Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Các phong cách chức năng ngôn ngữ Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.53 KB, 28 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các phong cách chức năng ngôn ngữ Tiếng Việt
I. VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI
1. Ý nghĩa
Ðứng về mặt ngôn ngữ học thì việc phân loại và miêu tả các phong cách
chức năng ngôn ngữ tiếng Việt là yêu cầu lí thuyết đặt ra cho bất kì ngôn ngữ
nào đã và đang ở thời kì phát triển. Trong giao tiếp, phong cách chức năng ngôn
ngữ luôn giữ vai trò môi giới. Tất cả những nét phong phú và sâu sắc, thâm thuý
và tinh tế, tất cả những khả năng biến hoá của tiếng Việt đều thể hiện trong
phong cách và qua phong cách. Tất cả những vấn đề quan trọng như Giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt, Chuẩn hoá ngôn ngữ, phát triển và nâng cao tiếng
Việt văn hoá... đều phải được giải quyết trong sự gắn bó mật thiết với phong
cách. Mọi sự non kém, thiếu sót về ngôn ngữ đều sẽ bộc lộ khi sử dụng các
phong cách chức năng ngôn ngữ.
Ðối với nhà trường, sự phân loại và miêu tả các PC sẽ tạo ra những cơ sở
khoa học về tiếng Việt để biên soạn những tài liệu học tập, giảng dạy hoàn chỉnh
về tiếng Việt. Sự phân loại và miêu tả các phong cách có ý nghĩa về nhiều mặt: ý
nghĩa xã hội, ý nghĩa lí luận và ý nghĩa sư phạm.
2. Các cách phân loại PCNN
Việc phân loại các phong cách chức năng là một vấn đề đã được đặt ra từ
thời Mĩ từ pháp cổ đại với lược đồ bánh xe phong cách của Virgile. Riêng ở Việt
Nam vấn đề này chỉ mới thực sự quan tâm từ khi có các giáo trình về phong
cách học. Cụ thể là trong quyển Giáo trình Việt ngữ tập III của Ðinh Trọng Lạc
xuất bản năm 1964. Từ đó đến nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cách
phân loại các PCCNTV. Và, thực tế vấn đề này vẫn chưa có tiếng nói chung cả
về số lượng các phong cách và cả về thuật ngữ.. Có thể khảo sát hai quan điểm
về cách phân loại qua hai bộ giáo trình Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng
Việt của giáo sư Cù Ðình Tú và Phong cách học tiếng Việt của giáo sư Ðinh
Trọng Lạc (chủ biên ) và Nguyễn Thái Hoà.
1- GS Cù Ðình Tú phân loại dựa trên sự đối lập giữa PC khẩu ngữ tự


Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhiên và PC ngôn ngữ gọt giũa. Sau đó, trên cơ sở chức năng giao tiếp của xã
hội mà chia tiếp PC ngôn ngữ gọt giũa thành : PC khoa học, PC chính luận, PC
hành chính. PC ngôn ngữ văn chương được khảo sát riêng không nằm trong
phong cách ngôn ngữ gọt giũa. Sơ đồ phong cách tiếng Việt được biểu hiện như
sau :
Tiếng Việt toàn dân
Phong cách khẩu ngữ tự nhiên Phong cách ngôn ngữ gọt giũa
Phong
cách
khoa
học
Phong
cách
chính
luận
Phong
cách
hành
chính
Phong
cách ngôn
ngữ văn
chương
2- GS Ðinh Trọng Lạc phân loại phong cách chức năng tiếng Việt ra làm
5 loại : PC Hành chính- công vụ, PC khoa học- kỹ thuật, PC báo chí- công luận,
PC chính luận và PC sinh hoạt hàng ngày. Theo giáo sư, lời nói nghệ thuật
không tạo ra phong cách chức năng riêng mà chỉ là một kiểu chức năng của
ngôn ngữ.
So sánh hai cách phân loại trên chúng ta thấy: Cách thứ nhất phân loại

