Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thực hành hóa 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.7 KB, 12 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
MỘT SỐ LƯU Ý
TRONG THÍ NGHIỆM VÀ THỰC HÀNH
HOÁ HỌC 8
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
I/ LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
1/ Về nhận thức:
Nói đến DẠY và HỌC là nói đến hoạt động của Thầy và Trò. Đứng trước thực trạng ngày
càng đổi mới của giáo dục nước nhà. Vai trò của học sinh ngày càng chủ động hơn trong quá
trình hoạt động tìm tòi cái mới. Không còn là những bài lên lớp lý thuyết đơn điệu. Chương trình
đổi mới giáo dục đã đưa các em học sinh đi từ nhận thức trực quan đến tư duy cụ thể. “Học đi
đôi với Hành” , vì vậy thực hành đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động dạy và học .
Nhất là đối với bộ môn hoá học.
Sự xuất hiện của bộ môn hoá học gắn với sự biến đổi về màu sắc , trạng thái , tính chất
của một vật chất cụ thể. Để học sinh dễ dàng nhận thấy được sự biến đổi này đòi hỏi bản thân
giáo viên phải tiến hành những thí nghiệm trực quan hết sức sinh động và chuẩn xác. Cũng như
hướng dẫn các em vào những bài thực hành tìm ra chính sự biến đổi đó nhằm củng cố và phát
triển kiến thức.Điều đó chỉ có thể được khẳng định khi thí nghiệm của giáo viên và học sinh
đảm bảo thành công.
2/ Trong thực tế:
Việc chuẩn bị thí nghiệm minh học của giáo viên cũng như việc thực hành các thí nghiệm tìm
tòi cái mới, củng cố và phát triển kiến thức của học sinh còn gặp nhiều khó khăn.Nguyên nhân
chủ yếu do sự khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất của mỗi trường THCS. Bên cạnh đó là sự bất
cập của một số dụng cụ , hoá chất trong quá trình thí nghiệm.
Nhằm mục đích hạn chế một phần những khó khăn đó. Người giáo viên cần vận dụng khéo
léo hơn , khai thác tối đa hơn các trang thiết bị của bộ môn hoá học THCS . Nói khác đi là tìm
ra những điểm bất cập để khắc phục và “chuyển đổi” nhằm đảm bảo cho học sinh tiến hành các
thí nghiệm thành công. Cũng như quan sát được kết quả của các thí nghiệm mà giáo viên biểu
diễn. Bản thân tôi thấy rằng cần phải lưu ý đến một số điều trong quá trình thí nghiệm thực hành
để cho trong mỗi bài thực hành các em nắm bắt tốt hơn kiến thức mới, củng cố và hoàn thiện
được những kiến thức đã học.


II/ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN ĐỀ :
1/ Mục đích của chuyên đề :
Để cho giáo viên và học sinh nắm bắt được một số thao tác trong quá trình làm thí nghiệm
và đảm bảo đúng yêu cầu của từng tiết học.
Đảm bảo sự phù hợp của trang thiết bị trong nhà trường THCS.
Đảm bảo tính khoa học và chính xác về nội dung.
2/ Nhiệm vụ của chuyên đề :
Giúp cho giáo viên nắm bắt được một số điểm cần lưu ý trong quá trình tiến hành thí nghiệm
minh hoạ cho học sinh trên lớp.
Giúp cho học sinh nắm bắt được các quá trình tiến hành thí nghiệm trong các bài thực hành của
bộ môn hoá học 8.
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm thí nghiệm.
Giáo viên thực hiện : Phạm Minh Tuấn
1
Sáng kiến kinh nghiệm
III/ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
Từ tháng 09 năm 2006 đến tháng 09 năm 2007 nghiên cứu tổng quan lí thuyết và các thí nghiệm
thực hành bộ môn hoá học 8.
Từ tháng 09 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008 soạn từng bài cụ thể đưa vào giảng dạy và thực
hiện tại phòng bộ môn hoá học trường THCS Hành Phước.
IV/ Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu nội dung hoá học 8 và một số sách về kĩ năng thực hành hoá học ở trường Cao
Đẳng và Đại Học Sư Phạm.
Dựa vào những bài giảng dạy cụ thể trên lớp.
Tiến hành các thí nghiệm kiểm chứng nhằm tìm ra một số điểm cần lưu ý.

