Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn một vài kinh nghiệm gây hứng thú trong giờ học tiếng anh qua các trò chơi lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.09 KB, 16 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Quan điểm của Đảng và nhà nước ta đã xác định mục tiêu của giáo dục là
đào tạo con người toàn diện để đáp ứng yêu cầu chung của đất nước - công
nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong đó, ngoại ngữ - tiếng Anh là một trong những
ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả nhất cho quá
trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nước nhà. Vì vậy nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn Tiếng Anh nói riêng là một trong
những mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Và điều đó được
đặt biệt chú trọng hơn cho các đối tượng là học sinh ở bậc tiểu học - người mới
bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ.
1.1 Lí do chủ quan:
- Phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ,
chuẩn bị bài một cách sơ sài, đối phó trong khi các em học rất yếu môn này. Từ
đó, một số em có tâm lý chán học bộ môn Tiếng Anh. Trong các giờ học đa số
các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói tiếng Anh và ít
tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học.
- Học sinh tiểu học là những trẻ em, mức độ nhận thức của các em còn
thấp, chất lượng học tập bộ môn không đồng bộ. Thêm nữa, học sinh ở vùng
nông thôn chỉ quen cách học cũ, ít đọc thêm sách báo phù hợp lứa tuổi để mở
rộng bổ sung, nâng cao kiến thức. Đồng thời đây là những năm đầu làm quen với
một ngoại ngữ, trong khi vẫn có một số lượng không nhỏ học sinh còn chưa học
tốt tiếng mẹ đẻ của mình.
- Hơn nữa Tiếng Anh ở bậc tiểu học chỉ là môn học phụ tự chọn, thế nên
bản thân học sinh và ngay cả phụ huynh cũng không quan tâm đến bộ môn này
như các môn học khác (Toán, Tiếng việt . . . . ).

1


1.1 Lí do khách quan:


Ngày nay trên những phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện rất nhiều
trò chơi truyền hình thu hút đông đảo khán giả, nhất là khán giả trẻ tuổi là học
sinh, sinh viên.
Tất cả những trò chơi, chương trình ca nhạc truyền hình, nếu được hỏi:
"Hãy kể tên các trò chơi, chương trình ca nhạc truyền hình mà em biết?" Các em
sẽ trả lời vanh vách như, Ai là triệu phú, Đấu trường 100. Đường lên đỉnh
Olympia, vườn âm nhạc, ... Vì các em là những khán giả trung thành nhất.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Tuy ở bậc tiểu học Tiếng Anh là môn học tự chọn. Song, nó có tính chất
khởi đầu quan trọng trong các năm học tiếp theo ở cấp II, cấp III... Vì thế nó giữ
một vai trò không nhỏ trong quá trình học tập của các em. Nó trang bị cho các
em vốn từ vựng, ngữ pháp và những mẫu câu tối thiểu, cơ bản, đơn giản nhất
xoay quanh những chủ điểm rất gần gũi, được các em yêu thích (bản thân,
trường lớp, bạn bè, gia đình...). Chính vì thế, việc gây hứng thú và củng cố kiến
thức cho học sinh là một việc vô cùng quan trọng thường xuyên. Bởi điều này
ảnh hưởng rất nhiều đến động cơ học tập của học sinh, một yếu tố tác động cơ
bản đến quá trình học một ngôn ngữ: Không có động cơ trẻ sẽ không học - và
việc củng cố kiến thức còn làm khắc sâu hơn những ngữ liệuđã học trong các tiết
học một cách có hệ thống, làm nền tảng vững chắc giúp các em học tốt hơn, tự
tin hơn trong quá trình học tập sau này. Với nhiều nguyên nhân thực tế, lẫn
khách quan như vậy, bằng nhiều nỗ lực của thầy và trò. Tôi đã tự soạn một số trò
chơi phù hợp với lứa tuổi, lựa chọn trò chơi phù hợp để áp dụng vào bài học cụ
thể. Thật bất ngờ, các em rất hào hứng, mạnh dạn hơn, cởi mở hơn, không còn
rụt rè nữa, các em cũng tham gia bài học tích cực hơn, trong thời gian gần đáy
học sinh có nhiều tiến bộ ở môn Tiếng Anh. Tuy kết quả chưa thật cao nhưng
những tiến bộ bước đầu giúp tôi hưng phấn hơn trong công tác. Sau giờ học, một
2


