Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng tiÓu häc thÞ trÊn kim t©n
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG
NỀN NẾP TỐT Ở LỚP CHỦ NHIỆM
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nam Hải
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Thị trấn Kim Tân
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm lớp
SKKN thuộc năm học: 2010 - 2011
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
I. LỜI MỞ ĐẦU:
Từ năm học 2006 – 2007 ngành giáo dục liên tiếp thực hiện các cuộc
vận động lớn nhằm nêu cao tinh thần và trách nhiệm của đội ngũ giáo viên.
Năm học 2008 – 2009 ngành Giáo dục thực hiện phong trào thi đua xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực cùng với đẩy mạnh thực hiện cuộc vận
động “Hai không”. Đây là một chủ trương đúng đắn mang tính nhân văn.
Trường học thân thiện, học sinh tích cực là sự kết hợp chặt chẽ, tích cực giữa
nhà trường và cộng đồng nhằm hướng tới một môi trường giáo dục an toàn,
bình đẳng, thân thiện, hiệu quả, tạo hứng thú cho học sinh tích cực học tập và
tham gia các hoạt động khác, góp phần đảm bảo quyền trẻ em, nâng cao chất
lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nguồn lực của nhà trường vì học sinh
thân yêu. Trong trường học thân thiện, học sinh được tạo mọi điều kiện để
sống khỏe mạnh, vui vẻ, tích cực, chủ động trong học tập và tham gia các
hoạt động khác. Giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu thương tôn trọng, thân
thiện với học sinh. Gia đình và cộng đồng quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện
cho học sinh phát huy hết mọi tiềm năng trong môi trường an toàn, lành mạnh
và thuận lợi. Trường học thân thiện học sinh tích cực hướng tới một môi
trường giáo dục thân thiện: Học sinh thân thiện với nhau, giáo viên thân thiện,
giáo viên thân thiện với học sinh, cộng đồng thân thiện, học sinh được đặt vào
vị trí trung tâm của quá trình giáo dục, được phát huy tính chủ động, tích cực
trong học tập và hoạt động xã hội, giáo viên được đáp ứng những nhu cầu và
sự quan tâm trong công tác giáo dục học sinh. Phong trào thi đua xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm đạt các mục tiêu: xây dựng môi
trường giáo dục an toàn, thân thiện hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa
phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng
tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội.
Để góp phần xây dựng phong trào trường học thân thiện, học sinh tích
cực lâu nay vấn đề xây dựng nền nếp lớp học trong trường được nhiều giáo
viên chú trọng và quan tâm nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về mọi mặt:
đạo đức, học tập, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, các phong trào thi đua
cũng như mọi hoạt động khác của lớp nhằm nâng cao chất lượng toàn diện
cho học sinh. Mặt khác còn nhiều yếu tố cần phải nói tới đó là rèn cho các em
ý thức tự học, tự quản trong giờ tự học, giờ sinh hoạt, các hoạt động tập thể.
Đây cũng là lí do tôi quan tâm và muốn giúp học sinh, cùng học sinh từng
bước nâng cao ý thức cũng như mọi hoạt động của học sinh thông qua công
tác chủ nhiệm lớp. Lớp có nền nếp tốt sẽ giúp học sinh có tính tự lập, nghiêm
túc, tích cực trong học tập và lao động. Mặt khác, nền nếp lớp tốt sẽ làm tăng
chất lượng dạy và học đồng thời rèn luyện cho học sinh đạo đức tác phong tốt
góp phần hình thành nhân cách cho các em và cũng góp phần trong phong
trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
2
Với lí do trên ngay từ đầu năm tôi đã chọn tên cho sáng kiến kinh
nghiệm của mình là Một số biện pháp xây dựng nền nếp tốt ở lớp chủ
nhiệm.
II. THỰC TRẠNG
Qua thực tế giảng dạy và kinh nghiệm nhiều năm làm công tác chủ
nhiệm cùng với tìm hiểu thực trạng hiện nay ở Trường Tiểu học Thị trấn Kim
Tân tôi thấy một số vấn đề như sau:
1. Về giáo viên
a. Ưu điểm
Phần lớn giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình công
tác, yêu nghề. Giáo viên chủ nhiệm có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản
lí lớp học, hết lòng vì học sinh, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Không những thế giáo viên còn luôn học tập, học hỏi, tìm tòi để đưa ra những
phương pháp và kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm.
b. Hạn chế
Tuy nhiên không phải lớp nào cũng có nền nếp tốt, không phải giáo
viên nào cũng có kinh nghiệm tốt trong công tác chủ nhiệm nó còn tùy thuộc
vào nhiều yếu tố:
- Giáo viên chưa chú trọng đề cao công tác chủ nhiệm.
- Lòng nhiệt tình chưa cao.
- Thời gian dành cho công tác chủ nhiệm còn hạn chế cho nên sự gần
gũi giữa giáo viên và học sinh chưa nhiều.
- Nắm chưa vững đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học, tính cách,
hoàn cảnh gia đình từng học sinh.
Chính vì những lí do trên mà trong cùng một trường học có lớp nền nếp
rất tốt cũng có lớp nền nếp còn phải nhắc nhở nhiều.
