Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

THỰC TRẠNG mắc mù lòa DO một số BỆNH gây mù có THỂ PHÒNG TRÁNH được ở NHỮNG NGƯỜI từ 50 TUỔI tại một số TỈNH MIỀN bắc, VIỆT NAM, năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN DUY THẮNG

THỰC TRẠNG MẮC MÙ LÒA DO MỘT SỐ BỆNH
GÂY MÙ CÓ THỂ PHÒNG TRÁNH ĐƯỢC
Ở NHỮNG NGƯỜI TỪ 50 TUỔI TẠI
MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC, VIỆT NAM, NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN DUY THẮNG

THỰC TRẠNG MẮC MÙ LÒA DO MỘT SỐ BỆNH
GÂY MÙ CÓ THỂ PHÒNG TRÁNH ĐƯỢC
Ở NHỮNG NGƯỜI TỪ 50 TUỔI TẠI
MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC, VIỆT NAM, NĂM 2015


Chuyên ngành : Y tế công cộng
Mã số
: 60720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. LÊ THỊ TÀI
2. TS. MAI QUỐC TÙNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô
Trường Đại học Y Hà Nội, phòng Đào tạo Sau đại học đã quan tâm, tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Thị Tài – cô
giáo đã dìu dắt, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
viết Luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng chân thành cảm ơn TS. Mai Quốc Tùng, mặc dù công việc
chuyên môn rất bận nhưng Thầy cũng đã luôn dành thời gian giúp đỡ, giải
đáp những thắc mắc, khó khăn về mặt chuyên môn tôi gặp phải trong quá
trình làm nghiên cứu.
Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương,
lãnh đạo và các đồng nghiệp phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Mắt Trung
Ương đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập nâng cao thêm
kiến thức, giúp đỡ, tạo điều kiện trong công việc cũng như góp ý trong quá
trình làm Luận văn tốt nghiệp.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình và người thân trong gia đình tôi đã khuyến
khích, động viên, chia sẻ cùng tôi trong cuộc sống, công tác cũng như việc

học tập nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
NGUYỄN DUY THẮNG


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:

- Phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Y Hà nội
- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
- Hội đồng chấm luận văn cao học khóa 23

Tôi tên là: Nguyễn Duy Thắng, học viên lớp cao học Y tế công cộng
khóa 23.
Hiện nay tôi đang công tác tại phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Mắt
Trung ương
Tôi xin cam đoan:
- Tôi được Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế là cơ quan chủ quản đề
tài: “Đánh giá nhanh các bệnh gây mù có thể phòng tránh tại 14 tỉnh, Việt
Nam, 2015” cho phép tham gia với nhiệm vụ cán bộ tham gia nghiên cứu và
được phép sử dụng số liệu của 5 tỉnh là Tuyên Quang, Điện Biên, Phú Thọ,
Bắc Ninh, Nam Định để thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
- Các kết quả trình bày trong Luận văn là hoàn toàn chính xác, trung thực
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Lê Thị Tài và TS. Mai Quốc Tùng.
- Công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác đã được công bố.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2016
Học viên


Nguyễn Duy Thắng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMTW Bệnh viện Mắt Trung ương
BYT

Bộ Y tế

CBYT

Cán bộ y tế

CSM

Chăm sóc mắt

CSMBĐ

Chăm sóc mắt ban đầu

CSR

Cataract Surgical Rate
Phẫu thuật đục thủy tinh thể

CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
DR


Diabetic Retinopathy
Bệnh võng mạc đái tháo đường

ĐTTT

Đục thể thủy tinh

ĐTĐ

Đái tháo đường

GM

Giác mạc

PCML

Phòng chống mù lòa

RAAB

Rapid Assessment of Avoidable Blindness
Đánh giá nhanh mù lòa có thể phòng tránh được