điều thật thú vị là tôi đã bắt gặp các em vẫn thảo luận, tự tổ chức trò chơi mà đã

được tôi hướng dẫn. Thật vậy, điều đó đã là một thành công. Để chất lượng môn
học của các em đạt kết quả tốt nhất thì không phải là một chuyện dễ dàng. Vậy
làm thế nào để các em hình thành và phát triển kỹ năng học tập toàn diện nhất?
Làm thế nào để các em yêu mến, khắc sâu vốn kiến thức văn hóa nước ngoài?
Bằng hình thức nào giúp học sinh nắm bài vàng mà không nhàm chán? Làm thế
nào để lôi cuốn, tạo không khí vui tươi thoải mái, hứng thú cho học sinh? Chính
vì lẽ đó, tôi mạnh dạn nêu lên: Một vài kinh nghiệm gây hứng thú trong giờ
học tiếng Anh qua các trò chơi lớp 5.

3


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỂ
1. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1.1 Mục tiêu:
- Hướng dẫn học sinh nhớ lại phần kiến thức luyện tập đọc - nói của các bài học
đã được học.
- Củng cố lại cả hai mặt ý nghĩa cũng như hình thức của từ. Nắm chắc các đặc
điểm từng mẫu câu, trước hết là để các em đạt hiệu quả tốt ở học kỳ, từng năm
học.
- Ngoài ra, các trò chơi nhỏ này còn được sử dụng để giải trí nhằm tạo sự vui
tươi, hưng phấn học tập cho các em hay để dạy minh họa cho những tiết học về
từ vựng, điền từ, viết, nối câu, và một số điểm ngữ pháp tiếng Anh, giúp các em
dễ thuộc bài hơn. Qua đó, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng, yêu thích cái đẹp của
văn hoá ngôn ngữ nước ngoài nói chung và cái hay của môn học Tiếng Anh nói
riêng, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách lẫn các kĩ năng toàn diện
hơn.
1 2. Chuẩn bị:
- Giáo viên đọc thêm sách báo, mạng intemet..., nghiên cứu kĩ các vấn đề mình
sắp thực hiện.

- Giáo viên tham khảo thêm những cách tổ chức trò chơi hay là từ người có
nhiều kinh nghiệm trong hoạt động toàn thể.
- Đồ dùng dạy học mà giáo viên phải chuẩn bị sẵn sàng và kĩ lưỡng là nội dung
các trò chơi hay bài hát tự soạn, thế cho nên giáo viên cần tóm tắt từ vựng và
một số cấu trúc cơ bản trong bài học theo từng chủ điểm để lồng vào các trò chơi
đó, cùng với nghiên cứu lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp, soạn ra những trò
chơi phù hợp cho các em thực hiện. Để hiệu quả hơn, giáo viên có thể giải thích
sơ bộ về nội dung các trò chơi cũng như cho học .

4


1 2.1 Giáo viên - Người quản trò.
Quản trò là người điều hành, tổ chức trò chơi nhỏ. Quản trò là một vấn đề
của khoa học và nghệ thuật. Khoa học ở chỗ người quản trò phải có đủ khả năng
để nắm bắt đối tượng để tác động một cách tích cực đến người chơi tạo ra một
giá trị định hướng về giáo dục trí tuệ, thể chất và tính cách của con người. Quản
trò phải thấu hiểu giá trị mà trò chơi mang lại và nghiên cứu một cách sâu sắc
những giá trị đó đối với đời sống sinh hoạt của mọi người. Nghệ thuật ở chỗ biết
khai thác các giá trị đó theo một tuần tự nhất định, phải tự rèn luyện hoàn thiện
mình ở lĩnh vực chức năng, ở phong cách, ở cách sống để có thể gần gũi, tác
động đến đối tượng từ những trò chơi đa dạng. Chính vì thế khi trò chơi diễn ra
thành công hay thất bại phần lớn lệ thuộc vào tài năng, bản lĩnh khéo léo của
người làm quản trò.
1 2.2. Những điều cần thiết của người quản trò
* Những điều cần có:
- Tính sư phạm: Trò chơi là hình thức giáo dục cho nên người quản trò phải biết
qua trò chơi mà trang bị cho đối tượng mình điều gì, ngoài ra còn có tính công
minh, thuyết phục mọi người qua từng cử chỉ, hành vi của mình cũng như cách
mời gọi sự tham gia nhiệt tình.

