Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Sinh kế người dân xã ngọc lâm huyện thanh chương tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 94 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................3
MỤC LỤC........................................................................................................4
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU..............................................................9
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................11
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................12
PHẦN I: MỞ ĐẦU........................................................................................13
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.....................................................13
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu...............................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung..............................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................2
1.4. Địa điểm nghiên cứu................................................................................2
1.5. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................3
1.6. Thời gian nghiên cứu...............................................................................3
1.7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................3
1.7.1. Chọn điểm nghiên cứu..................................................................3
1.7.2. Phương pháp thu thập số liệu........................................................3
1.7.3. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................3
Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel 3
1.7.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu......................................3
1.7.5. Phương pháp tham vấn chuyên gia...............................................4
1.7.6. Phương pháp (PRA) có sự tham gia của người dân......................4
1.8. Bố cục của khóa luận...............................................................................4
PHẦN 2: NỘI DUNG......................................................................................5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN.........................5
1.1. Cơ sở lý luận về sinh kế và tái định cư..................................................5
1.1.1. Sinh kế của người dân Khái niệm sinh kế.....................................5


1.2.5. Di dân tái định cư trong các công trình thủy điện.........................8


1.3. Cơ sở thực tiễn về tái định cư...............................................................14
1.3.1. Kinh nghiệm tái định cư trên thế giới.........................................14
1.3.2. Chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước liên quan
đến tái định cư ở Việt Nam...................................................................16
CHƯƠNG II. SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ NGỌC LÂM HUYỆN
THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN........................................................19
2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội xã Ngọc Lâm huyện
Thanh Chương tỉnh Nghệ An........................................................................19
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................19
2.1.2. Địa hình, địa mạo:......................................................................20
2.1.3. Khí hậu, thời tiết:.......................................................................20
2.1.4. Tài nguyên đất:............................................................................21
2.1.5. Nguồn nước:...............................................................................22
2.1.6. Tài nguyên rừng:........................................................................23
2.1.6. Tài nguyên nhân văn:.................................................................23
2.1.7. Cảnh quan môi trường:..............................................................23
2.1.8. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên..............23
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội của xã Ngọc Lâm......................25
2.2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế........................................25
2.2.3.. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng............................................26
2.2.4. Những vấn đề kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai...........30
2.3. Đặc điểm dự án tái định cư của công trình thuỷ điện Bản Vẽ............31
2.3.1. Đặc điểm vùng di dân tái định cư ( nơi đi) và đặc điểm của từng dân
tộc..........................................................................................................31
2.3.2. Đặc điểm vùng tái định cư..........................................................42
2.3.3. So sánh vùng di dân TĐC và vùng nhận dân TĐC.....................45


CHƯƠNG III. NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA CỘNG
ĐỒNG DÂN CƯ XÃ NGỌC LÂM HUYỆN THANH CHƯƠNG TỈNH

NGHỆ AN.......................................................................................................47
3.1. Nguồn lực...............................................................................................47
3.1.1. Nguồn lực tự nhiên......................................................................47
3.1.2. Nguồn lực con người...................................................................51
3.1.3. Nguồn lực tài chính.....................................................................53
3.1.4. Nguồn lực vật chất......................................................................55
3.1.5. Nguồn lực xã hội.........................................................................57
3.2. Nguồn lực sinh kế của người dân..........................................................58
3.2.1. Sản xuất nông nghiệp..................................................................58
3.2.2. Hoạt động chăn nuôi trong vùng TĐC........................................59
3.2.3. Khai thác và sử dụng lâm sản......................................................60
3.2.4. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp..........................................62
3.3. Đánh giá chung về các hoạt động sinh kế của cộng đồng TĐC xã Ngọc
Lâm.................................................................................................................62
3.3.1. Các nguồn thu nhập của người dân.............................................62
3.3.2. Những hạn chế cần giải quyết.....................................................63
3.3.2.1 Về nguồn nhân lực:...................................................................63
3.3.2.2. Về nguồn nhân lực xã hội:.......................................................64
3.3.2.3 Về nguồn lực tự nhiên:.............................................................64
3.3.2.4. Về nguồn lực vật chất:.............................................................65
3.3.2.5. Về nguồn lực tài chính:............................................................66
CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP SINH KẾ BỀN
VỮNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ XÃ NGỌC LÂM HUYỆN THANH
CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN........................................................................67
4.1. Định hướng phát triển sinh kế bền vững..............................................67


4.1.1. Cơ sở của việc định hướng..........................................................67
4.1.2. Định hướng.................................................................................68
4.2. Các giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư xã Ngọc Lâm 69

4.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực.......................................................70
4.2.2. Giải pháp về nguồn lực xã hội....................................................71
4.2.3. Giải pháp về nguồn lực tự nhiên.................................................73
4.2.4. Giải pháp về nguồn lực vật chất..................................................73
4.2.5. Giải pháp về nguồn lực tài chính................................................75
4.2.6. Giải pháp hỗ trợ các thiệt hại......................................................75
4.3. Đề xuất sử dụng đất trồng cây chè tăng sinh kế trên địa bàn xã Ngọc
Lâm.................................................................................................................76
4.3.1. Tính hiệu quả của cây chè...........................................................76
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................80
I. KẾT LUẬN.................................................................................................80
II. KIẾN NGHỊ..............................................................................................82
PHỤ LỤC.......................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................86


