Tải bản đầy đủ (.docx) (171 trang)

Nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất giống nhân tạo cá rô biển (lobotes surinamensis bloch, 1790)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.07 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGÔ VĨNH HẠNH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN
TẠO CÁ RÔ BIỂN (LOBOTES SURINAMENSIS BLOCH, 1790)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

KHÁNH HÒA – 2019
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGÔ VĨNH HẠNH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN
TẠO CÁ RÔ BIỂN (LOBOTES SURINAMENSIS BLOCH, 1790)

Ngành đào tạo: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 9620301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1.
2.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. PHẠM ANH TUẤN
TS. LÊ ANH TUẤN

KHÁNH HÒA – 2019
ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả thu được
trong luận án này là thành quả nghiên cứu của Đề tài cấp Bộ ―Nghiên cứu xây dựng qui
trình công nghệ sản xuất giống cá rô biển (Lobotes surinamensis Bloch, 1790)‖. Tôi là chủ
nhiệm đề tài và với tư cách là nghiên cứu sinh, nằm trong kế hoạch hoạt động đào tạo của
đề tài. Do đó, tất cả các số liệu nghiên cứu có được làm cơ sở cho luận án tiến sĩ của
mình.
Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào.
Khánh Hòa, 2019
NGHIÊN CỨU SINH

NGÔ VĨNH HẠNH

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án Tiến sĩ này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
thầy TS. Phạm Anh Tuấn và TS. Lê Anh Tuấn là những người hướng dẫn đã tận tình chỉ
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Viện Nuôi trồng Thủy sản,
Phòng sau Đại học – Trường Đại học Nha Trang đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá

trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo và các cán bộ của Viện nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản 1, Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Bắc – Viện NCNTTS 1, đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để tôi thực hiện các nội dung nghiên cứu của
luận án.
Tôi xin cảm ơn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tạo điều kiện cấp một
phần kinh phí cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Cuối cùng là lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, đặc biệt là vợ và các
con đã động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt những năm tháng
học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.

Xin trân trọng cảm ơn!

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………………i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. iv
MỤC LỤC........................................................................................................................v
KEY FINDINGS...........................................................................................................xvi
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................4
1.1. Phân loại và phân bố.............................................................................................. 4
1.1.1. Phân loại............................................................................................................ 4
1.1.2. Phân bố.............................................................................................................. 4
1.2. Hình thái cấu tạo.................................................................................................... 5
1.3. Đặc điểm sinh sản................................................................................................... 6
1.4. Tính ăn.................................................................................................................... 7
1.5. Công nghệ sản xuất giống cá biển trên thế giới và ở Việt Nam........................... 7

1.5.1. Công nghệ sản xuất giống cá biển trên thế giới................................................. 7
1.5.1.1. Phát triển sản xuất giống cá biển................................................................7
1.5.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho cá bố mẹ trong quá trình nuôi vỗ......................12
1.5.1.3. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên chất lượng sinh sản trong nuôi vỗ cá bố
mẹ......................................................................................................................... 21
1.5.1.4. Sử dụng chất kích thích sinh sản trong sinh sản nhân tạo cá biển............24
1.5.1.5. Nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng cá biển................................................ 30
1.5.1.6. Các quy trình kỹ thuật ương nuôi ấu trùng cá biển................................... 32
1.5.2. Công nghệ sản xuất giống cá biển ở Việt Nam................................................ 37
1.5.3. Tình hình nghiên cứu cho cá rô biển sinh sản nhân tạo................................... 43
v


1.5.3.1. Tình hình nghiên cứu cho cá rô biển sinh sản nhân tạo trên thế giới........43
1.5.3.2. Tình hình nghiên cứu cho cá rô biển sinh sản nhân tạo ở Việt Nam.........44
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................. 46
2.1. Đối tƣợng, thời gian, địa điểm nghiên cứu........................................................ 46
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 46
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 47
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá rô biển trong điều kiện nuôi
47
2.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ cá rô biển trong lồng.........50
2.3.2.1. Thu gom đàn cá bố mẹ............................................................................. 50
2.3.2.2. Thuần dưỡng và nuôi vỗ cá bố mẹ........................................................... 50
2.3.3. Nghiên cứu kích thích sinh sản cá rô biển bằng kích dục tố............................53
2.3.4. Theo dõi quá trình phát triển của phôi............................................................. 55
2.3.5. Ảnh hưởng của độ mặn và mật độ ấp nở trứng cá rô biển...............................56
2.3.6. Nghiên cứu ương cá bột lên cá hương, cá hương lên cá giống (cỡ 5-6 cm/con)
57
2.3.6.1. Nghiên cứu ương cá bột lên cá hương...................................................... 57

2.3.6.2. Nghiên cứu ương cá hương lên cá giống (cỡ 5-6 cm/con)........................59
2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................... 61
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................ 62
3.1. Đặc điểm sinh học sinh sản của cá rô biển trong điều kiện nuôi......................62
3.1.1. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá rô biển....................................62
3.1.2. Tuổi thành thục................................................................................................ 67
3.1.3. Hệ số thành thục.............................................................................................. 68
vi