- Tính phán đoán và quan sát nhanh: Để ứng xử kịp thời các tình huống để trò
chơi diễn ra thành công.
- Biết nhiều trò chơi, biết sáng tạo, sáng tác trò chơi.
- Hoạt động rèn luyện thường xuyên.
Một số đặc điểm khác như: Giọng nói to, rõ, biết nói ngắn gọn, nói đùa, tự chủ,
kiên nhẫn, hoạt bát. . .
* Những điều cần tránh: Tổ chức trò chơi phù hợp với lứa tuổi, với đơn vị kiến
thức bài học không quá tham dẫn đến sai lạc chủ đề. Thực hiện các trò chơi từ dễ
đến khó, không nên thực hiện ngược điều đó.
5


- Phạt là cách nhắc nhở đồng thời động viên người chơi cố gắng hơn nên hình
phạt nhẹ nhàng, tế nhị . . . tránh trở thành nhục hình, làm đối tượng chê bai của
bạn chơi.
- Lúc chơi, mọi người đều bình đẳng. Không thiên vị theo giới tính hoặc cố tình
bắt phạt một ai.
- Tránh tổ chức những trò chơi khi mình không đủ hoặc không vững kiến thức về
nội dung trò chơi đó.
1 2.3. Quy trình một trò chơi sinh hoạt tập thể
Bước l.: Ổn định
Tạo sự tập trung, chú ý.
Bước 2: Giới thiệu trò chơi
Có thể lồng vào các câu chuyện hoặc ý nghĩa của trò chơi.
Bước 3: Hướng dẫn cách chơi - Luật chơi
Linh động hướng dẫn làm sao cho dễ hiểu.
Bước 4: Chơi thử
Rất quan trọng nhưng không quá lạm dụng hoặc sơ sài.
Bước 5: Chơi thật sự linh hoạt, khéo léo, không quá nguyên tắc cứng nhắc làm
mất không khí sinh hoạt, không bắt ép, động viên sự tham gia của tất cả học

sinh.
Bước 6: Kết thúc đúng lúc.
Tạo sự luyến tiếc cho lần chơi sau, đừng gây sự nhàm chán, ngán chơi.
Bước 7: Thực hiện hình phạt:
Nhẹ nhàng, thoải mái, dễ thực hiện, tránh sự thô bạo hay kéo dài thời gian phạt.
Bước 8: Tổ chức rút kinh nghiệm.
Đánh giá ưu khuyết điểm của trò chơi, về luật lệ hay cách chơi để rút ra kinh
nghiệm cho bản thân và mọi người.
l:2.4. Khi nào người giáo viên trở thành người quản trò?
6


