Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Nhận xét đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm não nhật bản b trên địa bàn tỉnh điện biên năm 2014 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.66 KB, 52 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viêm não vi rút là một tình trạng bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút
gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao.
Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên
quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội,
buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách,
co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê... Người già và
trẻ em là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và tử
vong. Về nguyên nhân tại nước ta, các căn nguyên gây viêm não thường là
các vi rút arbo (trong đó có vi rút viêm não Nhật Bản), vi rút herpes, các vi rút
đường ruột (như EV 71 gây bệnh tay chân miệng), sởi, quai bị và các vi rút
khác mà ta chưa biết rõ, ... Do các triệu chứng lâm sàng rất khó phân biệt giữa
các chủng vi rút do đó việc chẩn đoán nguyên nhân phải thông qua việc xét
nghiệm xác định vi rút. Như vậy, bệnh viêm não Nhật Bản chỉ là một trong
những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm não vi rút ở nước ta. Từ trước
những năm 1997, khi nước ta bắt đầu triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh viêm
não Nhật Bản, nguyên nhân gây viêm não vi rút chủ yếu là vi rút viêm não
Nhật Bản chiếm tới 61,3% trong tổng số các ca viêm não vào năm 1995. Nhờ
kết quả phòng bệnh của chương trình triển khai tiêm vắc xin viêm não Nhật
Bản tại nước ta, số trường hợp viêm não do vi rút viêm não Nhật Bản đã giảm
đáng kể, đến nay chỉ còn chiếm khoảng 10-15% tổng số các trường hợp mắc
bệnh viêm não vi rút. Vi rút gây viêm não Nhật Bản tồn tại trên một số loài
chim, lợn, chuột... và trên muỗi. Muỗi vừa là ổ chứa, vừa là môi giới truyền vi
rút sang người, muỗi truyền viêm não Nhật Bản ở Việt Nam chủ yếu là loài
muỗi Culex Tritaeniorhynchus.
Tại nước ta, viêm não vi rút xảy ra rải rác quanh năm, giai đoạn năm
2001-2004 ghi nhận số mắc cao, trung bình 2.000-2.200 trường hợp/năm, 10



2
năm trở lại đây số trường hợp mắc viêm não vi rút trung bình giảm còn
khoảng 1.000-1.200 trường hợp/năm, có từ 20-50 trường hợp tử vong. Trong
đó bệnh viêm não Nhật Bản ghi nhận 200 -300 trường hợp mắc, bệnh thường
tăng cao vào các tháng mùa hè.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước ghi nhận 62 trường hợp mắc viêm
não Nhật Bản. Số mắc rải rác, chủ yếu tại các tỉnh khu vực miền Bắc, miền
Nam. Các tỉnh, thành phố có số mắc cao là Hưng Yên, Nghệ An, Hà Nội, Sơn
La, Điện Biên Khánh Hòa, Kiên Giang và Kon Tum.
Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê hàng năm ước chừng có 2000 – 3000
trường hợp mắc Hội chứng não cấp (HCNC) do virut, trong đó khoảng 30% 40% nguyên nhân là virut viêm não Nhật bản B, được xác định bằng kỹ thuật
MAC – ELISA, như vậy vẫn còn tới 60% - 70% số các trường hợp HCNC có
chẩn đoán là VNVR không rõ nguyên nhân.
Theo kết quả giám sát bệnh viêm não vi rút của hệ thống giám sát
thường xuyên, số mắc viêm não vi rút thường tập trung cao ở 5 tỉnh miền núi
phía Bắc gồm: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lạng Sơn, Yên Bái.
Vi rút viêm não Nhật Bản (VNNB) là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây viêm não do vi rút tại châu Á. Bệnh lây truyền khi người bị
muỗi mang vi rút đốt. Véc tơ truyền bệnh VNNB quan trong nhất là muỗi
Culex trong đó muỗi Culextritaeniorhynchus và Culex vishnui có khả năng
truyền bệnh cao nhất và là vec tơ chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam và khu vực
Châu Á. Hiện nay có khoảng 3 tỉ người sống trong vùng lưu hành dịch
VNNB. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có ít nhất 50.000 ca VNNB ở châu
Á mỗi năm, trong đó, khoảng 10.000 ca tử vong và có tới 30%-50% số người
sống sót có những di chứng nghiêm trọng về tâm thần hoặc thần kinh. Cho
đến nay, tiêm vắc xin vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh VNNB.
Tại Việt Nam vắc xin VNNB được tiêm cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi trong
chương trình Tiêm chủng Mở rộng tại một số huyện trọng điểm dịch từ năm



3
1995, đến năm 2014 được triển khai trên toàn quốc đã làm giảm đáng kể số ca
mắc viêm não Nhật Bản tại Việt Nam.
Điện Biên là một tỉnh được biết đến là khu vực có lưu hành VNNB và
vắc xin VNNB bắt đầu được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở
rộng từ năm 2005 trên phạm vi toàn tỉnh cho đối tượng trẻ từ 1 -5 tuổi
Trong năm 2016 toàn tỉnh ghi nhận 107 ca mắc VNVR đã lấy mẫu xét
nghiệm được 49 trường hợp trong đó có 15 trường hợp dương tính với
VNNBB
Trong bối cảnh như vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nhận xét đặc
điểm dịch tễ học bệnh Viêm não Nhật Bản B trên địa bàn tỉnh Điện Biên
năm 2014 - 2016” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ bệnh Viêm não Nhật bản B trên địa bàn tỉnh
Điện Biên năm 2014-2016.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số điểm đại cương về Viêm não vi rút
Viêm não vi rút (VNVR) là một quá trình bệnh lý nhiễm vi rút cấp tính
xảy ra ở tổ chức nhu mô não, do nhiều loại virút có ái lực với tế bào thần kinh
gây ra. Đặc điểm lâm sàng đa dạng, nhưng chủ yếu biểu hiện là hội chứng não
cấp gây rối loạn ý thức với nhiều mức độ khác nhau. Nguyên nhân gây
VNVR rất đa dạng và đến nay đã xác định được trên 100 loại vi rút có khả
năng gây VNVR với phân bố và mức độ trầm trọng khác nhautrong đó vi rút
viêm não Nhật Bản là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây
viêm não ở trẻ em.
1.1.1. Tác nhân VNVR

