Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ở nước TA TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 – THỰC TRẠNG và một số GIẢI PHÁP: Lê Đức Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.41 KB, 11 trang )

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở NƯỚC
TA TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 – THỰC
TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
DEVELOPMENT OF INFORMATION TECHNOLOGY HUMAN RESOURCES
IN OUR COUNTRY IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
– CURRENT SITUATION AND SOME SOLUTIONS PROPOSED
Lê Đức Thọ1
Ngô Quang Hùng2
1
Giảng viên Khoa Cơ bản Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
1
Giảng viên Khoa Công nghệ thông tin Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
(Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: “Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
đến quan hệ lao động và chất lượng việc làm trong doanh nghiệp FDI ở Việt
Nam”, Đại học Lao động xã hội. ISBN 978-604-73-6935-5, Nxb. Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.492-500. Năm 2019)
TĨM TẮT
Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đã và đang tác động trên phạm vi toàn cầu, tới
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong kỷ nguyên số, sự phát triển của khoa học
công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin đặt ra rất nhiều yêu cầu mới
và cũng tạo ra nhiều điều kiện mới để phát triển nguồn nhân lực, khơng chỉ nhân
lực có trình độ cao mà cịn liên quan tới tất cả mọi tầng lớp lao động, kể cả lao
động giản đơn. Thực tế ở nước ta hiện nay, nguồn nhân lực cơng nghệ thơng tin
cịn thiếu và cịn nhiều hạn chế về chất lượng. Trong chiến lược phát triển công
nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2010 – 2020, Thủ tướng Chính phủ đã
xác định nhân lực cơng nghệ thơng tin là một trong bốn trụ cột chính cần phải
quan tâm để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Từ khóa: Cách mạng cơng nghiệp 4.0; nguồn nhân lực; nguồn nhân lực công
nghệ thông tin.
ABSTRACT
The industrial revolution of 4.0 has been impacting globally, to all areas of social


life. In the digital age, the development of science and technology, especially in the
field of information technology, raises a lot of new requirements and creates new
conditions for human resource development. Highly qualified, but also relevant to
all working classes, including simple workers. In fact, in our country, information
1


technology human resources are still lacking and there are many limitations in
quality. In the strategy of developing information technology and communication
in the period of 2010 - 2020, the Prime Minister has identified information
technology human resources as one of the four main pillars to pay attention to
promoting socio- sustainable society.
Keywords: Industrial Revolution 4.0; Human Resources; human resources
information technology.
1. MỞ ĐẦU
Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng được hình thành từ sự
phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, công nghệ thông tin và chi phối rất nhiều tới
nền kinh tế của các nước trên thế giới, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Hiện
nay, trong điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,
đặc biệt khi Việt Nam đang trong thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vấn
đề nguồn nhân lực được xem là khâu đột phá, phát triển nguồn nhân lực trở thành
nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Với lợi thế đang
trong thời kỳ dân số vàng, nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay sẽ có những lợi thế
riêng nhưng cũng có những thách thức đáng kể trong thời kỳ cách mạng công
nghiệp 4.0. Thực tế, ngành công nghệ thông tin đang bước vào giai đoạn tăng
trưởng nóng nhưng nguồn nhân lực cơng nghệ thơng tin của nước ta cịn rất mỏng
về số lượng, yếu về chất lượng, thiếu các kỹ sư, lập trình viên đang là vấn đề đáng
báo động. Do đó, để đáp ứng nguồn nhân lực cho lĩnh vực này, Việt Nam cần đẩy
mạnh việc đào tạo nhân lực cơng nghệ thơng tin, một trong những ngành đóng vai
trị nịng cốt của cuộc cách mạng này. Chính vì vậy, nghiên cứu thực trạng nguồn

nhân lực công nghệ thông tin và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn
nhân lực công nghệ thông tin, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công
nghệ thông tin ở nước ta hiện nay là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn.
2. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Cách mạng công nghiệp 4.0 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp
cao độ của hệ thống kết nối số hóa, vật lý, sinh học với trung tâm và khâu đột phá
là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, robot, công nghệ nanô,
công nghệ sinh học,… đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, tạo ra
những cơ hội rất lớn nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho mỗi quốc gia.
2