3.1.4. Sức sinh sản..................................................................................................... 69
3.2. Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ cá rô biển............................................................. 70
3.2.1. Một số yếu tố môi trường thí nghiệm.............................................................. 70
3.2.2. Kết quả nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ............................................................... 70
3.3. Kích thích sinh sản cá rô biển............................................................................. 73
3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố và loại thức ăn nuôi vỗ đến thời gian
hiệu ứng của thuốc.................................................................................................... 73
3.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố và loại thức ăn nuôi vỗ đến tỷ lệ đẻ....74
3.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố và loại thức ăn nuôi vỗ đến sức sinh sản
thực tế........................................................................................................................ 75
3.3.4. Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố và loại thức ăn nuôi vỗ đến tỷ lệ thụ tinh
76
3.4. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến quá trình phát triển phôi cá rô biển..................77
3.4.1. Quá trình phát triển phôi.................................................................................. 77
3.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển của phôi..............................80
3.5. Ảnh hƣởng của độ mặn, nhiệt độ, mật độ ấp trứng.......................................... 81
3.5.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến ấp nở trứng.......................................................... 81
3.5.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến ấp nở trứng......................................................... 82
3.5.3. Ảnh hưởng của mật độ đến ấp nở trứng........................................................... 83
3.6. Ảnh hƣởng thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ đến kích thƣớc trứng, giọt dầu, noãn

hoàng và cá bột............................................................................................................ 85
3.7. Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống của cá bột 3 ngày tuổi................................... 86
3.8. Ƣơng nuôi cá bột lên cá hƣơng cá rô biển........................................................ 87
3.8.1. Ảnh hưởng của loại thức ăn ương nuôi............................................................ 87
3.8.2. Ảnh hưởng của độ mặn và mật độ ương nuôi.................................................. 92
vii


3.9. Ƣơng nuôi cá hƣơng lên cá giống cá rô biển.................................................... 94
3.9.1. Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tăng trưởng chiều dài của cá rô biển...94
3.9.2. Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tăng trưởng khối lượng đặc trưng của cá
rô biển ương nuôi...................................................................................................... 96
3.9.3. Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tỷ lệ sống của rô biển ương nuôi từ cá
hương lên cá giống.................................................................................................... 97
3.9.4. Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tỷ lệ phân đàn của cá rô biển ương nuôi
từ cá hương lên cá giống........................................................................................... 98
3.10. Các kết quả đề xuất ứng dụng trong sản xuất giống.......................................99
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.........................................................................................101
1. Kết luận.................................................................................................................101
2. Đề xuất...................................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................104

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ phân bố cá rô biển trên thế giới (fishbase.org).......................................5
Màu đỏ trên bản đồ là thể hiện các vùng phân bố của cá rô biển.......................................5
Hình 1.2. Hình thái ngoài cá rô biển..................................................................................6
Hình 1.3. Sơ đồ trục Não bộ - Tuyến Yên- Nang trứng với những chất tự nhiên (bên trái)

và những chất ngoại sinh có thể gây chín và đẻ trứng (Phạm Quốc Hùng và Nguyễn
Tường Anh, 2011)............................................................................................................ 24
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu....................................................................... 46
Hình 2.2. Sơ đồ thí nghiệm sử dụng hormone kích thích sinh sản cá rô biển...................54
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và mật độ đến sinh
trưởng và tỷ lệ sống của cá rô biển ương nuôi từ cá bột lên cá hương.............................58
Hình 3.1. Buồng trứng giai đoạn I.................................................................................... 62
Hình 3.2. Buồng trứng giai đoạn II.................................................................................. 63
Hình 3.3. Buồng trứng giai đoạn III................................................................................. 64
Hình 3.4. Buồng trứng giai đoạn IV................................................................................. 65
Hình 3.5. Buồng trứng giai đoạn V.................................................................................. 66
Hình 3.6. Buồng trứng ở giai đoạn VI.............................................................................. 67
Hình 3.7. Hệ số thành thục (K) của cá rô biển qua các tháng........................................... 68
Hình 3.8. Tuyến sinh dục của cá cái giai đoạn IV để tính sức sinh sản tuyệt đối.............70
Hình 3.9. Phôi giai đoạn 2 tế bào.................................................................................... 78
Hình 3.10. Phôi giai đoạn 4 tế bào.................................................................................. 78
Hình 3.11. Phôi giai đoạn 8 tế bào.................................................................................. 78
Hình 3.12. Phôi giai đoạn 16 tế bào................................................................................ 78
Hình 3.13. Phôi giai đoạn 32 tế bào................................................................................ 79
ix


Hình 3.14. Phôi giai đoạn 64 tế bào................................................................................ 79
Hình 3.15. Phôi giai đoạn nhiều tế bào............................................................................ 79
Hình 3.16. Thời kỳ đầu của phôi...................................................................................... 79
Hình 3.17. Thời kỳ phôi thai chiếm nửa khối noãn hoàng............................................... 79
Hình 3.18. Thời kỳ phôi thai chiếm 2/3 khối noãn hoàng................................................ 79
Hình 3.19. Phôi thai chiếm hết toàn bộ khối noãn hoàng................................................. 80
Hình 3.20. Ấu trùng chuẩn bị nở...................................................................................... 80
Hình 3.21. Ấu trùng đang nở............................................................................................ 80

