CƠ GIỚI HÓA TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
1. Khái niệm cơ giới hóa nông nghiệp (CGHNN)
Khái niệm:
CGHNN là quá trình sử dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp thay thế một phần hoặc
toàn bộ sức người hoặc súc vật nhằm tăng năng suất lao động và giảm nhẹ cường độ lao động.
Cơ giới hóa nông nghiệp có các mức độ khác nhau từ cơ giới hóa từng công việc riêng lẽ (cày
đất, gieo hạt, đập lúa) đến việc cơ giới hóa liên hoàn đồng bộ một qui trình sản xuất một cây
trồng, một vật nuôi, một sản phẩm nông nghiệp (Từ điển Bách Khoa Nông Nghiệp, 1991).[1]
Tại sao phải cơ giới hóa ?
CGHNN mang lại lợi ích.
Làm tăng năng suất lao động lên cao và rất cao, giải phóng sức lao động.
Nhờ có năng suất lao động cao, mùa vụ sản xuất giải quyết tốt, đáp ứng yêu cầu kĩ thuật
nông học làm tăng năng suất cây trồng.
Chất lượng công việc tốt hơn so với công cụ thông thường, giảm nhẹ lao động nặng nhọc
cho người lao động.
Giúp phát triển hệ thống giao thông nông thôn, nâng cao dân trí, đào tạo số đông công nhân
nông nghiệp, mở mang mạng lưới dịch vụ.
Các nguồn lực ảnh hưởng đến sự phát triển cơ giới hóa nông nghiệp
- Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình cơ giới hoá, điện khí hoá nông nghiệp, nông
thôn
- Tài nguyên đất, một vài tính chất cơ lý đất ở địa phương
- Tài nguyên nước
- Tiềm năng con người
2. Tình hình cơ giới hóa hiện nay:
2.1 Các khâu cơ giới hóa chung: (đất, nước, chăm sóc, thu hoạch và sau thu hoạch)
2.1.1 Cơ giới hóa khâu làm đất:
Với diện tích cây nông nghiệp hàng năm lớn, do đó cần đầu tư năng lượng để tưới. Địa hình
trồng cây ở vùng đất có địa hình nhấp nhô, đất không bằng phẳng, thì phải tưới nhiều lần. Nếu
vườn trồng cây ăn trái bằng phẳng chỉ cần 10÷15 ngày tưới một lần (tuỳ loại cây), với địa hình
không bằng phẳng cần hạn chế phương pháp tưới tràn vì tốn nước và tốn năng lượng.
Thống kê cho thấy chi phí san phẳng tùy thuộc địa hình, độ chênh ban đầu ước tính sơ bộ khoảng
1,5 triệu đến 5 triệu đồng/ha. Số lần bơm nước vào giảm. Mật độ cỏ dại còn 45% - 66% và cỏ
phát sinh chậm hơn, cho năng suất cao hơn, lợi nhuận tăng
Từ năm 2005 Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) chuyển giao cho Việt Nam sản phẩm máy san
phẳng ruộng lúa điều khiển bằng tia laser để dùng thử nghiệm trong việc san phẳng đồng ruộng.
Sau khi tiếp nhận kỹ thuật, Trung tâm Năng lượng và Máy nông nghiệp Trường Đại học Nông
Lâm TP HCM đã tiến hành nghiên cứu và có những thiết kế để phù hợp với Việt Nam, như: tính
toán, thiết kế các loại gàu san phù hợp với các chủng loại máy kéo khác nhau; điều chỉnh một số
hư hỏng của thiết bị điều khiển Đặc biệt, đã chế tạo mới một gàu san liên hợp với máy kéo
MTZ-892 (110 ngựa) có thể xử lý được những địa hình khó. Và đã áp dụng tại nhiều địa phương.
Hình 2.1 Hệ thống san phẳng laser
Tại một số địa hình phức tạp động không bằng phẳng cao, cần có sự hỗ trợ từ các máy công trình
(máy xúc gầu thuận, máy xúc gầu ngược, máy ủi…)
Hình 2.2 Sử dụng các máy công trình trong khâu chuẩn bị đất.
Đối với những công việc cần gia công làm đất liên tục có thể sử dụng máy xúc lật đa năng cho
khâu làm đất và khai thác trong các quá trình khác như vận chuyển, canh tác…
Hình 2.3 Máy xúc lật đa năng
2.1.2 Về công nghệ và thiết bị nước tưới, chăm sóc:
Trong thời gian từ 10÷15 năm tới việc trang bị bơm nước tưới cho cây trồng chủ yếu là
loại bơm truyền thống. Tuỳ điều kiện địa hình, có thể sử dụng một trong những loại bơm
thường sử dụng trong sản xuất nông nghiệp (bảng 2.1).
Bảng 2.1: Tổng hợp một số loại bơm thường sử dụng
TT Loại
Lưu lượng
(m
3
/p)
Đường kính
bơm (mm)
Phạm vi cột
áp (m)
1
Bơm dòng ly tâm một cấp, một
miệng hút
100 ÷ 600 32 ÷ 1.200 4 ÷ 80
2
Bơm dòng ly tâm một cấp, hai
miệng hút
120 ÷ 600 150 ÷ 1.500 4 ÷ 100
3 Bơm nhiều cấp
120 ÷ 300 40 ÷ 300 15 ÷ 3
4 Bơm nhiều cấp có bộ hướng dòng
200 ÷ 500 40 ÷ 300 15 ÷150
5 Bơm dòng chéo trục ngang
600 ÷ 1.400 200 ÷ 2.000 2 ÷15
6 Bơm dòng chéo trục đứng
600 ÷ 1.400 200 ÷ 4.600 3 ÷ 30
7 Bơm dòng hướng trục trục ngang
1.300 ÷
2.000
300 ÷ 2.000 1 ÷ 5
8 Bơm dòng hướng trục đứng
1.300 ÷ 2000 1.300 ÷ 4.600 1,5 ÷ 6
Để đảm bảo tưới cho cây ăn trái kết hợp làm sạch môi trường tiết kiệm năng lượng trong
khâu tưới, cần quan tâm tới công nghệ-thiết bị, đặc biệt là công nghệ tưới phun mưa.