2. Về học sinh
Năm học 2010 - 2011 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4B, sĩ số lớp
26 em trong đó:
Nữ : 13 em
Nam : 13 em
Con gia đình nông nghiệp : 15 em
Con gia đình cán bộ
: 5 em
Con gia đình buôn bán
: 3 em
Con gia đình thủ công
: 1 em
Con gia đình công nhân : 2 em
Học sinh thị trấn
: 14 em
Học sinh ngoài thị trấn
: 12 em
a. Ưu điểm
Ngay từ đầu năm qua việc dạy học và tiếp xúc với học sinh nhìn chung
phần đa học sinh ngoan, có ý thức học bài, có chuẩn bị bài, ngồi trong lớp chú
ý nghe giảng, tích cực học tập, thực hiện tương đối tốt nội quy nhà trường và
các nhiệm vụ của người học sinh.
3
b. Hạn chế
Bên cạnh đó còn một số học sinh chưa ngoan ngồi học trong lớp hay
nói chuyện (em Cường, Nam, Huy). Một số học sinh chưa chịu khó học và
làm bài ở nhà (em Vương, Đạt, Chính, Phương Anh, Nga, Thảo, Tuấn). Đặc
biệt còn một vài em chưa thật thà (em Nam, Khôi, Vương). Một số em hay
nói tục (Khôi, Huy, Vương, Phương Linh, Đạt, Nam).
Như vậy trong một lớp có những em ngoan, chăm học, không nói bậy
chửi thề nhưng vẫn còn một số em chưa ngoan còn vi phạm nhiều nội quy là
do ý thức của các em chưa tốt, sự nhận thức ở mỗi em khác nhau, một số em
tính cách quá hiếu động, có một số em do ảnh hưởng từ gia đình (về nhà bố
mẹ nói tục con cái bắt chước), một số em do ảnh hưởng từ môi trường, phim
ảnh,…
Qua tiếp xúc với học sinh theo dõi trong quá trình dạy học tôi phân loại
như sau:
Lớp
Sĩ số
Loại tốt
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
4B
26
7
10
8
1
Từ thực trạng trên để nền nếp lớp tốt hơn tôi mạnh dạn đưa ra một số
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nền nếp lớp học góp phần chung vào
phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Giải pháp 1: Công tác tổ chức lớp học là một khâu quan trọng trong
quá trình rèn nền nếp lớp học, đội ngũ cán bộ lớp là tấm gương phản chiếu
nền nếp lớp học.
Giải pháp 2: Nội quy của nhà trường là nền móng, là cơ sở để xây
dựng nội quy lớp học, dựa vào nội quy nhà trường để xây dựng nội quy lớp
sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình lớp học, xây dựng nội quy lớp học tốt
sẽ là mẫu để học sinh căn cứ vào quy định chung của lớp đề phấn đấu, để học
tập rèn luyện và cũng dựa vào mẫu đó học sinh có thể tự xếp loại mình và xếp
loại cả cho bạn.
Giải pháp 3: Xây dựng nền nếp truy bài là động lực để các em có ý
thức tự học, học và chuẩn bị bài ngoài ra các em còn thi đua học tập giữa cá
nhân với cá nhân, giữa các tổ, nhóm.
Giải pháp 4: Công tác chủ nhiệm lớp và sự đổi mới, sáng tạo trong
hoạt động tập thể là một việc làm hết sức quan trọng. Người giáo viên tiểu
học là người gần gũi học sinh nhất. Hằng ngày giáo viên phải theo dõi việc
học tập và sinh hoạt của học sinh với mọi vấn đề về học tập, đạo đức, sinh
hoạt, vệ sinh, sức khỏe,… nhằm nhắc nhở các em thực hiện tốt 5 nhiệm vụ
của học sinh, nội quy của trường lớp. Hằng ngày ngoài sinh hoạt 15 phút đầu
giờ cuối tuần còn có một giờ sinh hoạt lớp đây là điều kiện thuận lợi để giáo
viên kịp thời uốn nắn những lỗi mà học sinh mắc phải và cũng là điều kiện
động viên khuyến khích kịp thời đến với từng học sinh cho dù đó chỉ là một
sự tiến bộ nho nhỏ.
Giải pháp 5: Giáo dục đạo đức cho học sinh còn thông qua các hoạt
động ngoại khóa. Thông qua hoạt động ngoại khóa góp phần hình thành cho
học sinh ý thức, kĩ năng lao động, thái độ đối với người lao động và các sản
phẩm lao động.
Giải pháp 6: Việc giáo dục đạo đức và xây dựng nền nếp lớp học
không phải đơn thuần ở môn đạo đức hay giờ sinh hoạt lớp mà nó là cả một
sự kết hợp khéo léo trong tất cả các môn học với nhau giúp học có cơ hội bày
tỏ tình cảm.
Giải pháp 7: Giáo dục đạo đức không phải dành riêng cho học sinh mà
bản thân giáo viên cũng phải tự rèn luyện học tập và tu dưỡng. Mỗi thầy cô
phải là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo. Giáo viên phải luôn luôn học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Giáo viên phải là tấm
gương sáng cho học sinh noi theo.
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Biện pháp 1: Tổ chức lớp học khi nhận lớp
Khi nhận lớp việc đầu tiên là giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu hoàn cảnh
gia đình, tìm hiểu trình độ học tập, cá tính của từng học sinh thông qua giáo
5
viên chủ nhiệm năm trước, qua học sinh trong lớp và qua quá trình ổn định
lớp thời điểm đầu năm. Sau đó sắp xếp nam và nữ theo tổ (có giỏi, khá, trung
bình, yếu và hạnh kiểm thực hiện đầy đủ, chưa đầy đủ). Bầu ban cán sự lớp là
những học sinh giỏi, khá, ngoan để làm gương cho lớp và giao nhiệm vụ cụ
thể cho từng thành viên ban cán sự lớp. Sau đó giáo viên chủ nhiệm phân
nhóm học sinh, hình thành đôi bạn cùng tiến (mỗi nhóm có hai em, trong đó
một học sinh khá hoặc giỏi và một học sinh trung bình hoặc yếu) giúp đỡ
nhau học tập trong suốt năm học.
