Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 69 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG



BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC TRONG
CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ PHỔ THÔNG
GẮN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
ĐỊA PHƯƠNG

Người thực hiện : Vũ Thị Ngọc Ánh
Đơn vị công tác: Trường THPT Đinh Tiên Hoàng
Năm học : 2018 - 2019
Vũng Tàu, 2018


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương

MỤC LỤC
Mục lục..................................................................................................................

1

1. Cơ sở đề xuất giải pháp ....................................................................................

2

1.1 Lí do chọn đề tài..............................................................................................


2

1.2 Mục tiêu – nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................

3

1.3 Phạm vi của đề tài............................................................................................

3

1.4 Các bước nghiên cứu.......................................................................................

3

1.4.1. Nghiên cứu lí thuyết ..................................................................................

3

1.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm ...........................................................................

3

2. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp......................................................

3

2.1 Cơ sở lí thuyết.................................................................................................

3


2.1.1 Thực trạng dạy, học vật lí ở nhà trường phổ thông......................................

3

2.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh....................................................................
2.1.3 Ý nghĩa của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với hoạt động giáo dục
dạy học ở trường phổ thông …..............................................................................
2.1.4 Quy trình tổ chức dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương.....
2.1.5. Những yêu cầu về dạy học nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh..........
2.1.6 Một số hình thức dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh..............................
2.2 Một số kiến thức vật lí gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương .............
2.3 Một số chủ đề minh họa……………………………………...........................
Chủ đề 1: Các tật của mắt và cách khắc phục, kinh doanh mắt kính....................
Chủ đề 2: Sự chuyển thể của các chất và ứng dụng đúc đồng ...........................
Chủ đề 3: Dòng điện trong chất điện phân, trang sức xi mạ ..............................
3. Hiệu quả chuyên đề ..........................................................................................
4. Kết luận và đề xuất ý kiến.................................................................................
Phụ lục 1: Tiêu chí đánh giá hoạt động từng nhóm thông qua các năng lực
đạt được ................................................................................................................
Phụ lục 2: Các phiếu học tập của đề tài các tật của mắt và cách khắc phục,
kinh doanh kính mắt .............................................................................................
Phụ lục 3: Các phiếu học tập của đề tài các tật của mắt và cách khắc phục,
kinh doanh kính mắt ............................................................................................
Phụ lục 4: Các phiếu học tập của đề tài dòng điện trong chất điện phân, trang sức xi mạ
Phụ lục 5: Một số hình ảnh trải nghiệm thực tiễn và báo cáo trên lớp .................
Tài liệu bổ trợ ......................................................................................................
Tài liệu tham khảo ..............................................................................................

4


Page 1

4
5
5
6
9
13
13
21
28
35
39
41
44
46
49
54
58
66


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương
1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.1 Lí do chọn đề tài
Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ” đã được hội nghị trung ương 8 khóa
XI thông qua ngày 4/11/2013, quan điểm chỉ đạo thứ 3 có ghi “ Phát triển giáo dục và

đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết
hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội ”
Vật lí là một bộ môn khoa học tự nhiên gắn liền với đời sống thực tiễn và sản
xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, ngược lại chính sự phát
triển của xã hội lại có tác động không nhỏ đến quá trình nghiên cứu, phát triển khoa
học. Do đó, dạy học vật lí không chỉ đơn thuần là dạy học lý thuyết mà còn hướng dẫn
học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất kinh doanh.
Theo đánh giá chung mô hình dạy học gắn liền với thực tiễn sản xuất đời sống địa
phương mang lại hiệu quả tích cực đối với cả người dạy lẫn người học.
Khi tham gia học tập trong môi trường này, học sinh thường đóng một vai cụ thể,
từ đó kích thích hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng của học
sinh. Cùng đó thông qua việc thường xuyên được tiếp cận với các hoạt động thực tiễn
sản xuất, giúp học sinh có nhiều cơ hội hơn trong việc gắn lý thuyết với thực hành, tư
duy và hành động, nhà trường và xã hội. Giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn
với việc học tập trong thế giới thật.
Khi tham gia các hoạt động thực tiễn người học có cơ hội để thử thách năng lực
khác nhau của bản thân; học sinh được rèn khả năng tư duy, suy nghĩ sâu sắc khi gặp
những vấn đề phức tạp; học sinh được đặt trong tình huống buộc phải thăng tính chủ
động trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các vấn đề phát sinh
một cách tốt nhất, từ đó phát huy tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, năng lực giải quyết
các vấn đề của học sinh.
Học sinh có điều kiện để khám phá, đánh giá, giải thích và tổng hợp thông tin từ
các tình huống thực tiễn của địa phương; Có cơ hội để vận dụng và phát triển kiến thức
lý thuyết đã học và đặc biệt rèn luyện cho học sinh phát triển năng lực giải quyết các
vấn đề phức tạp gặp phải trong khi tham gia các hoạt động thực tiễn.
Thông qua hoạt động gắn với sản xuất kinh doanh của địa phương, giáo viên có
điều kiện tìm hiểu sâu hơn các kiến thức liên quan, các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn,
nắm được ứng dụng của kiến thức vào đời sống sản xuất kinh doanh từ đó có phương

pháp dạy học gắn liện với đời sống, tạo thêm hứng thú cho học sinh.
Cạnh đó, giáo viên có thể phát hiện hướng xu nghề nghiệp của học sinh từ đó có
thể định hướng cho học sinh xác định con đường phát triển sau khi tốt nghiệp THPT
Page 2


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương
như chọn ngành học ở ĐH, CĐ; chọn ngành nghề trong học nghề hoặc trực tiếp tham
gia hoạt động sản xuất kinh doanh địa phương.
Với các lí do nêu trên, tôi đã nghiên cứu chuyên đề “Dạy học một số kiến

thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại
địa phương ” . Rất mong nhận được sự góp ý của quí thầy cô đồng nghiệp để đề tài
thêm hoàn thiện.
1.2 Mục tiêu – nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua quá trình tham quan, tìm hiểu một số cơ sở sản xuất, kinh doanh trên
địa phương các em nhận biết được quá trình hình thành sản phẩm, tạo hứng thú học tập
cho học sinh, giúp các em hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập, kĩ năng hoạt
động nhóm. Quá trình trên còn giúp các em hiểu rõ vật lí là môn học gắn liền với đời
sống , có thể hình thành định hướng nghề nghiệp tương lai.
1.3 Phạm vi của đề tài
Trong đề tài tôi nghiên cứu phương pháp dạy học gắn liền một số kiến thức vật lí
với một vài hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa phương như nghề mộc, nghề sắt,
kinh doanh kính thuốc…
1.4 Các bước nghiên cứu
1.4.1 Nghiên cứu lí thuyết
Qua quá trình tham gia tập huấn tháng 11 năm 2017 theo kế hoạch của Sở Giáo
dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với chuyên đề “Dạy học vật lí gắn với sản xuất
kinh doanh ở địa phương”.

