Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đề cương dân số Y học dự phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.93 KB, 14 trang )

Vũ Thanh Thảo YHDP8
Câu 1: Phân tích sơ đồ

Sức ép
Phát
triển
dânkinh
số tế
Sức ép
Phát
triển
dânkinh
số tế

Câu 2: Anh/ chị hãy trình bày khái niệm về giới, định kiến giới, bình đẳng giới. Liệt kê các đặc điểm của bình đẳng giới và
trình bày rõ một trong các đặc điểm đó
Câu 3: Anh/ chị hãy phân tích sự ảnh hưởng của bình đẳng giới đối với dân số?
Câu 4: Anh/chị hãy nêu các biện pháp tránh thai hiện nay và cách cần chú ý để truyền thông đạt kết quả tốt nhất
Câu 5: Anh/chị hãy trình bày cụ thể các biện pháp tránh thai đã và đang thực hiện chính sách dân số
Câu 6: Anh/chị hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của dịch vụ DS-KHHGĐ
Câu 7: Anh/chị hãy trình bày một số chỉ số đánh giá chất lượng dân số và chất lượng cuộc sống.
Câu 8: Trình bày tầm quan trọng của phân tích đối tượng trong truyền thông về DS-KHHGĐ
Câu 9: Anh/chị hãy phân tích những tác động qua lại giữa dân số và y tế
Câu 10: Trình bày các nội dung và các bước truyền thông GDSK về DS-KHHGĐ


Vũ Thanh Thảo YHDP8
Câu 1: Phân tích sơ đồ
Tốc độ tăng trưởng dân số quá nhanh đang là 1 vđ nổi cộm hiện nay. Tính đến tháng 3/2017 dso TG là 7,49 tỉ người trong đó
Vn thuộc top 20 nc đông dân nhất TG vs 95 triệu dân ( đứng thứ 14).TB mỗi năm dso VN gia tăng khoảng 1%, tình trạng này
gây sức ép không nhỏ đối với phát triển KT, tài nguyên MT và chất lượng CS


1.Phát triển kinh tế.

-

Thiếu việc làm,tỉ lệ thất nghiệp cao,tỉ lệ phụ thuộc cao...là những hệ lụy của bùng nổ dân số gây ra.

-

Thông thường, tỉ lệ gia tăng tổng sp quốc dân (GNP) bình quân đầu người hàng năm được coi là chỉ tiêu để đgia tăng
trưởng KT.Để tăng chỉ tiêu này thì GNP phải tăng nhanh hơn tỉ lệ gia tăng DS

+ Dân số tăng nhanh sẽ hạn chế việc tích lũy tư bản,hạn chế tăng năng suất lao động do phải đầu tư cho nhu cầu
sống & sinh hoạt tăng lên nhanh hơn số sp làm ra được dẫn đến GNP trên đầu người giảm.

-

DS nc ta chủ yếu làm trong lĩnh vực sx nông nghiệp, khi gia tăng DS qá nhanh gây sức ép lên người LĐ thì những thu
nhập từ canh tác nông np khó có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày. Việc này dẫn đến người dân
bỏ ctac nông np đổ về các TP lớn tìm cơ hội việc làm khác có thu nhập có hơn và mức sông tốt hơn gây áp lực mọi
mặt đối với đô thị và sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng.

-

GNP Tb trên đầu người giảm,tỉ lệ thất np tăng,tỉ lệ phụ thuộc tăng cao..là những nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến tốc
độ tăng trưởng KT,kéo theo nhưng bất cập trong tiêu dùng,sx,hàng hóa.

2.Tài nguyên môi trường

-


DS tăng,dòng di cư từ nông thôn ra đô thị làm thu hẹp không gian sống,tăng lượng rác thải MT, làm tăng ONMT

-

DS tăng nhanh lực lượng thiếu việc làm trầm trọng dẫn đến hậu quả nặng nề về MT: diện tích rừng bị thu hẹp do nạn
chặt phá rừng bừa bãi,săn bắt thú và ĐV quý hiếm phục vụ nhu cầu thương mại,thay vào đó là các vùng S đất đồi
trống đồi trọc làm cho MT bị suy thoái nghiêm trọng, nạn lũ lụt,hạn hán thường xuyên xảy ra.Tình trạng khai thác
biển cũng tương tự,MT biển bị ÔN nặng nề do việc khai thác ( bằng bom,mìn..) vứt rác, chất thải bừa bãi...

-

DS tăng nhanh lượng TN-TN bị khai thác cũng tăng lên để phục vụ nhu cầu con ng dẫn đến tình trạng can kiệt tài
nguyên,nhất là những tài nguyên không hồi phục.

3. Chất lượng cuộc sống

-

Các yếu tố phát triển KT,TN-MT tác động lên các yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống.