Biện pháp 2: Xây dựng nội quy lớp học dựa trên nội quy nhà trường.
Sau khi ổn định tổ chức lớp giáo viên phổ biến nội quy nhà trường và
xây dựng nội quy của lớp.
- Giáo viên cho học sinh ghi cam kết thực hiện nội quy trường lớp (cuối
bản cam kết có ý kiến gia đình) để các em có ý thức trách nhiệm trong việc
thực hiện nhiệm vụ, ngoài ra còn tăng thêm sự kết hợp giữa gia đình và nhà
trường trong việc giáo dục học sinh.
Tôi cho học sinh cam kết đầu năm học theo mẫu sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4B và các thầy cô bộ môn
- Tên em là:
- Học sinh lớp:
Em xin cam kết thực hiện nội quy trường lớp năm học 2010 – 2011 như
sau:
1. Học tập:
a. Ở lớp:
b. Ở nhà:
2. Đạo đức:
3. Lao động:
4. Các hoạt động khác:
5. Phấn đấu năm học này xếp loại:
- Học lực:
- Hạnh kiểm:
- Lời hứa…
Ý kiến của phụ huynh
Người viết
- Giáo viên phát cho mỗi tổ một quyển sổ theo dõi thi đua để các tổ
theo dõi lẫn nhau, cuối mỗi tuần sinh hoạt lớp các tổ xếp loại thi đua cho từng
cá nhân, tổ.
6
- Nội dung theo dõi thi đua được ghi vào sổ có nội dung sau:
Theo dõi thi đua tổ… tuần…
T Họ
Nói
Vi
Không
Đồ
T tên chuyện phạm học bài, dùng
nội làm bài học
quy
tập
1 ....
2 ....
Nói
tục
Lao Điểm Điểm
động dưới 9-10
5
Tổng
hợp
-Xếp
loại
(Cách ghi sổ như sau: cứ mỗi lần vi phạm một lần đánh một dấu trừ, hai
lần đánh dấu cộng vào ô tương ứng, nếu là điểm tốt, điểm xấu ghi rõ bằng
điểm cụ thể. Những nội dung trên là nhiệm vụ phải thực hiện, để khuyến
khích các em cố gắng vươn lên cứ mỗi điểm 9 thì cuối tuần sinh hoạt được trừ
đi 3 lỗi, cứ mỗi điểm 10 được trừ đi 5 lỗi vi phạm còn một điểm xấu bị cộng
vào 3 lỗi để tổng hợp xếp loại. Cột vi phạm nội quy gồm: khăn quàng, đi học
muộn, nghỉ học,....
Loại A: từ 0 - > 3 lỗi
Loại B: từ 4 -> 10 lỗi
Loại C: từ 11 ->17
Từ 18 lỗi trở lên không được xếp loại
Tiêu chuẩn tuyên dương là những em được xếp loại A ngoài ra còn bình
chọn thêm trong tuần em nào có nhiều tiến bộ cũng được tuyên dương để
động viên khích lệ các em.)
* Lưu ý: Học sinh tiểu học rất hiếu động nên việc không vi phạm nội
quy một cách tuyệt đối là rất khó nên tôi cho các em xếp loại theo mức độ
như trên nếu trong quá học tập học sinh vi phạm ít hay nhiều thì tùy mức độ
giáo viên điều chỉnh sao cho phù hợp tránh căng thẳng với học sinh.
- Căn cứ vào sổ theo dõi thi đua và cách xếp loại như trên cuối tuần các
em có thể tự tổng hợp thi đua trước giờ sinh hoạt và bình chọn được những
em được tuyên dương.
Biện pháp 3: Xây dựng nền nếp truy bài.
Ngoài nội dung sinh hoạt 15 phút như đọc báo, sinh hoạt đội theo chủ
điểm,…trong giờ sinh hoạt 15 phút đầu giời tôi luôn dành thời gian cho học
sinh truy bài.
- Để theo dõi và biết được em nào làm bài và chuẩn bị bài ở nhà vào
trước giờ học hoặc trong giờ sinh hoạt 15 phút các tổ trưởng và tổ phó đi kiểm
tra bài của từng em xem có làm bài ở nhà đầy đủ không, có chuẩn bị bài
không hoặc có thuộc bài với những bài cần học thuộc. Đầu giờ học các tổ báo
cáo với giáo viên chủ nhiệm. (các tổ kiểm tra chéo lẫn nhau để tránh việc
thiên vị cho thành viên trong tổ).
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ của mỗi ngày giáo viên chủ nhiệm có mặt
để đôn đốc nhắc nhở các em. Thỉnh thoảng, giáo viên cho lớp tự quản để kiểm
7
tra ý thức của các em, từ đó phát hiện và nhắc nhở kịp thời cá nhân làm ồn
lớp.
- Với trường hợp trong lớp có em chưa hiểu bài tập nào đó thì có sự
giúp đỡ của bạn cùng nhóm hướng dẫn cách làm, nếu trong lớp có nhiều em
chưa hiểu bài thì lớp phó học tập chữa bài và giảng bài cho các bạn. Trường
hợp những bài học sinh chưa hiểu thì đến giờ học giáo viên sẽ giúp các em
chữa bài.
