Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

HIỆU QUẢ sử DỤNG sản PHẨM VIBOZYME TRÊN TRẺ 12 36 THÁNG TUỔI BIẾNG ăn SAU KHI sử DỤNG KHÁNG SINH tại HUYỆN yên PHONG, bắc NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
======

VƯƠNG THỊ HỒ NGỌC

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG SẢN PHẨM
VIBOZYME TRÊN TRẺ 12-36 THÁNG TUỔI
BIẾNG ĂN SAU KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH
TẠI HUYỆN YÊN PHONG, BẮC NINH
Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 60720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. TRƯƠNG TUYẾT MAI
2. TS.BS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội;
Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng; Phòng Đào tạo sau đại học;
Quý Thầy Cô trong các Bộ môn toàn trường đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình tôi học tập, rèn luyện và tu dưỡng tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Viện Dinh dưỡng; Bộ môn
dinh dưỡng và An toàn thực phẩm trường Đại học Y Hà Nội; đã giúp đỡ và tạo


mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm
ơn tới PGS.TS Trương Tuyết Mai và TS.BS Nguyễn Thị Hương Lan, người đã
trực tiếp hướng dẫn tận tình và chỉ dạy cho tôi trong suốt quá trình tôi học
tập và làm việc cũng như quá trình tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn của tôi, những người đã giúp đỡ, động
viên, chia sẻ cùng tôi những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, các
bạn đã cho tôi những khoảnh khắc vui vẻ, khó quên trong thời gian chúng ta
cùng học, cùng giao lưu với nhau.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cha mẹ, anh chị em, những
người thân trong gia đình tôi. Họ luôn cố gắng để tôi có điều kiện được học
tập tốt nhất và chính họ là người đã luôn ở bên cạnh để động viên, cổ vũ cho
tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Hà Nội, Ngày 22 tháng 5

năm 2016

Học viên thực hiện

Vương Thị Hồ Ngọc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: VƯƠNG THỊ HỒ NGỌC, học viên cao học khóa 23 Trường Đại học
Y Hà Nội, chuyên ngành Y tế Công cộng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của cô hướng dẫn: PGS.TS Trương Tuyết Mai và TS.BS Nguyễn Thị
Hương Lan.
2. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu hoàn toàn chính xác trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nghiên

cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2016
Người viết cam đoan ký và ghi rõ họ tên

Vương Thị Hồ Ngọc


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BMI
CED
CNSS
CT
Hb
KS
NKHH:
RDI

Chỉ số khối cơ thể (Body mass index)
Thiếu năng lượng trường diễn (chronic energy deficiency)
Cân nặng sơ sinh
Can thiệp
Hemoglobine
Kháng sinh
Nhiễm khuẩn hô hấp
Nhu cầu khuyến nghị khẩu phần ăn hàng ngày

RLTH:
SDD
T0

T14
TP
VCDD
WHO

(Recommendation of Daily Intake)
Rối loạn tiêu hóa
Suy dinh dưỡng
Ban đầu
Sau 14 ngày
Thành phố
Vi chất dinh dưỡng
Tổ chức Y tế thế giới (world health organization)


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Biếng ăn và hậu quả đến suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng.3
1.1.1. Định nghĩa biếng ăn..........................................................................3
1.1.2. Phân loại nguyên nhân biếng ăn.......................................................3
1.1.3. Hậu quả biếng ăn..............................................................................5
1.2. Giải pháp phòng và điều trị biếng ăn sau dùng kháng sinh...................6
1.2.1. Nguyên tắc........................................................................................7
1.2.2. Tư vấn dinh dưỡng...........................................................................8
1.2.3. Sử dụng enzyme tiêu hóa.................................................................9
1.2.4. Sử dụng probiotics..........................................................................13
1.2.5. Kẽm, Lysine, vitamin B1.................................................................17
1.3. Tính cần thiết của nghiên cứu...............................................................21

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............23
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................23
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................23
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................23
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................23
2.3. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................24
2.4. Cỡ mẫu, chọn mẫu................................................................................24
2.4.1. Cỡ mẫu...........................................................................................24
2.4.2. Chọn mẫu.......................................................................................25
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu.................................................................26
2.6. Phương pháp tiến hành........................................................................27


2.7. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin................................................30
2.8. Phương pháp xử lý số liệu và khống chế sai số.....................................31
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.........................................................33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................35
3.1. Đặc điểm hộ gia đình và đặc điểm của trẻ trước can thiệp..................35
3.2. Hiệu quả của sản phẩm đến các chỉ số nhân trắc, Zscore....................37
3.3. Hiệu quả lên tình trạng biếng ăn của trẻ..............................................40
3.4. Hiệu quả lên khẩu phần ăn của trẻ.......................................................44
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................48
4.1. Hiệu quả cải thiện biếng ăn và cải thiện cân nặng...............................48
4.2. Hiệu quả cải thiện khẩu phần ăn của trẻ..............................................55
4.3. Về hạn chế nghiên cứu..........................................................................58
KẾT LUẬN....................................................................................................60
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.................................................26
Bảng 3.1. Đặc điểm hộ gia đình của 2 nhóm tại thời điểm ban đầu khi
tham gia nghiên cứu.....................................................................35
Bảng 3.2. Một số đặc điểm của trẻ ở 2 nhóm trước can thiệp...................36
Bảng 3.3. Số đối tượng tham gia và bỏ cuộc...............................................37
Bảng 3.4. Hiệu quả can thiệp lên các chỉ số cân nặng, chiều cao..............37
Bảng 3.5. Hiệu quả can thiệp lên các chỉ số Zscore....................................38
Bảng 3.6. Hiệu quả cải thiện về tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số cân
nặng theo tuổi...............................................................................39
Bảng 3.7. Ảnh hưởng can thiệp đến thời gian ăn trung bình /bữa (phút)
của trẻ............................................................................................40
Bảng 3.8. Ảnh hưởng can thiệp đến dấu hiệu biếng ăn.............................41
Bảng 3.9. Sự thay đổi về các dấu hiệu biếng ăn..........................................42
Bảng 3.10. Sự thay đổi về chỉ số biếng ăn của trẻ.......................................43
Bảng 3.11. Hiệu quả can thiệp lên khẩu phần ăn của trẻ tại các thời điểm
can thiệp........................................................................................44
Bảng 3.12. Chênh lệch giá trị dinh dưỡng khẩu phần trước và sau can thiệp.46