Nó cũng tác động đến nước ta trên mọi lĩnh vực, khía cạnh khác nhau của đời sống
xã hội. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những lĩnh vực chịu
sự tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất từ cuộc cách mạng này.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các lĩnh vực
kinh tế xã hội, đặc biệt là lĩnh vực lao động và việc làm chịu tác động rất lớn trên
nhiều góc độ khác nhau. Cách mạng 4.0 sẽ làm cho thị trường lao động phải có sự
thay đổi về cơ cấu lao động, cơ cấu nguồn lực, cơ cấu về trình độ lao động, có
những u cầu về kỹ năng lao động khác nhau. Đặc biệt, người lao động phải có sự
thích ứng cao hơn để đáp ứng những cơng việc mới và tránh bị đào thải. Có những
cơng việc mất đi nhưng cũng có những cơng việc địi hỏi phải có sự thích ứng để
đáp ứng u cầu mới. Lĩnh vực công nghiệp 4.0 cũng là lĩnh vực khởi nghiệp quan
trọng bởi nhân lực là nguồn lực rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội. Việc kết nối,
phát triển các nguồn lực đó dựa trên nền tảng công nghiệp 4.0, nền tảng công nghệ
kết nối là lĩnh vực mà rất nhiều nhà doanh nghiệp, nhà khởi nghiệp có thể tham gia
vào để đưa ra giải pháp kết nối cung cầu lao động, phát triển nguồn nhân lực.
Ngồi những tác động đa chiều, cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đã, đang làm
thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động và thị trường lao động. Các hệ thống tự

động hóa sẽ thay thế dần lao động thủ cơng trong tồn bộ nền kinh tế, máy móc và
trí tuệ nhân tạo thay thế sức người, nhu cầu sử dụng nhân lực trình độ cao tăng lên
trong khi nhu cầu sử dụng lao động kỹ năng thấp ngày càng giảm. Điều này sẽ tạo
áp lực lớn đối với thị trường lao động, các quốc gia đang phát triển sẽ đối mặt với
tình trạng dư thừa lao động và gia tăng thất nghiệp. Theo dự báo, "trong một số
lĩnh vực, với sự xuất hiện của rô-bôt, số lượng nhân viên sẽ giảm đi cịn 1/10 so
với hiện nay, theo đó, 9/10 nhân lực còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc thất nghiệp.
Cuối năm 2015, Ngân hàng Anh quốc đưa ra dự báo: sẽ có khoảng 95 triệu lao
động truyền thống bị mất việc trong vòng 10 - 20 năm tới. Hàng loạt nghề nghiệp
cũ sẽ mất đi, thị trường lao động tại quốc gia này cũng như quốc tế sẽ phân hóa
mạnh mẽ giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng cao"
[4]. Lao động giá rẻ khơng cịn là lợi thế cạnh tranh của các thị trường mới nổi ở
khu vực Mỹ La-tinh và châu Á. Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khơng
chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ
năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như họ không được trang bị những kỹ
năng mới - kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế 4.0.
3. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở
3


NƯỚC TA HIỆN NAY
Trong nhiều năm trở lại đây, lĩnh vực CNTT của Việt Nam phát triển rất mạnh
mẽ. Ở tầm vĩ mơ, Chính phủ đã quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử để nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm phục vụ người
dân và doanh nghiệp được tốt hơn, đồng thời phù hợp với xu hướng chung của tiến
trình hội nhập. Nguồn nhân lực CNTT ở nước ta hiện nay nói chung là những nhân
sự trẻ, năng động, sáng tạo. Những năm gần đây, ngành CNTT luôn phát triển với
tốc độ cao khiến cho nhu cầu về nhân lực cũng tăng cao. Theo kế hoạch tổng thể
phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, việc
phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với