còn thiếu một phong cách CNNN đang tồn tại thực tế hiện nay trong tiếng Việt ,
đó là PC thông tấn ( Ở đây chúng tôi dùng thuật ngữ thông tấn thay cho thuật
ngữ báo chí ). Cách thứ hai lại không có PC ngôn ngữ văn chương trong hệ
thống PCCNNN tiếng Việt . Ðiều này không đảm bảo tính hệ thống của
PCCNNN tiếng Việt và mâu thuẫn về khái niệm phong cách đã được đề cập ở
phần phân loại của tác giả. Giáo trình này phân loại các PCCNNN tiếng Việt ra
làm 6 loại. Ðó là : PC khẩu ngữ, PC khoa học, PC thông tấn, PC chính luận, PC
hành chính và PC văn chương.
II- MIÊU TẢ CÁC PCCN NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT
1. Phong cách khẩu ngữ
a- Khái niệm:
Phong cách KN là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng
ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây

Website: Email : Tel : 0918.775.368
thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với
người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đồng hành,...
PCKN có các dạng thể hiện như : chuyện trò, nhật kí, thư từ. Trong đó
chuyện trò thuộc hình thức hội thoại, nhật kí thuộc hình thức văn bản tự thoại và
thư từ thuộc hình thức văn bản cách thoại. Tuy nhiên, có thể thấy ở phong cách
này, dạng nói là dạng giao tiếp chủ yếu. Ở dạng này tất cả những nét riêng trong
sự thể hiện như: đặc trưng, đặc điểm ngôn ngữ được bộc lộ rõ và hết sức tiêu
biểu. Có điều cần phải chú ý là không phải dạng nói nào cũng thuộc PCKN. Chỉ
có những lời nói ( chuyện trò) trong giao tiếp mang tính không nghi thức mới
thuộc PCKN. Ở PC này người ta còn chia làm hai dạng: PCKN văn hoá và
PCKN thông tục. Ở mỗi dạng này lại có sự thể hiện riêng cả về đặc trưng cũng
như về đặc điểm ngôn ngữ. Do đó, mỗi PCCNNN không phải là một khuôn
mẫu khô cứng.
b- Chức năng và đặc trưng:
1- Chức năng : PCKN có các chức năng : trao đổi tư tưởng tình cảm và

chức năng tạo tiếp. Những vấn đề mà PCKN đề cập không chỉ là những vấn đề
cụ thể, đơn giản trong đời sống tình cảm, sinh hoạt hàng ngày mà còn là những
vấn đề trừu tượng, phức tạp như chính trị xã hội, khoa học, nghệ thuật, triết
học,...
2- Ðặc trưng: PCKN có 3 đặc trưng :
2.1- Tính cá thể: Ðặc trưng này thể hiện ở chỗ khi giao tiếp, người nói bao
giờ cũng thể hiện vẻ riêng về thói quen ngôn ngữ của mình khi trao đổi, chuyện
trò, tâm sự với người khác. Ngôn ngữ là công cụ chung dùng để giao tiếp trong
một cộng đồng nhưng ở mọi người có sự vận dụng và thể hiện không giống
nhau do nhiều nguyên nhân như: nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, tâm lí, tính
cách, trình độ học vấn, văn hoá... Ðặc trưng này khiến cho sự thể hiện của phong
cách KN cực kì phong phú, phức tạp, đa dạng.
2.2- Tính cụ thể: Ở PCKN, những cách nói trừu tượng, chung chung tỏ ra
không thích hợp. Ðiều này do giao tiếp ở đây thường là giao tiếp hội thoại, sự
tiếp nhận và phản hồi thông tin, tình cảm cần phải tức thời và ngắn gọn. Ðặc

