Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 173 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH QUANG

TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Ở TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH QUANG

TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Ở TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62 31 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. Mai Thế Hởn
2. PGS.TS. Bùi Ngọc Quỵnh


HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, được trích dẫn đúng quy định và được ghi đầy đủ trong danh
mục tài liệu tham khảo.
Tác giả luận án

Trần Thanh Quang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
1.3. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và
những vấn đề đặt ra cho luận án tiếp tục giải quyết
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TẬP TRUNG
RUỘNG ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ
CAO TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
2.1. Khái niệm, sự cần thiết khách quan và yêu cầu của tập trung
ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung
ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
2.3. Kinh nghiệm tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công
nghệ cao ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương trong nước và bài

học cho tỉnh Thái Bình
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT ĐỂ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH THÁI BÌNH
GIAI ĐOẠN 2011 - 2017
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến tập trung ruộng
đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Thái Bình
3.2. Tình hình tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công
nghệ cao ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2017
3.3. Đánh giá chung về tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp
công nghệ cao ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2017 và những vấn đề đặt ra
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ TẬP TRUNG RUỘNG
ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở
TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2025
4.1. Quan điểm định hướng quá trình tập trung ruộng đất để phát
triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Thái Bình
4.2. Những giải pháp chủ yếu tập trung ruộng đất để phát triển nông
nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Thái Bình đến năm 2025
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trang
1
7
7
13
22
26


26
47
57

68

68
75
91
107

107
114
149
151
152
164


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

Chữ viết tắt
CNC
CNH
CNH, HĐH
ĐBSH
FAO
GlobalGap
GRDP
HTX
HTXNN
IPSARD
KTXH
KTHH

KHCN
KHKT
NNHH
NNCNC
NN&PTNT
NSLĐ
QHSX
QSDĐ
SXNN
TBCN
TH

Chữ viết đầy đủ
Công nghệ cao
Công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đồng bằng Sông Hồng
Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc
Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu
Tổng sản phẩm trên địa bàn
Hợp tác xã
Hợp tác xã nông nghiệp
Viện chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
Kinh tế xã hội
Kinh tế hàng hóa
Khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật
Nông nghiệp hàng hóa
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Năng suất lao động
Quan hệ sản xuất
Quyền sử dụng đất
Sản xuất nông nghiệp
Tư bản chủ nghĩa
TH True Milk

24

ThaiBinh Seed Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình

25
26
27
28
29

THT
TLSX
TNHH
TPP
TTRĐ
UBND
ƯDCNC
VietGap
WTO
XHCN

30
31

32
33
34

Tổ hợp tác
Tư liệu sản xuất
Trách nhiệm hữu hạn
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
Tập trung ruộng đất
Ủy ban nhân dân
Ứng dụng công nghệ cao
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
Tổ chức Thương mại Thế giới
Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Tên bảng

TT
Bảng 2.1

Trang

Diện tích đất nông nghiệp, đất SXNN, đất lúa năm 2005,
2010, 2015

36

Bảng 2.2


Chi phí và lợi ích liên quan đến manh mún đất đai

37

Bảng 2.3

Năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam so với một
số nước trong khu vực

Bảng 3.1

Tốc độ tăng GRDP bình quân mỗi năm trong giai đoạn
2011-2015 và 2016-2018

Bảng 3.2

79

Số liệu nông dân thuê QSDĐ của nông dân trong lĩnh vực
chăn nuôi, tính đến hết năm 2017

Bảng 3.4

70

Số liệu nông dân thuê QSDĐ của nông dân trong lĩnh vực
trồng trọt, tính đến hết năm 2017

Bảng 3.3


39

79

Số liệu HTX thuê QSDĐ của nông dân trong lĩnh vực
trồng trọt, tính đến hết năm 2017

81

Biểu đồ 2.1.

Hộ nông nghiệp theo quy mô sử dụng đất nông nghiệp

36

Biểu đồ 2.2

Năng suất lao động xã hội theo ngành kinh tế 2016

38

Biểu đồ 2.3

Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt 2005-2015

38

Hình 2.1


Quy mô đất đai và số ngày công lao động

39

Hình 3.1

Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Bình năm 2011, năm 2015 và
năm 2018

92


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là xu hướng chủ đạo,
chìa khóa thành công của các nước có nền nông nghiệp phát triển và cũng như
tính tất yếu cho nông nghiệp thế giới. Ở Việt Nam, sản xuất NNCNC là đòi hỏi
khách quan của nền nông nghiệp trước tác động của hội nhập quốc tế, biến đổi
khí hậu và cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đồng thời là một trong những giải
pháp quan trọng trong quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, tái cơ cấu
lại ngành nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)
nông nghiệp, nông thôn. Trước yêu cầu đó, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta
đã quan tâm chỉ đạo: “…có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất
(TTRĐ), thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp; từng bước
hình thành các tổ hợp nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao” [25],
trước hết đẩy mạnh phát triển NNCNC ở các vùng kinh tế trọng điểm, vùng có
nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội.
Quán triệt đường lối của Đảng, Ngày 29/01/2010, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) đến năm 2020 với mục tiêu: xây
dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, có năng suất,
chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng 3,5%/năm...
Đây được xem là bước khởi đầu quan trọng cho việc phát triển NNCNC trên
phạm vi cả nước. Trên cơ sở đó,ngày 04/5/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ra
quyết định Số: 575/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng
nông nghiệp ƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Triển khai thực
hiện quyết định của Chính phủ, đến nay cả nước đã có 34 khu NNCNC. Bên cạnh
những thành tựu bước đầu thì hiện nay phát triển NNCNC còn gặp rất nhiều khó
khăn. Một trong những khó khăn lớn là chưa đảm bảo được quy mô về diện tích
do chưa có giải pháp TTRĐ hợp lý. Bởi vì, để sản xuất NNCNC cần phải TTRĐ ở
quy mô lớn (phù hợp) với thời hạn sử dụng đất lâu dài. Tuy nhiên ruộng đất nông