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Các nguồn lực tạo thành sinh kế..................................................5
Biểu đồ

Biểu đồ 4.1. So sánh thu nhập bình quân hộ, khẩu và sau khi trồng cây chè.
.........................................................................................................................78
Biểu đồ 4.2. So sánh cơ cấu thu nhập của các hộ dân.....................................79
Bảng

Bảng 2.1: Tổng hợp diện tích các loại đất xã Ngọc Lâm huyện Thanh
Chương tỉnh Nghệ An...................................................................................21
Bảng 2.3: Diện tích đất xây sân thể thao ở xã Ngọc Lâm, huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An..................................................................................27

Bảng 2.4: Diện tích sân thể thao tại các bản...............................................28
Bảng 2.5: Số lượng các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thủy điện Bản Vẽ........31
Bảng 2.6: Đặc điểm của từng dân tộc tại thời điểm chưa di dời...............32
Bảng 2.7: Đặc điểm của từng dân tộc sau khi di dời..................................43
Bảng 3.1.Diện tích rừng theo tính chất sử dụng tại xã Ngọc Lâm............48
Bảng 3.2: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất xã Ngọc Lâm năm 2018:...........48
Bảng 3.3. Dân cư và lao động của xã Ngọc Lâm năm 2018.......................51
Bảng 3.4.Các cấp bậc đang theo học của dân cư xã Ngọc Lâm năm 201852
Bảng 3.5. Tình hình sử dụng nước sạch và vệ sinh của cộng đồng xã Ngọc
Lâm.................................................................................................................53
Bảng 3.6. Nguồn tiền mặt trong năm của cộng đồng trong vùng TĐC xã
Ngọc Lâm.......................................................................................................54
Bảng 3.7.cơ cấu chi tiêu hằng năm của cộng đồng vùng TĐC xã Ngọc Lâm
.........................................................................................................................55
Bảng 3.8.Trang thiết bị của cộng đồng dân cư trong vùng TĐC xã Ngọc
Lâm năm 2019...............................................................................................56
Bảng 3.9. Quan hệ của các tổ chức liên quan đến cộng đồng....................58
Bảng 3.10.Lịch mùa vụ các loại cây trồng chính trong xã Ngọc Lâm.....58


Bảng 3.11. Tình hình chăn nuôi tại xã Ngọc Lâm......................................59
Bảng 3.12. Mục đích sử dụng sản phẩm rừng tại vùng TĐC xã Ngọc Lâm
.........................................................................................................................60
Bảng 3.13. Những lâm sản chính lấy từ rừng.............................................61
Bảng 3.14. Cơ cấu thu nhập của các hộ dân trong vùng giai đoạn 2017-2018
.........................................................................................................................63
Bảng 4.1. Diện tích trồng và thu nhập cây keo và sắn tại xã Ngọc Lâm.. 77


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Vị trí xã Ngọc Lâm trên địa bàn huyên Thanh chương tỉnh Nghệ
An....................................................................................................................20
Hình 2.2. Dân tộc Thái tại nơi ở cũ..............................................................33
Hình 2.3. Người dân Khơ Mú.......................................................................35
Hình 2.4: Dân tộc Ơ Đu tại nơi ở cũ............................................................37
Hình 2.5. Dân tộc Thổ tại nơi ở cũ...............................................................38
Hình 2.6. Dân tộc Mường tại nơi ở cũ.........................................................40
Hình 2.7. Nhà ở tại nơi ở cũ..........................................................................46
Hình 2.8. Một góc khu TĐC xã Ngọc Lâm..................................................46


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Từ viết tắt
TĐC
HĐND
UBND
HTX
QLDA
TK, KK

Từ đầy đủ
Tái định cư

Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Hợp tác xã
Quản lý dự án
Thống kê, kiểm kê

PHẦN I: MỞ ĐẦU


1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tiến hành triển khai, xây dựng nhiều
công trình thuỷ điện lớn và nhỏ trên hầu khắp lưu vực các sông ở nhiều vùng
trong cả nước nhằm góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng phục vụ sản xuất và
đời sống. Các dự án thủy điện thường được triển khai xây dựng tại miền núi, nơi
mật độ dân cư thấp, phần lớn là dân tộc ít người, tuy nhiên không tránh khỏi
những cộng đồng dân cư sinh sống trong phạm vi lòng hồ thuỷ điện. Do đó rất
cần có những chính sách và biện pháp trong công tác di dân, tái định cư nhằm
ổn định đời sống, giảm thiểu tác động tiêu cực đến các nguồn tài nguyên, môi
trường, bảo đảm cho người dân có cuộc sống nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở
cũ như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai
xây dựng các công trình thuỷ điện đã và đang làm nảy sinh một số vấn đề bất
cập về môi trường, văn hoá và đặc biệt là đời sống của người dân sinh sống ở
những vùng lòng hồ thuỷ điện. Công tác đền bù và tái định cư bắt buộc tuy cũng
được Chính phủ quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần
giải quyết, trong đó vấn đề đảm bảo chính sách, vấn đề sinh kế cho những người
dân phải tái định cư đến nơi ở mới thật sự chưa được quan tâm đúng mức và đến
nay chưa được thực hiện một cách hoàn chỉnh và bền vững, Kinh nghiệm trên
thế giới và bản thân của Việt Nam đã cho thấy công tác tái định cư là quá trình
rất phức tạp, mất nhiều thời gian, đòi hỏi phải tiến hành các nghiên cứu rất tỉ mỉ
về người dân tái định cư, về dân tộc, văn hoá, bàn sắc, đặc tính dân tộc và tập