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Biếng ăn là một triệu chứng rất hay gặp ở mọi lứa tuổi, đối tượng, với
nhiều nguyên nhân khác nhau, như yếu tố tâm lý, bệnh tật kèm theo, môi
trường và xã hội. Theo nghiên cứu của Carrruth (1998) và Wright (2007), cho
thấy có tới 20-50% trẻ ở độ tuổi 6-36 tháng có xuất hiện dấu hiệu biếng ăn
[1],[2].
Biếng ăn làm cho trẻ chậm tăng cân, chậm tăng cao nếu không được can

thiệp kịp thời trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng (SDD). Biếng ăn sẽ dẫn đến nhiều hậu
quả bất lợi cho sự phát triển của trẻ như kém hấp thu các chất dinh dưỡng tại
đường tiêu hóa, chậm phát triển về chiều cao, cân nặng, nguy cơ SDD thể nhẹ
cân, thể thấp còi cao hơn từ 2,5-3 lần, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn
hơn so với trẻ bình thường [3],[4].
Kháng sinh giúp kìm hãm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh khi trẻ mắc các
bệnh nhiễm khuẩn nhưng kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà
diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Vì vậy, đối với trẻ hay mắc bệnh nhiễm khuẩn
phải dùng thường xuyên dùng kháng sinh, hệ vi sinh đường tiêu hoá ở trẻ bị
rối loạn trầm trọng, kèm theo đó là tình trạng thiếu hụt nhiều dưỡng chất do
vừa bị tiêu hao quá nhiều trong quá trình bội nhiễm, vừa không được hấp thu
do rối loạn tiêu hoá dai dẳng.
Trong số các yếu tố liên quan với biếng ăn, việc sử dụng kháng sinh
không hợp lý, gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, biếng ăn ở trẻ
ngày càng được quan tâm chú ý. Nghiên cứu của McFarland et al. 1998, của
Barbut et al 2002 cho thấy có đến 30% có rối loạn vi khuẩn chí đường ruột,
xuất hiện tiêu chảy sau sử dụng kháng sinh…[5],[23]. Trẻ SDD, rối loạn tiêu
hóa, thường kéo theo suy giảm chức năng sản xuất và bài tiết các enzyme tại
hệ tiêu hóa, mất các chất dinh dưỡng, có rối loạn vi khuẩn chí đường ruột. Bởi


2

vậy ở những trẻ này thường có những dấu hiệu phân sống, còn cặn tinh bột,
cặn mỡ, sợi cơ… chưa được tiêu hóa hết [6],[7].
Trẻ thường gầy yếu, sút cân, chậm lớn sau mỗi đợt ốm vì khi đó nhu
cầu dinh dưỡng của cơ thể tăng, cộng với việc trẻ biếng ăn dẫn đến thiếu hụt
dinh dưỡng và mất cân bằng dưỡng chất trong cơ thể khiến trẻ luôn mệt mỏi,
dễ tái ốm. Các nghiên cứu khoa học cho thấy một số chất dinh dưỡng như
kẽm, lysine, vitamin B1 và probiotic đã góp phần cải thiện tình trạng biếng ăn

của trẻ. Sản phẩm Vibozyme là sản phẩm dinh dưỡng có chứa kẽm, lysine, vi
khuẩn có lợi, enzyme tiêu hóa….được nghiên cứu công thức và đánh giá chất
lượng, cảm quan. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả cải
thiện biếng ăn của sản phẩm Vibozyme. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Hiệu quả sử dụng sản phẩm Vibozyme trên trẻ 12-36
tháng tuổi biếng ăn sau sử dụng kháng sinh tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh” với mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng, biếng ăn bằng
sản phẩm Vibozyme trên trẻ 12-36 tháng tuổi biếng ăn sau khi sử
dụng kháng sinh tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
2. Đánh giá hiệu quả cải thiện khẩu phần ăn bằng sản phẩm Vibozyme
trên trẻ 12-36 tháng tuổi biếng ăn sau khi sử dụng kháng sinh tại
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Biếng ăn và hậu quả đến suy dinh dưỡng và thiếu vi
chất dinh dưỡng.
1.1.1. Định nghĩa biếng ăn: Cho đến nay chưa có định nghĩa thống nhất về
“Biếng ăn” những khái niệm sau thường được các tác giả sử dụng [1],[2],
[10],[11],[12],[13].
- Biếng ăn là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ, khiến
trẻ không nhận đủ lượng thức ăn theo nhu cầu.
- Khi ăn không đủ lượng yêu cầu của lứa tuổi, thời gian ăn kéo quá dài
trên 30 phút.
- Thường kén chọn thức ăn, ăn chậm và không hứng thú với ăn
- Từ chối ăn trong vòng 1 tháng, không tăng trưởng

- Chế độ ăn uống nghèo nàn so với nhu cầu khuyến nghị
1.1.2. Phân loại nguyên nhân biếng ăn.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 5% trẻ sinh ra đã lười bú,
nhưng đến khi 2-3 tuổi, có đến 30-40% trẻ biếng ăn. Điều này chứng tỏ nguyên
nhân phần nhiều do môi trường sống của trẻ gây ra. Theo kết quả nghiên cứu
năm 2008 trên 902 phụ huynh tại Tp. Hồ Chí Minh và 665 phụ huynh tại Hà Nội
cho thấy tỷ lệ biếng ăn ở trẻ dưới 8 tuổi là 27%. Trong đó, nhóm trẻ từ 1-6 tuổi
có tỷ lệ biếng ăn cao nhất với 38%. Điều quan trọng là có trên 40% những trẻ
biếng ăn này, có dấu hiệu biếng ăn ngay từ khi dưới 3 tuổi [14].
Có 6 nhóm nguyên nhân chính sau đây, tùy theo các nhóm nguyên nhân
mà các chuyên gia Dinh dưỡng, Nhi khoa có có những biện pháp điều trị phù
hợp.