2
nghiệp ở Việt Nam hiện đang thuộc quyền sử dụng của người dân, mỗi hộ một
diện tích nhỏ, phân tán và không đồng đều. Cả nước hiện có hơn 11 triệu ha đất
sản xuất nông nghiệp (SXNN) với 78 triệu mảnh ruộng và 9,2 triệu nông hộ[12],
bình quân đất canh tác nông nghiệp là 4.280m2/hộ, chia theo đầu người chỉ là
1.150m2/người [50], trong số này có hơn 70% số hộ có tổng diện tích dưới
0,5ha, chỉ có 3,4% số hộ có diện tích trên 3ha. Tình trạng ruộng đất bị chia nhỏ
cho từng hộ gia đình, phân tán đã và đang là rào cản trực tiếp đến quá trình
TTRĐ để phát triển NNCNC nhất là đối với các doanh nghiệp lớn đầu tư vào
nông nghiệp.
Thái Bình là tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) - vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc, có lợi thế rất lớn cho phát triển SXNN nói chung,
NNCNC nói riêng. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018, sản xuất nông lâm - thuỷ sản của tỉnh phát triển toàn diện, (liên tục trong 3 năm: 2015, 2016, 2017
đứng thứ 2/11 tỉnh có giá trị SXNN lớn trong vùng ĐBSH). Hiện nay trên địa bàn
tỉnh đã xuất hiện một số mô hình TTRĐ để phát triển NNCNC với diện tích từ 2ha
đến vài chục ha, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất thông thường

trung bình gấp 1,5 đến 2 lần. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, SXNN
của tỉnh còn nhiều hạn chế, bất cập: điểm yếu chính của ngành là sản xuất dựa
trên quy mô hộ gia đình với diện tích nhỏ, phân tán, (hiện tại 60% số nông hộ có
diện tích dưới 0,2ha và 98% nông hộ có quy mô nhỏ hơn 0,5ha và bình quân
chung là 1,79 thửa/hộ); các hình thức TTRĐ để phát triển NNCNC còn ít, chưa
đa dạng, quy mô nhỏ, tốc độ phát triển chậm, và thiếu bền vững vì vậy chưa tạo
được khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức
cạnh tranh của nông sản thấp; đời sống thu nhập của nông dân vẫn rất khó khăn.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên nhằm phát huy tối đa những tiềm
năng về điều kiện tự nhiên, con người, đồng thời thích nghi tốt hơn với thách thức
từ các yếu tố biến động bên ngoài, tăng thu nhập cho người nông dân, hướng tới
phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững cần đẩy mạnh hoạt động TTRĐ để
phát triển NNCNC, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa (SXHH) tập trung quy


3
mô lớn; từng bước xây dựng khu NNCNC. Đây cũng chính là sự cụ thể hóa chủ
trương tập trung ruộng đất đã nêu trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIX Đảng bộ
tỉnh Thái Bình. Đồng thời là thực hiện giải pháp đột phá, trọng tâm trong SXNN
tại Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030. Vì vậy, tìm hiểu nghiên cứu nguyên nhân các rào cản đối với quá
trình TTRĐ để phát triển NNCNC trên địa bàn tỉnh từ đó có giải pháp phù hợp là
vấn đề cấp thiết. Tác giả lựa chọn đề tài: “Tập trung ruộng đất để phát triển
nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Thái Bình” làm nội dung nghiên cứu cho
luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận khoa học của TTRĐ để phát triển NNCNC trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đánh giá đúng thực trạng, kết

quả đạt được, tìm hiểu nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong quá trình
TTRĐ để phát triển NNCNC ở tỉnh Thái Bình thời gian qua. Trên cơ sở đó đề
xuất quan điểm và các giải pháp cơ bản nhằm TTRĐ để phát triển NNCNC ở
tỉnh Thái Bình đến năm 2025 có cơ sở khoa học và tính khả thi cao.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên luận án có nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, khái quát, hệ thống hóa và xây dựng cơ sở khoa học của TTRĐ để
phát triển NNCNC trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nghiên cứu những kinh nghiệm TTRĐ để phát triển NNCNC của một số nước, vùng
lãnh thổ và địa phương trong nước. Từ đó rút ra những bài học mà tỉnh Thái Bình có
thể tham khảo vận dụng.
Thứ hai, đánh giá thực trạng TTRĐ để phát triển NNCNC ở tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2011 - 2017, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và
nguyên nhân cũng như vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Thứ ba, đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản về TTRĐ để phát triển
NNCNC ở tỉnh Thái Bình đến năm 2025


4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án: là những quan hệ kinh tế - xã hội của
tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu sự cần thiết, hình thức TTRĐ (nghiên cứu
điểm hình thức TTRĐ để phát triển NNCNC giữa nông dân với doanh nghiệp mô hình thuê quyền sử dụng đất (QSDĐ) của Tập đoàn TH True Milk); nhân tố
ảnh hưởng; yêu cầu của TTRĐ để phát triển NNCNC.
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi TTRĐ để phát triển
NNCNC ở tỉnh Thái Bình, do tỉnh quản lý (tập trung ruộng đất để phát triển
NNCNC trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt).

- Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình TTRĐ để phát triển NNCNC
ở Thái Bình từ năm 2011 - 2017, các giải pháp đưa ra đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng; chính sách và pháp luật
của Nhà nước về tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp nói chung và
NNCNC nói riêng.
4.2. Cở sở thực tiễn
Luận án nghiên cứu kinh nghiệm TTRĐ để phát triển NNCNC của một số
nước, vùng lãnh thổ ở Châu Á và một số địa phương trong nước, đồng thời dựa
vào kết quả báo cáo của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình;
Các số liệu từ Cục thống kê tỉnh, Tổng cục thống kê; các công trình nghiên cứu
khoa học, hội nghị, hội thảo, và thực tiễn TTRĐ để phát triển NNCNC của các
doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời
sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và