2.1.3. Công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây ăn trái:
* Các hình thức tưới nước:
+ Tưới nhỏ giọt cho phép tiết kiệm nước nhưng rất phức tạp do hệ thống ống dẫn dài,
không làm mát cây, không rửa sạch sương đêm, không có tác dụng tốt trong diệt trừ sâu bệnh, ,
cản trở việc đi lại chăm sóc và thu hái, chi phí đầu tư lớn.
Hình 2.4 Hệ thống tưới nhỏ giọt trên cây cà phê
+ Thực tế đang phổ biến loại tưới phun. Hệ thống tưới phun đơn giản bao gồm máy bơm
nước cỡ nhỏ động cơ điện một pha, ống xả là ống cao su mềm, đầu ống xả lắp các van, đảm bảo
phân dòng nước thành tia phun. Cách tưới nửa thủ công này đem lại hiệu quả khá tốt: đỡ vất vả,
năng suất cao hơn nhiều lần so với biện pháp tưới thủ công.
Hình 2.5 Hệ thống tưới phun mưa trên diện rộng
Bảng 2.2. Qui mô diện tíchvà kinh phí đầu tư
Quy mô diện tích và kinh phí đầu tư Ghi chú
Diện tích ( ha)
0,1 ÷1,0 1,5 ÷5,0 ≤ 50
10
6
VNĐ/ha
1,5 ÷ 3,0 12 ÷ 20 50 ÷ 60
Xa nguồn nước
* Về công nghệ tưới:[2]
Yêu cầu tưới cho cây ăn trái, cây công nghiệp hàng năm, hoa, cây cảnh, rau sạch v.v
Số lần cần tưới nước cho cây ăn trái trong vụ khô (xem bảng).
a) Hệ thống tưới phun mưa quy mô hộ gia đình (0,1 ÷ 5 ha):
* Trường hợp gần nguồn nước:
Phụ thuộc vào điều kiện địa hình cụ thể của đất trồng cây ăn trái và khả năng kinh tế, trình
độ kỹ thuật của người chăm sóc vườn, có thể sử dụng mô hình tưới phun mưa quy mô nhỏ (hộ
gia đình) với diện tích 0,5÷5 ha. Mô hình này thích hợp với qui mô trang trại cỡ vừa. Hệ thống
tưới phun mưa cần phải cơ động, luân phiên, dễ tháo lắp ống dẫn và điều khiển cột áp, lưu lượng
của các vòi bằng các van.
* Trường hợp xa nguồn nước:
Mô hình tưới vườn cây ăn trái, hoa cây cảnh v.v… ở xa nguồn nước (khoảng cách xa
500÷1.000 m), đất không được bằng phẳng, lượng nước đòi hỏi lớn (> 3.000 m
3
/ha) thường sử
dụng nguồn động lực: động cơ ba pha, hoặc động cơ diesel công suất từ 20÷ 30 kW, sử dụng ống
nhựa Bình Minh (hoặc Tiền Phong) đểdẫn nước tưới.
b) Hệ thống tưới phun mưa theo mô hình trang bị liên hộ có diện tích ≈ 10 ha:
Với diện tích khu vườn đạt 5÷10 ha, hệ thống tưới phun mưa cần quy mô lớn hơn.
Thường sử dụng máy bơm lắp với động cơ điện ba pha công suất N ≥ 4,5 kW (hoặc động cơ
diesel N ≥ 8ml) và cột áp máy bơm H khoảng 10÷40 m, lưu lượng Q = 12 m
3
/h. Liên hợp máy
bơm có thể di động hoặc đặt theo các nhà trạm dọc các kênh mương hoặc các hệ thống dẫn
chính, đặt chìm cố định dưới đất hoặc đặt trên mặt ruộng.
2.1.4. Thủy lợi nội đồng và vấn đề cơ giới hóa khâu tưới tiêu nước:
Cần xây dựng qui hoạch phát triển NN-nông thôn. Với cây trồng hàng năm, xây dựng
kênh mương kiên cố, dùng nước tự chảy. Với cây trồng lâu năm trồng trên địa hình cao thì sử
dụng máy bơm.
CGH phục vụ khâu thủy lợi nội đồng chủ yếu là sử dụng các LHM đào, đắp bờ tạo
mương sâu
Với mô hình trồng cây ăn trái và trồng lúa, ứng dụng CGH trong khâu đào rãnh lên líp
trồng cây, thực hiện tưới tiêu bằng bơm truyền thống.[2]
2.1.5Cơ giới hóa trong thu hoạch
Hiện nay việc cơ giới hóa trong thu hoạch vẫn đang tiếp tục tăng tỉ lệ % cơ giới bằng sự góp sức
của nhiều cá nhân, tổ chức thông qua việc nghiên cứu và cải tiến các thiết bị nhập ngoại. Dự kiến
trong thời gian tới sẽ có nhiều công bố trong việc cải tiến và chế tạo mới các máy thu hoạch nông
sản. Các tư liệu dưới đây cho thấy việc áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch hiện nay. Trong
phạm vi giới hạn tài liệu sẽ đề cập đến một số mô hình cơ giới hóa trong thu hoạch phổ biến hiện
nay.
