Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở việt nam trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.3 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG.....................................1
1.1. Một số khái niệm.........................................................................................1
1.2 Mục đích của hoạt động Thanh tra lao động................................................1
1.3 Nhiệm vụ của Thanh tra lao động...............................................................1
1.4 Hình thức thanh tra.......................................................................................2
1.5 Nội dung thanh tra lao động.........................................................................2
1.6 Thanh tra an toàn – vệ sinh lao động...........................................................3
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ
VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH HIỆN
NAY.......................................................................................................................4
2.1 Tổng quan về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) tại Việt Nam
............................................................................................................................4
2.2 Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn , vệ sinh lao
động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong tình hình
hiện nay..............................................................................................................5
2.3 Nhận xét và đánh giá chung.........................................................................7
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH
TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM..............9
KẾT LUẬN.............................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................


LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động thanh tra mà đặc biệt là hoạt động thanh tra lao động là một
trong những khâu quan trọng trong hệ thống quản lý nhà nước về lao động ở
nước ta. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất kinh doanh


thì hoạt động thanh tra lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc
phát hiện, phòng ngừa , xử lý những vi phạm pháp luật về lao động. Trong khi
đó, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động ở nước ta
trong những năm trở lại đây không ngừng tăng. Bên cạnh việc thu hút được
nhiều vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam cũng cần phải quản lý, gíam sát tình
hình thực hiện những quy định pháp luật về lao động ở các doanh nghiệp này,
đặc biệt là về vấn đề an toàn ,vệ sinh lao động
Từ những lý do trên, em đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Thực trạng
công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao an toàn, vệ sinh lao động tại
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong tình hình hiện nay”
làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.


CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Thanh tra
Thanh tra là hoạt động xem xét, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên
hoạc theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan nhà nước
cấp dưới ( mang tính chất trực thuộc) , là một bộ phận của bộ phận hành pháp
1.1.2. Thanh tra lao động
Căn cứ nghị định số 110/2-17/NĐ-CP , theo đó : Thanh tra lao động là tổ
chức thanh tra trực thuộc ngành lao động , ở trung ương có Thanh tra Bộ Lao
động – Thương bịnh và Xã hội , Thanh tra lao động , Thanh tra tổng cục giáo
dục nghề nghiệp , Thanh tra cục Quản lý lao động ngoài nước , thanh tra cục an
toàn lao động ; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra Sở lao
động – Thương bịnh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra hành chính và
thanh tra chuyên ngành về lao động , thương binh và xã hội trong phạm vi quản
lý nhà nước theo quy định của Pháp luật
1.2 Mục đích của hoạt động Thanh tra lao động

Mục đích của thanh tra lao động là nhằm, phát hiện những sơ hở trong cơ
chế quản lý trong lao động để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đề ra biện pháp khắc phục , phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp
luật trong lao động, giúp các cơ quan , tôt chức , cá nhân thực hiện đúng quy
điịnh của Pháp luật về lao động , phát huy các nhân tố tích cực, góp phần nâng
cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước , bảo vệ lợi ích của Nhà nước ,
quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhânn ( Theo điều 2 ,
chương I, Luật Thanh tra 2010)
1.3 Nhiệm vụ của Thanh tra lao động
Nhiệm vụ chủ yếu quả thanh tra lao động được quy định tại điều 237,238 ,
chương XVI , Luật lao động năm 2012
Điều 237 : Nhiệm vụ thanh tra nhà nươc về lao động , Thanh tra Bộ Lao
động – Thương binh – Xã hội , Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây :
- Thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về lao động
1


- Điều tra tai nạn Lao động về những vi phạm an toàn, vệ sinh lao động
- Thanh gia hướng dẫn, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn , quy chuẩn kỹ thuật
về điều kiện lao động , an toàn vệ sinh lao động
- Giải quyết khiếu nại , tố cáo về lao độngtheo quy định của Pháp luật
- Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi
phạm về lao động
Điều 238 : Thanh tra lao động
- Thanh tra Bộ lao động – Thương binh và Xã hội , Thanh tra Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội thực hiện đúng chức năng thanh tra chuyên ngành về
lao động
- Việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động , vệ sinh lao động trong
các lĩnh vực phóng xạ , thăm dò , khai thác dầu khí , các phương tiện vân tải

