Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

G41 1 r xã hội học gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.21 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN: XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH

Mục đích
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội
dung ôn tập và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài
giảng của giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo.
Nội dung hướng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
• Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung
trọng tâm của môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa
là các kiến thức hoặc kỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi
hoàn thành môn học.
• Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức
và luyện tập kỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
• Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề
thi, hướng dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai
sót thường gặp, hoặc những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài
làm.
• Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có
tính chất minh họa nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và
cách thức làm bài thi.
(Bản chi tiết đính kèm)
KT. TRƯỞNG KHOA XHH – CTXH ĐNA
PHÓ TRƯỞNG KHOA
Lâm Thị Ánh Quyên



PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1: DẪN NHẬP XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
- Khái niệm gia đình.
- Đối tượng nghiên cứu của xã hội học gia đình.
- Phương pháp nghiên cứu của xã hội học gia đình.
- Một số khái niệm cơ bản để tìm hiểu gia đình.
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu xã hội học gia đình.
Chương 2: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH
- Những biểu hiện của sự biến đổi gia đình.
- Nguyên nhân của sự biến đổi gia đình.
- Những vấn đề của gia đình đương đại.
Chương 3: CHỌN NGƯỜI BẠN ĐỜI VÀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI
- Chọn người bạn đời và hôn nhân.
- Các lý thuyết xung quanh việc chọn lựa.
- Những xu hướng lệch lạc trong tình yêu.
- Tình yêu chân chính.
- Các giai đoạn tìm hiểu dẫn đến tình yêu và hôn nhân.
Chương 4: VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH VÀ SỰ MẬT THIẾT
TRONG ĐỜI SỐNG LỨA ĐÔI
- Giới tính và giới.
- Vai trò là kết của văn hoá.
- Lứa đôi cần được trang bị về kỹ năng quan hệ giữa người và người.
- Mâu thuẫn và xử lý mâu thuẫn.
- Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Việt Nam.
Chương 5: GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
- Gia đình là một tác nhân xã hội hoá quan trọng.
-1-



- Đặc điểm của giáo dục gia đình.
- Vai trò của các thành viên gia đình trong việc giáo dục hình thành
nhân cách cho trẻ.
- Mục tiêu và nội dung của giáo dục gia đình.
- Phương pháp giáo dục con cái.
- Những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục gia đình.
- Gia đình và việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên.
Chương 6: CHU KỲ PHÁT TRIỂN CỦA GIA ĐÌNH
- Gia đình có con nhỏ.
- Các vấn đề xã hội ở lứa tuổi mới lớn.
- Giai đoạn tuổi già.
Chương 7: CÁC VẤN ĐỀ CỦA GIA ĐÌNH
- Ly hôn.
- Tái kết hôn.
- Những người mẹ đơn thân.
- Bạo hành đối với phụ nữ.
Chương 8: TƯƠNG LAI CỦA GIA ĐÌNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ CỦNG
CỐ, PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH
- Hôn nhân và gia đình trong tương lai.
- Giải pháp để củng cố, phát triển gia đình hiện đại.

-2-


PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 1: DẪN NHẬP XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
• Khái niệm gia đình, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
của xã hội học (XHH) gia đình.
o Các kiến thức cần nắm vững: khái niệm gia đình; đối tượng
nghiên cứu của XHH gia đình; phương pháp luận nghiên cứu về gia