4

a) Tình trạng nhiễm khuẩn:
Khi cơ thể bị viêm nhiễm một cơ quan, bộ phận nào đó, hay gặp là tai
mũi họng, trẻ sẽ bị đau, mệt mỏi, khó chịu, ức chế cơ quan tiêu hóa, giảm bài
tiết các enzyme tiêu hóa, dẫn đến mất cảm giác ngon miệng, dẫn đến tình
trạng biếng ăn. Khi bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, trẻ có cảm giác đầy bụng,
đau bụng, buồn nôn và cũng biếng ăn.
b) Đau viêm loét tại miệng, lưỡi, họng:
Những viêm loét tại chỗ ngay tại vùng miệng, do nhiễm khuẩn, virus,
hoặc đau răng, viêm amidan… làm cho trẻ bị đau khi ăn là nguyên nhân làm
trẻ biếng ăn.
Một số trẻ bị bệnh bẩm sinh, sút môi, hở hàm ếch, khó nuốt, khó
nhai…. cũng là nguyên nhân gây biếng ăn.
c) Thiếu các enzyme tiêu hóa, khi cơ thể bị SDD, thiếu vi chất dinh dưỡng.
Khi bị các bệnh này, các chuyển hóa của cơ thể bị rối loạn, các tuyến

bài tiết tại cơ quan tiêu hóa giảm chức năng, các nhung mao kém phát triển,
dẫn đến các enzyme tiêu hóa không được tổng hợp và bài tiết đầy đủ để tiêu
hóa thức ăn… cũng dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.
d) Do tâm lý căng thẳng của bữa ăn, o ép của bố mẹ, hoặc mẹ ở trong tình
trang biếng ăn
Khi trẻ ăn chậm, mải chơi hoặc không muốn ăn, bố mẹ thường có xu
hướng ép buộc trẻ ăn, tâm lý “nhồi nhét” thức ăn bằng mọi giá, điều đó dẫn
đến trẻ sợ ăn mỗi khi đến bữa.
Một số nghiên cứu cho thấy con của những người mẹ bị chứng biếng
ăn, cũng có nguy cơ cao bị chứng biếng ăn cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
những người mẹ bình thường, với OR= 2 cho trẻ trai, OR=2,4 cho trẻ gái
[15].
e) Cách chế biến chưa phù hợp
Cách chế biến không phù hợp với độ tuổi, khẩu vị của từng trẻ, không
đa dạng, đổi món, làm cho trẻ không hứng thú với chuyện ăn uống. Việc chế


5

biến cứ lặp lại mãi công thức cho cả khoai tây, xu hào, cà rốt, đậu xanh…
những thứ được coi là bổ, cho tất vào nồi cháo và xay nhỏ, không tạo được
mùi vị đặc trưng, thay đổi, làm cho trẻ không muốn ăn.
f) Thiếu hiểu biết của bố mẹ về nhu cầu dinh dưỡng và tăng trưởng của trẻ:
Đây cũng là nguyên nhân tạo nên biếng ăn và SDD ở trẻ. Có hai thái
cực có thể gặp, một mặt do thiếu quan tâm hiểu biết dẫn đến trẻ chậm tăng
trưởng từ lâu mà không phát hiện thấy, hoặc ngược lại trẻ đang phát triển
trong giới hạn bình thường mà vẫn tìm cách gò ép ăn cho nhiều hơn để to béo
như chúng bạn trong lớp.
1.1.3. Hậu quả biếng ăn
Hậu quả quan trọng của biếng ăn không chỉ là tình trạng SDD ngày

càng nặng mà còn ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của trẻ do bị la mắng, o ép
của bố mẹ. Trẻ biếng ăn thường hay kèm nôn trớ, táo bón, hay quấy khóc.
Biếng ăn, ăn ít, gây ra thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như
protein, lipid, các vitamin và chất khoáng, suy giảm miễn dịch... Thiếu các chất
này càng làm cho trẻ biếng ăn hơn, suy dinh dưỡng nặng hơn, dễ mắc các bệnh
nhiễm khuẩn và suy yếu hơn nếu không được điều trị kịp thời để cắt đứt vòng
xoắn bệnh lý [16], [17].

Hình 1.1. Vòng xoắn bệnh lý biếng ăn – suy dinh dưỡng


6

Nếu biếng ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng cũng như sự tăng
trưởng và phát triển của trẻ. Biếng ăn sẽ khiến trẻ chậm tăng cân, nếu không
can thiệp kịp thời trẻ sẽ bị SDD từ nhẹ đến nặng. Sức đề kháng ở trẻ SDD
giảm làm cho trẻ dễ mắc bệnh, khi đó trẻ càng biếng ăn hơn. Đó là vòng xoắn
bệnh lý, cần phải có biện pháp can thiệp để giúp trẻ duy trì hoạt động và phát
triển. Tình trạng SDD nặng và kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao
của trẻ. Trẻ có nguy cơ bị SDD thể còi cọc, với tầm vóc thấp bé và quá trình
phục hồi dinh dưỡng sẽ khó khăn và kéo dài hơn. Trẻ biếng ăn có thể gặp phải
nhiều hậu quả bất lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ về sau này như: thua
kém về tầm vóc, nguy cơ nhẹ cân nhiều hơn gấp 3 lần, chiều cao thấp hơn, dễ
mắc bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn (tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn
45%), khả năng học tập và tiếp thu cũng kém hơn [18].
Mặc dù kinh tế nước ta có những bước phát triển, dân trí cũng được
nâng cao, tuy nhiên tình trạng trẻ em ở các gia đình có mắc chứng biếng ăn
thì ngày càng tăng lên. Theo con số thống kê tại phòng khám tư vấn dinh
dưỡng cho trẻ em của Viện Dinh Dưỡng, thì tỷ lệ trẻ biếng ăn đến khám
chiếm tới 2/3 số bệnh nhân. Chính vì vậy, cần phải có các giải pháp phối hợp

