Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Áp dụng dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề sinh thái học và môi trường ở trường THPT tr

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.28 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
---------- — & — ----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
ÁP DỤNG DẠY HỌC GẮN VỚI SẢN XUẤT, KINH DOANH
TẠI ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA CHỦ ĐỀ SINH THÁI HỌC VÀ
MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5

Người thực hiện: Lê Thị Xinh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học

THÁNG 5 NĂM 2019
MỤC LỤC
1


T

Mục

T

Trang

1


Mục lục

2

2

Mở đầu

3

3

Lí do chọn đề tài

3

4

Mục đích nghiên cứu

4

5

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

6


Phương pháp nghiên cứu

5

7

Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

5

8

Nội dung

6

9

Cơ sở lí luận của SKKN

6

10 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN

10

11 Thiết kế tiến trình dạy học gắn với sản xuất kinh doanh

10


13 Quy trình tổ chức dạy học gắn với sản xuất kinh doanh

12

14 Hiệu quả của sáng kiến

17

15 Kết luận, kiến nghị

18

1- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Tổ chức hoạt động giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất, kinh
doanh địa phương là hình thức giáo dục trải nghiệm sáng tạo, bổ ích và cần thiết
đối với giáo dục phổ thông. [6]
2


Sinh học là một bộ môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về các đặc trưng cơ
bản của sự sống như chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng và vận động,
sinh trưởng và phát triển, sinh sản, di truyền, biến dị. Những thành tựu về sinh học
được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và ngược lại chính thực tiễn sản xuất đã thúc
đẩy khoa học sinh học phát triển. Vì vậy học sinh học không chỉ đơn thuần là học
lý thuyết mà phải biết vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn sản xuất.

Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, các thành tố của hoạt động sản xuất,
kinh doanh giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh
hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo

dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc
sống và sản xuất kinh doanh, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề
của thực tiễn cuộc sống, gắn các nội dung dạy học của môn học với thực tiễn cuộc
sống góp phần hình thành một số phẩm chất và năng lực của học sinh; góp phần
thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng cung cấp nhân lực trực
tiếp cho địa phương; góp phần thực hiện việc “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ
chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người
học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với
giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 29
-NQ/TW. [5]
Nghị quyết đã nêu rõ phải đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo
động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục. Đa dạng hóa nội dung,
tài liệu học tập, đáp ứng nhu cầu của các cấp học, chương trình giáo dục và sách
giáo khoa phù hợp với từng vùng miền khác nhau của cả nước. Để tăng cường việc
3


gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thành
năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học.
Thông qua hoạt động mô hình trường học gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh,
các em học sinh còn được phát triển khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân trong tập thể,
phát triển khả năng hợp tác, làm việc nhóm, làm việc với cộng đồng... Qua đó cũng
đồng thời phát huy năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lí và
giáo viên, góp phần thực hiện thành công việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW.
Vai trò, thế mạnh của những hoạt động sản xuất, kinh doanh đa dạng, muôn
hình muôn vẻ ở địa phương hầu như bắt đầu đã được giáo viên ở các nhà trường,
các cơ sở giáo dục biết đến và tận dụng. Tuy nhiên, việc triển khai chương trình
dạy học gắn liền với sản xuất, kinh doanh mới chỉ thí điểm song chưa nhân rộng.
Xuất phát từ tình hình thực tế giảng dạy bộ môn sinh học ở trường THPT

Triệu Sơn 5 tôi đã mạnh dạn kết hợp giữa việc giảng dạy bộ môn sinh học trong
nhà trường với thực tiễn cuộc sống nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học
sinh. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Áp dụng dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh
tại địa phương thông qua chủ đề sinh thái học và môi trường ở trường THPT
Triệu Sơn 5”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Khuyến khích học sinh sử dụng kiến thức của môn học để vận dụng vào các tính
huống thực tiễn từ đó tăng cường khả năng tự học tự nghiên cứu, tự thực hành của
học sinh.
- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn
đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm: “Học đi đôi với trải
nghiệm sáng tạo”
- Từ đó góp phần đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học theo hướng
phát triển năng lực của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Sinh học lớp 12 theo chương trình chuẩn cơ bản
- Tìm hiểu những biện pháp nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép nội dung dạy
học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề
bài học.
- Lấy 2 lớp 12B4 và 12B7 ở trường THPT Triệu Sơn 5 được phân công giảng dạy
năm 2018 – 2019 để so sánh.
- Giảng dạy bằng 2 phương pháp khác nhau bài giảng có lồng ghép nội dung về dạy
học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương và bài giảng
không có lồng ghép nội dung về dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh
doanh tại địa phương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập thông tin nghiên cứu tài liệu và hệ
thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài.
4



- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm ở lớp 12B4 có lồng ghép nội
dung dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương và ở
lớp 12B7 không có nội dung lồng ghép về dạy học trong nhà trường gắn với sản
xuất kinh doanh tại địa phương ở bộ môn sinh học lớp 12.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo là tạo điều kiện cho học sinh
bộc lộ năng lực, sở trường, hứng thú của mình đối với một lĩnh vực, một ngành
nghề, một công việc nào đó. Thông qua hoạt động gắn với sản xuất kinh doanh của
địa phương, người giáo viên sẽ định hướng cho học sinh xác định con đường phát
triển sau khi tốt nghiệp THPT như chọn ngành học ở ĐH, CĐ; chọn ngành nghề
trong học nghề hoặc trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh địa phương.
Đây cũng chính điểm mới trong giáo dục.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Sơ lược về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh [5]
2.1.1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất, kinh doanh là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc
khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản
5


phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi
nhuận.
2.1.1.2. Một số loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh
a) Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh trong công nghiệp
c) Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành dịch vụ
d) Hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ

2.1.2. Ý nghĩa của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với hoạt động giáo dục,
dạy học ở trường phổ thông [5]
2.1.2.1. Vai trò của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với quá trình dạy học
Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh là một nguồn nhận thức,
một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì
vậy, sử dụng các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong dạy học ở
trường phổ thông có ý nghĩa sau:
- Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh
- Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức
- Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh
- Phát triển trí tuệ của học sinh
- Giáo dục nhân cách học sinh
2.1.2.2. Góp phần phát triển một số kỹ năng mềm ở học sinh
Để tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả, học sinh rất cần kỹ
năng sống. Kỹ năng sống được hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người,
khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó
tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh
tạo điều kiện phát triển một số kỹ năng sống như:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng lắng nghe tích cực
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng
- Kỹ năng hợp tác
- Kỹ năng tư duy phê phán
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
- Kỹ năng đặt mục tiêu
- Kỹ năng quản lí thời gian
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
- Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh một cách
hợp lý
2.1.3. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại

địa phương [5]
Từ kinh nghiệm triển khai thí điểm chương trình giáo dục nhà trường gắn với
sản xuất, kinh doanh tại một số địa phương thời gian qua có thể đề xuất quy trình tổ
6


chức thực hiện hoạt động giáo dục, dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa
phương như sau:
Bước 1: Lựa chọn cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương phù hợp với nội dung dạy học

Bước 2: Lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học
Bước 3: Khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh

Bước 4: Lập kế hoạch giáo dục/dạy học

Bước 5: Thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học
2.1.4. Những yêu cầu về dạy học nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh
2.1.4.1. Đảm bảo mục tiêu của dạy học và mục tiêu sản xuất kinh doanh
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu từng cấp học nói chung,
các môn học trong nhà trường phổ thông đều có mục tiêu cụ thể cho từng cấp, lớp
học. Trên cơ sở của những mục tiêu đó, mục tiêu từng bài được xây dựng. Vì vậy
chuẩn bị lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc dạy học một bài học
hoặc một nội dung, chuyên đề của môn hoặc nhiều môn học, giáo viên cần xác định
mục tiêu bài học, chuyên đề và lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh phải hướng vào
thực hiện mục tiêu đã được xác định và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục
tiêu được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó giáo viên cần xây dựng thêm một số yêu cầu về
cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với học sinh.
2.1.4.2. Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo
Dù tiến hành dạy học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hay dạy học trong lớp
học có sử dụng tư liệu, hình ảnh của cơ sở sản xuất, kinh doanh, giáo viên cần

chuẩn bị kỹ nội dung và các điều kiện thực hiện. Ở đây chúng ta có thể coi việc
chuẩn bị nội dung chuyên môn đã được tiến hành chu đáo theo quy định của chuẩn
kiến thức, kỹ năng bộ môn và theo gợi ý về phương pháp dạy học môn học, giáo
viên tập trung vào việc xác định nội dung và các bước chuẩn bị liên quan đến khai
thác sản xuất, kinh doanh như một phương tiện dạy học.
2.1.5. Các hình thức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục gắn với sản xuất,
kinh doanh
7