đường sắt , đường thủy , đường bộ , đường hành không và các đơn vị thuộc lực
lương vũ trang do cơ quan quản lý nhà nước về lĩng vực đó thực hiện với sự
phối hợp của thanh tra chuyên ngành lao động
1.4 Hình thức thanh tra
Theo điều 37 Luật Thanh tra năm 2010, các hình thức thanh tra bao gồm :
- Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch , thanh tra thường
xuyên hoặc thanh tra đột xuất
- Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt
- Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng , nhiệm vụ
của cơ quan được giao , thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức , cá nhân
có dấu hiệu vi phạm pháp luật , theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo , phòng , chống tham nhũng hoạc do thủ trường cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền giao
1.5 Nội dung thanh tra lao động
Thanh tra lao động , thanh tra việc thực hiện pháp luật những nội dung sau :
- Tuyển dụng và đào tạo lao động
- Thực hiện hợp đồng lao động
- Thỏa ước lao động tập thể
2


- Thời giờ làm việc , nghỉ ngơi
- Tiền lương và trả công lao động
- An toàn lao động, vệ sinh lao động
- Lao động đặc thù
- Kỷ luật lao động , trách nhiệm vật chất
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp
- Tranh chấp lao động
- Khiếu nại về lao động

1.6 Thanh tra an toàn – vệ sinh lao động
Theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012 , Thanh tra an toàn và vệ
sinh lao động có chức năng sau :
- Thanh tra viên chấp hành các quy định của páp luật về an toàn , vệ sinh
lao động
- Thanh tra viên chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện lao
động, an toàn vệ sinh lao động
- Giải quyết khiếu nại
- Xủ lý vi phạm pháp luật về an toàn,vệ sinh lao động

3


CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG TÌNH
HÌNH HIỆN NAY
Trong những năm gần đây, bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều yếu tố
quan trọng tác động lớn đến nền kinh tế nước ta . Việt Nam đã hội nhập sâu rộng
hơn và nền kinh tế thế giới và bước vào nhóm các nước có mức thu nhập trung
bình . Có nhiều các nước đã đầu tư vốn vào Việt Nam như Nhật Bản, Trung
Quốc , Hàn Quốc … từ đó đã không ngừng mở rộng và phát triển, đóng góp
đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt nam
2.1 Tổng quan về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) tại Việt
Nam
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư
nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh
nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần , sáp nhập, mua lại
Theo công bố của Bộ kế hoạch và đầu tư về tình hình đầu tư trực tiếp tuef
nước ngoài năm 2017, đã cps 115 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại

Việt Nam. Trong đó Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 9.11 tỷ
USD ( chiếm 25.4% ) , Hàn Quốc là nước đứng thứ hai với tổng vốn đăng kí là
8.49 tyt USD ( chiếm 23.7% )
Bộ kế hoạch và đầu tư cũng cho biết, tính chung trong 12 tháng năm 2017 ,
tổng vốn đăng kí , cấp mới , tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài là 35.88 tỷ USD , tăng 44.4 % so với cùng kì năm 2016
Vốn thực hiện ước đạt 17.5 tỉ USD , tăng 10.8% so với cùng kỳ năm 2016.
Có đến 2591 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đàu tư với tổng số vốn đăng
kí là 21.27 tỷ USD , tăng 42.3 % so với năm 2016. Có 1188 lượt dự án đăng kí
điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng kí tăng thêm xấp xỉ 8.41 % so với năm
2016 và 5002 lượt góp vốn , mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng
giá trị góp vốn 6.19 tỉ USD
Tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI tại năm 2017 là 3.6
triệu lao động trực tiếp và khaorng 5-6 triệu lao động gián tiếp . Khu vực FDI
đẫtọ việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận không nhỏ lao dộng . Lao
4


động trong các doanh nghiệp FDI chiếm tỉ trọng thấp nhưng có hiệu quản sản
xuất kinh doanh khá cao
Tuy nhiên , vấn đề thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động cho người
lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chauw được cú trọng ,
còn nhiều sai phạm thường gặp như : sai phạm về ký kết hợp đồng ; trong ngành
dệt may : vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ; trong ngành chế biến
thủy, hải sản : vi phạm về bảo hộ lao động…
2.2 Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn , vệ sinh
lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong tình
hình hiện nay
2.2.1 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Thanh tra Bộ lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện thanh

tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh ngiệp có vốn
đầu tư nước ngoài trong phạm vi cấp quốcgia
Thanh tra Sở lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện thanh
tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp FDI
trực thuộc tỉnh quản lý
Các văn bản pháp luạt quy định :
- Nghị định số 14/2017/NĐ - CP của Chính Phủ quy định về chức năng ,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội
- Quyết định số 961/QĐ-LĐTBXH của lãnh đạo Bộ lao động – Thương
binh và Xã hội quy định về chức năng , nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức thanh tra
Bộ
2.2.2 Chức năng thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn , vệ sinh lao
động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Bộ lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện việc thực hiện
việc thanh tra , ở đây là Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ( gọi
tắt là Thanh tra Bộ )
Thanh tra bộ là cơ quan thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản
lý nhà nước về các công tác thanh tra , giải quyết khiếu nại trong phạm vi cả
nước
Nhiệm vụ , quyền hạn của Thanh tra Bộ
5


- Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động
- Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chaaurn, quy chuẩn kỹ thuật
về điều kiện lao động , an toàn lao động , vệ sinh lao động
- Tổ chức tập huấn , bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành
2.2.3 Hình thức thanh tra
Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên phụ
trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra ( Quyết định số 01/2006/ QĐ –

BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc banhafnh quy chế hoạt động
thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phuuj trách
vùng , quyết định 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 của Bộ
lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự
kiểm tra thực hiện pháp luật lao động)
2.2.4 Nội dung thanh tra
Nghị định số 39/2016/NĐ-CP của chính phủ quy định về kiểm soát các yếu
tố có hại , nguy hiểm , độc hại tại nơi làm việc của người lao động
Nội dung thanh tra về an toàn , vệ sinh lao động.
- Việc thực hiện các quy phạm, tiêu chuẩn an toàn đối với máy, thiết bị,
vật tư, nhà xưởng, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trong đó tập trung vào các
máy và hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động như nồi
hơi, thiết bị áp lực, thiết bị nâng, vật liệu nổ, thuốc bảo vệ thực vật...
- Việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh lao động: tiếng ồn, độ rung, ánh sáng,
nhiệt độ.
- Việc lập và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động.
- Công tác tự kiểm tra về an toàn lao động của cơ sở.
- Công tác huấn luyện về an toàn lao động.
- Việc thực hiện các quy định về an toàn lao động đối với các đối tượng có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (chế tạo, sử dụng, bảo dưỡng)
- Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động: bồi dưỡng, chống độc hại bằng
hiện vật, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi...
- Tình hình khai báo, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

6


- Hồ sơ, tài liệu có liên quan.
2.2.5 Kết quả thanh tra

Năm 2017, cả nước đã tiến hành 5236 cuộc thanh tra về pháp luật an toàn,
vệ sinh lao động và 1572 cuộc kiểm tra chuyên ngành . Có đến 4139 đơn vị vi
phạm mà chủ yếu là về : thiếu giải pháp về kỹ thuật an toàn, trang bị bảo hộ lao
động cho người lao động chưa đủ hoặc chưa trang bị ; không bồi dưỡng bằng
hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại; không
có hồ sơ sức khỏe đối với người bị mắc bệnh nghề nghiệp ; che dấu khung số tai
nạn lao động
Đoàn thanh tra đã xử lý vi phạm và đưa ra những hình thức răn đe cho
những hành vi sai phạm ấy, cụ thể , có đến 4735 vụ xử lý vi phạm tại các đơn vị
2.3 Nhận xét và đánh giá chung
2.3.1 Những mặt đạt được
- Hằng năm, đoàn thanh tra đã phát hiện và xử lý hàng nghìn hành vi vi
phạm pháp luật về an toàn , vệ sinh lao đọng và đưa ra nhiều kiến nghị đểcác
cơ sở, đơn vị thực hiện , chấp hành nghêm chỉnh luật pháp về an toàn lao động
đới với người lao động
- 100% các vụ tai nạn lao động làm chết người khi được các doanh nghiệp
và cơ sở sản xuất khai bảo đã được thanh tra tại các đơn vị thực hiện điều tra tai
nạn lao động theo quy định
- Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ , nghiệp vụ thanh tra ; Tiêu chuẩn về
đạo đức, phẩm chất , chuyên môn nghiệp vụ cuả thanh tra viên đã được quy định
trong luật thanh tra năm 2010
2.3.2 Hạn chế
- Số cuộc thanh tra được tiến hành hằng năm còn ít , việc thanh tra vẫn còn
mang tính chất hình thức , chất lượng chưa cao
- Lực lượng thanh tra viên về an toàn, vệ sinh lao động còn thiếu rất nhiều,
trong khi các doanh nghiệp thành lập ngày càng lớn, diễn biến hoạt động phức
tạp
- Nguồn thanh tra viên còn yếu kém về trình độ , chưa đápứng được yêu
cầu thanh tra , kiểm tra ở các địa phương . Thời gian chủ yếu là làm việc và giải
quyết đơn thư, phần lớn các Sở chưa tổ chức thanh tra theo kế hoạch