việc phát triển và ứng dụng CNTT, đặc biệt chú trọng đến tỉ lệ nguồn nhân lực
CNTT có trình độ cao phục vụ cho công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực
CNTT theo hướng hội nhập và đạt trình độ khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu
phát triển CNTT của đất nước, của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc
tế.
Về số lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở nước ta hiện nay: Báo cáo
của Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, tổng số nhân lực trong ngành CNTT
hiện nay là hơn 600.000 người, trong đó số lao động đang làm việc trong các
ngành công nghiệp phần cứng - điện tử là khoảng 300.000 người. Số cịn lại thuộc
về lĩnh vực cơng nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số. Cũng theo Báo
cáo này, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân lực CNTT vào năm 2020 và nhu cầu
mỗi năm sẽ tăng thêm khoảng 13%. Điều này cho thấy nhu cầu nhân lực trong
ngành CNTT ngày càng tăng.
Ngành CNTT, chủ yếu tập trung vào mảng dịch vụ internet trong các công ty
liên quan đến sử dụng công nghệ trong lĩnh vực vận tải, bất động sản, lập trình
game hay thanh tốn trực tuyến có nhu cầu tuyển dụng cao thứ ba. Các ngành có
nhu cầu tuyển dụng tiếp theo gồm ngân hàng - tài chính - bảo hiểm, ngành cung
cấp các dịch vụ chuyên nghiệp như quảng cáo - giáo dục… ngành chăm sóc sức
khỏe, du lịch khách sạn và vận tải... Tuy nhiên, tại Việt Nam có rất ít các ứng viên
có kinh nghiệm đáp ứng được nhu cầu nên các công ty này buộc phải tuyển kỹ sư
người nước ngoài sang Việt Nam làm việc và nắm giữ các vị trí địi hỏi có nhiều
kinh nghiệm tương ứng. Thực tế hiện nay do quá thiếu, các công ty Fintech chấp
nhận tuyển sinh viên mới ra trường và họ tự đào tạo nguồn lực để có thể đảm
đương được các yêu cầu này.
4


Có thể thấy, nhu cầu nhân lực ngành CNTT tăng rất cao, trong khi đó, nguồn
sinh viên tốt nghiệp ngành này từ các trường Đại học, Cao đẳng còn rất ít, không
đảm bảo yêu cầu của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do môi trường giáo dục Đại

học, Cao đẳng chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, của nền kinh tế. Sự
liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sử dụng nhân lực chưa thực sự phát
huy được hiệu quả cao nhất.
Theo dự báo, các doanh nghiệp Việt Nam hiện thiếu hụt khoảng 80.000 nhân
lực cho gia công phần mềm, nhân lực trong lĩnh vực Blockchain cũng hết sức nóng
bỏng trong năm 2018. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng là
nơi có nhu cầu nhân lực CNTT lớn, địi hỏi người có kinh nghiệm rất cao, các
doanh nghiệp ICT vừa và nhỏ tìm kiếm nhân lực cho doanh nghiệp mình rất khó
khăn. Rất nhiều sinh viên giỏi ra trường chọn các doanh nghiệp lớn của nước
ngoài.
Về cơ sở đào tạo và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở
nước ta hiện nay: Việt Nam có 250 trường đại học và cao đẳng, 164 trường dạy
nghề có đào tạo về CNTT- truyền thông với số chỉ tiêu tuyển sinh đại học khoảng
68.000 và dạy nghề là 18.000 học viên. Ngồi ra cịn hàng trăm cơ sở đào tạo và
sát hạch chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT. Số lượng đào tạo và chất lượng đào tạo rất
cần được cải thiện nhanh chóng để đáp ứng ứng địi hỏi của thực tiễn phát triển,
nhất là khi Việt Nam đang đặt ra mục tiêu chuyển đổi số, bắt kịp cách mạng công
nghiệp 4.0.
Hệ thống đào tạo về công nghệ thông tin đã được triển khai rộng rãi với bộ
môn Tin học được giảng dạy, phổ cập tới 54,8% trường tiểu học, 81,7% trường
trung học cơ sở, và 100% trường trung học phổ thơng trên cả nước. Đã có 290
trường đại học, cao đẳng và hơn 200 trường dạy nghề có đào tạo chuyên ngành
công nghệ thông tin, viễn thông với chỉ tiêu tuyển sinh các nhóm ngành này tăng
đều qua các năm và tỷ lệ nhập học trung bình hàng năm ln ở mức cao từ 80 đến
90% so với nhiều chuyên ngành khác.
Về chất lượng đào tạo: Trong những năm qua, chất lượng đầu vào tăng, chất
lượng đào tạo cũng từng bước được nâng lên, tuy nhiên, nguồn nhân lực trong lĩnh
vực CNTT còn hạn chế về ngoại ngữ, kỹ năng mềm và kỹ năng thực hành. Đặc
biệt, sinh viên sau khi ra trường, yếu kỹ năng làm việc nhóm và các kỹ năng sử
dụng ngoại ngữ. Theo thống kê của Viện Chiến lược CNTT, hiện hơn 70% sinh