B/ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
I/ Tổng quan về thí nghiệm:
Cần phải thấy rõ mục đích của thí nghiệm, từ đó thiết kế cách tổ chức cho phù hợp nhằm đảm
bảo tính thành công của thí nghiệm. Muốn vậy phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Nêu cụ thể được các loại dụng cụ cần dùng cho thí nghiệm.
+ Hướng dẫn các thao tác thí nghiệm
+ Nêu một số lưu ý trong khi tiến hành thí nghiệm.
+ Giải thích được các quá trình xảy ra.
II/ Một số điểm cần lưu ý trong thí nghiệm minh hoạ của giáo viên:
- Giáo viên cần đảm bảo một số qui tắc an toàn cũng như cách sử dụng hoá chất trong quá
trình tiến hành thí nghiệm.
- Đảm bảo tính thành công của thí nghiệm phù hợp với điều kiện của từng trường.
- Cố gắng thực hiện thí nghiệm trực quan cho từng tiết dạy, hạn chế sử dụng tranh để minh
hoạ thí nghiệm.
1/ Một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Tiết 3- bài Chất
Thí nghiệm chưng cất nước. Vì điều kiện ống sinh hàn của trường THCS không có
alon (đầu nối) nên khi lắp dụng cụ giáo viên cần sử dụng ống dẫn cao su hơ nóng trên ngọn
lửa đèn cồn để gắn vào các đầu nối của ống sinh hàn và bình cầu chưng cất ( cần đảm bảo
nguyên tắc nước đi vào ống sinh hàn từ đầu thấp ở phía dưới và đi ra từ đầu cao ở phía trên).
Ví dụ 2: Tiết 17- Sự biến đổi chất.
Đối với thí nghiệm lưu huỳnh tác dụng với sắt bột.
Sắt bột phải là sắt bột khử, chưa bị oxi hoá.
( Trường hợp sắt bột phòng thí nghiệm bị oxi hoá thì giáo viên sử dụng một cây sắt tròn (fi6)
chưa bị gỉ, dùng dũa sắt dũa dọc theo phần ngoài của thân sắt để loại bỏ lớp sắt đã bị oxi hóa.
Sau đó tập trung dũa mạnh tại một vị trí để thu được mạt sắt (bột sắt). Trộn sắt và lưu huỳnh
theo tỉ lệ 7:4 về khối lượng. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm cỡ nhỏ (khi trộn giáo viên sử dụng
găng tay cao su và trộn hỗn hợp bằng cách xát nhẹ giữa hai ngón tay ).Sau đó tiến hành đun
nóng mạnh đáy ống nghiệm đến khi phản ứng xảy ra.


Giáo viên thực hiện : Phạm Minh Tuấn
2
Sáng kiến kinh nghiệm

Ví dụ 3: Tiết 21- Định luật bảo toàn khối lượng
Để đảm bảo cho học sinh dễ dàng quan sát và nhận xét. Giáo viên sử dụng hai ống
nghiệm nhỏ và một cốc thuỷ tinh 100ml. (Hai ống nghiệm một ống chứa dung dịch BaCl
2

một ống chứa dung dịch Na
2
SO
4
). Tổng khối lượng 40gram. Đặt cốc thuỷ tinh lên cân đồng hồ (
loại cân 1Kg) , yêu cầu học sinh quan sát vị trí của kim.Sau đó rót dung dịch ở ống nghiệm 1
vào ống nghiệm 2- Phản ứng xảy ra. Tiếp tục cho học sinh quan sát vị trí của kim đồng hồ ( vẫn
giữ nguyên 40g).
Giáo viên đi đến định luật bảo toàn khối lượng.
Ví dụ 4: Tiết 38 + 39 - Tính chất hoá học của oxi.
Khi đốt lưu huỳnh trong khí oxi giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh gắn muôi sắt vào
nút cao su vừa kín miệng bình. Mục đích hạn chế khí độc SO
2
bay ra ngoài.
Khi đốt P đỏ cần thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí để lọ đốt được khô mới
thấy chất rắn P
2
O
5
ở lọ đốt.
Ví dụ 5: Tiết 42 – Không khí sự cháy
Để xác định được thành phần của oxi trong không khí.
Giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
+ Chia ống hình trụ loe một đầu ra làm 6 phần . Trong đó có 5 phần bằng nhau được đánh số từ
1 đến 5 , giáo viên sử dụng băng keo hai mặt để làm dấu mỗi phần bằng mực đỏ ( khoảng 2,5cm )

