Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

ĐÁNH GIÁ sự THAY đổi ĐƯỜNG HUYẾT và đáp ỨNG với điều TRỊ INSULIN TRONG và SAU PHẪU THUẬT ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI đái THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 129 trang )

B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI

NGUYN VN TIN

ĐáNH GIá Sự THAY ĐổI ĐƯờNG HUYếT
Và ĐáP ứNG VớI ĐIềU TRị INSULIN
TRONG
Và SAU PHẫU THUậT ở BệNH NHÂN
CAO TUổI
ĐáI THáO ĐƯờNG TYPE 2
Chuyờn ngnh : Gõy mờ hi sc
Mó s
: 60720121
LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. CễNG QUYT
THNG


HÀ NỘI - 2016LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng
biết ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Công Quyết Thắng người
Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi những kỹ năng
nghiên cứu cũng như những kiến thức cần thiết trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài. Thầy luôn tạo điều kiện
học tập và nghiên cứu tốt nhất cho tôi để có thể hoàn thành
tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Phòng tổ chức
cán bộ, Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Hữu Nghị, các


bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên Khoa Gây mê Hồi sức Bệnh
viện Hữu Nghị đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học
tập và rèn luyện.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu
nhà trường, Phòng đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Y Hà
Nội đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn
thành bản luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong hội đồng chấm
luận văn đã đã đóng góp nhiều ý kiến quí báu giúp tôi hoàn
thành bản luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình
và bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên và ủng hộ tôi trong
suốt thời gian học tập.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Nguyễn Văn Tiến


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Văn Tiến, học viên cao học khóa XXIII (2014 – 2016),
chuyên ngành Gây mê hồi sức, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1

Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Thầy PGS.TS. Công Quyết Thắng.


2

Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.

3

Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở
nơi nghiên cứu cho phép lấy số liệu.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2016
Người viết cam đoan

Nguyễn Văn Tiến


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASA

: Hội gây mê hồi sức Mỹ

BMI

: Chỉ số khối cơ thể

CS

: Cộng sự


ĐGĐ

: Điện giải đồ

ĐH

: Đường huyết

ĐHMM

: Đường huyết mao mạch

ĐTĐ

: Đái tháo đường

HATB

: Huyết áp trung bình

ICU

: Đơn vị hồi sức tích cực

NMCT

: Nhồi máu cơ tim

WHO


: Tổ chức Y tế thế giới

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC HÌNH


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống của
con người ngày càng được nâng cao, tuy nhiên sự mất cân
bằng giữa chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt đã làm
gia tăng các bệnh về rối loạn chuyển hóa, trong đó có bệnh
ĐTĐ. Nhiều nghiên cứu về bệnh ĐTĐ trên thế giới đã cho thấy
tỷ lệ mắc ĐTĐ gia tăng theo tuổi. Tại Hoa Kỳ năm 2010, có
khoảng 25,8 triệu người (8,3% dân số) mắc ĐTĐ, trong đó có
10,9 triệu người ở độ tuổi trên 65 (chiếm 26,9% số người cao
tuổi) cao gấp hai lần ở độ tuổi 45- 64 là 13,7% [1],[2]. Tại Việt
Nam, theo Trần Đức Thọ và cộng sự công bố năm 2002 tại Hà

Nội tỷ lệ ĐTĐ trên 15 tuổi là 4% trong đó tỷ lệ này ở người
trên 65 tuổi tăng lên 5,7% [3]. Bên cạnh đó, ở người cao tuổi
còn có yếu tố đa bệnh lý kèm theo tỷ lệ biến chứng ĐTĐ cũng
tăng cao do thời gian mắc bệnh lâu năm, chính vì vậy ĐTĐ ở
đối tượng người cao tuổi cần được quan tâm đúng mức.
Các tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ là HbA1c ≥ 6,5% hoặc ĐH
lúc đói ≥ 7,0 mmol/l hoặc ĐH ở thời điểm 2 giờ sau làm
nghiệm pháp tăng ĐH ≥ 11,1 mmol/l hoặc bệnh nhân có triệu
chứng cổ điển của tăng ĐH hay tăng ĐH trầm trọng kèm theo
xét nghiệm ĐH ngẫu nhiên ≥ 11,1 mmol/l. Trong các tiêu
chuẩn trên thì HbA1c vừa có giá trị để chẩn đoán vừa có giá
trị để theo dõi hiệu quả của kiểm soát ĐH [4]. Tăng ĐH khi
phẫu thuật, có thể dự đoán bằng đo nồng độ HbA1c [5], nồng
độ HbA1c cao liên quan đến tăng tỷ lệ nhiễm trùng vết
thương, tăng thời gian nằm viện và tử vong [6],[7],[8],[9],[10]
đa số các trường hợp bệnh nhân phải phẫu thuật có ĐTĐ
không được xét nghiệm HbA1c trong vòng 3 tháng [11].