Biện pháp 4: Xây dựng nền nếp sinh hoạt lớp
Sự quan tâm đến học sinh phải được đặt lên hàng đầu đối với giáo viên
chủ nhiệm, vì mọi chuyện đều được các em báo cáo với thầy cô để nhờ “phân
xử”. Sự gần gũi chăm sóc học sinh từ những việc nhỏ nhất còn thể hiện tình
thương của “cha mẹ đối với con cái”, giúp các em cảm thấy môi trường lớp
học thật sự thân thương. Trong năm học này học sinh lớp tôi rất hào hứng với
giờ sinh hoạt.
Buổi sinh hoạt lớp được chia làm 3 phần: tổng kết tuần, kế hoạch hoạt
động tuần tới và kể chuyện (hoặc văn nghệ). Để có được buổi sinh hoạt lớp
vừa có kết quả vừa tạo khí thế sôi nổi, hứng thú cho học sinh, giáo viên cần
tăng cường phát huy hoạt động của ban cán sự lớp và các tổ trưởng. Vào giờ
ra chơi ngày thứ sáu các tổ trưởng cùng ban cán sự lớp tổng hợp thi đua nắm
ưu điểm, khuyết điểm của từng tổ phục vụ cho việc báo cáo tổng kết trước
lớp.
- Vào giờ sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm yêu cầu lớp trưởng nhận
xét chung tình hình của lớp về mọi mặt, sau đó yêu cầu các tổ báo cáo kết quả
theo dõi thi đua của tổ mình và tình hình thực hiện nội quy của học sinh trong
tổ.
- Nếu có học sinh vi phạm giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân rồi
bằng tình thương và trách nhiệm của mình để giáo dục, nhắc nhở, khuyên răn
các em. Hoặc cho các em hay nói chuyện riêng trong giờ học giữ chức vụ
Trưởng ban kỉ luật nhóm (tổ). Khi có chức vụ các em sẽ có trách nhiệm và
hạn chế được khuyết điểm. Giáo viên luôn tìm cái hay nhất của học sinh để
phát huy, dù là ưu điểm nhỏ để dần dần lấn át cái chưa hay và trở thành học
sinh ngoan.
- Liên hệ chặt chẽ với giáo viên bộ môn để nắm bắt tình hình học tập
của học sinh trong lớp từ đó có biện pháp nhắc nhở bảo ban các em.
- Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học
sinh chậm tiến bằng cách thông qua sổ liên lạc, gọi điện thoại, gặp gỡ trực
tiếp để trao đổi với phụ huynh.
- Có kế hoạch khen thưởng, nêu gương học sinh chăm ngoan, học giỏi
tích cực, học sinh có nhiều tiến bộ trong tuần. (Trường hợp chỉ có 2 hoặc 3
em được tuyên dương trong tuần giáo viên cần khéo léo gợi ý để học sinh đề
xuất những em học trung bình, hoặc yếu nhưng đã có cố gắng trong tuần ở
một mặt nào đó dù chỉ là nho nhỏ được tuyên dương để động viên khuyến
khích các em vươn lên).
8
- Giáo viên nhận xét chung tình hình trường lớp, nhắc nhở các em tiếp
tục phấn đấu thực hiện tốt mọi nhiệm vụ và đưa ra kế hoạch hoạt động cho
tuần tới cùng học sinh lên kế hoạch thực hiện.
- Thời gian còn lại của buổi sinh hoạt giáo viên cho học sinh liên hoan
văn nghệ để tránh căng thẳng, tạo không khí sôi nổi cho buổi sinh hoạt. Hoặc
giáo viên kể những câu chuyện mang tính giáo dục đạo đức cao để cảm hóa
các em và giúp các em có ý thức tốt trong mọi hoạt động như truyện kể về
lòng trung thực, về lòng hiếu thảo, về lòng dũng cảm, tính kiên trì,…
Ví dụ:
* Để giáo dục tính trung thực thật thà tôi kể cho các em nghe câu
chuyện Núi muối, nội dung câu chuyện được tóm tắt như sau:
Có một đạo sĩ chuyên ăn chay, niệm phật, ngồi thiền. Một hôm, anh
mải mê đọc sách lúc đi nấu cơm anh mới sực nhớ nhà mình hết muối nhưng
muộn rồi không kịp đi mua. Anh bèn sang nhà hàng xóm định bụng sẽ vay
một ít muối, nhưng khi sang đến nhà hàng xóm thì không có ai ở nhà. Anh
thấy cửa mở nên đi vào nhưng trong nhà không có ai, thấy hũ muối để gần
bếp anh nghĩ lấy một ít về nhà nấu rồi sẽ nói với nhà hàng xóm và trả sau
cũng chẳng sao. Thế rồi anh lại lấy một nhúm muối về nhà nấu. Mấy ngày, rồi
một tháng, rồi một năm trôi qua, do quá chăm chỉ với công việc tu luyện của
mình nên anh đã quên mất việc trả muối cho nhà hàng xóm. Rồi một hôm,
anh đang thắp đèn đọc sách thì thấy đằng sau mình có một cái bóng rất to
không biết của cái gì, nó cứ đi theo anh làm anh rất kinh hãi. Cứ như vậy mấy
ngày, khi anh nhìn kĩ thì thấy đó là một núi muối, anh mới nhớ lại chuyện
mình vay nắm muối năm xưa của nhà hàng xóm mà quên không trả. Lúc đầu
chỉ có một nhúm muối nhỏ mà bây giờ đã thành một núi muối lớn. Anh vội
vàng đi mua muối với số lượng bằng núi muối kia đem trả cho người hàng
xóm. Sau khi anh đem trả cho người hàng xóm núi muối thì cũng là lúc cái
bóng biến mất.
