:
- Sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh yếm khí, sức mạnh chung
bằng phương pháp lặp lại nhiều lần liên tục theo trình độ người tập.
- Các bài tập rèn luyện tâm lý, ý trí nâng cao khả năng tuần hoàn, vận động
với việc thực hiện lặp lại các bài tập, với cường độ 80-85% năng lực tối đa của
người tập.
- Các bài tập lặp lại ở các cự ly ngắn với công suất tối đa thời gian nghĩ giữa
quãng tăng dần sau mỗi buổi tập.
- Các bài tập nâng cao khả năng cung cấp yếm khí, hoàn thiện chức năng
tuần hoàn, vận động với sự lặp lại các đoạn ngắn hơn tốc độ 95-100%.
- Các bài tập hoàn thiện cơ chế CP bằng việc lặp lại các cự ly thời gian
ngắn, quãng nghỉ đầy đủ, công suất tối đa.
II. Thực trạng của vấn đề
1. Giáo dục sức mạnh trong hệ thống GDTC trên thế giới và Việt Nam
GDTC là một quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hoàn
thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ
của con người. Để đạt được những mục tiêu của mình GDTC phải hoàn thiện ba
nhiệm vụ cơ bản là: Phát triển tố chất thể lực, hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo và
tăng cường sức khoẻ cho người tập.
Trong phát triển các tố chất vận động thì phát triển sức mạnh là một thử
thách đối với học sinh trong giai đoạn kinh tế - xã hội hiện nay. Với sự phát triển
khoa học, kỹ thuật và phương tiện đi lại của học sinh chủ yếu bằng xe máy, ô tô,
xe đạp điện và các phương tiện công cộng khác. Để phát triển thể lực cần sử
dụng những phương pháp hợp lý, những bài tập có hiệu quả để nâng cao sức
nhanh, sức mạnh tăng cường sức khoẻ cho học sinh trong quá trình nâng cao vị
thế của công tác GDTC.
2. Đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi học sinh với việc giáo dục sức mạnh
Tuổi học sinh chính quy trong các trường phổ thông thường dao động trong
khoảng 16 - 19 (tuổi). Ở lứa tuổi này hệ vận động; hệ tim mạch, hệ hô hấp của
4



SKKN 2018 – 2019

Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn

cơ thể đang phát triển mạnh. Về mặt tâm lý ở lứa tuổi này rất hiếu động, nghịch,
bắt trước, học đòi, ham chơi...mà rất lười vận động. Đặc biệt còn thích triết lý,
suy luận, trí tưởng tượng thì phong phú, khả năng ghi nhớ thì máy móc, thích
tìm tòi suy nghĩ giải quyết vấn đề theo cách riêng của bản thân. Nói tóm lại: các
hệ cơ quan trong cơ thể ở lứa tuổi này đang phát triển mạnh nên chú ý khi tham
gia các hoạt động thể lực với cường độ khác nhau, tùy theo nhiệm vụ của tập
luyện và thi đấu thể thao.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng ảnh hưởng của tố chất thể lực cơ
bản, trong đó có sức mạnh. Đối với Nữ học sinh trường THPT trong Nhảy cao
kiểu “Nằm nghiêng”, đề xuất một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh, lựa chọn
các bài tập phù hợp với Nữ học sinh trường THPT, áp dụng trong giờ học để
nhằm nâng cao thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cho đối tượng nghiên
cứu, góp phần nâng cao hiệu quả quá trình giảng dạy.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra của sáng kiến kinh nghiệm, tôi xác định hai
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Đánh giá thực trạng của việc sử dụng các bài tập trong giảng dạy Nhảy cao
kiểu “Nằm nghiêng” cho Nữ học sinh trường THPT.
- Nghiên cứu, ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh để nâng
cao thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cho Nữ học sinh trường THPT.
3. Phương pháp nghiên cứu
Muốn giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm tôi sử

dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp kiểm tra sư phạm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
4. Tổ chức nghiên cứu
4.1. Thời gian nghiên cứu
Tôi tiến hành nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm từ tháng 11 năm 2017 đến
tháng 04 năm 2018 và được chia làm 3 giai đoạn
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Các bài tập đã lựa chọn được vận dụng trên đối tượng Nữ học sinh trường
THPT.
4.3. Địa điểm nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm được viết tại trường THPT.
IV. Kiểm nghiệm
1. Giải quyết nhiệm vụ 1
"Đánh giá thực trạng của việc sử dụng các bài tập trong giảng dạy Nhảy cao
kiểu “Nằm nghiêng” cho Nữ học sinh trường THPT".
5