10

Những chấn thương liên quan đến phẫu thuật làm tăng
sản xuất hormon stress, cường độ đáp ứng phụ thuộc vào loại
phẫu thuật. Sự gia tăng cortisol và catecholamine làm giảm
nhạy cảm insulin ở mô, tăng hoạt động giao cảm dẫn đến
giảm tiết insulin đồng thời tăng hormone tăng trưởng và
glucagon. Ở bệnh nhân ĐTĐ sản xuất insulin đã bị giảm, sự
chuyển hóa thay đổi trong quá trình phẫu thuật làm tăng quá
trình dị hóa, kích thích tổng hợp glucose, tăng phân giải
glycogen, protein, lipid dẫn đến tăng ĐH [12],[13],[14],[15].

Mặt khác, các thuốc sử dụng trong gây mê đều ảnh hưởng
đến ĐH, các thuốc mê bốc hơi gây tăng đường huyết, các
thuốc mê và thuốc giảm đau dùng đường tĩnh mạch ít ảnh
hưởng đến đường huyết (chủ yếu gây hạ đường huyết), gây tê
vùng (ngoài màng cứng) có xu hướng duy trì đường huyết ở
mức bình thường do ức chế sản xuất catecholamine như
noradrenalin và cortisol [16],[17].
Tăng đường huyết do bệnh ĐTĐ gây nhiều bất lợi cho
bệnh lý nguyên nhân. Các tác dụng có hại có thể kể ra và
được chứng minh như gây ra các bất thường chức năng của
bạch cầu làm suy giảm chức năng miễn dịch, tăng nguy cơ
nhiễm khuẩn [18], chậm lành vết thương, tăng nguy cơ tử
vong, suy tim và sốc tim sau NMCT cấp [7],[8],[19]. Bên cạnh
đó, sự dao động của ĐH gây tử vong lớn hơn tăng ĐH ở ICU
[20]. Sự dao động ĐH dài hạn đã được biết đến là nguyên
nhân gây ra các biến chứng của ĐTĐ như bệnh thận, võng
mạc, bệnh thần kinh, rối loạn chuyển hóa. Vì vậy nên chú ý
dùng liệu pháp insulin để giảm mức dao động ĐH. Kiểm soát
nhanh và ổn định ĐH ở mức mong muốn là mục đích của các
phác đồ điều trị hiện nay. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu


11

nào về theo dõi ĐH trong và sau mổ ở bệnh nhân ĐTĐ type 2.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sự
thay đổi đường huyết và đáp ứng với điều trị insulin
trong và sau phẫu thuật ở bệnh nhân cao tuổi đái tháo
đường type 2” với mục tiêu sau:
1.


Khảo sát sự thay đổi đường huyết trong và sau phẫu
thuật ở các bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường type 2

2.

có HbA1c ≥ 6,5% và HbA1c < 6,5%.
So sánh lượng insulin tiêu thụ và các tác dụng không
mong muốn khi áp dụng phác đồ truyền insulin tĩnh
mạch trên hai nhóm bệnh nhân có HbA1c ≥ 6,5% với
HbA1c < 6,5%.