TKX

Tật khúc xạ

TL


Thị lực

TTT

Thể thủy tinh

TW

Trung ương

WHO

World Health Organization:
Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mù loà là một trong những vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng ở
Việt Nam. Mù lòa không những làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm khả
năng lao động mà nó còn tăng nguy cơ gặp các tai nạn thương tích, chấn
thương, tăng gánh nặng cho cộng đồng chính vì vậy các chi phí cho mù lòa
cũng tạo ra các gánh nặng về kinh tế cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Một
cuộc điều tra đánh giá chi phí do khiếm thị triển khai tại Úc cho thấy chi phí
trực tiếp của việc điều trị bệnh về mắt ở Úc là 1,8 tỷ đô la Úc và chi phí gián
tiếp cộng thêm vào 8 tỷ đô la Úc để chi trả thường xuyên hàng năm cho chăm
sóc mắt ở Úc [1]. Như vậy, chúng ta cần phải giải quyết gánh nặng mù lòa
này đem lại ánh sáng cho người dân.
Mặt khác, tỉ lệ phát triển dân số hàng năm là 1,08% năm 2014 [2] và
theo tác giả Hoàng Phi Hùng xu hướng lão hoá dân số cũng bắt đầu tăng ở
Việt Nam [3]. Điều đó sẽ gây ra sự gia tăng nhanh chóng số ca mắc mới các
bệnh liên quan đến sự lão hóa, bao gồm cả mù lòa. Các cơ sở chăm sóc mắt
tại Việt Nam cần phải tăng cường hoạt động phòng chống mù lòa để hạn chế
được số mắc mới hàng năm và làm giảm số tồn đọng mù lòa trong tương lai.
Theo kết quả của điều tra “Đánh giá nhanh các bệnh gây mù có thể
phòng tránh”(Rapid Assessment of Avoidable Blindness – RAAB) do Bệnh
viện Mắt Trung ương (BVMTW) thực hiện với sự giúp đỡ về kỹ thuật và tài
chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại 16 tỉnh, đại diện cho các vùng
sinh thái và kinh tế xã hội khác nhau ở Việt Nam năm 2007. Kết quả cho thấy,
tỷ lệ mù lòa theo tuổi và giới ở người từ 50 tuổi trở lên ở Việt Nam là (3,1%)
(với độ tin cậy 95%, dao động từ 2,8 đến 3,4%) và ước tính hiện có 385.800
người, 83% tổng số người mù ở Việt Nam được cho là có thể phòng chữa
được: bao gồm (66%) là do đục thủy tinh thể (ĐTTT) dao động từ 24,1% 85,1%, tiếp theo là bệnh phần sau của nhãn cầu với (16,6%) (dao động từ


10

8,5% - 27,5%), sẹo giác mạc do nguyên nhân khác mắt hột chiếm (5,6%) (015,6%), biến chứng phẫu thuật (4,1%), teo nhãn cầu (3,2%), tật khúc xạ

(2,5%) và mắt hột (1,7%) [4].
Từ năm 2007 tới nay, tình hình mù lòa đã có nhiều thay đổi, một phần
là do hiệu quả của các hoạt động phòng chống mù lòa, phần khác cũng do sự
cải thiện của kinh tế xã hội và ý thức của người dân đối với chăm sóc mắt.
Chúng ta muốn xây dựng một kế hoạch hành động quốc gia thì cần có những
thông tin chính xác, tin cậy về các nhu cầu, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của
các cơ sở chăm sóc mắt (CSM) trong nước; các số liệu về phòng chống mù
lòa phải được cập nhật, liên tục và chính xác. Vì vậy, cần có một cuộc điều tra
đánh giá tình hình mù lòa mới ở một số tỉnh trong tất cả các vùng sinh thái
của Việt Nam để thu thập những thông tin về tình hình mù lòa và các trở ngại
ngăn cản người dân tiếp cận các dịch vụ CSM.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu“Thực trạng
mắc mù lòa do một số bệnh gây mù có thể phòng tránh được ở những
người từ 50 tuổi tại một số tỉnh miền Bắc, Việt nam, năm 2015” nhằm mô tả
thực trạng mù lòa hiện nay tại một số tỉnh phía Bắc đồng thời tìm hiểu một số
yếu tố liên quan tới mù lòa tại các tỉnh này. Từ đó chúng tôi sẽ đưa ra những
khuyến nghị phù hợp, đồng thời làm cơ sở góp phần xây dựng chiến lược
Quốc gia phòng chống mù loà (PCML) và CSM giai đoạn 2015-2020, giúp
người dân phòng tránh được mù lòa do những bệnh gây mù có thể phòng
tránh được, góp phần cải thiện, nâng cao sức khỏe người dân.
Mục tiêu nghiên cứu
1.

Mô tả thực trạng mắc mù lòa do một số bệnh gây mù có thể phòng
tránh được ở những người từ 50 tuổi trở lên tại một số tỉnh miền Bắc,
năm 2015.


11


2.

Phân tích một số yếu tố liên quan tới mù lòa ở những người từ 50 tuổi
trở lên tại các tỉnh trên năm 2015.


