Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

D11A r phân tích định lượng trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.51 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

LƯU HÀNH NỘI BỘ

1


MỤC ĐÍCH
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức
giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tập và làm
bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học
tập của môn học và bài giảng của giảng viên ôn tập
tập trung theo chương trình đào tạo.

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
 Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội
dung trọng tâm của môn học được xác định dựa trên mục tiêu
học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc kỹ năng cốt lõi mà người
học cần có được khi hoàn thành môn học.
 Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa
kiến thức và luyện tập kỹ năng để đạt được những nội dung
trọng tâm.
 Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm
tra và đề thi, hướng dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và
lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc những nỗ lực có thể
được đánh giá cao trong bài làm.
 Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và


đáp án, có tính chất minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung
yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.
TRƯỞNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trịnh Thùy Anh
2


Phần 1
CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
TRONG KINH DOANH
 Tổng quan về phân tích định lượng trong quản trị
 Qui trình ứng dụng phân tích định lượng

Chương 2: Giới thiệu lý thuyết ra quyết định
 6 bước phân tích quyết định
 Phân loại môi trường ra quyết định

Chương 3: RA QUYẾT ĐỊNH TRONG MÔI TRƯỜNG
KHÔNG CHẮC CHẮN
 Tiêu chuẩn Maximax
 Tiêu chuẩn Maximin
 Tiêu chuẩn khả năng như nhau (Laplace)
 Tiêu chuẩn thực tiễn (Hurwicz)
 Miêu chuẩn Minimax

Chương 4: RA QUYẾT ĐỊNH TRONG MÔI TRƯỜNG CÓ RỦI
RO
 Giá trị kỳ vọng (EMV)
 Giá trị tổn thất cơ hội kỳ vọng (EOL)

3


 Giá trị kỳ vọng của thông tin hoàn hảo (EVPI)
 Phân tích độ nhạy

Chương 5: PHÂN TÍCH BIÊN TẾ
 Phân tích biên tế với phân phối rời rạc
 Phân tích biên tế với phân phối chuẩn

Chương 6: CÂY QUYẾT ĐỊNH
 Các bước vẽ cây quyết định
 Cây quyết định phức tạp
 Giá trị kỳ vọng của thông tin mẫu (EVSI)

Chương 7: CÂY QUYẾT ĐỊNH VỚI THÔNG TIN MẪU
 Áp dụng định lý Bayes để tính xác suất trong cây quyết định

với thông tin dự báo
Chương 8: Giới thiệu bài toán Qui hoạch tuyến tính
 Các yêu cầu của bài toán Qui hoạch tuyến tính
 Các giả thuyết cơ bản của bài toán Qui hoạch tuyến tính
 Lập bài toán Qui hoạch tuyến tính

Chương 9: GIẢI BÀI TOÁN QUI HOẠCH TUYẾN TÍNH
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ
 Phương pháp điểm góc
 Giải bài toán cực tiểu
 Các trường hợp đặc biệt của bài toán Qui hoạch tuyến tính


4


Chương 10: SƠ ĐỒ PERT TRONG QUẢN TRỊ DỰ ÁN
 Lập sơ đồ Pert
 Xác định các thông số trên sơ đồ và đường găng
 Đánh giá khả năng hoàn thành dự án

Chương 11: PHƯƠNG PHÁP PERT/CHI PHÍ
 Lập kế hoạch và phân bổ chi phí dự án
 Theo dõi và kiểm soát chi phí dự án

Chương 12: RÚT NGẮN THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN
 Rút ngắn thời gian thực hiện dự án bằng phương pháp đường

găng
 Rút ngắn thời gian thực hiện dự án bằng bài toán Qui hoạch

tuyến tính

5


Phần 2
CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
TRONG KINH DOANH
 Những nội dung cần nắm vững: khái niệm về phương pháp

phân tích định lượng, qui trình áp dụng phân tích định lượng

 Đọc tài liệu học tập
 Làm bài tập câu 1, câu 2 và câu 3 trang 24 để rà soát lại kiến thức.

Chương 2: GIỚI THIỆU LÝ THUYẾT RA QUYẾT ĐỊNH
 Những nội dung cần nắm vững:

o Hiểu được nội dung tổng quan về lý thuyết quyết định
o Phân biệt quyết định tốt và quyết định xấu
o Nắm được nội dung của 6 bước ra quyết định
o Phân biệt các môi trường ra quyết định
 Đọc tài liệu học tập
 Làm bài tập từ câu 1 đến câu 8 để rà soát lại kiến thức.