Đồng thời tham khảo sản phẩm sau chuyên đề của một số trường THPT trong tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu.
Tham khảo một số chuyên đề trên mạng internet
1.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm
Tiến hành tiết chuyên đề dạy học vật lí gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP
2.1 Cơ sở lí thuyết
2.1.1 Thực trạng dạy, học vật lí ở nhà trường phổ thông
Vật lý là một trong những môn học khó trong trường phổ thông, nếu không có bài
giảng, phương pháp phù hợp, rất dễ làm cho học sinh thụ động tiếp thu. Đã có hiện
tượng một số bộ phận học sinh không muốn học Vật lý, ngày càng lạnh nhạt với giá trị
thực tiễn của Vật lý.
Nguyên nhân đầu tiên là do chương trình hiện nay vẫn còn nặng về mặt kiến thức.
Trong một tiết học, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, giáo viên cố gắng để
chuyển tải kiến thức cho học sinh, nên thời gian để liên hệ thực tế hoặc mở rộng, thực
hiện các thí nghiệm, nâng cao kiến thức là rất hạn chế.

Page 3


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương
Hơn nữa, cơ sở vật chất dành cho phòng học bộ môn Vật lý ở nhiều trường còn
hạn chế nên thực hiện các thí nghiệm cũng gặp nhiều khó khăn; học sinh ít có điều kiện
tiếp xúc với thí nghiệm thực hành để hiểu hơn về các hiện tượng thực tế của bài học dẫn
đến học sinh không quan sát, không hiểu rõ được hiện tượng, không được trực tiếp tiến
hành thí nghiệm; từ đó kém hứng thú, ghi nhớ bài học máy móc, nhanh quên kiến thức
và vận dụng kiến thức vào thực tiễn rất yếu kém.
Cạnh đó dạy học vật lí còn chưa gắn liền với sản xuất, kinh doanh nên còn xa dời
định hướng phát triển nghề ngiệp, còn chưa phát huy tốt vai trò định hướng, phân luồng

sau phổ thông.
Để khơi dậy niềm đam mê của học sinh với môn Vật lý, cần phải tích cực đổi
mới cách ra đề kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng đề có lồng ghép kiến thức
thực tế làm cho học sinh phải thay đổi phương pháp học cho phù hợp. Đồng thời, phải
thay đổi phương pháp dạy của giáo viên, phải có tư duy đổi mới gắn kiến thức Vật lý
với thực tế và thí nghiệm thực hành. Một trong các phương pháp đổi mới giáo dục nhằm
đảm bảo các yêu cầu trên là phương pháp dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa
phương.
2.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh
a. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất, kinh doanh là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai
thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận.
b. Một số loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh
*. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành dịch vụ khách sạn du lịch
*. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.
*. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp
*. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong công nghiệp
2.1.3 Ý nghĩa của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với hoạt động giáo dục, dạy
học ở trường phổ thông
Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh là một nguồn nhận thức, một
phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử
dụng các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong dạy học ở trường phổ thông
có ý nghĩa sau
- Kích thích hứng thú trong học tập của học sinh
- Phát triển tư duy của học sinh
- Giáo dục nhân cách học sinh
- Định hướng nghề nghiệp cho học sinh
- Góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở học sinh
+ Kỹ năng giao tiếp

+ Kỹ năng đặt câu hỏi
Page 4


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương
+ Kỹ năng hợp tác
+ Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng
+ kỹ năng tư duy phê phán
+ Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
+ Kỹ năng quản lí thời gian
+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
2.1.4 Quy trình tổ chức hoạt động dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa
phương
Từ kinh nghiệm triển khai thí điểm chương trình giáo dục nhà trường gắn với sản
xuất, kinh doanh tại một số địa phương thời gian qua có thể đề xuất quy trình tổ chức
thực hiện hoạt động giáo dục, dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương như
Bước 1: Lựa chọn cơ sở sản xuát kinh doanh tại địa phương phù hợp với nội dung dạy học

Bước 2: Lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học

Bước 3: Khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh

Bước 4: Lập Kế Hoạch Giáo Dục/Dạy Học

Bước 5: Thực hiện kế hoạch giáo dục/dạy học
sau

Page 5



Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương

2.1.5. Những yêu cầu về dạy học nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh
a. Đảm bảo mục tiêu của dạy học và mục tiêu sản xuất kinh doanh
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu từng cấp học nói chung, các
môn học trong nhà trường phổ thông đều có mục tiêu cụ thể cho từng cấp, lớp học. Trên
cơ sở của những mục tiêu đó, mục tiêu từng bài được xây dựng. Vì vậy chuẩn bị lựa chọn
cơ sở sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc dạy học một bài học hoặc một nội dung, một
chuyên đề của môn hoặc nhiều môn học, giáo viên cần xác định mục tiêu bài học, chuyên
đề và lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh phải hướng vào thực hiện mục tiêu đã được
xác định và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu được thuận lợi hơn. Bên
cạnh đó giáo viên cần xây dựng thêm một số yêu cầu về cơ sở sản xuất, kinh doanh đối
với học sinh.
b. Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo
Dù tiến hành dạy học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hay dạy học trong lớp học có
sử dụng tư liệu, hình ảnh của cơ sở sản xuất, kinh doanh, giáo viên cần chuẩn bị kỹ nội
dung và các điều kiện thực hiện. Ở đây chúng ta có thể coi việc chuẩn bị nội dung
chuyên môn đã được tiến hành chu đáo theo quy định của chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ
môn và theo gợi ý về phương pháp dạy học môn học, giáo viên tập trung vào việc xác
định nội dung và các bước chuẩn bị liên quan đến khai thác sản xuất, kinh doanh như
một phương tiện dạy học.
2.1.6 Một số hình thức dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh
a Hình thức khai thác, sử dụng tài liệu về sản xuất, kinh doanh để tiến hành bài học
*. Mô tả hình thức
Theo phương án này, việc dạy học môn Vật lí với định hướng gắn với hoạt động
giáo dục kinh doanh tại địa phương được thực hiện hoàn toàn trên lớp học. Ở đây chủ
yếu khai thác và sử dụng tài liệu về sản xuất, kinh doanh trong quá trình thực hiện nội
dung dạy học trên lớp.

