Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Sự thật về tướng cướp Người không mang họ - Kỳ 5.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.34 KB, 4 trang )

Sự thật về tướng cướp "Người không mang họ" - Kỳ 5
Kỳ 5: Bí mật chôn vùi
TP - Người đàn bà nắm giữ một phần bí mật đời tư của Trương Hiền, sau
này, trở thành vợ của Trần Đức Lợi, tức Lợi râu, người bị thi hành án tử
hình với tướng cướp Toọng. Gần 30 năm qua, bí mật vùi chôn…
Tướng cướp Toọng và mối tình sét đánh
Chị Bé cho tôi xem tấm hình chụp chung cùng con trai Trần Đức Lộc (SN 1980)
trước cổng chùa Độc Lôi Sơn (xóm 12, xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, Nghệ
An), gần nhà chị.
“Ngày bố bị xử bắn, Lộc mới tám tháng tuổi. Nó giống bố như đúc”, chị Bé kể.
Tấm ảnh đen trắng đã ngả màu. Chị Bé đứng bên con, quần bò, áo đen, tóc búi
cao. “Gái một con, trông mòn con mắt”, 37 tuổi, nom như thiếu nữ.
“Cuối những năm 70, tôi nổi tiếng lắm đấy. Nhắc đến Bé Nam Đàn, các tay anh
chị cộm cán ở thành Vinh mấy ai không biết - Nói đến đây, bỗng chị cúi xuống -
Đời tôi truân chuyên, má hồng phận bạc, toàn vướng vào tình duyên với dân bụi”.
Thành Vinh, năm 1977. Chị Bé thường đi qua khu vực ga tàu, chứng kiến cảnh
một thanh niên thấp đậm đánh bạt đám giang hồ dạt vòm từ đất Bắc, tự nhiên
trong lòng sinh ra cảm phục. Thiếu nữ giáng tiếng sét ái tình lên tướng cướp
Trương Hiền ngay từ lần gặp đầu tiên.
Dương Thị Bé (bìa
phải), người nắm
giữ một phần bí
mật đời tư tướng
cướp Toọng
“Toọng hỏi địa chỉ. Từ đó, một tuần vài lần, anh ta đạp xe lên thăm tôi. Bố tôi
hỏi: “Anh làm nghề gì?”. Toọng đáp: “Con đi buôn vải”. Tôi nói thật với bố:
“Không phải. Anh ấy là đầu gấu đất Vinh đấy”. Bố tôi thở dài.
Nhiều người hay tin Bé đem lòng yêu thủ lĩnh
giang hồ Trương Hiền, bèn can ngăn: “Đừng
lấy Toọng. Đường sá xa xôi, đi dễ, khó về”.
Lúc đó, Toọng đã có bạn gái ở Huế, nghề nghiệp đàng hoàng. “Có lần cô ấy ra


Vinh tìm Toọng, khuyên anh ta về Quảng Trị làm ăn. Nhưng Toọng một mực
không nghe. Gặp tôi ở cầu Sư Nữ, cô gái tặng tôi chiếc nón Huế”.
Toọng có lần nói với chị Bé: “Anh có bệnh, không sống được lâu. Anh muốn giới
thiệu em cho Lợi râu (thuộc hạ của Toọng - PV). Hắn có thế, sau này thành chỗ
dựa cho em”. Lửa tình vừa bùng lên, chợt tắt ngấm.
Làm vợ nhị ca
Trần Đức Lợi quê ở Lâm Thao, Phú Thọ, nguyên giáo viên dạy học ở Sơn La.
Tổng động viên, anh ta đi chiến trường. Ra quân, Lợi râu không trở về quê nhà
mà lang bạt kỳ hồ ở thành Vinh, nhập vào băng đảng của Toọng, nổi lên như một
nhị ca.
Lợi cao ráo, đẹp trai. Các cựu trinh sát Công an TP Vinh cho biết, ngoài uy lực
đối với đám đàn em, Lợi còn là một sát thủ tình trường. Gặp anh ta, Bé Long
(biệt danh của Dương Thị Bé) lập tức bị cuốn hút.
Sau một thời gian đi lại, được sự chấp thuận của gia đình nội ngoại, họ tổ chức
làm lễ kết hôn. Chuẩn bị đám cưới thì Lợi bị CSĐT Công an TP Vinh bắt tạm
giam trong vụ cất vó băng đảng Đệ nhị mãi võ Trương Hiền. Khi đó, Dương Thị
Bé mang thai được ba tháng.
“Người ta đồn tôi có con với tướng cướp Toọng. Nhưng thề có trời đất chứng
giám, đó là giọt máu của anh Lợi. Trần Đức Lộc mang họ của cha nó” - chị Bé
xác nhận.
Từ cuộc sống vào văn chương,
sự trùng hợp giữa nhân vật
Lạng (tướng cướp Trương Sỏi)
trong “Người không mang họ”
và nguyên mẫu Lạng ngoài đời
(xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh
Linh, Quảng Trị) vô tình gây
xót xa cho một gia đình 30 năm
bị cho là người thân ruột rà của
tướng cướp Toọng.