5
liên ngành; chú trọng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp với các
phương pháp khác như phân tích và tổng hợp, so sánh, thu thập thông tin, sử
dụng số liệu thống kê, kế thừa những kết quả nghiên cứu trước và cập nhật thông
tin mới về đề tài nghiên cứu.
Chương 1: Luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để đánh
giá, khái quát hóa các công trình khoa học đã công bố, từ đó rút ra những nội
dung mà luận án kế thừa, xác định rõ những khoảng trống cần tiếp tục nghiên
cứu đầy đủ hơn và sâu hơn trong luận án.
Chương 2: Luận án sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để làm

rõ bản chất của các quan hệ kinh tế - xã hội của TTRĐ để phát triển NNCNC rút
ra khái niệm chủ chốt của luận án, đồng thời khái quát hóa những kinh nghiệm
thực tiễn của các quốc gia, vùng lãnh thổ, các địa phương trong nước thành bài
học cho tỉnh Thái Bình.
Chương 3: Trên cơ sở khung lý thuyết được xây dựng ở chương 2, Luận
án sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích từ đó làm rõ kết quả đạt được,
những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quá
trình TTRĐ để phát triển NNCNC ở Thái Bình hiện nay.
Chương 4: Luận án sử dụng phương pháp logic với lịch sử, kết hợp lý
luận với thực tiễn đề xuất các quan điểm và giải pháp góp phần thúc đẩy quá
trình TTRĐ để phát triển NNCNC ở Thái Bình đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH,
HĐH nông nghiệp nông thôn và hội nhập quốc tế hiện nay.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Vấn đề TTRĐ để phát triển NNCNC hiện nay được Đảng, Nhà nước xác
định có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp,
xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, hội nhậpquốc tế.
Vì vậy, kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần làm phong phú thêm lý
luận và thực tiễn của TTRĐ để phát triển NNCNC ở Việt Nam nói chung và tỉnh
Thái Bình nói riêng. Những luận điểm được nêu trong Luận án có thể cung cấp
thêm cơ sở cho các nhà khoa học, các nhà quản lý tại các địa phương tham khảo


6
trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nướcvề TTRĐ để
phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và phát triển NNCNC nói riêng.
- Luận án góp phần làm sáng tỏ thực trạng TTRĐ để phát triển NNCNC
của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay, đồng thời tạo lập cơ sở khoa học để
các cấp lãnh đạo, quản lý tỉnh Thái Bình vận dụng trong việc xây dựng chính
sách thúc đẩy quá trình TTRĐ để phát triển NNCNC, xây dựng nền nông nghiệp
hiện đại, bền vững.

- Bổ xung tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy về vấn
đề sử dụng ruộng đất để phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững trong các
trường đại học, và các cơ quan nghiên cứu, quản lý về đất đai nông nghiệp.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Nêu và làm rõ nội hàm khái niệm tập trung ruộng đất để phát triển nông
nghiệp công nghệ cao, đồng thời làm sáng rõ các nhân tố ảnh hưởng đến TTRĐ
để phát triển NNCNC dưới góc độ tiếp cận của kinh tế chính trị học Mác - Lênin.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra những điểm tích cực, hạn chế;
nguyên nhân của hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó
đưa ra một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tạo sự đột phá trong quá
trình TTRĐ để phát triển NNCNC cho tỉnh Thái Bình đến năm 2025.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án được kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết.


7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƢỚC

1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về vai trò và sự cần thiết tập
trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Bài viết “An Overview of Land Consolidation in Europe”114 “Tổng
quan về tập trung đất đai ở châu Âu” của Arvo Vitikainen, D.Sc. Theo tác giả,
vào cuối thế kỷ XX một loạt nước Đức, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Luxembourg, Áo và
Thụy Sĩ cũng như Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển đã đẩy mạnh hoạt động
TTRĐ để phát triển sản xuất NNCNC. Hoạt động này diễn ra ở hầu hết các nước
trên xuất phát từ một trong những yêu cầu là nông dân muốn tăng thu nhập thông

qua việc mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) hiện
đại, đồng thời thích với tình hình thị trường mới. Ngoài ra, TTRĐ còn được coi
là một công cụ để cắt giảm SXNN một cách có kiểm soát và tăng năng suất bằng
cách hạ thấp chi phí. Cùng với mục tiêu này, TTRĐ đặc biệt là ở các nước Trung
Âu nhằm hình thành sự phát triển nông thôn đa chiều với các khía cạnh xã hội,
sinh thái và văn hóa…
Trong báo cáo:“Structural Change in the Farming Sectors in Central
and Eastern Europe - Lessons for EU Accession”101“Thay đổi cấu trúc trong
các lĩnh vực nông nghiệp ở Trung và Đông Âu: bài học gia nhập EU”, tác giả
Csaba Csaki, Zvi Lerman đã chỉ ra sự cần thiết của quá trình TTRĐ để phát triển
SXNN quy mô lớn CNC của mười quốc gia trong tiến trình gia nhập Liên minh
châu Âu (Bulgaria, Séc, Estonia, Hungary, Lithuania, Ba Lan, Tumani,
Slovakia, và Slovenia). Để có nền nông nghiệp phát triển theo kịp các nước
trong EU,các nước này đã tập trung vào cải cách trong nông nghiệp, sửa đổi
Luật đất đai và các thể chế pháp lý để phát triển thị trường QSDĐ nông nghiệp
nhằm tạo thuận lợi cho quá trình TTRĐ, mở rộng quy mô sản xuất để tăng khả


8
năng cạnh tranh. Điều này đã góp phần đưa nông nghiệp các nước trên phát
triển, hòa nhập được với các nước trong EU.
Bài viết “Sustainable development of the rural economy” 108 “Phát triển
bền vững kinh tế nông thôn” của Sándor Magda, Róbert Magda và Sándor
Marselekcho rằng thành công của nông nghiệp Hungary hiện nay phụ thuộc chủ
yếu vào sử dụng tiềm năng của kinh tế nông nghiệp nông thôn. Giống như các
nước hậu xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu, ruộng đất nông nghiệp
từ các trang trại tập thể và HTX được chia cho cho các hộ gia đình cá nhân. Điều
này rất quan trọng đối với an ninh lương thực hộ gia đình, nhưng theo thời gian,
diện tích quy mô nhỏ, phân tán trở thành lực cản cho sự phát triển SXNN ở năng
suất và khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Từ thực trạng trên, Chính

phủ đã tiến hành cải cách trong nông nghiệp, thực hiện các biện pháp để TTRĐ
đưa SXNN phát triển theo hướng tập trung quy mô lớn, công nghệ cao (CNC).
Nhờ đó nền nông nghiệp của Hungary ngày nay rất phát triển.
“The