2.1.5.1 Cơ giới hóa trong thu hoạch bắp :
Chỉ riêng khâu thu hoạch, việc ứng dụng cơ giới hóa đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới,
nhưng ở Việt Nam vẫn là vấn đề cấp thiết cần giải quyết trước áp lực thiếu hụt lao động ngày
càng tăng. Mới đây, Cơ sở cơ khí Phan Tấn – huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã nghiên cứu,
chế taọ thành công máy thu hoạch ngô PT-B1.7. Máy có thể thu hoạch ngô theo hàng hoặc
vuông góc với hàng ngô. Máy được thiết kế trên cơ sở ứng dụng nguyên lý của máy gặt đập liên
hợp hiện có. Do đó, ngoài thu hoạch ngô, máy còn được sử dụng để thu hoạch lúa khi thay đổi
phần đầu máy. Việc chuyển đổi chức năng thu hoạch lúa và thu hoạch ngô của máy thực hiện
khá đơn giản, chỉ cần 3 người thợ trong thời gian 2 giờ. Điều này giúp các chủ đầu tư chỉ cần
trang bị một máy là có thể thu hoạch được cả lúa và ngô, tăng thời gian sử dụng máy, rút ngắn
thời gian thu hồi vốn. Nông dân trồng ngô cũng dễ dàng tiếp cận được dịch vụ thu hoạch thuê,
giảm phụ thuộc công lao động, đáp ứng được mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Hình 2.6 Máy thu hoạch bắp
Ngoài ra máy cũng sử dụng như một máy tách hạt cố định với ngô bắp mà không cần bóc bẹ,
năng suất cao (từ 5 đến 6 tấn hạt/ giờ), đảm bảo chất lượng hạt về độ sạch, độ vỡ hạt, độ sót. Kết
quả thử nghiệm cho thấy, máy làm việc ổn định, năng suất từ 0,15 – 0,35 ha/giờ tùy thuộc tình
trạng ruộng ngô khi thu hoạch, độ vỡ hạt < 3%, độ sót hạt < 2% và độ sạch > 95%. Giảm được
12 công lao động/ha so với thu hoạch truyền thống.
2.1.5.2 Cơ giới hóa trong thu hoạch bắp khoai tây… :
Hình 2.7 Sử dụng máy thu hoạch bắp khoai tây
Máy có thể thu hoạch khoai tây trên 3ha/ngày, bằng 20 - 30 công lao động. Khoai thu hoạch
bằng máy bảo đảm, không bị sứt sẹo, ngoài ra các máy tương tự có thể dùng cho việc thu
hoạch các loại nông sản khác như khoai lang, cà rốt, tỏi…
2.1.5.3 Cơ giới hóa trong thu hoạch cà phê :
Với các máy cơ giới thu hoạch cà phê, năng suất
thu hoạch tăng lên rõ rệt, lượng nhân công
không cần nhiều và chi phí trong thu hoạch
giảm xuống còn 1/3 chi phí trước kia, tuy
nhiên để áp dụng được cần phải có các yêu
cầu ban đầu như cách trồng, khoảng cách
cây và sự đồng đều của hạt khi hái.
Hình 2.7 Sử dụng máy thu hoạch cà phê
Với quy mô nhỏ chúng ta có thể áp dụng
các thiết bị hái cầm tay hiện đã được chuyển giao và sản suất trong nước.
Hình 2.8 Sử dụng máy thu hoạch cà phê cầm tay được sản xuất trong nước
2.1.5.4 Cơ giới hóa trong thu hoạch lạc :
Máy thu hoạch lạc được chế tạo nhằm giải quyết vấn đề cơ giới hóa đồng bộ với máy gieo lạc đa
năng cũng cùng một đơn vị thiết kế chế tạo (Viện Cơ điện nông nghiệp & Công nghệ sau thu
hoạch).
Máy hoạt động theo nguyên lý liên hoàn các công việc thu hoạch lạc cùng một lúc, gồm các bộ
phận: đào gốc, nhổ, thu gom, giũ đất, bứt củ, làm sạch rác và đóng bao. Thân cây sau khi tuốt
được giữ nguyên, không bị gãy và được phơi thẳng hàng trên mặt đất, tiện lợi cho việc thu gom.
Các thông số kỹ thuật của máy tương đương các máy nhập ngoại, trong
khi giá thành chỉ khoảng 1/3. Với chiếc máy này, chỉ cần
bốn người là có thể thu hoạch, đóng bao
1 ha đậu lạc trong khoảng 5 giờ.
Hình 2.9 Sử dụng máy thu hoạch lạc.
2.1.6 Cơ giới hóa trong bảo quản,
chế biến quả [2]
* Về bảo quản:
Bảo quản rau, hoa quả ở nhiều nơi theo công nghệ truyền thống, qui mô nhỏ và vừa.
Bảng 2.3: Thời gian và chế độ nhiệt bảo quản quả
Đơn vị: ngày
Loại hoa, quả
Chế độ nhiệt
Nhiệt độ thường
(18
0
C)
Nhiệt độ mát
(10
0
C)
Nhiệt độ lạnh (-
10
0
C)
1
2
3
4
5
6
7
8
Quả vải
Cam, bưởi, mít
Táo, mận
Hồng, xoài
Chuối
Cà chua
Hoa lay ơn
Hoa điệp lan
5
90
15
8
10
30
-
-
30
-
30
30
20
90
-
-
300
-
45
-
30
-
28
40
Tuỳ điều kiện từng vùng, có thể đầu tư xây dựng nhà bảo quản lạnh, nhằm ngăn chặn
hoạt động vi - sinh vật.