Hình 3.22. Ấu trùng cá mới nở......................................................................................... 80
Hình 3.23. Ảnh hưởng của thức ăn đến chiều dài của cá rô biển ương nuôi từ cá bột lên cá
hương............................................................................................................................... 88
Hình 3.24. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ sinh trưởng đặc trưng của cá rô biển ương
nuôi từ cá bột lên cá hương.............................................................................................. 88
Hình 3.25. Tỷ lệ sống của cá rô biển giai đoạn ương từ cá bột lên cá hương sử dụng 3
công thức thức ăn............................................................................................................. 89
Hình 3.26. Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến chiều dài cá giống cá rô biển.............95
Hình 3.27. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài của
cá rô biển ương nuôi từ cá hương lên cá giống................................................................ 96
Hình 3.28. Tỷ lệ sống của cá rô biển ương nuôi từ cá hương lên cá giống với các mật độ
khác nhau......................................................................................................................... 97

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nồng độ và phương pháp sử dụng hormone LHRHa trong sinh sản cá...........26
Bảng 1.2. Liều lượng và phương pháp sử dụng kích dục tố trong sinh sản cá.................28
Bảng 1.3. So sánh của hệ thống ương nuôi ấu trùng ở trong nhà và ngoài trời................35
Bảng 2.1. Cá bố mẹ cá rô biển được thu gom làm vật liệu thí nghiệm............................. 50
Bảng 3.1. Sức sinh sản của cá rô biển trong điều kiện nuôi thí nghiệm...........................69
Bảng 3.2. Tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ cá rô biển......................................................... 71
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố và loại thức ăn nuôi vỗ lên thời gian hiệu
ứng thuốc (giờ) ở cá rô biển............................................................................................. 73
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố và loại thức ăn nuôi vỗ đến tỷ lệ đẻ (%)
của cá rô biển................................................................................................................... 74
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ và liều lượng kích dục tố đến sức sinh sản thực
tế (số trứng/kg cá cái) của cá rô biển................................................................................ 75
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ và liều lượng kích dục tố đến tỷ lệ thụ tinh (%)

của trứng cá rô biển.......................................................................................................... 76
Bảng 3.7. Thời gian và các giai đoạn phát triển của phôi................................................. 77
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển phôi..................................... 81
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của độ mặn đến thời gian nở của trứng cá rô biển.........................81
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian nở, tỷ lệ nở, tỷ lệ dị hình...................82
Bảng 3.11. Kết quả thí nghiệm ấp trứng với các mật độ khác nhau.................................83
Bảng 3.12. Kích thước trứng, giọt dầu, kích thước noãn hoàng và kích thước cá bột......85
Bảng 3.13. Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống của cá bột 3 ngày tuổi............................... 86
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của độ mặn và mật độ đến tăng trưởng về chiều dài của cá rô biển
ương nuôi từ cá bột lên cá hương..................................................................................... 92

xi


Bảng 3.15. Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến tỷ lệ sống (%) của cá rô biển ương nuôi
từ cá bột lên cá hương...................................................................................................... 93
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của độ mặn và mật độ đến tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều
dài (%/ngày) của cá rô biển ương nuôi từ cá bột lên cá hương........................................94
Bảng 3.17. Kết quả tăng trưởng về khối lượng đặc trưng của cá rô biển ương nuôi ở các
mật độ khác nhau............................................................................................................. 96
Bảng 3.18. Tỷ lệ phân đàn về khối lượng của cá rô biển giai đoạn ương từ cá hương lên cá
giống................................................................................................................................ 98
Bảng 3.19. Tỷ lệ phân đàn về chiều dài của cá rô biển giai đoạn ương từ cá hương lên cá
giống................................................................................................................................ 99

xii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



Vi ết tắt

Chi tiết

ANOVA

Analysis of Variance - Phân tích phương sai

ARA

Axít arachidonic

BW

Body Weight - Khối lượng thân Coefficient

CV

of Variantion - Hệ số biến dị

DHA

Docosahexaenoic acid

DO

Ôxy hòa tan

DOM


Domperidon

E2

Estradiol - 17 β

EPA

Axít eicosapentaenoic

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

FSH

Hormone kích nang trứng

GnRH

Hormon gây phóng thích kích dục tố GnRH

HCG

Kích dục tố HCG

HUFA

Acid béo có mức chưa no cao


K(%)