Chương 3: RA QUYẾT ĐỊNH TRONG MÔI TRƯỜNG
KHÔNG CHẮC CHẮN
 Những nội dung cần nắm vững: các tiêu chí ra quyết định

trong môi trường không chắc chắn và lựa chọn tiêu chí thích
hợp trong các tình huống ra quyết định
 Đọc tài liệu học tập
6


 Làm bài tập từ câu 1 đến câu 3 để rà soát lại kiến thức.

Chương 4: RA QUYẾT ĐỊNH TRONG MÔI TRƯỜNG CÓ
RỦI RO
 Những nội dung cần nắm vững:

o Phân biệt các tiêu chí ra quyết định trong môi trường có rủi

ro
o Hiểu được ý nghĩa và cách xác định giá trị kỳ vọng của
thông tin hoàn hảo
o Biết về những nội dung cơ bản của kỹ thuật phân tích độ
nhạy


Đọc tài liệu học tập

 Làm bài tập từ câu 1 đến câu 3 để rà soát lại kiến thức.

Chương 5: PHÂN TÍCH BIÊN TẾ
 Những nội dung cần nắm vững:

o Khái niệm về phân tích biên tế
o Hiểu được các yêu cầu của kỹ thuật phân tích biên tế
o Biết cách áp dụng kỹ thuật phân tích biên tế với phân phối
rời rạc và với phân phối liên tục


Đọc tài liệu học tập

 Làm bài tập từ câu 1 đến câu 4 để rà soát lại kiến thức

Chương 6: CÂY QUYẾT ĐỊNH
 Những nội dung cần nắm vững:

o Vận dụng được các bước xây dựng cây quyết định
o Biết cách xác định giá trị kỳ vọng của thông tin nghiên cứu
thị trường



Đọc tài liệu học tập

7


 Làm bài tập từ câu 1 đến câu 5 để rà soát lại kiến thức

Chương 7: CÂY QUYẾT ĐỊNH VỚI THÔNG TIN MẪU
 Những nội dung cần nắm vững:

o Hiểu được các khái niệm liên quan đến cây quyết định với
thông tin dự báo
o Biết cách áp dụng Định lý Bayes để tính ra các giá trị xác
suất cần có trên cây quyết định với thông tin dự báo


Đọc tài liệu học tập

 Làm bài tập từ câu 1 đến câu 3 để rà soát lại kiến thức

Chương 8: GIỚI THIỆU BÀI TOÁN QUI HOẠCH TUYẾN TÍNH
 Những nội dung cần nắm vững:

o Hiểu được các khái niệm cơ bản và các yêu cầu của bài toán
Qui hoạch tuyến tính
o Biết cách lập bài toán Qui hoạch tuyến tính
 Đọc tài liệu học tập
 Làm bài tập từ câu 1 đến câu 3 để rà soát lại kiến thức


Chương 9: GIỚI THIỆU BÀI TOÁN QUI HOẠCH TUYẾN
TÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ
 Những nội dung cần nắm vững:

o Phương pháp giải bài toán Qui hoạch tuyến tính bằng
phương pháp đồ thị
o Phân biệt được các trường hợp đặc biệt của bài toán Qui
hoạch tuyến tính
 Đọc tài liệu học tập
 Làm bài tập từ câu 1 đến câu 3 để rà soát lại kiến thức

8


Chương 10: SƠ ĐỒ PERT TRONG QUẢN TRỊ DỰ ÁN
 Những nội dung cần nắm vững:

o Phương pháp lập sơ đồ Pert cho dự án
o Ý nghĩa của các thông số trên sơ đồ Pert
o Cách thức đánh giá khả năng hoàn thành dự án trong một
thời hạn cho trước
 Đọc tài liệu học tập
 Làm bài tập từ câu 1 đến câu 5 để rà soát lại kiến thức

Chương 11: PHƯƠNG PHÁP PERT/CHI PHÍ
 Những nội dung cần nắm vững:

o Phương pháp lập kế hoạch và phân bổ chi phí cho dự án
o Nắm được các tính toán theo dõi và kiểm soát chi phí cho

dự án
 Đọc tài liệu học tập
 Làm bài tập từ câu 1 đến câu 3 để rà soát lại kiến thức