Nghe xong câu chuyện tôi cho học sinh trả lời câu hỏi:
Câu chuyện khuyên ta điều gì? (phải thật thà không được tham lam,
không được lấy trộm của ai bất cứ một thứ gì cho dù đó là những thứ rất nhỏ,
nếu mình không có thì mượn hoặc xin,…).
Giáo viên nhấn mạnh thêm các em phải có tính thật thà, trung thực đây
là đức tính vô cùng quan trọng, trong câu chuyện chỉ có quên trả một nhúm
muối mà đã trở thành một núi muối huống hồ các em mà tham lấy các gì của
ai thì hậu quả không những để lại tiếng xấu, đánh mất danh dự của mình mà
món nợ càng lớn dần khó có thể trả được.
Từ khi nghe câu chuyện học sinh lớp tôi đã tiến bộ hẳn về suy nghĩ
nhất là những em có tính không thật thà hay nói dối như em Nam, em Vương
đã giảm hẳn. Đặc biệt đầu năm học thỉnh thoảng các em kêu mất bút, mất
thước nhưng từ khi nghe câu chuyện này việc mất đồ dùng học tập ở lớp tôi
không còn nữa.
9
* Để kích thích sự ham học, ý chí vươn lên tôi thường kể các câu
chuyện về danh nhân như truyện Lương Thế Vinh – Nhà toán học đầu tiên của
nước ta, truyện Lê Quý Đôn (Truyện kể về các nhân vật lịch sử trong lịch sử
Việt Nam), …
* Để thể hiện tình cảm của con cái đối với cha mẹ tôi kể cho các em
nghe câu chuyện Hoa tặng mẹ (Truyện đọc lớp 4).
Nội dung câu chuyện: Có một người đàn ông mua hoa gửi tặng mẹ qua
bưu điện vì mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng hơn trăm ki-lô-mét. Vừa
bước ra khỏi xe anh thấy có một bé gái đang lặng lẽ khóc bên vỉa hè vì cô
muốn mua tặng mẹ một bông hoa hồng nhưng không đủ tiền. Người đàn ông
mua một bông hồng cho cô bé và đặt một bó hồng gửi tặng mẹ qua bưu điện.
Người đàn ông còn cho cô bé đi nhờ xe, cô chỉ đường cho anh lái đến nơi có
một ngôi mộ. Cô bé chỉ ngôi mộ và nói đây là nhà mẹ cháu, cô bé nhẹ nhàng
đặt bông hoa lên mộ mẹ. Ngay sau đó người đàn ông quay lại cửa hàng hoa
hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa thật đẹp anh lái xe một mạch về
nhà để tặng hoa cho mẹ.
Sau khi nghe câu chuyện học sinh vô cùng cảm động trước tình cảm
của một em bé nghèo cố mua một bông hồng đặt trên mộ mẹ làm người đàn
ông cảm động, anh nhận ra phải trân trọng hơn, yêu quý hơn người mẹ đang
sống của mình.
Học sinh lớp tôi nêu rằng em phải thương yêu bố mẹ mình hơn, để thể
hiện tình thương đó em phải chăm học, ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ, giúp
cha mẹ những công việc vừa sức, không được làm gì để bố mẹ buồn lòng.
* Ngoài ra tôi còn kể (hoặc cho học sinh kể) những câu chuyện về
người thật việc thật ở địa phương, ở trường học. Những câu chuyện này rất
thiết thực với học sinh và mang tính tính giáo dục cao.
- Cuối mỗi kì học tôi cho học sinh lớp tôi viết bản nhận xét cá nhân
theo mẫu sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN TỰ NHẬN XÉT
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4B
- Tên em là:
- Học sinh lớp:
Em xin tự nhận xét các mặt hoạt động từ đầu năm học đến nay như sau:
1. Ưu điểm
a. Ở lớp:
b. Ở nhà:
2. Nhược điểm
a. Ở lớp
b. Ở nhà
10
3. Tự xếp loại
4. Hướng phấn đấu trong thời gian tới
Xác nhận của phụ huynh
Người viết
Nhìn chung khi các em viết bản nhận xét này đều trung thực viết đầy
đủ những gì mình đã làm và những điều mình chưa làm được. Qua mỗi lần tự
nhận xét tôi thấy các em đều tiến bộ nhiều về mọi mặt. (Ví dụ có em lần đầu
ghi vào bản nhận xét mình còn vài lần chưa nghe lời cha mẹ, chưa tự giác học
bài, về nhà còn nhiều hôm chưa làm hết bài tập, còn nói chuyện trong giờ học,
…nhưng đến lần sau thấy số lỗi giảm hẳn). Căn cứ vào điều các em viết và
quá trình theo dõi học sinh giáo viên tiếp tục động viên nhắc nhở các em tiếp
tục phấn đấu và rèn luyện. Mặt khác qua bản nhận xét này các bậc phụ huynh
cũng biết được những mặt được và chưa được của con em mình để tiếp tục
kết hợp với nhà trường giáo dục và bảo ban con em mình.