-

GNP là 1 trong các yếu tố thể hiện chất lượng cs. GNP giảm đồng nghĩa với việc chất lượng cs sẽ giảm

-

Do DS tăng nhanh khiến con ng gia tăng mức độ bốc lột đất đai và lm việc kiệt quệ màu mỡ của đất. Cộng vs S đất
canh tác giảm do nhu cầu use đất để xây dựng các công trình nhà ở,trg học... là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu
lương thực thực phẩm.


-

DS tăng nhanh gây sức ép đối vs y tế, GD,XH

+ TE chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong khi đất nc còn nghèo đã tạo nên sưc ép nặng nề : tỉ lệ SDD còn cao,1 số
vùng nông thôn chưa phổ cập xg ctr tiểu học,số trẻ em bỏ học/không đc đến trường còn nhiều,dịch vụ y tế
chưa đáp ứng hết đc cho ng dân,đb vùng sâu vùng xa... còn nhiều bất cập trong viêc sử dụng các dvu y tế.

+ Việc di cư do qtrinh đô thị hóa đã để lại hệ quả tất yếu là khó kiểm soát an ninh chính trị, trật tự an toàn XH:
các tệ nan ma túy. mại dâm ngày càng gia tăng và diễn biến tiêu cực.


Vũ Thanh Thảo YHDP8


Vũ Thanh Thảo YHDP8
Câu 2: Anh/ chị hãy trình bày khái niệm về giới, định kiến giới, bình đẳng giới. Liệt kê các đặc điểm của bình đẳng giới
và trình bày rõ một trong các đặc điểm đó
1. Khái niệm
Giới (Gender): Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Giới là các đặc điểm về
mặt xã hội liên quan đến vị trí, tiếng nói, vai trò, công việc của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội. Đây là những đặc
điểm mà phụ nữ và nam giới có thể hoán đổi cho nhau được.
Định kiến giới
- là những suy nghĩ của mọi người về những gì mà người phụ nữ và nam giới có khả năng làm và loại hoạt đông họ có
thể làm.
- Là nhận thức, thái độ đánh giá thiên lệch về đặc điểm vị trí, vai trò, năng lực của người phụ nữ và nam giới.
Bình đẳng giới
- Là sự bình đẳng về cơ hội, về quyền lợi và cách đối xử với nam giới và phụ nữ ở tất cả các độ tuổi, trong tất cả các
lĩnh vực trong cuộc sống
- Là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới.

Phụ nữ và nam giới có vị thế bình đẳng như nhau cùng:
- Phát huy hết khả năng và thực hiện các nguyện vọng của mình
- Tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực xã hội và thành quả phát triển
- Bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
2. Liệt kê các đặc điểm của bình đẳng giới
- Tính ngang quyền
Tính ưu đãi
- Tính linh hoạt
Tính phân loại
3. Phân tích tính ưu đãi:
Về truyền thống: đặc điểm sinh học và truyền thống của phụ nữ là khác biệt so với nam giới, do đó để đạt được bình
đẳng giới cần có đối xử ưu đãi, khuyến khích đặc biệt với phụ nữ
-

“ đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm”. phụ nữ là người giữ lửa trong gia đình dù có đi làm, tham gia các hoạt

-

động xã hội như nam giới thì phụ nữ vẫn phải lo cả việc nội trợ gia đình.
Tuy những thành tựu KH-KT hiện đại đã phần nào hỗ trợ người phụ nữ giảm bớt sức lao động của họ trong
việc nội trợ nhưng phụ nữ vẫn phải là người làm chính từ việc nhà, bếp núc, đến việc dạy dỗ con cái, chăm lo

-

đời sống tinh thần cho các thành viên khác trong gia đình.
Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, qũy thời gian cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc
học tập nâng cao trình độ kiến thức của người phụ nữ là rất hiếm hoi, nhiều người gần như ko có.
Bên cạnh đó còn có các nguy cơ về bạo lực gia đình,…
 vì vậy phụ nữ cần đc ưu tiên


Về mặt sinh học:
-

Thể lực phụ nữ yếu hơn so với nam giới
Phụ nữ có thiên chức sinh đẻ, làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh đặc trưng hơn so với nam giới: Tiền sản
giật, băn huyết, chửa ngoài tử cung, loãng xương


