Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

skkn HƯỚNG dẫn và tổ CHỨC TRÒ CHƠI dân GIAN CHO học SINH TIỂU học một HOẠT ĐỘNG góp PHẦN xây DỰNG TRƯỜNG học THÂN THIỆN, học SINH TÍCH cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 29 trang )

KINH NGHIỆM NHỎ:
HƯỚNG DẪN VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC - MỘT HOẠT ĐỘNG GÓP PHẦN: " XÂY DỰNG TRƯỜNG
HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC"
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I . LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Dù khó khăn đến đâu cũng
phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt", trong từng giai đoạn ngành giáo dục đã
phát động nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động rất thiết thực và hiệu
quả. Cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục" phát động từ năm 2006. Cuộc vận động " Mỗi thầy giáo, cô
giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" phát động từ năm 2007 và
năm 2008 trong các nhà trường phổ thông thực hiện chỉ thị số 40/ 2008/ CT BGD&ĐT ngày 22/ 7/ 2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc phát động
phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực " giai
đoạn 2008-2013.
Trong 3 năm qua phong trào đã được hưởng ứng mạnh mẽ và được sự
đồng thuận của cán bộ, giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh các ban ngành
địa phương từ Trung ương đến cơ sở, phong trào đã tạo nên được diện mạo
mới trong các nhà trường. Đây là phong trào thi đua lâu dài - với nội dung
phong phú và thiết thực đựợc thực hiện trên diện rộng với mục tiêu là: huy
động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để nâng
cao chất lượng giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện
hiệu quả phát huy tính chủ động tích cực sự sáng tạo của học sinh trong học
tập, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hình thành kĩ năng sống, để đáp
ứng nhu cầu giáo dục hiện nay.
Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực được cụ thể hoá bằng
việc thực hiện 5 nội dung :
1


1. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.


2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở
mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
3. Rèn kĩ năng sống cho học sinh.
4. Tổ chức hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các giá trị lịch sử,
văn hoá, cách mạng ở địa phương.
Thực hiện nội dung xây dựng trường học thân thiện chính là sự cụ thể
hoá của yêu cầu " Dạy tốt - Học tốt". Dạy và học tốt không chỉ qua sách vở mà
còn qua thực hành, không chỉ biết mà còn áp dụng thực tiễn qua hoạt động vui
chơi, hoạt động ngoài giờ lên lớp...
Một trong 5 nội dung xây dựng trường học thân thiện đó là: tổ chức hoạt
động tập thể vui tươi, lành mạnh. Hướng đến mục tiêu "Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực". Việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang
nhiều ý nghĩa thiết thực, nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khoẻ, ứng xử
hợp lí các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc theo
nhóm mà còn giúp học sinh khả năng ứng xử văn hoá, không sa vào những
"games" trực tuyến bạo lực, vô bổ đang tràn lan và các tệ nạn học đường khác.
Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau,
trong đó có thể nói trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của
dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt trong đó tích tụ
cả trí tuệ và tinh thần của bao thế hệ người Việt xưa. Đối với trẻ em trò chơi
mang lại nhiều điều thú vị và bổ ích, nó là chất xúc tác, vun đắp tình bạn ngây
thơ, trong sáng giữa các em, nó làm cho thế giới xung quanh của các em đẹp
và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt
cuộc đời làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em.
Đúng như PGS.TS. Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam cho rằng: "Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi.
Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ em mà nó còn chứa
2



đựng cả một nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi
dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ giúp trẻ phát triển khả năng tư
duy sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia
đình, quê hương, đất nước. Trẻ em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen máy
móc và không có khoảng trống để chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn
khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu
nhi thuở trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ ở các
thành phố mà còn ở cả các vùng nông thôn, nơi mà đang dần bị đô thị hoá
mạnh mẽ. Vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân
gian là việc làm cần thiết".
Thiết nghĩ đã đến lúc nhà trường cần phải có kế hoạch và tổ chức cho
các em chơi những trò chơi bổ ích, xây dựng nếp sống lành mạnh và bảo tồn
bản sắc văn hoá dân tộc, hạn chế được nạn bạo lực học đường, tạo cho gia đình
niềm tin tuyệt đối vào nhà trường khi họ gửi gắm con em cho thầy cô. Xuất
phát từ những thực tiễn trên, tôi đã chọn, nghiên cứu và thực hiện đề tài
"Hướng dẫn và tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học - một hoạt
động góp phần: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực "

II. THỰC TRẠNG CHUNG

Hiện nay với việc hưởng ứng cuộc vận động " Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực" nhiều nhà trường đã thực hiện nghiêm túc và tổ
chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả. Nhưng ở một số trường đặc
biệt là một số trường ở vùng nông thôn, hoặc ở một số trường chưa đạt chuẩn
còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về trang thiết bị, bên cạnh đó sự
nhìn nhận phiến diện ở một số ít giáo viên chưa thực sự đúng nghĩa nên hoạt
động ngoài giờ lên lớp - tổ chức vui chơi cho học sinh thiếu sự quan tâm và
đầu tư. Về phía gia đình thì hình như họ quá bận bịu với những lo toan cuộc
sống, không còn nhiều thời gian dành riêng cho các em trong việc vui chơi,

3


còn đối với các em bản thân phải lo vào việc học hành với thời lượng đa số là 2
buổi/ ngày nên thời gian các em được thư giãn vui chơi rất ít, và nếu có chơi
thì cũng chưa có sự hứng thú, tự nguyện và hiệu quả. Trong khi đó nền công
nghệ thông tin phát triển- trò chơi điện tử xuất hiện, phim hành động bạo lực
cuốn hút các em, các trò chơi này đa số mang tính chất "nghiện", và xa lạ với
bản chất nhân văn nhân hậu của người Việt Nam, chính điều này đã làm ảnh
hưởng đến việc hình thành nhân cách của một số học sinh trong quá trình học
tập và rèn luyện.
Sẽ là rất thiếu nếu ta chỉ nghĩ đến việc chăm lo cho trẻ việc học hành, ăn
mặc mà không nghĩ đến tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ và thông qua đó còn
giáo dục các em hiểu và biết về cội nguồn, đó là : tổ chức cho các em chơi trò
chơi dân gian-nét văn hoá truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN THAM KHẢO ĐỂ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HIỆU QUẢ
1.ĐẶC ĐIỂM TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRẺ EM

- Mang tính truyền thống và bản sắc dân tộc Việt- Giàu tính trí tuệ
- Dễ chơi, không tốn kém
- Phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi
- Đa số trò chơi gắn liền với đồng dao, vè, câu hát vần điệu
- Chơi ở nhiều địa điểm khác nhau.
2. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI.

- Theo lớp
- Theo nhóm ( nhóm lớn, nhóm nhỏ..)
- Trong lớp
- Ngoài sân trường, thôn xóm, thăm quan các di tích lịch sử, dã ngoại, hoặc các

địa điểm có liên quan đến nội dung học tập.
3. MỘT SỐ TÀI LIỆU CÓ THỂ THAM KHẢO VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN .

- "Trò chơi dân gian trẻ em" của Trần Hoà Bình và Bùi Lương Việt, NXB GD.
- "Mẹ hát ru " của Nguyễn Hữu Thu- NXB phụ nữ, Hà Nội, 1997
4


- "Trò chơi dân gian" của Xuân Huệ - NXB Văn Hoá
- "Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam"-Trần Ngọc Thêm NXB TP Hồ Chí Minh
- "Lời đồng giao trong trò chơi cổ truyền của trẻ em - " tạp chí GD số 3, 1992.
- "Lễ hội đặc sắc Việt Nam"- Minh Anh, Hải Yến, Mai Kỳ, NXB Hồng Đức.
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1 Biện pháp 1: Phối hợp với tổng phụ trách Đội lập kế hoạch - tổ chức
thực hiện
a- Phối hợp và chỉ đạo hiệu quả kế hoạch hoạt động.
Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên là các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường, cùng nhà trường hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục.
Ngay từ đầu năm học quản lý phối hợp và chỉ đạo Tổng phụ trách Đội xây
dựng kế hoạch năm học các hoạt động Đội, Sao nhi đồng lập kế hoạch cụ thể
theo các chủ điểm, các ngày lễ lớn để hoạt động, trong đó tổ chức trò chơi dân
gian cho học sinh là một hoạt động mang ý nghĩa thiết thực và hiệu quả. Đây
là 1 nội dung quan trọng được đưa vào kế hoạch và biện pháp thực hiện trong
suốt quá trình hoạt động NGLL, có kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm trong
hàng tuần hàng tháng, hàng kì.
- Người tham gia hướng dẫn, phối hợp thực hiện hoạt động này là:
+ Tổng phụ trách Đội
+ Ban nền nếp, Đội cờ đỏ
+ Giáo viên chủ nhiệm
+ Các anh chị phụ trách sao, các Chi đội trưởng

- Thực hiện:
+ Trước giờ vào học, giờ ra chơi
+ Sinh hoạt tập thể
+ Hoạt động ngoài giờ lên lớp
b- Kế hoạch hoạt động trong tuần
Hàng tuần tổng phụ trách lên kế hoạch trên bảng tin của Đội để các Chi
đội các Sao thực hiện .
5


Ví dụ: Chủ điểm tháng 1: "Mừng Đảng - Mừng Xuân"
Kế hoạch hoạt động - Tuần 21 ( Từ 17/1 đến 22/1)
Nội dung trọng tâm

thứ

SH 15 phút
S
C

HĐ giữa

Kể

giờ
Múa hát sân

điểm, duy trì nền nếp.

chuyện


trường,chơi

- Thực hiện chương

đạo đức

trò chơi dân

- Sinh hoạt theo chủ

trình

"phát

2

Chào cờ

thanh

XLC
lớp XL

gian

măng non" (sáng thứ
3

2,4,6)


Đọc báo

Tìm hiểu Thể dụcgiữa

Đội

trò chơi

giờ,chơi

dân gian

tròchơi dân

Ôn tập

gian
Chơi các

kiến thức

tròchơi dân

Ôn tập

Tậpbài

gian
Múa hát sân


- Tìm hiểu về tết cổ

kiến

đồngdao

truyền dân tộc, lễ hội

thức

,

- Tổ chức làm "báo
dán"

ca

ngợi

về

Đảng, Bác Hồ
- Duy trì và thực hiện

4

Tập hát

SH câu lạc bộ "Văn

toán tuổi thơ"

5

trò chơi dân gian

bài vè về

- Kết nạp đội viên

trò chơi

mới cho HS K3
- Giao ban cuối tuần

6

dân gian
Đọc báo
Kể
Đội

trường

Thể dục

chuyện

giữa giờ,


đạo đức

chơi trò
chơi dân
gian

7
c- Theo dõi nhận xét đánh giá:

6


- Tổ chức giao ban cuối tuần Tổng phụ trách Đội với đội cờ đỏ ( qua các
đánh giá được lưu lại chi tiết hoạt động từng buổi trong tuần ở sổ theo dõi của
Liên đội, sổ chi đội, sổ sinh hoạt sao)
- Tổng Phụ trách giao ban cùng BGH ( cuối tuần)
- Tổ chức giao ban Hội đồng nhà trường vào chiều thứ 6
- Đánh giá nhận xét vào sáng thứ 2 hàng tuần( buổi chào cờ)
-Tổ chức chương trình "phát thanh măng non" vào buổi sáng thứ 2,4,6
Như vậy: Tổ chức trò chơi dân gian là việc làm thường xuyên, được kết hợp
chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, có kế hoạch và kiểm tra
đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi tuần. Đây là hoạt động góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện và đã tạo được phong trào thi đua sôi nổi.
2. Biện pháp 2: Phân loại trò chơi
Việc tổ chức SHCM theo định kì 2tuần/ lần là việc làm thường xuyên
của các tổ khối, giáo viên được trao đổi về phương pháp, hình thức dạy học
những vấn đề về chuyên môn ngoài ra ở phần công tác khác các giáo viên đều
lập kế hoạch cá nhân về tổ chức hướng dẫn trò chơi dân gian cho các em, song
để tổ chức hiệu quả chúng ta cần hiểu được tính chất để phân loại trò chơi.
Xét về chức năng giáo dục trò chơi chia làm 4 nhóm:

2.1. Loại trò chơi vận động ( thể lực) Trò chơi này giúp tăng cường sức khoẻ,
tăng cường thể lực tạo sức mạnh sức bền, sự dẻo dai.. cho các em.
Như: Trò chơi bịt mắt bắt dê, trò chơi lộn cầu vồng, chơi cướp cờ, kéo co…
2.2. Loại trò chơi học tập ( trí tuệ): Trò chơi này giúp phát triển trí tuệ, dạy
cho các em biết quan sát tính toán, ước lượng, phản xạ nhanh nhạy..
Như:Trò chơi ô ăn quan, trò chơi oẳn tù tì, trò chơi trốn tìm,chơi chuyền..
2.3. Loại trò chơi sáng tạo ( thẩm mĩ)
Trò chơi này giúp trẻ khéo léo phát huy sáng kiến, khả năng sáng tạo,
năng khiếu thẩm mĩ, tính kiên trì...
Như: Nặn trâu bằng đất sét, trò chơi pháo đất, làm chong chóng bằng lá..
2.4. Loại trò chơi mô phỏng:
7


Trò chơi này giúp trẻ làm đúng, đẹp, nhanh, bền bỉ, học được cách ứng
xử, giao tiếp của người lớn và biết hoá thân vào nhân vật.
Như: Trò chơi nấu ăn, trò chơi mua bán, đi chợ, làm nhà…
Như vậy: Nhiệm vụ của các thầy cô không chỉ sưu tầm và tổ chức cho học
sinh chơi các trò chơi mà vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải lựa chọn tổ chức
trò chơi như thế nào để trò chơi vừa phù hợp với lứa tuổi tâm sinh lý và thể lực
của học sinh vừa phù hợp với cơ sở vật chất và điều kiện của nhà trường điều
này phụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật của mỗi giáo viên phụ trách.
3. Biện pháp 3: Các bước cơ bản để thực hiện trò chơi có hiệu quả.
a. Bước1: Chuẩn bị sân bãi ( tuỳ ND trò chơi để chuẩn bị và chọn sân bãi)
b. Bước 2: Chọn trò chơi - chuẩn bị số lượng người tham gia
c. Bước 3:

- Chuẩn bị phương tiện: Phương tiện là những bài đồng dao, bài

vè, bài đáo, những câu hát vần điệu, băng đĩa....

