Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn tin học thpt sử DỤNG các ví dụ THỰC tế để PHÂN TÍCH yêu cầu lập TRANG TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.22 KB, 16 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình tin học hoá trên nhiều lĩnh
vực hoạt động của xã hội loài người và đem lại nhiều hiệu quả to lớn.
Sự phát triển mạnh mẽ như “vũ bão” của tin học đã làm cho xã hội có
nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia trên thế
giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho
lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo
nguồn nhân lực có chất lượng cao. Người Việt Nam có nhiều tố chất thích hợp
với ngành khoa học này, vì thế chúng ta hi vọng có thể sớm hoà nhập với khu
vực và trên thế giới.
Trong quá trình giảng dạy nghề Tin học phổ thông 11 tại Trung Tâm
KTTH-HN , khi dạy Bài 25 “BỐ TRÍ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH”, nội
dung của bài này là hướng dẫn cho học sinh biết cách phân tích yêu cầu lập
trang tính và lập được trang tính dựa trên các kết quả phân tích, nhưng nếu chỉ
dạy học theo phương pháp thuyết trình thì quá trừu tượng và khó hình dung
được làm thế nào để lập được một trang tính khoa học? Tôi muốn đưa ra các ví
dụ thực tế để mô tả một cách trực quan cho học sinh thấy được sự cần thiết và
cách lập trang tính khoa học.
Từ lí do trên, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm “SỬ DỤNG CÁC
VÍ DỤ THỰC TẾ ĐỂ PHÂN TÍCH YÊU CẦU LẬP TRANG TÍNH”. Thông
qua đề tài này tôi muốn góp thêm một cách giảng dạy để giúp học sinh yêu
thích môn học nghề phổ thông hơn đặc biệt là nghề Tin học văn phòng.

GV. Chu Thị Hồng Hạnh

Trang 1


2. Mục đích của đề tài


- Đề tài giúp học sinh hiểu được mục đích và tầm quan trọng của việc
phân tích yêu cầu lập trang tính. Từ đó các em có thể học được cách tự bố trí
trang tính sao cho các dữ liệu cần tính toán dễ dàng kiểm tra được từ dữ liệu
nhập và các dữ liệu cho trước, các kết quả cần theo dõi phải tách biệt thấy
ngay.
- Đề tài còn giúp bồi dưỡng năng lực phát hiện, tìm tòi các câu hỏi và trả
lời trước khi lập trang tính. Thông qua đề tài này, học sinh có kỹ năng thành
thạo hơn trong việc lập được trang tính dựa trên các kết quả phân tích.
- Thông qua nghiên cứu đề tài này tôi muốn trao đổi kinh nghiệm dạy
bài “Bố trí dữ liệu trên trang tính” của mình với đồng nghiệp để giúp cho việc
dạy học đạt kết quả cao hơn.
3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
Viết sáng kiến kinh nghiệm thường xuyên liên tục cũng là nhiệm vụ chính
trị của mỗi giáo viên, nhưng cần phải lựa chọn phương pháp nghiên cứu đúng
đắn và phù hợp với nhà trường trung học phổ thông. Sáng kiến kinh nghiệm
đang trình bày của tôi dựa theo các luận cứ khoa học hướng đối tượng, cụ thể:
thuyết trình, quan sát, điều tra cơ bản, phân tích kết quả thực nghiệm sư
phạm,v.v… phù hợp với bài học và môn học thuộc lĩnh vực phần mềm máy
tính.

II. PHẦN NỘI DUNG

GV. Chu Thị Hồng Hạnh

Trang 2


1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1.1. Cơ sở lý luận
Trong xu thế phát triển ngày càng cao của xã hội, thì xã hội cũng ngày

càng đổi mới nhiều để tiến kịp với sự phát triển đó. Với mục tiêu đào tạo học
sinh trở thành những con người phát triển toàn diện về đạo đức và trí tuệ, thẩm
mĩ, các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng
tạo. Vì vậy trong dạy học cần phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng bộ môn, bồi dưỡng cho học sinh
phương tự học, khả năng hợp tác rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tế, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Do đó, để giúp học sinh có phương pháp tự học tốt và chủ động sáng tạo
trong việc tiếp thu kiến thức thì ngoài việc giúp học sinh nắm vững lý thuyết
còn phải giúp học sinh vận dụng linh hoạt những phần lý thuyết đã học để giải
quyết các bài toán thực tế.
Với môn nghề Tin học văn phòng nói riêng việc hình thành cho học sinh
kỹ năng nghề nghiệp, cách phát hiện đường lối tự giải quyết vấn đề là việc làm
vô cùng quan trọng và cần thiết bởi điều đó sẽ làm cho học sinh vững vàng và
tự tin hơn khi vào đời.
Học sinh khi học bài 25 “BỐ TRÍ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH” và
quan sát các ví dụ, hình minh hoạ trong sách giáo khoa tin học văn phòng trang
175, 176, 177, 178. Các em dễ lầm tưởng đây là bài học dạy về cách trình bày
định dạng trang tính tương tự như bài 23,24, mà không biết rằng đây là một
kiến thức hoàn toàn mới giúp học sinh biết cách trình bày trang tính khoa học.
1.2. Những giải pháp