Các tác nhân phổ biến gây viêm não do vi rút: Vi rút Herpes, Vi rút
đường ruột, Vi rút Arbo, Paramyxovirus và một số nguyên nhân khác,….
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học VNVR
Các bệnh VNVR do muỗi truyền được phân bố rộng rãi trên thế giới.
Mỗi bệnh được định hình theo vùng địa lý đặc trưng, có liên quan đến đặc
điểm sinh lý và sinh thái học của muỗi véc tơ truyền bệnh. Bệnh VNVR ngựa
miền Đông lưu hành ở phía đông và bắc của Trung Mỹ, vùng giáp ranh
Canada, rải rác ở khu vực trung và nam Mỹ và các đảo vùng Caribe.
Ở Việt Nam, nhất là ở miền Bắc, bệnh VNNB thường xuất hiện tản phát
hàng năm, có tính mùa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tần số mắc cao nhất
vào tháng 6. Năm 1985 ghi nhận vụ dịch VNNB rất lớn ở khu vực miền Bắc.
Kết quả điều tra dịch tễ huyết thanh học trên quần thể lợn và người cho thấy vi
rút VNNB phân bố rộng rãi ở mọi nơi nhưng bệnh nghiêm trọng ở các tỉnh
đồng bằng châu thổ sông Hồng và trung du bắc bộ với tỷ lệ mắc hàng năm dao


5
động từ 5–7/100.000 dân trong những năm 80 và đầu thập kỷ 90. Từ năm 1993,
Việt Nam đã sản xuất được vắc xin phòng VNNB, đến năm 1997 vắc xin được
đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tiêm miễn phí cho trẻ từ 1–
5 tuổi tại các huyện nguy cơ cao. Đến nay tỷ lệ mắc VNNB đã giảm đáng kể.
Tuy nhiên, tại các khu vực miền núi phía Bắc, số mắc vẫn khá cao.
Bệnh VNVR do muỗi truyền khác và các VNVR do ve truyền chưa được
điều tra, nghiên cứu nhiều tại Việt Nam.
1.1.3. Nguồn truyền nhiễm
Ổ chứa: ổ chứa thiên nhiên là súc vật hoang dã như các loài động vật có
xương sống, chim, dơi, gặm nhấm, bò sát, lưỡng cư, hoặc các loài muỗi, ve
truyền bệnh đặc hiệu.
Thời gian ủ bệnh: 5 – 15 ngày.
Thời kỳ lây truyền: Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người mà

qua véc tơ là muỗi hoặc ve truyền bệnh. Ở người thời kỳ khởi phát cũng
không phát hiện vi rút trong máu. Thời gian nhiễm vi rút huyết trong các loài
chim khoảng 2 – 5 ngày, trong súc vật khoảng 7 – 10 ngày. Muỗi và ve nhiễm
vi rút sau khi hút máu có thể truyền bệnh suốt đời và có thể truyền sang thế hệ
sau qua trứng.
1.1.4. Phương thức lây truyền
VNVR không truyền trực tiếp từ người sang người mà thường qua véc tơ
truyền bệnh là muỗi hoặc ve.
Các loài muỗi truyền vi rút gây viêm não: viêm não tủy ngựa miền Đông
do Culiseta melanura, viêm não tủy ngựa miền Tây do Culex tarsalis, VNNB do
Culex tritaeniorhynchus, viêm não Murray Valley do Culex annulirostris, …
Các loài ve truyền vi rút gây viêm não: Ixodes persulcatus ở miền đông
Liên bang Nga, Ixodes ricinus ở miền Tây và các nơi khác của Châu Âu,


6
Ixodes cookie ở miền đông Canada, Hoa Kỳ. Ấu trùng ve nhiễm vi rút do hút
máu các súc vật nhiễm như chim, loài gậm nhấp và các loài có vú khác.
1.1.5. Tính cảm nhiễm
Trẻ em và người già thường có tính cảm nhiễm cao với bệnh VNVR do
muỗi truyền. Mọi người đều có cảm nhiễm với VNVR do ve truyền. Sau khi
mắc bệnh, kể cả những trường hợp nhiễm vi rút thể ẩn đều được miễn dịch.
1.1.6. Đặc điểm lâm sàng của VNVR
1.1.6.1. Đặc điểm lâm sàng
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ở mức độ nghiêm trọng và tiến
triển khác nhau tùy thuộc loại tác nhân gây bệnh và thể trạng người bệnh.
Phần lớn bị nhiễm vi rút không có biểu hiện triệu chứng. Trường hợp mắc
bệnh nhẹ thường có sốt, đau đầu hoạc biểu hiện viêm màng não vô khuẩn.
Trường hợp nặng có biểu hiện cấp tính lúc khởi phát, sốt cao, đau đầu, có dấu
hiệu màng não, sững sờ, mất định hướng, hôn mê, run, đôi khi co giật (nhất là