Là một giáo viên hẳn bạn rất khó chịu khi mỗi lần nhìn xuống lớp thấy
học sinh của mình uể oải không tập trung vào bài giảng của mình. Có thể từ
nguyên nhân khách quan như khí hậu, thời tiết theo mùa cũng có thể do chủ quan
như do bài giảng không sinh động, giáo viên giảng không hay, học sinh
chán học thích nói chuyện. . . hay đơn giản chỉ là cơn đói đang đến. Vì vậy một
số trò chơi tiếng Anh sẽ bổ trợ cho công việc giảng dạy ngoại ngữ của bạn đồng
thời sẽ dễ dàng gây hứng thú học tập trở lại hơn ở học sinh mà không cần phải sử
dụng đến những "Bài ca muôn thuở" hoặc những hình phạt đe dọa. Người giáo
viên sẽ khéo léo thực hiện chúng vào đầu buổi học hoặc vào thời gian cuối buổi
học để tạo sự hứng khởi cho việc học tập.
Việc đạt hiệu quả giáo dục "Học mà chơi - Chơi mà học" bảo đảm an toàn, đoàn
kết, vui vẻ thật sự cho người tham gia nhiều khi còn khó hơn kể một câu chuyện
hấp dẫn hoặc lên lớp giảng bài. Vì thế người giáo viên muốn đạt được hiệu quả
cao nhất phải có tấm lòng nhiệt tình, có sự hiểu biết về tâm sinh lý từng lứa tuổi,
phải không ngừng học tập, rèn luyện và trau dồi kinh nghiệm sử dụng trò chơi
làm công cụ giáo dục trong sự nghiệp "Trăm năm trồng người" cho đất nước.
Như vậy, chúng ta biết rằng các phương thức để hỗ trợ cho bài học tiếng Anh
không những là qua chơi bài hát, kể chuyện, đóng kịch, đi cắm trại . . . mà còn

qua các trò chơi, vui nhộn nhằm khuyến khích việc sử dụng tiếng Anh một cách
sáng tạo thiết thực. Sử dụng được càng nhiều tiếng Anh, học hỏi thêm càng nhiều
tiếng Anh càng tốt cho việc giao tiếp trong cuộc sống đời thường và trong xã hội
hiện đại ngày nay.
Sau đây là nội dung một số trò chơi dành cho các em học sinh tiểu học mà tôi tự
soạn và áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình.
2 . BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
TRÒ CHƠI 1 : - "UP - DOWN - RIGHT - LEFT"
* Mục đích giải trí : Rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt
7


* Mục đích giáo dục : Luyện khả năng nghe về trạng từ chỉ nơi chốn
* Số lượng người tham gia: Cả lớp
* Địa điểm: Trong lớp.
* Thời gian : 3 - 5 phút
* Cách chơi: Tương tự trò "SIMON SAYS"
Giáo viên phổ biến trò chơi gồm 4 động tác: Chỉ tay lên trời (UP), chỉ tay
xuống đất (DOWN), chỉ tay sang phải (RIGHT), sang trái (LEFT) và yêu cầu
học sinh làm theo lời hướng dẫn mà không làm theo hướng tay chỉ của giáo viên.
Lần đầu giáo viên vừa làm đúng như vậy vừa hề để tạo cho học sinh làm quen
với định hướng và từ vựng.
Sau đó giáo viên bắt đầu hô một đường nhưng chỉ một nẻo. Ví dụ như hô
"Right" nhưng tay lại chỉ lên trời. Học sinh vừa hô “Right" theo vừa nhìn giáo
viên nhưng không làm theo hướng lên trời mà phải chỉ tay qua bên phải. Nếu học
sinh nào không hô hoặc tay chỉ khác hướng phải thì bị bắt phạt.
Lưu ý :
- Hô bất kỳ chứ không theo thứ tự “Up - Down - Right - Left" tránh cho học sinh
làm theo một cách thụ động, nhàm chán.
- Bắt phạt những học sinh không nhìn vào quản trò, nhìn đi chỗ khác, nhắm tịt

mắt, đưa sai hướng, đưa rụt tay nhiều lần, không hô theo.
- Hình thức phạt: Mỗi người bị phạt phải nhái giọng một con vật bất kỳ, không
lặp lại.
TRÒ CHƠI 2: "ODD OR EVEN"
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt
* Mục đích giáo dục: luyện khả năng nghe về chữ số chẵn lẽ
* Số lượng người tham gia: Cả lớp
* Địa điểm: Trong lớp.
* Thời gian: 3 - 5 phút
8