Vũ Thanh Thảo YHDP8
Câu 3: Anh/ chị hãy phân tích sự ảnh hưởng của bình đẳng giới đối với dân số?
1. Bình đẳng giới – Mức sinh
- Sự hiểu biết: Trình độ giáo dục, kinh nghiệm cá nhân … hiểu biết tốt -> mức sinh đảm bảo
- Sự quyết định
+ Tại một số nước đang phát triển, người chồng chi phối việc ra quyết định sinh sản và sử dụng các biện pháp
tránh thai, quy mô gia đình, khoảng cách giữa các lần sinh hay có bạn tình ngoài hôn thú
- Truyền thống:
+ Việt Nam văn hóa phương đông – người đàn ông là trụ cột nối dõi tông đường -> Lựa chọn giới tính và sàng
lọc trước sinh
+ Quan niệm lạc hậu như coi việc sinh đẻ là công việc của phụ nữ do phụ nữ thực hiện. Hành vi sinh sản của
người phụ nữ vẫn chịu tác động mạnh mẽ của quan niệm, thái độ của người chồng, của gia đình chồng và
những phong tục tập quán khác
2. Bình đẳng giới – Mức chết
- Đặc tính sinh học: Sự khác biệt về chất giữa nam và nữ xuất hiện ngay khi đứa trẻ mới chào đời hoặc phát triển cùng
với sự trưởng thành.Phụ nữ có xu hướng có tỉ lệ tử vong thấp hơn nam giới ở mọi lứa tuổi.
+ Trong bụng mẹ, thai nhi nam có tỉ lệ tử vong cao hơn (trẻ được thụ thai ở tỉ lệ là 124 nam/100 nữ, nhưng tỉ lệ
sống sót đến khi trào đời chỉ là 105nam/ 100 nữ).
+ Trong số những trẻ sinh non có trọng lượng nhỏ nhất (những người dưới 900g) nữ cũng vẫn có một tỷ lệ sống
sót cao hơn.
+ Có đến 90% những người sống đến 110 tuổi là nữ giới.
- Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong

+ Nam giới dễ bị mắc bệnh và có tỷ lệ tử vong cao hơn phụ nữ, tuổi thọ của nam giới cũng thấp hơn phụ nữ.
+ Sự bất ổn về hành vi khiến cho đàn ông dễ sa vào tình trạng uống rượu, hút thuốc, nghiện ma tuý, lái xe ẩu,
bạo hành. Đây là những hành vi khiến cho tuổi thọ của họ bị rút ngắn đi.
+ Nam thường sử dụng nhiều rượu, thuốc lá, chất gây nghiện hơn nữ và thường tử vong vì các bệnh liên quan
như ung thư phổi, lao, xơ gan.
+ Nam giới cũng thường tử vong cao hơn nữ do các chấn thương, dù là vô ý (tai nạn giao thông) hay cố ý (tự
tử, bạo lực, chiến tranh)
- Tỷ số giới tính khi sinh mất cân bằng :sự chênh lệch tuổi thọ tùy thuộc vào từng điều kiện sống cụ thể. Chênh lệch
về tuổi thọ không chỉ chịu tác động của yếu tố tự nhiên (giới tính) mà còn chịu tác động của các yếu tố xã hội (giới).
+ Ở một vài khu vực, chủ yếu là châu Á, sự thiếu hụt của phụ nữ so với nam giới bắt nguồn từ nhiều dạng phân
biệt đối xử đối với phụ nữ và các em gái, đặc biệt là vấn đề thiếu dinh dưỡng và chăm sóc khi mang thai.
+ Ở một số nước, chỉ số giới tính khi sinh đặc biệt cao do quan niệm truyền thống thích con trai dẫn đến nguy
cơ nạo phá thai lựa chọn giới tính và giết thai nhi gái. Đồng thời trẻ em gái cũng có khả năng sống thấp hơn
trẻ em trai do bị phân biệt đối xử hay không được quan tâm
3. Bình đẳng giới với chính sách dân số
- Thành phần:
+ Bình đẳng về cơ hội phát triển cho tất cả mọi người
+ Tính bền vững về cơ hội được duy trì qua các thế hệ
+ Trao quyền cho tất cả mọi người được tham gia và thu lợi từ các quá trình phát triển
- Nguyên tắc
+ Khả năng tiếp cận như nhau tới các dịch vụ xã hội
+ Cơ hội như nhau khi tham gia vào các vai trò
+ Trả công như nhau
+ Được pháp luật bảo vệ như nhau
+ Loại bỏ phân biệt giới và bạo lực chống lại phụ nữ
+ Quyền công dân như nhau


Vũ Thanh Thảo YHDP8
Câu 4: Anh/chị hãy nêu các biện pháp tránh thai hiện nay và cách cần chú ý để truyền thông đạt kết quả tốt nhất

I.

-

Các biện pháp tránh thai
1. Truyền thống
Nam: Xuất tinh ngoài âm đạo
Nữ: Ogino- Knauss- Tính ngày rụng trứng
2. Hiện đại
Nam:
+ Tạm thời: Bao cao su nam, gel
+ Vĩnh viễn: Thắt ống dẫn tinh
Nữ:
+ Tạm thời:
• Mũ chụp CTC và màng ngăn âm đạo
• Màng xốp ngừa thai
• Bao cao su nữ
• Thuốc diệt tinh trùng
• Đặt vòng tránh thai
• Băng keo tránh thai
• Thuốc tránh thai
• Tiêm TT DMPA
• Vòng TT đặt âm đạo
+ Vĩnh viễn: Thắt ống dẫn trứng
Chú ý để truyền thông đạt HQ tốt.
Truyền thông đa dạng hình thức : truyền hình,truyền thanh,báo mạng,băng rôn,khẩu hiệu...
ND trực quan, phong phú,dễ hiểu dễ tiếp cận thông tin
Đúng đối tượng :
+ PN trong độ tuổi sinh đẻ
+ Hs tuổi dậy thì