Phần còn lại cho ngập hoàn toàn trong chậu thuỷ tinh chứa nước.
+ Khi gắn muôi sắt vào nút thuỷ tinh cần sử dụng keo PVC hoặc parapin để bịt kín đảm bảo
cho áp suất trong ống thuỷ tinh không bị tụt khi đốt phôtpho.
+ Cần lấy lượng photpho vừa đủ , khi đốt đưa nhanh vào ống thuỷ tinh và đậy thật chặt.
Ví dụ 6: Tiết 47 – Tính chất ứng dụng của hiđro
Đối với thí nghiệm đốt hiđro trong khí oxi. Đây là một thí nghiệm dễ nổ , nên đòi hỏi thao tác
của giáo viên phải thật chuẩn xác. Đảm bảo một số nguyên tắc sau:
+ Thay bình điều chế khí hiđro như trong sách giáo khoa bằng ống nghiệm có nhánh, gắn với
ống dẫn cao su và ống thuỷ tinh vuốt nhọn .
+ Thử độ tinh khiết của khí hiđro bằng cách thu khí vào một ống nghiệm nhỏ bên ngoài thành
ống nghiệm có quấn một lớp vải mỏng.
+ Đưa ống nghiệm trước ngọn lửa đèn cồn.
Chú ý tiếng nổ của khí trong ống nghiệm
(Nếu tiếng nổ “búp” nhỏ nhẹ là khí hiđro tinh khiết ).
+ Đốt khí hiđro cháy ngoài không khí trước, sau đó đưa ngọn lửa đang cháy
vào bình đựng khí oxi .
Quan sát màu sắt ngọn lửa và hơi nước đọng trên thành bình!
Tiết 48 – Tính chất ứng dụng của khí hiđro
Để đảm bảo thí nghiệm tiến hành nhanh giáo viên lưu ý một số đặc điểm sau:
+ Thay ống thuỷ tinh rỗng hai đầu bằng ống thuỷ tinh hình chữ Z , cho CuO vào ống chữ Z
(hoặc ống chữ V) và hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn.
+ Sử dụng ống nghiệm nhánh để điều chế khí hiđro như thí nghiệm trên
+ Sau khi thấy dòng khí hiđro thoát ra đợi khoảng 20 giây để khí hiđro đuổi hết không khí
Giáo viên thực hiện : Phạm Minh Tuấn
3
Sáng kiến kinh nghiệm
ra khỏi ống thuỷ tinh.
+Gắn ống dẫn khí vào ống thuỷ tinh có chứa bột CuO và đun nóng mạnh trước ngọn lửa đèn cồn
cho đến khi CuO chuyển sang màu đỏ.
Quan sát và giải thích hiện tượng!

Ví dụ 7: Tiết 50 -Điều chế khí hiđro
Để sử dung thiết bị điện phân nước trong phòng thí nghiệm. GV cần đảm bảo một số yêu cầu
sau:
+ Kiểm tra nguồn điện và pin.
+ Cho nước vào theo đúng yêu cầu thí nghiệm.
+ Đóng các khoá ở hai đầu ống chứa khí và đậy kín nút của phễu chứa nước ( sử dụng parafin
nóng chảy làm kín các kẽ hở).
Ví dụ 8: Tiết 55 – Tính chất hóa học của nước
* Khi cho Na phản ứng với nước , đây là một phản ứng toả nhiệt lớn. Nên dễ dẫn đến nứt cốc
thuỷ tinh tại vị trí tiếp xúc của nước, Na và thành cốc. Do đó trong khi tiến hành thí nghiệm giáo
viên cần sử dụng đũa thuỷ tinh để gạt không cho Na tiếp xúc với thành cốc thuỷ tinh.
* Đối với thí nghiệm CaO tác dụng với nước. Để đảm bảo thí nghiệm được rõ ràng. Giáo viên
cần nhúng mẩu giấy quì tím vào trong nước quan sát quì tím có đổi màu không?
Sau đó tiến hành thí nghiệm cho CaO tác dụng với nước. Lọc lấy dung dịch thu được và thử
lại bằng giấy quì tím.
Quan sát sự đổi màu của quì tím.