- Chuẩn bị công cụ chơi: Tuỳ theo trò chơi mà chuẩn bị công cụ,
đồ dùng vật liệu phục vụ trò chơi
Ví dụ: - Trò chơi "ô ăn quan": chuẩn bị sỏi, đá nhỏ hoặc vật nhỏ thay quan
- Trò chơi "Bịt mắt bắt dê": khăn bịt mắt, còi.
- Trò chơi "Đá cầu" : quả cầu làm bằng lông gà, bằng giấy, giẻ, rơm.
d. Bước 4: Thực hành chơi:
- Tổ chức sắp xếp đội hình
- Giới thiệu và giải thích cách chơi.
- Điều khiển cuộc chơi ( chủ trò)
- Học sinh chơi thử ( nếu cần thiết) và chơi chính thức
Lưu ý : - Kĩ thuật chơi: chơi đúng kĩ thuật theo từng tính chất trò chơi.
- Luật chơi : được công bố trước khi chơi cho mọi người tham gia được biết.Từ ngữ dùng trong trò chơi: những bài đồng dao, vè, đáo, thơ vần điệu phải
phù hợp với từng trò chơi, tránh hát xuyên tạc hoặc thay đổi từ ngữ làm mất đi
tính nghệ thuật truyền thống độc đáo sắc thái riêng của trò chơi.
- Cần đảm bảo an toàn khi chơi và chú ý đến thể lực của học sinh.
8


đ. Bước 5: Đánh giá kết quả và hướng dẫn khuyến khích tự chơi ở trường, nhà
4. Biện pháp 4: Tổ chức cho học sinh tham gia chơi
Mỗi giáo viên là một anh chị phụ trách, cùng với các sao trưởng, phụ trách sao
được chọn từ học sinh ở các lớp 4,5 để hướng dẫn tổ chức cho các em chơi.
Những người phụ trách vừa là người hướng dẫn vừa là người bạn cùng chơi để
tạo ra môi trường thân thiện giúp các em có hứng thú và tự nguyện chơi.
*Một số ví dụ trò chơi mà các em đã từng chơi và yêu thích.
4.1 Trò chơi " lộn cầu vồng"
Cách chơi: Trò chơi này rất đơn giản; cứ 2 em thành một đôi. Từng đôi
một cầm tay nhau, đứng quay mặt vào nhau vung tay sang hai bên theo nhịp
bài hát đồng dao ( mỗi tiếng vung tay sang một bên)
Lời bài hát: "Lộn cầu vồng. Nước trong nước chảy. Có cô mười bảy.

Có chị mười ba.Hai chị em ta. Ra lộn cầu vồng"
Đọc đến câu cuối cùng( khi đó vẫn nắm tay nhau) thì cả hai cùng giơ lên
đầu rồi cùng chui qua tay vẫn nắm vào nhau, xoay nửa vòng( nếu vòng nhỏ
quá thì buông tay ra). Sau đó, tiếp tục hát, vừa hát vừa vung tay như lần trước.
Đến câu cuối cùng lại xoay người, quay mặt vào nhau lộn lại tư thế ban đầu.
* Trò chơi này rất đáng yêu, rèn cho các em tính dẻo dai mềm mại nhẹ
nhàng.Trò này vui lại không tốn nhiều sức lực, chỉ cần người chơi thuộc bài
hát và phối hợp nhịp nhàng, trò chơi dễ tổ chức vì số lượng người chơi ít, nên
được nhiều nhóm chơi.
Lưu ý : Vì trò chơi gồm hai người nên chú ý từng đôi cho phù hợp về độ
cao tương xứng để các em giơ tay chui qua và dễ xoay người.
4.2 Trò chơi " Chi chi chành chành"
Cách chơi : Một nhóm học sinh từ 3-4 em quây tròn lại (đứng, hoặc ngồi).
Một em làm " cái", xoè bàn tay ngửa lên trên. Những em khác dùng ngón tay
trỏ dí vào bàn tay bạn vưà đánh nhịp đều đặn vừa hát đồng dao :" Chi chi
chành chành. Cái đanh thổi lửa. Con ngựa chế trương. Ba bương bú tí. Con dế
đi tìm. Con chim làm tổ. Miếng mỡ mèo tha. Ù ù à ù ập... Đóng sập cửa vào"
9


Câu cuối cùng phải hát chậm lại. Tới từ cuối cùng em xoè bàn tay phải
tìm cách nắm nhanh tay để tóm gọn được các ngón tay trỏ của các bạn khi bài
đồng dao vừa chấm dứt. Trong khi đó các bạn phải phản ứng thật nhanh sao
cho rút kịp ngón tay ra trước khi bị bạn cầm "cái" nắm lại và tóm được. Nếu bị
tóm lại coi như là thua. Nếu nhiều người bị tóm thì phải oẳn tù tì để xem ai
thua. Người nào thua thì phải xoè làm" cái" và trò chơi cứ tiếp tục như vậy.
* Đây là trò chơi rất vui, thường dành cho học sinh nhỏ - lớp 1, lớp 2,
chơi trong nhà hoặc ngoài trời. Cách chơi này đơn giản nhưng cũng không kém
phần hào hứng, bởi vừa chơi vừa hát đồng dao vần điệu, nhí nhảnh . Trò chơi
luyện cho các em sự phản ứng nhanh tay nhanh mắt, khéo léo và tạo nên sự

phấn khích vui vẻ.
4.3 Trò "chơi chuyền": Trò chơi có số người chơi 2-5 người, đồ chơi gồm
10 que nhỏ và 1 quả tròn nặng( quả cà, quả bóng nhỏ, quả ổi xanh, quả tennis)
Cách chơi: Cầm quả ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que. Lặp lại
cho đến khi quả rơi xuống đất là mất lượt. Chơi từ bàn 1( lấy một que một lần
tung) bàn 2 (lấy hai que một lần tung) cho đến 10, vừa nhặt quả chuyền vừa
hát những câu phù hợp với từng bàn."Một mốt, một mai, con trai, con hến,…
Đôi tôi, đôi chị.. Ba lá đa, ba lá đề" vv. Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay:
chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng.. và hát :" Đầu quạ, quá giang, sang
sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột.."
Khoảng 10 lần là hết một bàn chuyền, đi liền mấy ván sau và tính điểm được
thua theo ván.Khi người chơi không nhanh tay hay nhanh mắt để bắt được
bóng và que cùng một lúc sẽ bị mất lượt,lượt chơi sẽ chuyển sang người ở bên.
* Trò chơi này dành cho con gái rèn cho các em nhanh tay nhanh mắt,
sự khéo léo mềm mại và kiên trì trong khi chơi.
Lưu ý: GV khuyến khích các em chơi những trò chơi có sử dụng đến
những bài vè, đồng dao vì những trò chơi này mang nhiều sắc thái truyền
thống, bằng các tiết tấu âm điệu tập cho các em thói quen về đồng diễn, đồng