* Cách chơi:
Giáo viên sẽ đọc to chữ số bằng tiếng Anh từ một đến mười và yêu cầu học sinh
đưa 2 tay lên cao. Nếu số chẵn thì vỗ 2 tay còn số lẽ thì giữ nguyên. Lần đầu
giáo viên vừa hô vừa vỗ tay đúng để tạo cho học sinh làm quen với cách vỗ tay
đúng và nghe được chữ số.
Sau đó giáo viên bắt đầu hô chầm chậm rồi nhanh dần. Những số chẵn: Two,
Four, Six, Eight sẽ vỗ tay còn không thì không vỗ. Nếu học sinh nào làm sai sẽ
bị bắt phạt. Linh động chuyển chữ số lẽ thì vỗ tay, chữ số chẵn thì không vỗ giúp
cho học sinh tránh sự nhàm chán.
Lưu ý :
- Bắt phạt những học sinh làm chậm, vỗ nhỏ, đưa rụt tay nhiều lần.
- Hình thức phạt: Mỗi người bị phạt phải cười một giọng cười, không cười lặp lại
TRÒ CHƠI 3: "REPEAT AFTER ME"
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự ghi nhớ, phản xạ tốt, rèn tính tự tin.
* Mục đích giáo dục: luyện khả năng nhớ các số Tiếng Anh
* Số lượng người tham gia: 02 người/ đợt.
* Địa điểm: Trong lớp
* Thời gian: 4 - 6 phút

* Cách chơi:
Chia lớp ra thành 8 đội, mỗi đội cử ra một người có khả năng Anh văn cũngnhư
khả năng nhớ tốt. 8 bạn đại diện 8 đội sẽ bốc thăm chia cặp thi đấu trựctiếp Mỗi
đợt thi đấu 2 người loại 1 để cuối cùng chọn ra bạn đại diện xuất sắc.
Giáo viên xếp 2 bạn thành hàng ngang rồi hướng dẫn cách chơi. Hai bạn sẽ bị bịt
mắt quay về phía khán giả. Giáo viên sẽ sử dụng bảng đen để biểu hiện số.
Bước 1: Ghi 1 chữ số bất kỳ lên bảng, đọc cho cả lớp nghe rồi yêu cầu bạn đội A
lặp lại trước, bạn đội B lặp lại sau. Nếu cả 2 đều lặp lại được thì tiếp tục bước
sau.
9


VD: Ghi số " 1 " rồi đọc "One" và yêu cầu 2 bạn A đến B tuần tự đọc lại.
Bước 2: Ghi 2 chữ số lên bảng bao gồm chữ số đã đọc đầu tiên và số tiếp theo
bất kỳ, đọc cho cả lớp nghe rồi yêu cầu bạn đội B lặp lại trước, bạn đội A lặp lại
sau. Nếu cả 2 đều lặp lại được thì tiếp tục bước sau.
VD : Tiếp tục ghi số " 1 ,7" rồi đọc "One - Seven" và yêu cầu 2 bạn B đến A tuần
tự đọc lại.
Bước 3 : Ghi 3 chữ số lên bảng bao gồm 2 chữ số đã đọc trước đó và số tiếp theo
bất kỳ, đọc cho cả lớp nghe rồi yêu cầu bạn đội A lặp lại trước, bạn đội B lặp lại
sau. Nếu cả 2 đều lặp lại được thì tiếp tục bước sau. Nếu một trong hai bạn
không lặp lại được thì người thắng sẽ được vào vòng trong. Trường hợp cả 2
người đều không lặp lại được thì giáo viên đọc lại một lần nữa cho cả hai nhớ và
đọc lại.
VD: Tiếp tục ghi số "l,7,3" rồi đọc “One - Se ven – Three” và yêu cầu 2 bạn
A đến B tuần tự đọc lại.
Tiếp tục ghi 4 số và tiếp tục nhiều hơn cho đến khi nào chọn được người thắng
cuộc.
Lưu ý:
- Động viên những bạn thua cuộc bằng một tràng pháo tay của cả lớp. Đề nghị

các bạn ngồi dưới giữ yên lặng để các thí sinh tập trung, những ai nhắc nhở hoặc
làm mất tập trung của các thí sinh sẽ xử thua đội của thành viên đó.
- Luân phiên yêu cầu bạn đội A hoặc đội B đọc trước để tránh một đội luôn
phải đọc trước còn đội kia thì được đọc sau.
- Nhắc nhở các thí sinh tự tin, không nghe kết quả đọc của đối phương mà tin
vào kết quả nhớ của bản thân.
- Các thí sinh phải đọc to, rõ ràng, mạch lạc, ấp úng quá 1 0 giây sẽ bị xử thua.
Thưởng cho người thắng cuộc một phần thưởng có giá trị và những tràng
pháo tay giòn tan.
10


