Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn cải thiện kỹ năng nghe hiểu cho học sinh yếu, kém lớp 10 THPT thông qua việc thiết kế lại các nhiệm vụ trong phần listening – SGK tiếng anh 10(CTC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.96 KB, 20 trang )

A - PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Trong dạy và học ngoại ngữ, nghe hiểu và đọc hiểu thường được xếp vào loại kĩ
năng tiếp nhận thông tin và chúng có nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên, khi so sánh hai
kỹ năng đọc hiểu và nghe hiểu, chúng ta thấy nghe hiểu khó hơn đọc hiểu vì những lí do
sau đây:
Tiếng Anh là ngôn ngữ ngữ điệu trong khi tiếng Việt là ngôn ngữ thanh điệu. Do
HS Việt Nam đã quen với ngôn ngữ thanh điệu nên lhi nghe ngôn ngữ ngữ điệu của
tiếng Anh, các em sẽ gặp không ít khó khăn do không nắm được quy luật về trọng âm và
ngữ điệu. Người nói tiếng Anh chỉ thường nhấn vào những từ mang thông tin chính
trong câu, các từ khác, nhất là các từ chức năng, thường được lướt qua hoặc luyến âm.
Trong các từ được nhấn mạnh của câu thì những âm tiết có trọng âm được nói rõ còn âm
tiết không có trọng âm thường bị lướt hoặc nuốt âm. Những HS phát âm tiếng Anh
không chuẩn, nhất là về trọng âm từ, thường gặp nhiều khó khăn khi nghe hiểu tiếng
Anh.
Giọng nói của mỗi cá nhân khác nhau (phát âm theo địa phương, cách dùng trọng
âm, ngữ liệu, nhịp câu khác nhau,…) cũng gây không ít khó khăn cho người nghe. Điều
này càng phức tạp hơn khi tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu trong khi đó HS và GV
không có nhiều cơ hội tiếp xúc với các biến thể tiếng Anh khác nhau thuộc các quốc tịch
khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ngay khio chúng ta có khả năng nghe
hiểu tốt tiếng Anh chuẩn, chúng ta vẫn gặp khó khăn khi nghe hiểu các biến thể tiếng
Anh.
Khi nghe người khác nói, chúng ta không làm chủ được tốc độ và nội dung được
trình bày. Trong giao tiếp thực tế, chúng ta không thể nghe lại những gì đã được nói
hoặc không có thời gian để nghĩ khi gặp chỗ khó hiểu như cách chúng ta thường làm
trong đọc hiểu.
Lời nói hay khẩu ngữ dễ bị méo mó do các yếu tố ngoại cảnh tác động như tiếng ồn
hoặc chất lượng của các thiết bị âm thanh. Ngoài ra, khi nghe chúng ta vừa phải hiểu các
thông tin vừa phải thực hiện các nhiệm vụ khác như ghi nhớ hoặc ghi chép thông tin,…


Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá

of 20

Page 1


2. Cơ sở thực tiễn
Nhìn từ góc độ của GV dạy tiếng chúng ta đề thấy rõ những khó khăn trong giờ
dạy nghe như:
- Cơ sở vật chất, phương tiện cũng như đồ dùng và trang thiết bị dạy học không đáp ứng
được chương trình của SGK: Không có phòng chức năng; không có hệ thống âm thanh,
tranh ảnh, máy chiếu; băng dĩa không đủ tiêu chuẩn, ….
- Chương trình của SGK so với trình độ và năng lực của HS vùng nông thôn là tương
đối nặng: Các yêu cầu của bài nghe là khó, HS phải nghe để trả lời những câu hỏi rất
dài,…..
- Kiến thức nền và sự hiểu biết về kiến thức chung của HS còn hạn chế. Không có môi
trường nghe và sử dụng tiếng Anh thường xuyên.
HỌC SINH THƯỜNG CHÁN NẢN VỚI GIỜ HỌC NGHE.
Chính vì những khó khăn thực tế mà tôi đã gặp trong nhiều năm qua đã thôi thúc tôi tìm
tòi và đi tìm những giải pháp khác nhau để khắc phục tình trạng này. Sau một thời gian
áp dụng trong năm học 2010 – 2011, tôi mạnh dạn trao đổi với quý thầy cô giáo dạy
môn Tiếng Anh về một số kĩ thuật nhỏ áp dụng trong giờ dạy - học nghe nhằm cải thiện
kĩ năng nghe hiểu cho HS yếu, kém lớp 10 (Trường THPT Lê Viết Tạo, Hoằng Hoá), đó
là: Cải thiện kỹ năng nghe hiểu cho học sinh yếu, kém lớp 10 - THPT thông qua
việc thiết kế lại các nhiệm vụ trong phần Listening – SGK Tiếng Anh 10(CTC).
II – MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Nhằm tìm ra những phương pháp khác nhau để khai thác tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh trong quá trình rèn luyện các kỹ năng trong dạy học Tiếng Anh.
- Rèn luyện, cải thiện và phát triển kỹ năng nghe hiểu cho học sinh:

III - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Phần: “C–Listening”, từ Unit 1 đến Unit 16 trong SGK Tiếng Anh 10–CTC.
(NXB Giáo dục - 2006).
Áp dụng cho tất cả HS yếu, kém lớp 10 Trường THPT Lê viết Tạo, Hoằng Hoá học
tiếng Anh – CTC.
Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá

of 20

Page 2


B - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
I - NỘI DUNG
Ở phần nội dung tôi xin trình bày 3 vấn đề chính:
 Quan điểm và nguyên tắc dạy và học kỹ năng nghe hiểu.
 Nội dung dạy và học kỹ năng nghe hiểu.
 Một số kỹ thuật thiết kế lại bài nghe hiểu phù hợp với trình độ học sinh.
1. Quan điểm và nguyên tắc dạy và học kỹ năng nghe hiểu.
1.1. Quan điểm dạy và học kỹ năng nghe hiểu.
Nhìn một cách tổng thể tôi nhận thấy có ít nhất 3 quan điểm trong dạy và học kỹ
năng nghe hiểu môn tiếng Anh ở trường phổ thông.
Quan điểm thứ nhất cho rằng khi nghe, HS sử dụng kiến thức ngôn ngữ của mình để xử
lý các tín hiệu âm thanh qua đó hiểu nội dung. Nói cách khác, HS sử dụng những thông
tin có ngay trong lời nói để hiểu nghĩa. Những thông tin đó nằm trong các đơn vị từ
vựng và ngữ pháp của lời nói và HS hiểu nghĩa của từ, mệnh đề, câu và ngữ điệu để hiểu
nội dung thông tin. Trí nhớ máy móc giúp HS lưu giữ thông tin trong vài giây nhưng khi
lượng thông tin tăng lên thì hiện tượng quá tải sẽ xảy ra với trí nhớ máy móc. Như vậy,
nếu HS gặp những thông tin lạ hay từ mới, các em sẽ không chú ý đến thông tin tiếp
theo, hậu quả là HS không hiểu được toàn bộ nội dung bài nghe.

Quan điểm thứ hai cho rằng kiến thức hay những hiểu biết và kinh nghiệm của cá nhân
về nội dung nghe giữ vai trò quan trọng hơn so với kiến thức ngôn ngữ. Khi nghe, HS
dựa vào ngôn cảnh và gắn kết nội dung đang nghe với kinh nghiệm và kiến thức cá nhân
về vấn đề đang nghe để lĩnh hội thông tin cần nghe.
Quan điểm thứ ba được xây dựng trên cơ sở đường hướng giao tiếp cho rằng nghe hiểu
là một quá trình trong đó kiến thức ngôn ngữ và vốn hiểu biết chung của HS tác động
tương hỗ với nhau giúp các em nắm được những thông tin cần thiết. Nói khác đi, người
nghe phải biết kết hợp cả hai yếu tố trong nghe hiểu: (i) kiến thức ngôn ngữ và (ii)
những hiểu biết, kinh nghiệm và kiến thức nền.
Khi vận dụng quan điểm này trong các hoạt động dạy nghe hiểu, GV thường cho HS tiến
hành một số hoạt động trước khi nghe theo hai hướng:
 Kích hoạt vốn từ vựng và ngữ pháp liên quan đến chủ đề bài nghe.
Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá

of 20

Page 3


 Gợi mở những kinh nghiệm, những hiểu biết sẵn có liên quan đến chủ đề cần
nghe.
1.2. Nguyên tắc dạy và học kỹ năng nghe hiểu.
Nghe hiểu có hai mục đích chính: (i) mục đích mang tính xã hội khi nói chuyện
với người khác. Trong trường hợp này, chúng ta vừa nghe thông tin vừa nói để trao đổi
thông tin, duy trì hay thiết lập các mối quan hệ xã hội, (ii) mục đích tiếp thu thông tin
đơn thuần. Mục đích thứ hai thường khó hơn và cần được chú trọng nhiều hơn trong quá
trình dạy và học. SGK tiếng Anh THPT dành nhiều thời gian cho việc luyện kỹ năng
nghe hiểu theo mục đích thứ hai. Dưới đây là một số nguyên tác cơ bản khi dạy và học
kỹ năng nghe hiểu.
1.2.a. Coi trọng quá trình nghe hiểu hơn kết quả nghe hiểu.

Giống như đọc hiểu, nghe hiểu thường được coi là kỹ năng thụ động. Trên thực tế,
hai kỹ năng này mang tính chủ động cao do HS phải đồng thời huy động nhiều thao tác
tâm lý khác nhau để xử lý và hiểu thông tin.
Trước hết HS phải nghe được những gì đang nói, sau đó phải hiểu nội dung bằng cách
liên hệ những gì nghe được với những gì đã biết. Thực tế cho thấy, nếu HS không có
những hiểu biết nhất định về vấn đề đang được nói tới thì việc nghe hiểu sẽ rất khó
khăn. Mặt khác, việc đánh giá mức độ nghe hiểu của HS là rất khó vjf GV chỉ có thể dựa
vào kết quả làm bài tập nghe sẵn có trong SGK, GV cần thiết kế những hoạt động sau
nghe để đánh giá thêm mức độ nghe hiểu của HS.
1.2.b. Coi trọng việc hiểu sâu thông tin của bài nghe.
Các kết quả nghiên cứu trong học tâm lý ngôn ngữ học khẳng định rằng người
nghe không ghi nhớ theo kiểu ”sao y bản chính”. Người nghe không nhớ từng câu, từng
từ, nói cách khác, mục đích của nghe hiểu không phải nhằm kiểm tra khả năng ghi nhớ
máy móc hay ghi nhớ tức thì của HS. Các bài tập nghe hiểu trong SGK THPT như nghe
- điền thông tin, nghe - chọn thông tin đúng/ sai, nghe - chọn trong số các thông tin một
phương án đúng với thông tin cho sẵn,… nhằm phát triển khả năng nghe hiểu sâu của
HS - hiểu thông tin hay nội dung cơ bả của thông điệp. Các chi tiết phụ hay các chi tiết
bề mặt của thông điệp thường không được lưu ý và ghi nhớ.
1.2.c. Sắp xếp các hoạt động nghe hiểu một cách hợp lý.
Có nhiều yếu tố tác động tới độ khó của các hoạt động nghe hiểu. Có thể chia các
yếu tố đó thành ba nhóm cơ bản: (i) mục đích nghe (ii) kiến thức ngôn ngữ, phong cách
Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá

of 20

Page 4


hay văn phong được sử dụng trong bài nghe và (iii) điệu kiện, hoàn cảnh hay vị trí của
người nghe. Do vậy, thay vì cho HS làm lần lượt các bài tập nghe trong SGK, GV có thể

sắp xếp lại các bài tập nghe sao cho phù hợp với trình độ của HS và mục đích của bài
học dựa trên cơ sở ba yếu tố trên.
1.2.d. Tổ chức các hoạt động nghe theo hai hình thức: từ đơn vị đến tổng thể hay từ
tổng thể đến đơn vị.
Để hiểu được nghĩa của chuỗi âm thanh, chúng ta cần quan tâm đến phương pháp
xử lý thông tin khi nghe. Có hai cách xử lý thông tin: (i) từ đơn vị đến tổng thể nghĩa là
người nghe bắt đầu từ các đơn vị ngôn ngữ như âm, từ, ngữ pháp,… Và (ii) từ tổng thể
đến đơn vị, nghĩa là người nghe sử dụng những kinh nghiệm và hiểu biết của mình để xử
lý thông tin thu được từ thông điệp do người nói phát ra.
Cả hai cách nghe trên đều cần thiết vì chúng bổ sung cho nhau trong quá trình xử lí
thông tin trong đó các bài tập giúp HS xử lí thông tin theo cách thứ hai thuờng đuợc thực
hiện trước khi nghe.
1.2.e. Tổ chức nhiều hoạt động nghe khác nhau.
Khi dạy kĩ năng nghe, GV cần sử dụng các bài tập nghe một cách đa dạng và
phong phú. Có hai dạng bài tập nghe được sử dụng phổ biến trong các SGK: (i) nghe
hiểu thông tin chi tiết, cụ thể, ví dụ: nghe sự việc xảy ra ở đâu, khi nào,v.v. và (ii) nghe
lấy thông tin khái quát, ví dụ: nghe và xác định nội dung chính của thông điệp, nghe và
ghi chép lại các sự kiện theo trình tự thời gian, nghe và chọn các thông tin đúng/ sai v.v.
Điều cần lưu ý là cả hai hình thức nghe này không tồn tại biệt lập mà luôn kết hợp với
nhau và nên đi từ hình thức nghe này sang hình thức nghe kia. Ngoài ra, GV cần quan
tâm đến một loại hình nghe quan trọng khác là nghe suy luận. Loại hình nghe này đòi
hỏi người nghe phải hiểu được ẩn ý của thông điệp, tức là những thông điệp, tức là
những thông tin mà người nói không nói thẳng ra.
1.2.f. Kết hợp kĩ năng nghe hiểu với các ngôn ngữ khác.
Kết hợp kĩ năng nghe hiểu với các ngôn ngữ khác, đặc biệt là nói, đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển kĩ năng ngôn ngữ cho HS. Sở dĩ như vậy vị trong thực tế
cuộc sống các kĩ năng ngôn ngữ luôn gắn kết chặt chẽ với nhau, mặt khác việc huy động
nhiều cơ quan giác quan trong quá trình luyện tập, sẽ làm cho việc hình thành các kĩ
năng ngôn ngữ nhanh hơn và bền vững hơn.
Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá


of 20

Page 5


2. Nội dung dạy và học kĩ năng nghe hiểu.
2.1. Nội dung các bài nghe hiểu trong sách giáo khoa tiếng Anh lớp 10.
Các chủ đề nghe hiểu chính trong chương trình và SGK tiếng Anh lớp 10 gồm có:
- Unit 1: Listen to a passage about people’s daily activities.
- Unit 2: Listen to small conversations at school.
- Unit 3: Listen to a dialogue about a student’s background.
- Unit 4: Listen to a passage about a special school.
- Unit 5: Listen to a passage about an experience in learning how to use a computer.
- Unit 6: Listen to a passage about a picnic.
- Unit 7: Listen to the radio news summary.
- Unit 8: Listen to a passage about the changes of a hometown.
- Unit 9: Listen to information about whales.
- Unit 10: Listen to a passage about forest fire.
- Unit 11: Listen to a passage about a national park.
- Unit 12: Listen to a dialogue about a famous musician.
- Unit 13: Listen to a dialoge about a plan of going to the cinema.
- Unit 14: Listen to a passage about a famous footballer: Pelé.
- Unit 15: Listen to a passage about Statue of Liberty.
- Unit 16: Listen to a passage about about Hoi An.
2.2. Các dạng bài tập nghe hiểu cơ bản trong sách giáo khoa tiếng Anh 10.
Xoay quanh các chủ đề luyện kĩ năng trên, SGK tiếng Anh 10 THPT có các loại bài tập
luyện nghe được phân bổ ở các đơn vị bài học (units) như sau:

Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá


of 20

Page 6


PHẦN

Before
you
listen

While
you
listen

After
you
listen

CÁC LOẠI BÀI TẬP
- Làm quen với các từ mới hoặc khó
có liên quan đến bài nghe.