đình; phương pháp của XHH gia đình.
o Đọc TLHT trang 2-3.
o Bài tập: Nêu sự khác biệt giữa XHH so với các khoa học khác khi
nghiên cứu gia đình.
• Một số khái niệm cơ bản để tìm hiểu gia đình:
o Cần nắm vững các khái niệm: chức năng của gia đình; loại hình
gia đình; cấu trúc gia đình; chu kỳ phát triển của gia đình; tập tục
gia đình.
o Đọc TLHT trang 3-7.
o Bài tập: Nêu sự cần thiết của gia đình đối với đời sống cá nhân và
xã hội.
• Ý nghĩa của việc nghiên cứu XHH gia đình
o Đọc TLHT trang 8.
Chương 2: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH
• Những biểu hiện của sự biến đổi gia đình:
o Cần so sánh gia đình trong xã hội truyền thống với gia đình hiện
nay xem có những biến đổi như thế nào về loại hình, cấu trúc, đặc
biệt là về chức năng (tăng hay giảm) và cùng với đó là sự xuất
hiện những vấn đề gì đáng quan tâm về gia đình.
o Đọc TLHT trang 9-10.
• Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi gia đình:
o Kiến thức cần nắm vững: Có 2 nhóm loại nguyên nhân. Nguyên
nhân chủ quan (do các thành viên trong gia đình) và nguyên nhân
khách quan (do tác động môi trường xã hội, đặc biệt là các chính
sách của nhà nước đối với gia đình). Trong đó, nguyên nhân
khách quan đóng vai trò quyết định đối với sự biến đổi gia đình.
Trong thời đại ngày nay, xét trên phạm vi toàn cầu, có 4 yếu tố
(thuộc các quá trình kinh tế-xã hội) tác động mạnh mẽ và phổ biến
-3-



nhất đến sự biến đổi gia đình, đó là: Công nghiệp hóa, đô thị hóa,
hiện đại hóa và di dân.
o Đọc TLHT trang 10-13.
o Bài tập: Vận dụng kiến thức của bài học để trả lời các câu hỏi sau
đây:
▪ Vì sao hiện tượng ly hôn chỉ bắt đầu gia tăng liên tục từ thế
kỷ XVIII ở châu Âu đến nay và lan rộng trên khắp toàn cầu?
▪ Vì sao trong xã hội cũ nam nữ đều lựa chọn bạn đời qua mai
mối, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” còn ngày nay thì không
thể làm như thế?
▪ Ý nghĩa rút ra từ việc nghiên cứu sự biến đổi gia đình và
chỉ ra thái độ khoa học, hợp lý nhất cho mỗi cá nhân trước
sự biến đổi đang diễn ra mạnh mẽ của gia đình trong quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện
nay?
Chương 3: CHỌN NGƯỜI BẠN ĐỜI VÀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI
• Chọn người bạn đời và hôn nhân
o

Kiến thức cần nắm vững: Tầm quan trọng của việc lựa chọn
người bạn đời; các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn người bạn
đời

o Đọc TLHT trang 21
• Các lý thuyết xung quanh việc lựa chọn
o Kiến thức cần nắm vững: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn
người bạn đời.
o Đọc TLHT trang 21-22
o Bài tập: Giải thích hiện tượng tiếng sét ái tình.

• Những xu hướng lệch lạc trong tình yêu
o Kiến thức cần nắm vững: Các dạng lệch lạc trong tình yêu lứa
đôi dễ nhầm tưởng là tình yêu đích thực.
o Đọc TLHT trang 23
• Tình yêu chân chính
o Kiến thức cần nắm vững: Nội hàm của khái niệm tình yêu chân
chính; tình yêu đẹp.
o Đọc TLHT trang 23-25
-4-


o Bài tập: Xác định yếu tố quyết định sự bền vững của tình yêu và
hạnh phúc lứa đôi.
• Các giai đoạn tìm hiểu dẫn đến tình yêu và hôn nhân
o Kiến thức cần nắm vững: Các giai đoạn có tính quy luật của quá
trình tìm hiểu dẫn đến tình yêu và hôn nhân. Trong đó, giai đoạn
có ảnh hưởng quyết định đến hạnh phúc bền vững về sau của lứa
đôi là giai đoạn 2.
o Đọc TLHT trang 26.
o Bài tập:
▪ Phân tích, rút ra ý nghĩa đối với cá nhân và xã hội từ việc
hiểu đúng tính quy luật của quá trình tìm hiểu dẫn đến tình
yêu và hôn nhân.
▪ Tìm đọc Luật Hôn nhân và gia đình hiện nay của Việt Nam.
Chương 4: VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH VÀ SỰ MẬT THIẾT
TRONG ĐỜI SỐNG LỨA ĐÔI
• Vai trò giới trong gia đình
o
Cần phân biệt 2 khái niệm: giới và giới tính. Từ đó, hiểu
được vì sao trong thời đại ngày nay, các quốc gia đều quan tâm nghiên