ở trẻ nhỏ) và liệt cứng. Tỷ lệ tử vong từ 0,3 – 60%, trong đó tỷ lệ tử vong cao
nhất do mắc VNNB, viêm não Murray Valley và viêm não tủy ngựa miền
đông. Tỷ lệ mắc bệnh để lại di chứng thần kinh xảy ra với tần số khác nhau
tùy thuộc vào tuổi của bệnh nhân, và tác nhân gây bệnh, trong đóVNNB,
viêm não Murray Valley và viêm não tủy ngựa miền đông thườngđể lại di
chứng nặng nề hơn. Bệnh VNVR Trung Âu do ve truyền có thể bệnh nhẹ,
nhưng tiến triển kéo dài (khoảng 3 tuần). Bệnh VNVR Viễn Đông do ve
truyền còn gọi là bệnh viêm não xuân-hạ Nga thường có cơn động kinh cục
bộ, liệt mềm và vài di chứng khác.
Biểu hiện lâm sàng/cận lâm sàng của ca bệnh VNVR gồm:
- Sốt cao 38 – 400C; đau đầu, buồn nôn, nôn; co giật, cổ cứng
- Rối loạn ý thức, li bì, trạng thái sững sờ, mất định hướng, có cử động bất
thường (run giật, múa vờn), hôn mê, nói chậm hoặc không nói được, liệt cứng


7
- Có ứ đọng nhiều đờm dãi
- Xét nghiệm máu thường thấy bạch cầu không tăng hoặc tăng ít
- Dịch não tủy trong, tăng tế bào bạch cầu và chủ yếu là tế bào lympho
1.1.6.2. Cận lâm sàng
Xét nghiệm máu:
- Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng nhẹ hoặc bình thường.
- Điện giải đồ, đường huyết thường trong giới hạn bình thường.
Xét nghiệm dịch não tuỷ (DNT):
- Tế bào trong dịch não tuỷ:
- Hầu hết (85% trường hợp) có tăng nhẹ tế bào (trên 5 đến vài chục tế
3

bào/mm ), chủ yếu là tế bào lympho. Tuy nhiên ở lần chọc ống sống thắt lưng
đầu tiên (giai đoạn sớm) hoặc ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch...không thấy

3

3

tăng tế bào trong dịch não tuỷ lớn hơn 500/mm , số ít có thể >1000/mm (hay
gặp trong viêm não ngựa miền Đông, viêm não California, viêm não do virút
quai bị ...).
- Một số VNVR không tăng tế bào lympho, thường gặp do EBV, CMV
và HSV.
- Một số viêm não có tăng bạch cầu neutro trong DNT (hay gặp trong
viêm não ngựa miền Đông, viêm não do virút ECHO 9, một số virút đường
ruột khác). Tuy nhiên những trường hợp xét nghiệm DNT có bạch cầu neutro
tăng chậm (sau >48 giờ), cần phân biệt với các căn nguyên do vi khuẩn, hoặc
các căn nguyên khác.
- Một số trường hợp (khoảng 20% trường hợp VNVR do HSV, CTFV và
3

viêm não California) trong DNT có thể có hồng cầu >500 tế bào/mm .
Xét nghiệm sinh hoá trong dịch não tuỷ:
- Protein: bình thường hoặc tăng nhẹ dưới 1g/l.


8
- Glucose: đa số bình thường, đôi khi tăng nhẹ.
 Xét

nghiệm tìm căn nguyên trong dịch não tuỷ:

- Kỹ thuật PCR (khuyếch đại acid nhân virút) trong dịch não tuỷ: hiện
nay đang được sử dụng rộng rãi và được xem như một kỹ thuật cơ bản trong

chẩn đoán VNVR ở các nước tiên tiến, đặc biệt VNVR do CMV, EBV, virút
thuỷ đậu và virút đường ruột.
- Tìm kháng nguyên trong dịch não tuỷ: những trường hợp nghi ngờ
VNVR do HSV có thể tìm kháng nguyên glycoprotein của HSV trong dịch
não tuỷ. Nhưng xét nghiệm này cần phải làm sớm trong tuần đầu của bệnh.
- Phát hiện kháng thể đặc hiệu chống virút trong dịch não tuỷ và trong
huyết thanh. Các xét nghiệm này cần được làm hai lần, cách nhau 2 tuần để
xác định biến động của kháng thể. Khi xác định kháng thể đặc hiệu chống
virút typ IgM trong dịch não tuỷ và trong huyết thanh cũng có giá trị chẩn
đoán. Chỉ số kháng thể đặc hiệu chống virút trong dịch não tuỷ so với trong
huyết thanh khi ≥ 1,5 lần cũng có giá trị chẩn đoán.
1.1.6.3. Di chứng do VNVR
Nếu bệnh nhân VNVR không tử vong có thể để lại nhiều loại di chứng
khác nhau, trong đó chủ yếu là các di chứng về tâm thần kinh.
- 80% viêm não ngựa miền Đông có di chứng nặng về thần kinh.
- VNVR ít gây di chứng: EBV, California, VN ngựa Venezuela.Tỷ lệ và
mức độ di chứng phụ thuộc vào tuổi, tình trạng ý thức của bệnh nhân khi vào
viện. Bệnh nhân hôn mê sâu, Glasgow ≤ 6 điểm thì dễ tử vong hoặc để lại
những di chứng nặng. Bệnh nhân ≤ 30 tuổi và ít rối loạn ý thức: thường khỏi,
di chứng nhẹ...
1.2. Đặc điểm của bệnh Viêm não Nhật bản
Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh viêm não-màng não cấp tính
do virút VNNB có ổ chứa thiên nhiên gây ra và bệnh được lây truyền qua