role

of

formal

and

informal

institutions

in

farmland

consolidation: The case of Shiga Prefecture, Japan”110 “Vai trò của các tổ
chức chính thức và không chính thức trong hợp nhất đất nông nghiệp: Trường
hợp của tỉnh Shiga, Nhật Bản” của tác giả Daisuke Takahashi, Tsaiyu Chang
và Mikitaro Shobayashi. Đây là một nghiên cứu chuyên sâu về TTRĐ nông
nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm SXNN Nhật Bản dựa trên cơ sở trang trại gia
đình, quy mô nhỏ, phân tán, điều này dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy,
các tác giả đã chỉ ra sự cần thiết của việc TTRĐ nông nghiệp, vai trò của các
tổ chức không chính thức trong cộng đồng để thúc đẩy quá trình TTRĐ nông
nghiệp như thế nào..., Trên cơ sở đó đề xuất một mô hình TTRĐ thông qua

vai trò của cộng đồng nông thôn dựa trên phân tích định lượng một cộng đồng
nông thôn ở quận Shiga.
“The Rise of Large-Scale Farms in Land-Abundant Developing
Countries: Does it have a future?” 105 “Sự trỗi dậy của các trang trại quy mô
lớn ở các nước đang phát triển dồi dào đất: Liệu nó có một tương lai?” củaKlaus


9
Deininger và Derek Byerlee. Thông qua việc nghiên cứu so sánh hiệu quả giữa
trang trại nhỏ và lớn đại diện ở các quốc gia: Đông Âu và Trung Á (bao gồm các
nước Slovakia, Kazakhstan, Nga, Albania, Latvia, Slovenia, Ukraina); Đông
Nam Á (Malaysia và Indonesia); Châu Phi cận Sahara (Sudan, Nigeria, Nam
Phi), Mỹ Latin bao gồm (Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay) các tác giả
cho rằng, trong từng giai đoạn, hiệu quả của các trang trại là khác nhau. Tuy
nhiên trong những năm gần đây những thay đổi về KHCN và thị trường đã cho
thấy các trang trại quy mô lớn đem lại hiệu quả kinh tế hơn các trang trại nhỏ, vì
vậy các chính phủ cần nhanh chóng cải cách chính sách đất đai nhằm tạo thuận
lợi cho quá trình TTRĐ hình thành các trang trại nông nghiệp quy mô lớn .
“Main problems of agriculture and ruralareas in Poland in the period
oftransformation and integration withEuropean Union”104 “Các vấn đề
chính của nông nghiệp và nông thôn các khu vực ở Ba Lan trong giai đoạn
chuyển đổi và hội nhập với Liên minh châu Âu của” củaJozef Stanistaw Zegar
và Zbigniew Florianczyk, đã chỉ ra những thay đổi của SXNN Ba Lan trong
quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Trong quá trình này Chính phủ Ba Lan đã
thực hiện các chính sách vĩ mô như: tư nhân hóa ruộng đất, cung cấp ruộng
đất từ các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) do nhà nước quản lý cho thị
trường đất đai thông qua việc thanh lý. Nhờ đó đã đẩy nhanh quá trình TTRĐ,
hình thành các trang trại SXNN quy mô lớn ƯDCNC, nông nghiệp Ba Lan
được định hướng phát triển theo mô hình nông nghiệp Châu Âu. Kết quả của
quá trình này đã góp phần đưa nông nghiệp Ba Lan phát triển, và xếp vào

nhóm các thành viên lớn của EU, cùng với Đức, Anh, Pháp, Italy và Tây Ban
Nha, hiện Ba Lan là nền kinh tế đứng thứ 20 thế giới.
“Large scale farming is driven by a relentless quest for efficient
production and concentration along the food supply chain” 107 “Nuôi trồng
quy mô lớn được thúc đẩy bởi một nhiệm vụ không ngừng để sản xuất và tập
trung hiệu quả dọc theo chuỗi cung ứng thực phẩm” của Richard J. Sexton, đã
chỉ ra nguyên nhân xu hướng TTRĐ, mở rộng quy mô trang trại ngày nay tăng


10
lênlà do, thị trường ngày càng tăng, yêu cầu của sự liên kết tất cả các giai đoạn
(sản xuất, chế biến và bán lẻ), của chuỗi cung ứng “từ nông trại đến bàn ăn”, vì
vậy, các nhà chế biến lớn yêu cầu các trang trại mở rộng quy mô để đáp ứng nhu
cầu cao hơn cho các sản phẩm tiêu chuẩn hóa.
Trong cuốn sách“The agricultural development of Japan”111“Sự phát
triển nông nghiệp của Nhật Bản” của tác giả Yujiro Hayami, đã tập trung phân
tích, đánh giá sự phát triển nhanh của nông nghiệp Nhật Bản giai đoạn cuối thế kỷ
XX và chỉ ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển đó là: trước hết do chính
phủ thực hiện cải cách ruộng đất; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong nông
nghiệp, nông thôn (thủy lợi kiên cố, hiện đại, hệ thống giao thông nông thôn liên
hoàn) nhằm tạo thuận lợi cho việc đẩy nhanh quá trình TTRĐ, ứng dụng KHCN
tiên tiến vào sản xuất và trong chế biến các sản phẩm của nông nghiệp.
“Agricultural Land Markets and Land Leasing in the Former Yugoslav
Republic of Macedonia”[106]“Thị trường đất nông nghiệp và cho thuê đất ở
Cộng hòa Macedonia(thuộc Nam tư cũ)” của tác giả Neda Petroska Angelovska,
Marija Ackovska và Štefan Bojnec. Nghiên cứu chỉ ra rằng ruộng đất thuộc sở
hữu của các trang trại gia đình với diện tích nhỏ đó là một trong những trở ngại
lớn cho quá trình hiện đại hoá SXNN. Từ thực tế trên, chính phủ đã tiến hành cải
cách chính sách ruộng đất, tạo thuận lợi cho thị trường QSDĐ nông nghiệp phát
triển, đồng thời đẩy mạnh hoạt động cho thuê dài hạn diện tích ruộng đất của nhà

nước đang sở hữu thông qua sự vận hành của thị trường đất đai. Điều đó đã thúc
đẩy việc TTRĐ hình thành các trang trại SXNN quy mô lớn, công nghệ cao.
“Agriculture Land Policies of Taiwan”[102] “Chính sách Nông nghiệp
của Đài Loan” của Hwang-Jaw Lee, đã nêu lên đặc điểm của SXNN Đài Loan
phổ biến là trang trại gia đình quy mô nhỏ. Năm 1953, hòn đảo này có đến 673
ngàn trang trại với quy mô là 1,29ha/một trang trại, năm 1991 số trang trại đã lên
đến 823.266 với quy mô chỉ còn 1,08ha. Để khắc phục hạn chế của SXNN quy
mô nhỏ và thúc đẩy sản xuất tập trung quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu của việc xây
dựng nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập, chính phủ thông qua 3 giai đoạn cải