Ví dụ 9: Tiết 61 – Thí nghiệm về tính tan của chất:
Đây là thí nghiệm đơn giản. Tuy nhiên để đảm bảo trong quá trình thí nghiệm không xảy
ra hiện tượng tấm kính bị bể trong quá trình làm bay hơi dung dịch. Đòi hỏi giáo viên phải đặt
lưới amiăng lên trên đế đun và lướt nhẹ đèn cồn đều theo diện tích tấm kính.
Giáo viên cũng có thể thay tấm kính mỏng bằng ống nghiệm nhỏ chịu nhiệt và đun trực tiếp
trên ngọn lửa đèn cồn. (Sự thay thế này vừa đảm bảo tính rõ ràng, chính xác vừa đảm bảo thí
nghiệm tiến hành nhanh.)

2/ Chuẩn bị một bài dạy thực hành:
Để một tiết dạy thực hành đảm bảo các thí nghiệm thành công, an toàn và tạo hứng thú cho
học sinh. Đòi hỏi giáo viên phải kết hợp tốt từ khâu chuẩn bị dụng cụ cho đến cách truyền đạt các
thao tác thực hành. Muốn vậy phải lưu ý một số vấn đề sau:
+ Dụng cụ phải được chuẩn bị đầy đủ phù hợp với yêu cầu của thí nghiệm.

+ Giáo viên phải tiến hành trước các thí nghiệm để tìm ra một số vấn đề cần lưu ý liên quan
đến hoá chất , trang thiết bị của từng trường.
+ Cho học sinh đọc kĩ thí nghiệm trước ở nhà để các em hình dung một số thao tác cần tiến
hành.
+ Thiết kế một bảng tường trình thí nghiệm có thể tổng kết được toàn bộ bài học.
Từ một số đặc điểm trên có thể cho học sinh chuẩn bị ở nhà trước bài thực hành vào vở thực
hành như sau:
Giáo viên thực hiện : Phạm Minh Tuấn
4
Sáng kiến kinh nghiệm
BÀI THỰC HÀNH SỐ….
I/ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM:
1/ Thí nghiệm1:
a) Dụng cụ:
Giáo viên cho học sinh liệt kê các loại dụng cụ của thí nghiệm theo nội dung sách giáo
khoa.
b) Hóa chất:
Giáo viên cho học sinh ghi rõ tên, khối lượng, thể tích của hoá chất cần dùng theo
đúng với yêu cầu của thí nghiệm.
2/ Thí nghiệm 2: (Làm tương tự như thí nghiệm 1)
II/ TƯỜNG TRÌNH:

BÁO CÁO KẾT QUẢ BÀI THỰC HÀNH SỐ……
TT TÊN TN CÁCH
TIẾN
HÀNH TN
HIỆN TƯỢNG
QUAN SÁT
ĐƯỢC
KẾT QUẢ -

GIẢI THÍCH
GHI CHÚ
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
* Nhận xét của giáo viên:
……………………………………………………………………………………………………
……….................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
*Lưu ý:
+ Cột 4 – 5 – 6 trong bảng tường trình học sinh sẽ ghi trong quá trình thực hành.
+ Tất cả những mục còn lại học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
+ Nội dung trên chỉ là một số bước cần chuẩn bị để tiết thực hành đạt kết quả tốt hơn chứ
không phải là một giáo án của bài thực hành.

III/ MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC HỌC SINH THỰC HÀNH:

Ví dụ 1: Tiết 4 – Bài thực hành 1
Gv sử dụng một miếng xốp hoặc một tấm bìa cứng. Khoắc hai lỗ to bằng ống nghiệm cần
thí nghiệm và một lỗ vừa với nhiệt kế. Đặt miếng bìa có gắn dụng cụ thí nghiệm lên miệng cốc
250ml và tiến hành thí nghiệm như SGK
Giáo viên thực hiện : Phạm Minh Tuấn
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×