2.1.5.1. Khai thác, sử dụng tài liệu về sản xuất, kinh doanh để tiến hành bài
học
a) Mô tả hình thức
Theo phương án này, việc dạy học môn Sinh học với định hướng gắn với
hoạt động giáo dục kinh doanh tại địa phương được thực hiện hoàn toàn trên lớp
học. Ở đây chủ yếu khai thác và sử dụng tài liệu về sản xuất, kinh doanh trong quá
trình thực hiện nội dung dạy học trên lớp.
b) Tiến trình
- Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề/
bài học để lựa chọn nội dung dạy học, lập kế hoạch dạy học. Ở đây, mục đích chính
là sưu tầm, thu thập các tư liệu, số liệu, sự phát triển của ngành nghề sản xuất kinh
doanh của địa phương tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Giáo viên có thể
thực hiện hoặc hướng dẫn học sinh và giao cho một số nhóm thực hiện để báo cáo
kết quả trên lớp.
- Tổ chức dạy học trên lớp, chú ý đến hoạt động học để học sinh được tiếp
thu, vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến sản xuất và kinh doanh của
địa phương.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở sản xuất
kinh doanh tại địa phương và mở rộng cho ngành nghề khác.
- Họp tổ sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm bài học.

2.1.5.2. Tiến hành bài học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh
a) Mô tả hình thức
Theo phương án này, toàn bộ nội dung dạy học được thực hiện tại cơ sở sản
xuất kinh doanh. Do vậy, giáo viên cần chọn những bài, nội dung phù hợp mà có
thể thực hiện được tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
b) Tiến trình
- Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề bài học
để lựa chọn nội dung giáo dục dạy học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất kinh
doanh, từ đó lập kế hoạch giáo dục dạy học.
- Thực hiện hoạt động giáo dục dạy học tại cơ sở giáo dục theo kế hoạch.
- Sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học.
2.1.5.3.Tổ chức tham quan học tập tại cơ sở sản xuất, kinh doanh
a) Mô tả hình thức
Với phương án này, trên lớp giáo viên vẫn giảng dạy bình thường, việc gắn
với hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ chủ yếu thể hiện ở khâu dặn dò trước khi tổ
chức thăm quan học tập tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Khi hướng dẫn học sinh
thăm quan, học tập tại cơ sở, ngoài các nội dung thăm quan thông thường, giáo viên
phải hướng học sinh liên hệ các hoạt động ở cơ sở với những nội dung đã học. Qua
đó vừa giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung học tập vừa thấy được ý nghĩa của việc
học tập môn học.
b) Tiến trình
8


- Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học
để lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh
doanh, từ đó lập kế hoạch giáo dục/dạy học.
- Thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học tại cơ sở giáo dục theo kế hoạch.
- Sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học.
2.1.5.4. Sử dụng cơ sở sản xuất, kinh doanh để tổ chức hoạt động giáo dục

