Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận Định hướng giá trị của thanh niên VN đv tình yêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.15 KB, 11 trang )

Định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam đối với vấn đề “tình yêu”

Phần I: MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện
chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu văn hóa với tất
cả các nước trên trên thế giới. Kéo theo đó là những ảnh hưởng không nhỏ đến
đời sống của con người Việt Nam về vật chất lẫn tinh thần. Sự giao thoa giữa
nền văn hóa truyền thống với các nền văn hóa khác, trong đó có nền văn hóa từ
các nước phương tây đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp con người Việt
Nam, và nhạy cảm nhất đó chính là tầng lớp thanh niên.
Sự ảnh hưởng này được thể hiện rất nhiều mặt trong đời sống xã hội, nó
được biểu hiện qua những định hướng giá trị của thanh niên về nghề nghiệp và
việc làm, học vấn, tình yêu, gia đình,...
Sự phát triển kinh tế đã làm thay đổi cả về đời sống vật chất lẫn tinh
thần. Đại đa số thanh niên trong thời đại ngày nay đều có trình độ và rất năng
động, họ là những người trẻ tuổi có tri thức, có ý chí, có khả năng sáng tạo, lại
ham học hỏi,…Đó là những dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển và phồn
vinh của đất nước.
Tuy vậy, mặt trái của hội nhập hiện nay cũng đáng để chúng ta phải quan tâm:
Nhu cầu về cuộc sống vật chất ngày càng cao, đòi hỏi con người phải lăn lộn
với cuộc mưu sinh vất vả hơn, làm việc gì người ta cũng tính đến lợi nhuận, và
cũng ít thời gian quan tâm đến người xung quanh hơn. Đây có thể nói là
nguyên nhân đẫn đến kiểu sống thực dụng, trong đó có lối sống của thanh niên
với “tình yêu” theo kiểu thực dụng. Một lối sống chỉ biết đến lợi ích cá nhân
mình, thật ích kỷ. Nó làm con người trở nên tha hóa, đánh rơi bản chất và đôi
khi trở thành kẻ thù cho xã hội.

Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp:
1 Quản lý giáo dục khóa XXIV

1




Định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam đối với vấn đề “tình yêu”

Phần II: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Giá trị
a) Khái niệm:
Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng có thể xem là giá trị, dù nó là vật thể
hay tư tưởng miễn là sự vật, hiện tượng đó được các thành viên của xã hội thừa
nhận, tạo cho nó một vị trí quan trọng trong đời sống của họ và cần đến nó như
một nhu cầu thực thụ.
Như vậy, giá trị là những sự vật, hiện tượng có ý nghĩa và đáp ứng được
các nhu cầu của xã hội, cộng đồng, cá nhân.
b) Cấu trúc hệ thống giá trị:
Theo phân loại của UNESCO, hệ thống giá trị bao gồm: giá trị chung giá trị riêng; giá trị vật chất – giá trị tinh thần. Biểu hiện phổ biến trong các giá
trị sau đây:
Giá trị kinh tế.
Giá trị tư tưởng – chính trị - pháp luật.
Giá trị đạo đức.
Giá trị nhân văn…
c) Vai trò của giá trị:
Giá trị định hướng hoạt động của con người. Giá trị là cái quy định của
hoạt động, đó là vấn đề sống còn của từng con người, đi theo suốt đời người:
xác định hệ giá trị, thang giá trị, thước đo giá trị, định hướng giá trị, rồi theo
đuổi giá trị, biểu hiện giá trị, thực hiện giá trị.
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp:
2 Quản lý giáo dục khóa XXIV

2



Định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam đối với vấn đề “tình yêu”