ĐƠN VỊ BÀI HỌC
Unit 1, Unit 2, Unit 4, Unit 5,
Unit 6, Unit 9, Unit 10, Unit 12,
Unit 13, Unit 14, Unit 16.
Unit 1, Unit 2, Unit 6, Unit 7,
Unit 11,, Unit 15, Unit 16.

Unit 3, Unit 5, Unit 8, Unit 9,
Unit 10, Unit 12, Unit 13, Unit 14
Unit 1, Unit 2, Unit 6.
Unit 1, Unit 3, Unit 4, Unit 5,
Unit 8, Unit 9, Unit 10, Unit 12.
Unit 6, Unit 7, Unit 9, Unit 10,
Unit 11, Unit 12, Unit 14, Unit 16
Unit 2, Unit 3, Unit 4, Unit 5,
Unit 6, Unit 7,Unit 8, Unit 11,
Unit 13, Unit 14, Unit 15.
Unit 1, Unit 4, Unit 5, Unit 7,
Unit 9, Unit 11, Unit 12, Unit 13,
Unit 14, Unit 15, Unit 16.
Unit 3.

- Trả lời câu hỏi liên quan đến nội
dung bài nghe.
- Thảo luận những hiểu biết liên
quan đến nội dung bài nghe.
- Nghe và chọn tranh.
- Tìm thông tin đúng/ sai liên quan
đến nội dung bài nghe.
- Trả lời các câu hỏi liên quan đến
bài nghe.
- Điền thông tin còn thiếu vào các
chỗ trống, các câu/ đoạn văn dựa
vào nội dung bài nghe.
- Nói lại nội dung chính của bài
nghe (nói tự do hay dựa vào gợi ý
về từ vựng hoặc ý)

- Đặt và trả lời câu hỏi liên quan
đến nội dung chính bài nghe.
Vận dụng thông tin của bài nghe để Unit 2, Unit 6, Unit 8, Unit 10.
giải quyết các tình huống thực tế.

3. Quy trình, hoạt động và một số kỹ thuật thiết kế lại bài nghe hiểu phù hợp với
trình độ học sinh trong quá trình dạy và học kĩ năng nghe hiểu.
Quy trình dạy và học kỹ năng nghe thường được thực hiện qua ba giai đoạn: (i) giai
đoạn trước khi nghe (ii) giai đoạn nghe và (iii) giai đoạn sau khi nghe. Chúng ta hãy lần
lượt xem xét ba giai đoạn nghe một cách chi tiết.
3.1. Giai đoạn trước khi nghe (Before you listen).
Mục đích của các hoạt động trước khi nghe là: (i) gây hứng thú và kích hoạt
những hiểu biết hoặc kinh nghiệm của HS về chủ đề bài nghe, (ii) huy động vốn từ
Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá

of 20

Page 7


vựng, ngữ pháp đã học hoặc giới thiệu trước các từ, cấu trúc khó hoặc mới có liên quan
đến bài nghe và (iii) phát triển khả năng dự đoán thông tin liên quan đến nội dung bài
nghe.
Để hoàn thành tốt giai đoạn trước khi nghe, chúng ta có thể sử dụng các kĩ thuật hay
hoạt động cơ bản sau:
3.1.a. Sử dụng tranh ảnh, hiện vật và đặt ra các câu hỏi liên quan đến kiến thức và kinh
nghiệm của HS về nội dung chuẩn bị nghe.
Nếu bài nghe có tranh minh hoạ đi kèm, GV đặt câu hỏi hoặc yêu cầu HS đặt câu
hỏi về nội dung tranh ảnh qua đó dự đoán nôi dung của bài nghe. Nếu không cóp tranh
minh hoạ, GV có thể tổ chức thảo luận nhanh để gây hứng thú cho HS và kích hoạt

những hiểu biết của HS về vấn đề sắp nghe.
Ví dụ:
- Phần Before you listen- Unit 5:Technology and you(SGK Tiếng Anh 10-trang 57)
Before you listen
How often do you use each of the items below? Put a tick (√) in the right
column. Then compare your answers with a partner.
very often

sometimes

never

radio
cell phone
camcorder
computer
TV
fax machine

- Phần Before you listen- Unit 7: The mass media (SGK Tiếng Anh 10-trang 77)
Before you listen
Work in pairs. Ask and answer the questions.
1. How often do you listen to the radio?
2. How many hours per week do you listen to it?
3. What programme do you like listening to and why?
Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá

of 20

Page 8



GV chia HS thành 4 nhóm để thảo luận các câu hỏi này trong vòng 3 phút, sau đó so
sánh kết quả giữa các nhóm với nhau.
3.1.b. Giới thiệu kiến thức ngôn ngữ quan trọng liên quan đến nội dung bài nghe.
Việc giới thiệu các kiến thức ngôn ngữ mới hoặc khó như từ, cụm từ hoặc cấu trúc
ngữ pháp trước khi nghe là cần thiết vì nếu HS không hiểu chúng thì việc nghe hiểu sẽ
trở nên khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta không nên giới thiệu quá nhiều từ hoặc cấu trúc vì
chúng luôn được giới thiệu trong ngôn cảnh nhất định. Cần lưu ý rằng ngôn cảnh giúp
việc hiểu nghĩa của từ tốt hơn. Đối với những từ đặc biệt như danh từ riêng (tên người,
tên địa danh), chúng ta ghi các từ đó lên bảng và hướng dẫn cách đọc cho HS trước khi
nghe.
3.1.c. Giới thiệu bối cảnh chung của bài nghe.
Chúng ta biết rằng nghe hiểu trong lớp học khó khăn hơn so với nghe hiểu trong
cuộc sống ho thiếu bối cảnh. Do vậy, GV cần giới thiệu bối cảnh của bài nghe (ai nói?
Nói ở đâu? Lúc nào? Trong hoàn cảnh nào? Nói với ai? ….) hoặc những thông tin nền
để HS có được những hiểu biết chung liên quan đến chủ đề bài nghe. GV cũng cần biết
cách kích hoạt những hiểu biết và kinh nghiệm sẵn có của HS để phục vụ mục tiêu hiểu
nội dung nghe.
Ví dụ: Phần Before you listen - Unit 8: The story of my village (SGK Tiếng Anh 10
- trang 86)
Work in pairs. Look at the two pictures of the same town. Discuss the differences
between them.

Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá

of 20

Page 9



Examples:
− In the past, the town used to have only small houses, but now there are tall buildings.
− In the past, there weren’t any hotels, but now there is a hotel in the town.

3.1.d. Nghe hiểu thông tin khái quát.
Đây là hoạt động quan trọng trong phát triển kĩ năng nghe cho HS vì HS ít có
điiều kiện nghe một thông điệp nhiều lần cùng một lúc để nắm bắt các nội dung chi tiết
của thông điệp. Việc nghe hiểu nội dung khái quát còn giúp HS tự tin hơn khi nghe vì
qua hoạt động này HS nhận ra rằng các em không cần hiểu hết nghĩa của tất cả các từ
mà vẫn hiểu được nội dung của thông điệp. Hoạt động này có thể được thực hiện bằng
cách đặt một vài câu hỏi về nội dung chính hay đại ý của thông điệp.
3.2. Giai đoạn nghe (While you listen).
Đây là giai đoạn quan trọng và khó kiểm soát nhất đối với GV vì trong giai đoạn
này HS tập trung vào nghe và xử lý thông tin, do vậy, GV cần giới thiệu rõ mục đích
nghe, yêu cầu hay nhiệm vụ cần thực hiện khi nghe, thời gian nghe và các hoạt động
nghe thích hợp. Tất cả những điều đó giúp HS tập trung vào nội dung của bài nghe. GV
có thể sử dụng một số kĩ thuật cơ bản cho giai đoạn nghe dưới đây.
3.2.a. Nghe và kiểm tra lại những dự đoán.
Nếu trong giai đoạn trước khi nghe GV yêu cầu HS dự đoán những thông tin liên
quan đến nội dung của bài nghe thì trong giai đoạn nghe chúng ta yêu cầu các em nghe
và khẳng định lại những điều đã dự đoán. Nếu có thì bao nhiêu dự đoán đúng, bao nhiêu
dự đoán sai.
Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá

of 20

Page 10



Ví dụ trước khi dạy Task 1 - Phần While you listen -Unit 1(SGK Tiếng Anh 10 – tr 16):
While you listen
Task 1. You will hear Mr. Lam, a cyclo driver, talk about his morning activities.
Listen to his talk and number the pictures in their correct order.

a

b

c

d

e

f

Đây là một hoạt động khá đơn giản song lại khó đối với HS khi vốn từ của các
em rất ít. GV nên thực hiện 2 bước:
Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm rồi cho các nhóm dự đoán thứ tự của các bức
tranh trước khi nghe.

Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá

of 20

Page 11


Bước 2: Cho HS dự đoán những từ/ cụm từ gắn với nội dung của mỗi bức tranh

có khả năng xuất hiện trong bài nghe:
VD: Picture a: woman/ lady passenger.
Picture b: have breakfast/ lunch/ dinner.
….
Sau đó GV tiến hành cho HS nghe 2 lần, các nhóm đưa ra kết quả, GV cho HS nghe lại
lần 3 để so sánh kết quả với dự đoán ban đầu.
3.2.b. Nghe và đánh dấu.
Nếu HS chỉ nghe và đánh dấu vào những chỗ thích hợp căn cứ vào nội dung nghe thì
công việc sẽ đơn giản hơn. Ví dụ bài nghe trong Unit 7, Tiếng Anh 10:
Task 1. Listen to the two radio news stories and tick the words you hear in the right
column under News story 1 and News story 2.

healthy
strong
young
cloudy
highest
wonderful

News story 1

News story 2

..................