quán của họ trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất, đặc biệt đối với các
chương trình tái định cư có quy mô lớn.
Việc đảm bảo sinh kế đóng vai trò rất quan trọng nhằm giảm thiểu nguy
cơ rủi ro cho người dân phải tái định cư bắt buộc, giảm thiểu tối đa những tác
động không mong muốn đối với người dân phải tái định cư thông qua việc tạo
lập một sinh kế bền vững, ổn định phát triển sản xuất, đảm bảo phát triển kinh
tế, xã hội và bảo vệ môi trường bền vững. Với Mực nước bình thường: 200 m.
Theo đó, tổng mức đầu tư là 6700 tỷ đồng.


Theo kết quả rà soát bổ sung quy hoạch di dân tái định cư công trình thủy
điện Bản vẽ chuyển về xã Ngọc Lâm gồm 3 xã: Xã Luân Mai, xã Kim Tiến, xã
Hữu Dương, với 5.638 người. Người dân phải di chuyển chiếm 100 % là đồng
bào dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế, điều kiện văn hóa xã
hội còn nhiều khó khăn.
Một thực tế sau khi cắm mốc ngập vùng hồ, xu thế của rất nhiều người
dân muốn ở lại, không muốn di chuyển đi xa nơi “chôn rau cắt rốn”, một phần
muốn sử dụng lại diện tích đất không bị ngập để phát triển sản xuất, vì vậy
phương án đảm bảo sinh kế cho người dân tái định cư. Sau khi chuyển từ Tương
Dương xuống Thanh chương cuộc sống người dân đã có nhiều thay đổi. Với ý
nghĩa như trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sinh kế người dân xã
Ngọc Lâm huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An”
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, sinh kế của các hộ di dân tái định cư ở xã Ngọc Lâm.
Trên cơ sở đánh giá phân tích, đề xuất một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn
định sản xuất và đời sống của các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về sinh kế cho người dân tái định
cư.

- Đánh giá tình hình di dời, tái định cư và sinh kế của các hộ dân tại công
trình thủy điện Bản Vẽ.
- Đề xuất giải pháp phù hợp đảm bảo sinh kế cho các hộ dân thuộc diện
tái định cư
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình tái định cư công trình thuỷ điện
Bản vẽ.
1.4. Địa điểm nghiên cứu
Xã Ngọc Lâm huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An.


1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Xã Ngọc Lâm huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An.
với diện tích tự nhiên là 8.922,64 ha.
- Phạm vì thời gian: Từ tháng 12 năm 2006 đến 12/2018.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Chọn điểm nghiên cứu
Xác định đối tượng nghiên cứu là nhóm hộ di dời tái định cư đến nơi ở
mới thuộc công trình Thuỷ điện Bản Vẽ huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An.
1.6.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu Sơ cấp: Điều tra phỏng vấn các hộ thuộc
nhóm hộ phải di dời tái định cư đến nơi ở mới thuộc địa bàn nghiên cứu theo
phương pháp chọn hộ ngẫu nhiên. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng
cần điều tra theo mẫu phiếu điều tra đã xây dựng sân. Số mẫu điều tra là 60 hộ
nông dân.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu, văn bản, báo
cáo và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài thông qua nhiều nguồn khác nhau,
như: UBND huyện Thanh Chương, phòng TNMT huyện Thanh Chương, UBND
xã Ngọc Lâm, Internet....
1.6.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel
1.6.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu
Đề tài thực hiện tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá trên cơ sở tài
liệu, số liệu và thông tin thu được để đưa ra nhận xét và kết luận về tác động
của hoạt động tái định cư tới người dân bị ảnh hưởng. Trong đó đề tài nghiên
cứu đánh giá dựa trên cơ sở các thông tin định lượng, được thu thập từ điểu tra
khảo sát một nhóm người dân bị ảnh hưởng từ công trình thuỷ điện Bản Vẽ về
tác động của tái định cư đến tài sản, thu nhập và việc làm của họ.
Phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia, các nhà quản lý về lĩnh vực tái
định cư nhằm thu được những kinh nghiệm, nhận xét và ý kiến của họ về vấn để


tái định cư nói chung và các khía cạnh cụ thể: quy hoạch, đền bù, di dân,... liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
1.6.5. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Đây là phương pháp quan trọng được vận dụng thông qua việc tham khảo
ý kiến của những người có kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về sinh kế, vùng TĐC
và các lĩnh vực liên quan, giúp tác giả đưa ra các nhận xét và đề xuất các giải
pháp phát triển sinh kế bền vững hiệu quả.
Khi tiến hành đề tài, tác giả tham khảo ý kiến của các cán bộ, từ các cơ
quan như: UBND xã Ngọc Lâm, Bí thư chi bộ xã Ngọc Lâm, TS. Trần Đình
Du… và một số phòng ban liên quan. Từ đó, rút ra được những nhận xét, đánh
giá chung về các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển sinh kế của người
dân tại xã Ngọc Lâm, giúp cho quá trình nghiên cứu được chính xác, mang tính
khoa học cao…
1.6.6. Phương pháp (PRA) có sự tham gia của người dân
Chọn mẫu điều tra trong khu vực nghiên cứu theo phương pháp chọn
ngẫu nhiên. Phỏng vấn trực tiếp chủ hộ bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước
và in sẵn. Thu thập các thông tin sơ cấp tại các hộ nông dân trên địa bàn xã
Ngọc Lâm.