+ Đàn ông tuổi trưởng thành
+ Gái mại dâm,đồng tính nam
Tổ chức định kỳ,thường xuyên tại nhiều cơ sở y tế: phòng khám sản-nhi, tư nhân- nhà nước, trạm y tế xã,TT

-

KHHGD..
Tổ chức tư vấn, xuống tận nơi hướng dẫn đầy đủ cả về BPTT và kỹ thuật sử dụng,kỹ năng từ chối giao hợp,kỹ năng

-

yc bạn tình use các BPTT.
Truyền thông là cả 1 qtrinh lâu dài,kéo dài nhiều đợt,nhiều năm mới có HQ vì vậy k đc bỏ giữa chừng.
Đội ngũ cán bộ có trình độ vững vàng,liên tục đc nâng cao.

-

II.
-


Vũ Thanh Thảo YHDP8
Câu 5: Anh/chị hãy trình bày cụ thể các biện pháp tránh thai đã và đang thực hiện chính sách dân số
Chính sách dân số:

-

Do Nhà nước chứ không phải do cá nhân hay tổ chức phi chính phủ ban hành.

-


Thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước đối với tình trạng dân số quốc gia.

-

Phạm vi tác động là các quá trình dân số

-

Có tính mục tiêu rõ ràng, đố là sự thay đổi tình trạng dân số.

-> Để đạt được mục tiêu và mục đích, chính sách dân số có các biện pháp rõ ràng, đó là pháp chế, chương trình quản lý.
Các biện pháp tránh thai đã và đang thực hiện chính sách dân số

1. Dịch vụ điều hòa sinh sản hay KHHGD
-

Điều tiết mức sinh:

+ Dịch vụ KHHGD tác động đến hành vi sử dụng các bp tránh thai, tránh đẻ làm giảm tỉ lệ mang thai ngoài ý
muốn.

+ Đồng thời dịch vụ KHHGD còn giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có con.
-

Điều tiết số lần sinh:Dựa trên việc sử dụng các bp tránh thai, tránh đẻ mà các cặp vk ck có thể kiểm soát số lần sinh và
k/c giữa các lần sinh.

-


Chính sách giảm sinh:

+ Tự do hóa việc nạo phá thai
+ Triệt sản bắt buộc đối với nam giới 3 con trở lên
+ Giáo dục
+ Bồi dưỡng cho gia đình sử dụng BPTT
+ Tăng độ tuổi kết hôn tối thiểu
+ Nghiên cứu thêm về yếu tố quyết định giới, hoàn thiện hơn kỹ thuật tránh thai và các biện pháp xã hội
-

Chính sách trong lĩnh vực tử vong:

+ Giảm đến mức tối đa tỷ lệ chết
+ Các chương trình tiêu diệt và loại trừ dịch bệnh
+ Các biện pháp nâng cao sức khỏe người dân
+ Cải thiện điều kiện y tế
-

Chính sách di cư


Vũ Thanh Thảo YHDP8

+ Phân bố lại cư dân, lao động tại chỗ; tận dụng khai thác hết diện tích đất đai nông lâm nghiệp nhỏ lẻ, phân tán
ở khắp nơi

+ Phải xác định rõ mục tiêu của di dân
+ Bằng nhiều biện pháp kết hợp với kinh tế, quốc phòng để ổn định và tăng cường phân bố dân cư lao động.
+ Di dân ra ven biển, lấn biển, ổn định và tăng cường phân bố dân cư ở các đảo nhằm phát triển tốt kinh tế ven
biển.


2. Truyền thông giáo dục:Các bp tuyên truyền, GD, truyền thông nâng cao nhận thức của người dân trong vđ
KHHGD,phòng tránh thai, sinh ít con để nuôi dạy cpn tốt,hợp vs chuẩn mực XH và điều kiện sống mỗi GĐ.

3. Nâng cao vị thế của người PN trong XH.Vị thế của người PN được nâng cao sẽ:Có tiếng nói trong vđ quyết định
sinh sản, Làm giảm áp lực sinh con trai, Chủ động trong việc có thai,có con, k/c giữa các lần sinh.

4. Trách nhiệm của nam giới trong đời sống GĐỞ VN, nam giới thường là người có quyền quyết định mọi việc trong
gđ.bao gồm cả việc có con,số con,quy mô gđ. Vì vậy trách nhiệm của nam giới là vô cùng qtrong trong công tác
KHHGD:

-

Tham gia đúng khả năng của mình.

-

Thay đổi những quan niêm,ptuc lạc hậu của gđ,dòng họ

-

Hỗ trợ,giúp đỡ người PN trong vđ sinh sản.