viên ngành CNTT thiếu kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc
5


nhóm, thụ động trong việc tự nghiên cứu những ứng dụng mới, sinh viên mới ra
trường phải mất từ 3 đến 5 năm làm việc mới có thể ứng tuyển vào các doanh
nghiệp nước ngồi [7]. Bên cạnh đó, phần lớn sinh viên mới ra trường làm việc
chưa có định hướng rõ về nghề nghiệp nên dễ thay đổi công việc, khơng gắn bó
với doanh nghiệp đủ lâu để có thể tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.
Về hoạt động liên kết cơ sở đào tạo với doanh nghiệp: Trong đào tạo nguồn
nhân lự CNTT, sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sử dụng lao động
CNTT là vấn đề cốt lõi, mang lại lợi ích cho cả hai bên, đặc biệt là cho người học.
Tuy nhiên, sự liên kết này ở nước ta hiện nay cịn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng
là mặc dù sinh viên tốt nghiệp hằng năm khá đông nhưng lại không đáp ứng được
yêu cầu của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam phải
thực hiện có hiệu quả hoạt động gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đây được xem là giải pháp chiến lược để giải
quyết bài toán "khoảng cách" giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
Về công tác quản lý: công tác quản lý chưa đồng bộ giữa các cấp, các ngành;
công tác kiểm tra giám sát việc thi hành Luật cơng nghệ thơng tin ở các cấp cịn
yếu và thiếu,…; các cơ chế chính sách như về cơng nghệ thơng tin còn chưa phát
huy hết hiệu quả thúc đẩy hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
như chính sách đầu tư mua sắm sản phẩm cơng nghệ thông tin, đầu tư cho ứng
dụng công nghệ thông tin,... Chính sách thu hút nhân lực, ưu đãi nhân lực chuyên
trách về công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực cơng nghệ thơng tin cịn
nhiều bất cập trong khi đây là nguồn lực đầu vào có ý nghĩa quan trọng để triển
khai các ứng dụng công nghệ thông tin cũng như giữ vai trò quyết định hoạt động
sản xuất kinh doanh và cơng nghệ thơng tin.
Như vậy, có thể thấy, nguồn nhân lực CNTT của nước ta chưa đáp ứng được
yêu cầu của sự phát triển, còn thiếu về số lượng và chất lượng chưa đồng đều.

Chính vì thế, Việt Nam cần có những giải pháp hiệu quả nhằm phát triển nguồn
nhân lực CNTT trong thời gian tới, đáp ứng yêu của sự phát triển và hội nhập.
4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở NƯỚC TA TRONG BỐI CẢNH CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 HIỆN NAY
Theo dự báo, Việt Nam sẽ cần có khoảng 400.000 nhân lực trong ngành IT
trong khoảng từ năm 2016-2020. Đến năm 2020, 70% lao động trong các doanh
nghiệp được đào tạo về công nghệ thông tin [8]. Là một phần của Chương trình
6