* Về chế biến nước quả:
Công nghệ chế biến quả nói chung đều dựa trên nguyên lý tách bớt nước để sản phẩm có
độ khô yêu câù. Ở các vùng nhiều cây ăn trái có thể đầu tư xây dựng dây chuyền chế biến nước
quả qui mô nhỏ, năng suất từ 120÷150 kg quả/giờ, đạt khoảng 30 tấn purê, past/năm nhằm tránh
vận chuyển trái cây đi xa.
2.1.6.1 Dây chuyền làm khô bảo quản trái cây: … qui mô nhỏ.
a). Mục tiêu:
Xây dựng dây chuyền sản xuất các sản phẩm rau quả sấy (sấy khô, mứt dẻo) qui mô 500
kg quả nguyên liệu/ngày với công nghệ và thiết bị tiên tiến.
b). Các yêu cầu kỹ thuật:
!"
#$!"% &'
("
)
Thu hái
Vận chuyển
Lựa chọn lại và cân bằng
Xử lý
Lựa chọn, bẻ cuộng
Đóng gói
Bảo quản
Vận chuyển
Tiêu thụ
Nguyên liệu
- Đa dạng hóa các sản phẩm rau quả sấy: xoài, nhãn … nhiều loại rau quả khác;
- Sử dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, thị hiếu người tiêu dùng;
- Hệ thống thiết bị đồng bộ, hợp lý, kết hợp thủ công với cơ giới hóa và tự động hóa;
- Nhà xưởng và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
c). Các sản phẩm và công nghệ sản xuất:
Quy trình mẫu cho sản phẩm chuối sấy:[2]
* Sơ đồ công nghệ:
Hình 2.10 Sơ đồ khối Quy trình mẫu cho sản phẩm chuối sấy
* Yêu cầu nguyên liệu:
+ Chuối tiêu, quả chín vỏ vàng hoàn toàn. Ngoài vỏ không có hiện tượng dập nát, cuống
không bị thối. Ruột chín thơm, mềm nhưng không nhũn, không có vị chát.
+ Cắt rời quả, loại ra những quả không đạt tiêu chuẩn.
* Rửa quả trong bể nước sạch.
* Bóc vỏ bằng tay.
* Xử lý hóa chất.
* Xếp khay; * Sấy: theo 3 giai đoạn; * Gỡ khay.
3). Sấy các loại rau:
* Hệ thống thiết bị: Gồm máy rửa lăn, bàn thao tác, bộ phận phun rửa, xe chở khay sấy,
máy sấy (gồm 4 buồng sấy).
2.1.6.2 Quy trình, công nghệ bảo quản:[2]
* Quy trình bảo quản:
Hình 2.11 Sơ đồ khối quy trình mẫu bảo quản sản phẩm rau quả
* Công nghệ bảo quản:
*+,
'
("
)/!0 12!3
45
6
Bảo quản rau, hoa quả theo công nghệ truyền thống, qui mô nhỏ và vừa. Thời gian bảo
quản từ 30÷100 ngày (tuỳ loại quả).
* Trang thiết bị:
- Bàn đóng gói;
- Bàn lưới thép;
- Quạt gió;
- Thùng chứa nước lít;
- Cân đồng hồ;
- Rổ nhựa mắt cáo;
- Nhiệt kế;
- Vật tư khác;
- Phòng lạnh.
Quy trình mẫu cho mô hình sơ chế bảo quản quả xoài, lêkima
Triển khai mô hình tại cơ sở chế biến qui mô nhỏ:
- Qui mô: 5 tấn nguyên liệu quả/ngày;
- Đầu tư trang thiết bị: những thiết bị chính cần đầu tư, (xem bảng sau).
Bảng 2.4. Thiết bị chính xưởng sơ chế bảo quản 5 tấn nguyên liệu/ngày
T
T
Tên thiết bị Quy cách Tên công đoạn Số lượng
Giá trị (triệu
đ)
1 Máy chà thịt quả 500 kg/h ; 12kW Tách thịt, quả 1 25,0
2 Rót nóng 2 đầu, 90
0
C Rót 1 20,0
3 Nồi nấu 2 vỏ 2 vỏ, 300 lít, inox Thanh trùng 3 25,0
4
Bàn sơ chế 1.000 x 2.000 x
700
Phân loại, thái,
gọt
10 12,5
5
Thiết bị phụ trợ
(bơm nước, quạt, rổ,
khay,…)
10,0
Tổng cộng 92,5
- Sản phẩm: gồm có bán thành phẩm quả nhuyễn xoài, lêkima, v.v… đóng trong can
nhựa 25 lít, kết quả chế biến được 1030 kg nguyên liệu.
2.2 Công nghệ thiết bị sấy:[2]
Sử dụng công nghệ đốt tầng sôi làm khô nông sản:
* Trong trường hợp vùng có nhiều nguyên liệu cần sấy, nhưng thiếu vốn đầu tư công
nghệ phát điện, chất thải sinh khối rất phong phú có thể thiết kế, chế tạo và lắp đặt lò đốt tầng sôi
sử dụng cho khâu làm khô nông sản:
Hình 2.12 Sơ đồ khối quy trình mẫu bảo quản sản phẩm rau quả
*Mô tả qui trình công nghệ:
- Lò đốt:
-Hệ thống khởi động buồng đốt:
- Hệ thống cấp liệu:
- Hệ thống không khí trong buồng đốt:
Tại các Huyện nhiều chất thải sinh khối có thể sử dụng công nghệ đốt tầng sôi, chi phí
cho mỗi dây chuyền khoảng 600 triệu VNĐ.