12

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
Đánh giá thị lực (TL) trong điều tra RAAB tuân theo những định nghĩa
sau đây của WHO [4]
1.1.1. Mù: thị lực hiện có của mắt tốt hơn có thị lực <3/60 (bao gồm cả mù do
tật khúc xạ) trong đó thị trường không được đánh giá. Thị lực này cũng được
đo với kính lỗ và theo như định nghĩa mù của WHO ( ở mức độ 3 của tổn
thương thị lực).
Bảng 1.1: Phân loại mức độ tổn thương thị lực theo Tổ chức Y tế thế giới (1)
Năm 1975, Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG – WHO) đã đưa ra bảng
phân loại mức độ tổn thương giảm thị lực và mù loà để áp dụng cho tất cả các
nước như sau:
Thị lực của mắt tốt nhất với kính điều chỉnh (3)

Mức độ
giảm thị lực
(2)

Xếp loại

0


Thị lực
“Bình thường”

1

2

Thị lực thấp (hoặc
tổn thương thị lực
nhẹ)
Thị lực thấp
(hoặc tổn thương
thị lực trầm trọng)

3

Mù độ I

4

Mù độ II

5

Mù độ III

Tối đa dưới
Tối thiểu bằng hoặc hơn
6/6

6/18
20/20
20/70
10/10 (1,0)
3/10 (0,3)
6/18
6/60
20/70
20/200
3/10 (0,3)
1/10 (0,1)
6/60
3/60 (ĐNT xa 3 mét)
20/200
20/400
1/10 (0,1)
1/20 (0,05)
3/60
1/60
(Đếm ngón tay xa 3 mét) (Đếm ngón tay xa 1 mét)
20/400
5/300 (20/1200)
1/20 (0,05)
1/50 (0,02)
1/60 (Đếm ngón tay
xa 1 mét)
Phân biệt được ánh sáng
5/300(20/1200)
(ST+)
1/50 (0,02)

Không thấy ánh sáng ST (-)


13

(1) Phỏng theo phân loại quốc tế về bệnh tật. Chỉnh lý năm 1975.
Geneva, WHO, 1977.
(2) Nếu xét về thị trường thì bệnh nhân có thị trường không rộng hơn
10° nhưng hơn 5° quanh điểm định thị trung tâm sẽ được xếp vào mức 3;
Những bệnh nhân có thị trường không rộng hơn 5° được xếp vào mức 4, dù
cho thị lực trung tâm còn tốt.
(3) Đối với 4 mức độ giảm thị lực đầu tiên, những dòng số khác nhau
trong mỗi ô của 2 cột thị lực nêu lên mức độ thị lực như nhau theo các loại ký
hiệu khác nhau. Dòng đầu là ký hiệu dùng với bảng Snellen cách 6 mét (và, ở
nơi nào làm theo cách này, khả năng đếm ngón tay xoè rộng ở khoảng cách
tương ứng), dòng thứ 2 là ký hiệu tương đương khi dùng với loại bảng đo
cách 20 thước Anh (foot), dòng thứ 3 theo ký hiệu số thập phân.
Ở Việt Nam, chúng ta thường đánh giá thị lực theo ký hiệu số thập phân với
mức độ tổn thương thị lực theo quy định của WHO. Nghĩa là thị lực của mắt
tốt hơn với kính điều chỉnh < 3/10 gọi là người thị lực thấp. Thị lực của mắt
tốt hơn với kính điều chỉnh < đếm ngón tay 3m gọi là người mù.
1.1.2. Một số định nghĩa được sử dụng trong nghiên cứu
-

Mù: Thị lực hiện có ở mắt tốt hơn dưới 3/60

-

Đục thủy tinh thể: Đục thuỷ tinh thể là tình trạng thấu kính trong suốt
bên trong mắt trở nên mờ đục, làm cho các tia sáng đi vào mắt bị chặn

lại không tới võng mạc nên mắt nhìn không rõ.

-

Tật khúc xạ (TKX) là từ chung chỉ các tật cận thị, viễn thị và loạn thị
của mắt. Khi mắt bị TKX tức là mắt có thiếu sót ở các thành phần
quang học (như giác mạc, thể thủy tinh) làm cho ánh sáng đi vào mắt
qua các thành phần này không tạo thành tiêu điểm rõ nét trên võng
mạc, như vậy, mắt bị TKX nhìn đồ vật sẽ bị nhòe, mờ, không rõ nét.


14

-

Glôcôm: là một bệnh cấp cứu nhãn khoa có đặc trưng gây tăng áp lực
trong mắt làm giảm thị lực, thu hẹp thị trường , teo thị thần kinh và gây mù.

-

Bệnh mắt hột: là một viêm mạn tính của kết mạc và giác mạc.