Chiến lược Phát triển Khoa học và Công nghệ 2011-2020, Chính phủ Việt Nam
đang chú trọng tăng số lượng kỹ sư có tay nghề, tổ chức nghiên cứu, vườn ươm
khởi nghiệp về công nghệ cao, và các doanh nghiệp công nghệ cao để hỗ trợ phát
triển ngành IT. Để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực CNTT đáp ứng nhu cầu cho
cách mạng công nghiệp 4.0, hiện các cơ quan liên quan của Việt Nam đang tích
cực nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo
chuyên sâu về CNTT-TT để thế hệ lao động mới có tri thức và kỹ năng thích ứng
với thay đổi trong kỷ nguyên kinh tế số. Đối với ngành giáo dục, nhất là giáo dục
Đại học, Cao đẳng, nơi trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nền kinh tế - xã
hội, các trường đã nhận thức được vai trị then chốt của CNTT trong q trình quản
trị, quản lý cũng như kiến thức và kỹ năng về CNTT của lao động sẽ nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của thời kỳ hội nhập tồn cầu. Chính vì vậy, đa số các
trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam đã và đang tăng tốc phát triển theo chiều
rộng và chiều sâu trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
4.1. Đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong các trường Đại
học, Cao đẳng ở nước ta hiện nay
Trước tiên các trường Đại học, Cao đẳng phải kiện toàn đội ngũ chuyên gia,
giảng viên trực tiếp giảng dạy. Các trường cần có chính sách thu hút giảng viên có
trình độ chun mơn cao trong lĩnh vực này, nhất là những tiến sĩ, thạc sĩ trẻ, năng

động, tràn đầy tâm huyết được đào tạo, tu nghiệp trong và ngồi nước. Phương
pháp giảng dạy đối với mơn thuộc về cơng nghệ nên tăng cường tính thực tiễn
thơng qua khảo sát thực tế, thực hành tại phịng thí nghiệm chuyên ngành, thực tập
tại các cơ sở sản xuất. Vì vậy, nhà trường và doanh nghiệp luôn luôn gắn kết, cần
thiết kế các buổi giới thiệu công nghệ mới do hai bên phụ trách.
Đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo hướng cập nhật và ứng dụng thực
tiễn cao vừa bảo đảm giảm thiểu khối kiến thức hàn lâm và tập trung nhiều vào
kiến thức ứng dụng thực tế. Bên cạnh đó, để có các điều kiện nhằm thực hiện đào
tạo đạt chất lượng, các trung tâm, các trường Đại học, Cao đẳng cũng phải tập
trung đầu tư các trang thiết bị, máy móc để phục vụ cho quá trình giảng dạy ở
ngành này. Các trung tâm, đơn vị đào tạo phải đề xuất tư duy mới, cập nhật ứng
dụng thực tiễn địa phương để xây dựng chương trình đào tạo một cách hiệu quả
nhất kể cả việc đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp, tạo điều kiện tối đa để
sinh viên có thể tiếp cận với các tài liệu, phần mềm hỗ trợ cần thiết như giáo trình
điện tử, kho học liệu.
7


Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT có thể đáp ứng được nhu cầu sử
dụng, phù hợp với sự phát triển của xã hội, trước tiên cần có sự phân bố hợp lý
giữa đào tạo cơ bản và đào tạo công nghệ thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành.
Trong thời gian qua, sinh viên của chúng ta tốt nghiệp có kiến thức cơ bản tốt, tuy
nhiên những kiến thức về công nghệ mới lại không được cập nhật. Do đó, chương
trình đào tạo, bài giảng phải có phần mở, phần linh hoạt để bổ sung kiến thức công
nghệ mới.
Triển khai nội dung đào tạo CNTT cho các đối tượng nhóm ngành kinh tế, kỹ
thuật đủ khả năng thích ứng, hồn thiện các chương trình ứng dụng trong môi
trường làm việc cụ thể và cuối cùng là khả năng hợp tác, phối hợp với kỹ sư
chuyên CNTT trong việc phân tích u cầu chun mơn, nghiệp vụ, đặt bài tốn,
tham gia thử nghiệm chương trình, tiếp nhận và khai thác sử dụng có hiệu quả