Giá trị là cơ sở của việc đánh giá thái độ, hành vi của con người. Những
hành vi đúng đắn sẽ trở thành tiêu chuẩn cơ sở để đánh giá thái độ hành vi của
con người.
Giá trị được xem là điều kiện, phương tiện quan trọng để thể hiện sự liên
kết giữa các thành viên trong nhóm, cộng đồng, xã hội.
2.1.2. Nhận định chung về định hướng giá trị con người Việt Nam hiện
nay
Định hướng lựa chọn những giá trị chung rất cơ bản, thể hiện rõ nguyện
vọng sống trong hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế; muốn có học vấn,
nghề nghiệp, sức khỏe, gia đình, sống có tình nghĩa…Muốn vậy, đã đề cao
những đòi hỏi đảm bảo giá trị tự do, an ninh, việc làm…cho mỗi con người.
Sự định hướng nhân cách đã có sự chuyển đổi rõ rệt từ trước và sau
1986. Những chuyển đổi này thể hiện sự thích nghi rất nhanh chóng và không
có sự khác biệt lớn giữa trẻ và già; giữa các nhóm xã hội, nghề nghiệp…
Sự định hướng giá trị nghề nghiệp thể hiện tính thực tế, thiết thực rõ nét
trong kinh tế thị trường, nhưng vẫn đậm nét tính cộng đồng, trách nhiệm với
gia đình, xã hội, giúp ích cho nhiều người.
Trong định hướng giá trị, có sự khác nhau giữa các lứa tuổi, giới tính ,
nghề nghiệp…trong đó phải kể đến là sự định hướng giá trị về tình yêu của
thanh niên hiện nay khác rất nhiều so với sự định hướng giá trị về tình yêu theo
truyền thống.
2.1.3. Thực trạng định hướng giá trị của thanh niên đối với vấn đề tình
yêu hiện nay
a) Quan niệm về tình yêu của thanh niên hiện nay
Tình yêu là thứ tình cảm kỳ diệu, thiêng liêng mà tạo hóa đã ban tặng
cho con người. Bản chất của tình yêu bắt nguồn từ sự thấu hiểu, đồng điệu, hòa

Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp:
3 Quản lý giáo dục khóa XXIV

3


Định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam đối với vấn đề “tình yêu”

hợp về mặt tâm hồn. Từ xưa đến nay, tình yêu chân chính luôn cần được xây
dựng từ những tình cảm tốt đẹp. Đa số thanh niên quan niệm rằng người yêu
chân chính là người yêu họ chân thành thiết tha, là tình yêu không vì bất kỳ
điều kiện gì, không vụ lợi.
b) Thực trạng định hướng giá trị của thanh niên đối với vấn đề tình yêu
hiện nay
*Mặt tích cực:
Tình yêu chân thành thiết tha được thanh niên quan tâm hàng đầu, xem
trọng thể chất, tâm hồn, tri thức và các nội dung nhân cách thanh niên trong
thời đại ngày nay. Tình yêu của đa số thanh niên hiện nay là không có ranh giới
quốc gia, dân tộc, tôn giáo, tuổi tác.
Trong tình yêu, khoảng 92,2 % sinh viên quan niệm rằng người yêu chân
chính của họ phải là người yêu họ chân thành, thiết tha… Như vậy họ đòi hỏi
người yêu phải chân thành và là người có tri thức, hiểu biết rộng. Khoảng
86,67 % sinh viên coi trọng giá trị này.Mặc dù tri thức không được xếp ở bậc
thang giá trị đầu tiên nhưng là vấn đề được sinh viên quan tâm và được đánh
giá là một yếu tố quan trọng. Khoảng 82,2% sinh viên lựa chọn người bạn đời
là người thông minh. Theo họ trong điều kiện hiện nay con người tiếp xúc với
thế giới khoa học kỹ thuật ở trình độ cao, yếu tố thông minh rất quan trọng
giúp họ thành công trong mọi hoạt động khoa học và sản xuất. Những người có
trí tuệ thông minh sẽ có cơ may thành công hơn những người khác. 77,6% Sinh
viên lựa chọn người yêu của họ có sức khỏe tốt và 77,2% yêu không vì bất kỳ

điều kiện gì. Sinh viên cho rằng tình yêu chân chính không có sự vụ lợi , nếu
như yêu nhau vì một điều kiện nào đó thì không phải là tình yêu chân chính.
Các giá trị này chiếm một tỉ lệ khá lớn trong đánh giá của sinh viên, nhưng chỉ
22,2 % sinh viên được lựa chọn giá trị người yêu có hình thức.
Như vậy, theo sinh viên, một người được gọi là người yêu chân chính khi
họ là những người yêu chân chính khi họ là những người có tình yêu chân
thành, thiết tha- đây là giá trị cao nhất, sau đó là những người có tri thức,có
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp:
4 Quản lý giáo dục khóa XXIV