để điều trị biếng ăn hay gặp hiện nay, bao gồm từ liệu pháp tâm lý, thay đổi
thực đơn, cho đến việc sử dụng sản phẩm bổ sung cải thiện tình trạng biếng
ăn do SDD và do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng…
1.2. Giải pháp phòng và điều trị biếng ăn sau dùng kháng sinh
Tiêu chảy liên quan tới sử dụng kháng sinh là một trong những nguyên
nhân quan trọng và phổ biến. Các kháng sinh thường được sử dụng cho bệnh
nhiễm khuẩn hô hấp, rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ, H. Pylori [6],[22].
Lạm dụng dùng kháng sinh hoặc dùng không đúng liều lượng, đã gây
rối loạn hệ vi khuẩn chí đường ruột, liên quan tới 30% tổng số các trường


7

hợp tiêu chảy trên lâm sàng. Mức độ tiến triển của bệnh có thể từ trung bình
đến nặng, đặc biệt trong các trường hợp nhiễm Clostridium difficile [5],[23].
Việc sử dụng các kháng sinh phổ rộng làm thay đổi số lượng các vi
khuẩn có ích có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và khả năng tiêu hoá thức
ăn. Thuốc kháng sinh gây ra tiêu chảy do kích thích trực tiếp lên ruột, thay đổi
số lượng vi khuẩn đường ruột hoặc cho phép vi khuẩn có hại phát triển, làm
tăng sức đề kháng của vi khuẩn và khó điều trị khi mắc bệnh lần sau. Việc
thay đổi số lượng và số loài vi khuẩn chí làm giảm khả năng lên men
carbohydrate, chuyển hóa các acid mật và gây nên RLTH và tiêu chảy.
Carbohydrate không được tiêu hoá sẽ hấp thu nhiều nước, làm lỏng phân hoặc
việc thiếu các acid béo mạch ngắn có thể gây tiêu chảy. Ngoài ra, việc giảm
số lượng các vi khuẩn có ích làm giảm khả năng khống chế sự phát triển của
các loài vi khuẩn có hại như Clostridium difficile và Salmonella kedougou.
Thành phần vi khuẩn chí đường ruột rất hay bị thay đổi ở những trẻ SDD có
dùng kháng sinh, sử dụng kháng sinh không đúng đã làm tăng thêm nguy cơ
bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, loạn khuẩn, biếng ăn và cuối cùng là SDD ngày
càng nặng thêm [5],[6],[22],[24].

1.2.1. Nguyên tắc
Quá trình điều trị đòi hỏi một sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc và
bố mẹ của trẻ, từ liệu pháp sử dụng kháng sinh đến việc điều trị bằng thay đổi
chế độ ăn cho phù hợp. Về mặt vĩ mô, nhà nước, ngành y tế, bảo hiểm phải có
chính sách, hướng dẫn phác đồ sử dụng kháng sinh phù hợp để tránh hiện
tượng kháng kháng sinh [5],[25],[26],[27]. Về chăm sóc dinh dưỡng, ăn uống
của trẻ cũng cần tinh tế và kiên trì, không nên tạo ra ngay một sự thay đổi quá
lớn với chế độ ăn hiện tại mà thay đổi dần dần cho đến khi lượng ăn đạt được
yêu cầu mong muốn. Liệu pháp tâm lý, thay đổi hành vi của bố mẹ, người
nuôi dưỡng với trẻ cũng cần được quan tâm chú ý [2],[19].


8

1.2.2. Tư vấn dinh dưỡng
a) Giải pháp tâm lý, thay đổi hành vi:
Biếng ăn dẫn đến tình trạng SDD ngày càng nặng, tâm lý của trẻ ngày
càng bị ảnh hưởng. Tại nhiều gia đình, biếng ăn của trẻ gây tâm lý căng thẳng
cho các thành viên trong gia đình, với bữa ăn của trẻ kéo dài 2-3 giờ làm cuộc
sống của người lớn trong gia đình trở nên bận rộn hơn, không có thời gian
nghỉ ngơi giải trí. Việc điều trị phải bắt đầu bằng việc tìm hiểu toàn bộ vấn đề
và giúp người nuôi giữa trẻ nhận biết được vấn đề của mình.
Hai điều khó khăn khi áp dụng các biện pháp thay đổi hành vi:
 Cha mẹ quá lo lắng về tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ nên hầu
như rất quan tâm đến thuốc và phương pháp điều trị, ít chú ý đến môi
trường ăn uống và tác động tới hành vi ăn uống, khó chấp nhận việc
trong thời gian tới trẻ có thể sẽ sụt cân một chút để có thái độ ăn uống
tốt.
 Cha mẹ cho con là bướng bỉnh, khó chịu, không thương mình nên cảm
thấy rất khó khen ngợi âu yếm, không thấy được những mặt tốt của trẻ.

Với biếng ăn bệnh lý:
Tránh tạo mối liên quan xấu giữa thức ăn với sự khó chịu liên quan đến
bệnh tật: thuốc, các thủ thuật, nôn, trào ngược... Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc
với thức ăn sớm nhất khi có thể.
Chú ý tư thế cho ăn, loại thức ăn, độ đậm đặc phù hợp... đối với trẻ có
rối loạn nhu động ruột đường tiêu hóa. Hỗ trợ thêm bằng thức ăn giàu dinh
dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng; Bổ sung thêm vitamin, chất
khoáng, các thực phẩm chức năng...


