Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

A04A r NHỮNG NGUYÊN lý cơ bản CHỦ NGHĨA mác LENIN p1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BAN CƠ BẢN

LƯU HÀNH NỘI BỘ
1


LƯU HÀNH NỘI BỘ
THÁNG 10-2017
In tại Công ty TNHH MTV In Kinh tế
Số 279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10
2


MỤC ĐÍCH
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ
xa nắm vững nội dung ôn tập và làm bài kiểm tra hết môn
hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của
môn học và bài giảng của giảng viên ôn tập tập trung theo
chương trình đào tạo.

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
• Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các
nội dung trọng tâm của môn học được xác định dựa trên
mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc kỹ năng cốt lõi
mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
• Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa
kiến thức và luyện tập kỹ năng để đạt được những nội dung


trọng tâm.
• Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm
tra và đề thi, hướng dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và
lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc những nỗ lực có thể
được đánh giá cao trong bài làm.
• Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và
đáp án, có tính chất minh hoạ nhằm giúp học viên hình
dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.
(Bảng chi tiết đính kèm)
TRƯỞNG BAN CƠ BẢN
Ninh Xuân Hương
3


4


Phần 1
CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM

Chương mở đầu: NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ
BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
- Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận cấu thành
- Khái lược sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin
- Đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập và
nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin
Chương 1: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
- Chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Vật chất
- Ý thức

- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Chương 2: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
- Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
- Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
- Các qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
- Lý luận nhận thức của phép biện chứng duy vật
5


Chương 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
- Vai trò của sản xuất vật chất (SXVC) và quy luật quan hệ sản
xuất (QHSX) phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất (LLSX)
- Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng (CSHT) và kiến
trúc thượng tầng (KTTT)
- Tồn tại xã hội (TTXH) quyết định ý thức xã hội(YTXH) và
tính độc lập tương đối của YTXH
- Hình thái kinh tế xã hội và quá trình tự nhiên của sự phát
triển các hình thái kinh tế-xã hội
- Vai trò của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội đối với sự
vận động và phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp.
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và
vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân

6


Phần 2
CÁCH THỨC ÔN TẬP


Chương mở đầu: NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ
BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
I. Khái lược về chủ nghĩa Mác-Lênin
1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận cấu thành
• Các khái niệm cần nắm vững: Triết học Mác-Lênin, Kinh

tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học MácLênin.
2. Khái lược sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin
• Cần nắm vững 3 điều kiện và tiền đề hình thành chủ

nghĩa Mác :
+ Điều kiện kinh tế-xã hội
+ Tiền đề lý luận: triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị
cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng.
+ Tiền đề khoa học tự nhiên: quy luật bảo toàn và
chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hóa, thuyết tế bào.
• Đối tượng nghiên cứu của triết học thay đổi theo từng

giai đoạn lịch sử:
+ Thời cổ đại
+ Thời trung cổ
7


+ Thời phục hưng
+ Thời cận hiện đại
+ Thời hiện đại
• Giai đoạn hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác
• Giai đoạn bảo vệ và phát triển của chủ nghĩa Mác
• Chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn phong trào

• Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 1-4.

II. Đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập và
nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin
Chương 1: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
I. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng
• Hiểu được: Vấn đề cơ bản của triết học và hai mặt của nó.
• Các khái niệm cần nắm vững:

+ Chủ nghĩa duy vật: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ
nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện
chứng
+ Chủ nghĩa duy tâm: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và
chủ nghĩa duy tâm khách quan
• Đọc TLHT

+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 1
+ Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 5 và 6

8


II. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, ý
thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
1. Vật chất
• Cần nhận biết các hạn chế của CNDV trước Mác về vật chất
• Cần nắm vững:

+ Định nghĩa vật chất của Lênin
+ Phương thức tồn tại của vật chất là vận động (định

nghĩa và 5 hình thức vận động cơ bản: vận động cơ
học, vận động lý học, vận động hóa học, vận động sinh
học và vận động xã hội)
+ Hình thức tồn tại của vật chất là thời gian (định nghĩa
và tính chất)
+ Tính thống nhất vật chất của thế giới
• Đọc TLHT