5. Đối tượng là người trẻ tuổi.Những người trẻ tuổi chiếm 1 phần lớn trong cơ cấu dân số,có khả năng tiếp thu nhanh.Vì vậy
tác động tới người trẻ tuổi là 1 bp mang tính hiệu quả và lâu dài.
6. Cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng.

-

Người mẹ ngay từ khi mang thai được c/s sk và dinh dưỡng tốt sẽ sinh ra đứa trẻ con khỏe mạnh không bị mắc các

bệnh, dị tật bẩm sinh  hạn chế mức sinh

-

Mặt khác đứa trẻ được s/c tốt,dinh dưỡng hợp lý,đầy đủ phát triển hài hòa cả thể lực và trí lực nâng cao chất lg dân
sô, nguông LĐ trong tương lai.

7.Chuyển cư
8.Khuyến khích và không khuyến khích.
9.Nghiên cứu và đánh giá.Nghiên cứu và đánh giá mức độ hiệu quả của các bp đã đưa ra,thực hiện kịp thời phát hiện những
thiếu sót,bất hợp lý để có những điều chỉnh phù hợp.
10. Sửa đổi luật pháp.Tùy từng thời kỳ, hoàn cảnh lịch sử cự thể, đk tự nhiên và XH mà luật pháp được sửa đổi sao cho phù
hợp. VD: quy định số con trong mỗi gđ đc thay đổi theo từng thời kỳ.


Vũ Thanh Thảo YHDP8
Câu 6: Anh/chị hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của dịch vụ DS-KHHGĐ
1. Dịch vụ dân số
Khái niệm: các hoạt động phục vụ công tác dân số, bao gồm dịch vụ thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động,
hướng dẫn và tư vấn về dân số (gọi chung là tuyên truyền, tư vấn); cung cấp biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế
hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm:
- Dịch vụ dân số có liên quan đến nhiều người: Các dịch vụ cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động,
hướng dẫn và tư vấn về dân số nhằm chuyển đổi hành vi sinh đẻ ít con, đẻ thưa, bảo vệ sức khoẻ học tập, công tác, vui
chơi, giải trí và phát triển toàn diện đều có liên quan đến các cá nhân và nhiều người.
- Dịch vụ dân số có liên quan đến phong tục tập quán của người dân: phụ thuộc vào phong tục tập quán của dòng
họ gia đình, của mỗi địa phương nơi họ sinh sống. Ở đâu không có ràng buộc của phong tục tập quán lạc hậu, không
có các điều cấm của lễ giáo phong kiến hay của tôn giáo thì ở đó công tác tuyên truyền, tư vấn, các dịch vụ nâng cao
chất lượng dân số đạt hiệu quả cao.
- Dịch vụ dân số có liên quan đến trình độ học vấn của người dân: Trình độ học vấn của người dân thấp thường có

mức sinh cao, mức sinh con thứ 3 trở lên cao, số con trung bình của người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao và ngược
lại. Gần đây, trình độ học vấn của người dân cao lại có liên quan đến lựa chọn giới tính khi sinh dẫn đến mất cân bằng
tỷ số giới tính khi sinh.
- Dịch vụ dân số có liên quan đến trình độ phát triển kinh tế -xã hội của quốc gia và ở mỗi địa phương. Tùy theo
điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia hay của từng địa phương mà có sự quan tâm đầu tư mở rộng hay thu hẹp
dịch vụ dân số. Nhiều quốc gia đang phát triển, bên cạnh sự đầu tư hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đã nỗ lực đầu tư
nguồn lực cả con người và kinh phí để đáp ứng các dịch vụ dân số cho người dân.
- Dịch vụ dân số có sự khác biệt giữa nam, nữ và khác nhau giữa các nhóm tuổi. Giữa nam và nữ, giữa các nhóm
tuổi có sự khác nhau về hằng số sinh học con người, về nhận thức, về quan niệm do đó các dịch vụ dân số cũng có sự
khác nhau giữa nam và nữ, giữa các nhóm tuổi..
2 Dịch vụ KHHGĐ
Khái niệm:là các hoạt động phục vụ công tác KHHGĐ, bao gồm cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận
động, hướng dẫn, tư vấn và cung cấp kỹ thuật, phương tiện tránh thai , phòng chống vô sinh theo quy định của pháp
luật.
Đặc điểm:
- Dịch vụ KHHGĐ có liên quan đến sức khỏe con người: Dịch vụ KHHGĐ gồm các hoạt động vừa chịu ảnh hưởng
của các yếu tố kinh tế -xã hội vừa chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh học của con người. Dịch vụ KHHGĐ tác động
đến hành vi sử dụng các biện pháp tránh thai, tránh đẻ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng về sự an toàn, hiệu quả,
thuận tiện và đa dạng các loại dịch vụ và phương tiện tránh thai.
- Dịch vụ KHHGĐ có liên quan đến trình độ học vấn và nhận thức của người dân: Nam, nữ hay các cặp vợ chồng
có trình độ học vấn cao thường có tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai cao hơn và ngược lại. Tùy theo nhận thức
của người dân để tổ chức các hoạt động phục vụ công tác KHHGĐ phù hợp.
- Dịch vụ KHHGĐ do nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện: Dịch vụ cung cấp các BPTT lâm sàng phần lớn là do các
cơ quan y tế nhà nước thực hiện; một phần do tổ chức phi Chính phủ thực hiện... Dịch vụ cung cấp các BPTT phi lâm
sàng do nhiều cơ quan thực hiện như tổ chức DKT, Hội KHHGĐ, Hội Liên hiệp phụ nữ, Trạm y tế xã, Cán bộ Dân
số- KHHGĐ xã v.v.
- Dịch vụ KHHGĐ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục: Khách hàng có nhu cầu cung cấp dịch vụ KHHGĐ
thường xuyên, liên tục để tránh có thai ngoài ý muốn do đó cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ cũng phải đáp ứng
thường xuyên, liên tục..
- Dịch vụ KHHGĐ đòi hỏi phải thuận tiện, gần dân, có hiệu quả cao: Dịch vụ KHHGĐ càng thuận tiện, càng gần