GV. Chu Thị Hồng Hạnh

Trang 3


Để giúp học sinh nắm vững kiến thức, biết đặt và trả lời câu hỏi phân
tích các yêu cầu lập trang tính và lập được trang tính dựa trên các kết quả phân
tích một cách khoa học nhất. Sau nhiều năm dạy nghề ở Trung Tâm KTTH-HN

tôi đã rút ra được kinh nghiệm dạy phần này như sau:
1.2.1. Đối với việc dạy lý thuyết
Khi vào bài tôi sẽ cho học sinh nêu lệnh để thực hiện định dạng dữ liệu
và kể tên cách khả năng định dạng dữ liệu của Microsoft Excel mà các em đã
được học trong bài 23, 24. Từ đó giới thiệu bài 25, sẽ là khác hẳn với hai bài
trên ở chỗ không phải là dạy cách định dạng dữ liệu, mà dạy cách bố trí các dữ
liệu trên trang tính sao cho khoa học nhất.
Để bố trí được dữ liệu trên trang tính một cách khoa học nhất, thì học
sinh phải biết phân tích yêu cầu lập trang tính. Tôi sẽ đưa ra một số ví dụ thực
tế sau:
Bài toán 1: Một đại lí bán phần mềm chia các phần mềm (PM) làm ba
loại: Hệ điều hành , PM hệ thống và PM cơ sở dữ liệu (PM CSDL). Đại lí
được hưởng hoa hồng bằng 5,8% doanh số bán được của từng loại PM được
cho trong bảng sau (số liệu minh hoạ, đơn vị $).
Loại PM

Giá đơn vị

Hệ điều hành

1500

PM hệ thống

3000

PM CSDL

6000


Lập trang tính để theo dõi doanh số (Tổng số tiền bán hàng) và tiền hoa
hồng của đại lí.

GV. Chu Thị Hồng Hạnh

Trang 4


Với bài toán này tôi sẽ đưa ra một số câu hỏi để học sinh thảo luận như
sau:
Hoạt động của thầy
- Mục đích lập trang tính là gì?

Hoạt động của trò
- Để lưu số liệu và tính toán trên các số
liệu đó

- Những dữ liệu nào cần nhập vào
trang tính để tính toán?

- Giá bán, số lượng và tỷ lệ hoa hồng.

GV phân tích: Giá bán và tỷ lệ hoa
hồng là những dữ liệu gần như cố
định, còn dữ liệu số lượng thường
xuyên được cập nhật mới.
- Những dữ liệu nào cần tính toán?

- Doanh số và hoa hồng.


GV: Để tính doanh số cần phải tính
tiền bán được từng loại PM.
- Nêu những công thức cần sử dụng Tền bán từng loại PM = giá bán x số lượng;
để tính toán?

Doanh số = Tổng giá trị tiền bán các PM;
Hoa hồng = Doanh số x 5,8%;

Từ chỗ học sinh trả lời được các câu hỏi dựa trên những gợi ý của giáo
viên. Có nghĩa các em đã bắt đầu làm quen với việc phân tích dữ liệu trước khi
lập trang tính. Khi đó giáo viên đưa ra câu hỏi: Đối với bài toán 1, cần bố trí
dữ liệu thế nào để có thể tính toán nhanh và dễ dàng nhập dữ liệu mới? Đa số
học sinh đều trả lời được, cần bố trí những dữ liệu liên quan đến từng phần
mềm trong một hàng và các phần mềm trong các hàng kế tiếp nhau. Giáo viên
bổ sung thêm nên bố trí các số liệu cần theo dõi (doanh số và hoa hồng) tách
biệt để dễ thấy.
GV. Chu Thị Hồng Hạnh

Trang 5


Khi học sinh đã trả lời được các câu hỏi gợi ý, giáo viên chiếu lên một
dạng trang tính được bố trí phù hợp để học sinh tham khảo.