. . . . . . . . . ... . . . . . . .

..................

...................


..................

...................

..................

...................

..................

...................

..................

...................

3.2.c. Nghe và điền thông tin vào chỗ trống.
Đây là loại hoạt động nghe khá phổ biến trong đó HS vừa nghe vừa theo dõi bài cho sẵn
và điền vào chỗ trống những thông tin nghe được. Loại bài tập này dễ chọn và dễ thiết
kế. GV lưu ý rằng việc bỏ từ hay cụm từ để HS nghe và điền phải phù hợp với trọng tâm
và độ khó của bài cũng như trình độ của HS. GV nên tránh yêu cầu HS phải điền một
cụm từ quá dài hoặc sát nhau vì như vậy rất khó đối với HS phổ thông. GV cũng có thể
yêu cầu HS điền một số từ chức năng không có trọng âm để luyện kĩ năng suy đoán của
HS dựa vào ngôn cảnh. Vấn đề là liều lượng và cách thiết kế bài tập phải hợp lí và phù
hợp với trình độ và năng lực của HS.
Ví dụ thiết kế Task 2 - Phần While you listen của Unit 8 (SGK Tiếng Anh 10 – tr 87):
Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá

of 20


Page 12


Đây là một nhiệm vụ khó cho HS khi các em phải nghe và điền những từ còn thiếu vào
chỗ trống. Vì vậy GV nên thiết kế lại theo 2 cách: hoặc là cho trước những từ dùng để
điền vào chỗ trống trước nhưng theo thứ tự lộn xộn; hoặc thiết kế dưới dạng MCQs:
Task 2. Listen to the talk again, and write in the missing words.
The small old (1)
have been pulled down, and tall buildings have been put there
instead. They’ve also built a big (2)
in the middle of the town. The
narrow streets have been (3) and resurfaced, so the big trees on the two sides of the
streets have been (4) down. The large area of grass land in the suburbs of the town
has been turned into an ugly (5)
park. Even the old corner (6)
isn’t there any more. It has been replaced by a big (7)
store. And there is an (8)
restaurant where there
used to be an old tea shop.
Cách 1: Cho HS những từ dùng để điền vào chỗ trống. Tuỳ theo đối tượng HS mà GV
cho số lượng từ đủ 8 từ hoặc cho nhiều hơn 8 từ. GV có thể thiết kế để dạy bằng Power
point như sau:

Cách 2: Thiết kế dưới dạng bài tập MCQs trên Power point

Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá

of 20


Page 13


3.2.d. Nghe và chọn một phương án đúng trong các phương án cho sẵn.
Đây là loại bài tập khá phổ biến trong luyện kĩ năng nghe hiểu. HS nghe và chọn
trong số các câu cho sẵn một phương án đúng nhất (MCQs). Loại bài tập này thường
khó vì HS phải nghe và hiểu chính xác nội dung thông điệp, ngoài ra các em cần suy
luận mới có thể tìm câu trả lời đúng.
Chúng ta cần lưu ý rằng bài tập này không có nhiều tác dụng đối với việc phát
triển phương pháp nghe hiểu cho HS mà nhằm mục đích luyện thi và kiểm tra. Do vậy,
việc xác định liều lượng làm bài tập nghe loại này cho cân đối với việc chuẩn bị cho các
em sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thường nhật.
Với loại bài tập này GV nên cho HS có thời gian khoảng 2-3 phút để đọc trước
các phương án lựa chọn sau đó suy đoán trước đáp án.
Ví dụ: Task 1 – Unit 16 (SGK Tiếng Anh 10 – trang173)
HS có thể dùng những kiến thức hiểu biết của mình để dự đoán trước, sau đó nghe và
kiểm tra lại.
While you listen
Task 1. Listen and choose A, B, or C that best completes the sentence.
1. Hoi An is located
kilometers south of Da Nang.
Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá

of 20

Page 14


A. 13
B. 30

C. 16
2. Hoi An used to be an important trading center

.

A. in Southeast Asia
B. in the 19th century
C. in the Far East
3. Hoi An is well-known for its old houses which are

.

A. small and thatch-roofed
B. narrow and carved
C. small and tile-roofed
4. The Japanese Covered Bridge was built

.

A. in 1855
B. in the 18th century
C. in the 16th century
5. Tan Ky House was built as a

.

A. house for a Chinese merchant
B. meeting hall for the Cantonese Chinese
C. house for a Vietnamese merchant
3.2.e. Nghe và trả lời các câu hỏi.