12

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Sơ lược về bệnh ĐTĐ, tiêu chuẩn chẩn đoán, phân
loại ĐTĐ
1.1.1. Định nghĩa, tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ [21]
ĐTĐ theo WHO: “Là hội chứng có đặc tính biểu hiện
bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất
hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong
bài tiết và hoạt động của insulin”.
Theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ: “Là một rối loạn mạn tính,
có những thuộc tính sau: Tăng glucose máu; kết hợp với
những bất thường về chuyển hóa carbohydrat, lipid và protid;
bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh về thận,
đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch khác”.

Theo từ điển Y học Dorlands: “Bệnh ĐTĐ là hội chứng
mạn tính về rối loạn chuyển hóa glucid, lipid và protid do
khiếm khuyết trong bài tiết insulin hoặc do các mô đích kháng
lại tác dụng của insulin, hoặc do cả hai”.
Việc xác định ĐTĐ được dựa trên các tiêu chí lâm sàng và
cận lâm sàng.
Về cận lâm sàng WHO đã có sự thay đổi qua các năm:
1965, 1979, 1980, 1985 và hiện nay đang áp dụng theo tiêu
chí được tuyên bố và áp dụng từ năm 1999 là:
- Có dấu hiệu lâm sàng: đái nhiều, uống nhiều, gầy
nhiều, ăn nhiều, mệt mỏi nhiều


13

- Cận lâm sàng: xét nghiệm hóa sinh là một trong 3 tiêu
chí sau


Nồng độ glucose huyết tương ở thời điểm lúc đói là ≥



7,0 mmol/l (126 mg/dl).
Nồng độ glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ là ≥



11,1 mmol/l (200 mg/dl).
Nồng độ glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau

làm nghiệm pháp tăng đường máu sau uống 75 g
glucose là ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl).

Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo khuyến cáo Hiệp hội
ĐTĐ Hoa Kỳ 2016 [22]. Chẩn đoán dựa vào 1 trong 4 tiêu
chuẩn sau:
- HbA1c ≥ 6,5%.
Xét nghiệm nên được thực hiện tại phòng xét nghiệm sử
dụng phương pháp chuẩn.
Hoặc:
- Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dl (7,0 mmol/l).
Đường huyết đói được định nghĩa là ĐH khi đo ở thời
điểm nhịn đói ít nhất 8 giờ.
Hoặc:
- Đường huyết ở thời điểm 2 giờ sau làm nghiệm pháp
tăng đường huyết ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l).
Hoặc:
- Bệnh nhân có triệu chứng cổ điển của tăng ĐH hay tăng
ĐH trầm trọng kèm theo xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên
≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l).
* Một số khái niệm trung gian: [23]


14

- Rối loạn ĐH lúc đói: khi nồng độ đường huyết tương lúc
đói ≥ 110 mg/dl (6,1 mmol/l) song < 126 mg/dl (7 mmol/l).
- Rối loạn dung nạp glucose: khi nồng độ đường huyết
tương 2 giờ sau nghiệm pháp tăng ĐH bằng đường uống ≥
140 mg/dl (7,8 mmol/l) song < 200 mg/dl (11,1 mmol/l).

1.1.2. Bệnh ĐTĐ được chia thành các type lâm sàng
như sau [22]:
- ĐTĐ type 1 (do tế bào β bị phá hủy, thường dẫn đến
thiếu insulin tuyệt đối).
- ĐTĐ type 2 (thiếu hụt dần insulin trên cơ sở kháng
insulin).
- Các type đặc biệt khác của ĐTĐ (do các nguyên nhân
khác, như thiếu hụt bẩm sinh chức năng tế bào β, bệnh lý tụy
ngoại tiết, do thuốc hoặc hóa chất, …).
- ĐTĐ thai kỳ (được chẩn đoán khi đang mang thai).
1.1.3. Dịch tễ ĐTĐ
Ở Anh khoảng 1,6 triệu người bị ĐTĐ. Tại Hoa Kỳ, số
người bị ĐTĐ tăng từ 5,3% năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và
tiếp tục tăng rất nhanh. Người tuổi trên 65 bị ĐTĐ gấp hai lần
người tuổi 45- 55 [24].
Tại Việt Nam, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, thành
phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh ĐTĐ là 4%. Hiện trên
thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người ĐTĐ và số này tiếp
tục tăng lên. Ước tính đến năm 2025 số người bệnh ĐTĐ lên
tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng
lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát
triển (như Việt Nam) sẽ là 170% [25].


