Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

cach nhan dien phong cach chuc nang ngon ngu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.59 KB, 7 trang )

CÁCH NHẬN DIỆN PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ
1. Các phong cách chức năng ngôn ngữ
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn)
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Phong cách ngôn ngữ hành chính
2. Cách nhận diện phong cách chức năng ngôn ngữ

1

Phong cách ngôn ngữ
Đặc điểm nhận diện
Phong cách ngôn ngữ - Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp
sinh hoạt

hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải
mái và sinh động, ít trau chuốt…Trao
đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong
giao tiếp với tư cách cá nhân
- Gồm các dạng chuyện trò/ nhật kí/

2

thư từ…
Phong cách ngôn ngữ -Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn
báo chí (thông tấn)

bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã
hội về tất cả các vấn đề thời sự (thông


tấn = thu thập và biên tập tin tức để

3

cung cấp cho các nơi)
Phong cách ngôn ngữ Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã
chính luận

hội, ; người giao tiếp thường bày tỏ
chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm
tư tưởng, tình cảm của mình với
những vấn đề thời sự nóng hổi của xã


hội

4

Phong cách ngôn ngữ -Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn
nghệ thuật

chương, không chỉ có chức năng thông
tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ
của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh

5

luyện…
Phong cách ngôn ngữ Chưa học


6

khoa học
Phong cách ngôn ngữ - Sử dụng trong lĩnh vực giao tiếp hành
hành chính

chính – công vụ.
- Thường là các văn bản theo mẫu có
sẵn,
- Mục đích: Trình bày nguyện vọng,
ban hành quy định nào đó,…
- Từ ngữ: Chính xác cao (Không sử
dụng ngôn ngữ nói)


Ví dụ 1 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn
phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước
vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được
chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình
thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành
khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”.
* Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
( Trả lời: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ
chính luận).
Ví dụ 2:
“Dịch bệnh E-bô-la ngày càng trở thành “thách thức” khó
hóa giải. Hiện đã có hơn 4000 người tử vong trong tổng số hơn 8000
ca nhiễm vi rút E-bô-la. Ở năm quốc gia Tây Phi. Hàng nghìn trẻ em
rơi vào cảnh mồ côi vì E-bô-la. Tại sao Li-bê-ri-a, cuộc bầu cử

thượng viện phải hủy do E-bô-la “tác quái”
Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ năm nước Tây Phi đang chìm
trong hoạn noạn, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã gửi những
nguồn lực quý báu với vùng dịch để giúp đẩy lùi “bóng ma” E-bô-là,
bất chấp nhưng nguy cơ có thể xảy ra.
Mĩ đã quyết định gửi 4000 binh sĩ, gồm các kĩ sư, chuyên gia y
tế, hàng loạt nước ở Châu Âu, Châu Á và Mĩ-la-tinh gửi trang thiết bị
và hàng nghìn nhân viên y tế tới khu vực Tây Phi. Cu-ba cũng gửi
hàng trăm chuyên gia y tế tới đây.


Trong bối cảnh chưa có vắc xin điều trị căn bệnh E-bô-la, việc
cộng đồng quốc tế không “quay lưng” với vùng lõi dịch ở Tây Phi,
tiếp tục gửi chuyên gia và thiết bị tới đây để dập dịch không chỉ là
hành động mang tính nhân văn, mà còn thắp lên tia hi vọng cho hàng
triệu người Phi ở khu vực này”.
(Dẫn theo nhân
dân.Com.vn)
Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
(Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ báo
chí)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý
báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì
tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,
to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả
lũ bán nước và lũ cướp nước.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu
nước của nhân dân
Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (Chính luận)



Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào..
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về
phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho
người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào
cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từmg bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào
nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho
người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn
học, Hà Nội, 1983)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2: Hãy chỉ ra sự nghịch lí trong văn bản trên.
Câu 3: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con
người trong cuộc đời?
Câu 4: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu
hiệu quả nghệ thuật của chúng.
Gợi ý
Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. (Thơ)
1

Nghịch lí của văn bản: Thông thường người yếu đuối tìm nơi dựa
2 ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào
đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận
dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.
Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà bài thơ đề cập đến là
3 nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa sống,

Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ,
4 …), điệp ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi dựa, …), điệp cấu trúc


(câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2
đoạn cũng vậy), điệp kết cấu giữa hai đoạn.
Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai
đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc
sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.


Đọc bài thơ và trả lời cho câu hỏi ở nêu ở dưới:
LÁ ĐỎ
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa
Chào em em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé tại Sài Gòn....
1974
Nguyễn Đình Thi

Câu 1(1 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ.
Câu 2(1 điểm): Hình ảnh so sánh “Em đứng bên đường như quê hương/
Vai áo bạc quàng súng trường”gợi lên vẻ đẹp nào của nhân vật “em”?
Câu 3(1 điểm): Em có nhận xét gì về 2 câu thơ cuối bài?
Gợi ý
Phong cách nghệ thuật
Gợi lên vẻ đẹp gần gũi, thân thương vừa mộc mạc, tảo tần
Vừa kiên cường, rắn rỏi….của người con gái tiền phương.
Hai câu cuối bài là lời chào, cũng là lởi ước hẹn tràn đầy
Niềm lạc quan, tin tưởng và hi vọng vào ngày chiến tháng
Của người lính Trường Sơn.



×