Học sinh tự lập công thức để tính thành tiền; doanh số; hoa hồng. Yêu
cầu một số học sinh nhập các số lượng khác nhau và theo dõi tiền doanh số,
hoa hồng tự thay đổi phù hợp với số lượng.
Bài toán 2: Phát triển lên từ bài toán 1, ngoài các yêu cầu giống như bài
toán 1, đại lí bán phần mềm còn được thưởng một số điểm tuỳ theo loại phần
mền bán được. Với mỗi phần mềm bán được, điểm thưởng được cho trong

bảng sau:
Loại PM
Hệ điều hành
PM ứng dụng
PM CSDL

Điểm thưởng
1
2
4

Với mỗi điểm thưởng, đại lí được nhận số tiền thưởng là 50$. Hãy điều
chỉnh trang tính theo dõi doanh số, tiền hoa hồng va tiền thưởng, tổng doanh
thu của đại lí.

GV. Chu Thị Hồng Hạnh

Trang 6


Yêu cầu lập trang tính đã được mở rộng hơn, vì thế cần phải bổ sung
thêm vào các kết luận phân tích ở bài tập 1.

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

- Mục đích lập trang tính của bài tập 2 - Ngoài việc cần tính doanh số và hoa
khác bài tập 1 ở điểm nào?


hồng, còn cần tính tiền thưởng và tổng
doanh thu.

- Bài toán 2 có thêm những dữ liệu gì? - Tiền thưởng cho mỗi điểm, số điểm
thưởng cho mỗi loại phần mềm.
- Nêu các công thức cần sử dụng để - HS trả lời các công thức sử dụng để
tính toán?

tính: Doanh số; Tiền bán từng loại
phần mềm; Tiền hoa hồng; Điểm
thưởng cho từng loại phần mềm; Tổng
số điểm đạt được; Tiền thưởng; Tổng
doanh thu.

- Đối với bài toán này cần bố trí dữ - Có thể bố trí dữ liệu như bài toán 1
liệu như thế nào?
GV: Chiếu trang tính của bài toán 2 theo cách bố trí dữ liệu như bài toán 1.
Yêu cầu học sinh lên nhập công thức và trang trí bảng tính.

GV. Chu Thị Hồng Hạnh

Trang 7


Sau khi học sinh nhập xong công thức để tính toán, giáo viên gợi ý để
học sinh thấy được cách bố trí trang tính như trên có thể thấy trang tính chứa
nhiều dữ liệu không thường xuyên thay đổi, chẳng hạn Giá bán và điểm
thưởng trong các cột C và D. Điều này sẽ làm người xem phân tán sự tập trung
vào những dữ liệu chính khác. Như vậy nên tách các dữ liệu này ra một bảng
riêng. Tương tự cũng gợi ý để học sinh nhận thấy nhóm dữ liệu tổng kết ở cuối

bảng nên đưa ra bảng riêng để dễ theo dõi.
Với những phân tích trên, học sinh sẽ lập ngay được trang tính với ba
bảng riêng biệt: bảng thứ nhất dùng để nhập số liệu bán và hiển thị thành tiền;
bảng thứ hai chứa các dữ liệu không thường xuyên thay đổi (điểm thưởng và
giá bán); bảng thứ ba sẽ hiển thị các số liệu cần tổng kết (doanh số, hoa hồng,
tiền thưởng và tổng thu nhập) như sau:

GV. Chu Thị Hồng Hạnh

Trang 8


Giáo viên đặt câu hỏi: Nêu công thức tính Hoa hồng và tiền thưởng?
Học sinh sẽ trả lời Hoa hồng tính bằng cách nhân trực tiếp doanh số với tỉ lệ
5,8%, Tiền thưởng cũng được tính trực tiếp nhân tổng số điểm với 50$. Như
vậy khi tỉ lệ hoa hồng và tiền thưởng có thay đổi, ta lại phải sửa lại công thức
để tính toán. Tốt hơn, nên lưu các dữ liệu này trên trang tính để thuân tiện cho
việc thay đổi dữ liệu.
Với những phân tích ở trên, học sinh dễ dàng tự trình bày lại được trang
tính và nhập công thức để tính toán gồm bốn bảng như sau:

1.2.1. Đối với việc dạy thực hành
Bước 1: Giáo viên quán triệt mục tiêu, yêu cầu bài thực hành:
- H/s biết đặt và trả lời các câu hỏi phân tích trước khi lập trang tính;
- Lập được trang tính dựa trên các kết quả phân tích.
Bước 2: Giáo viên tổng kết lại phần lý thuyết đã học dựa trên các câu hỏi sau:
1) Hãy nêu mục đích và ý nghĩa của việc phân tích yêu cầu xây dựng
trang tính?
GV. Chu Thị Hồng Hạnh


Trang 9


2) Hãy liệt kê các câu hỏi cần trả lời khi phân tích yêu cầu lập trang
tinh?
3) Có cần ghi lại những kết quả phân tích yêu cầu không? Nếu có, nên
ghi lại ở đâu?
Học sinh trả lời từng câu hỏi, từ đó đưa ra tiến trình thực hiện khi lập
một trang tính:
Việc thứ nhất: Phân tích các yêu cầu về mục đích lập trang tính, dữ liệu đã
biết, số liệu cần tính, công thức cần sử dụng.
Việc thứ hai: Xác định cách trình bày dữ liệu: Theo cột, theo hàng, số bảng…
Việc thứ ba: Lập bảng tính theo kết quả đã phân tích, thử tính đúng đắn của
các công thức, chỉnh sửa nếu cần.
Bước 3: Giáo viên giao một số bài toán ứng dụng thực tế để học sinh phân
tích.
Bài toán 1: Lập trang tính các công ti tham gia xuất khẩu trong lĩnh vực
công nghệ thông tin. Dữ liệu các công ty bao gồm: Tên công ti, nhóm hàng
xuất khẩu, giá trị xuất khẩu. Nhóm hàng xuất khẩu gồm: Máy tính có thuế suất
10%, dịch vụ 30% và phần mềm 0%. Tính thuế xuất khẩu, doanh thu do xuất
khẩu sau khi nộp thuế của từng công ti, tổng giá trị xuất khẩu, tổng số thuế
phải nộp, tổng doanh thu xuất khẩu của các công ti, giá trị xuất khẩu lớn nhất
và nhỏ nhất, lượng thuế nhiều nhất và ít nhất phải nộp, doanh thu xuất khẩu
lớn nhất và nhỏ nhất. Chú ý trình bày trang tính cho biết thuế suất của từng
loại hàng.
Bài toán 2: Lập một bảng tính về tình hình khách đến ở khách sạn trong
Quí 3/2010. Dữ liệu thống kê bao gồm: Họ tên khách, ngày đến, ngày đi của

GV. Chu Thị Hồng Hạnh


Trang 10


khách, mã phòng. Đơn giá các loại phòng và chi phí phục vụ tương ứng của
các loại phòng lần lượt là: Loại phòng A đơn giá 200.000 đồng, chi phí phục
vụ 10%; Loại phòng B đơn giá 150.000 đồng, chi phí phục vụ 8%; Loại phòng
C đơn giá 100.000 đồng, chi phí phục vụ 5%. Tính số ngày lưu lại ở khách sạn
của khách, tiền thuê phòng, chi phí phục vụ, tiền phải trả của từng khách hàng
(nếu ngày khách đi cũng là ngày khách đến thì tiền thuê phòng bằng đơn giá
phòng chia đôi).
Bước 4: Học sinh phân tích các yêu cầu lập trang tính; xác định cách trình bày
dữ liệu.
Bước 5:
- Chia lớp thành 10 nhóm về máy tính lập trang tính, tính toán và trình
bày trang tính.
- Giáo viên theo dõi từng nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm làm từng phần việc theo yêu cầu của giáo viên.
Sau khi phân tích trang tính của bài toán 1 và bài toán 2 có thể trình bày
như sau.

GV. Chu Thị Hồng Hạnh

Trang 11


Đối với bài toán 1:

Đối với bài toán 2:

GV. Chu Thị Hồng Hạnh


Trang 12


Bước 6: Giáo viên tổng kết thực hành, đánh giá cho điểm dựa trên các tiêu chí:
- Ghi lại được những kết quả phân tích làm cơ sở để lập trang tính.
- Nhập và trình bày dữ liệu theo các hàng, cột, bảng hợp lí và thuận
tiện cho việc điền nhanh công thức.
- Sử dụng đúng các công thức cần thiết