Website: Email : Tel : 0918.775.368
trưng này đã giúp cho sự giao tiếp trong sinh hoaüt hàng ngày trở nên nhanh
chóng, dễ dàng, ngay trong trường hợp phải đề cập đến những vấn đề trừu
tượng. Ví dụ:
Tôi cười nhạt:
- Nghe anh nói, tôi nản quá. Như vậy cuộc kháng chiến của ta có lẽ đến
hỏng à? Anh chộp lấy câu của tôi, nhanh như một con mèo vồ con chuột:
- Âúy đấy, tôi bi lắm. Cứ quan sát kĩ thì rất nản. Nhưng tôi chưa nản có lẽ
chỉ vì tôi tin vào Ông Cụ. Tôi cho rằng cuộc Cách mạng tháng Tám cũng như
cuộc kháng chiến hiện nay chỉ ăn vì người lãnh đạo cừ. Hồ Chí Minh đáng lẽ
phải cứu vãn một nước như thế nào kia, mới xứng tài. Phải cứu một nước như
nước mình kể cũng khổ cho Ông Cụ lắm. Anh tính tượng trưng cho phong trào
giải phóng cả một cái đệ tứ cường quốc là Ðại Pháp mà cũng chỉ có đến thằng
Ðờ Gôn.

Tôi nhắc đến tên mấy nhân vật kháng chiến cũ của Pháp, còn đáng tiêu
biểu bằng mấy Ðờ Gôn. Anh lắc đầu:
- Bằng thế nào được Hồ Chí Minh!
Và anh tiếp:
- Ông Cụ làm những việc nó cừ quá, đến nỗi tôi cứ cho rằng dù dân mình
có tồi đi nữa, Ông Cụ xoay quanh rồi cũng cứ độc lập như thường. Những cú như
cú Hiệp định sơ bộ mồng 6 tháng 3 thì đến chính thằng Mĩ cũng phải lắc đầu: nó
cho rằng không thể nào bịp Ông Già nổi. Thằng Pháp thì nghĩa lí gì? Bệt lắm rồi.
Không có thằng Mĩ xui thì làm gì Pháp dám trở mặt phản Hiệp định mồng 6
tháng 3? Mình cho nó như vậy là đã phúc đời nhà nó rồi. Ðáng lẽ nó phải làm
chằng chằng lấy chứ? (Nam Cao)
2.3- Tính cảm xúc: Ðặc trưng này gắn chặt với tính cụ thể. Khi giao tiếp ở
phong cách KN người ta luôn luôn bộc lộ thái độ tư tưởng, tình cảm của mình
đối với đối tượng được nói đến. Những cách diễn đạt đầy màu sắc tình cảm đã
nảy sinh trực tiếp từ những tình huống cụ thể trong thực tế đời sống muôn màu
muôn vẻ. Chính thái độ, tình cảm, cảm xúc làm thành nội dung biểu hiện bổ
sung của lời nói, giúp người nghe có thể hiểu nhanh chóng, hiểu sâu sắc nội

Website: Email : Tel : 0918.775.368
dung cơ bản và nhất là mục đích, ý nghĩa của lời nói.
Ví dụ: Anh Mịch nhăn nhó nói:
- Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông
Nghị, kẻo ông ấy đánh chết.
Ông Lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm
dọa:
- Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.
- Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi, thì ông Nghị
ghét con, cả nhà con khổ.
- Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à?
- Ðối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai

lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con con chết đói.
- Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ
phép tao làm. Ðứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù. ( Nguyễn
Công Hoan)
c- Ðặc điểm ngôn ngữ:
1- Ngữ âm :
Khi nói năng ở PC này người ta không có ý thức hướng tới chuẩn mực
ngữ âm mà nói năng thoải mái, không những trong phát âm mà cả trong điệu bộ
cử chỉ. Chính vì đặc điểm này mà chúng ta thấy PCKN là PC tồn tại rất nhiều
những biến thể ngữ âm.
Ngữ điệu trong PCKN mang dấu ấn riêng của cá nhân, có tính chất tự
nhiên , tự phát. Trong một số trường hợp, ngữ điệu là nội dung thông báo chính
chứ không phải là lời nói.
2- Từ ngữ:
- Ðặc điểm nổi bật nhất của PC này là thường dùng những từ mang tính
cụ thể, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm.
- Khi gọi tên hàng ngày, người ta không thích dùng tên khai sinh vì cách
gọi này thường kém cụ thể, ít gợi cảm. Người ta tìm những cách đặt tên khác có
khả năng gợi ra hình ảnh, đặc điểm cụ thể riêng biệt thường có ở một cá nhân.

Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Những từ biểu thị các nhu cầu vật chất và tinh thần thông thường ( như
ăn, ở, đi lại, học hành, thể dục thể thao, chữa bệnh, mua bán, giao thiệp, vui
chơi, giải trí, sinh hoạt trong gia đình, trong làng xóm...) chiếm tỉ lệ lớn, có tần
suất cao.
* Một số hiện tượng nổi bật:
+ Có một lớp từ chuyên dùng cho PCKN mà ít dùng ở các PC khác. Ví
dụ: Hết xảy, hết ý, số dách, bỏ bố, bỏ mẹ, cút, chuồn... Những tiếng tục, tiếng
lóng cũng chỉ dùng ở PC này.
+ Sử dụng nhiều từ láy và đặc biệt là láy tư. Ví dụ như: đỏng đa đỏng

đảnh, nhí nha nhí nhảnh, tầm bậy tầm bạ, lí la lí lắt... Có khi sử dụng kiểu láy
chen như:
-Làm ăn như tao thật là đáng chết, khách đến thì ít mà khứa đến thì nhiều.
+ Hay dùng cách nói tắt. Ví dụ : Nhân khẩu ( khẩu; chán nản ( nản; bi
quanàbi.
+ Sử dụng những kết hợp không có quy tắc. Ví dụ: Ðẹp ( đẹp mê hồn,
đẹp mê li rụng rốn, đẹp tàn canh giá lạnh, đẹp ve kêu, đẹp bá chấy...
+ Thường dùng những từ tượng thanh, tượng hình.
+ Thường dùng cách nói ví von, so sánh, chuyển nghĩa ẩn dụ hoặc hoán
dụ.
3- Cú pháp:
- Trong tổng số những cấu trúc cú pháp được sử dụng ở PC này, câu đơn
chiếm tỉ lệ lớn và có tần suất cao. Ðặc biệt, câu gọi tên ( như: câu cảm thán, câu
chào hỏi, ứng xử...) được sử dụng nhiều.
- Ðặc điểm nổi bật ở PC này là tồn tại hai xu hướng trái ngược nhau. Một
mặt, khẩu ngữ dùng kết cấu tỉnh lược, có khi tỉnh lược đến mức tối đa nói bằng
sự để trống hoàn toàn, mặt khác, dùng các kết cấu cú pháp có xen những yếu tố
dư, lặp lại, có khi dư thừa một cách dài dòng lủng củng.
Ðây là một ví dụ về cách nói có xen nhiều yếu tố dư:
Bác Phô gái, dịu dàng, đặt cành cau lên bàn, ngồi xổm ở xó cửa, gãi tai,
nói với ông Lí:

Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không
dám đến kêu. Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt
nhà con đi xem đá bóng vội.
- Ồ, việc quan không phải như chuyện đàn bà của các chị!
- Thì lạy thầy, thế này, làng ta thì đông, thầy cắt ai không được. Tại nhà
con ốm yếu, nên xin thầy hoãn cho đến lượt sau.
- Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà

không đi, thì người ta đá bóng cho chó nó xem à? ( Nguyễn Công Hoan)
d- Diễn đạt:
Do được dùng trong sinh hoạt hàng ngày nên PCKN có tính tự do, tuỳ
tiện và phụ thuộc rất nhiều vào tâm lí, cảm hứng của người trong cuộc. Ðiều này
dẫn đến tình trạng đề tài, đối tượng được đề cập trong PCKN ít khi tập trung,
đứt đoạn, ý nọ xọ ý kia, thiếu tính liên tục. Ví dụ:
Hoàng:- Lần thi này mày có dùng phao không?
Minh:- Không. Giám thị coi ngặt quá. Có lẽ thi lại.
Thành:- Thế mà vẫn có đứa phao được đấy. Nó giả vờ đau bụng ra ngoài.
Hoàng:- Cứ phải học chắc thì vẫn hơn. À, chiều nay ta đi bách hoá cái
nhỉ.
Thành:- Làm gì?
Hoàng:- Mua miếng vải may quần.
Minh:- Mua vải làm gì? Mua quần may sẵn có hơn không? Chiều vào Hà
Ðông đi. Chấn:- Hà Ðông dạo này đang làm lại cái cầu to lắm.
Thành:- Thị xã này bây giờ rất đẹp. Hai bờ sông đã kè đá cả rồi. Như sông
Nhêva ấy. Minh:- Mày đi Nga rồi à?
Thành:- Không. Nghe người ta nói thế.
Hoàng:- Tao đã uống cà phê ở quán Hương Giang một lần. Cạnh bờ sông,
mát lắm. Minh:- Chẳng bằng quán Anh Chi ở Hồ Tây.
Chấn:- Mai lớp mình có phụ đạo triết học không?
Hoàng:- Hình như vào buổi chiều. Triết học loằng ngoằng quá, 76
câu hỏi.

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thành:- Cô giáo không hạn chế thì toi... [4, 90, 91]
2. Phong cách khoa học
a- Khái niệm:
PC khoa học là PC được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ
biến khoa học. Ðây là PC ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên

môn sâu. Khác với PCKN, PC này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những
người làm khoa học ( ngoại trừ dạng phổ cập khoa học).
PC khoa học có ba biến thể: PC khoa học chuyên sâu, PC khoa học giáo
khoa và PC khoa học phổ cập.
Khác với PC khẩu ngữ, ở PC này dạng viết là tiêu biểu.
b- Chức năng và đặc trưng:
1- Chức năng: PC khoa học có hai chức năng là: thông báo và chứng
minh. Một vài giáo trình trước đây cho rằng PCKH có chức năng chủ yếu là
thông báo [14],[15]. Quan niệm trên tỏ ra không bao quát hết bản chất của PC
này. Chính chức năng chứng minh tạo nên sự khu biệt giữa PCKH với các PC
khác. Văn bản thuộc PC này không chỉ thuần thông báo các sự kiện, sự vật tồn
tại trong thực tế khách quan mà còn phải chứng minh, làm sáng tỏ ý nghĩa của
các sự kiện ấy.
2- Ðặc trưng: PC khoa học có 3 đặc trưng :
2.1- Tính trừu tượng- khái quát: Mục đích của khoa học là phát hiện ra
các quy luật tồn tại trong các sự vật, hiện tượng nên phải thông qua trừu tượng
hoá, khái quát hoá khi nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan. Trừu tượng
hoá chính là con đường của nhận thức lí tính giúp ta thoát khỏi những nhận biết
lẻ tẻ, rời rạc ở giai đoạn cảm tính. Ví dụ , để có khái niệm PCCNNN, người ta
đã phải trừu tượng hoá tất cả các văn bản, các dạng lời nói trong quá trình hoạt
động ngôn giao.
2.2- Tính logic: Cách diễn đạt của PC khoa học phải biểu hiện năng lực
tổng hợp của trí tuệ, phải tuân theo quy tắc chặt chẽ từ tư duy logic hình thức
đến tư duy logic biện chứng. Các nội dung ý tưởng khoa học của người viết phải
được sắp xếp trong mối quan hệ logic, tránh trùng lặp hoặc mâu thuẫn; những