dân, càng có hiệu quả cao thì càng có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ và duy trì sử dụng lâu dài.
 thường xuyên tổ chức các loại hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ thuận tiện cho khách hàng lựa chọn; đưa
dịch vụ KHHGĐ đến gần dân, không gây phiền hà cho khách hàng;thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng
trình độ chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ cung cấp dịch vụ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ để đạt
hiệu quả cao.
Dịch vụ KHHGĐ không chỉ cung cấp các biện pháp tránh thai, tránh đẻ mà còn giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn
để có con.


Vũ Thanh Thảo YHDP8
Câu 7: Anh/chị hãy trình bày một số chỉ số đánh giá chất lượng dân số và chất lượng cuộc sống
Những chỉ tiêu đo lường chất lượng dân số
1. Chỉ số phát triển con người –HDI
HDI3: Tuổi thọ trung bình
HDI2: Giáo dục (Tỷ lệ nhập học chung và tỷ lệ người lớn biết chữ)
HDI = (HDI1 x HDI2 x HDI3)1/3
HDI1: Mức sống (GDP bình quân đầu người đã được điều chỉnh
theo ngang giá sức mua)
1.1 HPI – Human Poverty Index (chỉ số nghèo đói)
Là chỉ số tổng hợp, đánh giá sự thất bại 3 khía cạnh của sự phát triển con người
• Sức khỏe và sống thọ
• Hiểu biết
• Mức sống
Có 2 loại HPI
HPI-1: dùng cho nước đang phát triển
HPI-2 dùng cho những nước phát triển
Nội dung của HPI-1
Nội dung của HPI-2
-


Tỷ lệ % chết trẻ (<40 tuổi)
% người lớn mù chữ
Mức sống
+ % trẻ <5 tuổi SDD
+ % người không có khả năng tiếp cận nguồn
nước sạch.

-

% người chết trẻ (<60T)
% người lớn không có kỹ năng đọc và viết
% người sống dưới đường nghèo (<2$/ ngày)
% người thất nghiệp

2. Thu nhập bình quân đầu người GDP- Gross Domestic product
- Là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên phạm vi một lãnh thổ quốc gia
trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)
3. Chỉ số thành tựu công nghệ-TAI
- Phổ biến các thành tựu công nghệ trước đây: số điện thoại/ đầu người và tiêu thụ điện năng trên đầu người
- Các kỹ năng của con người: Trung bình số năm đến trường của người lớn và tổng tỷ lệ nhập học đại học khoa học.
4. BMI
• Dưới 16: thiếu năng lượng trường diễn độ 3
• Từ 16,0 -16,9: Thiếu năng lượng trường diễn độ 2
• Từ 17,0 – 18,4: Thiếu năng lượng trường diễn độ 1
• Từ 18,5 – 25,0: Bình thường
• Trên 25,0 – 30,0: Béo
• Trên 30,0: Rất béo
WHO đã đưa ra một số tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống
- Mức độ sảng khoái về thể chất: Sức khỏe (ăn, ngủ, đi lại, thuốc men, CSSK)
- Mức độ sảng khoái về tinh thần: Yếu tố tâm lý, yếu tố tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo)