khác
2.1.5.4.1.Khai thác và sử dụng tư liệu về sản xuất, kinh doanh để tổ chức triển
lãm, xây dựng các chuyên đề học tập
a) Mô tả hình thức
Với phương án này, GV hướng dẫn phân công học sinh khai thác và sử dụng
tư liệu về sản xuất, kinh doanh thông qua tổ chức triển lãm, xây dựng các chuyên
đề học tập. Qua đó vừa giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung học tập vừa thấy được ý
nghĩa của việc học tập môn học.
b) Tiến trình
- Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học
để lựa chọn nội dung dạy học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất kinh doanh, từ
đó lập kế hoạch dạy học giao cho học sinh, nhóm học sinh thực hiện ngoài giờ học.
- Tổ chức triển lãm hoặc báo cáo kết quả hoạt động của học sinh thông qua các
buổi sinh hoạt lớp, chuyên đề hoặc câu lạc bộ học tập.
- Sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm.
2.1.5.4.2. Tổ chức nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh trung học
a) Mô tả hình thức
Theo phương án này, giáo viên đưa ra những vấn đề thực tiễn của địa
phương mà học sinh có thể tìm hiểu và thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Do
vậy, giáo viên cần chọn những vấn đề giao cho một số nhóm học sinh yêu thích để
nghiên cứu khoa học mà có thể thực hiện được tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
b) Tiến trình
- Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu khoa học giải quyết các vấn đề thực tiễn để lựa
chọn nội dung nghiên cứu khoa học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh
doanh, từ đó giao nhiệm vụ cho một số học sinh yêu thích, đam mê để lập kế hoạch
nghiên cứu khoa học giao cho học sinh, nhóm học sinh thực hiện ngoài giờ học.
2.1.5.4.3. Giáo dục hướng nghiệp về ngành nghề sản xuất, kinh doanh ở địa
phương
a) Mô tả hình thức

Theo phương án này, những nội dung dạy học về ngành nghề sản xuất, kinh doanh
ở địa phương để hướng nghiệp cho học sinh được học tại trường hoặc thực hiện tại
cơ sở sản xuất kinh doanh.
b) Tiến trình
9


- Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến ngành nghề sản
xuất kinh doanh cần hướng nghiệp cho học sinh để lựa chọn nội dung dạy học, lập
kế hoạch dạy học. Ở đây, cần sưu tầm, thu thập các tư liệu, số liệu, sự phát triển của
ngành nghề sản xuất kinh doanh của địa phương tại các cơ sở sản xuất kinh doanh,
dịch vụ.
- Tổ chức dạy học trên lớp, hoặc tại cơ sở sản xuất kinh doanh, chú ý đến hoạt động
học để học sinh được tiếp thu, vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến
nghề nghiệp, tương lai nghề nghiệp sản xuất và kinh doanh của địa phương, giúp
các em có ý thức chọn nghề nghiệp sau khi học xong phổ thông.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở sản xuất kinh
doanh tại địa phương và mở rộng cho ngành nghề khác.
- Họp tổ sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm bài học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Sinh học là một bộ môn khoa học tự nhiên, có rất nhiều kiến thức liên quan
đến thực tế, nhiều kiến thức đòi hỏi người học phải được trải nghiệm. Việc dạy và
học bộ môn sinh học trong nhà trường lâu nay mới chỉ thực hiện trong phạm vi trên
lớp hoặc trên phòng thí nghiệm đối với một số tiết thực hành. Nhìn chung “học
chưa đi đôi với hành” chưa gây hứng thú đối với các em. Vì vậy để các em có được
các kĩ năng tự tìm hiểu, tự chiếm lĩnh lấy kiến thức là điều hết sức cần thiết.
Với thực trạng nêu trên tôi thiết nghĩ sáng kiến kinh nghiệm này sẽ góp phần
hình thành năng lực tự học và phát triển bản thân, thông qua hoạt động có tác dụng
hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường.
2.3. Thiết kế tiến trình dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương

qua chủ đề: Sinh thái học và môi trường.
2.3.1. Xác định mối liên hệ giữa nội dung bài học với sản xuất kinh doanh tại
địa phương.
- Bảo vệ môi trường giữ cân bằng hệ sinh thái là một trong những ưu tiên
hàng đầu đã được con người quan tâm từ lâu. Hiện nay để cân bằng hệ sinh thái có
rất nhiều biện pháp được con người áp dụng có hiệu quả như việc trồng cây gây
rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, công viên hóa các thành phố, đô thị,...
Tuy nhiên, ở các địa phương việc sản xuất kinh doanh ở các nhà máy xí
nghiệp, các hộ gia đình nhỏ lẻ đã và đang thải ra môi trường rất nhiều các sản phẩm
như: mùn cưa từ các xưởng chế biến gỗ, rơm rạ từ các cánh đồng được người nông
dân chất thành đống rồi đốt đã thải ra môi trường khá nhiều các loại chất thải gây ô
nhiễm môi trường, thậm chí gây tai nạn nghiệm trọng lại chưa được chú trọng giải
quyết.
Vậy vấn đề đặt ra ở đây là tại sao chúng ta lại không tận dụng những chất
thải đó vào thực tiễn sản xuất bằng cách khép kín chu trình tuần hoàn vật chất nhờ
các sinh vật góp phần nào hạn chế vấn nạn ô nhiễm môi trường hiện nay tại địa
phương.
10