9
muỗi đốt. Đây là một bệnh nghiêm trọng nằm trong hội chứng não cấp (Acute
Encephalitis Syndrome - AES). Sau thời gian ủ bệnh từ 5 đến 15 ngày, thể
điển hình bệnh sẽ xuất hiện theo 3 giai đoạn:
 Giai đoạn tiền triệu khoảng từ 1đến 6 ngày. Bệnh nhân có sốt, thường

kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn.
 Giai đoạn viêm não cấp tính: Tiếp tục sốt cao 38C- 40C, đau đầu,
cứng gáy. Có dấu hiệu thần kinh trung ương khư trú như co giật, run giật tự
nhiên. Run giật là dấu hiệu thường gặp và thường thấy ở ngón tay, lưỡi, mi
mắt. Co giật cũng là đặc điểm lâm sàng thường gặp, nhất là ở trẻ em. Có thể
có những cơn co giật toàn thân với những cử động run giật lặp đi lặp lại rất dữ
dội. Có thể có rối loạn ý thức, hôn mê.
 Giai đoạn hồi phục: Bệnh nhân có thể được hồi phục chức năng vận
động, nhưng chậm và có thể để lại di chứng liệt cứng ở chi trên hoặc chi dưới
và/hoặc di chứng rối loạn tinh thần, mất ổn định về tình cảm, thay đổi cá tính.
Tỷ lệ tử vong từ 0,3% - 60% tuỳ theo thời gian phát hiện sớm bệnh và trình
độ kỹ thuật hồi sức cấp cứu chống phù não, suy hô hấp, trụy tim mạch và
chống bội nhiễm vi khuẩn.
1.2.1. Tác nhân gây bệnh;
Tác nhân gây bệnh là virút VNNB (Japanese Encephalitis virus). Trong
bảng phân loại các virút động vật, người ta xếp virút VNNB vào nhóm các
virút arbo (Arborvirus) thuộc họ Flaviviridae, giống virút flavi (Flavivirus)
cùng với các virút dengue, virút sốt vàng, virút viêm não miền tây sông Nile,
virút viêm não Saint Louis.
Virút VNNB có dạng hình cầu, đường kính trung bình từ 40-50 nm. Về
mặt cấu trúc, vi rút VNNB gồm có lõi của vi rút được cấu tạo bởi a xít
ribonucleic (ARN) sợi đơn, là vật liệu di truyền của vi rút, bao quanh bởi
nucleocapxit là nucleoprotein. Hai thành phần này cấu tạo thành hạt vi rút


10
(virion). Hạt vi rút có vỏ bọc bên ngoài với bản chất là glycoprotein. Đây là
kháng nguyên bề mặt có tính ngưng kết hồng cầu nên gọi là kháng nguyên
ngưng kết hồng cầu và có hoạt tính trung hoà.
Vi rút VNNB có 3 loại protein kháng nguyên: protein lõi (hoặc C) là

nucleoprotein bao lấy ARN vi rút, protein màng (hoặc M) và protein vỏ V3
(hoặc E) là glycoprotein. Trong các loại protein cấu trúc này thì protein kháng
nguyên vỏ (E) nằm trên bề mặt của hạt virút đóng vai trò quan trọng nhất
trong phản ứng đầu tiên giữa sự hấp phụ của virút trên tế bào chủ và tạo ra
kháng thể miễn dịch bảo vệ cơ thể.
1.2.2. Đường lây truyền của bệnh Viêm não Nhật bản
Bệnh VNNB không lây truyền virút từ người sang người mà phải lây
truyền qua vectơ trung gian là một số loài muỗi Culex (Cx): Cx.
tritaeniorhynchus, Cx. vishnui và Cx. gelidus. Muỗi cái hút máu súc vật ở giai
đoạn bị nhiễm virút huyết sẽ trở thành muỗi bị nhiễm virút VNNB có thể
truyền bệnh suốt đời và truyền virút VNNB sang thế hệ sau qua trứng.
Có nhiều loài muỗi được coi là có khả năng truyền virút VNNB nhưng
Cx.tritaeniorhynchus, Cx. vishnui được xác định 1à có khả năng truyền bệnh
cao nhất và trở thành vectơ chủ yếu truyền virút VNNB cho người ở miền Bắc
Việt Nam cũng như ở Châu Á Cx. tritaeniorhynchus, Cx. vishnui và Cx.
gelidus sinh sản ở ruộng lúa nước, nhất là ở ruộng mạ và muỗi được sinh sản
nhiều trong mùa mưa. Muỗi phát tán rộng trên cánh đồng, nên thường gọi là
muỗi đồng ruộng. Thông thường khoảng từ chiều tối đến đêm, từ cánh đồng
muỗi bay về các chuồng trại để kiếm ăn, hút máu súc vật. Nếu chuồng gia súc
gần nhà thì muỗi có thể bay vào nhà và hút máu người. Cx. tritaeniorhynchus
có thể bay xa tới 1,5 km và nó cũng được phát hiện ở ngọn cây cao trên mặt
đất khoảng 13 – 15 m, là nơi mà muỗi có thể lây truyền virút VNNB rộng rãi


11
giữa các loài chim. Muỗi được phát triển một số lượng lớn trong thời gian
ngắn ngay sau khi mưa nhiều, đó là lý do bùng phát dịch.
Thời gian lây truyền của vật chủ là thời gian bị nhiễm virút huyết. Thông
thường thời gian bị nhiễm virút VNNB trong máu ở chim từ 2-5 ngày và ở lợn
từ 2- 4 ngày với hiệu giá virút đủ để gây nhiễm cho muỗi vectơ là 10 4 LD50.

Thời gian ủ bệnh của muỗi vectơ là 14 ngày sau khi hút máu động vật bị
nhiễm virút VNNB.
1.2.3. Ổ chứa vi rút viêm não Nhật bản
Ổ chứa virút tiên phát quan trọng nhất trong thiên nhiên là các loài chim,
dơi có thể gặp ở một số loài bò sát. Ổ chứa virút thứ cấp là súc vật nuôi gần
người, quan trọng nhất là lợn, sau đó là các súc vật khác như trâu, bò, dê, cừu,
chó, khỉ ....
Chu trình chim - muỗi của virút VNNB cũng được coi 1à quan trọng
trong việc duy trì và phát triển virút VNNB trong thiên nhiên. Thời gian
nhiễm virút huyết thường xảy ra ngay sau khi bị nhiễm virút VNNB của cả 2
loài chim hoang dại và chim nuôi trong nhà.
Chu trình lợn – muỗi rất quan trọng không chỉ để duy trì virút VNNB
trong thiên nhiên mà còn là nguồn virút VNNB quan trọng nhất lây sang
người, bởi vì :
-

Chỉ số lợn bị nhiễm virút VNNB trong thiên nhiên cao hơn cả.

