Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

DAP AN DE CHINH THUC SINH 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.85 KB, 8 trang )

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH 11 (CHÍNH THỨC)

Câu 1(4 điểm):
Dựa vào kiến thức sinh lý thực vật hãy cho biết:
a. Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch?
b. Để giữ được các bông hoa hồng trong lọ hoa được tươi lâu người ta phải
làm thế nào? Giải thích.

Hướng dẫn chấm

u

Nội dung

Điểm

1a

- Khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch ít chất khoáng nhằm mục
đích ngăn cản sự phát triển rễ, tập trung vào phát triển trụ mầm làm cho giá dài
và mập. Nguồn chất dinh dưỡng trong trường hợp này được huy động chủ yếu
từ hai lá mầm vì thế lá mầm teo nhỏ lại giá ăn sẽ ngon hơn.
- Khi nước không sạch có nhiều chất khoáng thì rễ phát triển nhiều, trụ mầm
mảnh, ăn giá ít ngọt và ít giòn.
Người ta có thể làm cho hoa tươi lâu bằng cách:
- Phun dung dịch cytokinin lên cành hoa để ngăn cản sự lão hoá các bộ
phận của cây, đặc biệt làm chậm sự phân giải diệp lục của lá nên lá trông vẫn
xanh tươi hơn so với khi không xử lý hooc môn. Cytokinin làm chậm sự lão
hoá bằng cách ức chế sự phân giải protein, kích thích tổng hợp ARN và
prôtêin.
- Trước khi cắm hoa vào lọ, chúng ta cần cắt ngầm trong nước một


đoạn ở cuối cành hoa nơi có vết cắt rồi sau đó cắm ngay vào lọ nước. Điều này
là cần thiết vì khi cắt hoa đem bán, do sự thoát hơi nước của lá vẫn tiếp diễn sẽ
kéo theo các bọt khí vào trong mạch gỗ vì thế nếu ta để nguyên cành hoa mua
từ chợ về mà cắm ngay vào lọ nước thì dòng nước trong mạch gỗ sẽ bị ngắt
quãng bởi các bọt khí nên cành hoa nhanh héo.



1b








Câu 2 (4 điểm).
a. Tế bào hồng cầu không có nhân còn tế bào bạch cầu thì có nhân. Cấu tạo như vậy phù hợp
với chức năng như thế nào?
b. Nhân dân ta thường nói : “ Khớp đớp tim”. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của câu
nói trên.
c. Nêu đặc điểm của quá trình truyền tin qua xináp hoá học.
d. Hãy cho biết, sự dẫn truyền xung thần kinh ở dây giao cảm và đối giao cảm thì ở dây
thần kinh nào sẽ nhanh hơn? Tại sao?
ĐÁP ÁN
2

a.
- Tế bào hồng cầu không có nhân phù hợp với chức năng vận chuyển các chất khí (O 2,

CO2)
+ Tăng không gian để chứa được nhiều hemoglobin
+ Giảm tiêu thụ O2, giảm tiêu tốn năng lượng
+ Tạo cho hồng cầu lõm 2 mặt  tăng diện tiếp xúc với O2, thuận lợi cho hồng cầu
dễ biến đổi hình dạng và dễ dàng di chuyển.
+ Không có nhân, cho nên không có khả năng tổng hợp prôtêin  chỉ tồn tại thời
gian ngắn  cơ thể tái tạo hồng cầu mới, vì vậy hiệu quả cao.
- Bạch cầu có nhân phù hợp với chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể:
+ Tổng hợp các kháng thể có bản chất prôtêin
+ Tổng hợp các chất kết tủa prôtêin lạ, chất phân huỷ vi khuẩn, chất kháng độc
+ Tổng hợp các enzim.
+ Giúp điều chỉnh một cách chủ động, di chuyển tói các tác nhân xâm nhiễm để thực
bào.
+ Do có nhân nên có khả năng tổng hợp prôtêin và phân chia, nhờ vậy mà khi kích thích
tế bào lympho B, lympho T thì chúng có khả năng biệt hóa và phân chia tạo ra dòng tế bào
nhớ. Bạch cầu có khả năng tạo ra thụ thể thích hợp kết hợp với kháng nguyên.
b.
- Vi khuẩn gây bệnh khớp có bản chất là mucoprotein.
- Chất bao ngoài van tim cũng có bản chất là mucosprotein. ở những người bị bệnh
khớp, khi cơ thể sản xuất kháng thể tấn công vi khuẩn sẽ gây ảnh hưởng tới van tim,
làm cho tim suy yếu (gây bệnh tự miễn)
c. Đặc điểm của quá trình truyền tin qua xináp hoá học:
- Truyền tin qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước màng sau.
- Muốn xung thần kinh được truyền qua xináp phải có sự tham gia của các chất
trung gian hóa học với một lượng nhất định.
- Tại chuỳ xináp có hệ thống các enzim tham gia vào viếc tổng hợp các chất trung
gian hóa học. Tại khe và màng sau xináp có các enzim vận chuyển và phân huỷ chất
trung gian hóa học.
d. Truyền xung ở dây đối giao cảm sẽ nhanh hơn dây giao cảm vì:
- Tốc độ truyền xung trên sợi thần kinh phụ thuộc vào đường kính của sợi trục thần