Hệ số thành thục

LH

Hormone hoàng thể hóa

L

Chiều dài

n

Số mẫu

NT

Nghiệm thức thí nghiệm

PSM

Kích dục tố huyết thanh ngựa chửa

PUFA

Acid béo chưa no đa nối đôi

Vtg


Chất tạo noãn hoàng

S1

Sức sinh sản tuyệt đối

S2

Sức sinh sản tương đối

SGRL

Sinh trưởng đặc trưng về chiều dài

SGRw

Sinh trưởng đặc trưng về khối lượng

TA

Thức ăn

TB

Trung bình
xiii

W

Khối lượng


Wo

Khối lượng cá bỏ nội quan

Wtsd


khối lượng tuyến sinh dục

xiv


TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất giống nhân tạo cá rô biển
(Lobotes surinamensis Bloch, 1790)
Nuôi trồng thủy sản
Chuyên ngành:
9620301
Mã số:
Nghiên cứu sinh: Ngô Vĩnh Hạnh
2011
Khóa:
Ngƣời hƣớng dẫn: 1. TS. Phạm Anh Tuấn
2. TS. Lê Anh Tuấn
Trường Đại học Nha Trang
Cơ sở đào tạo:
Nội dung:
Đề tài luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về đặc điểm sinh học sinh sản và
các giải pháp công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá rô biển (Lobotes surinamensis Bloch,

1790) ở Việt Nam.
Nghiên cứu đã xác định được một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá rô biển trong
điều kiên nuôi như: mùa vụ sinh sản tập trung cao nhất từ tháng 8 đến tháng 9; tuổi thành
Đề tài luận án:

+

+

thục lần đầu của cá rô biển đực là 0 và cá cái là 1 ; sức sinh sản tuyệt đối dao động từ
6.840.787 đến 12.294.400 trứng/cá thể với khối lượng cá dao động từ 3,7-5,7 kg/con; sức
sinh sản tương đối dao động từ 1.849 đến 2.542 trứng/g cá cái (trung bình đạt 2.306±283
trứng/g cá cái).
Nghiên cứu đã xác định được một số thông số kỹ thuật phù hợp để xây dựng qui
trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá rô biển như: sử dụng mực tươi làm thức ăn
nuôi vỗ cá bố mẹ cho tỷ lệ cá bố mẹ thành thục, tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ ra cá
bột, và tỷ lệ sống của cá bột 3 ngày tuổi cao nhất; sử dụng kích dục tố LHRH-a với liều
lượng 20µg+2mg DOM/1kg cá cái cho tỷ lệ cá đẻ tốt nhất; mật độ ấp trứng thụ tinh thích
hợp nhất cho cá rô biển là 1.500-2.000 trứng/lít; thức ăn sử dụng để ương nuôi ấu trùng cá
rô biển giai đoạn cá bột lên cá hương là tảo tươi + luân trùng + copepoda cho tỷ lệ sống
0

cao nhất; ấu trùng cá rô biển ương nuôi ở mật độ 30 con/lít với độ mặn 25 - 30 /00 cho kết
quả cao về sinh trưởng và tỷ lệ sống.
Tập thể hƣớng dẫn

TS. Phạm Anh Tuấn

Nghiên cứu sinh


TS. Lê Anh Tuấn
xv

Ngô Vĩnh Hạnh


KEY FINDINGS
Thesis title: Research on artificial seed production of tripletail (Lobotes surinamensis
Bloch, 1790)
Major:
Aquaculture
Major code: 9620301
PhD Student: Ngo Vinh Hanh
Thesis Supervisors:
1. Dr. Pham Anh Tuan
2.Dr. Le Anh Tuan
Institution: Nha Trang University
Key Findings:
The thesis project is the first study on reproductive characteristics and technological
solutions for artificial seed propagation of tripletail fish (Lobotes surinamensis Bloch,
1790) in Vietnam.
Several major reproductive traits of tripletail fish in the culture condition are identified,
including: reproductive season occurs naturally from August to September annually; the
first maturation age of the male and female is 0+ and 1+, respectively; the absolute
fecundity ranges between 6,840,787 and 12,294,400 eggs per female whose total body
weight is from 3.7 to 5.7 kg each; the relative fecundity ranges from 1,849 to 2,542 eggs
per 1 gram of female body weight with an (average of 2,306±283 eggs per 1 gram of
female body weight).
In this study, suitable technical practices to induced breeding of tripletail fish are
developed. These are fresh cuttle-fish as broodstock food resulting the best performance

in maturation, fertilization, hatching and fish larval rates, and high survival rate of 3 day
post-hatchings; using LHRH-a with dosage of 20µg+2mg DOM per 1 kg of female body
weight results in the best performance; the optimal incubation density is between 1,500
and 2,000 fertilized eggs per litter of sea-water; a combination of live micro-algae, rotifers
and copepods as fish larvae‘s food results in the highest survival rate; the tripletail fish
larvae which are reared with the density of 30 individuals per litter and at the salinity
between 25 and 30 ppt have obtained the higher growth and survival rate.
Thesis Supervisors