Chương 12: RÚT NGẮN THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN
 Những nội dung cần nắm vững:

o Phương pháp rút ngắn thời gian hoàn thành dự án bằng
đường găng (CPM)
o Bài toán Qui hoạch tuyến tính rút ngắn thời gian thực hiện
dự án
 Đọc tài liệu học tập
 Làm bài tập từ câu 1 đến câu 3 để rà soát lại kiến thức

9


Phần 3

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
1/ Hình thức và kết cấu đề thi
Đề kiểm tra có hình thức là tự luận, sinh viên được tham khảo
tài liệu khi làm bài, thời gian làm bài là 90 phút cho 3 câu hỏi.
Điểm đánh giá bài kiểm tra được phân phối như sau: câu số 1- 3
điểm, câu số 2 - 3 điểm, câu số 3 - 4 điểm.
 Câu số 1 sẽ bao gồm những nội dung trọng tâm từ chương 1
đến chương 5, trong đó:
o Phần trình bày sẽ chiếm 1.5 điểm
o Phần tính toán chiếm 1 điểm
o Phần nhận xét và kết luận chiếm 0.5 điểm.

 Câu số 2 sẽ có nội dung trọng tâm từ chương 8 đến chương
12, trong đó:
o Vẽ đúng hình dáng sơ đồ sẽ được 1 – 1.5 điểm (tùy mức độ
phức tạp)
o Phần tính toán và ra kết quả quyết định chiếm 1 điểm
o Phần nhận xét và kết luận chiếm 0.5 – 1 điểm (tùy mức độ
phức tạp)
 Câu số 3 sẽ bao gồm những nội dung trọng tâm từ chương 6
đến chương 7, trong đó:
10


o Vẽ đúng hình dáng sơ đồ sẽ được 1.5 điểm
o Phần tính toán và ra kết quả quyết định chiếm 2 điểm
o Phần nhận xét và kết luận chiếm 0.5
2/ Hướng dẫn cách làm bài
 Đọc kỹ nội dung của câu hỏi, xác định chính xác những yêu
cầu của đề bài để có thể làm đúng và kịp thời gian. Làm thừa
so với yêu cầu sẽ không được tính điểm
 Không cần làm bài theo thứ tự. Câu nào biết trước thì làm
trước.
 Chú ý tập trung thực hiện phần vẽ các sơ đồ (cây quyết định,
qui hoạch tuyến tính, Pert), bởi vì nội dung này thường chiếm
tỷ lệ điểm cao trong câu hỏi.
 Phần nhận xét viết ngắn gọn và trình bày theo kết quả mình
đã thực hiện được.
 Chép bài người khác sẽ không được tính điểm.

11



Phần 4

ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN
Môn học: Phân tích định lượng trong kinh doanh
Thời gian làm bài: 90 phút
Sinh viên được sử dụng tài liệu
Câu 1 (3 điểm): Một nhà đầu tư đang cân nhắc giữa 3 phương án đó
là đầu tư cho 3 dự án
1. Dự án A
2. Dự án B
3. Dự án C
Lợi nhuận thu được từ mỗi phương án đầu tư phụ thuộc vào tốc độ
tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Nhà đầu tư đã phát triển 3 tình
huống tăng trưởng kinh tế, cho thấy lợi nhuận từ mỗi phương án đầu
tư, tương ứng với xác suất xảy ra của mỗi trường hợp. Thông tin này
được trình bày trong bảng sau (ĐVT: $)
Các phương
án
Dự án A
Dự án B
Dự án C
Xác suất

Tình hình tăng trưởng kinh tế
Chậm
Trung bình
Nhanh
-65,000
10,000

140,000
5,000
30,000
65,000
-190,000
50,000
90,000
0.2
0.3
0.5

12


Với thông tin trên Anh/Chị hãy lựa chọn phương án tốt nhất khi dùng
một trong các tiêu chuẩn sau:
a. Tiêu chuẩn maximax?
b. Tiêu chuẩn maximin?
Đáp án câu 1:
a. Tiêu chuẩn maximax
Các
phương
án
Dự án A
Dự án B
Dự án C

Tình hình tăng trưởng kinh tế
Trung
Chậm

Nhanh
bình
-65,000
10,000
140,000
5,000
30,000
65,000
-190,000
50,000
90,000

Số cực đại của
dòng( $ )
140000
65,000
90,000

Theo tiêu chuẩn Maximax, nhà đầu tư nên chọn PA đầu tư cho
Dự án A, vì 140,000$ là giá trị lớn nhất trong các giá trị lợi
nhuận lớn nhất của mỗi PA(140,000;65,000;90,000)$
b. Tiêu chuẩn maximin
Các
phương
án
Dự án A
Dự án B
Dự án C