cứu vấn đề quan hệ giới trong gia đình.
o Đọc TLHT trang 28-29.
• Vai troø giới là kết quả của văn hóa
o Cần nắm vững cách lý giải về nguồn gốc của sự phân biệt vai trò
giới trong gia đình.
o Bài tập: Vận dụng kiến thức của phần này để trả lời các câu hỏi:
▪ Có thể xóa bỏ được sự bất bình đẳng vai trò giới trong gia
đình hay không? Tại sao?
▪ Ý nghĩa của việc nghiên cứu vai trò giới trong gia đình đối
với cá nhân, gia đình và xã hội?
o Đọc TLHT trang 29-30.
• Sự mật thiết trong đời sống lứa đôi
o Kiến thức cần nắm vững: Nội hàm của khái niệm mật thiết lứa
đôi; những kỹ năng cần có của nam nữ để tạo sự mật thiết trong
đời sống lứa đôi (hạnh phúc hôn nhân); cách xử lý mâu thuẫn tối
ưu trong gia đình; phong cách giải quyết mâu thuẫn đem lại sự
-5-


mật thiết trong đời sống lứa đôi; các loại mâu thuẫn thường có
trong gia đình Việt Nam.
o Đọc TLHT trang 33-41
o Bài tập:
▪ Giải thích sơ đồ biểu diễn phong cách xử lý mâu thuẫn của
Kilmam và Thomas, từ đó rút ra bài học cho bản thân về
xử lý mâu thuẫn trong gia đình. (Xem TLHT trang 38)
▪ Trên cơ sở nghiên cứu các loại mâu thuẫn thường có trong
gia đình Việt Nam, rút ra bài học cần thiết cho những ai
lựa chọn người bạn đời.
▪ Đọc Luật Bình đẳng giới của Việt Nam.

Chương 5: GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
• Gia đình là một tác nhân xã hội hoá quan trọng.
o Kiến thức cần nắm vững: cùng với nhà trường và xã hội, gia
đình đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành nhân cách cá
nhân.
o Đọc TLHT trang 43-44
o Bài tập: Những ưu thế và hạn chế của giáo dục gia đình so với
thiết chế giáo dục trường học?
• Đặc điểm của giáo dục gia đình.
o Kiến thức cần nắm vững các đặc điểm: tính đa dạng, nhiều
chiều, cá biệt, cụ thể, kinh nghiệm.
o Đọc TLHT trang 45
o Bài tập: Liên hệ thực tế cách giáo dục trẻ trong các gia đình Việt
Nam, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của nó đối với sự
hình thành nhân cách cá nhân.
• Gia đình và việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên.
o Kiến thức cần nắm vững: khái niệm giáo dục giới tính; vai trò
của cha mẹ trong giáo dục giới tính; nội dung giáo dục giới tính
theo độ tuổi.
o Đọc TLHT trang 50-55
o Bài tập: Liên hệ thực tế vấn đề giáo dục giới tính trong gia đình
Việt Nam hiện nay.

-6-


Chương 6: CHU KỲ PHÁT TRIỂN CỦA GIA ĐÌNH
• Gia đình có con nhỏ
o Kiến thức cần nắm vững: Những nhu cầu của trẻ ở từng lứa tuổi và
cách đáp ứng của cha mẹ; trẻ với nhu cầu đặc biệt (khuyết tật); trẻ