*. Tiến trình
- Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề, bài học
để lựa chọn nội dung dạy học, lập kế hoạch dạy học. Mục đích chính là sưu tầm, thu
thập các tư liệu, số liệu, sự phát triển của ngành nghề sản xuất kinh doanh của địa

Page 6


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương
phương tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Giáo viên có thể thực hiện hoặc
hướng dẫn học sinh và giao cho một số nhóm thực hiện để báo cáo kết quả trên lớp.
- Tổ chức dạy học trên lớp, chú ý đến hoạt động học để học sinh được tiếp thu,
vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến sản xuất và kinh doanh của địa
phương.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở sản xuất kinh
doanh tại địa phương và mở rộng cho ngành nghề khác.
- Họp tổ sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm bài học.
*. Ưu điểm và hạn chế
Phương án này tuy có tính khả thi là thực hiện dễ dàng trên lớp do việc kết hợp
dạy lồng ghép các nội dung liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh.
Hạn chế là khó đạt hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng
và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên chú ý tới nhiệm vụ gắn nội
dung dạy học với hoạt động sản xuất kinh doanh
*. Một số lưu ý
Giáo viên cần xác định mức độ liên hệ, sử dụng tư liệu trong bài học để lựa chọn
thích hợp. Vì thời gian trên lớp có hạn nên giáo viên và học sinh phải chủ động chuẩn bị
trước các tư liệu về sản xuất kinh doanh của cơ sở địa phương.
b. Hình thức tổ chức tham quan học tập tại cơ sở sản xuất, kinh doanh
*. Mô tả hình thức

Với phương án này, trên lớp giáo viên vẫn giảng dạy bình thường, việc gắn với
hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ chủ yếu thể hiện ở khâu dặn dò trước khi tổ chức
thăm quan học tập tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Khi hướng dẫn học sinh thăm quan,
học tập tại cơ sở, ngoài các nội dung thăm quan thông thường, giáo viên phải hướng học
sinh liên hệ các hoạt động ở cơ sở với những nội dung đã học. Qua đó vừa giúp học sinh
hiểu rõ nội dung học tập vừa thấy được ý nghĩa của việc học tập môn học.
*.Tiến trình
- Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài
học để lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh
doanh, từ đó lập kế hoạch giáo dục/dạy học.
- Thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học tại cơ sở giáo dục theo kế hoạch.
- Sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học.
*.Ưu điểm và hạn chế
Phương án dạy học này gắn với các nội dung liên hệ thực tiễn đến ngành nghề
sản xuất kinh doanh có tác dụng cao nhất nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học
sinh, thông qua hoạt động có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau
khi các em rời ghế nhà trường. Tiết kiệm được thời gian, cơ sở vật chất hơn so với
phương án dạy tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Page 7


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương
Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng và trong quá trình thực
hiện hướng dẫn học sinh tham quan. Giáo viên phải tổ chức thật khoa học tất cả các
khâu: từ việc đưa đón học sinh đi lại, giao nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh để
có kết quả học tập mong muốn sau bài học.
*. Một số lưu ý
Để đảm bảo tính khả thi và không ảnh hưởng nhiều tới kế hoạch giáo dục của nhà
trường, giáo viên nên sắp xếp giờ thăm quan, học tập vào các tiết thực hành (Bởi với

điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện nay thì việc thực hiện dạy học các
bài thực hành gặp rất nhiều khó khăn), hoặc bố trí đưa học sinh đi tham quan như một
hoạt động ngoại khóa vào một buổi nào đó mà học sinh được nghỉ học.
c. Hình thức tiến hành bài học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh
*. Mô tả hình thức
Theo phương án này, toàn bộ nội dung dạy học được thực hiện tại cơ sở sản xuất
kinh doanh. Do vậy, giáo viên cần chọn những bài, nội dung phù hợp mà có thể thực
hiện được tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
*. Tiến trình
- Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề, bài học
để lựa chọn nội dung giáo dục,dạy học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất, kinh
doanh, từ đó lập kế hoạch giáo dục,dạy học.
- Thực hiện hoạt động giáo dục,dạy học tại cơ sở giáo dục theo kế hoạch.
- Sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học.
*. Ưu điểm và hạn chế
Phương án dạy học này gắn với các nội dung liên quan đến ngành nghề sản xuất
kinh doanh có tác dụng cao nhất nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, thông
qua hoạt động có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em
rời ghế nhà trường.
Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng và trong quá trình thực
hiện phải thường xuyên chú ý tới nhiệm vụ gắn nội dung dạy học với hoạt động sản
xuất kinh doanh. Giáo viên phải tổ chức thật khoa học tất cả các khâu: từ việc đưa đón
học sinh đi lại, giao nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh để có kết quả học tập
mong muốn sau bài học.
*. Một số lưu ý
Với phương án này, khâu chuẩn bị rất quan trọng. Một mặt giáo viên phải làm
việc trước với cơ sở để chuẩn bị báo cáo viên, phương tiện dạy học; một mặt, giáo viên
phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị đọc trước bài ở nhà và những việc cần làm khi thăm
quan học tập tại cơ sở. Ngoài ra, sau buổi học tại cơ sở, giáo viên cần kiểm tra, điều
chỉnh, bổ sung nội dung dạy học nếu thấy cần thiết.

d. Tổ chức nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh trung học
*. Mô tả hình thức
Page 8


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương
Theo phương án này,giáo viên đưa ra những vấn đề thực tiễn của địa phương mà
học sinh có thể tìm hiểu và thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Do vậy, giáo viên
cần chọn những vấn đề giao cho một số nhóm học sinh yêu thích để nghiên cứu khoa
học mà có thể thực hiện được tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
*. Tiến trình
- Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài
học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu khoa học giải quyết các vấn đề thực tiễn để lựa
chọn nội dung nghiên cứu khoa học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh, từ
đó giao nhiệm vụ cho một số học sinh yêu thích, đam mê để lập kế hoạch nghiên cứu
khoa học giao cho học sinh, nhóm học sinh thực hiện ngoài giờ học.
- Tổ chức cho nhóm học sinh khảo sát, xây dựng đề cương, thực hiện nghiên cứu
khoa học theo quy trình để giải quyết vấn đề đặt ra liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh
doanh thông qua các buổi sinh hoạt lớp, chuyên đề hoặc câu lạc bộ nghiên cứu khoa
học.
- Rút kinh nghiệm việc hướng dẫn nghiên cứu khoa học.
*. Ưu điểm và hạn chế
Phương án này có ưu điểm rất lớn giúp học sinh phát triển tất cả các phẩm chất và
năng lực thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục
hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường.
Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng, có kinh phí hoạt động,
đòi hỏi sự liên hệ với cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện
nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh để có kết quả mong muốn.
*. Một số lưu ý

Với phương án này, GV cần hướng dẫn học sinh phương pháp nghiên cứu khoa
học ở tất cả các quy trình của quá trình nghiên cứu: từ việc khảo sát, đặt vấn đề, xây
dựng giả thuyết, lập đề cương, thực hiện nghiên cứu, thu thập thông tin, xử lý thông tin
và viết báo cáo khoa học… Giáo viên phải liên hệ và làm việc trước với cơ
sở sản xuất kinh doanh, các nhà khoa học, kỹ sư… giúp các em hoàn thành nhiệm vụ.
2.2 Một số kiến thức vật lí gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương
Lớp 10
TT
Bài học
Nghề liên
Kĩ năng
Kiến thức
Cơ sở sản xuất kinh
quan
nghề
vận dụng
doanh
Cơ khí
Mài
Lực ma sát *. Cơ sở cơ khí Quốc
làm mòn bề Văn, 68 Phạm Hồng
mặt.
Thái, Phường 7, thành
phố Vũng Tàu
*. Cơ sở cơ khí
Văn Giáp, 17 Lê Hồng
Phong, Phường 7, thành
Page 9



Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương

1

Lực ma sát

Mộc, nề

Làm nhẵn bề Lực ma sát
mặt gỗ,
làm mòn bề
tường nhà
mặt.

phố Vũng Tàu
*. Cơ sở mộc An Bình
38 Phạm Thế Lữ,
Phường 9 thành phố
Vũng Tàu
*. Cơ sở sản xuất và kinh
doanh gỗ nội thất Huy
Hoạch
524,526 Thống Nhất,
phường 8 thành phố
Vũng Tàu

Sửa xe máy

2


3

Ngẫu lực

Các
nguyên lí
của nhiệt
động lực
học

Cơ khí

Máy lạnh

Thay má
phanh

Má phanh
bị mòn do
ma sát

Xoáy đinh
ốc

Dùng ngẫu
lực để vặn,
xoáy

Hiệu suất

nguồn điện

Page 10

Biến đổi
điện năng

*. Cơ sở sửa chữa xe
hon đa Oanh
154 Ba Cu, Phường 3
thành phố Vũng Tàu
*. Công tyTNHH mô
tô BMB ; 01 Nguyễn
Thái Học, phường 7,
TP Vũng Tàu
*. Công Ty TNHH Sản
Xuất Và Cung Cấp Nước
Đóng Chai Vie 230 Thống
Nhất, phường 8, Thành
phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu

*. Cơ sở điện lạnh
Quốc Vinh
512 Thống Nhất Mới,
phường 8, thành phố
Vũng Tàu
*. Công ty TNHH TMDV Minh Khâm
462-464, phường 8t
hành phố Vũng Tàu

*. Cơ sở điện lạnh
Đinh Luận 100 Xô
Viết Nghệ Tĩnh, kiot
số 7, phường Thắng
Tam, thành phố Vũng
Tàu


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương

4

Sự chuyển
thể của các
chất

Đúc

Đúc chuông,
tượng, đúc
các chi tiết
máy

Sự nóng
chảy và
động đặc

Làng nghề đúc đồng
xã Long Sơn, huyện

Long Điền, tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu

Lớp 11

5

Dòng điện
trong kim
loại

Điện dân
dụng

6

Dòng điện
trong chất
điện phân

Mạ điện

7

Dòng điện
trong chất
khí

Hàn hồ
quang


8

Dòng điện
trong chất
bán dẫn

Điện tử

Điện cơ Thành
Kiểm tra cầu Tác dụng
Chuyên, 107 Xô Viết
chì, hàn
nhiệt của
Nghệ Tĩnh, phường
thiếc
dòng điện Thắng Tam, thành phố
Vũng Tàu
Hiện tượng
*. Cơ sở kinh doanh
điện phân, vàng , bạc, trang sức xi
Hiện tượng
mạ Hiền Lộc
Xi mạ kim
dương cực
*. Cơ sở kinh doanh
loại, mạ
tan
vàng , bạc, trang sức xi
vàng, mạ

Định luật
mạ Kim Mai
bạc
Faraday về
Cổng trước chợ mới
hiện tượng Vũng Tàu, thành phố
điện phân
Vũng Tàu
*. Cơ sở cơ khí Quốc
Văn
68 Phạm Hồng Thái,
Hồ quang
Phường 7, thành phố
Hàn hồ
có nhiệt độ
Vũng Tàu
quang
cao, sự dính
*. Cơ sở cơ khí Văn
ướt
Giáp 17 Lê Hồng
Phong, Phường 7, thành
phố Vũng Tàu
*. Dịch vụ điện tử
Hùng Phi
25 Nguyễn Văn Trỗi
thành phố Vũng Tàu
Dòng điện
Kiểm tra
*. Cửa hàng Bảo sửa

trong chất
điot tranzito
chữa các thiết bị điện
bán dẫn
tử 179 Xô Viết Nghệ
Tĩnh, phường Thắng
Tam, thành phố Vũng
Tàu
Page 11


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương
9

Phản xạ
toàn phần

Mắt

10

Y học

Nhãn khoa
Kính mắt

Nội soi

Kiểm tra độ

cận độ viễn
của mắt

Phản xạ
toàn phần

*. Bệnh viện Lê Lợi

Mắt, sự tạo
ảnh của
thấu kính,
các tật của
mắt

*. Phòng khám mắt
của bác sĩ Phạm Ngọc
Anh Chi
158 Lí Thường Kiệt,
phường 1 thành phố
Vũng Tàu
*. Cơ sở kinh doanh
kính mắt ITALIA
266 Nguyễn An Ninh
Phường 7 thành phố
Vũng Tàu
*. Cơ sở kinh doanh
kính mắt BV Điện
Biên Phủ, số 19,
đường 30 tháng 4
phường 9, thành phố

Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu.

Lớp 12

11

Dao động
tắt dần

12

Đặc trưng
vật lí sinh
lí của âm

Cơ sở phục hồi phuộc
Sửa xe máy
nhún bác Sáu Phuộc
Kiểm tra
Dao động
Phục hồi
349/5 Trương Công
giảm xóc
tắt dần
phuộc nhún
Định, thành phố Vũng
Tàu
*. Nhạc cụ Tấn Đạt
51 Cô Giang, phường

4, thành phố Vũng Tàu
Kiểm tra
Làm đàn,
Đặc trưng *. Trung tâm Âm nhạc
cộng hưởng,
xanh chuyên hòa âm,
nhạc cụ dân
vật lí sinh lí
phối khí, kinh doanh
âm sắc của
tộc
của âm
các loại đàn
nhạc cụ
389 Nguyễn An Ninh
phường 9, thành phố
Vũng Tàu

Page 12


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương

13

14

Mạch điện
xoay chiều

chỉ có điện
trở

Máy phát
điện xoay
chiều

Điện dân
dụng

Kiểm tra dây
đốt bàn là,
nồi cơm
điện

Tác dụng
nhiệt của
dòng điện
xoay chiều

Điện dân
dụng

Sửa chữa
mày phát
điện xoay
chiều cỡ nhỏ

Máy phát
điện xoay

chiều

Cơ sở sửa chữa
đồ điện dân dụng
Địa chỉ: H19 Tạ Uyên,
F3, Tp Vũng Tàu
Điện cơ Thành
*. Cơ sở dịch vụ kỹ
thuật Đức Minh
22 Phạm Hồng Thái,
phường 7, thành phố
Vũng Tàu
*. Cơ sở Bình Điện Cơ
448 Thống Nhất Mới,
phường 8, Thành phố
Vũng Tàu

Page 13


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương
2.3 Một số chủ đề minh họa

Chủ đề 1:

CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
KINH DOANH MẮT KÍNH

( Vật lí lớp 11 - đã dạy trong năm học 2017- 2018)