Đón xem kỳ sáu trên nhật báo
Tiền Phong số ra ngày mai: Sự
nhầm lẫn 30 năm.
Cha bị dẫn độ ra pháp trường, Lộc mới tám tháng tuổi (vào khoảng tháng
6/1981). Lộc lớn lên trong vòng tay của mẹ. Nhà nghèo, chẳng được học hành gì
nhiều, em đi lái xe chở vật liệu xây dựng kiếm tiền nuôi mẹ.
Hiện nay, chị Dương Thị Bé sống trước cổng chợ Sáo (xã Nam Giang, huyện
Nam Đàn, Nghệ An). Hàng năm, cứ đến ngày giỗ chồng, chị Bé lại mua bốn
bông hoa, hương khói cho bốn tử tù đã mất. Mộ của Trần Đức Lợi dưới chân núi
Quyết, chị Bé cùng gia đình đằng nội cải táng, đưa về Lâm Thao.
Cứu rỗi những mảnh đời bất hạnh
Ngồi đối diện với tôi là thiếu nữ một thời làm chao đảo bao trái tim giang hồ khét
tiếng thành Vinh. Nếp nhăn thời gian hiện rõ trên khuôn mặt. Chị không ngần
ngại tiết lộ bí mật đời tư của mình.
“Không ít kẻ độc mồm độc miệng xì xào bàn tán, tiếng vào, tiếng ra, nhưng tôi
mặc”.
Vượt lên sự éo le, mặc cảm, một mình chị nuôi con. Những đứa con trở thành
nguồn an ủi, là ánh sáng rọi vào góc tối của một số phận chìm nổi, lênh đênh.
Tôi nói “những” là bởi ngoài Trần Đức Lộc, chị Bé còn sinh thêm một đứa con
trai với một người đàn ông khác. Chị Bé trầm ngâm, đưa mắt nhìn ra quốc lộ. Bụi
đường tung mù mịt sau những chuyến xe qua.
Một cô gái điên thường xuyên lai vãng trước cửa hàng của chị Bé, trước cổng chợ
Sáo. Đặng Thị Liễu, điên tình. Thương cô gái bị ruồng bỏ, ngày ngày, chị Bé cho
Liễu cơm ăn áo mặc. Một ngày đẹp trời, Liễu bỗng dưng đẻ ra một đứa con.
Dương Thị Bé không sợ bệnh tật, dang tay đỡ đẻ. Tự tay chị cắt rốn cho đứa bé
gái.
Liễu đẻ xong, khanh khách cười, bỏ đi. Chị Bé ôm hài nhi về nhà, nuôi dưỡng,
đặt tên con là Dương Thị Kiều Oanh. Nó là con nuôi, nhưng chị thương hơn con
ruột. “Ông bà nó cũng khổ. Đói kém, chết hết cả rồi”, chị Bé kể. Sáu tuổi, Oanh
xinh xắn, ngoan hiền, gọi chị bằng mẹ.

Chị Bé và con gái nuôi
Dương Thị Kiều Oanh
Năm 2003, một phụ nữ ở xã Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) bồng
đứa trẻ đến gõ cửa nhà chị Bé, khóc lóc: “Em lỡ đẻ con gái, không ai nhận. Em
định quăng đi, nếu chị thương thì nuôi giùm em”.
Nhìn cháu bé trần truồng, co quắp trong cái lạnh tháng Chạp, thật xót xa. Dương
Thị Bé nhận lời, đưa cháu vào nhà mình. Nhưng cùng một lúc, chị không thể nuôi
nổi hai đứa trẻ khát sữa. Đành phải giao nó cho đôi vợ chồng hiếm muộn ở xã
Nam Giang…
Còn tiếp
Quang Long

×