TRÒ CHƠI 4: "THE GOD SAID. . ."
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy
* Mục đích giáo dục: luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh
* Số lượng người tham gia: Cả lớp
* Địa điểm: Trong lớp
* Thời gian : 4 - 6 phút
* Cách chơi :
Giáo viên giải thích về từ ngữ "The God said. . ." nghĩa là "Thượng đế bảo rằng.
. ." điều đó có nghĩa là buộc mọi người phải làm theo, ai không làm theo sẽ bị
quyền lực tối cao của Thượng Đế trừng phạt.
Giáo viên hướng dẫn mọi hoạt động của học sinh qua việc yêu cầu học sinh làm
theo lời hướng dẫn bằng Tiếng Anh kèm với hành động của mình. Tuy nhiên
những yêu cầu được bắt đầu bằng chữ "The God said. . ." thì học sinh mới thực
hiện còn không có chữ đó thì không làm theo lời yêu cầu. Nếu ai không làm theo
yêu cầu khi có lệnh của "The God said. . ." hoặc không có lệnh đó mà vẫn cứ làm
thì bị phạt.
Ví dụ: Giáo viên hô "The God said. . . “Raise your hands!" thì mọi người cùng
đưa tay lên. Giáo viên vừa tiếp tục hô "The God said . . . Clap your hands ? " vừa

vỗ tay thì mọi người cùng hô tay theo. Giáo viên đánh lừa bằng cách hô "Clap
your hands!" và cũng vỗ tay theo. Nếu ai vỗ tay theo cùng là bị bắt phạt bởiyêu
cầu này không có câu "The God said. . .". Cứ như vậy tiếp tục cho đến khi bắt
được đủ số lượng người bị phạt.
Lưu ý :
- Mới bắt đầu chơi nên cho chơi thử, đọc hành động chậm rồi đến nhanh dần.
Vừa đọc vừa làm theo để mọi người có thể dễ hiểu ý nghĩa Tiếng Anh của câu
lệnh đó là gì.

11


- Hô to, rõ, chọn các hành động phải có cách đọc dứt khoát như "Stand up", “Sit
down", “Touch your desk", "Close your book" . . .
- Bắt phạt những học sinh làm theo yêu cầu chậm, không dứt khoát.
- Nên sử dụng những mẹo lừa như "Say hello to the teacher", "Open your
mouths" mà không sử dụng kèm câu "The God said. . ." để dụ khị bắt phạt những
người chơi manh động.
- Hình thức phạt: Những người phạt phải hát một bài đồng ca Tiếng Anh. Ai
không hát sẽ có hình thức phạt tiếp như: Hôn tường, nhảy cóc ...
TRÒ CHƠI 5: "ONE TWO DAD. . . !"
* Mục đích giải trí: rèn luyện khả nang nhanh nhẹn.
* Mục đích giáo dục : luyện kỹ năng nghe về chữ số Tiếng Anh
* Số lượng người tham gia: Cả lớp.
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 3 - 5 phút
* Cách chơi:
Giáo viên giải thích về cách chơi đếm số từ một đến mười bằng tiếng Anh. Tuy
nhiên số ba (3) thay vì được đọc là "Three" sẽ được thay thế bằng "Dad", số năm
(5) thay vì được đọc là "Five" sẽ được thay thế bằng "Sleep" còn số chín (9) thay

vì được đọc là "Nine" sẽ được thay thế bằng "Day".
Giáo viên hướng dẫn mọi người đọc qua một lần cho nhuần nhuyễn “One - Two
- Dad - Four - Sleep - Six - Se ven - Eight - Day - Tên rồi bắt đầu tiến hành chơi.
Cách đếm sẽ từ trái qua phải và đi theo hình chữ U nằm ngang cho đến cuối lớp.
Để tăng sự hấp dẫn, giáo viên nên chỉ vào một bạn bất kỳ và đọc một số bất kỳ
để bạn bên cạnh đọc con số tiếp theo. Bạn nào đọc nhầm lẫn hoặc chậm chạp sẽ
bị phạt. Cứ như vậy tiếp tục cho đến khi bắt được đủ số lượng người bị phạt.