11
cách chính sách nông nghiệp, từng bước tiến hành TTRĐ để phát triển SXNN
quy mô lớn công nghệ cao.
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu những khó khăn vƣớng mắc,
yêu cầu đặt ra và giải pháp của tập trung ruộng đất để phát triển nông
nghiệp công nghệ cao
Bài viết “Land Mobility in a Central and Eastern European Land
Consolidation Context”113 “Tập trung ruộng đất ở Trung và Đông âu” của
Morten Hartvigsen đã phân tích và chỉ ra điểm chung ở hầu hết các nước trong
khu vực Trung và Đông Âu sau năm 1989 là đều thực hiện cải cách ruộng đất
theo hướng chia nhỏ cho các hộ gia đình. Những năm gần đây trước ưu thế của
SXNN quy mô lớn, CNC các quốc gia trong khu vực này lại có xu hướng cải
cách nhằm thúc đẩy quá trình TTRĐ hình thành các trang trại lớn. Hiện tại hầu
hết các nước trong khu vực đang thực hiện quá trình TTRĐ phát triển SXNN
theo hướng quy mô lớn CNC với sự giúp đỡ của các quốc gia đã thực hiện thành
công chương trình này như Cộng hòa Séc, Slovakia, (Đông) Đức, Ba Lan,
Slovenia và Litva và đặc biệt là được giúp đỡ của FAO qua các dự án với sự hỗ
trợ kỹ thuật từ các chuyên gia đến từ Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch.
Nghiên cứu “Study on the Functioning of Land Markets in the EU

Member States under the Influence of Measures appliedunder the Common
Agricultural Policy” 117 “Vận hành thị trường đất ở các nước EU dưới tác
động của Chính sách Nông nghiệp chung” là nghiên cứu của Johan Swinnen và
cộng sự về sự phát triển thị trường đất nông nghiệp tại 11 nước và 18 khu vực tại
Châu Âu (EU study countries- EUSC) đã chỉ ra rằng: khó khăn trong quá trình
TTRĐ ở các nước và khu vực này là khác nhau và hết sức đa dạng. Tuy nhiên
một giải pháp chung được áp dụng và đem đến thành công nhất đó là phát triển
thị trường cho thuê. Hiện tại các trang trại ở Bỉ, Pháp, Bắc Ireland và Đức là nơi
đứng đầu về phát triển thị trường cho thuê (nhiều hơn 65% đất được sử dụng).
Hội thảo quốc tế “International Symposium: Land Fragmentation and
Land Consolidation in CEEC: A gate towards sustainable rural development in


12
the new millennium” [115] “Phân mảnh đất và tập trung ruộng đất trong các
nước Trung - Đông Âu : Cánh cổng phát triển nông thôn bền vững trong thiên
niên kỷ mới” do FAO tổ chức tại thành phố Munich, Đức từ ngày 25 28/2/2002. Xuất phát từ thực tiễn ở các nước Trung - Đông Âu, trong chuyển
đổi cải cách ruộng đất dẫn đến ruộng đất bị chia nhỏ gây cản trở đến SXNN và
phát triển nông thôn bền vững. Vì vậy FAO đã tổ chức hội thảo với sự tham gia
của các chuyên gia nông nghiệp của FAO cùng các nhà quản lý của các nước
trong khu vực nhằm tìm giải pháp cho quá trình TTRĐ ở các nước này.
“Land consolidation as an instrument of shaping the agrarian structure in
Poland: a case study of the Wielkopolskie and Dolnośląskie voivodeships” [116]
“Tập trung ruộng đất là phương thức để mở rộng ruộng đất ở Ba Lan: một nghiên
cứu của tác giả Wielkopolskie và Dolnośląskie” của Iwona Markuszewskacho
rằng: SXNN quy mô nhỏ là một đặc điểm của cấu trúc nông nghiệp ở Ba Lan, đây
là một nguyên nhân làm cho hiệu quả SXNN của nông dân thấp. Chính phủ đã có
nhiều giải pháp tạo điều kiện thúc đẩy quá trình TTRĐ nhằm khắc phục hạn chế
này, tuy nhiên kết quả đạt được không cao. Nguyên nhân là do quá nhiều trở ngại,
một mặt là chính sách pháp lý chưa có đồng thời chưa có sự kết nối từ các cơ quan

pháp luật như: sử dụng đất và quy hoạch, nông nghiệp, môi trường…, mặt khác
kiến thức của nông dân về thủ tục đất đai trong quá trình TTRĐ còn hạn chế.
“The Frame of Agricultural Policy and Recent Major Agricultural Policy
in Korea” [103] “Khung chính sách nông nghiệp và chính sách nông nghiệp lớn
gần đây tại Hàn Quốc ” của Jeongbin Im, Iljeong Jeong, đã chỉ ra đặc trưng của
nông nghiệp Hàn Quốc là canh tác dựa trên nền tảng gia đình quy mô nhỏ. Chính
phủ cho rằng rằng cần phải thúc đẩy quá trình TTRĐ nhằm tạo ra quy mô canh
tác lớn để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên yếu
tố tâm lý, tập quán canh tác quy mô nhỏ là rào cản cho quá trình TTRĐ. Với
quyết tâm cao, Chính phủ đã thực hiện một loạt các cải cách nhằm thúc đẩy quá
trình TTRĐ trong hai thập kỷ qua vì vậy hiện tại nông nghiệp Hàn Quốc đã đáp
ứng được yêu cầu của sản xuất quy mô lớn, hội nhập quốc tế.