I. Xác định vấn đề cần giải quyết (bài học gắn với sản xuất, kinh doanh)
Xác định được cấu tạo, hoạt động và các tật của mắt: nội dung này liên quan chặt
chẽ với các kiến thức về nhãn khoa, kính mắt; các kỹ năng về kiểm tra độ cận, viễn của
mắt.
Với chủ đề “các tật của mắt và cách khắc phục- kinh doanh kính thuốc” gắn
liền với hoạt động kinh doanh mắt kính sẽ giúp cho HS phát triển phẩm chất và năng
lực, góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn, thực hiện việc tư vấn nghề nghiệp hướng
nghiệp phân luồng sau trung học.
Ngành nghề liên quan đến bài học: dịch vụ y tế, kinh doanh mắt kính, chăm sóc
mắt định kỳ… Đây là ngành nghề liên quan trực tiếp đến mọi người ở mọi thời điểm. Vì
vậy, các dịch vụ y tế, nghề kinh doanh mắt kính có thị trường rất rộng vì nó luôn được
mọi người, mọi nhà mong muốn sử dụng.
II. Những công việc chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học.
- Liên hệ với cửa hàng kinh doanh mắt kính BV Điện Biên Phủ, địa chỉ : số 19
đường Ba Mươi Tháng Tư, phường 9, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Khảo sát các cửa hàng kinh doanh mắt kính.
- Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện
- Lập kế hoạch dạy học: Chú ý đến đối tượng HS; điều kiện đảm bảo tài liệu, cơ
sở vật chất và đội ngũ GV.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi,vấn đề của bài học gắn với các dịch vụ, kinh doanh
mắt kính để học sinh tìm hiểu tại cơ sở kinh doanh.
- Cho HS tham quan trải nghiệm ở phòng khám mắt, ở cửa hàng kinh doanh mắt
kính.
III. Kế hoạch dạy học
1. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
* Kiến thức
- Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt viễn về mặt quang học và cách khắc phục
các tật này.
- Trình bày được qui trình cơ bản của việc phát hiện mắt bị tật.

- Trình bày sơ lược về giá nhập sản phẩm vào và giá bán của mắt kính trên thị
trường.
* Kỹ năng
- Giải được các bài tập về mắt. Cách khắc phục các tật của mắt.
Page 14


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương
- Biết cách sử dụng các thiết bị đo, khám mắt.
- Tìm hiểu ngành nghề kinh doanh, dịch vụ về mắt tại địa phương.
- Biết cách xác định mắt kính tốt hay xấu.
* Thái độ
- Quan tâm đến các vấn đề về mắt. Biết cách chăm sóc và bảo vệ mắt.
- Hào hứng và chủ động nhận nhiệm vụ tìm hiểu về hoạt động và các tật của mắt,
các ngành nghề có liên quan.
- Tham gia tích cực tìm hiểu các cơ sở dịch vụ y tế chăm sóc mắt, kinh doanh về
mắt kính.
- Chia sẻ, hợp tác, có tinh thần xây dựng khi trao đổi các vấn đề bài học .
b. Các năng lực được hình thành và phát triển cho HS
Năng lực tự học và tự chủ; giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác;
ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu công nghệ, tin học. Cụ thể:
- Năng lực hiểu biết kiến thức về mắt;
- Năng lực tìm tòi, khám phá về các thiết bị khám mắt;
- Năng lực giải quyết vấn đề nghiên cứu của bài học trong SGK và thực tiễn.
c. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan
Cơ sở kinh doanh, dịch vụ về mắt.
2. Chuẩn bị
a. Giáo viên
- Video clip, ảnh liên quan đến cấu tạo mắt, các tật của mắt.

- Các phiếu học tập giao nhiệm vụ cho HS.
- Kế hoạch dạy học, câu hỏi kiểm tra đánh giá…
- Phiếu đánh giá sản phẩm, báo cáo…
b. Học sinh
- Hệ thống các câu hỏi chuẩn bị cho buổi trải nghiệm
- Vở ghi, SGK, Internet, tư liệu cung cấp
- Báo cáo kết quả tìm hiểu theo phiếu học tập.
3. Tổ chức hoạt động học
a. Hướng dẫn chung
Chủ đề được thực hiện theo 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho trải nghiệm thực tiễn
Giáo viên liên hệ với cơ sở kinh doanh kính mắt để lên kế hoạch thời gian trải
nghiệm.
Học sinh nhận nhiệm vụ từ giáo viên tự tìm hiểu kiến thức liên quan đến mắt, các
tật của mắt và cách khắc phục qua SGK, qua các nguồn thông tin khác để từ đó đặt
ra các câu hỏi, các vấn đề cần giải quyết, xây dựng hệ thống các câu hỏi trải
nghiệm, trao đổi với giáo viên để hoàn thiện.
Page 15


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương
Giai đoạn 2:Trải nghiệm thực tiễn
Học sinh tìm hiểu về các thiết bị đo khám mắt, quy trình sử dụng các thiết bị đó ở
thực tế, đặt câu hỏi cho nhân viên của cơ sở để thu thập những kiến thức từ thực
tiễn, sắp xếp và hệ thống các kiến thức đó lại.
Giai đoạn 3:Học tập ở nhà
Học sinh hoạt động theo nhóm thảo luận xây dựng kiến thức, làm báo cáo kết quả
thu thập từ trải nghiệm.
Giai đoạn 4: Trao đổi thảo luận trên lớp và nghiên cứu ở nhà

Học sinh báo cáo kết quả thực nghiệm, thảo luận hình thành kiến thức.
Giáo viên nhân xét, hệ thống kiến thức, giao các nhiệm vụ tìm tòi mở rộng sau bài
học.
Dự kiến tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới đây
Quá
Thời
trình
lượng dự
Hoạt động
Nội dung hoạt động
dạy
kiến
học
*. Chuẩn bị cho trải nghiệm thực tiễn
Học sinh tự tìm hiểu kiến thức liên
quan đến mắt và các tật của mắt qua Chuẩn bị
SGK, qua các nguồn thông tin khác như 1h
sách, internet,…, các vấn đề cần giải
quyết, xây dựng hệ thống các câu hỏi
trải nghiệm.
*. Tham quan và tìm hiểu thực tiễn về Tham quan
việc đo mắt và kinh doanh mắt kính.
tìm hiểu
Hoạt động 1: - Ghi lại những thông tin quan sát được ( 1-2h)
Tình
chuẩn bị và và nghe được vào phiếu trải nghiệm
huống
tham gia trải học tập 01.
Làm báo
xuất

nghiệm thực *. Xây dựng báo cáo
cáo
trải
phát
tiễn, xây dựng Tìm hiểu thêm các thông tin từ các nghiệm
báo cáo
nguồn khác (sách báo, Internet), kết hợp (từ 1-2h)
những kiến thức đã ghi nhận từ trải
nghiệm, thảo luận nhóm, làm báo cáo
kết quả thu thập từ trải nghiệm .
Hình
Hoạt động 2:
- Chọn từ 1 đến 2 nhóm báo cáo kết 10 phút
thành
Báo cáo kết quả thu thập từ trải nghiệm và từ quá Trên lớp
kiến
quả
trình thảo luận của nhóm.