-

Sự xuất hiện virút VNNB trong máu lợn thường xảy ra ngay sau

khi lợn bị nhiễm virút.
-

Thời gian nhiễm virút huyết ở lợn kéo dài từ 2 đến 4 ngày với

hiệu giá virút VNNB trong máu đủ để gây nhiễm cho muỗi Culex (Cx.)
tritaeniorhynchus.
-


Sự lây truyền của virút VNNB từ lợn sang lợn đã được thử

nghiệm bằng muỗi Cx. tritaeniorhynchus nuôi trong phòng thí nghiệm.


12
-

Muỗi Cx. tritaeniorhynchus ưa thích hút máu lợn trong thiên

nhiên.
Số lượng lớn quần thể lợn cảm nhiễm mới từ 6-8 tháng tuổi được thay
thế hàng năm cho lò mổ
1.2.4. Chu trình vi rút VNNB trong thiên nhiên
Muỗi

Người

Muỗi


Chim

Chim

Muỗi

Muỗi
Chu trình chim


Lợn

Lợn
Muỗi

Chu trình lợn

1.2.5. Tính cảm nhiễm và sức đề kháng
Tất cả những người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được gây miễn dịch
đầy đủ đều có cảm nhiễm và có thể bị mắc bệnh. Những người sau khi bị mắc
VNNB ở các thể lâm sàng khác nhau, nhiễm thể ẩn đều có khả năng được
miễn dịch bền vững.
Những nơi có bệnh VNNB lưu hành địa phương nặng thì bệnh xảy ra
chủ yếu ở trẻ dưới 15 tuổi, chiếm tỷ lệ tới 95%, trong đó số trẻ bị bệnh từ 1
đến 10 tuổi chiếm đa số. Cũng ở nơi này, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất thuộc nhóm
trẻ 1- 4 tuổi. Tuy nhiên sau khi triển khai vắc xin VNNB ở Việt Nam tỷ lệ
mắc bệnh cao thường gặp ở trẻ từ 5-15 tuổi.
1.2.6. Các biện pháp phòng chống
Tiêm vắc xinVNNB là biện pháp phòng chống lâu dài, duy nhất có hiệu
quả. Hiện nay trên thế giới có 3 loại vắc xin đang được sử dụng chủ yếu: vắc
xin bất hoạt chế từ não chuột; vắc xin bất hoạt chế từ nuôi cấy tế bào thận


13
chuột đất vàng; vắc xin sống giảm độc lực chế từ chủng virut SA-14-14-2 trên
tế bào thận chuột đất vàng tiên phát.
Vắc xin bất hoạt chế từ não chuột: Lần đầu tiên được phép sử dụng ở
Nhật Bản năm 1954, là vắc xinđược sử dụng rộng rãi nhất. Một số nước đã
sản xuất vắc xin này: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam,

Thái Lan.
- Lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản: (Liều 0,5-1ml)
Liều 1: thời điểm 0.
Liều 2: Sau 1-2 tuần.
Liều 3: Sau 12 tháng kể từ khi tiêm mũi 2.
- Tiêm nhắc lại: Vùng lưu hành bệnh: 1 mũi/3-4 năm. Tuy nhiên hiện nay
chương tình TCMR chưa áp dụng lịch tiêm nhắc.
1.2.7. Giám sát bệnh viêm não Nhật bản
1.2.7.1. Định nghĩa trường hợp nghi ngờ viêm não Nhật bản
Một trường hợp nghi VNNB là bất kỳ một trường hợp nào có triệu
chứng Sốt đột ngột tại bất cứ thời điểm nào trong năm và có MỘT hoặc
NHỮNG triệu chứng sau:


Thay đổi tình trạng tinh thần (bao gồm các dấu hiệu như nhầm lẫn,

mất phương hướng, hôn mê hoặc khả năng nói bị thay đổi)


Rối loạn vận động (co giật, co cứng, cử động bất thường, liệt).

(Cần phân biệt dấu hiệu co giật này với co giật do sốt đơn thuần ( ở trẻ
từ 6 tháng đến dưới 6 tuổi xảy ra trong vòng 15 phút và hồi phục ý thức sau
co giật 1 giờ).
1.2.7.2. Chẩn đoán ca bệnh
Các trường hợp nghi VNNB theo định nghĩa trên sẽ được chẩn đoán xác
định hoặc loại bỏ theo các tiêu chuẩn sau:


14

- Chẩn đoán VNNB xác định: Một trường hợp nghi ngờ VNNB được
lấy mẫu bệnh phẩm dịch não tủy và/hoặc huyết thanh đúng quy định có kết
quả chẩn đoán IgM dương tính bằng phương pháp MAC-ELISA.
- Loại bỏ không phải là VNNB: Một trường hợp nghi ngờ VNNB được
lấy mẫu bệnh phẩm dịch não tủy và/hoặc huyết thanh đúng quy định có kết
quả chẩn đoán IgM âm tính bằng phương pháp MAC-ELISA.
- Không rõ: Một trường hợp nghi ngờ VNNB mà không lấy được mẫu
bệnh phẩm dịch não tủy hoặc huyết thanh hoặc mẫu bệnh phẩm không đúng
quy định hoặc kết quả xét nghiệm IgM không rõ.
Ngoài phương pháp MAC-ELISA tìm IgM còn có nhiều phương pháp
chẩn đoán khác: phân lập vi rút VNNB từ dịch não tủy hoặc huyết thanh,
PCR phát hiện bộ gene vi rút VNNB, phát hiện kháng thể IgG (trong trường
hợp này hiệu giá kháng thể đặc hiệu với vi rút VNNB tăng 4 lần hoặc cao hơn
trong huyết thanh giai đoạn hồi phục so với giai đoạn cấp tính.
1.3. Tình hình bệnh viêm não Nhật bản trên thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có ít nhất 50.000 ca VNNB ở châu Á
mỗi năm, trong đó, khoảng 10.000 ca tử vong và có tới 30% - 50% số người
sống sót có những di chứng nghiêm trọng về tâm thần hoặc thần kinh.
1.4. Tình hình bệnh viêm não Nhật bản B ở Việt Nam
Trong các năm 2014-2015, ghi nhận tỷ lệ dương tính với vi rút VNNB
tăng (13,4 -18,5%) và xuất hiện một số ổ dịch qui mô nhỏ. Số mắc tập trung tại
một số tỉnh miền núi như: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang,
Gia Lai. Phân bố ca mắc chủ yếu gặp ở nhóm trẻ lớn chưa tiêm vắc xin VNNB
hoặc tiêm chưa đủ mũi. Theo kết quả giám sát điểm VNNB của dự án Tiêm
chủng mở rộng tại 5 tỉnh (Thái Bình, Quảng Ngãi, Gia Lai, Bình Dương và
Bến Tre), kết quả giám sát Viêm não màng não tại Bệnh viện Nhi Trung ương,
Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và kết quả giám sát phòng xét