SKKN 2018 – 2019

Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn

1.1. Thực trạng, mức độ phát triển sức mạnh của Nữ học sinh trong việc sử
dụng các bài tập giảng dạy Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”.
Để nâng cao hiệu quả của tập luyện TDTT, Nữ học sinh trường THPT.
Trong đợt kiểm tra ban đầu năm học 2017 - 2018 của Nữ học sinh trường THPT

thì nhìn chung là sức mạnh còn yếu (kiểm tra sức mạnh thông qua test Nhảy cao
kiểu “Nằm nghiêng”, kết quả Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” của Nữ học sinh
trường THPT trung bình: Nhóm thực nghiệm 0,79 ± 0,077; Nhóm đối chứng
0,81 ± 0,084. Với kết quả này, sức mạnh của Nữ học sinh trường THPT chỉ
xếp loại yếu. Trong kiểm tra 64 Nữ học sinh, không có học sinh xếp loại
giỏi, loại khá 25 học sinh: (Chiếm 39%), loại trung bình 16 học sinh: (Chiếm
25%), loại yếu 23 học sinh: (Chiếm 36%).
Qua kết quả kiểm tra ban đầu, khảo sát cho thấy năng lực sức mạnh của Nữ
học sinh lớp 10A2 trường THPT mới ở mức yếu, sức mạnh chưa phát triển
tương ứng với các tố chất thể lực khác nên thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm
nghiêng” thấp. Do vậy cần phải phát triển sức mạnh để nâng cao thành tích, vì
sức mạnh ảnh hưởng lớn đến thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”.
1.2. Những thực trạng hạn chế phát triển sức mạnh của Nữ học sinh trường
THPT trong việc sử dụng các bài tập cho giảng dạy Nhảy cao kiểu “Nằm
nghiêng”.
Theo nghiên cứu của tôi, có những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát
triển chưa tương xứng của tố chất sức mạnh trong Nữ học sinh trường THPT.
Thứ nhất Nữ học sinh trường THPT tuần tập 2 buổi, kỹ thuật động tác chưa
đúng hoàn toàn, phong trào tập luyện phát triển sức mạnh trong học sinh chưa
thực sự được phổ biến rộng rãi. Theo quan sát thường ngày trên sân vận động
trường THPT số lượng học sinh tập luyện phát triển sức mạnh rất ít.
Thứ hai các lớp hầu như không ai quan tâm đến phong trào luyện tập TDTT.
Một đến vài năm trường mới tổ chức giải Điền Kinh, nhưng hầu hết các học sinh
không tham gia, số tham gia rất ít, có chẳng qua chỉ vài học sinh tham gia tập
luyện để đi thi học sinh giỏi, dẫn đến sự ảnh hưởng phong trào một phần bị giảm
sút.
Về mặt tâm lý; Do không có phong trào tập luyện thường xuyên nên học
sinh rất ngại đi tập cá nhân, mà chỉ có ít học sinh đi tập khi gần đến kỳ thi, các
học sinh có thể tập hợp các nhóm đi tập ngoài giờ các môn Bóng Chuyền, Bóng
Đá, Bóng Rổ, Cầu Lông, Đá Cầu ít học sinh đi tập ngoài giờ môn Nhảy cao kiểu

“Nằm nghiêng” để phát triển sức mạnh.
Theo dõi những học sinh Nữ tập môn Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” dường
như không có, có chỉ một vài người. Thống kê sổ đầu bài nhận thấy, số buổi
nghỉ học chính khóa môn Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” của Nữ học sinh tương
đối nhiều.
Với thực trạng trên, việc tổ chức tập luyện nghiêm túc để phát triển tố chất
sức mạnh cho Nữ học sinh trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết.Bên
cạnh đó các tố chất thể lực cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành tích Nhảy cao kiểu
“Nằm nghiêng”, đặc biệt là tố chất sức mạnh, đây là tố chất mà khả năng của
6


SKKN 2018 – 2019

Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn

con người hoàn thành những hoạt động vận động trong khoảng thời gian ngắn
nhất. Đối với sức mạnh phụ thuộc vào sự căng cơ, lực tác dụng và hoạt động của
hệ thần kinh, còn với sức nhanh thì phụ thuộc vào độ dài của bước chạy, cụ thể
là phụ thuộc vào độ dài của 2 chân và bước đạp sau. Chính vì vậy muốn phát
huy được thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cần phải có sự phối hợp tổng
hợp các yếu tố thể lực, tùy từng nội dung mà yếu tố thể lực nào giữ vai trò quan
trọng.
2. Giải quyết nhiệm vụ 2
"Nghiên cứu, ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh để nâng
cao thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cho Nữ học sinh trường THPT".
2.1. Những căn cứ để lựa chọn bài tập
Trên cơ sở tổng hợp và lý luận, cũng như thực trạng môn học Nhảy cao kiểu
“Nằm nghiêng” của Nữ học sinh trường THPT đã trình bầy ở phần trước tôi xác
định khi xây dựng bài tập phát triển thành tích cho đối tượng nghiên cứu cần