Hình 2.13 Sản phẩm lò đốt của trường Đại học Nông Lâm TP HCM
Ngoài ra với chi phí thấp hơn còn có thể áp dụng 3 phương pháp sấy khô cho cà phê bằng năng
lượng mặt trời, trong khuôn khổ của bài viết, đây không phải là một phương pháp vẹn toàn để
giải quyết tất cả những khó khăn trong vấn đề phơi sấy nông sản vốn là vấn đề rất lớn đối với
ngành nông sản không chỉ với cà phê không thôi mà còn cho các loại nông sản khác như lúa,
gạo, rau, củ, quả v.v Không phải ai cũng có điều kiện để mua thiết bị đắt tiền cho một sự đầu tư
bài bản, thế nhưng trong điều kiện còn nhiều hạn chế ấy, chúng ta cũng nên tham khảo những
phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả mà nông dân trên thế giới người ta thường làm với những
thiết bị thô sơ, tự tạo, sẵn có hoặc giả phải mua thì cũng với giá rất rẻ.
Phương pháp 1: Phơi trên nóc giá.
Hình 2.15 Quá trình sấy phơi trên nóc giá.
Nhận xét: Với phương pháp trên cà phê hay các loại hạt hoặc nông sản sẽ nhanh khô, bởi sự
thông thoáng cả mặt trên và dưới, khi có mưa, không cần phải hốt vào rồi lại mang ra vất vả mà
chỉ cần cuộn lại khi có mưa hay để tránh sương xuống về đêm, tránh được cà phê bị ngậm nước
trở lại, ảnh hưởng đến chất lượng. Đầu tư cho dàn phơi như thế này, chi phí rẻ hơn làm sân phơi.
Bạt phủ không cần lôi kéo nhiều, thời gian sử dụng cũng bền hơn.
Phương pháp 2: Phương pháp phơi trên giá, kết hợp với hiệu ứng nhà kính
Nhận xét: Có thể sử dụng những loại như bao
Nylon hay Polyester (hiện có bán rất nhiều trên
thị trường) loại không cần chặn tia cực tím, khi
những tấm trong suốt này được đậy xuống, tia
nắng mặt trời vẫn có thể đi xuyên qua và gây ra
hiệu ứng lồng kính, khiến cho nhiệt độ bên trong
tăng cao hơn môi trường bên ngoài rất nhiều
(trong khoảng 40-50 độ C) – Khi cà phê bốc hơi
nước, chúng ta có thể mở tấm trong suốt này ra,
khi trời mưa thì nhanh chóng đóng lại, rất tiện
lợi.
Hình 2.16 Quá trình sấy phơi trên giá, kết hợp
với hiệu ứng nhà kính.
Với phương pháp này thì khi nhiệt độ tăng lên, hơi nước bốc lên, chúng ta cần mở ra hay tạo khe
cho thông thoáng là rất quan trọng. Lưu ý nhiệt độ cao mà không thông thoáng hơi cho nước bay
đi thì thời gian phơi sẽ kéo dài.
Bằng những cây gỗ, tre hay gỗ thông để làm ra cái khung để đóng tấm trong suốt này là trong
tầm tay của nhiều bà con Nông dân.
Phương pháp 3: Kết hợp nhà vòm tạo hiệu ứng nhà kính
Hình 2.17 Sấy phơi trong nhà vòm tạo hiệu ứng nhà kính.
Nhận xét : Với bà con nông dân có quy mô sản xuất tương đối lớn, có lẽ mô hình này rất phù
hợp, nhiệt độ trong nhà kính này luôn cao hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài (xin tham khảo
phần cuối bài này giải thích thêm về nguyên lý của “hiệu ứng nhà kính”). Một kiểu nhà kính gọn
nhẹ, có đầy đủ hệ thống thông thoáng, không khí đi vào từ bên dưới, qua 3 cái máng lấy không
10
11
789:;<=>?@0A2BCCDE:
1. Rãnh phân; 2. Vách ngăn; 3. Máng ăn tự động; 4. Vít tải; 5. Vòi phun sương; 6. ống dẫn áp lực; 7. Thùng chứa nước; 8. Phai đóng mở; 9. Bơm áp lực; 10. Vít tải đứng; 11. Vít tải ngang.
khí nhưng không cho nước mưa đi vào, không khí bị nung nóng bởi hiệu ứng nhà kính, bốc lên
cao, đi xuyên qua vật cần phơi và mang hơi nước bay ra ngoài qua hình thức thiết kế hở bên trên
mái. Đây là một trong những kiểu thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả rất cao.
3. Cơ giới hóa trong nông nghiệp phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm [2]
3.1. Đầu tư năng lượng phục vụ chăn nuôi:
CGH phục vụ chăn nuôi bao gồm: CGH chăn nuôi chuồng trại: dọn chuồng, cung cấp
nước, thức ăn, thông gió làm mát cho súc vật.
3.2. Giới thiệu qui trình công nghệ, thiết bị trong chuồng chăn nuôi lợn thịt (mô hình mẫu
qui mô 200 con/chuồng)
3.2.1. Qui trình công nghệ chăn nuôi lợn thịt 200 con/chuồng:
Hệ thống phân phối thức ăn gồm: 1- Vít tải đứng chuyển thức ăn; 2- Vít tải ngang rót thức
ăn vào bun ke; 3- Vít tải chuyển tiếp; 4- Bộ phận định lượng; 5- Máng ăn tự động.
* Thiết bị: Bao gồm: 1- Chuồng, ngăn nuôi lợn; 2- Hệ thống thu dọn phân; 3- Hệ thống
uống nước tự động; 4- Hệ thống làm mát, phun sương.