15

nghiệm tại các phòng xét nghiệm Viêm não Nhật Bản của Viện Vệ sinh dịch tễ
Trung ương và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, trong 2 năm 2014-2015,
ca VNNB gặp nhiều ở trẻ từ 1 tuổi trở xuống, chiếm 42,4% tổng số ca VNNB
trong năm 2014-2015. Nhóm tuổi từ 2-9 tuổi chiếm tỷ lệ 45,5%. Độ tuổi 10 –
15 tuổi có số ca mắc ở mức 10,2% tổng số ca VNNB trong thời gian này.
Nhóm tuổi trên 15 tuổi có số ca mắc rất ít, chỉ chiếm 1,9%.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do thời điểm, diện triển khai không
đồng nhất và tỷ lệ tiêm chủng tại các địa phương không đồng đều nên tỷ lệ
bao phủ vắc xin VNNB ở trẻ dưới 15 tuổi tại các địa phương có sự khác biệt.
Ngoài ra, tại một số địa phương khó khăn việc bao phủ tỷ lệ tiêm chủng văc
xin viêm não Nhật Bản đạt thấp.
Trong năm 2014, tại tỉnh Sơn La ghi nhận 201 ca mắc VNVR, trong đó
có một vụ dịch viêm não Nhật Bản B với số mắc lên tới trên 100 trường hợp,
tử vong 21 trường hợp. 133 trường hợp được xét nghiệm trong đó 42 trường
hợp dương tính với VNNBB, chiếm 31,6%. Trong năm 2015, ghi nhận 161 ca
mắc VNVR rải rác ở 12/12 huyện, thành phố, tử vong 07 trường hợp. Số mắc
tập trung cao vào các tháng 6,7,8. Có 116 trường hợp được lẫy mẫu xét
nghiệm trong đó 44 trường hợp dương tính với VNNBB chiếm 37,9%.
1.5. Tình hình bệnh viêm não Nhật bản B tại Điện Biên
Trong năm 2014 toàn tỉnh ghi nhận 100 ca mắc VNVR, tử vong 3 trường
hợp. Tổng số mẫu bệnh phẩm (dịch não tủy và huyết thanh) là 39 trường hợp
được xét nghiệm trong đó 18 trường hợp dương tính, chiếm 46,15%.
Năm 2015 toàn tỉnh ghi nhận 65 ca mắc VNVR, tử vong 01 trường hợp.
Tổng số mẫu bệnh phẩm (dịch não tủy và huyết thanh) là 39 trường hợp được
xét nghiệm trong đó 18 trường hợp dương tính, chiếm 46,15%.
Trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã ghi nhận 119 ca mắc
VNVR, tử vong 05 trường hợp. Số mắc tập trung cao vào các tháng 5,6,7,8.


16

Có 66 trường hợp được lẫy mẫu xét nghiệm trong đó 18 trường hợp dương
tính với VNNBB chiếm 27,3%.

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại các địa bàn của tỉnh Điện Biên có báo cáo
ghi nhận các trường hợp viêm não Nhật bản B.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Thực hiện từ tháng 01/2017 đến tháng 8/2017
2.3. Đối tượng nghiên cứu
2.3.1. Đối với nghiên cứu hồi cứu
- Hồi cứu các mẫu điều tra ca bệnh chẩn đoán xác định VNNBB từ năm
2014-2016
2.3.2. Đối với nghiên cứu tiến cứu
- Các ca VNVR được giám sát, điều tra lấy mẫu chẩn đoán xác định
VNNBB từ 01/01/2014 đến 31/12/2016.
2.4. Các báo cáo và sổ sách liên quan
- Sổ theo dõi bệnh nhân VNVR/VNNBB
- Báo cáo tổng kết công tác phòng dịch năm 2014, 2015, 2016.
- Báo cáo kết quả tiêm chủng năm 2014-2016.
2.5. Phương pháp nghiên cứu:
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu
2.5.2. Kỹ thuật thu thập thông tin
- Hồi cứu thông tin từ các báo cáo bệnh truyền nhiễm, sổ theo dõi bệnh
nhân, sổ theo dõi kết quả xét nghiệm, phiếu điều tra ca bệnh (Từ tháng
01/01/2014 đến 31/12/2016).
- Hồi cứu các kết quả tiêm chủng chiến dịch và tiêm chủng thường xuyên.