15

1.2. Xét nghiệm chẩn đoán phân biệt ĐTĐ type 1 và
ĐTĐ type 2
1.2.1. Định lượng insulin
Định lượng insulin có ý nghĩa lớn không những trong việc

chẩn đoán phân biệt ĐTĐ type 1 với ĐTĐ type 2 mà cả đối với
những người béo bệu và bệnh nhân có u tuyến tụy.
Ở người bình thường, khi đói nồng độ insulin huyết
tương khoảng 20- 30 µU/ml.
Người béo phì khi đói nồng độ insulin hoặc cao như
người béo bệu hoặc gần bình thường.
1.2.2. Định lượng peptid C trong máu
Peptid C là sản phẩm thoái hóa của proinsulin. Lượng
peptid C tỷ lệ thuận với insulin do tụy bài tiết. Ở những bệnh
nhân ĐTĐ điều trị bằng insulin, việc định lượng peptid C cho
biết lượng insulin trong máu là nội sinh hay ngoại sinh, cũng
có nghĩa là đánh giá hoạt động của tiểu đảo Langerhans.
Định lượng peptid C, cũng như insulin, có tác dụng phân
biệt giữa ĐTĐ type 1 và type 2. Định lượng peptid C thực hiện
lúc đói, sau bữa ăn chuẩn, hoặc sau kích thích bằng glucagon,
đều có giá trị đánh giá chức năng tế bào tụy nội tiết.
Nghiệm pháp glucagon: tiêm tĩnh mạch 1 mg glucagon
khi đói, sau 6 phút lấy máu định lượng peptid C, nếu peptid C
dưới 0,32 nmol/l, có thể chẩn đoán ĐTĐ type 1 với độ đặc
hiệu 90%, nếu nồng độ peptid C lớn hơn 1,1 nmol/l cho phép
chẩn đoán ĐTĐ type 2.
1.3. Các xét nghiệm quản lý, theo dõi ĐTĐ
1.3.1. Fructosamin trong huyết tương


16

Fructosamin là sản phẩm glycosyl hóa albumin bởi
glucose không cần enzyme. Vì thời gian bán hủy của albumin
là khoảng 20 ngày nên nồng độ fructosamin phản ánh nồng

độ glucose máu ở thời gian 2- 3 tuần trước đó.
Nồng độ fructosamin thường gặp ở người bình thường là
< 285 µmol/l, ở bệnh nhân ĐTĐ nồng độ fructosamin tăng
tương ứng với nồng độ glucose trong máu.
Nồng độ fructosamin trong máu có ý nghĩa:
- Đánh giá hồi cứu nồng độ glucose trong máu trong thời
gian trước khoảng 2- 3 tuần.
- Đánh giá kết quả tác dụng của thuốc điều trị ĐTĐ.
- So với xét nghiệm xác định tỷ lệ HbA1c thì fructosamin
thăm dò kết quả điều trị được sớm hơn.
1.3.2. Xác định tỷ lệ HbA1c
HbA1c được tạo thành do phản ứng glycosyl hóa Hb
không cần enzyme. Vì đời sống hồng cầu là 120 ngày nên thời
gian bán hủy của HbA1c là khoảng 60 ngày (2 tháng). Vì vậy,
tỷ lệ HbA1c phản ánh nồng độ glucose máu ở thời gian 2- 3
tháng trước đó. Ở người bình thường tỷ lệ HbA1c là khoảng 4 6%, ở bệnh nhân ĐTĐ tỷ lệ HbA1c tăng.
* Ý nghĩa của tỷ lệ HbA1c:
- Đánh giá nồng độ glucose trước đó 2- 3 tháng.
- Đánh giá tác dụng điều trị trong vòng 1- 2 tháng.
- Dự báo trước hậu quả thai sản.
- Dự báo trước nguy cơ biến chứng.
(Kết quả sẽ sai lệch nếu bệnh nhân có bệnh Hb bất
thường như HbE, HbF, HbS, HbC hoặc thiếu máu).


