Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Sự thật về tướng cướp Nguoi khong mang ho - kì 1.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.75 KB, 3 trang )

Sự thật về tướng cướp "Người không mang họ" – Kì 1
TP- Từ năm 1976 đến năm 1979, băng cướp do Toọng (Trương Hiền)cầm
đầu, với 30 đệ tử, từng là nỗi kinh hoàng của người dân thành phố Vinh,
Nghệ An và nhiều hành khách khi qua đây.
Cho đến nay, câu hỏi tướng cướp Toọng có phải là người thanh niên tên Lạng ở
Vĩnh Hoà (Vĩnh Linh, Quảng Trị) hay không, vẫn đang ám ảnh nhiều người.
Hành tung của “Đại ca” làm mưa làm gió thành Vinh một thời ra sao? Sự thật này
khi được đi tới cùng lại dẫn đến giải oan những cảnh ngộ không kém phần éo le
còn kéo dài suốt 30 năm qua. Phóng viên báo Tiền Phong đã lên đường, lần tìm
nhân chứng.
Theo nguyên Phó trưởng Công an thành phố Vinh Nguyễn Thanh Huyền, những
năm đầu đất nước giải phóng, an ninh trên địa bàn thành phố hết sức phức tạp.
“Nhiều băng đảng giang hồ nổi lên, thường xuyên xảy ra cảnh móc túi, trấn lột,
cướp giật tại các “điểm nóng” như ga tàu, bến xe, chợ Vinh. Toán cướp Toọng
cầm đầu gây nhiều vụ chấn động, làm bất an trong dân chúng địa phương!”.
Đêm đến, phố xá vắng hoe. Không mấy ai dám ra đường một mình. Nhiều khu
phố, nhà nhà cửa đóng then cài.
Ngày đó, Vinh là địa điểm trung chuyển hành khách từ Bắc vào Nam và ngược
lại. “Tàu chở khách từ Hà Nội vào, dừng tại ga Vinh. Khách muốn đi tiếp, phải
lên xe đò. Hành khách từ Nam ra Bắc, phương tiện vận tải chủ yếu là xe đò.
Trong thành phố, thịnh hành nhất là xe ngựa. Việc đi lại rất khó khăn!”, nguyên
Đội trưởng Đội Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Vinh, thiếu tá Nguyễn Văn
Trưng nhớ lại. Vinh trở thành cái rốn chứa tệ nạn xã hội, với đủ mọi thành phần
du đãng.
Năm 1983, tiểu thuyết Người không mang họ của nhà văn Xuân Đức ra đời, số
lượng xuất bản đạt con số kỷ lục ba vạn, rồi mười vạn bản. Người không mang họ
xuất hiện trên sạp, lập tức gây sốt trong công chúng.
Nhân vật chính Trương Sỏi - còn có tên là Hoàng Lạng, Nguyễn Viết Lãm, Đệ
nhị mãi võ - trong tiểu thuyết hình sự này là hiện thân của Toọng (Trương Hiền),
tướng cướp khét tiếng thành Vinh!
Năm 1990, tác phẩm Người không mang họ chuyển thể thành phim, công chiếu


rộng rãi trong cả nước.
Phía sau những pha hành động gay cấn, nhà văn Xuân Đức và đạo diễn Long Vân
đi sâu khắc họa số phận con người. Trương Sỏi trong Người không mang họ, tuy
thống lĩnh băng đảng giang hồ, nhưng là một nhân vật có chiều sâu nội tâm.
Thay vì chỉ căm giận, oán trách, hầu hết độc giả
- khán giả, khi tiếp cận tác phẩm này, đều có
phần cảm thông với cảnh ngộ éo le của Trương
Sỏi. Người dân thành phố Vinh, nơi Trương Sỏi
và các đệ tử từng tác oai tác quái, cũng chung
tâm trạng như vậy.
Văn học, phim ảnh kết hợp những lời đồn đại, đã thêu dệt nhiều huyền thoại ly kỳ
xung quanh Toọng - Trương Sỏi: Võ nghệ siêu quần, xuất quỉ nhập thần, bắn
súng bằng hai tay bách phát bách trúng. Thậm chí, có người còn cho rằng, Toọng
chuyên đi cướp của nhà giàu, chia cho người nghèo!
Nếu có nhiều tình tiết khác nhau giữa điển hình văn học và nguyên mẫu cuộc
sống âu cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, câu hỏi tướng cướp Toọng (Trương
Hiền) có phải là người thanh niên tên Lạng ở Vĩnh Hòa (Vĩnh Linh, Quảng Trị)
hay không?
Hành tung của “Đại ca” làm mưa làm gió thành Vinh một thời ra sao? Sự thật này
khi được đi tới cùng lại dẫn đến giải ảo và đặc biệt là giải oan những cảnh ngộ
không kém phần éo le còn kéo dài suốt 30 năm qua. Phóng viên báo Tiền Phong
đã lên đường, lần tìm nhân chứng.
Tiểu thuyết “Người không mang họ” và bộ phim cùng tên, xin tóm tắt như sau:
Trước năm 1975, Hoàng Lạng, một thanh niên ở Vĩnh Linh, Quảng Trị vượt
tuyến vào Nam. Anh ta có nhiều tên và mang họ không rõ ràng.
Sau nhiều năm lang bạt kỳ hồ, anh ta “đầu quân” vào Sơn Nam mãi võ, chuyên đi
biểu diễn võ thuật, bán thuốc rong kiếm sống, do một võ sư lừng danh làm Băng
chủ và được thầy truyền thụ võ nghệ.
Vướng vào cạm bẫy tình, bị Băng chủ Sơn Nam hạ đo ván trong cuộc quyết đấu
tại kinh đô Huế, “Đệ nhị mãi võ” bật sới, lang thang ra đất Đông Hà (Quảng Trị).

Điểm dừng chân cuối cùng trên bước đường lưu lạc tại thành Vinh, tỉnh Nghệ
Tên tuổi của Toọng trở thành
nỗi khiếp sợ của người dân
thành phố Đỏ. Tối đến, nhà nhà
cửa đóng then cài, không ai
dám đi một mình trên những
đoạn đường vắng.
Tĩnh (nay là Nghệ An).
Từ một thanh niên hiền lành, lương thiện, Nguyễn Viết Lãm (Lạng) rơi vào vòng
xoáy tội lỗi, trở thành tướng cướp khét tiếng với biệt danh mới: Thái Đen,
Trương Sỏi.
Sau 4 năm gieo rắc kinh hoàng tại thành Vinh, cuối cùng, Trương Sỏi sa lưới, bị
cảnh sát bắt sống, lĩnh án tử hình.
Đón đọc kỳ 2: Đại náo giang hồ
Quang Long

×