17
2.6. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu:
- Chọn mẫu chủ đích: 205 ca bệnh VNVR nghi VNNBB được giám sát,
lấy mẫu chẩn đoán xác định từ 01/01/2014 đến 31/12/2016.
2.7. Chỉ số, biến số:
2.7.1. Chỉ số
Mục tiêu
Tên chỉ số
nghiên cứu
I. Đặc điểm dịch tễ học
1. Theo nhóm Tỷ lệ mắc VNNBB
tuổi
theo nhóm tuổi

2.Theo giới

3. Theo địa

4. Theo thời
gian
5. Yếu tố dịch
tễ học
6. Kết quả
XN huyết
thanh
7. Tiêm vắc
xin phòng

Định nghĩa


Công cụ
thu thập

Số mắc VNNB một nhóm tuổi
= ............................................... x 100.000
Tổng số ca mắc VNNBB
Số mắc VNNBB ở một giới

Tỷ lệ mắc VNNBB
theo giới

= ............................................. x 100

Tỷ lệ tiêm vắc xin

= ................................................ x 100

Phiếu điều
tra; Sổ theo
Tổng số mắc
dõi bệnh
Số mắc VNNBB theo địa dư
nhân mắc
Tỷ lệ mắc VNNB B
= ....................................... x100.000
VNNBB, sổ
theo địa dư
tổng số mắc
theo dõi kết

5.1 Chỉ số mắc theo Số mắc VNNBB theo tháng qua các năm
quả xét
tháng
2014, 2015, 9 tháng 2016
nghiệm trên
5.2. Phân bố mắc
Tổng số mắc VNNBB/năm/Tổng dân số toàn tỉnh từ
VNNBB theo năm
năm đó x 100.000
2014, 2015
Tỷ lệ có tiếp xúc Số ca có tiền sử tiếp xúc dịch tễ học/ tổng và 2016
dich tễ học
số ca bệnh
Số mẫu dương tính
Tỷ lệ mẫu dương
= .............................................. x 100
tính với VNNBB
tổng số mẫu giám sát
Số mắc VNNBB có tiêm vắc xin

bệnh
8. Dấu hiện
lâm sàng

Tỷ lệ có các dấu
hiệu lâm sàng

9. Kết quả
điều trị


Tỷ lệ điệu trị khỏi,
di chứng, tử vong

tổng số mẫu giám sát
Số mắc có : RL tri giác, RL vận động
= ................................................ x 100
tổng số mẫu giám sát
Số mắc điều trị khỏi, di chứng, tử vong
= ................................................ x 100


18
tổng số mẫu giám sát
II. Hiểu biết về bệnh VNNBB (đánh giá bệnh nhân >15 tuổi; người chăm sóc đối với bệnh
nhân <15 tuổi; Người sống cùng gia đình đối với bệnh nhân đã tử vong)
10. Mức độ

Tỷ lệ hiểu biết

nguy hiểm

đúng là bệnh nguy

của bệnh

hiểm

11. Đường

Tỷ lệ hiểu biết


lây truyền của đúng về đường lây
bệnh

truyền bệnh

12. Bệnh có

Tỷ lệ hiểu biết là

phòng được

bệnh có thể phòng

không

chủ động

13. Cách
phòng bệnh

Số hiểu biết là bệnh nguy hiểm/ tổng số ca
bệnh
Số hiểu biết đúng về đường lây truyền/ tổng Phiếu điều
số ca bệnh
Số hiểu biết có phòng được / tổng số ca
bệnh

13.1. Bằng tiêm


Số hiểu biết tiêm chủng để phòng bệnh /

vắc xin

tổng số ca bệnh

13.2. Bằng phòng

Số hiểu biết phòng chống muỗi đốt để

tránh muỗi đốt

phòng bệnh / tổng số ca bệnh

13.3. Bằng các biện
pháp khác (ăn uống
vệ sinh, không tiếp
xúc với nguời
bệnh,...)

tra

Phiếu điều
tra

Số hiểu biết phòng bệnh bằng các biện pháp
khác / tổng số ca bệnh


19

2.7.2. Biến số
STT

Biến số

A. Thông tin chung
1
Tuổi
Giới
2

Định nghĩa
Tính theo năm dương lịch
Nam, nữ

Phương pháp
thu thập

Phỏng vấn
Phỏng vấn/quan
sát
Trình độ học vấn
Cấp học cao nhất mà người Phỏng vấn
3
phỏng vấn đạt được
4
Khu vực đang sống Địa điểm gia đình đang sinh sống Phỏng vấn
Số trẻ đang được Tổng số trẻ gia đình hiện đang Phỏng
vấn/
5

nuôi dưỡng tại gia nuôi dưỡng
quan sát
đình.
Tiêm vắc xin
Việc truyền kháng nguyên vào cơ Phỏng vấn
thể nhằm kích thích hệ thống miễn
6
dịch phát triển sự miễn dịch thích
ứng đối với một căn bệnh
B. Thông tin lâm sàng
Ngày khởi phát
Ngày đầu tiên xuất hiện các triệu Phỏng vấn
7
chứng của bệnh
Ngày nhập viện
Ngày đầu tiên bệnh nhân được Phỏng vấn
8
đưa đến bệnh viện gần nhất
Rối loạn tri giác
Có những biểu hiện: nhầm lẫn, Phỏng vấn
9
mất định hướng, không nói
được, lơ mơ, hôn mê
Rối loạn vận đông Có những biểu hiện: co giật, co Phỏng vấn
10
cứng, cử động bất thường, liệt
Chuẩn đoán cuối Những kết luận cuối cùng của Phỏng vấn
11
cùng
bệnh nhân

Kết quả điều trị
Kết quả cuối cùng sau một thời Phỏng vấn
12
gian điều trị tại cơ sở y tế
Di chứng
Những gì để lại sau khi điều trị Phỏng vấn
13
khỏi
2.8. Công cụ nghiên cứu;
- Sổ theo dõi bệnh nhân viêm não