Dr Pham Anh Tuan

PhD Student

Dr Le Anh Tuan
xvi

Ngo Vinh Hanh


MỞ ĐẦU
Tổng sản lượng từ nuôi trồng thủy sản trên thế giới năm 2014 đạt vào khoảng 73,8
triệu tấn với giá trị ước đạt 160,2 tỷ USD bao gồm 49,8 triệu tấn cá (giá trị 99,2 tỷ USD),
16,1 triệu tấn động vật thân mềm (giá trị 19 tỷ USD), 6,9 triệu tấn động vật giáp xác (36,2
tỷ USD), và 7,3 triệu tấn của động vật thủy sản khác như ếch (3,7 tỷ USD). Trong đó sản
xuất từ nuôi trồng thủy sản trên thế giới của cá chiếm 44,1 % tổng sản lượng (bao gồm cả
cho sử dụng phi thực phẩm) từ việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong năm 2014, tăng
so với năm 2012 là 42,1 % và 31,1 % so với năm 2004 (FAO, 2016). Tính từ 2000 đến
2012, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm nuôi trồng thủy sản là 8,6%. Trong đó, nuôi
thủy sản mặn, lợ tăng mạnh và được xem như một ngành công nghiệp thu lợi nhuận cao
(FAO, 2014). Nuôi thủy sản biển đóng góp tới 30% sản lượng và 29,2% giá trị thủy sản

nuôi; nuôi thủy sản nước lợ chiếm 7,9% sản lượng và 12,8% giá trị chủ yếu là nhóm giáp
xác và cá biển có giá trị kinh tế cao. Sản lượng cá nước mặn và nước lợ nuôi năm 2010 là
4.429.000 tấn, chiếm 19,3% tổng sản lượng động vật thủy sản nuôi nước lợ, mặn, tốc độ
tăng trưởng trung bình hàng năm từ 1990 đến 2010 là 9,3%. Đối tượng nuôi chính là cá
hồi Đại Tây Dương, cá tráp, cá chẽm châu Âu, cá cam, cá đù, cá măng, cá mú, cá chẽm,
cá hồng, cá đối, cá bơn, cá giò, cá chim, cá tuyết, cá ngừ. Trong đó chỉ tính riêng nhóm cá
hồi đã chiếm 1.900.000 tấn. Các nước có sản lượng nuôi lớn như: Trung Quốc, Nauy, Chi
Lê, Nhật Bản, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Philippine, Indonesia, Việt Nam,
Australia… (FAO, 2012). Đến nay một số lượng khá lớn loài cá biển đã được nghiên cứu
sản xuất giống nhân tạo thành công (FAO, 2006).Tuy nhiên, so với tiềm năng mặt nước
có thể phát triển nuôi cá biển của các nước, sản lượng và giá trị cá biển nuôi trên thế giới
hiện nay vẫn chiếm một tỉ lệ không lớn trong tổng sản lượng nuôi thủy sản. Nhiều loài cá
biển có giá trị kinh tế vẫn đang được nuôi với nguồn giống khai thác tự nhiên hoặc đang
trong quá trình nghiên cứu sản xuất giống.

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển nghề nuôi biển rất lớn. Với chiều dài
bờ biển trên 3200km, nhiều eo vịnh, nhiều đảo và quần đảo lớn nhỏ có thể phát triển nuôi
cá biển bằng lồng trong vịnh kín, bán kín và biển mở. Ngoài ra, hàng trăm
1


ngàn hecta ao đầm vùng nước lợ, nước mặn ven biển đã và đang nuôi tôm cũng phải đối
mặt với những thách thức rất lớn về vấn đề môi trường, dịch bệnh. Rất nhiều ao đầm đã bị
bỏ hoang, người nuôi thì đang tìm những hướng đi mới cho mình. Cho đến nay, chúng ta
đã chủ động cung cấp được phần lớn nguồn giống cho nuôi trồng thủy sản biển như cá
vược, cá hồng Mỹ, cá chim vây vàng, cá song chấm nâu, cá giò.
Cá rô biển (Lobotes surinamensis Bloch, 1790) là loài có tiềm năng nuôi trồng thủy
sản rất lớn vì tốc độ tăng trưởng nhanh và chất lượng thịt cao (Jason, 2011). Ở nước ta cá
rô biển xuất hiện nhiều ở vùng ven biển và ngoài khơi từ Bắc đến Nam. Chúng là đối
tượng nuôi lồng bè rất được ưa chuộng ở nhiều địa phương ven biển khu vực phía Bắc

như Quảng Ninh, Hải Phòng….
Cho đến nay ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu nào cụ thể về cá rô biển,
những nghiên cứu chỉ dừng lại mức độ phân loại và sơ bộ xác định cá rô biển thuộc nhóm
cá nổi. Cá giống nuôi hiện nay chủ yếu được thu gom từ tự nhiên nên chưa đáp ứng được
nhu cầu của người dân về số lượng cũng như chất lượng con giống khi đưa vào nuôi
thương phẩm.
Để phát triển nuôi cá rô biển thì nguồn con giống đang là một trở ngại lớn, vấn đề
này không chỉ đối với cá rô biển mà còn là khó khăn chung của nghề nuôi cá biển
ở nước ta. Do đó, việc nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất giống nhân tạo cá rô biển
là rất cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất giống
nhân tạo cá rô biển (Lobotes surinamensis Bloch, 1790) là rất có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn.
Các nội dung nghiên cứu chính của luận án:
1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá rô biển trong điều kiện
nuôi.
2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ.
3. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cho cá đẻ.
2


4. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật ương nuôi ấu trùng từ giai đoạn cá bột lên cá
hương, cá giống.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận án là các dẫn liệu khoa học làm cơ
sở cho việc nghiên cứu sản xuất giống cá rô biển. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài
còn có ý nghĩa tham khảo cho các đối tượng cá biển nuôi khác có các đặc điểm sinh học
tương tự và có giá trị kinh tế ở nước ta.
-