17

Tỷ lệ HbA1c phản ánh trị số ĐH dài hạn, thường được
dùng để theo dõi sự kiểm soát ĐH và hướng dẫn điều trị. Trị số
HbA1c có ý nghĩa với sự theo dõi biến chứng vi mạch, tính ổn

định của mẫu thử cùng với những ưu điểm khác đã khiến một
số tổ chức khuyên dùng xét nghiệm này để tầm soát và chẩn
đoán ĐTĐ (Diabetes care 2011).
Theo khuyến nghị của WHO (2011) thì tỷ lệ HbA1c ≥
6,5% là điểm ngưỡng để chẩn đoán ĐTĐ. Với điều kiện là xét
nghiệm phải được tiến hành trong điều kiện chuẩn hóa theo
quy định quốc tế [26].
Theo ADA (2010) đối với xét nghiệm HbA1c được tiến
hành trong điều kiện chuẩn thì HbA1c ≥ 6,5% (47 mmol/l)
được chẩn đoán là ĐTĐ, HbA1c trong khoảng 5,7% - 6,4% (39
- 46 mmol/l) được xem là tiền ĐTĐ (tăng nguy cơ phát triển
thành bệnh ĐTĐ trong tương lai) [27].
1.4. Các phương pháp sử dụng trong xét nghiệm định
lượng glucose và HbA1c
1.4.1. Các phương pháp sử dụng trong xét nghiệm
HbA1c
Hiện nay trên thế giới có hơn 30 phương pháp xét
nghiệm HbA1c. Dựa trên hai nguyên lý chính [28]:


Sự khác biệt về điện tích (Charge differences):
Ví dụ: Trao đổi ion sắc ký lỏng cao áp (Ion- exchange

chromatography)
Điện di (Electrophoresis)
 Sự khác biệt về cấu trúc (Structural differences)

dụ:
Ái
lực

Boronate
(Boronate
affinity
chromatography)


18

Miễn dịch (Immunoassay)
Bảng 1.1. Ba kỹ thuật được sử dụng phổ biến hiện nay
Phương
pháp

Nguyên lý

Ưu điểm

Nhược điểm

Ái
lực Dựa trên sự kết
Boronat hợp
của
e
Glycated
Hemoglobin với
hạt Bo (được
gắn trên cột
sắc ký) tại vị trí
cis- diols của

phân tử HbA1c

Chỉ các liên
kết
bền
(ketoamin)
của GHb mới
được hạt Bo
giữ lại

Ảnh hưởng bởi độ
mạnh của ion và
pH
của
chất
phản ứng

Trao đổi
ion sắc
ký lỏng
cao áp

HbA1c có điểm
đẳng điện thấp
hơn

di
chuyển nhanh
hơn so với các
chuỗi Hb khác


Có thể kiểm
tra các chuỗi
biến thể của
Hb
bằng
phương pháp
sắc ký

Ảnh hưởng bởi
các yếu tố nhiễu
như: bệnh nhân
mắc bệnh về
máu HbF, nồng
độ ure máu cao

Miễn
Các kháng thể
dịch độ kết
hợp
với
đục
chuỗi HbA1c tại
điểm

glucose kết hợp
với đầu N tận ở
chuỗi β

Không bị ảnh

hưởng
bởi
HbE,
HbD
hoặc nồng độ
ure máu cao

Ảnh hưởng bởi
các bệnh về máu
với sự biến đổi
của điểm kết hợp

chuỗi
aminoacid, trong
một vài trường
hợp bị ảnh hưởng
bởi HbF

Loại trừ được
các yếu tố
nhiễu gây ra
bởi sự bất
thường
của
hồng cầu như
HbE, HbF, …