10


xướng theo một nhịp điệu mang nghệ thuật tổng hợp và kỉ luật cao.Chắc chắn
những câu hát, tình cảm sẽ góp phần giáo dục đức, trí, thể mĩ cho trẻ không ít.
Như vậy: Trong kho tàng trò chơi dân gian còn rất nhiều trò chơi khác dễ
nhớ, dễ chơi có thể chơi ở trường ở gia đình, thôn xóm và phù hợp với lứa tuổi
mà các em yêu thích, vì thế mỗi giáo viên cần trang bị cho mình một số tài liệu
về trò chơi dân gian để hướng dẫn các em chơi hoặc thông qua tài liệu tham
khảo để có "vốn" hiểu biết nhất định về nét văn hoá dân tộc phi vật thể này.
5. Biện pháp 5: Tổ chức trò chơi dân gian thông qua các môn học.

Nếu như tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh mà chỉ nghĩ đơn thuần là
chỉ hướng dẫn các em chơi ở những giờ ra chơi, ngoài giờ học thì thật là phiến
diện. Người quản lý cần hướng dẫn cho giáo viên thông qua các môn học biết
tìm chọn, tham khảo và thống kê tất cả những bài học ở các khối lớp, những
nội dung kiến thức có liên quan đến trò chơi hoặc mang sắc thái của trò chơi để
lồng ghép, khai thác vào trong tiết dạy, từ đó trang bị cho các em hiểu biết
thêm về trò chơi , về truyền thống- phong tục của người dân đất Việt
Bảng thống kê bài dạy có nội dung liên quan đến lễ hội-trò chơi dân gian
Lớp

Thể dục
Tuần 7:
Trò chơi:

Tiếng việt
Bài3: Bé

xẻ"
Tuần 8:

LS&ĐL
Bài 9:


Bài2:

Luyện nói: Bài

Đạo đức
Bài10:


tranh Em và các

nghỉ theo ý thích bạn

Bài 36: ay- ây ngơi

Bài12,34:
10: Vẽ tự do

"Kéo cưa lừa "Giờ ra chơi"

Con người

xẻ"

Bài 45: ân-ăn

và sức khoẻ

Luyện nói:

Bài16:

"Nặn đồ chơi"
1

Mĩ thuật

(Tranh bé Hoạt động Vẽ


"Kéo cưa lừa nhảy dây)
1

Môn
TN& XH

K/C: "Giờ
ra chơi"

Các

Bài 69:

hoạt động ở

ăt-ât. Đấu vật

lớp
11


Bài 80 :
Ươc-Rước
đèn ông sao
……………

Tuần

……………


4:

Ôn Tuần 23:

T/C: Kéo cưa Chính
lừa xẻ
2

……………

……………

…………

Bài15:

Bài 19:

Bài 6:

tả: Trường học Vẽ đề tài K/C:

Ngày hội đua Bài17:

Tuần7:

Học voi

T/C:




Sân trường Trong giờ

Tây Phòng

Nguyên

tránh

Bịt mắt bắt dê

khi

Tuần 13,17:Ôn

trường

em giờ ra ra chơi
ngã chơi


T/C:
……………

3

………


………

Bịt mắt bắt dê
Bài10,12,13,34 Tuần15

……………

T/C:Mèo đuổi LTVC:

Một số hoạt tranh: Ngày cực tham

chuột

Trường học

động

Bài 40

Tuần 25:

trường

trường

T/C: Lò cò tiếp TĐ: Hội vật

Bài26:

việc


sức

Tuần25: TLV

Không chơi

(kể 1

Bài 41 :

Kể về lễ hội

các trò chơi



nguy hiểm

chơi)

Bài24,25:

Nhảy dây
Bài

Bài20: Vẽ Bài6: Tích
ở tết và lễ hội gia

việc

lớp
vui

42,43

T/C:Lò cò
Bài 70 T/C:
………….

Dân gian địa
phương
Bài 5

…………

……………

Tuần15,16

T/C: Kéo cưa LTVC:

………

Địa lí Bài Bài 20: Vẽ
Trò 6: Một số tranh: Ngày

lừa xẻ

chơi-đồ chơi


dân tộc ở hội quê em

Bài 6,9

Tuần15 TĐ:

Tây

Bài 34: Đề
12


T/C Bịt mắt

4

Cánh diều Nguyên

tài tự do

bắt dê

tuổi thơ

Bài12:

Bài 35: Đề

Bài 23,24


Tuần16

Người dân tài:

T/C:Mèo đuổi

TĐ: Kéo co



chuột

Tuần 16 :

bằng

Bài 30:

TLV:

Vui

đồng chơi trong
Bắc mùa hè

Luyện bộ

T/C: Lò cò tiếp tập giới thiệu Bài18:
sức


địa phương

Người dân

Bài38,3,43T/C:



đồng

Thăng bằng

bằng Nam

Bài 47,60

bộ

T/C:Kiệu gười
Bài 7,58,59,61
T/C: Nhảy dây
…………………

……………

……….

……………

Bài2


Địa lí:

Bài 19: Vẽ Bài9: Em

T/C: Lò cò tiếp

Bài 9:

tranh: Ngày yêu

sức
5

…………….

quê

Các dân tết lễ hội và hương

Bài 8

tộc sự phân mùa xuân

T/C:Mèo đuổi

bố dân cư

Bài


11:

Bài 29: Vẽ, Em yêu tổ

chuột

xé dán: Đề quốc Việt

Bài 40

tài ngày hội Nam

T/C: Nhảy dây

Bài 34TC

Bài45,46 T/C:

Đề tài: rằm
…….……

……………..
Qua cầu
……………... ……………..
Ngoài những môn học, phân môn đã được liệt kê ở trên còn có rất nhiều

các môn học khác, hoặc một số bài, một số môn chưa thống kê hết, ở các khối
lớp mà tên bài chưa thể hiện rõ nét về nội dung trò chơi dân gian( nó có thể
lồng ghép ở phần giới thiệu bài, củng cố bài hay liên hệ bài học..). Vì thế


13


trong quá trình dạy giáo viên có thể tổng hợp tiếp những bài học có liên quan
đến nội dung này,( được minh hoạ phần dấu chấm(...) trong bảng thống kê)
5.1 Tổ chức trò chơi dân gian thông qua môn Thể dục.
Trong nội dung chương trình môn thể dục từ lớp 1-5 việc học và ôn trò chơi là
không thể thiếu được, mục tiêu này thường thể hiện ở "phần cơ bản của tiết
học là "trò chơi vận động", vì thế GV cần tổng hợp để thực hiện cho hiệu quả
a. Tổng hợp số lượng trò chơi ở các khối lớp:
Lớp
Ôn
1
0
2
7 trò chơi đã học
3
các trò chơi đã học
4
các trò chơi đã học
5
các trò chơi đã học
Ví dụ : Dạy bài Thể dục : Tuần 7- Bài