- Mục tiêu chọn mẫu điều tra
Mục tiêu của hoạt động điều tra thực địa nhằm thu thập thông tin đầy đủ
toàn diện và chính xác các thông tin về đời sống sinh hoạt, các hoạt động sinh kế
của cộng đồng dân cư, tư tưởng, ý thức của họ.
- Cơ sở chọn mẫu điều tra
Khu vực được chọn để điều tra là xã Ngọc Lâm thuộc huyện Thanh
Chương.

1.7. Bố cục của khóa luận


Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Sinh kến của người dân xã Ngọc Lâm huyện Thanh Chương
tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Nguồn lực và thực trạng sinh kế của cộng đồng dân cư xã
Ngọc Lâm huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An.
Chương 4: Định hướng và các giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng
dân cư xã Ngọc Lâm huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An

PHẦN 2: NỘI DUNG.
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN


1.1. Cơ sở lý luận về sinh kế
1.1.1. Khái niệm sinh kế
Theo Bùi Đình Toái (2004) Khái niệm về sinh kế của hộ hay một cộng
đồng là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với
những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm

sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một
hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay
cộng đồng đó…
- Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế:
Để duy trì sinh kế, mỗi hộ gia đình thường có các kế sách sinh nhai khác
nhau. Kế sách sinh nhai của hộ hay chiến lược sinh kế của hộ là quá trình ra
quyết định về các vấn đề cấp hộ. Bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ,
tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và chi phí (tài
sản) cơ bản sau: vật chất của hộ. Chiến lược sinh kế của hộ phải dựa vào năm
loại nguồn lực cơ bản sau

Sơ đồ 1.1: Các nguồn lực tạo thành sinh kế

- Nguồn nhân lực: bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức
khoẻ con người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến


lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ. Ở
mức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực
có sẵn.
- Nguồn lực xã hội: là những nguồn lực định tính dựa trên những gì mà
con người đặt ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm uy
tín của hộ, các mối quan hệ xã hội của hộ.
- Nguồn lực tự nhiên: là cơ sở các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của,
cộng đồng, được trông cậy vào để sử dụng cho mục đích sinh kế như đất đai,
nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng... Trong thực tế, sinh kế của người
dân thường bị tác động rất lớn bởi những biến động của nguồn lực tự nhiên.
Trong các chương trình di dân tái định cư, việc di chuyển dần đã làm thay đổi
nguồn lực tự nhiên của người dân và qua đó đã làm thay đổi sinh kế của họ.
- Nguồn lực vật chất: bao gồm tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như

nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin.
- Nguồn lực tài chính: là những gì liên quan đến tài chính mà con người
có được như: nguồn thu nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn
khác như lương, bổng, nguồn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình và
cho cộng đồng.
Mỗi hộ dân là một bộ phận cấu thành nên cộng đồng họ đang sống, các tài
sản và nguồn lực của họ cũng là một phần tài sản và nguồn lực của cộng đồng
đó, vì vậy chiến lược sinh kế của mỗi hộ đều có sự tương đồng và phù hợp với
nhau cũng như phù hợp với chiến lược sinh kế của cộng đồng.
Chiến lược sinh kế cộng đồng cũng dựa trên năm loại nguồn lực trên
nhưng mang ý nghĩa rộng hơn cho cả cộng đồng, đó là số lượng và chất lượng
nguồn nhân lực của cộng đồng; Thể chế chính trị, phong tục, tập quán, uy tín,
của cả cộng đồng; Điều kiện tự nhiên của địa bàn cộng đồng sinh sống; Các cơ
sở hạ tầng xã hội hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống
ngăn, tiêu nước, cung cấp năng lượng, thông tin...
1.1.2. Di dân tái định cư trong các công trình thủy điện
1.1.2.1. Di dân


- Dân số biến động do cơ bản là do tăng tự nhiên và tăng cơ học. Tăng
trưởng tự nhiên của dân số gắn liền với quá trình sinh học sinh ra, tồn tại và mất
đi của con người theo thời gian. Quá trình này thông qua hiện tượng sinh và
chết. Di biến động dân cư còn do tác động cơ học của quá trình di dân. Trong
mọi quốc gia, những luồng di cư tạo nên sự phân bố lại dân cư, đồng thời làm
tăng giảm mật độ dân cư giữa các vùng miền địa lý. Di dân về bản chất không
phải là hiện tượng sinh học như sinh, chết. Di dân có thể diễn ra nhiều lần, lặp đi
lặp lại trong cuộc đời của một cá nhân, trong khi sinh đẻ và tử vong chỉ diễn ra
một lần.
Di dân là quá trình phân bố lại lực lượng lao động, dân cư và là nhân tố
quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Di dân và quá trình tập trung dân

số ở địa bàn nơi đến luôn đặt ra những thách thức mới cho sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, đặc biệt trong mối quan hệ với các nguồn lực tự
nhiên, môi trường của các vùng miền đất nước.
Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một
không gian, thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay
vĩnh viễn. Với khái niệm này, di dân đồng nhất với sự di động dân cư. Theo
nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dần dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một
đơn vị lãnh thổ khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời
gian nhất định. Tóm lại, khái niệm di dân có thể được tóm tắt theo các điểm
chung như sau:
- Người đi dân di chuyển ra khỏi một địa dư nào đó đến nơi khác sinh
sống.
- Người di chuyển bao giờ cũng có những mục đích, họ đến một nơi nào
đó và định cư tại đó trong một thời gian để thực hiện mục đích đó.
- Di dân gắn liền với sự thay đổi công việc, nơi làm việc, công việc nghề
nghiệp, sở thích, lối sống,...
Có nhiều cách phân loại di dân theo các góc độ khác nhau, như:
- Theo khoảng cách di chuyển, gồm có: di dân nông thôn - thành thị, di
dân nông thôn - nông thôn,...