- Mức độ sảng khoái về xã hội: Các mqh xã hội; kể cả tình dục, môi trường sống (môi trường xã hội: an toàn, an ninh,
kinh tế, văn hóa, chính trị… và môi trường tự nhiên)
Chất lượng cuộc sống có thể đánh giá thông qua 12 chỉ báo
1. An toàn
9. Chất lượng đời sống văn hóa
2. Sung túc về kinh tế
10. Quyền tự do công dân
3. Công bằng về pháp luật
11. Chất lượng môi trường kỹ thuật (giao thông, nhà
4. An ninh quốc gia
ở, thiết bị sinh hoạt, thiết bị giáo dục, thiết bị y
5. Bảo hiểm lúc tuổi già, ốm đau
tế…)
6. Hạnh phúc về tinh thần
12. Chất lượng môi trường sống
7. Sự tham gia vào đời sống xã hội
8. Bình đẳng về giáo dục, nhà ở và nghỉ ngơi


Câu 9: Anh/chị hãy phân tích những tác động qua lại giữa dân số và y tế
Dân số tác động đến y tế
 Quy mô dân số ảnh hưởng đến quy mô và mức đầu tư kinh phí của ngành y tế
Quy mô ngành y tế được hiểu là
- Các cơ sở khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hổi chức năng.
- Cán bộ công nhân viên ngành y tế.
- Phương tiện phục vụ cho khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh và PHCN
- Đầu tư cho y tế.
 Quy mô dân số quyết định số lượng y bác sĩ và số lượng cơ sở y tế
D=P.H
- D là nhu cầu đến hệ thống y tế trong năm ( Tổng số lượt người khám và chữa bệnh trong năm)

- P là dân số trung bình trong năm
- H là tần suất xuất hiện nhu cầu đến hệ thống y tế (số lần khám và chữa bệnh của mỗi người dân trong năm)
 Để đảm bảo trình độ y tế không bị giảm sút thì quy mô cán bộ y tế, số bệnh viện, trạm y tế xã và các phương
tiện y tế gia tăng cùng tỷ lệ với số nhu cầu.
 Cơ cấu dân số tác động đến y tế
- Tỷ trọng trẻ em trong dân số và tỷ lệ mắc từng loại bệnh là cơ sở xác định nhu cầu về thầy thuốc chuyên khoa, các
phương tiện thuốc men cho trẻ em. Nó cũng là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, kế hoạch sản xuất, nhập khẩu
thuốc men
- Tỷ trọng những người trong độ tuổi lao động cao
- Xây dựng các cơ sở y tế và có kế hoạch khám chữa định kỳ các bệnh nghề nghiệp. Nhu cầu KHHĐ cao
 Ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến HTYT
- Người già có nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế ngày càng cao
- Cơ cấu dân số theo giới cũng ảnh hưởng đến nhu cầu đối với ngành y tế
 Phân bố địa lý dân số ảnh hưởng đến HTYT
- Ở các khu vực địa lý khác nhau như đồng bằng, miền núi, thành thị, nông thôn… do có sự khác nhau về điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội nên có cơ cấu bệnh tật khác nhau, có các Bệnh viện chuyên khoa, trung tâm y tế vùng
- Mật độ dân số quá thấp, quá cao đều là trở ngại cho công tác dụ phòng của y tế
- Ở nơi có mật độ dân số cao, mức độ ô nhiễm môi trường cao, đòi hỏi chi phí lớn để giảm tác hại của môi trường.
 KHHGĐ tác động đến HTYT
- Mức sinh cao, mức chết thấp, dân số phát triển mạnh dẫn tới việc xuất hiện công tác KHHGĐ
- Cán bộ y tế cũng phải tham gia tuyên truyền về dân số, KHHGĐ góp phần nâng cao hiểu biết và chấp nhận quy mô
gia đình ít con…
- Chỉ có dự đoán được xu hướng của số cầu, cơ cấu của nó đối với HTYT mới có thể xây dựng được một HTYT đáp
ứng được nhu cầu hoạt động hiệu quả
Tác động của y tế đối với dân số
 Y tế tác động tới mức sinh
- Thành tựu của ngành y tế đã cho phép loài người chủ động lựa chọn số con và khoảng cách giữa các lần sinh
- Y tế đóng vai trò trực tiếp và quyết định trong việc hạn chế mức sinh. Vì mọi giải pháp kinh tế-xã hội, tuyên truyền,
giáo dục, hành chính, pháp luật mới tác động tới ý thức. Chỉ có y tế mới giúp trực tiếp đến hành động hạn chế sinh đẻ
- Ngành y tế đã tạo ra phương tiện, phương pháp hạn chế sinh và tổ chức dịch vụ tránh thai, tránh đẻ.

 Y tế tác động tới mức chết
- Trẻ em: được tiêm chủng phòng các bệnh như bạch hầu, ho gà,uốn ván, lao, sởi, bại liệt, viêm gan B… tỷ lệ mắc bệnh
giảm nhiều.
- Người lớn: y tế đã chữa được nhiều loại bệnh gây tử vong cao: lao, sốt rét, uốn ván, tim mạch, viêm não siêu vi
trùng… Từ đó hạ thấp mức chết và tăng tuổi thọ bình quân.
- KHKT phát triển, ứng dụng kỹ thuật tiến triển trong chẩn đoán, điều trị (CT scanner, cộng hưởng từ, nội soi…)
 Y tế và di cư
- Hệ thống y tế phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu CSSK của người dân sẽ dẫn đến hệ quả.
+ Dân số già hóa (Số người già trong dân số tăng lên)
+ Tỷ lệ sinh thấp
 Thiếu hụt nguồn lao động -> tăng thu hút lao động nhập cư (quốc tế)
- Hệ thống y tế phát triển cũng thu hút một phần các nhà khoa học, tầng lớp có nhu cầu chất lượng sống cao -> tạo làn
sóng di cư từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển.