Ý nghĩa thực tiễn: Tạo ra được sản phẩm, góp phần đa dạng hóa thêm đối

tượng nuôi mới cho nghề nuôi cá biển ở nước ta. Góp phần vào việc bảo vệ, bổ sung
nguồn lợi cho đối tượng này ở ngoài tự nhiên.
Tính mới của công trình:
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đặc điểm sinh học, các yếu tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng, phát dục, sinh sản, phát triển phôi, cá con làm cơ sở khoa học,
thực tiễn cho việc xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá rô biển
(Lobotes surinamensis Bloch, 1790) trong điều kiện ở nước ta.

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Phân loại và phân bố
1.1.1. Phân loại
Cá rô biển (Lobotes surinamensis Bloch, 1790) theo Eric (2005) được phân loại như
sau:
Ngành động vật có xương sống Vertebrata
Lớp Actinopterygii
Bộ Perciformes
Họ Lobotidae
Giống Lobotes
Loài L. surinamensis Bloch, 1790
Tên tiếng Anh là Tripletail, blackfish, Atlantic tripletail
Tên tiếng Việt: Cá rô biển
1.1.2. Phân bố
Cá rô biển sống ở vùng cửa sông ven biển, biển khơi và phân bố rộng từ vùng biển
nhiệt đới đến cận nhiệt đới. Thời kỳ cá giống chúng thường nổi lẫn vào các đám rong tảo
hoặc nổi lẫn trong các đám bọt biển trôi nổi trên mặt nước (Dooley, 1972). Cá rô biển

trưởng thành thường được tìm thấy trong vùng nước sâu hơn liên quan đến đáy đá, nơi
đánh dấu kênh, cầu tàu và xác tàu (Baughman, 1941). Ở Việt Nam, cá rô biển phân bố từ
Bắc vào Nam, từ vùng ven biển cửa sông đến vùng biển khơi (Phạm Thược, 2007).

4


Hình 1.1. Bản đồ phân bố cá rô biển trên thế giới (fishbase.org).
Màu đỏ trên bản đồ là thể hiện các vùng phân bố của cá rô biển

1.2. Hình thái cấu tạo
Đặc điểm hình thái của cá rô biển: Hình dẹt, thân cao của một dạng cá rô, có vây
lưng và vây hậu môn tròn và đối xứng qua vây đuôi. Đầu hình đĩa, phần trước mắt khoảng
cách hẹp, phía trên l m nghiêng; mắt tương đối nhỏ, không có giá dưới mắt, có thể nhìn
thấy bên ngoài, miệng rộng, hàm trên hơi xiên, có thể căng ra, hàm trên không trượt dưới,
không có răng trên vòm miệng; trước nắp mang với răng khỏe dọc theo biên độ của nó.
Vây lưng đơn, với ra một mức độ cao rõ rệt hình chữ V, với 12 tia gai cứng và 15 hoặc 16
tia mềm; vây hậu môn có 3 tia gai cứng và 11 tia mềm, gốc của các vây lưng và vây hậu
môn có vảy, vây ngực ngắn hơn vây bụng (Richard, 1994).
Màu sắc: Có nhiều sắc thái khác nhau từ màu vàng nâu đến màu nâu sẫm với các
điểm mờ và những lốm đốm. Cá nhỏ thường sáng, màu vàng nhạt, trở nên tối hơn đối với
cá lớn (Ivan et al., 2009).
Hình dáng điển hình của cơ thể và vây thẳng đứng một cách dễ dàng phân biệt cá rô
biển với tất cả các loài khác. Trong một số trường hợp, nó tích hợp giống như cá mú
(Serranidae) nhưng chúng thường có hàm răng trên vòm miệng và luôn dễ dàng quan sát
kệ đáy mắt (Smith, 1978).
5


Hình 1.2. Hình thái ngoài cá rô biển


1.3. Đặc điểm sinh sản
Cá rô biển là loài đẻ nhiều lần trong một mùa sinh sản, mùa sinh sản tập trung chủ
yếu trong 3 tháng (tháng sáu đến tháng tám). Vào mùa sinh sản, một cá rô biển cái có thể
đẻ trứng từ 18 đến 31 lần. Cá rô biển cái có kích thước 625 mm có thể đẻ từ 619.866 đến
7.956.429 trứng trong 1 năm, sức sinh sản tương đối là 46,7 trứng/g cơ thể (Brown et al.,
2001).
Trên cơ sở phân tích mô học buồng trứng của cá rô biển, Brown et al. (2001) nhận
thấy mùa vụ sinh sản của cá rô biển ở phía Bắc vịnh Mexico từ tháng 5 đến tháng 9 hàng
năm, tập trung vào tháng 6 đến tháng 8 nhưng cao nhất vào tháng 7, chúng thường đẻ
trứng ở ngoài biển khơi. Cá rô biển đực đạt thành thục sinh dục ở một kích thước nhỏ hơn
+

và độ tuổi ít hơn so với cá rô biển cái, tuổi thành thục của cá đực là 0 và có kích thước là
+