+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 2 và câu 3
+ Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 7 và 8
2. Ý thức:
• Cần nắm vững:

+ Nguồn gốc tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách quan
tác động lên con người) và Nguồn gốc tự nhiên (lao
động và ngôn ngữ)
+ Bản chất của ý thức
+ Các khái niệm trong kết cấu ý thức: tri thức, tình cảm,
ý chí.
9


• Đọc TLHT trang 19 - 20

+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 4 và 5 trang 58-60
+ Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 9 và 10 trang 75
• Đọc SGK trang 48-55

3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
• Cần nắm vững :


+ Vai trò của vật chất đối với ý thức: vật chất có trước, ý
thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết
định ý thức.
+ Vai trò của ý thức đối với vật chất (mặt tích cực, mặt
tiêu cực)
+ Ý nghĩa phương pháp luận: trong hoạt động nhận thức
và thực tiễn, phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn
trọng khách quan và phát huy tính năng động chủ
quan
• Đọc TLHT

+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 6
+ Làm bài tập trắc nghiệm câu 11
Chương 2: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I. Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật
• Các khái niệm cần nắm vững:

+ Biện chứng, biện chứng khách quan, biện chứng chủ
quan
+ Phép biện chứng và Phép siêu hình
10


+ Ba hình thức cơ bản của phép biện chứng: Phép biện
chứng chất phác thời cổ đại, Phép biện chứng duy tâm
cổ điển Đức và Phép biện chứng duy vật
+ Phép biện chứng duy vật
• Đọc TLHT


+ Làm bài tập trắc nghiệm câu 12
II. Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Nội dung cần nắm vững:
• Các khái niệm: Liên hệ và Liên hệ phổ biến
• Ba tính chất: tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng

phong phú
• Quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử-cụ thể.
• Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 7. Làm bài tập trắc

nghiệm câu 13
2. Nguyên lý về sự phát triển
Nội dung cần nắm vững:
• Khái niệm: phát triển
• Ba tính chất: tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng

phong phú
• Quan điểm phát triển
• Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 8. Làm bài tập trắc

nghiệm từ câu 14

11


III. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
1. Cái riêng – Cái chung
Nội dung cần nắm vững:
• Khái niệm: cái riêng, cái chung

• Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
• Ý nghĩa phương pháp luận
• Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 9. Làm bài tập trắc

nghiệm câu 15
2. Nguyên nhân – Kết quả
Nội dung cần nắm vững:
• Khái niệm: nguyên nhân, kết quả
• Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
• Ý nghĩa phương pháp luận
• Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 10. Làm bài tập trắc

nghiệm câu 16
3. Tất nhiên – Ngẫu nhiên
Nội dung cần nắm vững:
• Khái niệm: tất nhiên, ngẫu nhiên
• Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
• Ý nghĩa phương pháp luận
• Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 12. Làm bài tập trắc

nghiệm từ câu 21

12


4. Nội dung – Hình thức
Nội dung cần nắm vững:
• Khái niệm: nội dung, hình thức
• Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
• Ý nghĩa phương pháp luận

• Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 11. Làm bài tập trắc

nghiệm câu 17 và 18.
5. Bản chất – Hiện tượng
Nội dung cần nắm vững:
• Khái niệm: bản chất, hiện tượng
• Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
• Ý nghĩa phương pháp luận
• Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 14. Làm bài tập trắc

nghiệm câu 21
6. Khả năng – Hiện thực
Nội dung cần nắm vững:
• Khái niệm: khả năng, hiện thực
• Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
• Ý nghĩa phương pháp luận
• Làm bài tập trắc nghiệm câu 19 và 20.