Page 16


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương
Các nhóm nghiên cứu sách giáo khoa,
Hoạt động 3:
tìm hiểu, thảo luận các kiến thức về
Hình thành hệ
thức
- Các tật khúc xạ của mắt: tật cận thị và

thống
kiến
viễn thị
thức
-Cách khắc phục tật cận thị, viễn thị .
Hoạt động 4: - Hệ thống hóa kiến thức bài học.
Hệ thống hóa -Vận dụng kiến thức về các tật của mắt,
Luyện
kiến thức và công thức liên hệ giữa f, d, d’ để xác
tập
luyện tập
định tiêu cự (độ tụ) của kính cần phải
mang hoặc xác định phạm vi quan sát.
-Tìm hiểu các tật khúc xạ ngoài cận thị
và viễn thị.
Vận
- Tìm hiểu các cách khắc phục tật khúc
dụng,
Hoạt động 5:
xạ (phẫu thuật mắt bằng Laser).
tìm tòi Tìm tòi mở
- Tìm hiểu các cách bảo dưỡng mắt.
mở
rộng kiến thức
- Tìm hiểu các ngành nghề liên quan đến
rộng
mắt, yêu cầu về nguồn nhân lực và nhu
cầu của thị trường.

15

phút
Trên lớp

15
phút
Trên lớp

5 phút

b. Hướng dẫn cụ thể các hoạt động học Chủ đề này cần thực hiện trong thời gian 2
tiết (1 tiết trên lớp theo quy định cộng với thời gian làm việc ở nhà). Cụ thể như sau
Hoạt động 1: HS chuẩn bị, tham gia trải nghiệm thực tiễn tại cửa hàng kinh doanh
kính mắt và xây dựng báo cáo ở nhà. Thời gian: từ 3 giờ tới 5 giờ
- Trải nghiệm tìm hiểu về:
+ Các thiết bị.
+ Phương pháp xác định các tật của mắt.
+ Cách dùng kính sao cho phù hợp với mắt.
- HS thu thập thông tin, sắp xếp các thông tin và đặt các câu hỏi
nghiên cứu về
a) Mục tiêu
+ Các tật cận thị và viễn thị.
+ Cách khắc phục tật cận thị và viễn thị.
- Tổ chức trải nghiệm thực tế, thu thập các thông tin thực tiễn tại
cửa hàng kinh doanh kính mắt BV Điện Biên Phủ, số 19, đường 30
tháng 4 thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Sau đó tìm hiểu từ các nguồn khác ( sách giáo khoa, internet)về
b) Nội dung nguyên tắc hoạt động của các thiết bị xác định tật của mắt.
- Xây dựng báo cáo dựa trên các nhiệm vụ của phiếu học tập 01
và các kết quả trải nghiệm.
- Đề xuất các câu hỏi có liên quan.

Page 17


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương

c) Gợi ý tổ
chức
hoạt
động

d) Sản phẩm
mong đợi
e)
Gợi ý
đánh giá

- Xây dựng nội dung bài học, làm bài powerpoint báo cáo kết quả
làm được.
Giáo viên:
- Liên hệ trước với các cơ sở tham quan cửa hàng kinh doanh kính
mắt BV Điện Biên Phủ đường 30 tháng 4 thành phố Vũng Tàu,
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Chia lớp làm 4 nhóm. Phổ biến kế hoạch tham quan trải nghiệm,
tìm hiểu tại cửa hàng kinh doanh kính mắt. Giao nhiệm vụ thực
hiện phiếu học tập 01.
Học sinh:
Thảo luận làm việc nhóm để
-Tìm hiểu kiến thức được đề cập trong phiếu học tập 01 qua sách
giáo khoa và internet hoặc các nguồn khác.

-Liệt kê câu hỏi cần thiết thu thập thông tin để hoàn thành phiếu
học tập 01
- Chuẩn bị học liệu (vở ghi, phiếu học tập 01).
- Sau tham quan, trải nghiệm, HS thảo luận nhóm, xây dựng báo
cáo sản phẩm trải nghiệm.
Bài powerpoint báo cáo kết quả tìm hiểu thực tiễn và các câu hỏi
nghiên cứu của các nhóm kết quả làm được.
Giáo viên đánh giá việc trình bày, đánh giá sản phẩm là các câu
hỏi, ý kiến trao đổi, đánh giá kết quả qua vở ghi.

Hoạt động 2: Báo cáo kết quả trải nghiệm tại lớp - 10 phút
a) Mục tiêu
Báo cáo về việc sử dụng các thiết bị xác định các tật khúc xạ của
mắt, cách khắc phục bằng cách đeo kính.
b) Nội dung -Trình bày các báo cáo, trao đổi kết quả trải nghiệm.
-Trình bày, thảo luận để thống nhất các câu hỏi nghiên cứu
+. Tật cận thị: đặc điểm cách khắc phục
+. Tật viễn thị: đặc điểm cách khắc phục
- Đại diện HS của các nhóm báo cáo trước lớp về các kết quả trải
c) Gợi ý tổ nghiệm. Các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi, bổ sung.
chức
hoạt - Đại diện HS trình bày các câu hỏi đặt ra khi trải nghiệm để thảo
động
luận và lựa chọn các câu hỏi hợp lí.
- Thống nhất các câu hỏi nghiên cứu.
- HS tiến hành trình bày báo cáo và thảo luận theo kế hoạch.
- Lựa chọn được các câu hỏi hợp lí.
d) Sản phẩm Các câu hỏi mong muốn:
mong đợi
 Sự điều tiết của mắt?

 Điều kiện nhìn rõ của mắt?
Page 18


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương

e) Đánh giá

 Tật cận thị: đặc điểm, cách khắc phục?
 Tật viễn thị: đặc điểm, cách khắc phục?
- GV đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm.
- HS tham gia đánh giá lẫn nhau về vai trò, sự đóng góp của từng
thành viên trong nhóm.