- Theo độ dài thời gian cư trú, gồm có: di chuyển ổn, định, di chuyển tạm
thời, di dân mùa vụ,..
- Theo tính chất di dân:
+ Di dân tự nguyện: là trường hợp người di chuyển tự nguyện di chuyển
theo đúng mong muốn hay nguyện vọng của mình.
+ Di dân ép buộc: diễn ra trái với nguyện vọng di chuyển của người dân.
Loại hình di chuyển này thường đem lại những hậu quả không mong muốn cho
xã hội và cần được hạn chế tối đa.
- Theo đặc trưng di dân:

+ Di dân có tổ chức: là hình thái di chuyên dân cư được thực hiện theo kế
hoạch và theo chương trình mục tiêu nhất định do nhà nước, chính quyền các
cấp vạch ra và tổ chức, thực hiện với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể
xã hội. Về nguyên tắc, người dân di chuyện có tổ chức được nhà nước và
chính quyền địa phương nơi nhập cư giúp đỡ. Di dân có tổ chức có thể giảm bớt
khó khăn cho những người nhập cư, tăng nguồn lực lao động địa phương, có thể
tránh được việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi gây ảnh hưởng xấu tới
môi trường.
+ Di dân tự phát (tự do): là hình thái di dân mang tính cá nhân do bản thân
người di chuyển hoặc bộ phận gia đình quyết định, không có và không phụ
thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của nhà nước và các cấp chính quyền. Di dân tự
phát phản ánh tính năng động và vai trò độc lập của cá nhân và hộ gia đình trong
việc giải quyết đời sống, tìm công ăn việc làm.

1.1.2.2. Tái định cư
Tái định cư là việc phải di chuyển đến một nơi khác để sinh sống, đây là
thuật ngữ chung liên quan tới bị thu hồi đất, mất đất, mất chỗ ở, mất tài sản, mất
nguồn thu nhập hay mất những phương tiện kiểm sống khác.


Theo khái niệm của Ngân hàng Phát triển châu Á năm 1995, tái định cư
được phân loại dựa trên thiệt hại của người tái định cư:
- Thiệt hại về tài sản sản xuất, bao gồm đất đai, thu nhập và đời sống.
- Thiệt hại về nhà ở, có thể là toàn bộ cộng đồng và các hệ thống, dịch vụ
kèm theo.
- Thiệt hại về các tài sản khác,
- Thiệt hại về các nguồn tài nguyên của cộng đồng như môi trường sinh
sống, văn hóa, và hàng hóa.
1.1.2.3. Tái định cư tự nguyện và không tự nguyện
Tái định cư được hiểu là con người tạo dựng cuộc sống ở nơi cư trú

mới sau khi rời khỏi nơi cư trú cũ của họ. Thực tế có nhiều lý do mà người dân phải tái định cư và có thể chia ra thành hai loại: Tái định cư bắt buộc (do những
điều kiện khách quan như chiến tranh, thiên tai, xây dựng công trình, thu hồi
đất,...) và Tái định cư tự nguyện (do nhu cầu người dân muốn cải thiện cuộc
sống).
Thực tế tại Việt Nam có nhiều hình thức tái định cư và được tổng hợp
thành hai hình thức tái định cư phổ biến như sau:
- Tái định cư tập trung theo quy hoạch, kế hoạch chung, có tổ chức (còn
gọi là tái định cư bắt buộc):
+ Di dân từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung vào Tây Nguyên xây dựng
các vùng kinh tế mới. Hình thức này chủ yếu diễn ra trước năm 1990.
+Xây dựng làng thanh niên lập nghiệp và các khu giãn dân.
+ Xây dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia (các công trình thủy
điện tại Tây Nguyên, Sơn La,...).
Tái định cư bắt buộc là việc tái định cư do người dân bị trưng dụng đất để
xây dựng dự án vì lợi ích chung của cộng đồng. Việc tái định cư bắt buộc liên
quan tới tất cả lứa tuổi và giới, những mong muốn của một số người bị ảnh
hưởng có thể không được đáp ứng. Rất nhiều người có thể gặp rủi ro và thiếu
động lực, sáng tạo để di chuyển và tái lập nơi ở mới và thực hiện những định
hướng mới. Phụ nữ và những hộ gia đình do họ đứng đầu thường chịu nhiều


