Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TP VỢ CHỒNG A PHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.11 KB, 12 trang )

Ôn tập môn văn: Vợ chồng A Phủ
Chuyên đề này nhằm giúp các em củng cố các vấn đề cơ bản xoay quanh
tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
- Nét độc đáo trong hình tượng nhân vật Mị.
- Nét độc đáo trong hình tượng nhân vật A Phủ.
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới mẻ sâu sắc.
- Biệt tài miêu tả bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt mang đậm màu sắc địa phương
phong tục.
- Khả năng miêu tả diễn biến tâm lí tinh vi, sắc sảo.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái quát:
a. Tác giả:
+ Tiểu sử:
- Quê: huyện Thanh Oai – Hà Nội > làng ven đô trở thành một không gian nghệ
thuật quen thuộc trong sáng tác.
- Chỉ được học hết bậc Tiểu học, phải làm nhiều nghề để kiếm sống trước khi cầm
bút > liên hệ các tác giả: Macxim Gorki (Nga), Nguyên Hồng, Kim Lân (Việt Nam)
để thấy vai trò của “trường đời” và tự học đối với sự thành công của các nghệ sĩ.
- Con người:
• Gắn bó sâu sắc với lứa tuổi thiếu nhi > cơ sở của những tác phẩm viết cho trẻ em.
• Đi nhiều, vốn sống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực phong tục và sinh hoạt đời
thường > có những trang viết chân xác, đằm thắm về đất và người nhiều vùng đất,
nhất là đất và người Tây Bắc.
• Có cái nhìn hồn nhiên, trong trẻo mà sắc sảo, hóm hỉnh, thông minh về các sự vật,
hiện tượng, con người trong cuộc sống.
+ Sáng tác:
- Thể loại: đa dạng.
- Tác phẩm tiêu biểu: Dế mèn phiêu lưu kí (đồng thoại, 1941), O chuột (tập truyện
ngắn về loài vật, 1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944), Truyện Tây Bắc (tập
truyện, 1953), Mười năm (tiểu thuyết, 1967)…
- Khái quát giá trị:


• Đề tài: 2 đề tài
Đồng thoại về thế giới loài vật♣
Cuộc sống, số phận và vẻ đẹp người lao động nghèo ở miền xuôi♣ và miền ngược.
• Nội dung:
Cái nhìn trìu mến, bao dung, nhân ái, độ lượng với trẻ thơ.♣
Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo mới mẻ, độc đáo.♣
• Nghệ thuật:
Khả năng miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật chân xác, sâu sắc,♣ tinh tế.
Cách kể chuyện sống động, hóm hỉnh, có duyên.♣
Lời văn: giàu tính tạo hình và chất thơ.♣
+ Vị trí văn học sử: cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.
b. Tác phẩm
+ Sự ra đời:
- 1952: Tô Hoài theo đơn vị bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, sống gắn bó với đồng
bào 8 tháng.
- Chia tay, Tô Hoài viết tập truyện bằng sự am hiểu tường tận cuộc sống, phong tục,
nhất là tâm hồn phóng khoáng, tự do phảng chút hoang dại của đồng bằng miền núi;
nỗi ám ảnh về những kỉ niệm gắn bó và món nợ ân tình với người Tây Bắc.
- “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm xuất sắc được in trong tập “Truyện Tây Bắc”
(1953).
+ Kết cấu: 2 phần
• Phần 1: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của người dân lao động miền núi Tây
Bắc trước cách mạng.
Phần thể hiện bút lực Tô Hoài trong tác phẩm này
o Những trang viết tài hoa về hương sắc vùng cao.
o Thể hiện giá trị hiện thực, nhân đạo mới mẻ, cảm động.
o Khả năng miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo.
• Phần 2: Quá trình vận động từ tự phát tới tự giác của người lao động.
o Thành công:
Đem vào tác phẩm không khí thời đại.♣