13
“Land Concentration and Land Market in Japan: An International
Perspective” [109] “Tập trung đất và thị trường đất đai ở Nhật Bản: Một quan
điểm quốc tế”, của Shinsaku Nakajima, đã chỉ ra một đặc điểm chính của SXNN
Nhật Bản là nông dân sở hữu những cánh đồng nhỏ rải rác về mặt địa lý. Chính
phủ Nhật Bản đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích nông dân TTRĐ.
Nghiên cứu đã chỉ ra điều kiện hiện tại, và các rào cản trong TTRĐ nông nghiệp,
thảo luận về lý do tại sao và làm thế nào để có thể thúc đẩy quá trình TTRĐ và
đưa ra một số chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động TTRĐ trong đó nhấn mạnh
đến chương trình ngân hàng đất nông nghiệp.
“Diversifying Large-scale Operations in Agriculture” [112] “Đa dạng
hoá các hoạt động quy mô lớn trong nông nghiệp” của tác giả Zhen Zhong đã
phân tích và chỉ ra một số khó khăn trong quá trình TTRĐ ở Trung Quốc. Để
khắc phục, tác giả dẫn chứng từ Tài liệu số 1 của Uỷ ban Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc năm 2012 yêu cầu “hướng dẫn chuyển quyền quản lý đất
ký hợp đồng, phát triển các hình thức hoạt động quy mô lớn phù hợp, đổi mới

trong các mô hình SXNN và tiếp thị theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tự
nguyện đồng ý và bồi thường”. Vì vậy đến nay hoạt động TTRĐ đã phát triển
nhanh và đa dạng, và phát triển nhất vẫn là doanh nghiệp SXNN ký hợp đồng
thuê ruộng của nông dân.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƢỚC

1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về xu hƣớng, tính tất yếu
khách quan và vai trò của Nhà nƣớc trong việc tập trung ruộng đất để phát
triển nông nghiệp công nghệ cao
“Tập trung ruộng đất trong nông nghiệp bước đầu tiên cho sản xuất hàng
hóa theo hướng hiện đại” [57] của Võ Khắc Sơn đã chỉ ra xu hướng và tính tất
yếu khách quan của TTRĐ để phát triển SXNN theo hướng hiện đại ở nước ta
hiện nay. Thông qua việc phân tích thực trạng, nêu lên những mô hình có hiệu
quả, cùng những nguyên nhân của những thành công, hạn chế. Tác giả cho rằng,
để phát triển SXNN bền vững, không còn con đường nào khác là phải tổ chức lại


14
SXNN, đẩy mạnh TTRĐ để phát triển NNCNC gắn với giải quyết việc làm và
nâng cao thu nhập cho nông dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội ở nông thôn.
“Tập trung, tích tụ ruộng đất” [29] là bài viết của Trần Duy Hưng đã
khái quát những thành công của chính sách nông nghiệp trong đổi mới, chỉ ra
những hạn chế của chính sách này trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh trên
quy mô toàn cầu. Để giải quyết hạn chế cần thực hiện TTRĐ, mở đường cho
phương thức SXNN hiện đại. Thông qua việc phân tích những thành công,
hạn chế của một số mô hình TTRĐ ở Thái Bình, Nam Định, Hà Nam tác giả
khẳng định xu hướng tất yếu, khách quan của quá trình TTRĐ hiện nay.
“Tích tụ, tập trung ruộng đất ở Việt Nam trong điều kiện mới: Những
vấn đề lý luận và thực tiễn” [23] là chủ đề tọa đàm khoa học do Tạp chí Cộng
sản tổ chức với sự tham dự của các nhà quản lý và nghiên cứu khoa học. Các

tham luận đều có chung nhận định về xu hướng, tính tất yếu khách quan của
tích tụ, TTRĐ trong SXNN, đồng thời tập trung làm rõ: i) Cơ sở lý luận và
thực tiễn (các khái niệm về tích tụ, TTRĐ); ii) Các hướng tích tụ, tập trung
ruộng đất; iii) Khung thể chế cho vấn đề này và mô hình, phương thức phù
hợp cho Việt Nam.
“Tích tụ ruộng đất và phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Đôi điều
trăn trở” [92] của tác giả Trần Đức Viên đã chỉ ra xu hướng và tính tất yếu
khách quan của tích tụ, TTRĐ để phát triển NNCNC hiện nay. Hoạt động này
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh qua việc tận
dụng được lợi thế kinh tế qui mô, tạo ra giá trị gia tăng cao trên đơn vị diện tích,
trên đơn vị đầu tư. Đồng thời quá trình này phải coi doanh nghiệp là đầu tàu để
xây dựng chất lượng sản phẩm nông sản và kết nối nông sản Việt nam với thị
trường toàn cầu.
“Một số vấn đề đặt ra về tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triển nông
nghiệp sản xuất lớn, công nghệ cao” [67] của Nguyễn Văn Thạo đã khẳng định
xu hướng và tính tất yếu khách quan của tích tụ, TTRĐ để phát triển NNCNC ở
nước ta hiện nay. Tác giả cũng chỉ ra rằng hiện nay các hình thức tích tụ, TTRĐ


15
đều mới bước đầu được hình thành và đi vào hoạt động, còn những bất cập và
hạn chế, do đó cần có định hướng ngay từ đầu để bảo đảm hài hòa các lợi ích của
các chủ thể, trong đó coi trọng lợi ích của nông dân gắn với vấn đề bảo vệ môi
trường và giữ gìn ổn định xã hội ở nông thôn.
“Tích tụ, tập trung đất đai, phục vụ phát triển nông nghiệp sản xuất lớn,
công nghệ cao” [2] là chủ đề của tọa đàm khoa học do Tỉnh uỷ Đồng Tháp phối
hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức. Các tham luận đều khẳng định
xu hướng, tính tất yếu khách quan của tích tụ, TTRĐ để phát triển sản xuất
NNCNC. Đồng thời khuyến nghị, quá trình tích tụ, TTRĐ phải gắn với giải pháp
tạo việc làm cho lao động dôi dư. Tích tụ, TTRĐ là điều kiện để phát triển

