Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Sự thật về tướng cướp Người không mang họ - kỳ 7.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.22 KB, 4 trang )

Sự thật về tướng cướp Người không mang họ - kỳ 7
Nhầm lẫn
TP - “Khi tác phẩm Người không mang họ về làng, chị em tôi hết sức bàng
hoàng. Lẽ nào, Lạng - cậu em ruột tôi trở thành tướng cướp, bị xử bắn tại
Nghệ Tĩnh?!”, bà Hồ Thị Con rơm rớm.
Minh họa của Minh.
Bao năm qua, gia đình bà sống trong nỗi đau mất người thân, dằng dặc lo âu, mặc
cảm. Tướng cướp bị xử tử hình tại chân núi Dũng Quyết năm 1981 có phải là
thanh niên tên Lạng quê Vĩnh Hoà (Vĩnh Linh, Quảng Trị) hay không? Bi kịch
của sự nhầm lẫn hé mở trong hành trình Tiền Phong đi tìm sự thật Người không
mang họ.
Nó là em tôi
15h00 ngày 10/5/2009, chúng tôi có mặt tại Hồ Xá, Quảng Trị. Ngoặt qua một
khúc cua, xe bon bon chạy về phía thôn Hiền Dũng (xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh
Linh). Không ngờ, mảnh đất này lại sinh ra một tướng cướp khét tiếng!”, Đàm
Văn, bạn tôi lên tiếng. Hai bên đường, xóm làng trù phú, màu xanh viên mãn trải
dài ngút tầm mắt.
Cụ Lê Phước Xây (80 tuổi, trú tại thôn Hiền Dũng) bảo: “Trương Sỏi không phải
ở đây, nghe nói anh ta là em trai của bà Hồ Thị Con ở xóm 5, thôn Hoà Bình.
Chồng bà Con tên là Tao. Cứ về đó hỏi, khắc biết”. Chúng tôi chào cụ Xây, tìm
đường đến Hòa Bình.
Bà Hồ Thị Con, 77 tuổi, trí nhớ minh mẫn, kể:
“Tên thật của nó là Hồ Xuân Lạng, em trai của
tôi. Ba tôi, Hồ Xuân Vân, có với mạ tôi bốn
con: Hồ Thị Nậy (81 tuổi), Hồ Thị Sơn (67
tuổi), Hồ Xuân Sâm (đã mất) và tôi. Ba tôi đi lại
với bà Điệu, người Vĩnh Hòa, sinh ra Lạng. Đời
nó cực lắm các chú ơi”.
Nói đến đây, bà đột ngột ngừng lời. Trên khuôn mặt già nua, hai hàng nước mắt
lặng lẽ lăn xuống. “Đời nó cực lắm”. Bà Hồ Thị Con nhắc lại lần thứ hai. Cứ mỗi
lần nhắc đến tên Lạng, cậu em trai, bà lại khóc.


Tuổi thơ dữ dội
Lạng sinh ra, không có bố, một người đàn ông tên Bơ xin Lạng về nuôi. “Ông Bơ
sống độc thân, hoàn cảnh nghèo khổ, muốn có đứa con sau này đỡ đần lúc tuổi
già”. Năm Lạng lên ba tuổi, mẹ bỏ đi, mất tích. Ông Hồ Xuân Vân lâm bệnh
nặng, qua đời.
Trước khi mất, ông dặn vợ và các con: “Ba có một đứa con riêng tên là Lạng,
đang sống với ông Bơ. Sau này, nếu ông Bơ không nuôi nổi, phải đưa Lạng về
với gia đình”. Bà Trần Thị Bích, vợ ông Vân nói: “Nó sống được với ông Bơ thì
chớ. Nếu khó khăn, miềng đưa về, miềng nuôi”.
“Ông Bơ cảnh gà trống nuôi con, thiếu đói triền miên. Nhiều bữa tôi và các chị
đến thăm, biếu vài lon gạo gọi là”, bà Hồ Thị Con tiếp chuyện. Bà cho biết, Lạng
sống được với cha mấy năm, đời cậu lại đi đến một ngã rẽ.
Ông Bơ lâm trọng bệnh, ra đi. Trước lúc về với tổ tiên, ông kéo Lạng đến đầu
giường, trăng trối: “Con không phải là con của cha. Con là con ông Vân. Sau này
có mệnh hệ chi, con đến nương nhờ gia đình ông Vân, bà Bích”.
Mẹ biệt tích từ lúc Lạng còn nhỏ, cha đẻ mất, cha nuôi cũng không còn nữa, Hồ
Xuân Lạng mồ côi như chiếc lá nhỏ vùi dập giữa cuộc đời.
Biệt tích
Nghèo. Lạng chỉ học đến lớp 3 trường làng. Cậu về nhà làm những việc lặt vặt
giúp đỡ mạ và các chị, mót củi, gánh nước. “Nhà tôi không có trâu, nên nó không
đi chăn trâu buổi nào”, bà Hồ Thị Con cho biết.
Tôi chợt nhớ đến nhân vật Lạng
với hồ sơ tướng cướp được viết
lại trong Người không mang họ
và Lạng trong đời thực tại xã
Vĩnh Hoà, Vĩnh Linh, Quảng
Trị. Hai nhân vật cùng tên, có
tuổi thơ dữ dội, và cùng bỏ nhà
ra đi năm 1964. Phải chăng,
hai người này là một, như dân