Khi phụ huynh học sinh nhận được bản nhận xét này của con em mình
họ rất đồng tình với việc làm của tôi, các bậc phụ huynh phản ánh lại rằng con
em họ về nhà tính cách đã thay đổi nhiều ngoan hơn, chăm chỉ hơn,…
Biện pháp 5: Giáo dục học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa
Thông qua hoạt động ngoại khóa góp phần hình thành cho học sinh ý
thức xã hội, lối sống, nếp sống, biết xử lí các mối quan hệ xã hội. Qua hoạt
động ngoại khóa các em được củng cố, mở rộng, phát triển nâng cao hiệu quả
những tri thức, thái độ, kĩ năng tiếp thu được trên lớp, giúp học sinh tin tưởng,
tích cực trong việc học tập lĩnh hội tri thức. Tạo điều kiện thực hành, rèn
luyện thông qua hoạt động cụ thể dưới sự hướng dẫn của thầy cô.
Ví dụ: Thông qua các giờ hoạt động ngoại khóa về an toàn giao thông
không những các em biết đi đúng luật giao thông mà còn giúp các em biết
cách phòng tránh tai nạn giao thông.
Hoặc qua các buổi sinh hoạt theo chủ điểm về các ngày lễ trong năm
thông qua môn Mĩ thuật để thể hiện sự khéo léo và tình cảm của mình đối với
người thân hoặc thầy cô giáo học sinh vẽ những bức tranh có nhiều điểm tốt
tặng thầy cô hoặc vẽ (cắt dán) những bó hoa tặng mẹ, người thân trong dịp
sinh nhật. Từ đó không những các em biết quý trọng tình cảm đối với mọi
người mà còn yêu quý sản phẩm lao động.
Biện pháp 6: Giáo dục đạo đức thông qua các môn học
Do đặc thù trường học, tôi được phân công dạy Toán và Tiếng Việt
chính vì thế việc giáo dục đạo đức cho học sinh tôi còn lồng vào các môn học
đặc biệt là môn Tiếng Việt.
6.1 Phân môn kể chuyện việc giáo dục đạo đức rất thuận lợi. Sau mỗi
câu chuyện tôi đều hướng cho học sinh nêu nội dung câu chuyện, ý nghĩa câu
chuyện, em học được điều gì ở mỗi câu chuyện, em thích nhân vật nào, vì
sao? Em đã làm được điều gì? …
Ví dụ 1: Tiết kể chuyện tuần 7: Lời ước dưới trăng
11
Nội dung câu chuyện: Chị Ngàn là một cô gái bị mù. Ở quê chị có
phong tục vào đêm rằm tháng giêng hằng năm tất cả các cô gái trong làng tròn
15 tuổi đều được ra hồ Hàm Nguyệt, một hồ nước đẹp và rộng nằm trong
khuôn viên chùa làng để rửa mặt và nói lên điều nguyện ước của đời mình
dưới ánh trăng. Người xưa truyền lại rằng hầu hết mọi lời nguyện ước của các
cô gái sau này đều ứng nghiệm. Chị Ngàn bị mù từ nhỏ nhưng đẹp người đẹp
nết. Năm ấy chị tròn 15 tuổi chị cũng ra hồ để ước như bao bạn cùng trang
lứa. Có một bạn nhỏ thấy chị đi bèn dẫn chị ra hồ. Ra hồ chị nói:
- Con ước gì mẹ chị Yên bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh
nặng.
Bạn nhỏ ngỡ ngàng nghĩ cả đời người chị chỉ được ước có một lần sao
chị lại dành điều ước ấy cho bác hàng xóm? Khi bạn nhỏ đã hiểu bạn nói với
lòng mình chị Ngàn ơi khi nào em 15 tuổi em sẽ…
Ngoài việc giúp học sinh kể lại được câu chuyện và nêu nội dung câu
chuyện tôi còn hỏi học sinh qua câu chuyện em thấy chị Ngàn là người như
thế nào? Em học tập được điều gì? Em hãy tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện
khi bạn nhỏ trong bài đến tuổi 15?
Ví dụ 2: Tiết kể chuyện tuần 11: Bàn chân kì diệu
Khi kể hết câu chuyện tôi còn mở rộng để học sinh biết thêm về nhà
giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký. Hiện nay ông đã nghỉ hưu cùng con cháu, tuy
tuổi cao nhưng ông vẫn viết sách, làm thơ, tham gia trồng cây, ông còn cắm
hoa rất khéo nữa ngoài ra ông còn chăm sóc các cháu nội ngoại.
Sau khi nghe câu chuyện học sinh rất khâm phục về nghị lực của ông.
Các em nêu được mình phải cố gắng nhiều hơn, học tập giỏi để trở thành
người có ích. Học sinh nêu được muốn học giỏi em phải chịu khó, kiên trì,
chăm chỉ,…
Như vậy với mỗi tiết kể chuyện ngoài việc học sinh kể được truyện, tìm
hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện tôi còn cho các em nêu những điều em học
tập được qua các câu chuyện và theo dõi ý thức hành vi của các em thì thấy
rằng em nào cũng cố gắng về lời ăn tiếng nói, việc làm và tình cảm bạn bè
thân thiện hơn.