phải dựa vào những căn cứ sau:
- Các bài tập được xây dựng phải có nội dung và hình thức phù hợp với mục
đích, nhiệm vụ của quá trình giảng dạy - huấn luyện.
- Các bài tập được sử dụng một cách thích hợp để phát triển các tiền đề thành
tích cần thiết cho học sinh, khả năng chịu đựng lượng vận động phải được nâng cao
một cách liên tục.
- Bài tập cần xây dựng trên cơ sở đặc điểm trình độ, cũng như điều kiện
trang thiết bị tập luyện của đối tượng tập giảng dạy - huấn luyện.
2.2. Lựa chọn một số bài tập để nâng cao thành tích trong môn Nhảy cao kiểu “Nằm
nghiêng”.
2.2.1. Xây dựng nội dung bài tập
Dựa trên cơ sở sinh lý và lý luận chuyên nghành tôi đề ra một số bài tập
nhằm phát triển sức mạnh cho Nữ học sinh trường THPT. Nhưng với điều kiện
cơ sở vật chất trong trường THPT chưa thể áp dụng rộng rãi được. Do đó tôi đưa
ra 8 bài tập giúp cho việc phát triển sức mạnh nhằm nâng cao hiệu qủa Nhảy cao
kiểu “Nằm nghiêng” (Bảng: 1).
Bảng 1: Khối lượng và cường độ một số bài tập phát triển sức mạnh
Mục đích Phương
TT
Nội dung
Khối lượng Cường độ
phát triển
pháp
Lặp lại với 2 - 3(lần)
Ngồi xổm trên một chân Sức mạnh
1
quãng nghỉ 40 - 60
30 giây (lần)
của chân
Lớn

đầy đủ
(giây)
Sức mạnh Lặp lại
4(lần)
2
Bật cóc 30m (lần)
của 2 chân nghỉ 3 phút
60m
Cực đại
Sức mạnh Lặp lại
Chạy đạp sau 30 m
4(lần)
3
và sức nghỉ giữa 2
(lần)
90 (giây)
Cực đại
nhanh
phút
4 Đứng lên ngồi xuống có Sức mạnh Lặp lại
4(lần)
mang trọng vật khoảng
nghỉ quãng 90 (giây)
Cực đại
7


SKKN 2018 – 2019
5 kg (Nữ) 30 giây (lần)
5


Nằm sấp chống đẩy 10 Sức mạnh
lần/ lượt
của tay

6

Bật xa tại chỗ mỗi tổ 5
Sức mạnh
(lần)
của chân

Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn
giữa 3 phút
Lặp lại
2(lượt)
nghỉ giữa
20 (lần)
1 phút
Lặp lại với tổng số 10
quãng nghỉ lần bài tập
2 phút
(2 tổ)
Lặp lại với
quãng nghỉ 4 - 5 tổ/buổi
dài

Cực đại
Cực đại


Sức mạnh
Nhỏ trung
Bật nhảy co gối trên cát
7
nhóm cơ
bình 3030 giây (lần)
chân
75%
Sức bền và
Lặp lại với
khả năng
8
Nhảy dây 3 phút (lần)
quãng nghỉ 2 - 3 tổ/buổi
phối hợp
trung bình
đầy đủ
vận động
2.2.2. Lựa chọn, áp dụng một số bài tập sức mạnh nhằm nâng cao thành tích
Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”.
Lựa chọn và áp dụng một số bài tập mà tôi đề ra ở trên, do đó tôi đã lựa
chọn một số bài tập để áp dụng cho việc phát triển sức mạnh nhằm nâng cao
hiệu quả Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”. Trên cơ sở kết quả phỏng vấn hình
thức các bài tập thu được và các nguồn tư liệu khác nhau, do cơ sở vật chất kỹ
thuật của nhà trường và trình độ của các em còn hạn chế, cũng như ý kiến của
chuyên gia, tôi tiến hành lựa chọn một số bài tập phát triển thành tích Nhảy cao
kiểu “Nằm nghiêng” cho Nữ học sinh (Bảng : 2). Kết quả thu được chỉ có 6/12
nhóm hình thức các bài tập được lựa chọn sử dụng để nâng cao thành tích cho
đối tượng nghiên cứu, đó là các bài tập (1, 2, 3, 4, 5).
Bảng 2: Một số bài tập phát triển sức mạnh để nâng cao thành tích Nhảy cao

kiểu “Nằm nghiêng”.
Mục đích
Phương
TT
Nội dung
Khối lượng Cường độ
phát triển
pháp
Tại chỗ tập đánh
Lặp lại với
2 - 3 lần
Sức mạnh
1
tay luôn phiên
quãng nghỉ
50 - 60
của tay
Cận cực đại
30giây (lần)
ngắn
(giây)
Sức mạnh
Lò cò một chân
Lặp lại nghỉ
4 lần
2
và sức
30m (lần)
giữa 2 phút
90(m)