3.2.2. Qui trình công nghệ nuôi lợn thịt qui mô 200 con/chuồng:
a). Quy mô:
Cho ăn bằng hệ thống phân phát thức ăn tự động, có định lượng khẩu phần cho từng ô
chuồng, mỗi ngày cho ăn 2 lần; thu phân bằng phương pháp lấy thủ công phân khô và xịt nước
rửa, rãnh phân có vách ngăn, xối nước ở đầu chuồng; Hệ thống làm mát dạng phun sương để thu
nhiệt.
b). Hệ thống thiết bị trong chuồng nuôi:
* Lựa chọn chuồng nuôi:
Mặt bằng dẫy chuồng nuôi được trình bày như hình 3.1
5
8
9
Hình 3.2. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo hệ thống phân phối TA
;:F3,GHB:F3"0I H9:!.HJ:F3HK:L,E DH M:<NO,PHQ:D
Cấu tạo chuồng lợn thịt bố trí thành 2 dẫy với mái nhà đôi hai tầng mái nhằm đảm bảo
quá trình thông thoáng tự nhiên. Diện tích mặt bằng được tính từ yêu cầu diện tích nuôi là 2,35
m
2
/con.
Toàn bộ chuồng nuôi gồm 11 gian chia 2 dẫy. Kích thước mỗi gian: dài 4,2 m, rộng 12,6
m. Với đường đi ở chính giữa gian rộng 1,4 m chia thành 40 ngăn có kích thước 2,1 m x 5,6 m
và 2 phòng làm việc ở đầu chuồng. Trang bị trong mỗi ngăn chuồng có: 1 bộ phận định lượng
thức ăn tự động; 1 máng ăn tự động; 1 vòi phun sương để làm mát; 2 núm uống tự động F21 và
F27) lắp so le, độ cao khác nhau, theo lứa tuổi lợn.
* Hệ thống cung cấp thức ăn:
Hai hệ thống cung cấp thức ăn được bố trí song song cho 2 dãy chuồng Sơ đồ nguyên
lý cấu tạo của hệ thống cung cấp thức ăn (hình 3.2).
c). Hệ thống vận chuyển
d). Định lượng khẩu phần
e). Máng ăn tự động:
f). Xe chở cám:
g). Hệ thống uống nước tự động:
h). Hệ thống thu dọn phân
i). Hệ thống thông thoáng, làm mát:
Nhà xây theo kiểu mái đôi để tạo luồng khí thông thoáng tốt trong chuồng, 2 bên chuồng
để thoáng và có thể phủ bạt che khín tuỳ điều kiện khí hậu.
• Quá trình phun sương: Nhiệt độ không khí: 27
0
C (từ 9 giờ sáng đến 16 giờ chiều);
• Chế độ nước: Phun trong khoảng 15÷20 phút, chu kỳ từ 45÷80 phút.
3.2.3. Hệ thống dây chuyền giết mổ lợn 20 con/giờ
10R
'%>%IST UR
*DVR@W
XR%5
XI
4YVMKCW
#Z&R[
)2
*[RVIW
<@"P
6R%,
*[R%5
* Qui trình công nghệ giết mổ lợn:
Hình 3.3 Sơ đồ qui trình công nghệ giết mổ lợn
*Hệ thống thiết bị:
- Thiết bị châm tê: làm lợn bị ngất trong thời gian ngắn để chọc tiết;
- Cẩu nâng, vận chuyển lợn: treo lợn lên để chọc tiết, đưa lợn đến nồi nhúng;
- Dao chọc tiết và thùng hứng tiết.
- Nồi nhúng nước nóng: chế tạo bằng inox, nhiệt độ nước (65
0
C) đun bằng nồi hơi (100
kg/h); hệ thống điều khiển nhiệt. Dàn nâng đưa lợn từ nồi nhúng vào máy đánh lông.
- Máy đánh lông: theo nguyên lý 2 trục, các bộ phận chính được chế bằng inox, cánh đánh
lông bằng cao su.
- Hệ thống dàn treo và vận chuyển.
Hình 3.4 Mô hình hệ thống giết mổ heo
Hình 3.5 Một công đoạn trong quy trình giết mổ
Hình 3.6 Dây chuyền giết mổ gà
3.3 Giới thiệu qui trình công nghệ, thiết bị trong chăn nuôi gà, bò
CGH phục vụ chăn nuôi gà, bò cũng bao gồm: CGH chăn nuôi chuồng trại: dọn chuồng,
cung cấp nước, thức ăn, thông gió làm mát cho vật nuôi. Nhìn chung về kết cấu và mô hình
không khác nhau, sự khác biệt chính ở các mô hình vật nuôi này nằm ở điều kiện chăm sóc, kết
cấu chuồng trại, điều chỉnh điều kiện khí hậu cho phù hợp với từng vật nuôi, từng chu kỳ sinh
trưởng, công đoạn thu sản phẩm.
Mô hình CGH trong chăn nuôi bò [3]
Hình 3.7 Cánh đồng cỏ tạo nguồn thức ăn cho bò sữa. Giống cỏ được chọn giàu dinh dưỡng,
được nuôi trồng, chăm bón cẩn thận và không dùng hóa chất.