Website: Email : Tel : 0918.775.368
khái quát, suy lí khoa học không được phủ định lại những tài liệu (cứ liệu) làm
cơ sở cho nó...
2.3- Tính chính xác- khách quan: PC khoa học không được phép tạo ra sự

khác biệt giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Một văn bản khoa học chỉ có
giá trị thực sự khi đưa đến người tiếp nhận những thông tin chính xác về các
phát hiện, phát minh khoa học. Muốn vậy, văn bản khoa học phải đảm bảo tính
một nghĩa. Nghĩa là nó không cho phép nhiều cách hiểu khác nhau hoặc hiểu
một cách mơ hồ. Chân lí khoa học luôn phụ thuộc vào các quy luật khách quan,
không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Những từ ngữ biểu cảm,
những ý kiến chủ quan không thích hợp ở PC này.
c- Ðặc điểm :
1- Ngữ âm: Khi phát âm ở PC này người ta thường có ý thức hướng đến
chuẩn mực ngữ âm. Ngữ điệu có thể được dùng hạn chế để tăng thêm sức thuyết
phục của sự lập luận
2- Từ ngữ:
- Sử dụng nhiều và sử dụng chính xác thuật ngữ khoa học.
- Những từ ngữ trừu tượng, trung hòa về sắc thái biểu cảm xuất hiện với
tần số cao và thích hợp với sự diễn đạt của PC này.
Ví dụ: Cái mô hình ngữ pháp miêu tả mà N. Chomsky thừa nhận là có
tính khách quan và chặt chẽ nhất là mô hình ICs ( với lối phân tích lưỡng phân
liên tục, từ S ( tức Sentence đến NP, VP ( tức noun phrase, verb phrase) rồi đến
những thành tố trực tiếp khác trong lòng chúng cho đến hình vị cuối cùng),
nhưng áp dụng nó vào việc tạo sinh câu thì vẫn có thể tạo ra những câu kỳ quặc
kiểu như The colorless green ideas sleep furiously (Những tư tưởng không màu
màu xanh lục ngủ một cách giận dữ)!
Với sự sáng lập ngữ pháp tạo sinh, N.Chomsky là người đầu tiên đi vào
nghiên cứu ngữ pháp của hoạt động tạo ra lời. Ðây là cống hiến quan trọng của
N. Chomsky mà lịch sử ngôn ngữ học sẽ trân trọng ghi khắc, một cống hiến có
giá trị tạo ra một giai đoạn phát triển mới trong tiến trình ngôn ngữ học thế giới.
[ 11,29]

Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Các đại từ ngôi thứ ba ( người ta) và đại từ ngôi thứ nhất ( ta, chúng ta,

chúng tôi ) với ý nghĩa khái quát được dùng nhiều.
Ví dụ: Và như vậy, ta lại trở về với một cách hiểu xuất phát của từ phong
cách mà không chỉ là ngôn ngữ hay hoạt động ngôn ngữ nghệ thuật hay phi nghệ
thuật v.v... đó là: những đặc trưng hoạt động bằng lời nói được lặp đi lặp lại ở
một người nào đó, ở một môi trường ngôn ngữ hay một cộng đồng có khả năng
khu biệt với những kiểu biểu đạt ngôn ngữ khác; nói cách khác nó là tổng số của
những dấu hiệu khu biệt của các sự kiện lời nói trong giao tiếp, phản ánh một
cấu trúc bên trong và một cơ chế hoạt động ngôn ngữ. [5, 130]
3- Cú pháp:
- PC khoa học sử dụng các hình thức câu hoàn chỉnh, kết cấu câu chặt
chẽ, rõ ràng để đảm bảo yêu cầu chính xác, một nghĩa và tránh cách hiểu nước
đôi nước ba.
- Các phát ngôn hàm chứa nhiều lập luận khoa học, thể hiện chất lượng tư
duy logic cao.
- Câu điều kiện-hệ quả và câu ghép được sử dụng nhiều. Nội dung của các
phát ngôn đều minh xác. Sự liên hệ giữa các vế trong câu và giữa các phát ngôn
với nhau thể hiện những luận cứ khoa học chặt chẽ. Vì vậy, độ dư thừa trong các
phát ngôn nói chung là ít, mà cũng có thể nói là ít nhất, so với các phát ngôn
khác.
- Văn phong KH thường sử dụng những cấu trúc câu khuyết chủ ngữ,
hoặc câu có chủ ngữ không xác định.
3. Phong cách thông tấn
a. Khái niệm:
PC thông tấn là PC được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất
cả những vấn đề thời sự .( Thông tấn : có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để
cung cấp cho các nơi.)
Báo chí, nhất là báo hàng ngày, là nơi đăng tải các loại tin tức, kiến thức
có tính tổng hợp và cập nhật hoá, trong đó hầu như hiện diện đủ tất cả các loại
phong cách như : khoa học, hành chính, chính luận, văn chương. Do đó, không