Cực đại
nhanh
Sức mạnh Lặp lại nghỉ 3
4 lần
3
Bật cóc 30m (lần)
của 2 chân
phút
60m
Cực đại
Bật nhảy tại chỗ Sức mạnh
Lặp lại quãng
3 lần
4 đổi chân liên tục 30 và sức
nghỉ ngắn
40 (giây)
Cực đại
giây (lần)
nhanh
5
Bật nhảy bằng 2 Sức mạnh Lặp lại quãng
3 lần
chân 30 giây (lần) và sức
nghỉ 2 phút 60 (giây)
Cực đại
8


SKKN 2018 – 2019


Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn
nhanh

Để lựa chọn, áp dụng một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao
thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”. Ngoài căn cứ vào đặc điểm sức mạnh
trong Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” và thực trạng sức mạnh của Nữ học sinh.
Tôi còn căn cứ vào kết quả tham khảo ý kiến của các chuyên gia bằng phương
pháp phỏng vấn qua phiếu.
2.2.3. Phương pháp tập luyện
- Vận dụng các phương pháp tập luyện thường xuyên được sử dụng trong
giảng dạy và huấn luyện; Phương pháp lặp lại và phương pháp lặp lại có biến
đổi.
- Thời lượng vận dụng cho nhóm thực nghiệm (Bảng: 3)
+ Số tuần áp dụng các bài tập: 14 tuần.
+ Số buổi tập 1 buổi/tuần: 14 buổi.
+ Mỗi buổi tập thời gian: 45 phút.
- Lượng vận động trong 14 buổi tập: Phân chia làm 3 giai đoạn.
+ Giai đoạn I: Những bài tập biến đổi (5 buổi) với khối lượng tương đối
cao, cường độ lớn.
+ Giai đoạn II: (5 buổi) giữ nguyên khối lượng như giai đoạn I, cường độ
cận cực đại.
+ Giai đoạn III: (4 buổi) khối lượng giảm so với giai đoạn I và II nhưng
cường độ cực đại.
Bảng 3: Phân phối các bài tập
Buổi
1
2
3
4
5

6
7

Bài tập
3+1
3+5
3+6
4+1
2+1
5+6
3+4

Buổi
8
9
10
11
12
13
14

Bài tập
5+3
6+4
4+1
5+4
6+1
3+2
2+4


Qua (bảng: 3) ta thấy:
- Để tập luyện hiệu quả, tôi phân 32 học sinh trong nhóm thực nghiệm thành
3 tổ dựa vào năng lực chuyên môn của các em.
+ Tổ 1: Các học sinh có thành tích kiểm tra ban đầu từ 0,85 (m) đến 0,90 (m)
gồm: 10 học sinh
+ Tổ 2: Các học sinh có thành tích từ 0,80 (m ) gồm: 11 học sinh
+ Tổ 3: Các học sinh có thành tích nhỏ hơn 0,80 (m) gồm: 11 học sinh.
Trong các buổi tập, mỗi tổ thực hiện theo yêu cầu riêng về lượng vận động
(khối lượng và cường độ thích hợp).
2.3. Hiệu quả của các bài tập đó

9


SKKN 2018 – 2019

Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn

Để đánh giá kết quả thuận lợi tôi kiểm tra thành tích trước và sau thực
nghiệm của 6 bài tập đã lựa chọn với Nữ học sinh trường THPT đã cho kết quả:
(Bảng: 4)
Bảng 4: Thành tích trung bình của 6 bài tập trước và sau thực nghiệm
Chênh lệch
Sau thực
Trước thực
thành tích
nghiệm
nghiệm
Nội dung
X −X

B

Tại chỗ tập đánh tay 30giây (lần)
Ngồi xổm trên một chân 30 giây
(lần)
Lò cò một chân 30m (lần)
Bật cóc 30m (lần)
Bật nhảy tại chỗ đổi chân liên tục 30
giây (lần)
Bật nhảy bằng 2 chân (1 chân) với 2
tay vào vật chuẩn trên cao 30 giây
(lần)

94,8

114,7

19,9

5,9

12,1

6,2

34,3

31,1

-3,2


35,3

32,6

-2,7

71,4

77,0

5,6

24,5

26,7

2,2

A

Nhìn vào bảng 4 ta thấy thành tích trung bình của 6 bài tập sau 14 tuần tập
luyện đều tăng đáng kể, riêng bài tập 3 và 4 chênh lệch thành tích Âm, số lần
giảm thành tích tăng lên rõ dệt.
- Đối với bài tập tại chỗ tập đánh tay luôn phiên trước thực nghiệm thành
tích trung bình là 94,8 (lần), sau thực nghiệm là 114,7 (lần), tăng 19,9 (lần).
Điều này nói lên sự khác biệt giữa 2 số trung bình trước và sau thực nghiệm là
đáng kể. Số 19,9 (lần) đánh giá sự tăng trung bình trước và sau thực nghiệm, đây
là kết qủa của báo hiệu sự tăng về số lượng dẫn đến tăng về sức mạnh của người
tập.