9

Những sai lầm thường gặp của các bà mẹ trong chế độ ăn của trẻ:
- Sử dụng các thực phẩm không phù hợp: thực phẩm nguyên hạt, khó
tiêu (như ngô…), thực phẩm nghèo năng lượng mà chiếm dung lượng lớn như
miến, khoai...
- Không tăng cường số bữa ăn cho trẻ mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít
hoặc bỏ ăn. Nấu loãng hơn bình thường (cho ít chất đạm, dầu mỡ hơn bình
thường) khiến cho trẻ đã ăn ít hơn về lượng lại càng bị thiệt thòi về chất.
- Không cho hoặc cho quá ít dầu mỡ vào bát bột, cháo của trẻ gây thiếu
năng lượng khẩu phần cho trẻ.
- Không cho trẻ ăn cá, tôm, cua vì sợ trẻ tiêu chảy hoặc khi trẻ có nhiễm
khuẩn ho hay tiêu chảy.
Cần phát huy các thói quen tốt:
- Cho trẻ bú nhiều lần hơn nếu thời gian mỗi lần bú ít hơn bình thường.
Nếu trẻ không ngậm bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho
trẻ uống.
- Đối với trẻ lớn hơn, đã ăn bổ sung: Nên cho ăn các loại thức ăn mềm,
đa dạng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ.
- Cần thay đổi thức ăn và cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ tỏ ra thích

hơn để khuyến khích trẻ ăn được nhiều, kích thích sự thèm ăn.
- Cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp
trẻ nhanh bắt kịp tăng trưởng như các loại thực phẩm giàu chất đạm: sữa mẹ,
sữa bột công thức, trứng, thịt, cá. Ngoài ra, cần chú ý cho trẻ uống nhiều
nước, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ các vitamin và
yếu tố vi lượng cho trẻ.
1.2.3. Sử dụng enzyme tiêu hóa [10],[28],[29]
Enzyme là những chất sinh học được sản sinh trong cơ thể sống, là chất
xúc tác cần thiết cho cuộc sống và kiểm soát các phản ứng hóa học xảy ra


10

trong cơ thể sống. Enzyme là một phần của tất cả các tế bào sống, bao gồm cả
thực vật, động vật. Một tính năng nổi bật của các enzyme là không bị hao hụt
khi tham gia vào phản ứng hóa học, tuy nhiên chúng hoạt động với hiệu quả
tối đa ở nhiệt độ nhất định, enzyme phần lớn bị phá hủy hoàn toàn ở nhiệt độ
trên 60oC. Người ta ước tính rằng có hơn 20.000 enzyme trong cơ thể người
nhưng cho đến nay chỉ có khoảng 1.000 enzyme đã được xác định. Enzyme
cũng tham gia kiểm soát rất nhiều các phản ứng trong cơ thể để tái tạo các mô
mới và sản xuất năng lượng. Tuyến tụy chứa các enzyme tiêu hóa khác nhau
tiếp tục quá trình phân hủy protein, giúp chia tinh bột thành đường và liên kết
với mật để tiêu hóa chất béo. Ruột non tiết ra các enzyme tiêu hóa từ các
tuyến bài tiết ở thành ruột để tiêu hóa thức ăn và khi đó, thức ăn được tiêu hóa
và chuyển đổi thành các chất cơ thể dễ hấp thu vào mạch máu.
Các enzyme tiêu hóa được sản xuất và bắt đầu hoạt động từ miệng, dạ
dày, tụy và ruột. Mỗi loại men tiêu hóa tham gia với những chức năng đặc
hiệu và giúp cho thức ăn của người được phân giải đến những đơn vị nhỏ nhất
về dinh dưỡng để hấp thu vào hệ bạch huyết và mạch máu, cung cấp các chất
dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động.

a) Amylase: một trong những phần quan trọng nhất của quá trình tiêu hóa xảy
ra trong miệng và nước bọt, tại đây các enzyme amylase giúp giảm bớt gánh
nặng tiêu hóa trong ruột non bằng cách phá vỡ các hạt thức ăn khi còn trong
miệng. Nhờ nhai và bài tiết nước bọt, thức ăn được cắt nghiền và trộn lẫn với
nước bọt thành viên thức ăn mềm, trơn rồi được lưỡi đưa xuống họng vào
thực quản. Về mặt hóa học, dưới tác dụng của amylase nước bọt, một số tinh
bột sẽ được chuyển thành đường maltose và maltotriose vì thế khi ăn chất bột
nếu ta nhai kỹ sẽ thấy có vị ngọt. Amylase nước bọt tiếp tục thủy phân tinh
bột ở dạ dày cho đến khi thức ăn ngấm acid dưới tác dụng của dịch vị.


11

Một số nghiên cứu quan tâm khả năng amylase đóng vai trò trong việc
thúc đẩy hoạt động điều hòa miễn dịch; trong việc ức chế sự tăng trưởng của
tế bào ung thư với khả năng di căn. Nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ đã cho thấy
enzyme có thể làm giảm tác dụng phụ do xạ trị và hóa trị liệu. Enzyme có khả
năng làm giảm viêm đỏ ở các khối u tồn tại. Một nghiên cứu trong phòng thí
nghiệm cho thấy amylase tụy làm giảm 41% nguy cơ lão hóa ở chuột. Tương
tự như vậy, một nghiên cứu thực hiện trên người ở Argentina thấy rằng
amylase và lipase làm giảm lão hóa ở phụ nữ trên 45 tuổi, nhưng lại tăng sự
lão hóa ở nam giới ở cùng độ tuổi.
b) Pepsin: Tế bào chính của tuyến sinh acid và tế bào nhày của tuyến môn vị
bài tiết ở dạng chưa hoạt động là pepsinnogen; sau khi pepsinogen tiếp xúc
với HCl, đặc biệt khi chúng tiếp xúc với một ít pepsin được tạo ra trước đó,
chúng được hoạt hóa thành pepsin. Pepsin hoạt động mạnh nhất ở pH từ 2-3
và bị bất hoạt ở pH > 5. Là một endopeptidase có tác dụng thủy phân protein
thành proteose, peptone và polypeptide. Pepsin cũng có khả năng tiêu hóa
collagen, thành phần chủ yếu của mô liên kết giữa các tế bào của thịt. Chỉ khi
các sợi collagen bị tiêu hóa thì các enzyme tiêu hóa khác mới thấm được vào