-

Một biểu hiện khác của phụ nữ di cư là luồn di chuyển lớn y tá từ các nước phát triển sang các nước công nghiệp. Dân
số già hóa đi đôi với thiếu hụt y tá và bác sĩ ở các nước chủ nhà đang làm tăng thêm nhu cầu, trong khi sự suy yếu hệ
thống y tế và đói nghèo ở các nước phát triển là do nhu cầu đòi hỏi quá lớn. Sự ra đi hàng năm của 20000 y tá và bác
sĩ có tay nghề cao khỏi Châu Phi làm xấu di tình hình đã nghiêm trọng cho một vùng đã bị HIV/ AIDS, sốt rét tàn phá
và mức độ sống và tử vong mẹ và trẻ em


Câu 10: Trình bày các nội dung và các bước truyền thông GDSK về DS-KHHGĐ
I.
Các nội dung
1. SKSS
- Bà mẹ và trẻ em
+ Chăm sóc bà mẹ khi mang thai

+ Chăm sóc bà mẹ trong quá trình sinh sản
+ Chăm sóc bà mẹ sau sinh
+ Chăm sóc sức khỏe trẻ em
- Sinh sản các cặp vợ chồng
+ Biện pháp tránh thai
+ Vô sinh/ sinh con dị tật
+ Có thai ngoài ý muốn
+ Quyền nhận thông tin và dịch vụ SKSS
+ Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục HIV/ AIDS
+ Bình đẳng giới trong CSSKSS
- SKSS VTN
+ Giáo dục giới tính/ biện pháp tránh thai VTN
+ Có thai ngoài ý muốn
+ SKSS
+ Phòng tránh xâm hại tình dục
2. KHHGĐ: Duy trì mức sinh ở mức độ hợp lý
3. Dân số
- Già hóa dân số: CSSK Người cao tuổi
- Chỉ số giới tính khi sinh: mất cân bằng giới tính khi sinh
II.
Tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông
Khái niệm Tổ chức thực hiện kế hoạch
- Là quá trình triển khai các hoạt động nhằm biến kế hoạch thành hiện thực;
- Là quá trình người lãnh đạo huy động và sử dụng hợp lý nguồn lực để các hoạt động truyền thông diễn ra theo đúng
quy mô, thời gian, địa điểm đạt được kết quả như dự kiến.
Các bước tổ chức thực hiện kế hoạch
- Bước 1: Trước hết người quản lý cần rà soát bản kế hoạch đã được xây dụng để kiểm tra xem quy mô như thế

-


nào:
+ có bao nhiêu hoạt động (đối với kế hoạch năm),
+ bao nhiêu việc (đối với kế hoạch hoạt động)?
+ Thời gian bắt đầu và kết thúc?
+ Địa điểm ở đâu?
+ Cần bao nhiêu người?
+ Bao nhiêu nguồn lực? ...
Bước 2: Kiểm tra xem các nguồn lực: nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, kinh phí, cơ chế... đã

-

đầy đủ chưa, để kịp thời huy động cho đủ hoặc điều chỉnh hoạt động cho phù hợp.
Bước 3: Tổ chức cuộc họp để thông báo kế hoạch, phân công cán bộ một cách hợp lý, đúng người, đúng việc,

-

đúng năng lực để đảm bảo từng việc, từng hoạt động được triển khai đúng kế hoạch và đạt kết quả.
Bước 4: Liên hệ và làm việc với các đối tác liên quan thông qua công văn hoặc các cuộc họp để phối hợp chặt

-

chẽ trong triển khai kế hoạch, hoạt động.
Bước 5: Theo dõi từng việc và giám sát, đôn đốc, thúc đẫy thường xuyên từng hoạt động thông qua các cuộc
họp hoặc trực tiếp làm việc với cán bộ đợc phân công để đảm bảo hoạt động thực hiện đúng kế hoạch kịp thời

-

phát hiện những thiếu sót và bất hợp lý.
Bước 6: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch định kỳ theo qui định bằng văn bản cho các cơ quan quản lý. Có


-

nhiều hình thức báo cáo.
+ Báo cáo kết quả hoạt động:
+ Báo cáo định kỳ (tháng, quí):
Bước 7: Điều chỉnh kịp thời kế hoạch khi có thay đổi về đầu vào và các rủi ro ngoài dự kiến.




×