trong từng lĩnh vực chun mơn trong các đơn vị. Xây dựng các Phịng thí nghiệm,
nhà thực hành CNTT tại khoa CNTT, Trung tâm Thông tin-tư liệu (học liệu) như
các hệ thống mô phỏng bằng chương trình máy tính, hệ thống chương trình mã
nguồn mở cho đến các công cụ quản trị cơ sở dữ liệu, phân tích, đánh giá hiệu suất
hoạt động của các hệ thống mạng máy tính và các hệ thống ứng dụng. Trang bị
phần mềm có bản quyền cho các chương trình dạy học.
4.2. Xây dựng chuẩn nghề nghiệp và chuẩn đầu ra trong đào tạo nguồn
nhân lực CNTT
Chuẩn nghề nghiệp là một mơ hình về đào tạo, mơ tả kiến thức, kỹ năng và khả
năng cần thiết được xã hội đánh giá để vận dụng thành công ở các cơ quan, đơn
vị... Chuẩn nghề nghiệp về CNTT có sự thống nhất của Nhà nước, được kiểm định
chất lượng theo một hệ thống đánh giá chuẩn, từ đó có thể cân bằng chất lượng
nguồn nhân lực ở các khu vực vùng, miền đào tạo và nâng cao hiệu quả lao động
phục vụ nền kinh tế quốc dân. Cần xây dựng các chuẩn đầu ra đáp ứng theo yêu
cầu của nhà tuyển dụng một số vị trí cần đến như: Lập trình viên, trưởng tiểu dự án
(cấp địa phương, cấp tỉnh), nhân viên kiểm tra chất lượng, chuyên viên phân tích
hay giám đốc kinh doanh IT/trưởng phòng IT.
4.3. Gắn kết cơ sơ đào tạo với doanh nghiệp trong đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực CNTT
Khuyến khích các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực CNTT tạo điều kiện để sinh
viên các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực được thực hành, thực tập ngay từ còn học ở
nhà trường nhằm tạo điều kiện cho người học có thể bắt nhịp được công việc sau
8


này tại các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực CNTT. Thơng tin từ phía nhu cầu sử
dụng nguồn nhân lực CNTT cần phải có sự phối hợp, chia sẽ chi tiết đến từng lĩnh
vực, ngành nghề và nhu cầu ngắn hạn, dài hạn để các cơ sở đào tạo mới có thể xây
dựng kế hoạch đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu sử
dụng.

Các doanh nghiệp có thể trực tiếp tham gia xây dựng chương trình đào tạo;
trường đại học và doanh nghiệp phối hợp đào tạo sinh viên; doanh nghiệp tham gia
hội đồng và tài trợ cho các cuộc thi học thuật; doanh nghiệp tài trợ học bổng cho
sinh viên; doanh nghiệp cho sinh viên tham quan, kiến tập, thực tập; tổ chức ngày
hội tuyển dụng/thực tập; doanh nghiệp tham gia hỗ trợ các hoạt động hỗ trợ người
học; nhà trường đào tạo, tư vấn hoặc chuyển giao kết quả nghiên cứu.
4.4. Xã hội hoá giáo dục đào tạo nguồn nhân lực CNTT
Khuyến khích các doanh nghiệp phối hợp và cùng tham gia đào tạo nguồn
nhân lực CNTT, bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại theo nhu cầu sử dụng. Các
doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển giao
công nghệ cho các cơ sở đào tạo (ví dụ: hỗ trợ thiết bị xây dựng phịng thí nghiệm,
chuyển giao cơng nghệ, hội thảo nghề nghiệp,…). Nhà nước sớm thống nhất quản
lý về hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo, chuẩn đào tạo, chuẩn nghề nghiệp
CNTT và cấp chứng chỉ đối với các cơ sở đào tạo cho mọi loại hình đào tạo nguồn
nhân lực CNTT.
Gắn liền nghiên cứu khoa học, áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ mới
trong giảng dạy. Tăng ngân sách nghiên cứu khoa học cho các trường Đại học, Cao
đẳng và có cơ chế phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong các chương
trình nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh chương trình hợp tác nghiên cứu và giảng
dạy giữa các Đại học vùng, Đại học Quốc gia với các trường tại các địa phương
trong cả nước và với các doanh nghiệp sử dụng nhân lực CNTT.
4.5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
CNTT
Hợp tác đào tạo với các trường nước ngoài đang là xu hướng chung của rất
nhiều trường đại học. Hình thức này mở ra cơ hội cho sinh viên được tiếp cận với
nền giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với học tại
chính quốc. Phương pháp đào tạo nên được thiết kế theo chuẩn quốc tế, tập trung
vào năm khối kiến thức: Ngoại ngữ, Kiến thức xã hội, Phát triển cá nhân, Giáo dục
chuyên nghiệp, và Thực tập công nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ra trường không chỉ
9