Học mới
Ghi chú
7 trò chơi
10 trò chơi
10 trò chơi
10 trò chơi

7 trò chơi
14: Học động tác nhảy - Trò chơi "

Bịt mắt bắt dê"-Lớp 2 Trò chơi này ở tiết: bài 14,15,38.. ( Một trò chơi có thể
thực hiện nhiều tiết trong các khối lớp - như đã thống kê BP4a)
* Mục tiêu:- Ôn 6 động tác thể dục phát triển chung và thực hiện chính xác
- Học động tác nhảy.Yêu cầu biết cách thực hiện tương đối đúng
- Học trò chơi " Bịt mắt bắt dê".Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi
Ví dụ:

Phần cơ bản: - Học trò chơi " Bịt mắt bắt dê" : 8- 10 phút

* PPGD: - Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi
- Giúp HS biết đây là trò chơi dân gian dễ chơi và gần gũi với các em.
- Cho các em học học thuộc lời hát vần điệu trước khi chơi trò chơi
- Cho các em chơi thử, chơi chính thức, hướng dẫn các em tự tổ chức
chơi và luyện tập. Giáo viên nhắc nhở học sinh chú ý an toàn khi chơi.
* Chuẩn bị : - Tập hợp HS sân bãi bằng phẳng thoáng mát. Các em nắm tay
nhau thành vòng tròn rộng mặt quay vào phía trong, cách nhau khoảng 0,4m
- Chọn 2 HS tương đối lanh lợi hoạt bát tham gia chơi lượt đầu( đối với
lớp 1,2,các lớp trên thì tự HS xung phong ), đóng vai dê bị lạc và người đi tìm.
Dùng khăn bịt mắt 2 em này và cho đứng cách nhau 1,5-2m

14


* Cách chơi: Khi có lệnh, hai em di chuyển trong vòng tròn, em đóng vai "dê"
bị lạc thỉnh thoảng bắt trước tiếng dê kêu" be..be..be"( có thể thổi còi thay
tiếng dê kêu), em kia (người đi tìm) di chuyển về phía đó tìm cách bắt "dê".
Dê có quyền di chuyển chạy khi bị người đi tìm chạm vào và chỉ chịu dừng khi

bị giữ lại (bị bắt)
Trò chơi cứ tiếp tục như vậy nếu người đi tìm không bắt được" dê"là bị
thua và ngược lại. Trò chơi dừng lại, giáo viên cho đổi vai hoặc cho một đôi
khác vào thay. Những học sinh đứng theo đội hình vòng tròn có thể mách bảo,
reo hò cho trò chơi thêm sinh động, cứ như thế cho đến khi hết thời gian chơi.
-GV nhận xét khi chơi và khuyến khích các em cùng chơi ở nhà, ở trường
* Trò chơi này rèn luyện cho các em khả năng định hướng, tập trung chú
ý và xử lí khéo léo, nhanh nhẹn hoạt bát.
Như vậy : Thông qua môn Thể dục các em đã được chơi trò chơi dân
gian-một nội dung thực hiện hiệu quả mục tiêu của bài học, các em được vừa
học vừa được chơi, và qua tiết dạy không những các em được rèn luyện về sức
khỏe mà thông qua đó chính các em đang bảo tồn được nét văn hóa dân tộc những trò chơi dân gian lành mạnh bổ ích có sắc thái riêng rất độc đáo mà chỉ
có ở dân tộc Việt.
5.2. Tổ chức trò chơi dân gian thông qua môn Tập đọc:
Như chúng ta vẫn thường nghĩ trò chơi nó thường gắn liền với môn thể
dục, hoạt động thể thao, hay hoạt động NGLL song chúng ta cần nghĩ đến:
thông qua môn Tiếng việt giúp các em hiểu biết hơn về trò chơi dân gian.
Ví dụ: Dạy Tập đọc bài "Kéo co" - tuần 16 lớp 4 tập1 ( Trang 155)
* HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài
- Thông qua câu hỏi SGK: Giúp HS nắm được kéo co là một trò chơi mà ai
cũng biết nhưng luật kéo co mỗi vùng miền khác nhau và có sắc thái riêng, ở
làng Hữu Trấp huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội làng thi kéo co vào
mùa xuân và làng Tích Sơn thị xã Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc cũng tổ chức thi

15


kéo co vào mùa xuân, song ở mỗi vùng miền đều không giống nhau và có
những nét độc đáo rất riêng.
- Thông qua các hình thức học tập: Giúp học sinh hiểu nét truyền thống

và tục lệ, cách chơi kéo co khác nhau của mỗi làng.
- Yêu cầu 1: HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 2,3 SGK
- Yêu cầu 2: Làm phiếu học tập - nhóm đôi:
Em hãy nối cách chơi kéo co với tên làng có trò chơi này cho phù hợp.
(a) Thi kéo co giữa nam và
nữ. Dù bên nào thắng thì cuộc
thi cũng rất vui.

(1) Làng Tích Sơn, thị xã
Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

(b) Thi kéo co giữa trai tráng
hai giáp trong làng. Số người
mỗi bên không hạn chế.

(2) Làng Hữu Trấp, huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

(Đáp án đúng: a - 2; b - 1)
- Yêu cầu 3: Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi 4( SGK):
Kể một số trò chơi truyền thống trong ngày hội ( hoặc trò chơi dân gian )?
- Liên hệ:

+ Kể cho người thân nghe trò chơi này
+ Thực hành chơi kéo co ở trường ở lớp, ở thôn xóm.

Như vậy : Thông qua hoạt động giới thiệu bài hay tìm hiểu nội dung
bài,giáo viên có thể giúp các em hiểu hơn về trò chơi kéo co - tinh thần thượng
võ của dân làng và cách chơi ở mỗi vùng miền khác nhau, ngoài ra giúp các
em hiểu được trò chơi này không những cho trẻ em mà nó còn là trò chơi trong

các lễ hội vui xuân của người lớn mà đã được lưu truyền đến ngày nay, từ đó
giáo dục cho các em ý thức duy trì bảo tồn nét đẹp truyền thống dân tộc.
5.3. Tổ chức trò chơi thông qua phân môn: Luyện từ và câu
Ở môn Tiếng việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng có