7


- Hiện nay các trang thiết bị, máy móc , đo đạc, xe cộ phục vụ cho việc
thanh tra An toàn , vệ sinh lao động cũng đã lạc hậu nhiều, vì vậy mà công tác
thanh tra chưa đánh giá hiệu quả được thực sự
- Công tác quản lý về an toàn , vệ sinh lao động còn một số hạn chế như :
hệ thống pháp luật ; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm
gây khó khăn cho việc thực hiện ; tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
chưa tập trung , lực lượng thanh tra còn quá mỏng ; tình hình thực hiện công tác
thanh tra chưa thực sự hiệu quả , số tai nạn lao động và mắc bệnh nghề nghiệp
vẫn còn nhiều

8


CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO
ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT
NAM
Xây dựng luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản luật, dưới luật
khác : trong đó , quy định về việc thành lập tiêng tổ chức thanh tra an toàn , vệ
sinh lao động độc lập. Việc xây dựng luật trên cở sở hệ thống hóa , mở rộng
phạm vi điều chỉnh là cần thiết đápứng yêu cầu đổi mới toàn điện công tác thanh
tra , tạo cơ sở pháp lý cho việc cải cách tổ chức của các cơ quan thanh tra
Tăng cường thêm lực lượng thanh tra lao động cả về số lượng và chất
lượng
Hiện tại, lực lượng thanh tra còn quá mỏng và yếu về chuyên môn , nghiệp
vụ . Do đó , việc tăng cường số lượng và chất lượng thanh tra là yêu cầu vô cùng
cấp thiết . Cùng với sự gia tăng của các doanh nghiệp FDI , số lượng thanhtra

lao đọng cũng cần được tăng cường để giảm thiểu số lượng doanh nghiệp bình
quân mà một thanh tra viên phụ trách . Thêm vào đó, lực lượng thanh tra lao
đọng cần được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ , đặc biệt là về an
toàn , vệ sinh lao động
Có chế tài xử phạt đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp
luật về an toàn , vệ sinh lao động
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực lao động cần
tiến hành rà soát , kiểm tra lại hệ thống thanh tra , nhằm đưa ra các biện pháp
tăng thêm quân số cho lực lượng thanh tra, tăng biên chế cho thanh tra lao
đọng . Ban hành tiêu chuẩn thanh tra viên và tổ chức thi tuyển công chức trong
lĩnh vực thanh tra an toàn , vệ sinh lao động
Tăng cường các cuộc thanh tra theo chuyên đề với thời gian , quy mô
nhanh, gọn, có hiệu quả và chất lượng để giúp các cơ sở khắc phục những vi
phạm có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cao để phục vụ việc hoàn thiện chính
sách pháp luật
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý phục vụ công tác thanh
tra lao động . hệ thống này có vai trò phục vụ quản lý của lãnh đạo thanh tra
( phát triển lực lượng , xây dựng mô hình và phương pháp quản lý ) , hậu thuẫn
9


quá trìn tác nghiệp của thanh tra viên ( Thu thập thông tin , lập kế hoạch và triển
khai công tác của đoàn thanh tra , kiểm tra, điều tra xác minh)
Kết hợp với tổ chức công đoàn hướng dẫn cho người lao động hiểu về các
quy trình bảo hộ lao động để người lao đọng biết và chủ động phòng tránh . Từ
đó, giảm thiểu số vụ tai nạn lao động cũng như lượng công việc cho cơ quan
thanh tra
Cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng
về các điển hình tiêu biểu trong thực hiện pháp luật về an toàn , vệ sinh lao
động để các doanh nghiệp học tập kinh nghiệm , lấy ví dụ để làm theo

Đồng thời, có các giải thường hằng năm cho doanh nghiệp chấp hành tốt
quy định an toàn vệ sinh để kích thích sự tham gia của họ trong việc đảm bảo
xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh

10


KẾT LUẬN
Trong tình hình hiện nay, công tác thanh tra có vai trò quan trọng trong vấn
đề phát hiện những sai phạm trong việc thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh
lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , gopsphaafn ngăn
chặn kịp thời các hành vi sai phạm , bảo vệ quyền và lợi ích cho cả người lao
động và chủ đầu tư, các bên lien quan trong quan hê lao động . Trong xu thế nền
kinh tế nước ta đang hội nhập với nền kinh tế thế giới , nền kinh tế rất đa dạng ,
nhiều thành phần , nếu công tác thanh tra trên cả nước tại các doanh nghiệp
không được thắt chặt và kiểm soát thì sẽ dẫn đến sự lỏng lẻo trong cơ chế quản
lý nhà nước , dễ dẫn đến nhiều sai pham xảy ra . Vì vậy, công tác thanh tra việc
thực hiện pháp luật về an toàn , vệ sinh lao động là rất quan trọng


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Thanh tra lao động 2010
2. Bộ luật Lao động 2012
3.Trang : https :// www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=27108
4.Trang : https:// www.vietnamcontruction.vn



×