thiệt thòi vì đền bù lại thường chỉ giành cho nam giới, những hộ do phụ nữ đứng
đầu lại thường trong tình trạng kinh tế mong manh, hơn nữa phụ nữ thường bị
hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ. Không có sự giúp đỡ mạnh mẽ, thì
những người bị tái định cư bắt buộc sẽ trở nên nghèo khó. Nếu việc tái định cư
bắt buộc là không thể tránh khỏi thì nó cần được hoạch định và thực thi một
cách chu đáo để kinh tế có thể được tăng trưởng và giảm được nghèo đói, đặc
biệt đối với những người dễ bị tổn thương.
- Di dân tự do (tái định cư tự nguyện): di cư tự phát vào Tây Nguyên từ
các tỉnh miền Bắc và miền Trung, trong đó có cả nhân dân các dân tộc ở miền

núi phía Bắc như Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, H'Mông. Di dân tự phát diễn ra
mạnh ở một số thời điểm và thường gây áp lực lớn về đất đai. Những người tái
định cư tự nguyện được tự quyết định lựa chọn. Họ thường là nam giới ở lứa
tuổi trẻ hoặc trung niên vì vậy họ khá năng động, sáng tạo và chấp nhận rủi ro.
Chính phủ sẽ tổ chức các chương trình tái định cư được quy hoạch trước, các
chương trình này không chỉ quy hoạch nơi ở mới mà còn quy hoạch điều kiện
sống tại nơi ở mới, cung cấp các dịch vụ xã hội và thậm chỉ phục vụ cả nhu cầu
văn hóa và tôn giáo.
1.1.2.4. Di dân tái định cư trong các công trình thuỷ điện
Di dân tái định cư trong các công trình thuỷ điện thường là di dân bắt
buộc để giải phóng mặt bằng, thi công công trình thuỷ điện. Các công trình thuỷ
điện đều mang tính quan trọng quyết định đối với sự phát triển của địa phương,
khu vực và quốc gia. Tuy nhiên, chúng cũng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa mục
đích phát triển quốc gia lâu dài với quyền lợi của các cộng đồng và cá nhân những người chịu bất lợi trước tiên. Các dự án này đều có thể tác động bất lợi
tới những người đang sử dụng các nguồn tài nguyên như đất đai, nguồn nước,
hay các loại tài nguyên thiên nhiên khác và các phương tiện kinh tế, xã hội, văn
hoá và tôn giáo liên quan.
Điều quan trọng là phải cân nhắc lợi ích đạt được với cái giá phải trả cho
các ảnh hưởng này bằng cách xem xét các phương án triển khai hoặc không phải
di dân, hoặc chỉ gây gián đoạn nhỏ về kinh tế, xã hội và tìm ra cách để hoà hợp


những quyền lợi và mâu thuẫn nói trên. Trường hợp không tránh khỏi tái định
cư, phải tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm đạt được các nội dung như sau:
- Bảo vệ quyền lợi và cuộc sống của những người bị di chuyển do dự án;
- Giảm và đền bù những thiệt hại về tiềm năng kinh tế của người bị ảnh
hưởng của nền kinh tế khu vực và địa phương;
- Hỗ trợ phát triển tiềm năng kinh tế, xã hội và văn hoá cho các công đồng
và người bị ảnh hưởng
1.1.2.5. Đặc điểm sinh kể của di dân tái định cư

Các công trình thuỷ điện chủ yếu được đầu tư xây dựng ở bên các con
sông có địa hình đồi núi cao. Mục đích xây dựng nhằm lợi dụng địa thế tự nhiên
để hình thành các hồ chứa nhân tạo. Một nhà máy thuỷ điện không chiếm nhiều
diện tích nhưng hồ chứa nước để đảm bảo vận hành nhà máy chiếm diện tích rất
lớn, từ vài km: đến hàng trăm km. Điều đó cũng có nghĩa là có diện tích đất
tương ứng bị mất đi, hơn nữa, đó chủ yếu là diện tích canh tác đã ổn định (do
điều kiện đất ở đây gần nguồn nước, trong thung lũng và được canh tác lâu đời
chủ yếu là đất tốt).
Đại đa số người dân ở đây rất nghèo, trình độ nhận thức thấp và không đủ
ăn hàng năm. Các dự án tái định cư này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các
huyện cũng như của toàn tỉnh và có khả năng sẽ làm cho chính quyền địa
phương gặp khó khăn hơn trong việc đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra.
Điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện Thanh Chương rất phù hợp để trồng
chè gia tăng sinh kế. Qua đó điều kiện tự nhiên của xã Ngọc Lâm cũng rất phù
hợp để trồng chè với mục đích gia tăng sinh kế cho người dân.
Huyện Thanh Chương, là một huyện vùng núi phía tây của tỉnh Nghệ An.
Tổng diện tích tự nhiên của Huyện là 112.886,78 ha, trong đó diện tích đồi núi
chiếm phần lớn (khoảng 83%). Huyện chủ yếu phát triển về nông nghiệp, trong
đó cây chè phát triển mạnh nhất. Trong thời gian qua để tận dụng, khai thác tốt
tiềm năng vốn có của địa phương huyện Thanh Chương đã rất tích cực mở rộng
diện tích chè mới. Với quy mô khá lớn so với quy mô một huyện, cây chè đã trở
thành thương hiệu của huyện Thanh chương nói riêng và Nghệ An nói chung.