- Đối với bài tập đứng lên, ngồi xuống bằng 1 chân trước thực nghiệm thành
tích trung bình là 5,9 (lần), sau thực nghiệm đã lên tới 12,1 (lần), tăng 6,2 (lần).
Nói lên sự khác biệt giữa 2 số trung bình trước và sau thực nghiệm là đáng kể,
điều đó chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của các bài tập đến thành tích Nhảy cao
kiểu “Nằm nghiêng”.
- Bài tập lò cò 1 chân trước thực nghiệm là 34,3 (lần), sau thực nghiệm là
31,1 (lần), giảm (-3,2) (lần). Điều này nói lên sự khác biệt giữa 2 số trung bình
trước và sau thực nghiệm.
- Đối với bài tập bật cóc trước thực nghiệm là 35,3 (lần), sau thực nghiệm
là 32,6 (lần), giảm (-2,7) (lần). Nói lên sự phát triển thành tích, sức mạnh của
người tập trước và sau thực nghiệm.

10


SKKN 2018 – 2019

Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn

Số Âm biểu hiện số lượng cái giảm, phát huy sức mạnh và thành tích của
người tập sau 14 tuần tập luyện.
- Đối với bài tập bật nhảy tại chỗ bằng một chân, thành tích trung bình trước
thực nghiệm là 71,4 (lần), sau thực nghiệm là 77,0 (lần) tăng 5,6 (lần). Kết quả
nhận được nói lên sự khác biệt thành tích trung bình của 2 số trước thực nghiệm
và sau thực nghiệm là đáng kể. Số 5,6 (lần) nói đến mức độ chênh lệch thành
tích trung bình và đánh giá mức độ ảnh hưởng của bài tập tới sức mạnh của
người tập.
- Đối với bài tập bật nhảy bằng 2 chân với vật chuẩn trên cao thành tích
trung bình trước thực nghiệm là 24,5 (lần), sau thực nghiệm là 26,7 (lần) tăng
2,2 (lần). Mức độ chênh lệch thành tích với số lượng 2,2 (lần) đánh giá sự khác

biệt 2 số trung bình trước và sau thực nghiệm, điều đó nói lên mức độ phát triển
của bài tập là đáng kể. Các bài tập này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả Nhảy cao
kiểu “Nằm nghiêng” của người tập.
2.4. Kết quả tập luyện
- Nhóm thực nghiệm gồm 32 học sinh Nữ lớp 10A1
- Nhóm đối chứng gồm 32 học sinh Nữ lớp 10A2
Nội dung tập:
+ Nhóm thực nghiệm tập theo chương trình tôi lựa chọn đã nêu.
+ Nhóm đối chứng tập theo phương pháp truyền thống.
- Kiểm tra thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” trước khi thực nghiệm
(Bảng: 5)
Bảng 5: Kết quả kiểm tra Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” của 2 nhóm trước
thực nghiệm
So sánh
Nhóm thực
Nhóm đối
nghiệm
Nội dung
chứng
T
P
Nhảy cao kiểu “Nằm
0,79 ± 0,077 0,81 ± 0,084 0,02
1
> 0,05
nghiêng” (mét)
Nhóm thực nghiệm: Thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” trung bình
0,79 ± 0,077. Trong 32 học sinh; Không có học sinh nào đạt thành tích lớn hơn
hoặc bằng 1,00 (m); 10 học sinh đạt thành tích từ 0,85 (m) đến 0,90 (m); 11 học
sinh có thành tích 0,80 (m); 11 học sinh có thành tích nhỏ hơn 0,80 (m). Và có

khoảng tin cậy của số trung bình cộng là 0,76 (m) đến 0,82 (m).
Nhóm đối chứng: Thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” trung bình đạt
0,81 ± 0,084. Trong 32 học sinh; Không có học sinh nào đạt thành tích lớn hơn
hoặc bằng 1,00 (m); có 15 học sinh thành tích đạt từ 0,85 (m) đến 0,90 (m); 5
học sinh đạt thành tích từ 0,80 (m); 12 học sinh có thành tích nhỏ hơn 0,80 (m).
Và có khoảng tin cậy của số trung bình cộng là 0,78 (m) đến 0,84 (m).
Qua kiểm tra thành tích ban đầu cho thấy:

11


SKKN 2018 – 2019

Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn

Sự khác biệt về thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” giữa 2 nhóm thực
nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm là không có ý nghĩa thống kê khi
T(tính) = 1 < T(bảng) = 2 và P > 0,05. Chênh lệch thành tích là 0,02.
Kết quả trên chứng tỏ rằng thành tích ban đầu của 2 nhóm trước thực
nghiệm là tương đương nhau không có sự khác biệt giữa 2 nhóm học sinh,
không có ý nghĩa thống kê.
- Kết quả của 2 nhóm trước và sau thực nghiệm (Bảng: 6)
Bảng 6: Thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” của 2 nhóm trước và sau
thực nghiệm
Nhóm thực nghiệm: Nữ học sinh 10A1
Trước thực
So sánh
Sau thực
nghiệm
Nội dung

nghiệm
T
P
Nhảy cao kiểu
“Nằm nghiêng”
(mét)

Nội dung

XB − XA

0,79 ± 0,077

0,93 ± 0,089

0,14

7

Nhóm đối chứng: Nữ học sinh 10A2
Trước thực
So sánh
Sau thực
nghiệm
nghiệm
T

XB − XA

Nhảy cao kiểu

“Nằm nghiêng”
(mét)

0,81 ± 0,084

0,86 ± 0,071

0,05

2,5

< 0,05

P
< 0,05

Nhóm thực nghiệm: Sau 14 tuần tập, thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm
nghiêng” tăng trung bình của nhóm thực nghiệm là 0,14 (m) và có ý nghĩa khi
T(tính) = 7 > T(bảng) = 2 và P < 0,05 có thể đại diện được tổng thể (khi ε =
0,009 < 0,05).
Nhóm đối chứng: Sau 14 tuần tập luyện, thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm
nghiêng” cũng tăng trung bình là 0,05 (m). Sự tăng thành tích Nhảy cao kiểu
“Nằm nghiêng” của nhóm đối chứng sau khi thực nghiệm có sự khác biệt giữa
2 số trung bình là có ý nghĩa thống kê khi T(tính) = 2,5 > T(bảng) = 2 và P <
0,05 có thể đại diện được cho tổng thể ( khi ε = 0,008 < 0,05).
Tóm lại: Thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” của 2 nhóm sau thực
nghiệm là có sự khác biệt giữa 2 số trung bình. Thành tích sau tăng so với trước,
nhưng thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn thành tích của nhóm đối chứng
sau thực nghiệm là do nhóm thực nghiệm áp dụng các bài tập có sự chọn lọc còn
nhóm đối chứng tập luyện theo phương pháp thông thường truyền thống.


12


SKKN 2018 – 2019

Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn

* So sánh kết quả của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực
nghiệm qua (Bảng 7).
Bảng 7: Kết quả Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” của 2 nhóm sau thực nghiệm.
Nhóm thực
Nhóm đối
So sánh
nghiệm
chứng
Nội dung
T
p

XB − XA

Nhảy cao
kiểu “Nằm
nghiêng”
(mét)

0,93 ± 0,089

0,86 ± 0,071


0,07

3,5

< 0,05

Nhóm thực nghiệm có khoảng tin cậy của số trung bình cộng là 0,90 (m)
đến 0,96 (m).
Nhóm đối chứng có khoảng tin cậy của số trung bình cộng là 0,83 (m) đến
0,89 (m).
So sánh kết quả thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” sau thực nghiệm
của 2 nhóm cho thấy T(tính) = 3,5 > T(bảng) = 2 ở ngưỡng sắc suất P < 0,05 Sự
chênh lệch thành tích của 2 nhóm sau thực nghiệm là có ý nghĩa và có thể đại
diện được cho tổng thể.
Như vậy sau 14 tuần tập luyện với những bài tập đặc thù có chọn lọc, sức
mạnh trong Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” của Nữ học sinh Trường THPT đã
được tăng lên một bước đáng kể. Tuy nhiên thành tích của nhóm thực nghiệm tốt
hơn rõ dệt so với nhóm đối chứng là do có sự lựa chọn và áp dụng các bài tập.
Với bước đầu vận dụng có thể khẳng định các bài tập được chọn lọc là khá
phù hợp và có hiệu quả để nâng cao nâng lực sức mạnh cho Nữ học sinh trường
THPT và tăng đáng kể thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cho Nữ học
sinh.
C. Kết luận và đề xuất
1. Kết luận
Sau thời gian tham khảo và phân tích tài liệu căn cứ vào những kết quả cùng
với sự góp ý của các thầy cô giáo, đồng nghiệp. Tôi đã rút ra được một số kết
luận sau
- Thực trạng sức mạnh của nữ học sinh trường THPT còn yếu. Việc lựa
chọn các bài tập tiêu biểu áp dụng trong tập luyện để nâng cao chất lượng giảng

dạy trong quá trình đào tạo là hoàn toàn cần thiết.
- Quá trình nghiên cứu tôi đã xác định được 6 bài tập để tập luyện nâng cao
sức mạnh cho Nữ học sinh trường THPT trong Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”
13