Với chủ đề “Áp dụng dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương
qua chủ đề sinh thái học tại trường THPT Triệu Sơn 5”. Chúng tôi sẽ giúp bạn
những trải nghiệm thú vị.
2.3.2. Quy trình tổ chức thực hiện dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa
phương
2.3.2.1. Bước 1: Lựa chọn cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương
Cơ sở trồng nấm của gia đình anh Lê Đình Ngọc tại xóm 8 – xã Vân Sơn – Triệu
Sơn – Thanh Hóa.
2.3.2.2. Bước 2: Lựa chọn nội dung dạy học gắn với sản xuất kinh doanh.
Bài 43: Trao đổi vật chất trong quần xã

Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
Bài 46: Thực hành - Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên
2.3.2.3. Bước 3: Khảo sát cơ sở kinh doanh
- Tên cơ sở: Cơ sở sản xuất và kinh doanh nấm rơm, mộc nhĩ
- Địa chỉ: Xóm 8 – xã Vân Sơn – Triệu Sơn – Thanh Hóa
- Hoạt động của cơ sở: Tận dụng các nguồn nguyên liệu như mùn cưa, rơm rạ để
sản xuất nấm rơm, mộc nhĩ
- Quy mô: Diện tích trồng 500m2 với số lượng phôi trên 10.000 phôi
- Nhân lực lạo động 2- 3 lao động

Các phôi dùng để trồng nấm
2.3.2.4. Bước 4: Lập kế hoạch dạy học.
DẠY HỌC GẮN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG QUA
CHỦ ĐỀ SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
Tôi chọn các nội dung để dạy tại cơ sở kinh doanh như sau:
11


Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái – Dạy mục Chuỗi thức ăn và các bậc
dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn.
Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển – Dạy mục I Trao đổi vật chất qua chu
trình sinh địa hóa
Bài 46: Thực hành – Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên – Dạy mục 3- Các
hình thức sử dụng gây ô nhiễm
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được khái niệm chuỗi thức ăn. Lấy được ví dụ 1 chuỗi thức ăn
- Nêu được hai loại chuỗi thức ăn, các sinh vật của mỗi loại chuỗi thức ăn
- Học sinh nêu được chu trình sinh địa hóa các chất, ý nghĩa của chu trình sinh địa
hóa, vai trò của sinh vật phân giải trong chu trình.

- Học sinh kể ra được các hình thức gây ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô
nhiễm và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ở địa phương.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyên kĩ năng quan sát, tư duy, khái quát hóa kiến thức
- Kĩ năng hợp tác, thuyết trình.
3. Thái độ:
- Giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
4. Năng lực:
- Rèn luyện năng lực tự học tự sáng tạo thông qua hoạt động trải nghiệm
II. Thiết bị, học liệu dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc kĩ nội dung bài dạy SGK
- Chuẩn bị câu hỏi, phiếu học tập chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh trước khi đi
trải nghiệm thực tế tại cơ sở.
- Câu hỏi luyện tập, củng cố, vận dụng mở rộng
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc kĩ bài học ở nhà
- Chuẩn bị giấy bút ghi chép trả lời các yêu cầu của giáo viên khi đi thực nghiệm
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
A. Khởi động:
Mục tiêu: Tạo cho học sinh hứng thú và có nhu cầu mong muốn được tìm hiểu
Giáo viên nêu vấn đề: “Em có suy nghĩ gì về việc bà con nông dân, ngay cả gia
đình em cứ mỗi vụ thu hoạch lúa trên các cánh đồng rơm ra được chất thành đống
rồi đem đốt khói nghi ngút vừa gây ô nhiễm môi trường vừa gây tại nạn cho những
người qua lại. Vậy có cách nào để tận dụng được nguồn rơm rạ. Cô cùng các em sẽ
tham gia trải nghiệm vấn đề này tại cơ sở sản xuất nấm”
B. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chuỗi thức ăn và bậc dinh dưỡng
12