Năm 2017, toàn huyện có 4.400,5 ha chè búp tươi, tăng 29,4% so với năm 2013
và là huyện có diện tích chè lớn nhất tỉnh Nghệ An (chiếm 59,31%). Trong đó,
diện tích chè đi vào sản xuất kinh doanh là 3.221 ha. Năng suất chè búp tươi
cũng tăng dần theo thời gian, năm 2013 năng suất đạt 95 tạ/ha, đến năm 2017
năng suất tăng lên 110 tạ/ha. Như vậy, tổng sản lượng chè búp tươi năm 2017
đạt 35.321 tấn. (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thanh Chương, Cục thống kê

tỉnh Nghệ An)
Cơ sở để tổ chức sản xuất trồng cây chè trong vùng là các vùng núi
chuyên trồng cây công nghiệp. Chủ yếu đất tại khu vực là đất Feralít đỏ vàng rất
phù hợp cho trồng cây chè ngoài ra các đồi chè còn mang lại đặc trưng nét đẹp
riêng tại các khu vực trồng chè.
Nghiên cứu khả năng khai thác sử dụng đất, bố trí cây trồng hợp lý là một
trong giải pháp để đảm bảo sinh kế cho người dân TĐC
Qua khảo sát các khu vực sản xuất trên đất tại một số khu vực ở nước ta
cho thấy muốn sử dụng phải có các điều kiện sau:
- Yêu cầu tổng nhiệt độ hàng năm khoảng 4.000 0C. Nhiệt độ trung bình
hàng năm thích hợp đối với chè 18-230C, tùy giống mà nhiệt độ thích hợp khác
nhau: chè san 15-200C, chè trung du và các giống chè khác trồng ở vùng trung
du và vùng khí hậu tương tự 20-250C.
Nhiệt độ tối thấp -50C đối với chè san và 0 0C đối với chè trung du. Nhiệt
độ tối cao 320C (chè san) và 350C (chè trung du) nếu nhiệt độ cao hơn 35 0C sẽ
làm kém chất lượng chè. Nếu có mưa hoặc tưới phun mưa thì chè chịu được
nắng gắt và nhiệt độ cao. Ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ 10-12 0C. Cây chè sinh
trưởng mạnh, ra nhiều búp hàm lượng tananh cao, phẩm chất chè tốt trong phạm
vi nhiệt độ 20-300C. Độ cao và vĩ độ kết hợp với nhau, tạo ra nhiệt độ thích hợp
cho cây chè sinh trưởng.
- Lượng mưa hàng năm thích hợp cho cây chè là 1500-2400mm, hàng
tháng trên 100mm và được phân bổ đều qua các tháng.
- Độ ẩm và nhiệt độ cao là hai yếu tố quan trọng để lá chè tích lũy được
nhiều tanin và chất hòa tan, nâng cao được phẩm chất.


- Người nông dân phải có trình độ canh tác nhất định, có lao động để kịp
thời vụ gieo trồng và thu hoạch kịp thời gian đất hở.
1.2. Cơ sở thực tiễn về tái định cư
1.2.1. Kinh nghiệm tái định cư trên thế giới

- Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc đã được coi là một trong những nước có chính sách TĐC tốt
và phù hợp với đa sổ các yêu cầu của các tổ chức cho vay vốn, đặc biệt trong
các nỗ lực nhằm khôi phục cuộc sống và nguồn thu nhập cho các hộ bị ảnh
hưởng. Mục tiêu bao trùm của chính sách tái định cư của Trung Quốc là hạn chế
đến mức tối đa việc thu hồi đất cũng như số lượng người bị ảnh hưởng của dự
án. Song nếu việc tái định cư là không thể tránh khỏi thì cần có sự chuẩn bị các
kế hoạch cẩn thận để đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng được đền bù và hỗ
trợ đầy đủ, có tính đến các lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân, và dần dần
làm cho những người bị ảnh hưởng khôi phục lại hoặc cải thiện thêm mức sống
ban đầu của họ.
Theo đánh giá của một số chuyên gia tái định cư, Sở dĩ Trung Quốc có
những thành công nhất định trong công tác tái định cư là do họ đã xây dựng các
chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc đối với các hoạt động tái định cư
trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong hoạt động tái định cư của các công
trình thuỷ điện, hồ chứa. Mục tiêu của các chính sách này là cung cấp các cơ hội
phát triển cho tái định cư, với phương thức tiếp cận cơ bản là tạo các nguồn lực
sản xuất cho những người tái định cư. Các kế hoạch tái định cư chi tiết cùng các
thoả thuận phục hồi kinh tế cho từng làng, từng hộ gia đình bị ảnh hưởng được
chuẩn bị trước khi thông qua dự án. Để đảm bảo sau khi tái định cư, việc hỗ trợ
cho những người bị di chuyển vẫn được tiếp tục, các quy định quốc gia quy định
rằng cần phải lập ra một quỹ phát triển hồ chứa và duy trì nó trong 10 năm, sử
dụng một phần thu nhập của dự án. Bên cạnh việc có chính sách tốt, thì nhân tố
quan trọng thứ hại khiến hoạt động tái định cư ở Trung Quốc thành công là năng
lực thể chế mạnh của các chính quyền địa phương Chính quyền cấp tính chịu
trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chương trình tái định cư.