SKKN 2018 – 2019

Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn

đó là: Bài tập 1, 2, 3, 4, 5. Các bài tập đều có ý nghĩa và tác dụng ngang nhau
trong đó có bài tập 2 và 3 có ý nghĩa quan trọng nhất.
- Những bài tập mà tôi đã lựa chọn và ứng dụng có ảnh hưởng tích cực tới hiệu
quả trong việc giảng dạy và huấn luyện nhằm phát triển sức mạnh cho Nữ học sinh
trường THPT. Sau 14 tuần tập luyện thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”
của nhóm thực nghiệm tăng hơn hẳn nhóm đối chứng có sự khác biệt và có ý nghĩa
thống kê khi T(tính) = 3,5 > T (bảng) = 2 ở ngưỡng sác suất P < 0,05
2. Kiến nghị, đề xuất
Qua việc viết sáng kiến kinh nghiệm xuất phát từ suy nghĩ của bản thân để
nâng cao hiệu quả chương trình GDTC tôi có một số đề xuất sau:
- Học sinh nói chung và học sinh Nữ nói riêng cần được cung cấp đủ kiến
thức để hiểu rõ hơn về vai trò vị trí của rèn luyện sức mạnh trong tập luyện
TDTT. Trong tập luyện môn sức mạnh cần phân nhóm theo trình độ thể lực để
áp dụng lượng vận động thích hợp với tường loại đối tượng mới nâng cao được
hiệu quả của giảng dạy và thành tích thể thao.
- Các bài tập mà tôi lựa chọn trong sáng kiến kinh nghiệm được tiếp tục
nghiên cứu, vận dụng thích hợp trong giảng dạy cho học sinh các khóa tiếp theo
để nâng cao chất lượng môn học.
- Cần có tổ chức các hình thức phong phú để thu hút đông đảo học sinh
tham gia rèn luyện thân thể, bảo vệ và nâng cao sức khỏc góp phần nâng cao

hiệu quả của GDTC./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Quan Sơn, ngày 29 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan bản SKKN trên là do
tôi viết không copy của người khác
Tác giả

Lê Phú Sơn

14


SKKN 2018 – 2019

Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn

PHỤ LỤC
Kết quả Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” của Nữ học sinh lớp 10A1 và 10A2
trước và sau thực nghiệm.
Phụ lục 1: Nhóm thực nghiệm lớp 10A1
Thành tích nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”
(mét)
STT
Họ và tên
Trước thực
Sau thực
Chênh lệch
nghiệm

nghiệm
thành tích
Hà Thị Ánh
01
0,80
0,95
0,15
Hà Việt Chinh
02
0,75
0,90
0,25
Lương Thị Chinh
03
0,75
0,85
0,15
Vi Thị Doanh
04
0,85
0,95
0,1
Hà Thị Doanh
05
0,80
1,00
0,2
Lò Thu Hà
06
0,80

0,90
0,1
Lương Thị Hà
07
0,75
0,95
0,2
Lò Thị Hoa
08
0,70
0,85
0,15
Lộc Thúy Hồng
09
0,90
1,00
0,1
Lương Văn Hưng
10
0,75
1,05
0,3
Hà Thị Khiêm
11
0,80
0,95
0,15
Ngân Thị Linh
12
0,80

0,90
0,1

Nguyễn
Kiều
Linh
13
0,80
0,90
0,1
Hà Khánh Linh
14
0,65
0,80
0,15
Vi Văn Lợi
15
0,85
1,00
0,15
Ngân Văn Luyệt
16
0,90
0,95
0,05
Vi Thị Minh
17
0,65
0,80
0,15

Vi Thị Mơ
18
0,80
0,85
0,05
Lương Thị Phương
19
0,90
0,95
0,05
Lữ
Minh
Quân
20
0,75
0,85
0,1
Hà Văn Quân
21
0,70
0,85
0,15
Hà Văn Quý
22
0,75
0,95
0,2
Hà Tố Quyên
23
0,85

0,95
0,1
Lư¬ơng Hoàng Sơn
24
0,80
0,90
0,1
Lò Thị Thanh
25
0,75
0,85
0,1
Lê Thị Bích Thảo
26
0,80
0,85
0,05
Hà Văn Thiệp
27
0,75
0,90
0,15
Hà Minh Thiết
28
0,80
0,95
0,15
Vi Thị Thoa
29
0,85

1,00
0,15
Hà Minh Thống
30
0,90
1,00
0,1
Ngân Thị Minh Thư
31
0,80
0,95
0,15
15


SKKN 2018 – 2019
32

STT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

Hà Kiều Trang

Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn
0,75

0,90

0,15


Phụ lục 2: Nhóm đối chứng lớp 10A2
Thành tích nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”
(mét)
Họ và tên
Trước thực
Sau thực
Chênh lệch
nghiệm
nghiệm
thành tích
Lê Văn Anh
0,85
1,00
0,15
Lò Thị Chai
0,70
0,95
0,25
Hà Thị Châm
0,75
0,85
0,1
Vi Thị Chúc
0,75
0,90
0,15
Lương Văn Diệp
0,70
0,95