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

1. Kết quả đạt được.
Trong nhiều năm giảng dạy nghề Tin học văn phòng lớp 11 tại Trung
Tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Thanh Hoá, tôi thấy với cách dạy bằng
những ví dụ thực tế như trên tiết học rất nhẹ nhàng, học sinh tham gia học tập
sôi nổi. Từ những em rất trầm tính hay những em học còn kém hơn các bạn
đều thi đua giơ tay phát biểu ý kiến của mình khi giáo viên đặt câu hỏi. Tiết
học diễn ra hoàn toàn chủ động học sinh tự xây dựng và lĩnh hội tri thức mới.
Đặc biệt đến giờ thực hành các em hoàn toàn chủ động phân tích được yêu cầu
lập trang tính để trình bày trang tính một cách khoa học nhất.
Khảo sát kết quả qua tiết thực hành năm học 2010-2011 cho thấy:

GV. Chu Thị Hồng Hạnh

Trang 13


Điểm
STT


Lớp

Tổng
số HS

0  3,5

3,5  4.9

5  6.5

6.5 7.9

8  10

sl

%

sl

%

sl

%

sl


%

sl

%

1

11A2

23

0

0

0

0

0

0

14

60.87

9


39.13

2

11A12

24

0

0

0

0

1

4.17

12

50.00

11

45.83

3


11A6a

25

0

0

0

0

4

16.00

9

36.00

12

48.00

4

11A6b

23


0

0

0

0

2

8.70

12

52.17

9

39.13

Qua kết quả khảo sát cho thấy số học sinh hiểu và làm được bài đạt điểm
khá, giỏi tăng lên rõ rệt. Không những thể hiện ở điểm bài làm của học sinh mà
còn thể hiện chất lượng trong mỗi giờ dạy của giáo viên các em sôi nổi hơn,
hào hứng hơn.
Qua việc thực hiện đề tài này tôi thiết nghĩ nếu mỗi giáo viên thật sự
trăn trở về chất lượng bài dạy của mình thì hãy không ngừng tìm tòi nghiên
cứu để tìm ra cho mình cách dạy tốt nhất nâng cao hiệu quả đào tạo của bản
thân và nhà trường.
2. Đề xuất kiến nghị.
- Trang bị những phương tiện dạy học hiện đại để giúp giáo viên truyền

tải kiến thức đến học sinh một cách tốt nhất.
- Thường xuyên tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi nghề các cấp để giáo
viên luôn trăn trở suy nghĩ về cách dạy đạt hiệu quả cao.
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về các môn học để giáo viên
được trao đổi kinh nghiệm và học hỏi đồng nghiệp.

GV. Chu Thị Hồng Hạnh

Trang 14


3. Kết luận.
Rèn kĩ năng phân tích yêu cầu trước khi lập trang tính là công việc quan
trọng của giáo viên dạy nghề Tin học, vì nó giúp học sinh thành thạo trong việc
lập và trình bày trang tính một cách khoa học, để sau này ứng dụng vào các
công việc liên quan đến công văn giầy tờ thực tế khi ra đời.
Qua đề tài này tôi đã đạt được những kết quả sau:
- Xác định được những kĩ năng cơ bản cho học sinh lập được trang tính
dựa trên các kết quả đã phân tích.
- Qua kết quả khảo sát cho tôi tin tưởng thêm về cách dạy của mình ở
phần này là có hiệu quả.
- Với kết quả như vậy đề tài đã đạt được mục đích đề ra.

Những vấn đề được trình bày ở trên tuy chưa toàn diện, chưa thực sâu
sắc song phần nào cũng có ích cho giáo viên, học sinh trong việc giảng dạy
phần bố trí dữ liệu trên trang tính. Trong đề tài này tôi đã chọn lọc hệ thống
các ví dụ thực tế từ dễ đến khó và tương đối đầy đủ các dạng trang tính phải
trình bày trong thực tế để học sinh tiếp cận với các trang tính trong công việc
sau này. Song việc phân dạng chỉ là tương đối, còn có những vấn đề chưa đề
cập đến, còn có những phần chưa hay, chưa sâu, nhưng quý hơn cả là tôi được

trao đổi kinh nghiệm của bản thân mình với các đồng nghiệp để tìm ra cách
dạy hiệu quả nhất. Với điều kiện bản thân còn hạn chế, không tránh khỏi
những thiếu sót mong được sự đóng góp bổ sung của các đồng nghiệp để đề tài
hoàn thiện hơn.
Thanh Hóa, tháng 4 năm 2011

GV. Chu Thị Hồng Hạnh

Trang 15


Người thực hiện

Chu Thị Hồng Hạnh

GV. Chu Thị Hồng Hạnh

Trang 16



×