1.4.2. Các phương pháp xét nghiệm glucose máu



19

Phương pháp xét nghiệm glucose máu được sử dụng phổ
biến hiện nay là phương pháp enzyme đo quang bao gồm:
phương pháp glucose oxidase (GOD) và Hexokinase.
1.4.2.1. Định lượng glucose máu bằng phương pháp
enzyme đo quang (GOD- PAP) [29]
Nguyên tắc: Định lượng glucose máu sau khi oxy hóa
glucose bởi enzyme glucose oxidase. Chất màu để đo quang
là quininneimin, được tạo từ 4- aminoantipyrin và phenol tác
dụng với hydrogen peroxide (H2O2) dưới tác dụng của
peroxidase (phản ứng Trinder).
Glucose + O2 Glucose oxidase (GOD) Glucoronic acid + H2O2
2H2O2 + 4- aminoantipyrin + phenol

Peroxidase(POD)

Quinoneimin +

4H2O2

Đo mật độ quang học ở bước song 546 nm, so với mẫu
glucose chuẩn
1.4.2.2. Định lượng glucose máu bằng phương pháp HK
(Hexokinase) [30]
Nguyên tắc: Định lượng glucose máu sau khi phosphoryl
hóa glucose bởi enzyme Hexokinase. Chất để đo quang là
NADPH, được tạo ra từ NADP+ dưới tác dụng của Glucose- 6phosphate dehydrogenase (G-6- PDH)
Glucose + ATP


HK

G-6- P + NADP+

G- 6- P + ADP

G- 6- PDH

Gluconate- 6-P + NADPH + H+

Đo NADPH ở bước sóng 340 nm
1.4.2.3. Phương pháp định lượng nồng độ ĐMMM dùng
hóa chất khô (dry chemistry glucose measurement)
[31],[32].


20

Trên lâm sàng có thể định lượng nhanh nồng độ ĐMMM
để theo dõi đáp ứng với điều trị và điều chỉnh liều thuốc cho
bệnh nhân tăng ĐH.
Máy móc và thiết bị:


Thiết bị kim châm đầu ngón tay.



Các que giấy thử được tẩm chất phản ứng có
enzyme glucose oxidase.




Máy đọc kết quả tự động hoạt động theo nguyên
lý đo quang (photometric detection technology)

hay điện hóa (electrochemical detection).

Nguyên lý kỹ thuật.
Giấy thử tẩm thuốc thử dạng hóa chất khô để đo nồng
độ ĐMMM đều dùng phản ứng glucose oxidase. Các que giấy
thử được tẩm phức hợp các hóa chất khô gồm glucoseoxidase- peroxidase chất sinh màu.
Định lượng nhanh nồng độ glucose trên mẫu máu mao
mạch lấy từ đầu ngón tay. Nặn máu để có được một giọt máu
đủ để phủ kín phần tẩm thuốc thử của giấy. Mặc dù sử dụng
máu toàn phần, song chỉ phần huyết tương thấm ngấm qua
lớp bề mặt của giấy thử và hoạt hóa các chất phản ứng và tạo
ra màu với cường độ tương quan với nồng độ glucose có trong
huyết tương [33]. Sau một thời gian phản ứng nhất định máy
sẽ đọc trực tiếp kết quả bằng đầu đọc tự động.
Bảng 1.2. Các nguyên nhân có thể làm sai lệch kết quả
ĐHMM [27]
Sai sót từ phía phân tích
Hematocrit thấp
Hematocrit cao

Sai sót từ phía người làm
Que thử không đủ kích thước
Que thử không phù hợp với


Sốc và mất nước

mã hoặc đã quá hạn sử dụng
Test không đủ chất lượng


21

Thiếu oxy
Tăng bilirubin, tăng mỡ

Bảo dưỡng máy thử kém
Kém về kỹ thuật lấy máu đầu

máu
Các mảnh thêm vào: Natri

ngón tay
Kém về kỹ thuật khi đưa giọt

Fluoride
Thuốc: quá liều

máu vào que thử
Sai hoặc quên không ghi kết

acetaminophen, acid

quả vào phiếu theo dõi của


ascorbic, dopamine,

bệnh nhân, hoặc ghi khi nồng

fluorescein, manitol,

độ ĐH nằm ngoài phạm vi của

salicylate.
máy
1.5. Yếu tố ảnh hưởng tới ĐTĐ ở người cao tuổi
Tại Việt Nam, ĐTĐ là vấn đề sức khỏe quan trọng đối với
người cao tuổi, có khoảng 20% người trên 65 tuổi bị mắc ĐTĐ,
con số này ngày càng gia tăng trong những thập kỷ tới.