Website: Email : Tel : 0918.775.368
nên gọi phong cách thông tấn là phong cách báo chí.
PC thông tấn có các loại: văn bản cung cấp tin tức, văn bản phản ánh công
luận và văn bản thông tin- quảng cáo. Phong cách thông tấn tồn tại cả ba dạng:
dạng nói (kênh nói được dùng ở các đài phát thanh); dạng hình và nói (kênh nói
và hình được dùng ở đài truyền hình); dạng viết ( kênh viết được dùng trên báo
và tạp chí...).
b- Chức năng và đặc trưng
1- Chức năng: PC thông tấn có hai chức năng là thông báo và tác động.
Báo chí ra đời trước hết là do nhu cầu thông tin. Qua báo chí, người ta
tiếp cận được nhanh chóng các vấn đề mà mình quan tâm. Do đó, phong cách
thông tấn trước tiên phải đáp ứng được chức năng này. Ngoài ra, báo chí còn
đảm nhận một nhiệm vụ to lớn khác là tác động đến dư luận làm cho người đọc,
người nghe, người xem hiểu được bản chất của sự thật để phân biệt cái đúng cái
sai, cái thật, cái giả, cái nên ngợi ca, cái đáng phê phán.
2- Ðặc trưng : PC thông tấn có 3 đặc trưng:
2.1- Tính thời sự: Thông tin phải truyền đạt kịp thời, nhanh chóng. Chỉ có
những thông tin mới mẻ, cần thiết mới hấp dẫn người đọc, người nghe. Xã hội
ngày càng phát triển, nhu cầu trao đổi và tiếp nhận thông tin của con người ngày
càng lớn. Báo chí sẽ thoả mãn nhu cầu thông tin đó của con người, nhưng đồng
thời người ta đòi hỏi đấy phải là những thông tin kịp thời, nóng hổi.
2.2- Tính chiến đấu: Báo chí là công cụ đấu tranh chính trị của một nhà
nước, một đảng phái, một tổ chức. Tất cả công việc thu thập và đưa tin đều phải
phục vụ cho nhiệm vụ chính trị đó. Tính chiến đấu là một yếu tố không thể thiếu
được trong quá trình tạo nên sự ổn định và phát triển của xã hội trên mặt trận
chính trị tư tưởng. Ðấy chính là các cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới; giữa
cái tiến bộ và lạc hậu; giữa tích cực và tiêu cực...
2.3- Tính hấp dẫn: Tin tức của báo, đài cần phải được trình bày và diễn
đạt hấp dẫn để khêu gợi hứng thú của người đọc, người nghe. Tính hấp dẫn được
coi như là một trong những yếu tố quyết định sự sinh tồn của một tờ báo, tạp chí

hay các đài phát thanh, truyền hình. Ðiều này đòi hỏi ở hai mặt: nội dung và

×