SXNN quy mô lớn, công nghệ cao nhưng mục tiêu cuối cùng của nó là phải nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản, đời sống của
người nông dân từng bước được nâng lên.
“Tích tụ, tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp: Kinh nghiệm thế
giới và hàm sách ý chính cho Việt Nam” [28] của Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ ra
xu hướng, tính tất yếu khách quan cũng như các mô hình và kinh nghiệm tích tụ,
TTRĐ trên thế giới. Từ kinh nghiệm của thế giới tác giả nhận định, nhiều bài
học thành công, thất bại đã được rút ra; nhiều mô hình đã được vận dụng song
đến nay vẫn chưa có mô hình thành công chung có thể áp dụng được ở tất cả các
nơi. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải tham khảo kỹ kinh nghiệm thế giới để có
chính sách phù hợp trong điều kiện hiện nay.
“Tích tụ, tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp ở Việt Nam trong
điều kiện mới” [68] của Nguyễn Quang Thuấn đã khẳng định xu hướng và tính
tất yếu khách quan của tích tụ, TTRĐ cho phát triển SXN, đồng thời khái quát
quá trình nhận thức và các chính sách của Đảng về tích tụ, TTRĐ cho phát triển
SXNN ở Việt Nam, chỉ ra những thành công, hạn chế, những yêu cầu cần thực
hiện trong quá trình tích tụ, TTRĐ. Tác giả nhấn mạnh yêu cầu cần đánh giá
đúng tác động ở mặt KTXH của việc tích tụ, TTRĐ quy mô lớn ở nông thôn để
có chính sách cho phù hợp.


16
“Tích tụ và tập trung đất đai: cơ sở lý luận và thực tiễn cho phát triển
nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam” [13] của Đỗ Kim Chung đã phân tích xu
hướng của TTRĐ trong nông nghiệpvà chỉ ra một trong những nguyên nhân làm
cho SXNN ở nước ta phát triển chưa bền vững đó là tích tụ và TTRĐ diễn ra
chậm. Tác giả đi sâu phân tích các quan niệm, quan điểm, những nhân tố ảnh
hưởng đến tích tụ và TTRĐ, lý giải nguyên nhân, phân tích tính ưu việt và hạn
chế của từng hình thức. Trên cơ sở đó đề xuất một số chính sách nhằm đẩy
nhanh quá trình tích tụ, TTRĐ trong thời gian tới.

“Tích tụ ruộng đất và phát triển kinh tế Việt Nam” [15] của Trần Kim
Chung và Đinh Ngọc Hà là bài viết chuyên sâu về tích tụ, TTRĐ ở nước ta hiện
nay. Nghiên cứu gồm ba phần với số liệu minh họa phong phú. Phần 1 đề cập
đến những vấn đề lý luận xoay quanh mục tiêu làm thế nào để tích tụ, TTRĐ
thúc đẩy tích cực đến phát triển kinh tế. Phần 2 mô tả thực trạng tích tụ, TTRĐ ở
Việt Nam hiện nay, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Phần 3 đưa ra
một số định hướng, kiến nghị giải pháp cho việc tích tụ ruộng đất ở Việt Nam để
phục vụ tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.
“Nghiên cứu lý luận, thực tiễn vấn đề tích tụ đất nông nghiệp nhằm góp
phần phát triển nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống nông dân” [65]
của Đặng Quốc Thắng đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề tích tụ đất
nông nghiệp thời gian qua, từ đó nhận định đây là một vấn đề KTXH tất yếu
khách quan. Tuy nhiên gắn với thực tiễn Việt Nam, tác giả nhấn mạnh đến yêu
cầu: quá trình tích tụ đất nông nghiệp phải gắn liền với chuyển đổi cơ cấu kinh
tế; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tạo lập các vùng chuyên canh;
chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho một bộ phận nông dân thiếu đất hoặc
không còn đất canh tác, nhằm đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội;
giảm thiểu các tiêu cực xã hội do thất nghiệp gây nên.
“Một số vấn đề về tích tụ, tập trung đất đai trong phát triển nông nghiệp
và nông thôn hiện nay” [6] của Nguyễn Đình Bồng, Nguyễn Thu Hồng đã phân
tích xu hướng và cơ sở pháp lý hiện hành về tích tụ và TTRĐ ở nước ta hiện nay


17
từ đó khẳng định sự cần thiết khách quan TTRĐ, đồng thời đề cập đến thực
trạng, những yếu tố tác động đến quá trình tích tụ, TTRĐ như chính sách, pháp
luật đất đai, chính sách phát triển thị trường QSDĐ…
“Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [60] của Đặng Kim Sơn đã tổng hợp, phân
tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa ở

nhiều nước trên thế giới, nhất là tính tất yếu khách quan, vai trò của TTRĐ để
phát triển nông nghiệp quy mô lớn CNC. Thông qua dẫn chứng chính sách thúc
đẩy phát triển SXNN tập trung quy mô lớn như ở Pháp, Anh, Hà Lan cũng như
chính sách cản trở TTRĐ để phát triển NNCNC như Đài Loan, Nhật Bản, Trung
Quốc (trong những giai đoạn lịch sử nhất định), tác giả nhấn mạnh xu hướng tất
yếu cũng như bài học cho Việt Nam hiện nay.
“Từ kinh nghiệm thế giới suy ngẫm về chính sách đất đai ở nước ta”
[70] của Nguyễn Công Tạn đã so sánh nông nghiệp của Hà Lan (điển hình cho
Châu Âu) và Nhật Bản (điển hình cho Châu Á) để chứng minh sự thành công
của hai chính sách ruộng đất khác nhau. Hà Lan thành công với sản xuất
NNCNC thông qua chính sách thúc đẩy TTRĐ. Thất bại của Nhật Bản khi ngăn
cấm tích tụ, TTRĐ, cho dù SXNN ở Nhật được ƯDCNC. Tác giả dự báo trong
tương lai sản xuất NNCNC sẽ phát triển, vì vậy Chính phủ cần cho phép tích
tụ, TTRĐ theo một chính sách vừa thông thoáng, vừa chặt chẽ, đồng thời phải
hoàn thiện hệ thống luật pháp, tạo ra khung pháp lý để xử lý tình trạng sử dụng
đất manh mún như hiện nay.
“Tích tụ và tập trung đất đai nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng
đến một nền nông nghiệp hiện đại” [19] của Nguyễn Cúc đã đánh giá sự thành
công trong SXNN, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế. Theo tác giả, để đẩy
mạnh SXNN trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh hiện nay, cần nhanh chóng tổ
chức lại SXNN theo hướngtích tụ, TTRĐ, hình thành các mô hình sản xuất quy
mô lớn CNC, kết nối chặt chẽ giữa hộ nông dân với doanh nghiệp, nâng cao
năng lực nội sinh, khả năng thích nghi và ứng phó với thị trường, trong đó đặc
biệt nâng cao vai trò của Nhà nước và thị trường.