Giảm tiết insulin dần
theo tuổi

Kháng insulin liên

Yếu tố gen

quan đến tuổi

ĐTĐ ở người cao tuổi

Mắc bệnh kèm theo,
sử dụng nhiều loại

Béo phì


thuốc

Giảm vận động thể
lực

Sơ đồ 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới ĐTĐ ở người cao
tuổi


22

1.5.1. Ảnh hưởng của tuổi tới ĐTĐ
Yếu tố tuổi (đặc biệt từ 60 tuổi trở lên) được xếp vị trí
hàng đầu trong các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ type 2. Khi
cơ thể già đi, chức năng của tụy nội tiết cũng bị suy giảm theo
nên khả năng tiết insulin giảm, điều này làm cho nồng độ ĐH
có xu hướng tăng, đồng thời giảm sự nhạy cảm của tế bào đích
với các kích thích của insulin. Khi tế bào tụy không còn khả
năng tiết insulin đủ với nhu cầu cần thiết của cơ thể, ĐH khi
đói tăng gây ĐTĐ thực sự [34].
Nhiều nghiên cứu về dịch tễ học ĐTĐ của WHO cho thấy
tần suất mắc bệnh ĐTĐ tăng theo tuổi. Tại Mỹ tỷ lệ những
người được chẩn đoán và chưa được chẩn đoán ĐTĐ ở độ tuổi
trên 65 là 26,9% cao gấp hai lần người trong độ tuổi 45- 64
(13,7%) và cao gấp 8 lần so với tỷ lệ bị bệnh của người trong
độ tuổi 20- 44 (3,7%). Trong khi đó Việt Nam đang đứng trước
thách thức về già hóa dân số với tỷ lệ người cao tuổi (2007) là
9,45%, dự báo tỷ lệ người cao tuổi có thể lên đến 16,8% vào
năm 2029 [35].

Ở người cao tuổi, các triệu chứng kinh điển của ĐTĐ
thường không xuất hiện hoặc nếu có mặt, các triệu chứng
thường không điển hình. Do đó, bệnh nhân thường được chẩn
đoán khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc nhập viện vì biến
chứng của nó hay một bệnh khác [36].
1.5.2. Ảnh hưởng từ gen
Tuy gen tác động gây bệnh chưa được xác định chính
xác nhưng qua nghiên cứu trên các cặp sinh đôi ta đã có một


23

số bằng chứng cho thấy yếu tố di truyền có ảnh hưởng tới
bệnh ĐTĐ [37]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thịnh và
Đoàn Duy Hậu, người có tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ có
nguy cơ mắc bệnh cao gấp 19,5 lần so với những người không
có tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ [38].
1.5.3. Ảnh hưởng từ béo phì và giảm vận động
Béo phì là vấn đề phổ biến và đang phát triển ở người
cao tuổi, nó liên quan chặt chẽ với các rối loạn về trao đổi
chất, ĐTĐ, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, rối loạn nhận thức.
Béo phì được đánh giá dựa trên BMI (chỉ số khối cơ thể). Tuy
nhiên ở người cao tuổi, BMI có thể không tăng so với định
nghĩa béo phì làm cho số liệu không phù hợp trong việc giải
thích [36].
Béo phì có liên quan chặt chẽ tới hiện tượng kháng
insulin do thiếu hụt sau thụ thể dẫn tới sự thiếu hụt insulin
tương đối do giảm số lượng thụ thể ở các mô ngoại vi (chủ
yếu là mô cơ, mô mỡ). Do tính kháng insulin và sự giảm tiết
insulin dẫn tới giảm tính thấm của màng tế bào với glucose ở

tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình phosphoryl hóa và oxy hóa
glucose gây chậm quá trình chuyển hóa carbohydrate thành
mỡ, giảm tổng hợp glycogen ở gan, tăng tân tạo đường mới
và bệnh ĐTĐ xuất hiện [31]. BMI > 25 có nguy cơ bị bệnh
ĐTĐ type 2 cao hơn 3,74 lần so với người bình thường [39].
Sự thay đổi lối sống như ít hoạt động thể lực, chế độ ăn,
béo phì làm gia tăng các bệnh chuyển hóa và ĐTĐ trong
nhóm tuổi này [40]. Phối hợp hoạt động thể lực thường xuyên