nơi đây đang đinh ninh như
vậy?
Hồ Xuân Lạng than thở với chị: “Mạ em sinh ra em, không đàng hoàng với xã
hội”. Mười sáu tuổi, Lạng tỏ ra buồn bã, mặc cảm thân phận. Cậu thường lang
thang một mình ngoài đồng bãi. Tại thôn Hòa Bình, cậu là người có khiếu văn
nghệ, đàn giỏi, hát hay. “Nó mà thổi sáo thì, thôi rồi”, bà Con mỉm cười, nụ cười
hiếm hoi trong chiều tắt nắng.
Năm 1964, một ngày, Lạng xuống Cửa Tùng,
lúc về mang theo xoong cá. “Mạ ăn rồi nhớ rửa
nồi, sáng mai con mang xuống trả cho người
ta”, Lạng nói với mẹ. Đó là hình ảnh cuối cùng
còn đọng lại trong trí nhớ của chị gái Hồ Thị
Con về cậu em trai cùng cha khác mẹ. “Hai
ngày sau khi xuống xin cá ở Cửa Tùng, nó bỏ
nhà đi”, bà Con kể. Trước lúc đi, Hồ Xuân Lạng
để lại một bức thư cho gia đình.
Vén màn bi kịch
“Tôi không được đọc Người không mang họ. Nhưng khi người ta mang bộ phim
cùng tên về chiếu ở làng, mới hay em mình đã trở thành tướng cướp, bị bắt, bị tử
hình, chị em tôi lại ôm nhau khóc”, bà Hồ Thị Con không giấu nổi xúc động.
Bà bảo: “Tôi đưa chú đến nhà anh Năm, anh con bác của tôi và Lạng để tìm hiểu
thêm về chuyện này”. Chúng tôi sang nhà anh Hồ Xuân Năm. “Lạng biệt tích đã
45 năm nay. Ngày được xem phim “Người không mang họ, chúng tôi mới vỡ
chuyện. - anh Năm nói - Dù hắn có làm chi sai trái với xã hội đi chăng nữa, tôi
cũng muốn đưa hài cốt của hắn về với gia đình, với quê hương bản quán”.
Hầu hết những người đã đọc tác phẩm “Người không mang họ” và xem bộ phim
cùng tên, đều cho rằng tướng cướp Trương Sỏi (Toọng) gốc gác ở xã Vĩnh Hoà,
huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị.
Ban đầu, người thực hiện phóng sự này cũng tin là như vậy. Nhưng thẩm tra lại
tài liệu thu thập được, chợt giật mình. Sự thật diễn biến theo một chiều hướng

khác. Bi kịch của sự nhầm lẫn vùi chôn bấy lâu, đang dần hé mở.
Cuối cùng thì sự thật cũng
sáng tỏ. Từ Đông Hà, phóng
viên Tiền Phong nhấc máy
gọi về Vĩnh Linh cho người
thân Hồ Xuân Lạng. Họ lặng
đi, như trút bỏ một gánh
nặng đeo đẳng tâm tư ngót 30
năm qua.
Bà Hồ Thị Con bật khóc
khi nhắc đến em trai tên
Lạng
Trước lúc rời thôn Hoà Bình, tôi hứa với gia đình bà Hồ Thị Con là sẽ làm rõ mọi
chuyện. Chúng tôi khởi hành và trực chỉ thị xã Đông Hà, lúc đồng hồ chỉ sang
20h 30.
(Còn nữa)
Đón xem kỳ cuối trên nhật báo Tiền Phong: Phóng viên Tiền Phong giải mã sự
thật.
Quang Long

×