thiếu sự chăm sóc và bị lạm dụng.
o Đọc TLHT trang 56-61
o Bài tập: Nêu những nguyên tắc cơ bản trong việc giáo dục trẻ
trong gia đình.
• Các vấn đề xã hội của tuổi mới lớn
o Cần chú ý những vấn đề xã hội của tuổi mới lớn: bỏ nhà đi,
nghiện ngập, tự tử, trẻ gái có thai sớm…và cách ứng xử của cha mẹ
đối với trẻ ở lứa tuổi này.
o Đọc TLHT trang 63-64
• Giai đoạn tuổi già
o Cần hiểu đúng khái niệm “già”; các cách thích nghi tuổi già và
các mô hình hoạt động thường gặp trong thời gian hưu.
o Đọc TLHT trang 65-66
o Bài tập: Vận dụng lý thuyết và liên hệ thực tế để chỉ ra cách thích
nghi tuổi già hợp lý nhất; nêu những việc cần/có thể làm hiện tại để
tương lai tuổi già của mỗi chúng ta ít bất hạnh nhất.
Chương 7: CÁC VẤN ĐỀ CỦA GIA ĐÌNH
• Ly hôn.
o Kiến thức cần nắm vững: giai đoạn hôn nhân có tỷ lệ ly hôn cao;
các nguyên nhân dẫn tới ly hôn; ảnh hưởng của ly hôn.
o Đọc TLHT trang 68-71
o Bài tập:
▪ Làm rõ khái niệm “vấn đề gia đình”.
▪ Lý giải vì sao ly hôn là một vấn đề của gia đình?
▪ Giải thích vì sao trong thời đại ngày nay nam nữ được tự do
lựa chọn bạn đời (không do cha mẹ áp đặt như trong xã hội
phong kiến) nhưng gia đình lại dễ đổ vỡ hơn? (Xem thêm
chương 2)
• Những người mẹ đơn thân.
-7-



o Kiến thức cần nắm vững: Xu hướng gia tăng của loại hình gia
đình mẹ đơn thân; những lo ngại của xã hội đối với sự gia tăng
loại hình gia đình này.
o Đọc TLHT trang72
o Bài tập: Giải thích nguyên nhân gia tăng loại hình gia đình mẹ đơn
thân. Liên hệ thực tế vấn đề gia đình mẹ đơn thân ở Việt Nam.
• Bạo hành đối với phụ nữ.
o Cần nắm vững khái niệm hành vi bạo hành; tình hình chung của
vấn đề bạo hành; nguyên nhân của bạo hành trong gia đình; hậu
quả; biện pháp hỗ trợ nạn nhân bạo hành gia đình.
o Đọc TLHT trang 72-75
o Bài tập:
▪ Giải thích nguyên nhân bạo hành gia đình, liên hệ thực tế
gia đình Việt Nam.
▪ Đọc Luật Phòng chống bạo lực gia đình của Việt Nam.
Chương 8: TƯƠNG LAI CỦA GIA ĐÌNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ CỦNG
CỐ, PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH
• Hôn nhân và gia đình trong tương lai
o Cần nắm xu hướng biến đổi của gia đình trên các mặt: Tuổi kết hôn
và phương thức lấy vợ lấy chồng; quan niệm về sinh con và các kiểu
sinh con; các kiểu hôn nhân và quan hệ hôn nhân; cấu trúc gia đình và
chức năng của gia đình; gia đình giải thể và tổ chức lại.
o Đọc TLHT trang 76-86
o Bài tập:
▪ Giải thích hiện tượng phụ nữ một số vùng nông thôn Việt
Nam lấy chồng nước ngoài tăng đột biến trong những năm
gần đây.
▪ Dự báo khái quát tương lai gia đình ở Việt Nam trong thế kỷ

XXI.
• Giải pháp để củng cố, phát triển gia đình hiện đại
o Cần nắm vữn phương hướng của việc củng cố, phát triển gia đình
ở nước ta; các nhóm giải pháp chủ yếu: phát triển nghiên cứu khoa học
về gia đình, tác động vào gia đình bằng các phương pháp khoa học,
giáo dục phòng ngừa, tăng cường giáo dục trong gia đình.
o Đọc TLHT trang 86-93
-8-


o Bài tập: Đọc Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn 2030.