24

và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp giảm 58% tỷ lệ mới mắc
ĐTĐ type 2. Ngoài ra một số các nghiên cứu dịch tễ khác đã
chỉ ra rằng người có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, ít
carbohydrate phức tạp và nhiều loại đường đơn là yếu tố nguy
cơ để ĐTĐ phát triển [37]. Ở người cao tuổi mắc ĐTĐ có sự
tăng sản xuất gốc tự do, thiếu hụt magie, kẽm, các yếu tố vi
lượng hay vitamin nếu bổ sung các chất chống oxy hóa
(vitamin C, E) và các chất còn thiếu thì sẽ cải thiện được một
phần hoạt động của insulin và quá trình chuyển hóa.
1.5.4. Ảnh hưởng của bệnh mắc kèm và sử dụng thuốc
với ĐTĐ
Bệnh nhân cao tuổi bị bệnh ĐTĐ có tỷ lệ tử vong cao
gấp đôi so với người không bị ĐTĐ và là yếu tố nguy cơ quan
trọng nhất liên quan đến suy giảm chức năng ở người cao
tuổi. Ở người cao tuổi mắc ĐTĐ, ngoài các biến chứng do
ĐTĐ, họ cũng có thể phải chịu các ảnh hưởng xấu khác như
trầm cảm, suy giảm nhận thức, teo cơ ở người cao tuổi, ngã
và gãy xương [41]. Những yếu tố làm tăng nguy cơ biến

chứng mạch máu lớn là tuổi, thời gian mắc bệnh, tăng huyết
áp, tình trạng tăng đường máu, và đặc biệt là các rối loạn lipid
máu.
Người cao tuổi thường mắc các bệnh kèm theo (như tăng
huyết áp, loãng xương, đau khớp,…) nên phải sử dụng nhiều
loại thuốc, ngoài ra người cao tuổi còn hay lạm dụng thuốc
(để chữa các chứng bệnh khác nhau: đau đầu, kém ngủ),


25

trong đó có thể có những loại thuốc kích hoạt các bất thường
tiềm tàng về chuyển hóa glucose thành ĐTĐ thật sự [37].
Quá trình viêm với sự tăng nồng độ cytokine như yếu tố
hoại tử mô (TNF- alpha) và protein C phản ứng (CRP) làm tăng
nguy cơ ĐTĐ ở người cao tuổi. Nồng độ hormome giới tính có
liên quan tới sự phát triển của bệnh ĐTĐ người cao tuổi, đặc
biệt tăng nồng độ testosterone ở nữ và giảm ở nam làm tăng
tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ [37].
1.5.5. Ảnh hưởng của tâm lý tới ĐTĐ
Vấn đề tâm lý của những người cao tuổi cũng là một yếu
tố ảnh hưởng tới bệnh ĐTĐ, người cao tuổi thường sợ phiền tới
người xung quanh, tính cam chịu, khả năng diễn đạt hạn chế,
thất thường trong tâm lý … làm chậm quá trình phát hiện và
điều trị bệnh.
1.6. Mối liên quan giữa tình trạng tăng ĐH và tiên
lượng của bệnh nhân
Cơ chế của những tác động có hại của tình trạng tăng
ĐH lên các tế bào và hệ thống các cơ quan đã được nghiên
cứu rộng rãi trong phòng thí nghiệm cũng như trên động vật.

Các tác động chính được nhắc tới bao gồm: hệ miễn dịch,
chất trung gian của quá trình viêm, các đáp ứng của mạch
máu và đáp ứng của tế bào não.
1.6.1. Tăng ĐH và chức năng miễn dịch
Mối liên quan giữa tình trạng tăng ĐH và nhiễm khuẩn
đã được biết tới từ lâu [33],[42]. Về cơ chế, ảnh hưởng đầu
tiên là sự rối loạn của quá trình thực bào. Các chức năng của


×