4


Định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam đối với vấn đề “tình yêu”

hiểu biết rộng, là người thông minh, người có sức khỏe tốt và yêu nhau không
vì điều kiện gì….Tuy nhiên, nếu xét theo các tương quan thành phần xã hội,
ngành học, năm học, giới tính, chúng ta cũng thấy có những mặt đồng nhất và
những mặt khác biệt, qua đó chúng ta thấy tính đa dạng, đa chiều của nội dung
nhân cách sinh viên với tư cách là một tầng lớp xã hội.
Theo kết quả nghiên cứu của các Đề tài khoa học cấp Nhà nước thì các yếu
tố tích cực của truyền thống vẫn còn đã và đang tác động tích cực tới thanh
niên Việt Nam hiện nay trên nhiều bình diện. Thực tế cho thấy, mặc dù có sự
tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường cũng như những tàn dư của xã
hội cũ, các giá trị đạo đức truyền thống cao đẹp của cha ông ta vẫn được thanh
niên giữ gìn, phát huy và vẫn còn ảnh hưởng rõ nét trong nhân cách thanh niên
Việt Nam hiện nay.
- Nguyên nhân của mặt tích cực:
Thứ nhất, giá trị về tình bạn, tình yêu của thanh niên Việt Nam hiện nay
theo chiều hướng tích cực như vậy là do sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của

gia đình, nhà trường và xã hội đối với thế hệ trẻ không ngừng tăng lên. Đây
chính là cơ sở, nguồn lực và là điều kiện quan trọng để thanh niên phát triển tốt
hơn. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách phù hợp hơn đối
với công tác thanh niên, chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng, phát huy thanh niên và
tạo môi trường để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.
Thứ hai, khoa học kỹ thuật - công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ cùng
với sự phát triển của kinh tế tri thức đã tạo ra những cơ hội lớn cho thanh niên
tiếp cận văn minh nhân loại, nâng cao tri thức.
Thứ ba, do những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước đã tăng thêm
cơ hội, điều kiện để mỗi gia đình và toàn xã hội chăm lo, giáo dục tốt hơn cho
thanh niên phấn đấu, rèn luyện.
* Hạn chế, tồn tại:

Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp:
5 Quản lý giáo dục khóa XXIV

5


Định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam đối với vấn đề “tình yêu”

Ngày nay nhiều bạn trẻ có quan niệm sai lệch về tình yêu: sự vụ lợi
trong tình yêu, tình yêu giả dối, những sai lầm đáng tiếc trong tình yêu, cách
suy nghĩ và lối sống lệch lạc ngày nay của thanh thiếu niên đang là một thực
trạng đáng báo động về sự sai lệch trong quan hệ yêu đương. Hiện tượng sống
thử giữa thanh niên nam - nữ đang diễn ra như một trào lưu hay một sự tất yếu
của xã hội cũng là vấn đề báo động về sự suy thoái các giá trị thiêng liêng về
tình yêu, hôn nhân, gia đình.
Trào lưu “sống thử” và phong trào “góp gạo thổi cơm chung” tại các nhà
trọ đã khiến cho nhiều thanh niên trở thành các cô dâu, chú rể bất đắc dĩ. Nam

nữ thanh niên “sống thử” là vấn đề nhức nhối, đã bị xã hội lên án. Thời gian
gần đây lại xuất hiện các dịch vụ "tiếp tay" cho tình trạng này. Lo ngại hơn, nó
đẩy hiện tượng lệch lạc văn hoá này sang một mức độ mới: nhanh hơn, phổ
biến hơn và cũng đáng sợ hơn.
- Nguyên nhân của những hạn chế:
Thứ nhất, phải xét đến nguyên nhân khách quan, đó chính là những tác
động của các vấn đề toàn cầu, của kinh tế thị trường với những khó khăn mới
nảy sinh trong quá trình phát triển đất nước, sự chống phá quyết liệt của các
thế lực thù địch… Việc phải đối mặt hằng ngày với những tiêu cực và tệ nạn xã
hội, mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa, cùng với sự tranh
giành, lôi kéo, lợi dụng thanh niên của các thế lực thù địch diễn biến phức tạp,
nên việc có đủ bản lĩnh để giữ vững nhân cách, đạo đức, lối sống, truyền thống
của dân tộc sẽ là khó khăn, thách thức không nhỏ đối với thanh niên Việt Nam.
Thứ hai, do nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên chậm thích ứng trước sự biến động
nhanh của tình hình thanh niên; khả năng tập hợp thanh niên, tổ chức các
phong trào hành động cách mạng của thanh niên còn hạn chế.
Thứ ba, nhận thức của một số cán bộ, đảng viên về công tác thanh niên
thiếu toàn diện, chưa đầy đủ, nhiều mặt còn khoán trắng cho Đoàn, cho hội;
Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp:
6 Quản lý giáo dục khóa XXIV