16


rất nhiều cách tổ chức hình thức dạy học gây hứng thú giúp các em nắm nội
dung bài tốt hơn, để giờ dạy mang lại hiệu quả cao nhất thì phụ thuộc nhiều
vào nghệ thuật lên lớp của mỗi giáo viên.
Ví dụ: Dạy bài: Luyện từ và câu: MRVT Đồ chơi- Trò chơi- lớp 4 -Tuần 15
* Hoạt động 1: Trò chơi: "Ai nhanh ai đúng" Thời gian chơi: 5 phút
- Chia lớp thành 3 tổ: 1 tổ làm trọng tài, 2 tổ tham gia chơi.
- Luật chơi: Mỗi tổ cử 6 bạn lên tiếp sức điền vào bảng theo 6 hàng
ngang, tổ nào điền nhanh và đúng thì tổ đó thắng cuộc.
(GV chuẩn bị 2 bảng phụ như hình vẽ để học sinh chơi)
- Yêu cầu: + HS quan sát 6 tranh SGK (1Phút)
+ Điền tên đồ chơi tương ứng với trò chơi có ở 6 tranh SGK.
TT
Đồ chơi
Trò chơi
Tranh 1
diều
thả diều
Tranh 2
Tranh 3
Tranh 4
Tranh 5
Tranh 6

Tương tự : Lần lượt các thành viên trong đội lên tiếp thi tiếp sức.
Đáp án đúng:
+ Hàng ngang thứ 2 (Tranh 2): Đồ chơi: đầu sư tử, đèn ông sao, đàn gió
Trò chơi: múa sư tử rước đèn.
+ Hàng ngang thứ 3 (tranh 3): Đồ chơi: dây thừng, búp bê, bộ xếp hình
nhà cửa, đồ nấu bếp
Trò chơi : nhảy dây, cho búp bê ăn bột, xếp hình nhà cửa, thổi cơm
+ Hàng ngang thứ tư ( tranh 4): Đồ chơi: ti vi, vật liệu xây dựng
Trò chơi: trò chơi điện tử, lắp ghép hình
+ Hàng ngang thứ 5 ( tranh 5): Đồ chơi: dây thừng
Trò chơi: kéo co
+ Hàng ngang thứ 6( tranh 6) : Đồ chơi: khăn bịt mắt ;
Trò chơi: bịt mắt bắt dê

17


Sau khi kết thúc, nhận xét trò chơi giáo viên yêu cầu HS nêu tên những trò
chơi, đồ chơi có ích lợi và nêu trò chơi có tác hại gây nguy hiểm để tránh.
- Liên hệ với bản thân.
Bài tập 2: - Yêu cầu HS việc cá nhân vào phiếu học tập
Xếp các loại trò chơi sau thành hai loại:
Nhảy dây, chọi gà, đá cầu, xếp hình, ô ăn quan, kéo co, ô chữ, trò chơi
điện tử.. (Vở BT Tiếng việt trắc nghiệm và tự luận- lớp 4 trang 61)
a. Trò chơi truyền thống ( có từ xa xưa):

………

( Đáp án điền đúng: nhảy dây, chọi gà, ô ăn quan, kéo co, đá cầu.
b. Trò chơi hiện đại ( mới có gần đây):


………

( Đáp án điền đúng: xếp hình, ô chữ, trò chơi điện tử)
- Các nhóm trình bày kết quả.
- HS nêu ích lợi và tác hại của trò chơi khi tham gia chơi. Liên hệ
Như vậy: Cũng như các môn học khác, thông qua phân môn luyện từ và
câu ngoài việc mở rộng vốn từ "trò chơi- đồ chơi", học sinh biết thêm được tên
một số trò chơi, kiểu chơi, luật chơi, biết những trò chơi có hại những trò chơi
có lợi cho trẻ em, biết thể hiện tình cảm, thái độ của mình khi tham gia trò chơi
từ đó giáo dục cho các em nếp sống văn hoá, lành mạnh và thân thiện.
5.4 Tìm hiểu trò chơi dân gian- lễ hội thông qua phân môn Địa lí
Nếu như ở môn Tự nhiên và xã hội lớp 1,2,3, ở một số bài có nội dung
liên quan đến trò chơi dân gian, thì ở phân môn lịch sử và địa lí - phần địa lí có
một số bài có chủ đề về trang phục lễ hội truyền thống( như đã liệt kê ở BP5)
mà thông qua nội dung bài học giáo viên có thể khai thác và liên hệ về phong
tục tập quán của người dân từng vùng.
Ví dụ : Địa lí Bài 12: Người dân ở đồng bằng Bắc bộ - lớp 4
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về trang phục và lễ hội
- Yêu cầu HS quan sát hình 2,3,4 (SGK)
- Nêu nội dung từng hình vẽ trong tranh- tìm hiểu thông tin trong SGK
Hình 1: Lễ hội sân đình; Hình 2: Đấu cờ người ; Hình 3: Thi nấu cơm..
18


- Giáo viên giúp học sinh biết được lễ hội, phong tục, tập quán mang sắc
thái riêng của người dân đất Việt từ xa xưa, và giúp các em biết thêm lễ hội
này diễn ra ở nhiều vùng quê Bắc bộ. Thông qua tiết dạy giáo viên có thể cho
các em hiểu biết thêm 1 số trò chơi như lễ hội đua thuyền, lễ hội thi pháo đất...
- Yêu cầu HS nêu hiểu biết của mình về hội thi "đấu cờ người" hoặc hội

thi "thả diều" hay một hội thi dân gian nào đó mà em biết hoặc tham gia?
(Ví dụ: GV có thể giúp HS biết sơ lược về hội thi "đấu cờ người". Hội thi
thường diễn ra ở sân đình rộng nhất, mỗi ván cờ phải đủ 32 quân, gồm 7 loại
quân chia đều cho mỗi bên gồm 16 chàng trai khoẻ mạnh đóng quân đỏ (hoặc
vàng)16 thiếu nữ đóng quân đen (hoặc xanh) là những người được dân làng
quý trọng, con nhà nề nếp. Hai tướng ông, tướng bà là người được chọn trong
số 32 quân cờ. Trang phục thống nhất theo từng phe - quân xanh, quân đỏ,
trước ngực mỗi "quân cờ" có treo tên quân cờ bằng chữ hán, và có người dẫn
quân, ván cờ được đấu giữa 2 người (bên quân đỏ và bên quân đen), dàn trận
bàn cờ người như dàn trận cờ tướng. Trận đấu bắt đầu khi có hiệu lệnh của
người cầm trịch, mỗi khi "ăn" được quân của đối phương thì đánh 1tiếng trống
làm hiệu lệnh. Bàn cờ được tạo ra một sắc màu rực rỡ dưới trời hội xuân, cái
đẹp của sân cờ là sự tinh tế, trầm tĩnh, có giá trị dinh dưỡng tinh thần, đồng
thời nâng cao giá trị văn hoá truyền thống của lễ hội qua nhiều thế kỷ lưu
truyền. Cờ người không chỉ là trò chơi giải trí đơn thuần mà còn là cuộc đấu trí
đầy mưu lược thường gắn với những hoạt động quân sự thời xưa).
Như vậy : Thông qua các môn học các em hiểu thêm về trò chơi- lễ hội,
giúp các em yêu thích trò chơi hơn và có những giây phút sảng khoái, vui vẻ
khi được chơi cùng thầy cô, bạn bè, đó chính là môi trường học tập thân thiện
gần gũi của các em
6. Biện pháp 6: Tổ chức trò chơi dân gian thông qua hoạt động NGLL
Trò chơi dân gian không chỉ thực hiện ở giờ ra chơi, mà trò chơi dân gian còn
được thể hiện ở hoạt động ngoài giờ lên lớp - một hoạt động mang lại cho các
em sân chơi bổ ích. Hoạt động này thường được tổ chức vào các ngày lễ ngày
19