III. Các qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
1. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Nội dung cần nắm vững:
• Khái niệm: mâu thuẫn
13


• Mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến, tính đa

dạng phong phú
• Khái niệm: thống nhất của các mặt đối lập và đấu tranh


của các mặt đối lập
• Ý nghĩa phương pháp luận
• Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 16. Làm bài tập trắc

nghiệm câu 24 và 25
2. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại
Nội dung cần nắm vững:
• Khái niệm: lượng, chất, độ, điểm nút, bước nhảy
• Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
• Ý nghĩa phương pháp luận
• Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 15. Làm bài tập trắc

nghiệm từ câu 22-24
3. Quy luật phủ định của phủ định. Nội dung cần nắm vững:
• Khái niệm: phủ định, phủ định biện chứng, phủ định của

phủ định
• Phủ định của phủ định là gì?
• Ý nghĩa phương pháp luận
• Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 17. Làm bài tập trắc

nghiệm từ câu 26
III. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng
• Các khái niệm cần nắm: thực tiễn, nhận thức, cảm giác, tri

giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lý, chân lý.
14



• Nhận biết được vai trò của thực tiễn đối với chân lý
• Hiểu được con đường biện chứng của sự nhận thức là “từ

trực quan sinh động => tư duy trừu tượng => thực tiễn”
• Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 18 và câu 19. Làm bài tập

trắc nghiệm từ câu 17-29.
Chương 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
I. Vai trò của SXVC và quy luật QHSX phù hợp với trình độ
phát triển của LLSX
• Cần nắm vững:

+ Các khái niệm: sản xuất vật chất, phương thức sản
xuất, LLSX, QHSX, người lao động, đối tượng lao
động, công cụ lao động, phương tiện lao động.
+ Trình độ của LLSX quyết định QHSX như thế nào?
+ Vai trò tác động trở lại của QHSX đối với LLSX
• Đọc TLHT:

+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 20
+ Làm bài tập trắc nghiệm từ câu 85 và 92
II. Mối quan hệ biện chứng của CSHT và KTTT
• Cần nắm vững:

+ Các khái niệm: CSHT và KTTT
+ Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT
+ Vai trò tác động trở lại của KTTT đối với CSHT

15



• Đọc TLHT:

+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 21
+ Làm bài tập trắc nghiệm câu 36
III. TTXH quyết định YTXH và tính độc lập tương đối của
YTXH
• Cần nắm vững:

+ Các khái niệm: TTXH, YTXH
+ Vai trò quyết định của TTXH đối với YTXH
+ Tính độc lập tương đối của YTXH
• Đọc TLHT

+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 22
+ Làm bài tập trắc nghiệm câu 34
IV. Hình thái kinh tế xã hội và quá trình tự nhiên của sự phát
triển các hình thái kinh tế-xã hội
• Cần nắm vững:

+ Khái niệm cấu trúc HTKT-XH
+ Tính lịch sử-tự nhiên của quá trình phát triển các
HTKT-XH được thể hiện ở nội dung nào?
+ Giá trị khoa học của lý luận HTKT-XH được thể hiện
như thế nào?
• Đọc TLHT

+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 23
+ Làm bài tập trắc nghiệm câu 35
16



V. Vai trò của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội đối với
sự vận động và phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp
• Cần nắm vững:

+ Khái niệm và nguồn gốc của giai cấp. Vai trò của đấu
tranh giai cấp
+ Khái niệm, nguyên nhân và vai trò của cách mạng xã
hội.
• Đọc TLHT

+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 24 và 25
+ Làm bài tập trắc nghiệm câu 37
VI. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và
vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân
• Cần nắm vững:

+ Khái niệm và bản chất của con người
+ Khái niệm và vai trò sáng tạo của quần chúng nhân
dân
• Đọc TLHT

+ Nghiên cứu câu hỏi tự luận câu 26 và câu 27
+ Làm bài tập trắc nghiệm câu 38 và 39

17


Phần 3

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
a. Hình thức kiểm tra và kết cấu đề:
Đề thi cuối kỳ bao gồm 40 câu trắc nghiệm (10 điểm) được phân
phối như sau”
o Chương mở đầu: 5 câu
o Chương 1: 10 câu
o Chương 2: 15 câu
o Chương 3: 10 câu
b. Hướng dẫn cách làm bài phần trắc nghiệm
• Chọn câu trả lời đúng nhất và điền vào bảng trả lời. Có

thể đánh trước trên đề và điền vào sau, nhưng phải dành
thời gian cho việc này vì KHÔNG ĐÁNH VÀO BẢNG SẼ
KHÔNG ĐƯỢC TÍNH ĐIỂM.
• Chọn câu dễ làm trước.