kinh và phụ thuộc chủ yếu là có hay không có bao mielin (truyền theo kiểu nhảy
cóc).
- Ở dây thần kinh giao cảm có sợi truớc hạch ngắn có bao mielin và sợi sau hạch
dài không có bao mielin còn ở dây thần kinh đối giao cảm thì sợi trước hạch dài có

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25


bao mielin và sợi sau hạch ngắn không có bao mielin vì vậy mà dây thần thần kinh
đối giao cảm có tốc độ dẫn truyền nhanh hơn



Câu hỏi 3: ( 4,0 điểm)
a Tại sao muốn cây quất cảnh ra hoa kết quả đúng vào dịp Tết nguyên đán các

nhà làm vườn thường dùng kĩ thuật đảo quất?
b Cây hướng dương khi trưởng thành sẽ ra hoa, bất kể điều kiện nhiệt độ, ánh
sáng như thế nào. Trong khi đó cây thược dược chỉ ra hoa vào mùa thu khi
ngày ngắn lại, cây phượng chỉ nở hoa vào mùa hè chói chang. Hãy cho biết:
- Theo thuyết quang chu kì, các cây trên được gọi là gì?
- Nếu muốn các loài trên ra hoa trái mùa thì nên tác động như thế nào?
- Hiện tượng trên liên quan với yếu tố nào của cây? Giải thích cơ tác động
của nó?
Đáp án câu hỏi 3:
a Đảo quất là phương pháp quật cả cây quất lên khỏi mặt đất./ Cách làm này

gây hạn chế sinh trưởng của rễ,/ đặc biệt là hạn chế tổng hợp xitôkinin của rễ./
Khi thiếu xitôkinin, các chồi của cây sẽ ngừng sinh trưởng và chuyển sang
phân hóa tạo hoa./ (1,5đ)
b – Theo thuyết quang chu kì:
+ Hướng dương là cây trung tính; (0,25đ)
+ Thược dược là cây ngày ngắn; (0,25đ)
+ Cây phượng là cây ngày dài. (0,25đ)
- Biện pháp làm cho cây ra hoa trái vụ:
+ Hướng dương: bón phân hợp lí và tác động giberelin để thúc đẩy ra hoa.
(0,25đ)
+ Thược dược: che tối vào ban ngày. (0,25đ)
+ Cây Phượng: Chiếu sáng bổ sung hoặc bắn pháo sáng ban đêm. (0,25đ)
Hiện tượng trên có liên quan đến phytochrome – một loại sắc tố cảm nhận
quang chu kì. Phytochrome gồm 2 dạng: Pđ và Pđx. (1đ)
+ Pđ kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.
-


+ Pđx kích thích sự ra hoa của cây ngày dài.


Câu 4: Tại sao người ta nói rằng dây thần kinh tuỷ là dây pha? Nêu những thí
nghiệm chứng minh?
Hướng dẫn chấm
Đáp án

Điểm

- Dây thần kinh tuỷ được nối với tuỷ sống theo hai rễ: Rễ trước (rễ vận
động), rễ sau (rễ cảm giác). Các rễ này là thành phần của các nơron vận
động và nơron cảm giác mà các tua của nó nhập lại tạo thành dây thần
kinh tuỷ (là dây pha)

2,5

- Có thể thí nghiệm cắt các rễ và kích thích vào da: Cắt rễ sau sẽ mất cảm
giác, cắt rễ trước sẽ bị liệt các cơ tương ứng.