thịt và tiêu hóa protein. Pepsin tiêu hóa khoảng 10-20% protein thức ăn.
c) Lipase của dịch vị có cùng nguồn gốc với pepsinogen. Mỗi ngày chúng ta
ăn khoảng 60-100g lipid. Lipid gồm triglyceride (chiếm 90%), cholesterol
ester, phospholipid và một số ít loại vitamin tan trong mỡ. Lipase dịch vị là
một enzyme yếu và chỉ tác dụng trên các lipid đã nhũ tương hóa như lipid của
sữa, trứng. Lipase dịch vị phân giải triglyceride thành acid béo và diglycerid.
pH tối thuận của lipase dịch vị nằm trong khoảng từ 4-6. Acid béo được giải
phóng ở dạ dày sẽ kích thích niêm mạc tá tràng bài tiết hormone
cholecystokinin, hormon này kích thích tụy bài tiết lipase.


12

Suy tụy ngoại tiết (EPI) làm suy yếu khả năng của tuyến tụy để sản sinh
đủ số lượng men tiêu hóa xuống ruột non, do đó ngăn cản sự tiêu hóa các chất
dinh dưỡng. Tình trạng đau bụng, đầy hơi, phân lỏng, có mùi hôi và bóng
nhờn là đặc trưng của bệnh phân sống trong suy tụy. Hậu quả kèm theo là sự
thiếu hụt vitamin tan trong chất béo (A, D, E và K), magie, canxi, acid béo và
amin thiết yếu, cũng như gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng [10].
Liệu pháp thay thế enzyme tuyến tụy được chỉ định cho những bệnh
nhân giảm cân, những người có ngày bài tiết chất béo phân quá 7 -15 g, trong
khi một chế độ ăn uống có chứa 100 g chất béo mỗi ngày và những người có
triệu chứng lâm sàng quan trọng của bệnh phân sống. Liều lượng enzyme
khuyến cáo rằng 1000 đơn vị lipase mỗi kg mỗi bữa ăn cho trẻ dưới 4 tuổi và
500 IU mỗi kg mỗi bữa ăn cho trẻ từ 4 tuổi trở lên. Người ta ước tính rằng
một liều 50 000 IU lipase mỗi ngày sẽ cho kết quả giảm 45 % trong phân mỡ,
trong khi giảm 60% đến 70% dự kiến sẽ cho bệnh nhân dùng 100 000 IU và
150 000 IU tương ứng [28],[29].
d) Sử dụng enzyme tiêu hóa với trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng[28],[29]
Enzyme tiêu hóa là một liệu pháp điều trị hiệu quả giúp người chán ăn,

suy dinh dưỡng, thiếu enzyme hệ tiêu hóa có thêm enzyme để tiêu hóa thức
ăn. Trên lâm sàng thiếu enzyme tiêu hóa kèm theo dấu hiệu kém hấp thu,
biếng ăn, các bác sỹ thường cho bổ sung enzyme tiêu hóa. Những trẻ mới ốm
dậy, thể lực yếu, hệ tiêu hóa chưa tiết men đầy đủ cũng là đối tượng nên dùng
để giúp cơ thể hồi phục nhanh.
Các enzyme tiêu hóa hay được sử dụng là amylase, pepsine, protease,
lipase… Men tiêu hóa chỉ được dùng trong một khoảng thời gian nhất định,
không dùng lâu ngày vì có thể làm giảm sự bài tiết enzym tự nhiên của cơ thể
khiến cơ thể phụ thuộc vào nguồn enzyme cung cấp từ ngoài vào.


13

Các sản phẩm bổ sung enzyme tiêu hóa khá phổ biến trên thị trường
Việt Nam hiện nay như sản phẩm chứa amylase làm giảm thể tích của bát bột,
tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn; sản phẩm có pepsin giúp cho trẻ suy dinh
dưỡng dễ tiêu hóa thức ăn giàu đạm [30],[31],[32],[33]. Các chế phẩm ở dạng
nước, siro, cho đến dạng bột, dạng cốm, dạng viên. Tại Viện Dinh dưỡng, sản
phẩm được ưu chuộng là viên Pepsin, sau này thêm sản phẩm viên Pepsin-B1,
sản phẩm bột dinh dưỡng giàu amylase và vi chất cũng được chứng minh có
hiệu quả và được áp dụng trên nhiều vùng sinh thái ở Việt Nam [32],[34],[35].
1.2.4. Sử dụng probiotics
Ngoài vitamin khoáng chất, gần đây hệ vi khuẩn đường ruột cũng được
nhiều nghiên cứu đề cập đến. Chúng có vai trò quan trọng giúp duy trì (bảo
vệ) sự ổn định nội môi của cơ thể và tình trạng sức khỏe tốt. Hệ vi khuẩn
đường ruột và hoạt động chuyển hóa của nó có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố môi trường, bao gồm dinh dưỡng hoặc sử dụng kháng sinh trong điều trị.
Trẻ SDD thường kèm theo rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, làm tăng
các đợt tiêu chảy do nhiễm khuẩn cấp tính và kéo theo những thay đổi của hệ
miễn dịch tại đường tiêu hóa. Trong số các vi khuẩn đường ruột, giới khoa

học đặc biệt quan tâm nhiều tới một vài vi khuẩn sinh acid lactic có tác dụng
có lợi lên cấu trúc và hoạt động chuyển hóa của hệ vi khuẩn nội sinh. Trong
số này phải kể đến Lactobacilli và Bifidobacteria, chúng là một phần của hệ
vi khuẩn đường ruột và đã được sử dụng trong các sản phẩm sữa khác nhau,
còn được gọi là probiotics [36].
a)- Tác động của probiotic trên hệ vi khuẩn chí đường ruột
Bifidobacteria và Lactobacillii được đưa vào cơ thể qua đường ăn uống
có thể sống tạm thời trong ruột của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số nghiên cứu cho
thấy có sự tăng lên rõ rệt số lượng Bifidobacteria ở trong phân một tuần sau khi
được bổ sung. Trong một số trường hợp thì số lượng này đạt mức như ở trẻ được
bú mẹ. Việc bổ sung Bifidobacteria đối với trẻ đẻ non đã thay đổi tích cực thành