18


Phần 4
ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI MẪU TRẮC NGHIỆM
Môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
(phần 1)
Thời gian: 90 phút
1. Điều nào sau đây không phải là tiền đề khoa học tự nhiên
của sự ra đời chủ nghĩa Mác - Lênin?
a. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
b. Thuyết tiến hoá của Đácuyn.
c. Thuyết nguyên tử.

d. Học thuyết tế bào.
Đáp án : c
2. Triết học Mác - Lênin là gì?
a. Khoa học của mọi khoa học.
b. Hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới, về vị trí, vai
trò của con người trong thế giới.
c. Khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên.
d. Khoa học nghiên cứu về con người và sự nghiệp giải phóng
con người ra khỏi mọi sự áp bức bất công.
Đáp án : b

19


3. Triết học Mác - Lênin ra đời trong điều kiện kinh tế – xã
hội nào?
a. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành phương
thức sản xuất thống trị.
b. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới xuất hiện.
c. Chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc.
d. Các phương án trả lời trên đều đúng.
Đáp án : a
4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của triết học Mác Lênin là gì?
a. Nghiên cứu thế giới trong tính chỉnh thể nhằm phát hiện ra
bản chất, qui luật chung nhất của vạn vật trong thế giới.
b. Nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể của thế giới, nhằm mang lại
những tri thức cụ thể để con người hiểu sâu thế giới.
c. Nghiên cứu mọi quy luật của thế giới tự nhiên, xã hội và tư
duy tinh thần của con người, để cải tạo hiệu quả thế giới.
d. Nghiên cứu những quy luật chung nhất của giới tự nhiên, để

con người vươn lên làm chủ và cải tạo tự nhiên.
Đáp án : a
5. Chủ nghĩa duy vật (CNDV) nào đồng nhất vật chất nói
chung với một dạng hay một thuộc tính cụ thể của nó?
a. CNDV biện chứng.
b. CNDV siêu hình thế kỷ 17-18.
c. CNDV trước Mác.
d. CNDV tự phát thời cổ đại.
Đáp án : c
20


6. Trong định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin, đặc tính nào
của mọi dạng vật chất là quan trọng nhất để phân biệt nó với
ý thức?
a. Tính thực tại khách quan độc lập với ý thức của con người.
b. Tính luôn vận động và biến đổi.
c. Tính có khối lượng và quảng tính.
d. Các phương án trả lời trên đều đúng.
Đáp án : a
7. Trường phái triết học nào coi, vật chất là tổng hợp những
cảm giác?
a. Trường phái duy tâm khách quan.
b. Trường phái duy tâm chủ quan.
c. Trường phái duy vật siêu hình.
d. Trường phái duy vật biện chứng
8. Bổ sung để được một câu đúng theo quan điểm duy vật
biện chứng: “Phản ánh là thuộc tính. . .”.
a. đặc biệt của các dạng vật chất hữu cơ.
b. phổ biến của mọi dạng vật chất.

c. riêng của các dạng vật chất vô cơ.
d. duy nhất của não người.
Đáp án : b
9. Yếu tố nào trong kết cấu của ý thức là cơ bản và cốt lõi nhất?
a. Niềm tin, ý chí.

b. Tình cảm.

c. Tri thức.

d. Lý trí.

21


10. Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ý thức có vai trò gì?
a. Tác động đến vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của
con người.
b. Có khả năng tự chuyển thành hình thức vật chất nhất định
để tác động vào hình thức vật chất khác.
c. Tác động trực tiếp đến vật chất.
d. Không có vai trò đối với vật chất, vì hòan tòan phụ thuộc vào
vật chất
Đáp án : a
11. Về mặt phương pháp luận, mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức đòi hỏi điều gì?
a. Phải biết phát hiện ra mâu thuẫn để giải quyết kịp thời.
b. Phải dựa trên quan điểm phát triển để hiểu được sự vật vận
động như thế nào trong hiện thực.
c. Phải xuất phát từ hiện thực vật chất và biết phát huy tính

năng động, sáng tạo của ý thức.
d. Phải dựa trên quan điểm toàn diện để xây dựng kế hoạch
đúng và hành động kiên quyết.
Đáp án : c
12. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là gì?
a. Bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc người.
b. Bộ óc với tính cách là một dạng vật chất có cấu trúc phức tạp, tổ
chức tinh vi cùng với các hoạt động sinh lý của hệ thần kinh.
c. Bộ óc và sự phản ánh hiện thực khách quan của con người.
d. Bộ óc với tính cách là một dạng vật chất có cấu trúc phức tạp,
tổ chức tinh vi và năng lực phản ánh của thế giới vật chất.
Đáp án : a
22