6


Định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam đối với vấn đề “tình yêu”

đánh giá thanh niên còn theo kinh nghiệm, cảm tính, gia trưởng, thiếu tin
tưởng vào thanh niên; một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất về
đạo đức, lối sống, không là tấm gương để thanh niên học tập và noi theo; một

bộ phận gia đình bỏ mặc con cái, thiếu giáo dục; công tác phòng chống tệ nạn
xã hội, hoạt động văn hóa, thể thao, báo chí, xuất bản có nhiều thiếu sót, chậm
khắc phục.
2.3. Những giải pháp đề xuất
Thứ nhất, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho thanh
niên nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, phát triển toàn diện.
Thứ hai, phải nắm được những diễn biến tình hình tư tưởng của thanh thiếu
niên, nhất là tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn. Đặt yêu cầu cao đối với
các tổ chức như Tổ chức Ðoàn, Hội để thực sự các tổ chức này phải trở thành
cầu nối giữa tuổi trẻ với Ðảng, đề đạt với Ðảng và Nhà nước xem xét giải
quyết, nhất là những vấn đề có liên quan đến lợi ích thiết thực, chính đáng,
như: học tập, việc làm, nhu cầu vui chơi giải trí để tạo điều kiện cho họ cống
hiến, trưởng thành.
Thứ ba, trước sự diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, sự
tác động về nhiều mặt đến thế hệ trẻ, vấn đề quan trọng bậc nhất là trang bị cho
thanh thiếu niên những hiểu biết cơ bản về lý luận chính trị, giáo dục về truyền
thống cách mạng của dân tộc để tự họ có thể chủ động lý giải cho mình những
vấn đề đặt ra trong cuộc sống, hiểu được đâu là hiện tượng, đâu là bản chất.
Việc học tập lý luận chính trị cơ bản, và giáo dục truyền thống là yêu cầu và
nguyện vọng của đông đảo thanh thiếu niên.
Thứ tư, chống thái độ hư vô, đi vào kinh tế thị trường hiện đại hóa đất nước
mà xa rời những giá trị đạo đức truyền thống, làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh
mất bản thân mình. Những hiện tượng yêu nước, lòng nhân ái, tính cộng đồng,
ý chí kiên cường, thủy chung, cần cù đã trở thành lối sống bền vững trong lịch

Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp:
7 Quản lý giáo dục khóa XXIV

7



Định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam đối với vấn đề “tình yêu”

sử dân tộc giờ đây phải được tăng cường đổi mới và hoàn thiện cả về nội dung,
phương hướng.
Thứ năm, giáo dục thanh niên tôn trọng gia đình và huyết thống, dòng tộc
thể hiện qua nhiều mặt như tinh thần trách nhiệm, sự gương mẫu của cha mẹ
đối với con cái, hành vi kính trên nhường dưới, kính già yêu trẻ, con cháu hiếu
thảo với ông bà cha mẹ, lòng chung thủy và tình nghĩa vợ chồng đã có từ ngàn
xưa ở người Việt Nam. Trong bộ ba giữa gia đình – làng - nước thì gia đình là
cơ sở quan trọng của người Việt Nam, của xã hội Việt Nam. Dù có biết bao
biến cố của xã hội dữ dội, nhưng theo nhiều nghiên cứu, sự bền vững của gia
đình vẫn được coi là một giá trị và gia đình vẫn được coi là trung tâm của
mạng lưới các quan hệ xã hội của Việt Nam.
Thứ sáu, cần tổ chức nhiều hoạt động, buổi tọa đàm, tư vấn tâm lí về tình
yêu và sức khỏe tình dục an toàn cho thanh niên. Đặc biệt, phải tạo nên nhiều
sân chơi lành mạnh bổ ích để hướng thanh niên đến một tình yêu đẹp,
gắn với nhiệm vụ và sự nỗ lực học tập nghiêm túc. Có như vậy, thanh niên
mới đạt được những tấm vé thông hành tốt để bước vào xã hội.