Thấy được quá trình vận động trong tư tưởng, cuộc sống người♣ lao động: từ cam
chịu, khổ nhục đến chủ động giành lấy tự do, hạnh phúc, từ hành động phản kháng
tự phát đến hoạt động cách mạng tự giác.
o Hạn chế: Hình tượng nhân vật trung tâm hành động theo sự dàn xếp của tác giả
nhằm chứng minh cho một luận đề: sự giác ngộ đến với cách mạng của quần chúng
bị áp bức > dàn trải, đôi chỗ viết dễ dãi, giản đơn.
2. Phân tích
a. Nhân vật Mị
+ Số phận bất hạnh: Con dâu gạt nợ.
- Đoạn mở đầu:
• Cách mở đầu: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra…” : giọng kể trầm
giống với cách mở đầu trong cổ tích > chuẩn bị không khí cổ tích cho mẫu nhân vật
cổ tích xuất hiện, tạo tâm thế cho người đọc tiếp nhận một motip quen thuộc.
• Không gian: “ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa” > xuất hiện
cùng thế giới đồ vật nặng chì, câm lặng > gợi mở:
Vị trí người ở của nhân vật.♣
Hình ảnh tảng đá dường như là một đồng dạng của cô gái – câm♣ nín, ngậm khối u
uất khó cất lời, bất động, không sinh khí, không sẻ chia.
• Tư thế: “cúi mặt, mặt buồn rười rượi” với nhịp điệu mòn mỏi, thường xuyên, lặp
lại vô hồn - “lúc nào cũng vậy” .
• Đối lập: hình ảnh một cô gái lẻ loi, đơn độc, u trầm, buồn khổ - cảnh tấp nập, giàu
sang nhà thống lí.
Nhận xét:
o Phác hoạ hình ảnh người con gái câm lặng như chìm lẫn vào thế giới đồ vật vô tri,
không cảm giác.
o Hé lộ cuộc sống tủi cực, cảnh ngộ éo le của nhân vật.
o Cách dẫn dắt khéo léo: điểm nhìn từ xa, bên ngoài tiến gần hơn vào bên trong để
thâm nhập nhân vật; tạo ra mâu thuẫn ở lời kể để vén bức màn bí mật về một phận
người (hỏi ra mới rõ,… cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra).
- Thân phận con dâu gạt nợ:

Câu chuyện Mị về làm dâu:
• Lý do: bố lấy mẹ không đủ tiền cưới, phải vay nhà thống lí, tận khi già mà chưa
trả hết nợ. Mẹ chết > thống lí đòi lấy Mị làm con dâu để xoá nợ > mối nợ truyền
kiếp, dai dẳng, khó thoát > bóng của kiếp sống nô lệ, cùng khổ đổ lên người dân
nghèo qua thế hệ này đến thế hệ khác. Câu nói từ bên trong của bố Mị “không thể
nào khác được” giống như một dấu triện đóng lên thân phận nô lệ của Mị.
• Phản ứng: đề nghị bố lao động trả nợ chứ quyết không muốn bị bán cho nhà giàu:
“Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương trả nợ thay cho bố. Bố
đừng bán con cho nhà giàu” > cho thấy:
Lựa chọn tỉnh táo: thà sống vất vả, nghèo khổ mà tự do còn hơn♣ sống trong giàu
sang mà chịu đoạ đày nô lệ.
Khát vọng tự do mãnh liệt và niềm tin trong sang, hồn nhiên của♣ tuổi trẻ.
• Bị nhà thống lí lừa bắt đi > thái độ, hành động: “hàng mấy tháng, đêm nào cũng
khóc”, ăn lá ngón tự tử > nhận thức sâu sắc tình cảnh quẫn bách của bản thân: sống
cũng như chết > phản ứng tiêu cực của lòng yêu sống và khát vọng tự do.
• Dần dần:
Cha chết. Mị không còn nghĩ tới cái chết♣ > nghịch lí đầy bi kịch: mất đi khả năng
phản ứng với cuộc sống phi nhân tính > thực chất: chỉ sống đời sống vật chất, còn
tinh thần và tâm hồn đã chết > nhẫn nhục, cam chịu, vô hồn.
Thời gian: “lần lần, mấy năm qua, mấy năm sa♣u”: phép đối, cách đếm thời gian
chậm rãi, đều đặn > khoảng thời gian đủ để vô hồn hoá con người, nhấn con người
vào câm lặng.
• Lí giải về thái độ của Mị: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”.
• Tưởng: mình cũng là: con trâu, con ngựa.
• So sánh:
“Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi♣ chân, đứng nhai
cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày” > bị bóc lột sức lao
động tàn nhẫ
Lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa♣
• Tê liệt khả năng phản ứng với cuộc sống vô nghĩa > phản ứng của con người

không còn cảm thấy ý nghĩa cuộc đời, cam chịu sống mảnh đời khuất lấp, quên lãng,
như cái cây, tảng đá, đồ vật trong không gian nhà thống lí > nghịch lí: vị trí: con dâu
(quyền thế, đáng trọng), thân thế: con nợ, người ở (rẻ rúng, coi thường)
• Căn buồng - không gian sống của Mị: kín mít, có một chiếc cửa sửa lỗ vuông bằng
bàn tay, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng > tối tăm, bức bối, lạnh lẽo, đầy
âm khí > biểu tượng ám gợi về địa ngục trần gian, tù túng, ngột ngạt, nơi cầm tù tuổi
thanh xuân của con người, biến Mị từ một cô gái trẻ trung phơi phới thành một con
người vô cảm, cam chịu.> không gian phi nhân tính.
Tiểu kết:
Miêu tả cuộc sống làm dâu, nhà văn khám phá một mảng hiện thực mới: cuộc sống,
số phận đau khổ của người lao động miền núi - những con người bị cường quyền,
thần quyền, cái nghèo, những áp chế về tinh thần đẩy vào tình trạng sống vô nghĩa,
vô cảm.
+ Sự thức tỉnh và hồi sinh khát vọng sống trong Mị (đêm tình mùa xuân)

×