12


Lưu ý : - Lượt đầu đọc chậm sau đó rồi tăng dần lên để tạo không khí sôi động.
Đọc đến khoảng 20 nên trở lại từ đầu ở một vị trí bất kỳ để tránh cho học sinh
chuẩn bị tinh thần học thuộc số.
- Những người chơi đọc nhầm, đọc sai, đọc khi chưa đến lượt đều bị phạt.
TRÒ CHƠI 6: "READY TO COMPLETE "
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy, dứt khoát.
* Mục đích giáo dục: luyện kỹ năng viết từ vựng Tiếng Anh, suy đoán.
Số lượng người tham gia: 02 người/đợt.
* Địa điểm: Trong lớp.
* Thời gian: 7 - 10 phút
* Cách chơi:
Chia lớp ra thành 8 đội, mỗi đội cử ra một người có nhanh nhạy cũng như khả
năng viết tốt. 8 bạn đại diện 8 đội sẽ bốc thăm chia cặp thi đấu trực tiếp. Mỗi đợt
thi đấu 2 người loại 1 để cuối cùng chọn ra bạn đại diện xuất sắc nhất. Giáo viên
xếp 2 bạn quay mặt lên bảng. Mỗi người mỗi viên phấn để viết chữ lên bảng.
Giáo viên viết chữ đầu tiên lên bảng. Công việc của bạn đại diện đội A là viết
thêm một chữ tiếp theo liền sau, tiếp tục bạn đội B viết đằng sau chữ của đội A.
Tiếp tục thay phiên nhau cho đến khi nào một trong hai bạn kết thúc được chữ đó
có nghĩa Tiếng Anh.

Nếu bạn A kết thúc chữ đó có nghĩa mà bạn B chấp nhận thì bạn A thắng cuộc
ngược lại khi bạn A không kết thúc được có thể yêu cầu bạn B kết thúc. Nếu bạn
B kết thúc được là thắng còn không thì bạn A thắng.
Ví dụ: Giáo viên ghi chữ đầu tiên : "C"
A sẽ ghi tiếp "O" đằng sau chữ "C" thành "CO" (lúc này A định đưa B vào việc
viết hoàn thành chữ "COMPLETE" chẳng hạn.
B sẽ ghi tiếp "M" đằng sau chữ "CO" thành "COM" (lúc này B định đưa A vào
việc viết hoàn thành chữ "COMPUTER" chẳng hạn.
13


Tiếp tục chơi 3 ván như vậy, ai thắng trước 2 ván là thắng cuộc. Sau khi loại trực
tiếp sẽ chọn được 2 người chơi vào vòng chung kết. Ở vòng này sẽ thi đấu 5 ván,
ai thắng 3 ván trước là người dành vòng nguyệt quế.
Lưu ý:
Đề nghị các bạn ngồi dưới giữ yên lặng để các thí sinh tập trung, những ai nhắc
nhở hoặc làm mất tập trung của các thí sinh sã xử thua đội của thành viên đó.
- Mỗi thí sinh chỉ được suy nghĩ không quá 10 giây cho 1 chữ, quá thời gian đó
sẽ bị xử thua.
- Nhắc nhở các thí sinh tự tin, viết không được tẩy xoá bất cứ lần nào vì "Bút
sa gà chết".
Giáo viên là người ra chữ cái đầu tiên và đưa ra quyết định cuối cùng để
phân xử.
3 . KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Vào đầu năm học 20 1 0- 20 1 1 tôi được phân công dạy môn tiếng Anh cho khối
5 gồm 90 học sinh. Sau khi vào chương trình dạy hết 3 tuần, tôi nhận thấy tình
hình học sinh tôi có phần gặp nhiều khó khăn như tôi đã trình bày ở trên. Và tôi
đã tiến hành một đợt điều tra nhỏ để thống kê sở thích của học
sinh đối với các môn học thì có kết quả như sau:
Subjects (các môn)