Quyền sở hữu tập thể là một nhân tố quan trọng khác làm cho việc thực
hiện tái định cư ở Trung Quốc có nhiều thuận lợi, đặc biệt ở nông thôn. Tiền đền

bù đất đai bị mất không trà cho từng hộ gia đình và được cộng đồng sử dụng để
tìm kiếm, phát triển đất mới hoặc mua của các cộng đồng sở tại hay dùng để
phát triển cơ sở hạ tầng. Chính quyền thôn, xã sẽ chịu trách nhiệm phân chia lại
đất cho các hộ bị ảnh hưởng
- Kinh nghiệm của Thái Lan
Ở Thái Lan, Hiến pháp năm 1982 đã quy định khi trưng dụng đất cho các
mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho
đất nước, phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải
thực hiện đền bù theo giá thị trường cho những người hợp pháp về tất cả những
thiệt hại do việc trưng dụng gây ra. Trên cơ sở này, các ngành có các quy định
chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đất của ngành mình theo những nguyên
tắc đã quy định trong Hiến pháp.
Năm 1987, Thái Lan ban hành Luật về Trưng dụng bất động sản mang tên
B.E, 2530 áp dụng cho việc trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng tiện ích
công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho
đất nước, phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai và các mục
đích công cộng khác, Luật này cũng quy định các nguyên tắc trưng dụng đất, các
nguyên tắc tính giá trị đền bù các loại tài sản bị thiệt hại, trình tự lập và phê
duyệt dự án và đền bù, tái định cư, trình tự đàm phán, nhận tiến đền bù, trình tự
khiếu nại và giải quyết khiếu nại, trình tự đưa ra toà án.
Luật B.E, 2530 cũng chỉ quy định các nguyên tắc chung, không quy định
cụ thể, vì vậy, từng ngành có các quy định riêng cho ngành mình về các trình tự
và nguyên tắc cụ thể để xác định giá trị đền bù và thực hiện tái định cư cho
người bị thu hồi đất. Trong việc thực hiện thì ngành điện lực thực hiện tốt nhất.
Cơ quan điện lực Thái Lan là nơi có nhiều dự án tái định cư lớn nhất nước đã có
chính sách riêng về đền bù và tái định cư với mục tiêu "đảm bảo cho những
người bị ảnh hưởng một mức sống tốt hơn" thông qua việc cung cấp cơ sở hạ
tầng nhiều hơn và tốt hơn, đảm bảo cho người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn



và được tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển. Chính sách đền bù và tái
định cư của cơ quan Điện lực Thái Lan đã vượt trên các đòi hỏi về mặt pháp lý
của luật pháp Thái vì được xây dựng với mục tiêu nâng cao mức sống của những
người bị ảnh hưởng và trên thực tế đã tỏ ra có hiệu quả trong nhiều dự án đập
lớn của Thái Lan.
1.2.2. Chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước liên
quan đến tái định cư ở Việt Nam
Hiện tại Việt nam chưa có các quy định cụ thể và thống nhất về di dân tái định cư nói chung và triển khai thực hiện công tác này. Các kế hoạch di dân
tái định cư thường được xây dựng tùy theo điều kiện cụ thể của dự án và khả
năng của nhà đầu tư. Tuy nhiên, chủ trương, chính sách của Đảng cũng khẳng
định tất cả các phương án tái định cư đều phải đảm bảo "bảo đảm cho người dân
có cuộc sống nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ”
Trước năm 1993, Nhà nước có thể thu hồi đất mà không đền bù gì hoặc
chí đền bù cho chính quyền địa phương hoặc tổ chức tập thể đã được cấp đất Cơ
sở pháp lý cho chính sách tái định cư dần dần được hình thành với sự ra đời của
Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 1993, kèm theo đó là hướng dẫn thực
hiện trong Nghị định 22/1998/NĐ - CP, cùng với những cải thiện trong Luật Đất
đai năm 2003, 2013. Cho đến nay, luật là quy định là phải đền bỏ những thiệt hại
về đất và các tài sản kèm theo đất Các biện pháp hỗ trợ ổn định mức sống của
những đối tượng bị ảnh hưởng đã được đưa ra với nguyên tắc chung là nơi tái
định cư phải có điều kiện sống ít nhất là ngang bằng hoặc tốt hơn.
Dưới đây là tóm tắt một số văn bản pháp luật về tài nguyên thiên nhiên,
đất đai và các chính sách liên quan đến đền bù, TĐC từ năm 1993.
- Luật Đất đai 1993
- Nghị định 90/NĐ - CP ngày 1781994 của Chính phủ về quy định đến bù
những thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định 87/NĐ - CP ngày 1781998 của Chính phủ về giá đất.
- Nghị định 17/NĐ - CP ngày 2131998 điều chỉnh Phần 2, Điều 4 của
Nghị định 87/CP về quy định khung giá các loại đất.



- Nghị định 22/1998/NĐ - CP ngày 2441998 về đền bù thiệt hại khi Nhà
nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng, bao gồm cả đất thu hồi cho các dự án phát triển. Đây là cơ sở
pháp lý để xây dựng chính sách (cả tạm thời và chính thức) cho việc triển khai
công tác tái định cư ở các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi trên cả nước.
- Luật Đất đai 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ - CP của Chính phủ về thực hiện Luật Đất đai.
- Nghị định 188/2004/NĐ - CP về phương pháp xác định giá đất và khung
giá các loại đất,
- Thông tư số 114/2004/TT - BTC ngày 26112004 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ - CP, hướng dẫn phương pháp xác
định giá đất và tổ chức thực hiện.
- Nghị định 197/2004/NĐ - CP về đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất.

CHƯƠNG II. SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ NGỌC LÂM HUYỆN
THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN
2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội xã Ngọc Lâm
huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An
2.1.1. Điều kiện tự nhiên


×