18
“Tích tụ ruộng đất nhìn từ thực tế Đồng bằng sông Cửu Long”[1] của
Nguyễn Bá, Thúy An đã chỉ ra tiềm năng của Đồng bằng sông Cửu Long là rất
lớn, được mệnh danh là vựa lúa, vựa trái cây, thủy sản lớn nhất cả nước. Tuy

nhiên thời gian gần đây tốc độ tăng trưởng SXNN của vùng đang giảm dần và
bộc lộ những yếu kém. Từ thực tế trên, tác giả cho rằng, Đồng bằng sông Cửu
Long phải nhanh chóng chuyển đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ, sang mô hình sản
xuất quy mô lớn, và tích tụ, TTRĐ được coi là tiền đề để chuyển đổi mô hình đó.
1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu thực trạng và giải pháp tập
trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Báo cáo “Tập trung ruộng đất ở Việt Nam: Thực trạng và gợi ý chính
sách”[36] của Nguyễn Trung Kiên đã chỉ ra thực trạng sử dụng ruộng đất, phân
tích, đánh giá một số hình thức TTRĐ đang diễn ra. Trên cơ sở đó báo cáo đưa
ra quan điểm, giải pháp ưu tiên để thực hiện tích tụ, TTRĐ nông nghiệp trong
thời gian tới đó là: hoàn thiện quy hoạch SXNN, thành lập các vùng chuyên canh
nông nghiệp, các vùng sản xuất NNCNC; thực hiện rút lao động ra khỏi nông
nghiệp thông qua phát triển kinh tế dịch vụ nông thôn; thực hiện quy hoạch giãn
phát triển đô thị ra toàn quốc; phát triển công nghiệp địa phương; hỗ trợ cho lao
động rời khỏi nông nghiệp, phát triển thị trường sức lao động chính thức...
“Những điểm phải tuân thủ khi tiến hành tập trung ruộng đất” [83] đó là
yêu cầu cần thực hiện khi tiến hành TTRĐ của tác giả Đỗ Thế Tùng. Theo đó,
TTRĐ để SXHH lớn CNC là yêu cầu bức thiết trong quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn hiện nay. Việc TTRĐ sẽ diễn ra dưới nhiều hình thức linh
hoạt, nhưng dù theo hình thức nào cũng phải tuân thủ nghiêm những điều sau: (i)
Phải bảo đảm mục đích TTRĐ là để phát triển nông nghiệp thương phẩm quy mô
lớn, ƯDCNC; không được “lách luật” để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, như
chuyển thành khu đô thị hay khu, cụm công nghiệp; (ii) Thấy được tính đặc thù
của việc hình thành những vùng SXNN chuyên môn hóa để phát huy hiệu quả sử
dụng ruộng đất sau khi tập trung; (iii) Việc TTRĐ phải bảo đảm tự nguyện, cùng
có lợi giữa người giao QSDĐ, đơn vị tiếp nhận và sử dụng ruộng đất sau khi tập


19
trung; (iv) Xác định quy mô sản xuất và quy mô TTRĐ từ nhu cầu có khả năng

thanh toán trên thị trường; (v) Những cơ quan nhà nước có liên quan phải dự báo
trước những hệ quả có thể xảy ra sau khi TTRĐ để có giải pháp thích hợp, không
bị động, tránh gây ra những hậu quả xấu về xã hội, về môi trường...
Báo cáo“Tích tụ, tập trung ruộng đất trong phát triển nông nghiệp hàng
hóa ở nước ta - thực trạng và giải pháp” [27] của Hội đồng Lý luận Trung
ương, đã khái quát thực trạng SXNN ở nước ta thời gian qua, đồng thời phân tích
những bất cập, vướng mắc nẩy sinh trong quá trình thực hiện tích tụ, TTRĐ. Qua
đó đưa ra 7 giải pháp cơ bản và khuyến nghị: Đảng và Chính phủ cần đưa ra các
quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, định hướng và khung chính sách chung về vấn
đề này để phát triển nền NNHH hiện đại. Trên cơ sở đó xây dựng các đề án cụ
thể đối với điều kiện đất đai, điều kiện KTXH, trình độ sản xuất, lĩnh vực sản
xuất…của từng địa phương, khu vực, trong đó xác định rõ quá trình TTRĐ phải
bảo đảm lợi ích chính của người nông dân.
“Tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp hàng hóa” [38] của Lưu
Đức Khải, Đinh Xuân Nghiêm, đã khái quát một số hình thức tích tụ ruộng đất
đang diễn ra tại Việt Nam, từ đó, nêu lên một số giải pháp cơ bản đó là: cần quy
hoạch vùng SXNN tập trung; đẩy mạnh hoạt động của thị trường QSDĐ nông
nghiệp; phát triển ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn; khuyến khích
thu hút doanh nghiệp đầu tư về nông thôn; các hình thức kinh tế hợp tác và liên
kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, chuyển đổi nghề cho nông dân.
“Tích tụ ruộng đất và phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Khuyến nghị
chính sách” [93] của Trần Đức Viên đã chỉ ra những yếu kém của SXNN hiện
nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do diện tích
canh tác nhỏ, phân tán, dẫn đến tổ chức nông dân (tổ chức sản xuất) và tổ chức thị
trường yếu. Vì vậy, để tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả, trước hết cần đẩy mạnh
tích tụ, TTRĐ phát triển SXNN theo quy mô lớn CNC, trong đó khuyến khích
doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, tham gia TTRĐ để sản xuất NNCNC theo mô
hình ở các nước phương Tây. Quá trình này cũng phải quan tâm đúng mức, đến



×