20
- Phiếu điều tra ca nghi viêm não Nhật bản B.
- Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm.
- Sổ lưu kết quả tiêm chủng các năm 2014, 2015, 2016.
- Báo cáo kết quả chiến dịch tiêm vắc xin phòng Viêm não Nhật bản B.
2.9. Các biện pháp hạn chế sai số:
- Tập huấn cán bộ tham gia nghiên cứu.
- Hồi cứu kết quả xét nghiệm của tuyến tỉnh và Trung ương phân tích trả lời.
2.10. Nhập, xử lý, phân tích số liệu:
- Số liệu được nhập vào máy tính bằng chương trình EPIDATA để hạn
chế những sai sót khi nhập số liệu. Tất cả các phiếu đều được vào máy tính 2
lần sau đó sử dụng chương trình kiểm tra phát hiện và sửa chữa những sai sót
do nhập số liệu.
- Số liệu được phân tích tính toán và lập thành các bảng số liệu thông
qua sử dụng chương trình phần mềm SPSS 15
2.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Chỉ dùng kết quả nghiên cứu cho mục đích nâng cao sức khỏe cộng đồng.
- Kết quả này sẽ được sử dụng trong xây dựng kế hoạch phòng chống

bệnh viêm não Nhật bản chủ động bằng cách tăng tỷ lệ tiêm vắc xin tại địa
phương trong những năm tới.


21

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1: Số ca mắc VNVR được xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán
xác định (tổng số ca mắc Viêm não vi rút)
Tổng số ca
Năm
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Tổng
Nhận xét:

nghi VNNB
32
66
107
205

Số mẫu xét nghiệm
n
32
39
49
120


%
100
59.1
45.8
58.5

Số không lấy được
mẫu xét nghiệm
n
%
0
0
27
40.9
58
54.2
85
41.5

Số liệu thu thập được từ năm 2014 đến 2016 cho thấy Điện Biên có 205
ca VNVR. Trong đó: số được xét nghiệm MAC – ELISA là 120 trường hợp
(chiếm 58,5% tổng số ca). Tỷ lệ bệnh nhân VNVR được làm xét nghiệm thấp
nhất là 45,8 trong năm 2016, cao nhất năm 2014 đạt 100% số trường hợp
VNVR được làm xét nghiệm. Trong giai đoạn 2014-2016 có 85 trường hợp
không được làm xét nghiệm trong đó năm 2016 là 58 trường hợp, năm 2015
là 27 trường hợp. Kỹ thuật xét nghiệm MAC –ELISA được thực hiện tại khoa
xét nghiệm viêm não Viện VSDTTW và khoa xét nghiệm Trung tâm Y tế Dự
phòng tỉnh Điện Biên



22
Bảng 3.2: Kết quả xét nghiệm (tổng số ca được lấy mẫu xét nghiệm):
Số ca lấy

Số mẫu (+)

mẫu XN

n

%

n

%

Năm 2014

32

16

50.00

16

50.00

Năm 2015


39

21

53.85

18

46.15

Năm 2016

49

15

30.61

34

69.39

120

52

43,3

68


56,7

Năm

Tổng
Nhận xét:

Sỗ mẫu (-)

Trong số 120 trường hợp VNVR được xét nghiệm MAC- ELISA có 52
trường hợp dương tính với vi rút viêm não nhật bản (chiếm 43,3%). Trong đó
thấp nhất là năm 2016 có 15 trường hợp, cao nhất năm 2015 có 21 trường hợp,
năm 2014 là 16 trường hợp. Còn lại 68 trường hợp âm tính (chiếm 56,7%).
Bảng 3.3: Phân bố mắc VNNB ở Điện Biên theo nhóm tuổi từ năm
2014-2016
Nhóm tuổi

Số mắc

Tỷ lệ mắc/100.000 người

Dưới 1

3

5,4

1-4


7

2,6

5-9

22

6,1

10-14

9

2,5

Trên 15

11

0,9

Tổng

52

2,3


23


Biểu đồ 3.1: Phân bố mắc VNNB ở Điện Biên theo nhóm
tuổi từ năm 2014-2016
Nhận xét:
Từ biểu đồ 1 cho thấy phân bố mắc VNNB theo nhóm tuổi giai đoạn
2014-2016, bệnh tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi dưới 15 tuổi. Tỷ lệ mắc
VNNB/100.000 dân ở nhóm tuổi tương ứng, cao nhất ở nhóm 5 đến 9 tuổi sau
đó đến trẻ dưới 1 tuổi, sau đó đến 2 nhóm 1 đến 4 tuổi và 10 đến 14 tuổi, thấp
nhất là nhóm trên 15 tuổi. Tỷ lệ mắc/100.000 dân trên địa bàn tỉnh trong giai
đoạn này là 2,3/100.000 dân.
Bảng 3.4: Phân bố mắc VNNB theo giới tính tại tỉnh Điện Biên
Giới tính

Số mắc

%

Nam

33

63

Nữ

19

37

Tổng


52

100


24

Biểu đồ 3.2: Phân bố mắc VNNB theo giới tính tại tỉnh Điện Biên
Nhận xét:
Sự phân bố của bệnh VNNB theo giới trong giai đoạn 2014-2016 cho
thấy nam chiếm 63%, nữ chiếm 37% số trường hợp
Bảng 3.5: Phân bố theo nghề nghiệp.
Năm 2014
Nghề nghiệp

n

Năm 2015

%

n

Năm 2016

%

n


%

Tổng
n

%

Nông dân
Cán bộ
Công nhân
Tiểu thương
Tổng
Nhận xét:

Bảng 4.6: Phân bố theo trình độ học vấn
Trình độ

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

học vấn

n

n

n


%

%

%

Tổng
n

%


25
Mù chữ
Tiểu học
THCS
THPT
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.7: Phân bố theo địa dư:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11

Tên huyện
TP.Điện Biên
Điện Biên Đông
H.Điện Biên
Mường Ảng
Mường Chà
Mường Lay
Mường Nhé
Nậm Pồ
Tủa Chùa
Tuần giáo
Địa phương khác
Tổng số

Số mắc
2
10
11
0
2
1
9
10
2
1
4

52

Tỷ lệ mắc/100.0000 dân
1,2
5,3
3,2
0
1,5
3,0
7,9
7,0
1,3
0,4


×