Hoạt động 3: Hình thành hệ thống kiến thức về mắt, các tật của mắt và cách khắc
phục - 15 phút
Cấu tạo của mắt về phương diện quang học, sự điều tiết và năng
a) Mục tiêu
suất phân li của mắt.
Trình bày báo cáo về các tật khúc xạ của mắt, cách khắc phục
Trình bày, thảo luận để thống nhất các câu hỏi nghiên cứu:
b) Nội dung
+ Các tật cận thị, viễn thị và lão thị.
+ Cách khắc phục tật cận thị, viễn thị
- Đại diện học sinh của các nhóm báo cáo trước lớp về các kết quả
c) Gợi ý tổ trải nghiệm. Các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi, bổ sung.
chức
hoạt - Đại diện học sinh trình bày các câu hỏi đặt ra khi trải nghiệm để
động

thảo luận và lựa chọn các câu hỏi hợp lí.
Các báo cáo, bản ghi chép của các nhóm đầy đủ nội dung đạt các
yêu cầu về
d) Sản phẩm + Sự tạo ảnh qua thấu kính mắt
mong đợi
+ Các tật của mắt ( cận thị, viễn thị ) và cách khắc phục
- Giáo viên đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm.
e) Đánh giá - Học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau về vai trò, sự đóng góp của
từng thành viên trong nhóm.
Hoạt động 4: Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập- 15 phút
Giáo viên nhận xét , bình luận, khen ngợi, động viên và giao
a) Mục tiêu
nhiệm vụ tìm tòi nghiên cứu cho học sinh.
- Giáo viên chuẩn hóa, bổ sung kiến thức, hệ thống hóa kiến thức.
- Học sinh vận dụng giải bài tập đơn giản về các tật của mắt
Bài 1: Một người mắt có tật khúc xạ, có khoảng nhìn rõ từ
12,5cm đến 50cm.
b) Nội dung
a) Người này bị tật gì? Tại sao?
b) Tìm độ tụ của kính cần đeo ( sát mắt) để người này nhìn rõ vật ở
vô cực mà mắt không phải điều tiết.
c) Khi đeo kính trên, người này nhìn rõ được các vật đặt gần nhất
cách mắt bao nhiêu?
Bài 2: Một người mắt có tật khúc xạ, nhìn rõ được vật đặt cách
Page 19


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương
mắt gần nhất 40cm.

a) Người này bị tật gì? Tại sao?
b) Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25cm, người đó cần đeo
kính (kính cách mắt 1 cm) có độ tụ bao nhiêu?
*. Giáo viên
c) Gợi ý tổ - Nhận xét , bình luận, khen ngợi, động viên tinh thần làm việc
chức
hoạt của các nhóm
động
- Bổ sung các kiến thức chưa đầy đủ, chưa đúng
*. Học sinh
- Ghi kiến thức vào vở
- Giải bài tập
d) Sản phẩm - Học sinh giải được bài tập
mong đợi
- Hoàn thiện bài làm trong vở
- Giáo viên đánh giá sản phẩm.
e) Đánh giá
- Học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau về vai trò, sự đóng góp của
từng thành viên trong nhóm.
Hoạt động 5: Tìm hiểu thêm về các tật khác của mắt, cách khắc phục và bảo
dưỡng mắt - 5 phút
Tìm hiểu, mở rộng kiến thức về các tật khác của mắt, cách khắc
a) Mục tiêu
phục và bảo dưỡng mắt, cách ngành nghề liên quan đến mắt.
- Tìm hiểu các tật của mắt (ngoài cận thị, viễn thị, lão thị ).
- Tìm hiểu trên thực tế có những cách nào khắc phục các tật của
mắt.
b) Nội dung
- Các cách chăm sóc và bảo vệ mắt hàng ngày để tránh tật khúc xạ.
- Tìm hiểu các ngành nghề liên quan đến mắt, yêu cầu về nguồn

nhân lực và nhu cầu của thị trường.
+ Giao các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, xây dựng sản phẩm
là bài giới thiệu trước lớp, được hỗ trợ giúp đỡ khi cần thiết.
c) Gợi ý tổ
+ Hoạt động của GV:
chức
hoạt
- Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn các em hoạt động
động
ngoài giờ (thực hiện phiếu học tập 02)
- Chuẩn bị học liệu (SGK, vở ghi, tư liệu…), thiết bị dạy học (tranh
ảnh, mô hình, thí nghiệm thực/ảo/mô phỏng, video, slide)…
- Các bài viết của HS về cách khắc phục các tật của mắt trong thực
d)Sản phẩm tế.
mong đợi
- Các bài viết của HS về ngành nghề liên quan đến mắt, yêu cầu về
nguồn nhân lực và nhu cầu của thị trường.
e) Đánh giá GV đánh giá quá trình làm việc nhóm và báo cáo sản phẩm.
Page 20


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương

IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá
Câu 1: Mắt không có tật là mắt
A. khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc.
B. khi điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc.
C. khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc.
D. khi điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc.

Câu 2: Quan sát hình vẽ (O, F, V là quang tâm của mắt, tiêu điểm mắt, điểm vàng). Hãy
cho biết đó là mắt gì:
V
A. Cận thị
B. Viễn thị
O F
C. Mắt không tật
D. Mắt người già
Câu 3: Chọn phát biểu sai khi nói về tật viễn thị của mắt.
A. Mắt viễn thị là mắt không nhìn rõ được những vật ở gần như mắt bình thường.
B. Đối với mắt viễn thị, khi không điều tiết thì tiêu điểm của thuỷ tinh thể nằm sau võng
mạc.
C.Điểm cực cận của mắt viễn thị ở xa mắt hơn so với mắt bình thường.
D. Điểm cực cận của mắt viễn thị ở gần mắt hơn so với mắt bình thường.
Câu 4: Chọn phát biểu đúng khi nói về kính sửa tật cận thị?
A. Mắt cận thị đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cùng như mắt không bị tật.
B. Mắt cận thị đeo thấu kính hội tụ nhìn rõ vật ở xa vô cùng như mắt không bị tật
C. Mắt cận thị đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần như mắt không bị tật.
D. Mắt cận thị đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần như mắt không bị tật.
Câu 5: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 15cm và giới hạn nhìn rõ là
35cm . Độ tụ của kính phải đeo là
A. D = 2điốp
B. D = - 2điốp
C. D = 1,5điốp
D. D = -0,5điốp
Câu 6: Một người nhìn rõ vật cách mắt từ 10cm đến 1m. Để sửa tật người này cận đeo
sát mắt kính có độ tụ
A. D = 0,5dp
B. D = 1dp
C. D = – 1dp

D. D = - 0,5dp
Câu 7: Một người viễn thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 50cm. Độ tụ của kính mà
người ấy sẽ đeo sát mắt để có thể đọc được các dòng chữ nằm cách mắt gần nhất 25cm
là A.1,5điôp
B.2điôp
C.-1,5điôp
D.-2điôp
Câu 8: Một người lúc về già chỉ nhìn rõ các vật nằm cách mắt trong khoảng từ 40 cm
đến 50 cm. Để có thể đọc sách cách mắt 20cm khi mắt điều tiết tối đa, người ấy phải
đeo sát mắt một kính có độ tụ bằng
A.-2đp
B.-2,5đp
C.2,5đp
D.2đp

Chủ đề 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT VÀ ỨNG DỤNG
ĐÚC ĐỒNG
( Vật lí 10 dự kiến dạy trong học kì II năm học 2018-2019 )
Page 21