13. Nguồn gốc xã hội của ý thức là gì?
a. Hoạt động lao động nặng nhọc và yêu cầu truyền đạt kinh
nghiệm của con người.
b. Quá trình hoạt động lao động và giao tiếp ngôn ngữ của con
người.
c. Hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của con người.
b. Hoạt động lao động cải tạo giới tự nhiên của con người.
Đáp án : b
14. Phép biện chứng duy vật là khoa học nghiên cứu điều gì?
a. Sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội và tư duy.
b. Mối liên hệ phổ biến và sự phát triển của mọi sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
c. Những quy luật phổ biến chi phối sự vận động và phát triển
trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

d. Thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng.
Đáp án : c
15. Chọn phương án sắp xếp hình thức vận động từ thấp đến cao:
a. Sinh học - xã hội - vật lý - cơ học – hóa học.
b. Vật lý - cơ học – hóa học - sinh học - xã hội.
c. Cơ học - vật lý – hóa học - sinh học - xã hội.
d. Vật lý – hóa học - cơ học - xã hội - sinh học.
Đáp án : c

23


16. Theo quan điểm duy vật biện chứng, khẳng định nào sau
đây đúng?
a. Hình thức vận động (HTVĐ) thấp luôn bao hàm trong nó
những HTVĐ cao hơn.
b. HTVĐ cao hiếm khi bao hàm trong nó những HTVĐ thấp hơn.
c. HTVĐ cao không bao hàm trong nó những HTVĐ thấp hơn.
d. HTVĐ cao luôn bao hàm trong nó những HTVĐ thấp hơn.
Đáp án : d
17. Vì sao đứng im mang tính tương đối?
a. Vì nó chỉ xảy ra trong ý thức.
b. Vì nó chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định, đối với
một hình thức vận động xác định,chỉ xảy ra trong một thời
gian nhất định và vì vận động là tuyệt đối phá vỡ mọi sự
đứng im
c. Vì nó chỉ xảy ra trong một sự vật nhất định.
d. Vì nó chỉ là quy ước của con người.
Đáp án : b
18. Theo phép biện chứng duy vật, cái gì nguồn gốc sâu xa gây

ra mọi sự vận động, phát triển xảy ra trong thế giới?
a. Cái hích của Thượng đế nằm bên ngoài thế giới.
b. Mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện tượng.
c. Mâu thuẫn giữa lực lượng vật chất và lực lượng tinh thần.
d. Khát vọng vươn lên của vạn vật.
Đáp án : b

24


19. Từ nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép
biện chứng duy vật chúng ta rút ra những nguyên tắc phương
pháp luận nào cho họat động nhận thức và thực tiễn?
a. Nguyên tắc phát triển, nguyên tắc toàn diện.
b. Nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử - cụ thể.
c. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên tắc phát triển.
d. Nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên tắc
phát triển.
Đáp án : b
20. Bổ sung để được một câu đúng theo phép biện chứng duy
vật: “Muốn họat động thực tiễn thành công chúng ta phải chú
ý đến . . . để vạch ra đối sách”.
a. nội dung
b. hình thức
c. hình thức song không bỏ qua nội dung
d. nội dung song không bỏ qua hình thức
Đáp án: d
21. Theo phép biện chứng duy vật, cơ sở tạo nên mối liên hệ
phổ biến của vạn vật trong thế giới là gì?
a. Tính thống nhất vật chất của vạn vật trong thế giới.

b. Sự thống trị của các lực lượng tinh thần.
c. Lực vạn vật hấp dẫn tồn tại trong thế giới.
d. Sự tồn tại của thế giới.
Đáp án : a

25


×