Phần III: KẾT LUẬN
Ở lứa tuổi thanh niên, yêu là nhu cầu hết sức bình thường, tạo thêm
nhiều cung bậc cảm xúc trong cuộc đời của họ. Tình yêu ở lứa tuổi thanh niên
mang nhiều màu sắc. Tình yêu xuất phát từ tình cảm chân thật từ hai phía hay
gọi là tình yêu chân chính, và đó chính là đọng lực thúc đẩy thanh niên vươn
lên, không ngừng tự hoàn thiện mình. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận nhỏ
quan niệm rằng tình yêu bị chi phối bởi yếu tố vật chất hào nhoáng bề ngoài
như yêu theo phong trào, theo vật chất hoặc theo xu hướng tình dục.
Trong xã hội hiện đại với môi trường năng động và rộng lớn, thanh
niên có nhiều cơ hội tìm hiểu, lựa chọn đối tượng phù hợp cho bản thân.


Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp:
8 Quản lý giáo dục khóa XXIV

8


Định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam đối với vấn đề “tình yêu”

Thanh niên ngày càng chủ động và tự do hơn khi chọn lựa, quyết định
các vấn đề trong hôn nhân và gia đình. Từ đó, thanh niên hình thành nên những
quan niệm giá trị, chuẩn mực rõ ràng. Và những chuẩn mực ấy luôn chịu sự tác
động của nhiều yếu tố kinh tế- văn hóa – xã hội… Để những giá trị, chuẩn
mực ấy luôn đúng đắn và thích ứng với thời đại thì nhà trường, gia đình
và xã hội cần bổ sung những kiến thức cũng như tư vấn tâm lí tiền hôn nhân
cho thanh niên là cần thiết. Và mỗi thanh niên phải luôn tự ý thức trau dồi kiến
thức để định hướng tốt nhất về những giá trị tình yêu đích thực./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Minh Tiến, giáo trình Giáo dục giá trị, NXB Đại học Sư
phạm(2010);
2. Trần Thị Phụng Hà, Nguyễn Ngọc Lẹ, Định hướng giá trị trong tình yêuhôn nhân và gia đình của sinh viên Đại học Cần Thơ, Tạp chí khoa học
trường ĐH Cần Thơ.

Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp:
9 Quản lý giáo dục khóa XXIV

9



Định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam đối với vấn đề “tình yêu”

Phần I. Đặt vấn đề..........................................................................……. 1
Phần II. Nội dung.................................................................................... 2
I. 2.1. Cơ sở lý luận
........................................................................................

2

2.1.1. Giá trị……………………………………………………………. 2
a) Khái niệm…………………………………………………………… 2
b) Cấu trúc hệ thống giá trị…………………………………..………… 2
c) Vai trò của giá trị …………………………………………………… 2
2.1.2. Nhận định chung về định hướng giá trị con người Việt Nam
hiện nay…………………....................................................................... 3
2.1.3. Thực trạng định hướng giá trị của thanh niên đối với vấn đề tình
yêu hiện nay............
a) Quan niệm về tình yêu của thanh niên hiện nay……………….

3
3

b) Thực trạng định hướng giá trị của thanh niên đối với vấn đề tình
yêu hiện nay............................................................................................

4

2.3. Những giải pháp đề xuất.................................................................. 7
Phần III. Kết luận.................................................................................... 8
Danh mục tài liệu tham

khảo...................................................................
Mục
lục....................................................................................................

9
10

MỤC LỤC

Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp:
1 Quản lý giáo dục khóa XXIV

10


Định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam đối với vấn đề “tình yêu”

Học viên: Hoàng Văn Liêm – Lớp:
1 Quản lý giáo dục khóa XXIV

11



×