Hình 3.8 Cỏ thu hoạch được đóng cuộn để lưu trữ và sử dụng lâu dài
z
Hình 3.9 Hệ thống tưới di động có tầm tưới 500m, đảm bảo việc tưới tiêu cho cây trồng
Hình 3.10 Cỏ sau khi cắt về sẽ được ủ lên men rồi mới cho bò ăn. Theo các cán bộ của TH, cỏ ủ
lên men sẽ kích thích lợi khuẩn, giàu hàm lượng dinh dưỡng hơn cho bò, từ đó sẽ cho ra chất
lượng sữa cao
Hình 3.11 Sau khi cắt cỏ, xe chở cỏ sẽ đưa đến vị trí tập kết và được theo dõi chặt chẽ thông qua
hệ thống máy tính. Lượng cỏ nhập vào bao nhiêu, loại cỏ nào sẽ được, chế độ ăn cho bò ra sao
đều được công nhân viên quản lý
Hình 3.12 Ngoài ra, trước khi tiến hành vắt sữa, từng đàn bò sẽ được đưa đến trước một chiếc
cổng và từng con đi qua. Những con không khỏe sẽ được gạt sang một bên để các bác sỹ khám
và sẽ không lấy sữa của những con bò đó.
Hình 3.13 Sữa được vắt trực tiếp từ bò sẽ theo ống dẫn đưa thẳng về kho, nên tránh được nhiều
loại vi khuẩn xâm nhập
Hình 3.14 Ngoài ra, trước khi tiến hành vắt sữa, bò sẽ được nghe nhạc và đứng hóng mát trước
quạt
Hình 3.14 Đường dẫn bò trở về chuồng sau khi được vắt sữa
Hình 3.15 Và sản lượng, chất lượng sữa cũng được theo dõi toàn bộ từ hệ thống máy vi tính.
Hình 3.16 Hệ thống vắt sữa bò nối liền với hệ thống lạnh
3.4. Cơ giới hóa khâu chế biến thức ăn chăn nuôi:
Với mục tiêu tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm, nhưng công nghệ chế biến thức ăn chăn
nuôi còn hạn chế. Ngoài các máy nghiền có công suất nhỏ đủ sản xuất thức ăn hỗn hợp sử dụng
nội bộ tại một vài cơ sở, phần lớn các hộ gia đình nghiền bột tại nhà với thiết bị nhỏ do các tư
nhân trang bị theo hướng tận dụng hoặc mua thức ăn rời rạc như bột cá, premic, bột xương trộn
các nông sản nghiên nhỏ thành thức ăn chăn nuôi.
Tận dụng nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi tại chỗ để sử dụng đưa vào chế
biến thức ăn đậm đặc phục vụ hộ nông dân chăn nuôi.
b). Công nghệ thiết bị cơ giới hóa khâu chế biến thức ăn chăn nuôi:
* Với quy mô nhỏ: sử dụng liên hợp máy quy mô công suất từ 0,3÷0,5 t/h, bao gồm máy
sấy bảo quản hạt, máy nghiền, máy trộn, máy đập khô dầu, cần định lượng, máy khâu bao cùng
với các bộ phận phụ trợ.
* Quy mô trung bình: công suất lên đến 1÷ 4 t/h.
4. Phát triển cơ điện nông nghiệp và việc bảo vệ môi trường
* Khuyến khích các thành phần kinh tế trong lĩnh vực chế biến nông, lâm thủy sản đầu tư
công nghệ sạch kèm theo thiết bị xử lý chất thải phù hợp;
* ứng dụng công nghệ sạch; tưới nước, phun thuốc trừ sâu, chế biến thức ăn chăn nuôi
v.v… đảm bảo nuôi trồng sạch, không gây ô nhiễm.
* Các cụm công nghiệp nhỏ phục vụ sản xuất NN, chế biến nông sản có sự phối hợp chặt
chẽ, đầu tư công nghệ và mặt bằng thích đáng nhằm xử lý nước thải, chất thải, khuyến khích sử
dụng phế liệu để tạo ra sản phẩm mới, nhất là khâu chế biến nông sản, sử dụng phụ phẩm hay
chất thải tạo khí bioga trong chăn nuôi gia đình với quy mô lớn.
* Tái sử dụng chất thải trong nông nghiệp nhẳm giảm phát thải ra môi trường, Phát triển rộng
việc xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi, tái tạo năng lượng, góp phần giải quyết 2
vấn đề lớn hiện nay là môi trường và năng lượng.
Hình 3.17 Hầm biogas ứng dụng công nghệ
mới
Hình 3.18 Sử dụng Biogas trong sinh hoạt
70\],/!55^,E _V)/!5OS`,8_'%,5!3'25 %22:["S,%RP[a_,`,E _:["SbW
/!5OS`,8_'%,5!3'25 %22
B:B:["S,%RP[a_,`,E _
B:9:["S
/RN'c% dTI>P!'e25:
_25
Biogas hay khí sinh học là hỗn hợp khí methane (CH4) và một số khí khác phát sinh từ sự
phân huỷ các vật chất hữu cơ. Methane cũng là một khí tạo ra hiệu ứng nhà kính gấp 21 lần hơn
khí carbonic (CO2). Theo ước tính của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, nếu sử dụng tất cả nguồn
nguyên liệu có thể tạo ra khí sinh học để dùng trong vận chuyển thì lượng năng lượng này có thể
làm giảm 500 triệu tấn khí cácbonic hàng năm, tương đương với số lượng 90 triệu xe dùng trong
một năm.
Với các dự án đã thực hiện tại nước ta khí sinh
học đã được sử dụng để làm nhiên liệu cho các
máy phát điện tại chỗ bước đầu góp phần giải
quyết được các vấn đề trên, tuy nhiên sử dụng
trực tiếp biogas vẫn có những hạn chế nhất định
và cần có các bước nghiên cứu, cải tiến tiếp tục
trong thời gian tới.
Hình 3.19 Biogas được sử dụng để chạy máy phát
điện
5.Tổng kết.