có năng lực chun mơn tốt nhờ rèn luyện từ trên ghế nhà trường và qua giai đoạn
thực tập công nghiệp như một nhân sự chính thức tại các cơng ty CNTT hàng đầu
Việt Nam, mà cịn có khả năng làm việc trong mơi trường quốc tế.
4.6. Nâng cao tính tích cực, tự giác của sinh viên ngành CNTT trong học
tập và nghiên cứu
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng cho sinh viên. Một trong các tiêu
chí cơ bản và quan trọng nhất đánh giá chất lượng của một trường đại học là khả
năng nghiên cứu phát triển. Cần có các chính sách và biện pháp cụ thể nhằm tăng
cường sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, thơng qua đó những vấn đề
thực tiễn sẽ được giải quyết thông qua nghiên cứu.
Tuyên truyền và hướng sinh viên học tập bằng tiếng Anh. Muốn sinh viên ra
trường có thể hòa nhập với nguồn nhân lực khu vực và thế giới, cần chú trọng đến
việc học bằng tiếng Anh. Sinh viên sử dụng tiếng Anh tốt sẽ dễ dàng trong việc tự
nghiên cứu cơng nghệ mới, làm tăng tính cạnh tranh về nguồn nhân lực, dễ tìm
được những cơng việc đúng chuyên môn với thu nhập cao.
Nâng cao kỹ năng làm việc. Đặc thù của ngành CNTT là thay đổi liên tục nên
nguồn nhân lực trong ngành không chỉ giỏi về chun mơn mà cần phải có nhiều
kỹ năng mềm phù hợp với từng lĩnh vực làm việc khác nhau của CNTT. Trong quá
trình đào tạo nguồn nhân lực CNTT, các cơ sở đào tạo cần nâng cao tinh thần tự
học và sáng tạo trong học sinh, sinh viên.
5. KẾT LUẬN
Trong q trình phát triển và ứng dụng cơng nghệ thông tin, phát triển nguồn
nhân lực công nghệ thông tin là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định và là lợi thế
quan trọng để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội.
Chính vì tầm quan trọng này, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin là
nhiệm vụ đầu tiên trong việc triển khai đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về
công nghệ thông tin - truyền thông. Trong đào tạo, cần sát với nhu cầu thị trường
và xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới, gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động

đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động và nhu cầu của các doanh nghiệp trong
lĩnh vực CNTT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương khóa XII, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.

10


Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII,
Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
Nguyễn Long Giao (2011), “Nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 6 (154).
Nguyễn Hồng Minh (2016), “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề
đặt ra đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp”, Trang thông tin điện tử - Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, ngày 8-12-2016.
Thủ tướng Chính Phủ (2005), Quyết định Số: 246/2005/QĐ-TTg về Phê duyệt
chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020, ngày 06 tháng 10 năm 2005, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2009), Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công
nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định
698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009, Hà Nội.
H.Lâm (2018), “Ngành Công nghệ thông tin: Thừa công việc, thiếu người làm”,
.
Đông Nghi (2018), “Nhân lực ngành CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0”, .

11




×