1. Mục đích:
Học sinh tìm hiểu kiến thức về chuỗi thức ăn và các bậc dinh dưỡng trong chuỗi
thức ăn trong sách giáo khoa và thực tế tại cơ sở.
2. Nội dung:
- Tìm hiểu về chuỗi thức ăn và hai loại chuỗi thức ăn.
- Tìm hiểu về chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải tại cơ sở sản xuất nấm
- Các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động:
- GV yêu cầu HS nêu hai loại chuỗi thức ăn, phân biệt hai loại chuỗi thức ăn, nêu
các loại sinh vật trong hai loại chuỗi thức ăn đó
- Yêu cầu HS điền tên các bậc dinh dưỡng vào các chuỗi thức ăn.
- HS dựa vào tài liệu SGK từng cá nhân làm việc, viết ra giấy, lấy ví dụ minh họa
cho 2 loại chuỗi thức ăn sau đó thảo luận theo nhóm để thống nhất và báo cáo.
4. Sản phẩm học tập:
- HS trình bày được khái niệm chuỗi thức ăn, chuỗi thức ăn nói lên mối quan hệ
dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
- Nêu được ví dụ về các chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất
Cỏ → Sâu → Ếch → Rắn → Diều hâu
- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải tại cơ sở sản xuất
Mùn cưa (rơm) → Nấm rơm → Người
- Nêu được các bậc dinh dưỡng
Cỏ → Sâu → Ếch → Rắn → Diều hâu
Bậc dd C1

bậc dd C2

bậc dd C3


bậc dd C4

bậc dd C5

Mùn cưa (rơm) → Nấm rơm → Người
Bậc dd C1

bậc dd C2

Hoạt động 2: Tìm hiểu về trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa
1. Mục đích
- Học sinh tìm hiểu được vai trò của sinh vật phân giải trong chu trình sinh địa hóa
2. Nội dung
HS nghiên cứu SGK trang 195 mục I và trình bày chu trình sinh địa hóa
HS quan sát thực tế và nêu ý nghĩa của các sinh vật phân giải trong chu trình sinh
địa hóa tại cơ sở
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- GV tổ chức HS làm việc cá nhân ghi chép ra giấy tìm hiểu về chu trình sinh địa
hóa, hoạt động của các sinh vật phân giải trong chu trình sinh địa hóa tại cơ sở sản
xuất. Sau đó thảo luận theo nhóm thống nhất và báo cáo.
4. Sản phẩm học tập:
HS khái quát ngắn gọn chu trình vật chất:
- Chu trình vật chất trong HST là sự trao đổi liên tục của các nguyên tố hóa học
giữa môi trường và quần xã.
- Nhờ hoạt động quang hợp, cây xanh hấp thụ CO2, muối khoáng, nước để tổng hợp
chất hữu cơ.
13


- Những vật vật hữu cơ được VSV dị dưỡng sử dụng làm thức ăn

- Cuối cùng lại được sinh vật phân giải trả lại môi trường
- Các chu trình vật chất gồm hai nhóm: chu trình các chất khí và chu trình các chất
lắng đọng.
HS ghi chép lại được những hoạt động phân giải chất hữu cơ của nấm rơm, mộc nhĩ
và thấy được ý nghĩa của chúng trong chu trình tuần hoàn vật chất.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình thức sử dụng gây ô nhiễm môi trường và thực
hành biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
1. Mục đích
- HS phân tích được tác động của việc sử dụng tài nguyên không khoa học, không
hợp lí làm cho môi trường bị suy thoái, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con
người.
- HS khảo sát và thực hành thực tế tại cơ sở việc trồng và sản xuất nấm, mộc nhĩ để
góp phần bảo vệ môi trường.
2. Nội dung
- Thực hiện nhiệm vụ, thống kê được các hình thức gây ô nhiễm môi trường tại địa
phương
- Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm thảo luận hoàn thiện bảng 46.2 SGK
- Thực hành kĩ thuật sử dụng rơm, mùn cưa trồng nấm
- GV quan sát hỗ trợ và nhắc nhở các nhóm
- GV nhận xét đánh giá hoạt động của các nhóm
4. Sản phẩm học tập.
- HS thống kê được các hình thức gây ô nhiễm môi trường ở địa phương, biện pháp
khắc phục
Các hình thức gây ô
Nguyên nhân gây ô
Biện pháp khắc
nhiễm
nhiễm