Đây là loại bài tập truyền thống và được sử dụng nhiều nhất trong SGK bậc
THPT. Các câu hỏi được nêu trong quá trình nghe vừa là định hướng cho các nội dung
chính cần nghe vừa là các câu hỏi về các nội dung cơ bản khi nghe. Khi biên soạn các
câu hỏi chúng ta cần quan tâm đến sự khác nhau giữa các loại câu hỏi Wh-question cũng
như chức năng của chúng. Ví dụ: câu hỏi với who liên quan tới người thực hiện hay chịu
tác động của hành động, câu hỏi what liên quan đến bản thân hành động hay sự vật, sự
kiện chịu sự tác động của hành động, câu hỏi với where, when chỉ hoàn cảnh của hành
động, câu hỏi how chỉ đên phương thức hành động và why chỉ lí do của hành động.
Ví dụ: Task 2 – Unit 9 (SGK Tiếng Anh 10 – trang 98).
Khi dạy bài này GV cần lưu ý cho HS những từ chìa khoá (key words) để HS nắm bắt
thông tin một cách dễ dàng hơn:
Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá

of 20

Page 15


Task 2. Listen again and then answer the following questions.
1. What is the length and weight of the blue whale?
2. Why do whales like to feed in the cold oceans?
3. According to the listening passage, what are the good feeding grounds for
whales?
4. What is the main reason for the decrease in whale populations?
5. What have conservation groups asked the International Whaling
Commission to do?
6. What would happen if we didn’t take any measures to protect whales?
Ngoài những bài tập nêu ở trên, chúng ta còn có nhiều loại bài tập khác liên quan
đến luyện tập kĩ năng nghe hiểu như nghe và sắp xếp lại thông tin theo trình tự được đề
cập trong thông điệp, nghe và vẽ theo hướng dẫn, nghe và đánh số vào các tranh theo

trình tự được nhắc đến v.v. Việc lựa chọn loại bài tập nào tuỳ vào tính phức tạp trong
yêu cầu của hoạt động nghe, mức độ khó hay dễ của thông điệp, trình độ của HS và mục
đích của bài nghe.
3.3. Giai đoạn sau khi nghe (After you listen).
Mục tiêu của hoạt động sau khi nghe (After you listen) là xác định lại mức độ HS
hiểu bài nghe như thế nào và vận dụng chúng trong giao tiếp thực tế. Để thực hiện tốt
giai đoạn này, GV có thể sử dụng một số kĩ thuật sau:
 Nói lại nội dung của bài nghe.
 Đóng vai theo nội dung bài nghe.
 Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề vừa nghe.
 Làm các bài tập ngữ pháp mới có trong bài nghe.
 Luyện tập phát âm và ngữ điệu các từ, câu xuất hiện trong bài nghe.
Tuy nhiên, để đạt được những kết quả khả quan trong quá trình dạy nghe hiểu, đặc biệt
là với đối tượng HS yếu kém là một vấn đề nan giải. Khi thiết kế bài tập nghe hiểu, GV
cần lưu ý một số yêu cầu sau đây:
 Ngôn ngữ của bài nghe là ngôn ngữ tự nhiên, phù hợp với trình độ hiểu biết và
độ tuổi của HS.
 Luôn nói rõ mục đích của mọi hoạt động nghe cho HS.
Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá

of 20

Page 16


 Luôn kích hoạt những hiểu biết và kinh nghệm sẵn có của HS về nội dung bài
nghe.
 Đưa ra những gợi ý về hoàn cảnh của bài nghe.
 Luyện tập cả hai hình thức nghe hiểu: nghe nắm thông tin chi tiết và nghe nắm
thông tin khái quát.

 Cho phép HS được so sánh kết quả làm bài tập trong cặp trước khi GV có ý kiến
phản hồi để giúp HS tự tin hơn.
 Mục đích chính của bài dạy nghe hiểu là phát triển kĩ năng nghe của HS chứ
không phải kiểm tra khả năng nghe hiểu.
 Tạo cơ hội cho HS được tự đánh giá về kết quả nghe.
 Động viên, khen ngợi nỗ lực của HS.

II – KẾT QUẢ
1. Nhận xét chung
Với những hướng giải quyết và những phương pháp mà tôi đã áp dụng (như phần
trình bày ở phần nội dung), kết hợp với sự quan tâm, chỉ đạo của BGH nhà trường, sự
trao đổi giữa các thành viên trong tổ chuyên môn về việc áp dụng những phương pháp
phù hợp cho từng đối tượng HS yếu kém. Sau một năm học áp dụng vào thực tiễn giảng
dạy tại 2 lớp 10D và 10E, Trường THPT Lê Viết Tạo, Hoằng Hoá, tôi đã thu được những
kết quả đáng khích lệ. Đa số HS đã dần nâng cao được chất lượng học tập của mình,
đồng thời các em cũng lấp dần sự thiếu hụt về kiến thức, từ đó phát triển thêm những kỹ
năng, kỹ xảo trong việc sử dụng ngôn ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng. Ngoài ra
trong giờ dạy học, tôi luôn gây hứng thú học tập cho các em bằng những câu chuyện
ngắn nhưng dí dỏm, những câu đố vui, những trò chơi vui nhộn phù hợp với kiểu bài,
mang tính giáo dục cao. Qua 1 năm, các em đã lấy lại được sự tự tin, nâng cao được tư
duy sáng tạo trong học tập.
2. Kết quả cụ thể:
HỌC KỲ I
Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá

of 20

Page 17



Lớp


số

Điểm kiểm tra kỹ năng (Writing)
0-2

3-4

5-6

7-8

9 - 10

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

10D8

42

10

23,8

23

54,8

6

14,3

3

7,1

0

0


10E8

44

14

31,8

27

61,4

3

6,8

0

0

0

0

HỌC KỲ II

Lớp


số


Điểm kiểm tra kỹ năng (Writing)
0-2

3-4

5-6

7-8

9 - 10

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

10D8

42

3

7,1

6

14,3

19

45,3

11

26,2

3

7,1

10E8

44


4

9,1

9

20,5

23

52.2

7

15,9

1

2,3

C- KẾT LUẬN
Thái độ học tập của HS là rất quan trọng, kĩ năng nghe hiểu (cũng giống như đọc
hiểu) thường mang tính thụ động. Vì vậy GV cần có những điều chỉnh hợp lí về kiến
thức, phương pháp, kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học trong từng bài học, từng tiết
học nhằm tạo thái độ tự tin, chủ động, tích cực cho HS. Dần dần các em sẽ tự xây dựng
được ý thức học tập cho riêng bản thân, để các em sẽ không “ngại” mỗi khi tham gia vào
các hoạt động dạy học tiếng Anh trên lớp cũng như ở nhà.
Kinh nghiệm của tôi chỉ là bước đầu được áp dụng trong phạm vi 2 lớp 10D8 và
10E8 trong năm học 2010-2011 để gây hứng thú, tích cực trong thái độ học tập của HS
yếu, kém, từ đó cải thiện dần kĩ năng nghe hiểu cho các em. Tuy rằng đã thu được những

kết quả khích lệ nhưng cũng đang còn rất nhiều hạn chế, thiếu sót. Tôi mong sự góp ý
của các thầy, cô giáo để chúng ta cùng hoàn thiện hơn những kĩ năng, kĩ xảo trong quá
trình tổ chức những hoạt động dạy học phù hợp với từng đối tượng HS.
Đây đang là những năm đầu chúng ta thực hiện chương trình thay sách giáo khoa
ở bậc THPT, vì vậy chúng ta đã gặp phải không ít những khó khăn trong quá trình giảng
dạy. Những khó khăn này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau: từ việc cơ sở vật chất,
Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá

of 20

Page 18


đồ dùng và trang thiết bị chưa đáp ứng hoặc chưa phù hợp với nội dung của SGK –
Chương trình đổi mới; cho đến trình độ yếu kém, thiếu hụt kiến thức nền, năng lực và
trình độ không đồng đều, thái độ học tập thiếu tích cực của HS. Mặt khác, các chúng ta
cũng chỉ mới ở mức độ làm quen với sách mới, có những bài/ phần còn chưa kiểm soát
hết cả về nội dung lẫn phương pháp giảng dạy nên việc khắc phục những khó khăn trong
quá trình dạy học còn hạn chế. Việc học chuyên đề thay sách trong một thời gian ngắn
không thể đáp ứng hết nhu cầu trao đổi về kinh nghiệm, phương pháp cũng như toàn bộ
nội dung của sách. Vì vậy, có thể nói việc viết sáng kiến kinh nghiệm hàng năm của các
thầy cô giáo cũng là điều kiện tốt để các thầy cô giáo cùng ghi chép, nhìn nhận, đánh giá
và bày tỏ những phương pháp và kinh nghiệm dạy học của chính bản thân mình; đồng
thời cùng nhau trao đổi để rút ra những bài học và kinh nghiệm quý giá nhằm nâng cao
hiệu quả và chất lượng dạy học.

D - ĐỀ XUẤT
Sự phong phú của các chủ đề dạy học trong SGK Tiếng Anh 10, 11 mới làm cho
giáo viên gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy. Ví dụ: Chủ đề Sports, có nhiều môn
thể thao mới lạ mà giáo viên cũng khó hình dung đó là môn thể thao gì?.v.v. Bên cạnh

đó giáo viên sẽ rất vất vả khi phải thu thập đầy đủ những thông tin, số liệu có liên quan
đến các chủ đề khác nhau mà trong cả SGK lẫn SGV đều không có. Một giáo viên dạy
Tiếng Anh phải đóng vai trò ở các lĩnh vực khác nhau: Âm nhạc, Thể thao, Địa lý, Lịch
sử, Thông tin liên lạc, Công nghệ,… và rất nhiều những kiến thức xã hội khác. Trong
quá trình dạy học, HS sẽ hỏi nhiều về những thông tin mà các em chưa biết, điều này
không phải giáo viên nào cũng có thể cung cấp trọn vẹn cho HS.
Cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị và phương tiện sử dụng cho dạy học ngoại
ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng cũng còn rất thô sơ, không có băng đĩa chuẩn (GV
phải tự tìm mua những băng đĩa không đạt chuẩn: cả về nội dung lẫn chất lượng âm
thanh và giọng nói) để phục vụ cho quá trình dạy học

Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá

of 20

Page 19


Vì vậy tôi có một đề xuất là: Bộ giáo dục, Sở giáo dục Thanh Hoá nên có bộ băng
đĩa chuẩn theo SGK ở tất cả các lớp cung cấp về cho các trường học. Ngoài ra Bộ GD và
Sở GD cũng cần biên soạn thêm 1 cuốn sách, băng đĩa hỗ trợ cho giáo viên những tư
liệu về các chủ đề trong SGK Tiếng Anh 10, 11, 12 để các thầy, cô giáo có thêm những
thông tin và số liệu cung cấp cho HS trong quá trình giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn.
Hoằng Hoá, ngày 02 tháng 5 năm 2011.
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Xuân Tuấn

Giáo viên Nguyễn Xuân Tuấn - Trường THPT Lê Viết Tạo - Huyện Hoằng Hoá


of 20

Page 20



×