kỉ niệm như chào mừng ngày 20 tháng 11, ngày 22 tháng 12, ngày 26 tháng 3,
do Đoàn TN, Đội Thiếu niên tổ chức giao lưu các "trò chơi dân gian" ( như kéo
co, thi nhảy dây..) giữa các khối lớp, hoặc tổ chức lồng ghép trong các hội thi

như : "Tuổi thơ khám phá, rung chuông vàng.." ngoài

tìm hiểu về các lĩnh

vực: các môn học,Toán, TV, Tiếng anh, và hiểu biết xã hội học sinh còn được
tìm hiểu về : "Truyền thống quê em, Ngày hội dân gian.." giúp các em hiểu
thêm về lịch sử dân tộc- nét văn hoá sinh hoạt cộng đồng của ông cha ta.
Ví dụ : Chào mừng 20-11, tổ chức hội thi " Tuổi thơ với hiểu biết"
Hội thi có 4 phần thi; "phần chào hỏi, phần thi kiến thức, phần thi hiểu
biết xã hội và phần thi về đích", trong phần thi hiểu biết xã hội trong 20 câu
hỏi có 6 câu hỏi về "trò chơi dân gian"
Cụ thể: Trên mà hình hiện lên 6 bông hoa: xanh, đó, tím, vàng, cam..
(như hình vẽ). Mỗi đội được chọn 2 bông hoa (2 lượt) và trả lời nội dung câu
hỏi được ẩn bên trong bông hoa trong thời gian 10 giây/lượt, mỗi câu trả lời
đúng được 10 điểm, nếu hết thời gian không trả lời được đội bạn có quyền bấm
chuông xin trả lời.

20


Nội dung câu hỏi được ẩn trong những bông hoa kì diệu là:
-Bông hoa màu xanh: Em hãy nêu tên 3 trò chơi dân gian về rèn luyện thể lực
-Bông hoa màu trắng: Em hãy đọc một bài vè của trò chơi "đánh chuyền"
-Bông màu hồng:Em hãy đọc 1 bài đồng dao hay bài vè nói về cần cù lao động
-Bông màu đỏ:Kể 5 trò chơi dân gian em đã được học trong các tiết thể dục.
-Bông hoa màu vàng: Em hãy thể hiện lời hát của trò chơi "lộn cầu vồng".
-Bông hoa màu tím:Hãy kể tên 3 trò chơi hiện đại và 3 trò chơi dân gian..
Tóm lại: Với hoạt động ngoài giờ lên lớp các em được tham gia sân chơi
bổ ích, được giao lưu học hỏi kiến thức và hiểu biết xã hội được tìm hiểu về
cội nguồn- truyền thống dân tộc và những giá trị tinh thần mà không phải đất

nước nào cũng có thể có được - đó là niềm tự hào về phong tục truyền thống
của người dân Việt Nam.
7. Biện pháp7: Trò chơi dân gian góp phần giáo dục kĩ năng sống cho HS
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hiện nay đang là vấn đề được xã hội
quan tâm. Từ năm học 2010 - 2011 giáo dục KNS được Bộ GD&ĐT chính
thức đưa vào các nhà trường phổ thông. Kĩ năng sống là sản phẩm bắt buộc
phải có của giáo dục nhà trường, nó không phải là môn học riêng mà nó là nội
dung quan trọng được tiến hành thường xuyên bao trùm toàn bộ các môn học
và hoạt động giáo dục khác (như hoạt động học tập, hoạt động ngoại khoá).Trò
chơi không những rèn luyện về thể lực, tinh thần đoàn kết, mà qua đó rèn kĩ
năng sống cho các em đó là: kĩ năng hợp tác, kĩ năng ứng phó, kĩ năng thương
lượng, tính sáng tạo, tính kiên định, khéo léo trong ứng xử vv..(gồm 21 kĩ năng
sống cơ bản và một số kĩ năng khác- tài liệu giáo dục KNS).
Như: -Trò chơi "Kéo co" rèn cho HS kĩ năng kiên định, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ
trợ, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự nhận thức..
-Trò chơi "ô ăn quan" rèn kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tự tin, kĩ năng
sáng tạo, kĩ năng đạt mục tiêu, kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin v v
21


Ví dụ: Rèn kĩ năng sống cho học sinh qua trò chơi "Bịt mắt bắt dê".
Trò chơi được tổ chức đứng thành vòng tròn, chọn 2 em tham gia chơi
lượt đầu cho bắt thăm để tìm ra ai sẽ đóng vai "dê" và là "người đi tìm dê". Khi
bắt được phiếu có chữ " bắt dê" thì người đó được đi "tìm dê", hoạt động này
đã rèn cho các em kĩ năng: xác định giá trị-mình là người phải đi tìm dê, chỉ
có một mình đi tìm và phải cố gắng tìm và bắt được dê đó là nhiệm vụ của
mình. Khi tiến hành đuổi bắt, những con dê chạy toán loạn cố tránh khỏi con
mồi đụng vào mình, đây chính là rèn cho học sinh kĩ năng tự ra quyết định và
giải quyết vấn đề-phải khéo léo nhanh nhẹn như thế nào đó để cố gắng tránh
được con mồi, và kĩ năng đạt mục tiêu-đó là tự nhủ mình không thể để mình bị

bắt, kĩ năng thể hiện sự tự tin-là mình sẽ chiến thắng, kĩ năng ứng phó với
căng thẳng-mình phải thật sự bình tĩnh, tin tưởng ở chính mình…
Đến khi có một "con dê" nào bị bắt thì chính "con dê" đó lại thay vào vị
trí phải đi "bắt dê" lúc này đã rèn cho học sinh kĩ năng đảm nhận trách nhiệm,
kĩ năng kiên định-không chùn bước. Còn người bắt dê đến lúc không bắt được
con dê nào, quá mệt mỏi thì lúc này cần có kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, ứng
phó với căng thẳng, kĩ năng thương lượng .. và lúc đó các bạn có thể giúp đỡ,
cổ vũ- đây chính là kĩ năng cảm thông, chia sẻ và hợp tác nhóm vv.
Tóm lại : Chỉ thông qua một trò chơi thông thường nhưng chúng ta đã
trang bị và rèn cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản và cần thiết ngay từ
bé,từ những hành vi, việc làm, từ những hoạt động học tập, hoạt động vui chơi
để giúp các em-những mầm non tương lai của đất nước có "vốn" về kĩ năng
sống cần thiết, tự tin và hoà nhập được với môi trường với cuộc sống trong
thời đại khoa học công nghệ và hội nhập - đó chính là hành trang vào đời thật
sự ý nghĩa đối với các em.
8. Biện pháp 8: Giúp các em hiểu biết thêm về một số địa phương còn lưu
giữ bản sắc dân tộc qua các lễ hội truyền thống.
Vấn đề này ở mỗi giáo viên cần có lòng say mê nhiệt huyết, hiểu biết
qua sưu tầm, tham khảo tài liệu, qua các thông tin đại chúng để tự trang bị cho
22