Tình hình tăng trưởng kinh tế

Trung
Chậm
Nhanh
bình
-65,000
10,000
140,000
5,000
30,000
65,000
-190,000
50,000
90,000

Số cực tiểu của
dòng( $ )
-65,000
5,000
-190,000

Theo tiêu chuẩn Maximin, nhà đầu tư nên chọn PA đầu tư cho
Dự án B, vì 5,000$ là giá trị lớn nhất trong các giá trị lợi nhuận
nhỏ nhất của mỗi PA (-65,000;5,000;-190,000)$
Câu 2 (3 điểm): Công ty Z chuyên sản xuất các mặt hàng quà lưu
niệm, quà tặng. Thông thường để tiết kiệm chi phí, Công ty sẽ lên một
kế hoạch sản xuất tập trung. Trong trường hợp có nhu cầu hay đòi hỏi
13


thêm ngoài số lượng đã sản xuất, mỗi sản phẩm phát sinh mà khách

hàng không được đáp ứng sẽ được công ty tặng 1 phiếu mua hàng trị
giá 10$ để họ mua sản phẩm thay thế khác. Nếu công ty sản xuất quá
nhiều, sản phẩm dư thừa sẽ được bán cho các đại lý – nơi đồng ý giữ
hàng trong vòng 6 tháng – với giá đã được chiết khấu chỉ còn 50$ cho
mỗi sản phẩm (bằng ½ chi phí sản xuất 1 sản phẩm). Gần đây, Công
ty Z đã đồng ý trả 200,000$ để được phép sản xuất một sản phẩm lưu
niệm độc đáo. Công ty dự kiến bán mỗi sản phẩm với giá 250$. Bộ phận
marketing dự đoán rằng nhu cầu thực tế sẽ bằng một trong các mức
nhu cầu có thể xảy ra là: 20000; 40000; 60000 hoặc 80000 cái sản phẩm.
Yêu cầu: Anh/Chị hãy lập bảng payoff cho tất cả các tổ hợp giữa mức
sản xuất và nhu cầu?
Đáp án câu 2:
PHƯƠNG ÁN
SẢN XUẤT
20000
40000
60000
80000

LỢI NHUẬN TỪ CÁC TRẠNG THÁI
THỊ TRƯỜNG
20000
40000
60000
80000
2800
2600
2400
2200
1800

5800
5600
5400
800
4800
8800
8600
-200
3800
7800
11800

Câu 3 (4 điểm): Anh Tâm và Cô Jenny cùng điều hành một doanh
nghiệp cưng ứng vật tư xây dựng. Họ hiện đang có một đề nghị với
mức giá $50.000 để mua lại công ty. Họ đang do dự bởi vì họ tin rằng
sẽ có sự gia tăng nhu cầu thị trường trong hai năm tới để cải thiện tình
hình tài chính của họ. Nếu họ quyết định giữ lại công ty và không đồng
ý bán vào lúc này thì người mua hiện tại vẫn sẽ sẵn sàng trả $ 30.000
sau hai năm, bất kể tình hình. Anh Tâm và Cô Jenny phân tích rằng 2
năm tới có 60% cơ hội nhu cầu thị trường gia tăng, lúc đó họ sẽ đạt
mức lợi nhuận $ 75,000 hoặc có thể bán lại công ty cho một người mua
khác với giá 60.000 $. Ngược lại nếu nhu cầu thị trường không tăng,

14


họ sẽ đạt mức lợi nhuận là $10.000. Anh/Chị hãy sử dụng phương pháp
cây quyết định để xác định những gì họ nên làm?
Đáp án câu 3:
Phương án ở đây là lựa chọn là giữa việc bán đi hay giữ lại kinh

doanh, chỉ tiêu EMV được sử dụng trong việc lựa chọn
EMV (giữ lại 2 năm) = 0,6*75+0,4*30 = 57 ngàn $. Đây chính là
phương án mang lại hiệu quả tốt nhất.
Sơ đồ cây quyết định được trình bày như sau

50000$
Hoạt động
Bán ngay
1

75000$

2

Giữ lại

Bán người mới

Tăng

60000$

0,6

Hoạt động

10000$
Không tăng

0,4

3

Bán người cũ

30000$

15


MỤC LỤC
Phần 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM .................................... 3
Phần 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP ..................................................... 6
Phần 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA.......................... 10
Phần 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN ........................................... 12

16



×