1,5


Câu 5: (4,0 điểm)
1. Ở ong mật, gen A quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với gen a quy định
cánh ngắn, gen B quy định cánh rộng là trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh
hẹp. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường và liên kết hoàn toàn
với nhau
P: ong cái cánh dài, rộng

F1:

x

ong đực cánh ngắn, hẹp

100% cánh dài, rộng.

a. Hãy xác định kiểu gen của P ?
b. Nếu cho F1 tạp giao thì tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình của ong cái và ong đực ở
F2 như thế nào ?
2. Khi giao phấn các cây F1 có cùng kiểu gen thấy xuất hiện hai trường hợp
sau:
- Trường hợp 1: Ở F2 phân ly theo tỉ lệ 3 hoa màu trắng, cánh hoa dài : 1 hoa
màu tím, cánh hoa ngắn
- Trường hợp 2: Ở F2 có 65 % số cây cho hoa màu trắng, cánh hoa dài.
15 % số cây cho hoa màu tím, cánh hoa ngắn.
10 % số cây cho hoa màu trắng, cánh hoa ngắn.
10 % số cây cho hoa màu tím, cánh hoa dài.
Biện luận và viết sơ đồ lai các trường hợp trên. Cho biết mỗi gen quy định
một tính trạng.
Hướng dẫn chấm Câu 5:
Nội dung

điểm

1a.
- Ong có hiện tượng trinh sản
- P khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính → P thuần 0,5
chủng.

- Kiểu gen của P:

0,5

+ Ong cái cánh dài, rộng: AB/AB.
+ Ong đực cánh ngắn, hẹp: ab.
1b.

P: AB//AB

x

ab.


Gp: AB

ab.

0,50

F1: AB//ab (ong cái cánh dài, rộng); AB (ong đực cánh dài, rộng)
GF1: AB, ab

AB

F2 Ong cái: AB//AB, AB//ab. (cánh dài, rộng)
Ong đực:

AB


cánh dài, rộng

ab

cánh ngắn, hẹp

0,50

2. Theo giả thiết mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi phép lai với mỗi
tính trạng đều có tỉ lệ kiểu hình: 3 trắng : 1 tím và 3 dài : 1 ngắn, chứng
tỏ trắng trội so với tím, dài trội so với ngắn, cây F1 đem lai có kiểu gen
dị hợp tử về hai cặp gen.
Quy ước:

A: trắng

a: tím

B: cánh hoa dài

b: cánh hoa ngắn

0,25

Trường hợp 1: F1 có kiểu gen (AaBb) vì ở F2 tạo ra 2 loại KH với tỉ lệ 3.
1 chứng tỏ hai cặp gen ở F1 liên kết hoàn toàn. Suy ra kiểu gen F1
AB
ab


(trắng, dài)
0,25

Sơ đồ lai:
F1

G

AB
ab

(trắng, dài)

AB

x

ab

F2

AB
ab

(trắng, dài)

AB
KG:
1


AB
AB

2

ab
AB
ab

1

ab
ab

0,25

KH: 3 trắng, dài : 1 tím, ngắn
Trường hợp 2: F2 có 4 loại KH có tỉ lệ
tượng hoán vị gen.
F2 có 0,15 tím, ngắn: % ab

x



(tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1) suy ra có hiện

% ab = 0,15%

ở đây xảy ra hoán vị gen ở 1 giới tính mới thỏa mãn với giả thiết:

ab x 0,5 = 0,15
ab = 0,3

AB = 0,3

Ab = aB = 0,5 – 0,3 = 0,2 Tần số hoán vị gen là 0,4 = 40%

0,5


Sơ đồ lai:
F1

AB
ab

(trắng, dài)

x

AB
ab

G: AB (0,3) ab (0,3) Ab (0,2) aB (0,2)

(trắng, dài)
0,5

AB (0,5) ab (0,5)


F2


AB (0,3)

ab (0,3)

Ab (0,2)

aB (0,2)



AB (0,5)

AB
AB

ab (0,5)

KG: 0,15

AB
ab

AB
AB

: 0,3


0,15

0,15

AB
ab

: 0,1

AB
ab
ab
ab

AB
aB

0,15

AB
Ab

0,15

: 0,1

Ab
ab

Ab

ab

: 0,1

0,1

0,1

aB
ab

0,1

AB
aB
aB
ab

: 0,1

AB
Ab

0,1

: 0,15

ab
ab


KH: 0,65 trắng, dài
0,10 trắng, ngắn
0,10 tím, dài
0,15 tím ngắn

0,25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×