mình vốn hiểu biết và kiến thức nhất định.. Thông qua hoạt động NGLL, sinh
hoạt 15 phút hay sinh hoạt câu lạc bộ vv, giáo viên giúp các em hiểu biết thêm
về truyền thống, những hoạt động văn hoá của quê hương trong các ngày lễ
hội, hay mỗi độ xuân về.
Ví dụ: 1. Lễ hội Đền Hùng:
Tổ chức chính hội vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm- giỗ Tổ Hùng
Vương là ngày Quốc giỗ trọng đại của cả dân tộc, đã in đậm trong cõi tâm linh
của mỗi người dân đất Việt. Dù ở đâu người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ

hướng về vùng đất Cội nguồn - thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Phong
Châu, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hoá tâm linh của dân tộc
Việt. Từ ngàn đời nay đền Hùng là nơi tưởng nhớ tôn vinh công lao các vua
Hùng.Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể có đại diện của lãnh đạo Đảng, Nhà
nước. Ngoài tế lễ còn có nhiều hoạt động văn hoá dân gian đậm nét: gói bánh
chưng,đánh trống đồng, bơi chải, đâm đuống, múa lân, thi giã bánh dày v v..
2. Lễ hội Cố Đô Hoa Lư :
Từ mùng 6- 8 tháng 3 âm lịch. Lễ rước nước ở sông Hoàng Long ca
ngợi công đức của Đinh Tiên Hoàng- vị vua có công dẹp loạn 12 sứ quân, lập
nên nhà nước phong kiến. Sau lễ là hội tổ chức nhiều trò chơi dân gian truyền
thống như: tập trận cờ lau, kéo chữ, múa rồng lân, thổi cơm..
3 Lễ hội dân gian Đền Gióng - Sóc Sơn:
Tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng- lễ hội tôn vinh và biết ơn Thánh
Gióng. Đây là lễ hội được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể
năm 2011- niềm tự hào về giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.
4. Hội Lim: Vùng đất Kinh Bắc đã sản sinh cho văn hoá Việt rất nhiều thuần
phong mĩ tục. Hội tổ chức từ mùng 10 tháng giêng tại thị trấn Lim, trong hội
Lim diễn ra rất nhiều trò chơi truyền thống khác.
*Lễ hội Xứ Thanh:
5. Lễ hội Lam Kinh: Thuộc Xuân Lam-Thọ Xuân là căn cứ địa đầu tiên của
cuộc khởi nghĩa chống quân đô hộ nhà Minh giành lại độc lập thế kỉ XV quê
23


hương vị anh hùng Lê lợi (1385-1433) và một số danh tướng Lê Lai, Lê Thạch,
Lê Khôi.. Lam Kinh còn là nơi thờ cúng qui mô và có cả bia mộ 1 số vua và
Hoàng hậu nhà Hậu Lê. Ngày 21, 22 tháng 8 âm lịch về Lam Kinh tưởng niệm
công đức của vị anh hùng Lê Lợi đại công thần Lê Lai và các vị vua, về dự lễ
và thắp hương tưởng niệm, và xem hội có các điệu múa, trò chơi truyền thống,
như múa Xuân Phả, trò chơi Bình Ngô phá trận

6. Lễ hội đền thờ Bà Triệu: (Xã Triệu Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hoá). Triệu Thị
Trinh-vị anh hùng dân tộc người lãnh đạo nhân dân chống lại ách đô hộ nhà
Ngô năm 248. Lễ hội tổ chức 20-23 tháng 2 âm lịch hàng năm, trong lễ hội có
nhiều hoạt động dân gian như: thi leo dây, thi thổi cơm,đánh cờ tướng vv..
7. Lễ hội Lê Hoàn
Tổ chức mùng 7- 9 tháng 3 âm lịch, tại thôn Trung Lập-Thọ Xuân lễ tổ
chức tưởng nhớ vua Lê Đại Hành, người đã lãnh đạo nhân dân đánh tan quân
xâm lược nhà Tống năm 981, sau lễ là hội có các trò chơi: đấu vật, bắn nỏ, đua
thuyền, kéo co..
8. Lễ hội Quang Trung:
Tổ chức vào ngày 5-7 tháng giêng âm lịch tại Lạch Bạn-Hải Thanh-Tĩnh
Gia, hội nhằm tôn vinh chiến thắng của vua Quang Trung đại phá 20 vạn quân
Thanh xâm lược, trong hội có nhiều trò chơi dân gian được diễn ra.
9. Lễ hội- ngày giỗ nhà sử học Lê văn Hưu- xã Thiệu Trung - Thiệu Hoá
- Ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Lê Văn Hưu - nhà sử học đầu
tiên của Việt Nam(ông mất 23 tháng 3 năm Nhâm Tuất-1322), nhân dân Thiệu
Trung đã tổ chức lễ trang trọng để tưởng tới nhớ vị danh nhân, sau lễ là hội với
nhiều trò chơi dân gian: như thi kéo co, thi bắt trạch trong chum v v ...
Ngoài ra quê hương xứ Thanh còn có rất nhiều lễ hội khác nữa mà GV
cần tham khảo và sưu tầm để giúp HS hiểu biết thêm về lễ hội truyền thống
của mỗi vùng miền và tự hào về quê hương đất nước mình .
Như vậy:Với bề dày lịch sử phong phú đa dạng trong đời sống văn hoá của
dân tộc Việt Nam hàng nghìn năm, nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức thể
24


hiện nhịp cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, nhằm tôn vinh những người có
công với dân với nước và thể hiện những ước vọng thiêng liêng của con người
qua các lễ hội dân gian-một di sản văn hoá phi vật thể độc đáo của dân tộc Việt
III. KẾT QUẢ :

Hưởng ứng phong trào "Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích
cực" trong gần một năm học nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi đã dạyhọc có hiệu quả đã tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện, thu hút và kích
thích các em hăng say học tập. Trong suốt năm học việc tổ chức lựa chọn phù
hợp các bài học với các trò chơi, việc hướng dẫn và cùng các em chơi không
còn là mới mẻ đối với các thầy cô và học sinh nhà trường. Kết quả này khó có
thể "lượng hoá" được mà chỉ có thể cảm nhận bằng niềm vui, sự háo hức, bằng
những nụ cười sảng khoái của các em học sinh trong mỗi giờ ra chơi, trong
mỗi buổi chiều ở thôn xóm.
Hình ảnh sau đây là một trong những minh chứng cho việc thực hiện
hoạt động tổ chức trò chơi dân gian - 1 hoạt động góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học và mục tiêu
của nhà trường: đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 năm học 2010-2011

25


×