6.2 Phân môn Luyện từ và câu
Ở phân môn này học sinh không chỉ được học tập những kiến thức sơ
giản về Tiếng Việt như mở rộng vốn từ, nắm được các khái niệm về từ loại,
các kiểu câu, viết đoạn văn,… mà thông qua mỗi bài học mỗi chủ đề tôi đều
giúp học sinh liên hệ vào thực tế bản thân hoặc địa phương, gia đình, trường
lớp (đó chính là giáo dục kĩ năng sống cho các em).
Ví dụ 1: Bài MRVT: Trung thực – Tự trọng (Tuần 5,6)
Sau khi học xong tôi cho học sinh trả lời các câu hỏi:
- Nếu em được các bạn nhận xét và chọn các từ trong bài học này em
thích chọn những từ nào? ( học sinh đều nêu: thật thà, ngay thẳng, hiền lành,
thật tâm,…).
12
- Vì sao em lại thích những từ đó? (những người được nhận xét như vậy
là người tốt được nhiều người yêu qúy).
- Em cần làm gì để xứng đáng với lời nhận xét ấy? (thật thà, tốt bụng,
ngay thẳng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi cần thiết,…)
Em hãy tìm thêm những thành ngữ, tục ngữ nói về Trung thực – Tự
trọng.
Học sinh sưu tầm được:
Thật thà là cha quỷ quái
Chết vinh còn hơn sống nhục
Thẳng như mực tàu
- Những thành ngữ tục ngữ trên khuyên ta điều gì? (phải sống thật thà,
thẳng thắn, sống trong sạch, lương thiện thì được mọi người qúy mến,…)
- Em phải làm gì để được mọi người thương yêu qúy mến?
Ví dụ 2: Bài MRVT: Cái đẹp (Tuần 22,23)
Cuối tiết học tôi cho học sinh tự liên hệ:
- Em đã đẹp về hình thức và đẹp về tính cách (đẹp người đẹp nết) chưa?
+ Học sinh rất mạnh dạn trả lời: Có em nhận mình chưa đẹp về nội
dung gì cả, có em nhận mình đẹp bên ngoài nhưng tính cách chưa đẹp vì còn
một vài hôm chưa làm hết bài tập, hoặc còn vài hôm chưa nghe lời bố mẹ, còn
nói chuyện trong giờ làm cô buồn lòng,…có một số em nhận mình đẹp cả
hình thức và tính cách (nhưng số lượng chưa nhiều).
- Tôi cho học sinh cả lớp bình chọn những bạn đẹp cả hình thức và tính
cách, học sinh cũng mạnh dạn chọn và giải thích rõ ràng.
- Giáo viên nêu: Ai cũng đẹp về hình thức để được các bạn nhận xét
mình là người có vẻ đẹp tâm hồn em cần làm gì? (nói năng lịch sự, tế nhị,
thẳng thắn, đối xử tốt với mọi người, không tham lam, không nói dối,…).
Mỗi bài học, mỗi chủ đề đều có nội dung và mang tính giáo dục riêng
vì vậy tôi luôn bám sát nội dung và ý nghĩa của từng bài để giáo dục các em
sao cho phù hợp mang lại hiệu quả cao.
Với cách làm như trên tôi thấy học sinh lớp tôi không những chăm chỉ
học hành hơn mà các em cũng ngoan hơn, bạn bè trong lớp luôn đoàn kết và
giúp đỡ lẫn nhau, các em chơi với nhau thân thiện hơn, các em luôn luôn cố
gắng trong mọi hoạt động.
6.3 Qua phân môn Tập đọc bài nào mang tính giáo dục đạo đức tôi đều
cho các em liên hệ thực tế (giáo dục kĩ năng sống) để giúp các em hiểu thêm
rằng không phải mình học để biết mà còn phải vận dụng vào cuộc sống.
Ví dụ 1: Bài Tập đọc Những hạt thóc giống (Tuần 5)
Phần củng cố bài tôi hỏi học sinh:
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (Trung thực là đức tính đáng
quý)
- Qua bài tập đọc em học tập đức tính gì của chú bé Chôm? (Trung
thực, thật thà)
- Em thích nhân vật nào? Vì sao?
13
+ Nhiều em trả lời thích nhân vật Chôm vì cậu thật thà dũng cảm dám
nói lên sự thật.
+ Có một số em thích nhà vua vì nhà vua thông minh nghĩ ra cách chọn
người tài rất thú vị.
- Các em cần sống như thế nào để được mọi người quý mến? (phải nói
thật, biết bảo vệ sự thật, lẽ phải,…)
Qua đây giúp học sinh rèn cho mình đức tính trung thực dũng cảm.
Ví dụ 2: Bài Văn hay chữ tốt (Tuần 13)
Cuối bài học tôi hỏi học sinh:
- Câu chuyện khuyên các em điều gì? (Kiên trì luyện viết nhất định chữ
sẽ đẹp).
- Cho học sinh tự nhận xét chữ viết của mình xấu hay đẹp.
- Em sẽ thực hiện luyện viết như thế nào để chữ viết tiến bộ?
- Để làm bất kì công việc nào đó cần có đức tính gì? (kiên trì, chịu khó,
…)
- Cho học sinh liên hệ về đức tính kiên trì của mình.
Giáo viên: Để làm bất kì công việc gì cũng cần đức tính kiên trì, bền bỉ
có như vậy việc gì cũng thành công.
Như vậy việc giáo dục học sinh thông qua các môn học là cần thiết
thường xuyên và liên tục. Ở đây các em không những được học tri thức mà
còn được học làm người. Nếu giáo viên khéo léo dẫn dắt các em đến với bài
học đến với những trang kiến thức mới mẻ thì cũng nên dành vài phút trong
mỗi tiết học khéo léo uốn nắn giáo dục đạo đức cho các em thì ắt sẽ thành
công trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh.