0,25
Vi Thị Dung
0,85
0,90
0,05
Vi Văn Duy
0,80
1,05
0,25
Lữ Văn Điệu
0,85
0,95
0,1
Hà Văn Định
0,95
1,00
0,05
Hà Văn Định
0,80
0,85
0,05
Lò Văn Đồng
0,80
0,80
0
Vi Nguyễn Anh Đức
0,85
1,05
0,2
Trần Thị Hà

0,90
0,95
0,05
Lữ Văn Hận
0,70
0,95
0,25
Vi Thị Hiền
0,80
0,90
0,1
Hà Văn Hiếu
0,95
1,00
0,05
Lò Thị Hiếu
0,75
0,80
0,05
Hà Văn Hiếu
0,75
0,80
0,05
Hà Thị Hồng
0,95
0,95
0
Hà Văn Hư¬ng
0,90
0,90

0
Hà Văn Huy
0,85
1,05
0,2
Hà Thanh Huy
0,85
0,85
0
Hà Thị Kiệm
0,75
0,85
0,1
Hà Tuấn Kiệt
0,90
0,95
0,05
Vi Văn Nam
0,75
0,85
0,1
Vi Văn Nam
0,85
0,90
0,05
Vi Thị Thu Nương
0,70
0,85
0,15
Hà Thị Phượng

0,65
0,80
0,15
Mạc Thị Như Quỳnh
0,85
0,95
0,1
Vi Văn Tâm
0,75
1,00
0,25
Vi Văn Thắng
0,85
0,90
005
Lò Thị Hồng Thiêu
0,80
0,85
0,05

16


SKKN 2018 – 2019

Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn

Phụ lục 3: Thang điểm môn điền kinh
Thành tích
Thành tích

Nam
Nữ
(mét)
(mét)
Nội dung
Nhảy cao kiểu
Nhảy cao
“Nằm
kiểu “Nằm
nghiêng"
nghiêng"
Không thực hiện được kỹ thuật và
không đạt được thành tích tối
< 0,80
< 0,60
thiểu.
Thực hiện không đúng kỹ thuật
giai đoạn trên không.
0,95
0,80
Thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật
giai đoạn trên không.
0,95
0,80
Thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật
(cả bốn giai đoạn).
1,05
0,85
Thực hiện đúng kỹ thuật (cả bốn
giai đoạn).

1,20
1,00

Điểm

1-2
3-4
5-6
7-8
9 - 10

17


SKKN 2018 – 2019

Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị 36CT -TW của BCH TW Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn
mới. Hà Nội ngày 24-03-1994.
2. Điền Kinh. NXB TDTT. Hà Nội năm 2000.
3. Điền Kinh và thể dục (Tài liệu giảng dạy trong các trường đại học và chuyên
nghiệp) PGS.TS: Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Ngọc Đông, NXB TDTT. Hà Nội
Năm 1988.
4. Thực trang phát triển thể chất của học sinh, sinh viên trước thềm thế kỷ 21.
GS.TS Lê Văn Lẫm, NXB TDTT. Hà Nội năm 2000.
5. GDTC ở một nước trên thế giới. GS.TS: Lê Văn Lẫm, PGS.TS: Phạm Thanh,
NXB TDTT. Hà Nội năm 2000
6. Lý luận và phương pháp TDTT. Nguyễn Văn Toán, Phạm Danh Tốn, NXB

TDTT. Hà Nội năm 2000.
7. Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT. Nguyễn Xuân Sinh, Lê
Văn Lẫm, Lưu Quang Hiệp, Phạm Ngọc Viễn, NXB TDTT năm 1999.
8. Sinh lý TDTT, PTS Vũ Thị Thanh Bình, TS Phạm Lê Phương Nga, NXB GD
1998.
9. Phương pháp thống kê trong TDTT, Nguyễn Đức Văn, NXB TDTT năm 1987.
10. Lý luận và phương pháp TDTT, UBTDTT Trường ĐH - TDTT I, NBTDTT.
Hà Nội năm 2006.
11. Tâm lý TDTT. Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn Muôn, NXB TDTT.
Hầ Nội.
12. Sách giáo viên thể dục 10. NXB.GD Hà Nội năm 2006.
13. Sách giáo viên thể dục 11. NXB. GD Hà Nội năm 2007.

18


SKKN 2018 – 2019

Lê Phú Sơn – THPT Quan Sơn

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TDTT:
GDTC:
THPT:
LVĐ:
VĐV:
CHXHCN:
HLV:
CP:
ATP:

SM:

Thể dục thể thao
Giáo dục thể chất
Trung học phổ thông
Lượng vận động
Vận động viên
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Huấn luyện viên
Phốtphocreatin
AđênozinTriphotphat
Sức mạnh

19



×