phục
* Ô nhiễm không khí
-Trồng cây xanh
- Ô nhiễm do đun nấu từ - Do ý thức của người dân -Thu gom rơm rạ
các gia đình
- Do chưa có nơi xử lí rác trồng nấm
- Ô nhiễm do các phương thải
tiện giao thông
- Ô nhiễm do đốt rơm rạ từ
các cánh đồng
- Ô nhiễm do người dân
đốt rác thải (địa phương
chưa có nơi thu gom rác
thải)
* Ô nhiễm chất thải rắn
- Giáo dục, tuyên
- Túi ni lông từ sinh hoạt - Do ý thức của của người truyền cho mọi người
14


gia đình (nguyên nhân
chính)
- Mùn cưa của các xưởng
chế biến gỗ ở địa phương
- Đồ nhựa (ống hút ...)
* Ô nhiễm nguồn nước
- Nước thải sinh hoạt từ
các hộ dân
* Ô nhiễm hóa chất độc
- Thuốc trừ sâu, thuốc diệt

cỏ do người dân sử dụng

dân chưa cao
ý thức bảo vệ môi
- Do chưa có nơi xử lí, chế trường
biến rác thải.
- Tận dụng mùn cưa
trồng nấm

- Giáo dục ý thức
- Do chưa có nới xử lí người dân
nước thải
- Tuyên truyền mọi
- Do ý thức của người dân người hạn chế sử
chưa cao
dụng hóa chất độc để
trừ sâu mà thay bằng
biện pháp đấu tranh
sinh học
- Sản phẩm là HS tự tay được sử dụng mùn cưa để trồng nấm góp phần bảo vệ môi
trường.
C. Hoạt động luyện tập
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức cho học sinh
2. Phương thức tổ chức: Thông tin - phản hồi
- Hình thức tổ chức: Đàm thoại
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
Câu 1. Thế nào là chuỗi thức ăn? Cho ví dụ minh họa về hai loại chuỗi thức ăn. [1]
Câu 2. Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của một quần xã tự nhiên và một quần xã
nhân tạo. [1]
Câu 3. Hãy trình bày tổng quát về chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên. [2]

Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ (4 – 6)
Câu 4. Vật chất trong chu trình được sinh vật sử dụng [3]
A. một lần.
B. hai lần.
C. ba lần.
D. lặp đi lặp lại nhiều lần.
Câu 5. Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang →
Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất? [4]
A. Cây ngô.
B. Nhái.
C. Diều hâu.
D. Sâu ăn lá ngô.
Câu 6. Tập quán nào dưới đây phù hợp với luật Môi trường? [3]
A. “Sạch nhà, bẩn đường phố”.
B. Bẻ hoa, hái lộc trong đêm giao thừa.
C. Thả cá chép xuống sông, hồ nhân ngày Tết Ông Công, Ông Táo.
D. Sử dụng quá nhiều ni lông, chất dẻo màu sắc sặc sỡ để bó hoa, bọc hàng.
Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả. HS trả lời nhanh các câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá nhận xét. GV đánh giá nhận xét thái độ và kết quả làm việc của
HS
15


3. Dự kiến sản phẩm: là phần trả lời của HS
D. Hoạt động vận dụng, mở rộng.
1. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội về môi
trường và sinh thái học để áp dụng vào thực tế
2. Phương thức hoạt động: HS hoạt động cá nhân kếp hợp với kĩ thuật công não
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Bằng kiến thức đã học em hãy tìm ra các biện
pháp khắc phục các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở chính gia đình mình để
nhằm giữ cân bằng hệ sinh thái.
Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
Học sinh tiếp nhận các yêu cầu, về nhà tìm hiểu và thực hiện các nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả. HS nộp bài vào buổi học tiếp theo
Bước 4: Đánh giá nhận xét. GV nhận xét ý thức kết quả việc làm của HS
3. Gợi ý sản phẩm. Là bài làm của học sinh
3.2.5. Bước 5: Tổ chức dạy học và dự giờ và rút kinh nghiệm
Trên cơ sở chuyên đề dạy học tôi đã xây dựng tổ Hóa – Sinh – CN trường THPT
Triệu Sơn 5 tiến hành dự giờ, phân tích rút kinh nghiệm về giờ dạy.
Khi dự giờ chúng tôi tập trung quan sát các hoạt động của học sinh thông qua việc
tổ chức các nhiệm vụ học tập.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy bộ môn sinh học tại trường THPT
Triệu Sơn 5 bản thân tôi nhận thấy việc áp dụng dạy học gắn với sản xuất kinh
doanh tại địa phương đã đem lại những lợi ích thiết thực đối với học sinh như:
16


- Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức
- Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh
- Phát triển trí tuệ của học sinh
- Giáo dục nhân cách học sinh
- Góp phần phát triển một số kỹ năng mềm ở học sinh như kĩ năng giao tiếp, trình
bày suy nghĩ, ý tưởng,...
- Sau khi tiến hành thực nghiệm ở lớp 12B4 có lồng ghép nội dung dạy học trong
nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương và ở lớp 12B7 không có
nội dung lồng ghép về dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa

phương bằng phương pháp điều tra nhanh đối với học sinh ở cả 2 lớp tôi đã thu
được kết quả như sau.
Bảng 1: Phiếu điều tra về mức độ hứng thú của học sinh đối với bài học
Các mức độ
Lớp 12B7 (lớp đối
Lớp 12B4 (lớp
chứng)
thực nghiệm)
Rất thích
15,6%
61,8%
Thích
21,5%
32,7%
Không thích
62,9%
5,5%
Bảng 2: Phiếu điều tra về mức độ nhớ kiến thức cơ bản của bài học
Các mức độ
Lớp 12B7 (lớp đối
Lớp 12B4 (lớp
chứng)
thực nghiệm)
Rất nhớ
9,2%
36,3%
Nhớ
14,5%
51,6%
Không nhớ

76,3%
12,1%
Bảng 3: Phiếu điều tra về khả năng thuyết trình của học sinh trước đám đông
Các mức độ
Lớp 12B7 (lớp đối
Lớp 12B4 (lớp
chứng)
thực nghiệm)
Có khả năng
20,7%
71,6%
Không có khả năng
79,3%
28,4%

Bảng 4: Phiếu điều tra về khả năng vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn của
học sinh
Các mức độ
Lớp 12B7 (lớp đối
Lớp 12B4 (lớp
chứng)
thực nghiệm)
Có khả năng vận dụng
5,8%
62,6%
Không có khả năng vận dụng 94,2%
37,4%
17



3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Nghề dạy học giống như một bộ môn nghệ thuật mà mỗi thầy cô là một nghệ sĩ.
Việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực nhằm khơi dậy cho người học
những đam mê tìm tòi là một trong những nhiệm vụ của mỗi giáo viên. Đề tài này
mới chỉ bước đầu được khai thác ở một vấn đề nhỏ của bộ môn sinh học lớp 12 dựa
trên khinh nghiệm của bản thân khi giảng dạy. Do hạn chế về thời gian và trình độ
nên nội dung còn nhiều thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của
quý thầy cô và các đồng nghiệp để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn và có thể
áp dụng vào thực tiễn giảng dạy trong nhà trường.
3.2. Kiến nghị.
- Kiến nghị với tổ chuyên môn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong dạy học
chính khóa môn sinh học 12 trong các năm học sau.
- Đối với nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ tổ chuyên môn để đề tài được ứng dụng
nhiều hơn, nhân rộng hơn.

Tài liệu tham khảo.
[1] Sách giáo khoa sinh học 12 cơ bản và nâng cao
[2] Hướng dẫn học và ôn tập môn sinh học 12 – Tác giả Đặng Hữu Lanh – Mai Sĩ
Tuấn
[3] Bài tập sinh học 12
[4] Đề thi THPTQG năm 2017
18


[5] Tài liệu tập huấn môn sinh học của Bộ GD&ĐT – Dạy học trong nhà trường
gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương
[6] Nguồn Internet.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đậy là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.

Lê Thị Xinh

19



×