290 mm, cá cái có tuổi thành thục lần đầu là 1 và có kích thước 485 mm (Brown et al.,
2001).
Theo kết quả nghiên cứu hệ số thành thục của Brown et al. (2001), hệ số thành thục
của cá rô biển cái được tăng lên trong tháng 6 đến tháng 8, với một đỉnh cao vào tháng 7,
trong khi đó hệ số thành thục của cá rô biển đực đã được tăng dần lên từ tháng 5 qua
6


tháng 9. Như vậy, mùa sinh sản của cá rô biển ở phía Bắc của vịnh Mexico kéo dài từ
tháng 6 đến tháng 8. Nhìn chung, hệ số thành thục của cả cá rô biển đực và cái đều thấp.
Theo Richard (1994), khi nghiên cứu sự phát triển của ấu trùng cá rô biển về thời
gian và không gian phân bố ở phía Bắc của vịnh Mexico thì 75% của ấu trùng cá rô biển
0


trong chuyến đi khảo sát đã được tìm thấy trong nước có nhiệt độ trung bình là 28,9 C,
0

phạm vi 27,6-31,0 C, độ mặn trung bình 31,3‰, phạm vi 22,0-36,0‰.

1.4. Tính ăn
Thức ăn của chúng là các loài giáp xác ở tầng đáy và cá nhỏ (Richard, 1994), chúng
có thể đạt đến khối lượng thân là 19,2 kg (Wheeler, 1985).

1.5. Công nghệ sản xuất giống cá biển trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1. Công nghệ sản xuất giống cá biển trên thế giới
1.5.1.1. Phát triển sản xuất giống cá biển
So với nghề sản xuất giống cá nước ngọt, lịch sử phát triển sản xuất giống nhân tạo
cá biển trên thế giới ngắn hơn rất nhiều. Đến nay, mặc dù có nhiều loài cá biển được nuôi
từ con giống sản xuất nhân tạo, nhưng ở nhiều loài khác, công việc nghiên cứu vẫn đang
tiếp diễn, thậm chí một lượng lớn con giống vẫn còn khai thác từ tự nhiên. Hiện tại,
nghiên cứu sản xuất giống cá biển chủ yếu vẫn là quan tâm đến việc xác định phương
pháp thích hợp để chăm sóc đàn cá bố mẹ, dinh dưỡng cá bố mẹ, sự cần thiết sử dụng
hormone, loại hormone và liều lượng sử dụng, loại thức ăn sống và thức ăn nhân tạo cho
ấu trùng, tỉ lệ cho ăn, quản lý dịch bệnh, và thậm chí chỉ là xác định phương pháp thích
hợp để đóng túi và vận chuyển (FAO, 2006). Để thấy rõ hiện trạng nghề sản xuất giống
cá biển trên thế giới, chúng ta có thể xem xét lịch sử phát triển và thực trạng nghiên cứu
tại một số nước và khu vực có nghề sản xuất giống cá biển phát triển.
Trên thế giới, khu vực Châu Á – Thái bình Dương đang là nơi có nghề nuôi cá biển
phát triển với số lượng loài được nuôi nhiều nhất, trong đó có nhiều loài đã được sản
xuất giống thành công ở qui mô thương mại (FAO, 2005; Rimmer, 2008).
Việc sinh sản nhân tạo cá biển ở Trung Quốc đã được phát triển trong một khoảng
7



thời gian hơn 50 năm, số lượng loài nghiên cứu sản xuất giống thành công và số lượng cá
giống sản xuất ra tăng lên nhanh chóng từ những năm 1980, cung cấp một lượng lớn con
giống cho nghề nuôi cá lồng và nuôi cá ao (Hong and Zhang, 2003). Từ cuối những năm
1950, các loài thuộc họ cá đối (Mugilidae) đã được nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành
công đầu tiên tại Trung Quốc. Từ những năm 1970, Trung Quốc đã hoàn thiện kỹ thuật
sinh sản nhân tạo loài cá đối Liza haematocheila, một lượng lớn cá giống được sản xuất
ra đủ đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi với qui mô lớn. Đến những năm 1980, Trung Quốc
bắt đầu sinh sản thành công các loài cá khác như cá tráp vàng (Sparus aurata), cá bơn
Nhật (Paralichthys olivaceus), cá tráp đen (Sparus macrocephalus) và cá đù vàng
(Pseudosciaena crocea), thiết lập được kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và sản xuất ra
hàng triệu con giống của các loài cá này. Từ những năm 1990, sản xuất giống nhân tạo cá
biển ở Trung Quốc phát triển tăng nhanh về cả số lượng loài và số lượng cá giống sản
xuất ra, tập trung vào các loài có giá trị cao. Đến năm 2000, có ít nhất 52 loài cá biển
thuộc 24 họ đã được nghiên cứu sản xuất giống thành công. Loài được sản xuất giống
nhiều nhất là cá đù vàng đạt hơn 1,3 tỉ con giống. Các loài sản xuất được hơn 10 triệu
con giống trong năm 2000 gồm có cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus), cá vược Nhật Bản
(Lateolabrax japonicus), cá đối Liza haematocheila, cá Nibea miichthioides, cá tráp đỏ
(Sparus major), cá măng biển (Chanos chanos) và cá Plectorhynchus cinctus. Các loài
sản xuất được vài triệu con giống trong năm 2000 gồm: cá bơn Nhật Bản, cá tráp đen, cá
vược (Lates calcarifer), cá hồng russell (Lutjanus russelli), cá sạo (Pomadasys hasta), cá
đù mi-uy (Miichthys miiuy), cá bống bớp (Bostrichthys sinensis) và cá sạo vây đen
(Hapalogenys nitens). Hiện nay, các loài cá biển thuộc họ cá đù (Sciaenidae) là những
loài chủ yếu đang được sản xuất giống nhân tạo ở Trung Quốc, tiếp theo là các loài cá
thuộc các họ tráp (Sparidae), họ cá sạo (Pomadasyidae), họ cá mú (Serranidae), họ cá
bơn vỉ (Paralichthyidae) và họ cá hồng (Lutjanidae). Trong các đối tượng trên, những
loài cá biển đã được khép kín vòng đời trong điều kiện nuôi ở Trung Quốc gồm có: cá đù
vàng, cá hồng Mỹ, cá vược Nhật Bản, cá đối Liza haematocheila, cá đù mi-uy, cá tráp đỏ,
cá bơn Nhật, cá tráp đen, cá tráp Sparus latus, cá turbot và cá đối mục (Hong and Zhang,
2003).
Ở Đài Loan, theo Liao (1969), đầu những năm 60, các kỹ thuật tiên tiến trong