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương
I. Xác định vấn đề cần giải quyết (bài học gắn với sản xuất kinh doanh)
Xây dựng chủ đề “ Sự chuyển thể của các chất và ứng dụng đúc đồng ” giúp cho
học sinh phát triển phẩm chất năng lực, góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn, thực
hiện tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp phân luồng sau trung học.
Ngành nghề liên quan đến bài học: Nghề đúc đồng tại làng nghề đúc đồng thôn
Long Sơn, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nghề đúc đồng ở Long Điền có từ những năm 90 của thế kỷ XVII, trải qua hàng

trăm năm hình thành và phát triển, người dân làng nghề đã tiếp nối, gìn giữ và phát triển
nghề đúc đồng. Hiện nay, thương hiệu đồng Long Điền đã và đang nổi tiếng khắp miền
Tây Nam Bộ. Với bề dày lịch sử phát triển, cùng là những tác phẩm để lại dấu ấn lịch
sử, làng đúc đồng ở Long Điền xứng danh là một làng nghề truyền thống cần được bảo
tồn và phát triển. Bởi, đây không chỉ là một địa chỉ thú vị cho khách du lịch, cho những
nhà đầu tư trong và ngoài nước mà còn là nguồn động viên tích cực cho việc nâng cao
tay nghề cũng như tạo hưng phấn, lòng tự hào về nghề của những người thợ đúc đồng
Long Điền ngày nay, đây cũng là nơi tạo công ăn, việc làm cho nhiều người dân ở độ
tuổi lao động trong vùng.
II. Những công việc chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học
- Xây dựng danh mục cơ sở liên quan đến hiện tượng nóng chảy và đông đặc.
- Khảo sát, tham quan làng nghề đúc đồng thôn Long Sơn, huyện Long Điền, tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu
- Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện.
- Lập kế hoạch dạy học: Chú ý đến đối tượng học sinh, điều kiện đảm bảo an toàn; tài
liệu, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi/ vấn đề của bài học gắn với sản xuất để học sinh tìm hiểu
tại làng nghề đúc đồng.
III. Kế hoạch dạy học
1. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức
- Định nghĩa và nêu được các đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc. Viết
được công thức nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các bài tập đã cho trong bài.
- Nêu được định nghĩa của sự bay hơi và sự ngưng tụ.
- Phân biệt được hơi khô và hơi bão hòa.
- Định nghĩa và nêu được đặc điểm của sự sôi.
- Trình bày được quy trình cơ bản của việc đúc Đồng ...
* Kỹ năng
- Áp dụng được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các bài tập đã cho

trong bài.
Page 22


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương
- Giải thích được nguyên nhân của trạng thái hơi bão hòa dựa trên quá trình cân
bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ.
- Giải thích được nguyên nhân của các quá trình này dực trên chuyển động của các
phân tử.
- Áp dụng được công thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng để giải các bài tập đã cho
trong bài.
- Nêu được những ứng dụng liên quan đến các qua trình nóng chảy- đông đặc,
bay hơi- ngưng tụ và quá trình sôi trong đời sống..
- Tìm hiểu ngành nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại địa phương liên
quan đến hiện tượng nóng chảy và đông đặc.
* Thái độ
- Quan tâm đến các sự kiện, hiện tượng về nóng chảy và đông đặc.
- Hào hứng và chủ động nhận nhiệm vụ tìm hiểu về nghề đúc Đồng ... , tìm hiểu
các hiện tượng liên quan đến hiện tượng nóng chảy và đông đặc.
- Chia sẻ, hợp tác, có tinh thần xây dựng khi trao đổi các vấn đề bài học.
b. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác; ngôn ngữ, tính
toán, tìm hiểu KHTN&XH, công nghệ. Cụ thể:
- Năng lực giải quyết vấn đề nghiên cứu của bài học trong SGK và thực tiễn.
- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí
nghiệm.
- Năng lực tìm tòi, khám phá về nghề đúc Đồng ...
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực thực hành.

c. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đúc Đồng.
2. Chuẩn bị
a. Giáo viên
- Video clip, ảnh về quá trình đúc đồng tại làng nghề thôn Long Sơn, huyện Long
Điền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Các phiếu học tập giao nhiệm vụ cho HS.
- Kế hoạch dạy học, câu hỏi kiểm tra đánh giá…
- Phiếu đánh giá sản phẩm, báo cáo…
b. Học sinh
- SGK, vở ghi bài, Internet, tư liệu GV cung cấp
- Báo cáo kết quả tìm hiểu theo phiếu học tập
3. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
a. Hướng dẫn chung
Chủ đề được thực hiện theo 4 giai đoạn
Page 23


Dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông gắn với sản xuất
kinh doanh tại địa phương
Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho trải nghiệm thực tiễn
Giáo viên liên hệ với làng nghề đúc đồng để lên kế hoạch thời gian trải nghiệm.
Học sinh nhận nhiệm vụ từ giáo viên tự tìm hiểu kiến thức liên quan đến nghề
đúc đồng, các giai đoạn của quá trình này? Từ đó đặt ra các câu hỏi, các vấn đề cần giải
quyết, xây dựng hệ thống các câu hỏi trải nghiệm, trao đổi với giáo viên để hoàn thiện.
Giai đoạn 2:Trải nghiệm thực tiễn
Học sinh tìm hiểu nghề đúc đồng tại làng nghề đúc đồng thôn Long Sơn, huyện
Long Điền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để thu thập những kiến thức từ thực tiễn, sắp xếp
các kiến thức đó.
Giai đoạn 3:Học tập ở nhà

Học sinh hoạt động theo nhóm thảo luận xây dựng kiến thức, làm báo cáo kết quả
thu thập từ trải nghiệm
Giai đoạn 4: Trao đổi thảo luận trên lớp và nghiên cứu ở nhà
Học sinh báo cáo kết quả thực nghiệm, thảo luận hình thành kiến thức.
Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới đây:
Quá trình
Hoạt động
dạy học

Tình
huống

Nội dung hoạt động

*. Chuẩn bị trải nghiệm
Học sinh tự tìm hiểu kiến thức
liên quan đến nghề đúc đồng, các
giai đoạn của quá trình này qua
SGK, qua các nguồn thông tin khác
như sách, internet,…, các vấn đề cần
giải quyết, những thắc mắc, xây
Hoạt động 1:
dựng hệ thống các câu hỏi trải
Chuẩn bị và
nghiệm.
tham gia trải
*. Trải nghiệm thực tế
nghiệm thực
Học sinh thăm quan và tìm hiểu
tiễn, xây dựng

thực tiễn tại làng nghề đúc đồng. Ghi
báo cáo
lại những thông tin quan sát được và
nghe được vào phiếu học tập 01.
*. Xây dựng báo cáo
Học sinh tìm hiểu thêm các thông
tin từ các nguồn khác (sách báo,
Internet), thảo luận nhóm, làm báo
cáo kết quả thu thập từ trải nghiệm .
Hoạt động 2: Chọn từ 1 đến 2 nhóm báo cáo kết
báo cáo kết quả thu thập từ trải nghiệm và từ quá
Page 24

Thời lượng dự
kiến

Trong 1 ngày,
gồm:
1 buổi tham
quan từ 1giờ
đến 2 giờ.
Làm báo cáo
trải nghiệm 1
đến 2 giờ

20 phút
ở lớp



×