-9-


PHẦN 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
a/ Hình thức kiểm tra và kết cấu đề
Đề kiểm tra theo hình thức tự luận (đề mở). Mỗi đề có 2 câu hỏi, mỗi
câu 5 điểm.
b/ Hướng dẫn làm bài phần tự luận
• Trước hết phải tìm yêu cầu của đề, gạch dưới và đọc thật kỹ đề để làm
đúng và vừa đủ theo yêu cầu của đề. Làm thừa so với yêu cầu sẽ không
được tính điểm.
• Không cần làm bài theo thứ tự. Câu dễ làm trước.
• Không chép từ sách vào, nếu chép sẽ không được tính điểm.
• Chép bài người khác sẽ không được tính điểm.

- 10 -



PHẦN 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI
MÔN: XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH - HK2/NH 2014-2015
LỚP: ……………….… - HỆ: Đại học (ĐTTX/ VLVH)
Thời gian làm bài: 90 phút
Sinh viên được sử dụng tài liệu.
(Lưu ý: Không chấm bài làm sử dụng các câu văn đã được viết
trong sách, sinh viên phải viết theo cách của chính mình. Không
chấm các bài làm sinh viên đã tham khảo ý và sử dụng câu văn
của người thi cùng)
Câu 1: Gia đình cần thiết như thế nào đối với đời sống của cá nhân

xã hội? (5 điểm).
Câu 2: Phương hướng và giải pháp cơ bản để củng cố, phát triển gia
đình?
(5 điểm).

ĐÁP ÁN
Câu 1: Gia đình cần thiết như thế nào đối với đời sống của cá nhân
và xã hội? (5 điểm)
- Nêu định nghĩa gia đình (0,5 điểm).
- Nêu vị trí, vai trò của gia đình: Gia đình là một hình thức tổ
chức cộng đồng người tất yếu, phổ biến trong lịch sử phát
triển nhân loại; là “tế bào”, “nền tảng” xã hội (0,5 điểm).
- Nêu và phân tích các chức năng của gia đình:
• Xã hội hóa cá nhân (hình thành nhân cách cho trẻ em,
biến con người sinh học thành con người xã hội) (0,5
điểm).
• Tái sản sinh xã hội (sinh ra những con người khác để

duy trì nòi giống) (0,5 điểm)
- 11 -


• Kinh tế (đơn vị sản xuất, tiêu dùng) (0,5 điểm)
• Chăm sóc, nuôi dưỡng người già, trẻ em, người bệnh
tật (an sinh) (0,5 điểm)
• Tâm - sinh lý (thỏa mãn các nhu cầu về tâm lý tình
cảm, đạo đức, tình dục…) (0,5 điểm)
• Kiểm soát xã hội đối với cá nhân (0,5 điểm)
- Kết luận: Gia đình là một trong những thiết chế xã hội đóng
vai trò quyết định đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội
loài người. (1,0 điểm)
Câu 2: Phương hướng và giải pháp cơ bản để củng cố, phát triển gia
đình? (5 điểm)
-

Phương hướng: Xóa bỏ những mặt hạn chế, tiêu cực, củng
cố, phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam truyền
thống, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa, những
giá trị văn minh về gia đình của nhân loại trong thời đại
ngày nay. (1 điểm)

- Giải pháp cơ bản:
• Phát triển các khoa học nghiên cứu về gia đình cung cấp
thông tin làm cơ sở khoa học cho việc đề ra các chính sách
đúng đắn đối với gia đình.(1 điểm)
• Tác động vào gia đình bằng các phương pháp khoa học
(chính sách an sinh nhi đồng và gia đình, tư vấn về tình yêu
hôn nhân và gia đình, gia đình trị liệu, công tác xã hội đối

với gia đình). (1 điểm)
• Giáo dục phòng ngừa (giáo dục nhân cách; giới tính; tình
yêu, hôn nhân và gia đình; kỹ năng giao tiếp, truyền thông,
xử lý mâu thuẫn trong gia đình). (1 điểm)
• Các giải pháp khác (trường học làm cha làm mẹ, xây dựng
gia đình văn hóa,…). (1 điểm)

- 12 -



×