Biện pháp 7: Về phía giáo viên
- Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo trong giáo dục học sinh vì
thế giáo viên luôn phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, dạy dỗ học
sinh bằng tình yêu thương của mình.
- Giáo viên phải nhiệt tình, gần gũi với học sinh xem học sinh như con
em mình.
- Giáo viên cần có thái độ ân cần đối với học sinh trong học tập và sinh
hoạt hằng ngày. Cần luôn động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh dù
rất nhỏ.
- Giáo viên phải thực sự gần gũi với các em, làm cho các em cảm thấy
thầy cô như cha mẹ thân yêu, không có tâm lí sợ hãi mà chỉ tìm thấy ở thầy cô
tình thương yêu, sự kính trọng. Giáo viên phải tạo mối quan hệ thân thiện với
học sinh, từ đó giúp các em tự tin hơn trong học tập và giao tiếp.
- Ngoài ra, giáo viên cần bồi dưỡng cho học sinh những gương điển
hình, gương người tốt việc tốt, những chuẩn mực đạo đức qua các bài học,
trong thực tế hoặc qua các câu chuyện để tạo niềm tin trong mỗi học sinh, có
như vậy mới thúc đẩy các em có ý thức tốt trong đạo đức cũng như trong học
tập góp phần vào phong trào xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích
cực.
14
C. KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ
Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào công tác chủ nhiệm lớp tôi đã
thu được kết quả rất khả quan, hầu hết học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm đều
rất chăm ngoan, các em luôn có ý thức vươn lên, lớp học có nền nếp tốt. Chất
lượng giáo dục toàn diện nâng cao, đa số các em đều thi đua học tập, đoàn kết
giúp đỡ lẫn nhau, tạo mối quan hệ bạn bè thân thiện.
Như vậy giáo viên chịu khó quan tâm tới công tác chủ nhiệm lớp thì ít
nhiều nền nếp lớp cũng chuyển biến đem lại niềm vui cho ta đúng như lời Bác
Hồ đã nói “ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Kết quả khảo sát so với đầu năm:
Thời gian
Lớp Sĩ số Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu
Đầu năm học
4B
26
7
10
8
1
Tháng 3- 2011 4B
26
19
7
0
0
Nhìn bảng số liệu, so sánh, đối chiếu với đầu năm tôi thấy mức độ học
sinh ngoan thực hiện tốt mọi nội quy trường lớp đã tăng lên nhiều và số học
sinh vi phạm nội quy đã giảm đáng kể.
Mặt khác trong quá trình thực hiện ở lớp tôi thấy lớp học có nhiều đổi
mới nên tôi đã phổ biến những biện pháp này cho một số giáo viên trong
trường áp dụng thì thấy nền nếp ở các lớp học khác cũng có sự chuyển biến rõ
rệt.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình dạy học và làm công tác chủ nhiệm cùng với việc nghiên
cứu những kết quả đạt được tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên theo dõi, ghi nhận để nắm
được tình hình học tập, đạo đức, sự chuyển biến (tốt hay xấu) của học sinh để
kịp thời uốn nắn hay tuyên dương đúng lúc, nắm tâm lí của học sinh, luôn gần
gũi, sẵn sàng giúp đỡ, tạo niềm tin cho các em, không tỏ thái độ bực dọc khi
lên lớp. Giáo viên chủ nhiệm luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Tạo cho học sinh có mối quan hệ tốt đẹp với giáo viên.
2. Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần tìm hiểu hoàn cảnh của từng học
sinh để uốn nắn và dạy dỗ phù hợp. Có nội quy của trường lớp ngay từ đầu
năm học nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy. Thực hiện giờ sinh hoạt lớp
thật tốt để kịp thời động viên nhắc nhở và có kế hoạch khắc phục những mặt
còn hạn chế.
3. Kết hợp tốt việc giáo dục học sinh giữa gia đình nhà trường và xã
hội.
4. Khéo léo kết hợp giáo dục học sinh thông qua các môn học khác vì
đây là kho tàng vô cùng rộng lớn chứa nhiều điều muốn nói và nên nói cho
học sinh học tập.
15
Bác Hồ nói: “Có đức mà không có tài thì vô dụng, có tài mà không có
đức thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói ấy như một chân lí khẳng định sự tồn
tại giữa tài và đức là điều cần có ở mỗi người. Vì vậy giáo dục học sinh không
chỉ dạy tri thức mà còn dạy cho các em cách làm người. Trẻ em hôm nay, thế
giới ngày mai - những chủ nhân tương lai của đất nước đang được thầy cô dạy
dỗ bảo ban. Xây dựng lớp học có nền nếp tốt chính là chúng ta đang giáo dục
đạo đức cho học sinh. Để lớp học có nền nếp tốt chúng ta cần làm tốt công tác
chủ nhiệm. Tôi hi vọng với những kinh nghiệm nho nhỏ của tôi cũng góp
phần trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao cao chất lượng dạy và học.
Trong quá trình làm sáng kiến này, bản thân tôi đã cố gắng hết sức song
vẫn không thể tránh khỏi những sai sót. Vì thế tôi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp và bạn bè đồng nghiệp để
công tác chủ nhiệm lớp của tôi ngày càng tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Kim Tân, ngày 28 tháng 3 năm 2011
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Nam Hải
16
17