Như vậy làm thế nào để cơ giới hóa nông nghiệp
Hình 3.20 khái quát con đường phát triển cơ giới hóa nông nghiệp được
Các giải pháp
5.1 Chính sách tạo nguồn đầu tư phát triển Cơ điện nông nghiệp:
Cần có chính sách đầu tư cho ngành cơ khí nói chung và cơ khí phục vụ nông nghiệp nói
riêng như đầu tư cho hạ tầng cơ sở, được ưu tiên vay vốn với lãi suất thấp.
* Phát triển CĐNN phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản xuất phát từ mục tiêu kinh
tế xã hội, dân sinh, dân trí và môi sinh cho từng vùng, từng khu vực. Tùy loại hình đầu tư và khả
năng kinh tế của từng loại hộ, Nhà nước có thể hỗ trợ 50÷100% nguồn vốn ban đầu cho các dự án
triển khai tiến bộ kỹ thuật ở các khâu trước trong và sau thu hoạch, làm khô và bảo quản chế biến
nông, lâm, thuỷ sản, khâu cung cấp nước.
* Miễn thuế nhập khẩu công nghệ và thiết bị cơ điện phục vụ sản xuất, chế biến mà trong
nước không thể chế tạo được.
* Giành một phần từ nguồn thu thuế đất nông nghiệp để đầu tư, khuyến khích chế tạo sử
dụng máy móc cơ điện nông nghiệp. ưu tiên đầu tư phát triển, thực hiện “kích câù” trong việc
trang bị và sử dụng máy móc cơ điện nông nghiệp.
* Chính sách thu hút vốn của doanh nghiệp vừa, nhỏ đầu tư chế tạo máy nông nghiệp, chế
tạo và cung cấp phụ tùng phù hợp yêu cầu người sử dụng.
Cụ thể là:
+ Khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển các doanh nghiệp vừa va nhỏ trong ngành
cơ khí chế tạo máy phục vụ nông nghiệp dưới mọi hình thức sở hữu;
+ Thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành chế tạo máy nông nghiệp,
cho các nội dung: đào tạo, tư vấn, hỗ trợ vốn, tiếp thị;
+ Giảm thuế xuất nhập khẩu mọi loại nguyên liệu và bộ phận máy chính xác, máy cơ khí
mà địa phương không thể chế tạo được;
+ Miễn thuế xuất nhập khẩu tư liệu sản xuất nhằm sản xuất các loại máy móc cơ điện có
khả năng xuất khẩu ra nước ngoài;
+ Thuế suất (thu nhập doanh nghiệp sản xuất chế tạo v.v), còn cao, đề nghị TW. có chính
sách tính thuế suất đối với ngành cơ điện nông nghiệp.
* Có chính sách để các nhà đầu tư xây dựng các công nghệ chế tạo phục vụ sản xuất và chế
biến nông, thủy sản, trước nhất là hạ thấp hoặc không thu thuế suất.
* Cần có chính sách bảo hộ đối với sản phẩm CK phục vụ NN như: cấm nhập và đánh thuế
cao các loại thiết bị mà công nghiệp ở địa phương có khả năng sản xuất.
+ Các loại máy phục vụ khâu CGH trước, trong và sau thu hoạch nhằm tạo thị trường cho
ngành chế tạo cơ khí, cho đến khi tạo được ưu thế cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại về giá
thành và chất lượng tiến tới xóa bỏ bảo trợ.
+ Các loại máy móc, thiết bị có độ chính xác cao mà ngành cơ khí trong nước, trong Tỉnh
chưa chế tạo được hoàn chỉnh, mức thuế nhập khẩu cần đảm bảo sao để khuyến khích và tạo môi
trường kinh doanh hấp dẫn cho nhà sản xuất có cơ hội sản xuất các loại thiết bị này.
+ Các loại thiết bị linh kiện quá phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao, hoặc xét thấy sản xuất
trong nước không hiệu quả và lâu dài các nhà sản xuất trong nước cũng không có ý định sản xuất
hoặc không thể sản xuất được thì nên định mức thuế thấp hoặc thuế xuất bằng không, để giảm
giá thành của toàn bộ thiết bị
Định hướng chung để phát triển cơ giới hoá bao gồm các điểm chính sau:
• Phát triển cơ giới hoá cho các cây trồng vật nuôi chính yếu trong vài khâu quan trọng
để tăng năng suất hiệu quả và làm tiền đề để giai đoạn sau phát triển cơ giới sang các
khâu công việc khác. Phương hướng cơ giới nhằm vào:
o Các khâu công việc nặng nhọc,
o Giảm khó khăn cho mùa khô,
o Tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất,
o Các loại máy đầu tư: hiện đã được sản xuất có sẵn, phù hợp quy mô sản xuất nhỏ
phân tán, dễ dàng sử dụng, giá mua phù hợp điều kiện kinh tế của người dân, chi
phí vận hành không cao, sử dụng được nhiều loại công việc càng tốt.
• Đầu tư cơ giới gắn liền các chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Dựa trên phương hướng chung này, các khâu cơ giới hoá sẽ được áp dụng cho các cây trồng
vật nuôi chủ yếu của Tỉnh bao gồm các loại máy như sau:
W Máy băm thức ăn kết hợp:
Máy này được sử dụng để băm các loại cỏ dùng để ủ chua dự trữ cho mùa khô cho
các loại gia súc.
>W Máy sản xuất chế biến thức ăn hỗn hợp:
Máy bao gồm một dàn máy nghiền trộn các loại thức ăn cho gia súc, tạo thành thức
ăn hỗn hợp với giá thành thấp do tận dụng các nguyên liệu chế biến có sẵn địa
phương.