14

phần vi khuẩn chí đường ruột của trẻ, tăng acid béo mạch ngắn, giảm độ pH của
phân, giảm amoniac và idol trong phân, giảm Bacteroides và E.Coli. Mỗi
probiotic cụ thể sẽ làm thay đổi tỷ lệ vi khuẩn có lợi và không có lợi ở trẻ và dẫn
đến những thay đổi tích cực ở môi trường màng nhày của ruột.
b) Vai trò của probiotic với chức năng rào cản và miễn dịch
Các nghiên cứu trên người và động vật cho thấy việc bổ sung
probiotics kích thích tăng sản đại thực bào và tăng thực bào, giảm sự thẩm
thấu của ruột khi bổ sung Lactobacilli và ở những trẻ đẻ non được bổ sung
Bifidobacteria.
Ở người trưởng thành khi sử dụng L.Acidophilus La1 và Bifidobacteria
làm tăng IgA đặc hiệu và tổng thể đối với Salmonella sau khi cho uống
S.typhi. Các probiotic này cũng như B.Lactics làm tăng hoạt động thực bào
chống lại E.Coli, tăng khả năng tiêu diệt tế bào. Ngoài ra, trong nhi khoa một
số chủng Bifidobacteria và Lactobacilli có tác động lên miễn dịch dịch thể,
đặc biệt là tăng bài tiết IgA và các immunoglobulin khác.

Tương tự như vậy, việc tăng IgA đặc hiệu đối với Rotavirus sau khi bị
nhiễm trùng hoặc các IgA chống bại liệt sau khi được tiêm chủng cũng được
chứng minh. Thêm vào đó một vài probiotic có tác dụng tốt lên việc bài tiết
cytokin , giảm anti-trypsin trong phân, eosynophyl protein X trong nước tiểu,
TNF- làm thay đổi TGF- beta và cytokin khác làm giảm các chất xúc tác gây
viêm đặc biệt là ở những trẻ có đáp ứng miễn dịch mạnh như trong phản ứng
đặc dị (atopy).
Như vậy, có nhiều bằng chứng cho thấy tác động của việc sử dụng
probiotic lên chức năng rào cản và đáp ứng miễn dịch của cơ thể bao gồm
miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên) và miễn dịch đặc hiệu (miễn
dịch thu được). Miễn dịch đặc hiệu tốt cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể, giảm
cơ hội cho các phản ứng quá mẫn hay viêm.


15

c) Probiotic trong điều trị tiêu chảy cấp
Có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng probiotic trong điều trị
tiêu chảy. Phần lớn các nghiên cứu sử dụng các loài Lactobacilli,
L.Rhamnosus (GG). Phân tích tổng hợp của 4 nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng
L.Rhamnosus (GG) có hiệu quả khi bổ sung sớm trong điều trị tiêu chảy do
rotavirus và tác dụng chính là làm giảm thời gian kéo dài của tiêu chảy từ 0,5
đến 1,5 ngày.
Một số nghiên cứu với các ý nghĩa thống kê khác nhau đã chỉ ra rằng
việc sử dụng Bifidobacteria, chủ yếu là B.Lactis làm giảm tần suất mắc mới
và mức độ nặng của tiêu chảy cấp. Tuy nhiên sự khác biệt không phải lúc nào
cũng có ý nghĩa thống kê [36].
d)- Probiotic trong điều trị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh
Nhiều probiotic có giá trị trong việc giảm thiểu nguy cơ tiêu chảy liên
quan đến kháng sinh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [5],[6]. Đánh giá hiệu quả phòng

ngừa tiêu chảy liên quan đến kháng sinh từ 6 nghiên cứu với số lượng trẻ
tham gia 766 trẻ cho thấy nguy cơ tiêu chảy giảm từ 28,5% đến 11,9% [23].
B.lactis và S.Thermophilus cho vào sữa công thức và L.Rhamnosus (GG) dưới
dạng bổ sung có tác dụng tốt nhất. Chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tác
động của probiotic lên tiêu chảy do C.Difficile ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [26],
[36].
e) Chủng Bacillus clausii [37]
Là loài vi khuẩn hiếu khí, có khả năng tạo bào tử và bền vững trong
môi trường acid của dịch vị dạ dày, và vì thế nó đi qua dạ dày một cách an
toàn, tới ruột phát triển thành vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa ngay cả khi có
mặt các kháng sinh như ampicillin, cephalosporin, erythromycin, lincomycin
và chloramphenicol.


16

Bacillus clausii thường được sử dụng ở dạng bào tử nên nó rất bền với
nhiệt (ngay cả ở 650 C), là loại an toàn, không sản sinh bất cứ độc tố nào gây
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.
Bào tử Bacillus clausii được sử dụng nhiều nhất trong các loại men vi
sinh giúp bổ sung vi khuẩn có lợi, nhằm tái lập sự cân bằng vi khuẩn trong
đường ruột. Sản phẩm này không mùi, không vị, phù hợp và tiện lợi cho cả
người lớn và trẻ em.
Bacillus clausii phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh, đồng thời
sản sinh các men tiêu hóa như amylase và protease. Vì vậy là đối tượng phù
hợp bổ sung hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp phòng và điều trị rối
loạn tiêu hóa cấp và mãn tính ở trẻ em khi dùng kháng sinh kéo dài.
f) Chủng Bacillus subtilis [38]
Còn được gọi là trực khuẩn cỏ khô hoặc trực khuẩn cỏ, là một loại vi
khuẩn Gram dương, hình que, có khả năng tạo bào tử, có khả năng chịu đựng