Vietnamese

Like (thích)
62 học sinh

Dislike (không thích)
28 học sinh

Math

58 học sinh

32 học sinh

English

48 học sinh

42 học sinh

Music

85 học sinh

5 học sinh

Science

76 học sinh


14 học sinh

Arts

81 học sinh

9 học sinh

14


Qua việc áp dụng các trò chơi tự soạn có lồng vào nội dung bài học trong quá
trình giảng dạy tiếng Anh của trường TH Đông Ninh năm học này, tôi nhận thấy
có sự chuyển biến rõ rệt về thái độ học tập của học sinh trong các tiết học tiếng
Anh.
Gần đây, tôi đã thống kê lại sở thích của các em đối với riêng bộ môn Tiếng Anh
và đã nhận được kết quả khả quan hơn. Đến nay hầu hết các em đều phấn khởi
ham thích học môn tiếng Anh, từ chỉ có 48 em thích học tiếng Anh nay tăng lên
tới 75 em và điều đó đã làm giảm được số lượng 42 em không thích học tiếng
Anh xuống chỉ còn lại 15 em. Đáng mừng hơn là các em hoàn toàn khắc phục
được những khó khăn trong việc học tiếng Anh và từ đó các em tích cực hơn
trong các hoạt động tham gia vào bài học. Học sinhhăng hái, hứng thú, sôi nổi
hơn trong học tập, bài chuẩn bị ở nhà chu đáo hơn. Vì thế, két quả theo dõi chất
lượng môn học Tiếng Anh của học sinh vào cuối năm cũng được nâng cao rõ rệt.
THỐNG KÊ KẾT QUẢ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH

KHỐI 5, NĂM HỌC 2010 – 2011
Tháng Giỏi
9
10

10
11
11
11
12
12
HKI 12
1
12
2
14
3
14

%
11,1
12,2
12,2
13,3
13,3
13,3
15,6
15,6

Khá
25
25
27
31
31

36
35
36

%
27,8
27,8
30,0
34,4
34,4
40,0
38,9
40,0

TB
43
42
42
40
40
38
38
37

%
47,8
46,7
46,7
44,4
44,4

42,2
42,2
41,1

Yếu
8
9
7
5
5
4
3
3

%
8,9
10,0
7,8
5,6
5,6
4,4
3,3
3,3

Kém
4
3
3
2
2

0
0
0

%
4,4
3,3
3,3
2,2
2,2
0,0
0,0
0,0

15


C. KẾT LUẬN
1 KẾT LUẬN CHUNG
Bằng nhiều cố gắng và nỗ lực, với tấm lòng nhiệt huyết dành cho nghề, tôi
luôn phấn đấu và tìm ra cách dạy mới để lôi cuốn học sinh ngày một thêm yêu bộ
môn Tiếng Anh, học tốt môn Tiếng Anh. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ
nhoi mà tôi đã thực hiện và đạt được kết quả khả quan trong thời gian giảng dạy
vừa qua. Tuy kết quả chưa được như mong muốn nhưng cũng phần nào giúp cho
học các học sinh của tôi ngày càng yêu thích và gần gũi với môn học. Tôi xin
chân thành trình bày và rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô cùng các
bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn nhằm bổ sung vào
phương pháp giảng dạy các giờ học tiếng Anh đạt chất lượng cao hơn.
2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Để các tiết học môn Tiếng Anh đạt kết quả tốt hơn, các cấp lãnh đạo cần

quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất, đầu từ thêm trang thiết bị cho việc dạy và
học.
Mỗi SKKN là một sự đúc kết, sự trải nghiệm trong quá trình dạy học
của mỗi giáo viên. Đó cũng là bài học kinh nghiệm mà giáo viên muốn chia sẻ
với đồng nghiệp của mình. Vì vậy, đối với những SKKN được Hội đồng thẩm
định của ngành xếp loại nên được in ra thành tài liệu để tham khảo và vận dụng
trong công tác giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đông Ninh, ngày 25 tháng 3 năm 2011
Người thực hiện

Phạm Văn Tú

16



×