ương
8


nuôi cá bắt đầu được quan tâm và phát triển. Một thành công lớn là việc thiết lập được kỹ
thuật nuôi cá nước ngọt ở loài cá trắm cỏ Ctenopharyngodon idellus và cá mè trắng
Hypophthalmichthys molitrix. Theo đó, các kỹ thuật sản xuất giống cho cá biển đã được
thiết lập cho cá đối mục Mugil cephalus và với kỹ thuật này đã được áp dụng nghiên cứu
loài cá khác ở Đài Loan hiện nay (trích từ Liao et al., 2001).
Việc sản xuất giống cá biển ở qui mô thương mại bắt đầu ở Đài Loan từ những năm
1980, cùng với thời gian này Nhật Bản đã đi tiên phong sản xuất giống cá tráp đỏ Pagrus
major và châu Âu phát triển các phương pháp sản xuất giống hiệu quả nhất cho loài cá
chẽm châu Âu Dicentrarchus labrax và cá tráp vàng Sparus aurata… (Liao et al., 2001).
Cho đến 2001, Đài Loan đã sản xuất giống nhân tạo thành công hơn 90 loài cá khác
nhau. Hiện nay, các trại sản xuất giống cá biển ở Đài Loan là nơi sẵn sàng cung cấp
giống nhiều loài cá biển và công nghệ sản xuất giống ban đầu cho các nước Đông Nam Á
(FAO, 2006). Riêng cá măng biển, lịch sử nuôi cá măng biển tại Đài Loan có từ hơn 300
năm nhưng thành công đầu tiên trong việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo loài cá
này chỉ có từ năm 1979, kích thích cá đẻ thành công năm 1983. Nhu cầu cá măng giống
tại Đài Loan trước kia rất lớn, khoảng 160 triệu giống mỗi năm, chủ yếu khai thác giống
tự nhiên tại chỗ và nhập giống khai thác tự nhiên từ các nước Đông Nam Á. Sau khi
nghiên cứu thành công, Đài Loan không chỉ giải quyết đủ lượng giống cá măng biển cho
mình mà còn xuất khẩu sang các nước khác (Liao et al., 2001). Với cá mú, nguồn giống
cho nghề nuôi tại Đài Loan hiện nay được cung cấp từ các trại sản xuất giống tại chỗ và
nhập cá khai thác tự nhiên từ Thái Lan, Philippine và Sri Lanka. Mặc dù có hơn 52 loài
cá mú phân bố dọc bờ biển Đài Loan nhưng chỉ có một số loài đã được sản xuất giống
nhân tạo bao gồm: cá mú chấm đen (Epinephelus malabaricus), cá mú chấm nâu (E.
coioides), cá mú cọp (E. fuscoguttatus), cá mú nghệ (E. lanceolatus), trong đó loài cá mú
chấm nâu (E. coioides) đã được khép kín vòng đời. Các loài cá mú khác: cá mú đỏ chấm
xanh (Plectropomus leopardus), cá mú chuột (Cromileptes altivelis) chỉ sản xuất được

một số lượng ít con giống. Việc nghiên cứu ương nuôi ấu trùng cá mú chấm đen (E.
malabaricus) bắt đầu từ năm 1985, tỉ lệ sống của ấu trùng loài cá này nói chung thấp hơn
các loài khác. Kỹ thuật sản xuất với số lượng lớn con giống loài cá mú nghệ được thiết
lập từ năm 1996 (trích từ Liao et al., 2001). Cá giò được nghiên cứu sản xuất giống thành
9


×