các điều kiện môi trường khắc nghiệt. Mặc dù loài này thường được tìm thấy
trong đất, tuy nhiên nhiều bằng chứng cho thấy Bacillus subtilis cũng tồn tại
trong ruột người, động vật. Nghiên cứu gần đây so sánh số lượng bào tử
trong đất là ~ 106 bào tử/g so với mức được tìm thấy trong phân người là ~
104 bào tử/g.
Vi khuẩn chủng Bacillus subtilis và các chất chiết xuất từ vi sinh vật này
được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cơ quan An
toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) đánh giá là an toàn khi sử dụng bổ sung vào
thực phẩm và mang lại lợi ích kinh tế cao. Bacillus subtilis có thể phân chia
đối xứng để tạo thành hai tế bào con (nhị phân phân hạch), hoặc không đối
xứng, tạo bào tử trong điều kiện môi trường bất lợi như hạn hán, độ mặn, bức
xạ cực cao, pH và dung môi, môi trường nghèo dinh dưỡng. Trong môi
trường sống khắc nghiệt, trước giai đoạn hình thành bào tử, các tế bào vi


17

khuẩn có thể tự tạo ra các chất đề kháng (kháng sinh), hoặc giết chết đồng
loại để tìm kiếm dinh dưỡng. Tính ổn định cao của Bacillus subtilis trong điều
kiện môi trường khắc nghiệt làm cho vi sinh vật trở thành một trong những
ứng cử viên tốt cho các ứng dụng khác nhau.
- Bacillus subtilis có khả năng sản sinh nhiều enzyme, nhưng quan trọng
nhất là amylase và protease .
- Bacillus subtilis có khả năng sinh tổng hợp một số chất ức chế sinh
trưởng hoặc tiêu diệt một số vi sinh vật khác, tác dụng lên cả vi khuẩn Gram
(-), Gram(+) và nấm gây bệnh.
- Bacillus subtilis thường tồn tại trong sản phẩm ở trạng thái bào tử, nhờ
vậy khi uống vào dạ dày, nó không bị acid cũng như các men tiêu hóa ở dịch
vị phá hủy. Ở ruột, bào tử nẩy mầm và phát triển thành thể hoạt động giúp cân
bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa, nhất là

sau khi sử dụng kháng sinh kéo dài.
1.2.5. Kẽm, Lysine, vitamin B1
 Vai trò kẽm:
Kẽm là một trong các vi lượng không thể thiếu đối với sức khoẻ của
con người. Trong cơ thể, kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu
hóa, được hấp thụ phần lớn ở ruột non. Kẽm có vai trò sinh học rất quan trọng
là tác động chọn lọc lên quá trình tổng hợp, phân giải acid nucleic và protein những thành phần quan trọng nhất của sự sống. Kẽm còn tham gia điều hòa
chức năng của hệ thống nội tiết… Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển
bình thường của cơ thể và hơn nữa có thể còn là nguyên nhân gây nên nhiều
bệnh, liên quan tới rối loạn thần kinh; chậm phát triển về thể lực, tâm thần,
suy dinh dưỡng, chán ăn; còn đối với người lớn sẽ làm cho cơ thể gầy yếu, trí
nhớ suy giảm, dễ mắc các bệnh về da, suy giảm chức năng sinh dục. Theo các
kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm dinh dưỡng ở trẻ em vẫn


18

còn phổ biến ở các nước đang phát triển [20]. Theo như nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Văn Nhiên và cộng sự trên trẻ em trước tuổi học đường tại vùng
nông thôn Việt Nam đã chỉ ra rõ tỷ lệ thiếu kẽm là 86,9% [21]. Ước tính có
khoảng 2 tỷ người vẫn còn nguy cơ thiếu kẽm, trong đó mỗi năm thế giới có
khoảng 800.000 trẻ bị chết do thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở các nước vùng hạ
Sahara của châu Phi (sub- Saharan Africa) khoảng 68% dân số, 46% ở các
nước Châu Mỹ Latin và Caribe, và 61% ở Châu Á [20],[4],[17]
Kẽm làm tăng khả năng miễn dịch và là vi chất có vai trò quan trọng
trong quá trình nhân bản DNA và tổng hợp protein đối với cơ thể, đặc biệt là
ở trẻ nhỏ.
Kẽm là một vi chất dinh dưỡng quan trọng có trong tất cả các cơ quan
của cơ thể, các mô và dịch cơ thể, là vi lượng nhiều sau sắt, làm trung gian
cho một loạt các chức năng sinh lý. Đó là một thành phần cần thiết của nhiều

protein, bao gồm những protein quan trọng trong nhân bản DNA và phân chia
tế bào, giúp duy trì tính toàn vẹn của miễn dịch, chủ yếu là miễn dịch tế bào,
và hoạt động chống oxy hóa.
Kẽm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể, duy
trì tính toàn vẹn của tế bào, kiểm soát và phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng.
Ảnh hưởng của kẽm lên tiêu chảy có thể liên quan đến vai trò của kẽm trong
vận chuyển nước, chất điện giải, tính thẩm thấu của ruột, vai trò enzyme của
enterocyte, tăng khả năng hồi phục các mô đường ruột, tăng miễn dịch tại chỗ
nhằm ngăn sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn có hại. Mặc dù với những chức
năng quan trọng đối với cơ thể, nhưng kẽm không dự trữ trong cơ thể mà đòi
hỏi phải được cung cấp thường xuyên qua khẩu phần ăn.
Trẻ bị tiêu chảy cấp và kéo dài thường có hàm lượng kẽm trong huyết
thanh thấp và hàm lượng kẽm có mối liên quan với thời gian kéo dài của từng
đợt tiêu chảy. WHO khuyến nghị dùng kẽm là bắt buộc trong phác đồ điều trị


×