-

Sẹo giác mạc do mắt hột: Sẹo trên kết mạc là các đoạn xơ trắng nhỏ,
dải sẹo, hình sao mạng lưới. Sẹo gây co kéo cạn cùng đồ - mi cụp vào.

-

Sẹo giác mạc: Sẹo đục giác mạc che mờ hoặc che lấp diện đồng tử.


-

Quặm (lông xiêu): Có từ 1 lông xiêu trở lên cọ vào nhãn cầu, hoặc
bệnh nhân mới nhổ lông xiêu.

-

Thoái hóa hoàng điểm tuổi già: Bệnh thoái hóa điểm vàng là do
hoàng điểm bị thoái hóa làm cho thị lực của con người bị suy giảm và
gây mất thị lực ở vị trí vùng trung tâm.

-

Teo nhãn cầu: là khi nhãn cầu nhỏ lại thì mắt không thể thấy được và
không có phương pháp trị liệu nào cứu vãn được.

1.2. Một số nguyên nhân gây mù:
1.2.1. Đục thủy tinh thể
Là tình trạng thuỷ tinh thể mất tính trong suốt và trở nên mờ đục, làm cho các
tia sáng đi vào mắt bị chặn lại không tới võng mạc nên mắt nhìn không rõ [5].

Hình 1.1. Sự khác nhau giữa thủy tinh thể thường và thủy tinh thể đục


15

Hình 1.2. Diễn biến mắt bị đục thuỷ tinh thể
Có nhiều nguyên nhân gây đục thể thuỷ tinh:
-


Đục thể thuỷ tinh bẩm sinh, đục thể thuỷ tinh ở trẻ em
+ Đục thể thuỷ tinh bẩm sinh là đục thể thuỷ tinh có ngay từ khi trẻ

mới sinh ra.
+ Đục thể thuỷ tinh xuất hiện trong năm đầu tiên của cuộc đời được

gọi là đục thể thuỷ tinh ở trẻ em.
+ Nguyên nhân gây đục thể thuỷ tinh bẩm sinh có thể do di truyền

hoặc do bệnh của phôi trong thời kỳ mang thai.
-

Đục thể thuỷ tinh do tuổi già
+ Đục thể thuỷ tinh do tuổi già là nguyên nhân cao nhất gây giảm thị

lực ở người cao tuổi. Ở Nam Ấn Độ, tỷ lệ đục thể thuỷ tinh là
(74.6%) ở nhóm người từ 50 tuổi [6]. Ở Việt Nam (năm 2002), tỷ lệ
đục thể thuỷ tinh là ở người từ 50 tuổi là (71,3%) [7].
+ Bệnh sinh của đục thể thuỷ tinh tuổi già do nhiều yếu tố và chưa

được hiểu biết rõ ràng. Nguyên nhân gây đục thể thủy tinh tuổi già


16

là do rối loạn quá trình dị hóa glucose trong thể thủy tinh làm rối
loạn quá trình tổng hợp protêin của thể thủy tinh.
+ Đục thể thuỷ tinh do tuổi già có 3 hình thái
o Đục nhân thể thuỷ tinh

o Đục vỏ thể thuỷ tinh
o Đục thể thuỷ tinh dưới bao sau
-

Đục thể thuỷ tinh do chấn thương: Đục thủy tinh thể chấn thương xảy
ra khi thủy tinh thể tự nhiên bị tổn thương bởi sự va đập bằng vật tù,
hoặc bị vật nhọn xuyên vào mắt. Chấn thương đụng dập do vật tù làm
cho mắt cùng lúc bị ép ngắn lại theo trục dọc (trước ra sau) và phình ra
hai bên theo trục ngang của nhãn cầu. Tác động này có thể dẫn đến vỡ
hoặc rách bao trước, bao sau thủy tinh thể, vòng Zinn, làm tổn hại đến
thủy tinh thể, vỡ các mạch máu mống mắt gây xuất huyết tiền phòng.
Thủy tinh thể bị tổn thương sẽ mất tính trong suốt và trở nên đục.

-

Đục thể thuỷ tinh do bức xạ: ion hóa, sóng ngắn, bức xạ

-

Đục thể thuỷ tinh bệnh lý:
+ Bệnh đái tháo đường:
o Đục thể thuỷ tinh do đái tháo đường thực sự (hoặc đục dạng

bông tuyết) gặp ở người trẻ bị đái tháo đường không điều
chỉnh.


17

o Đục thể thuỷ tinh tuổi già ở những bệnh nhân đái tháo đường:


Về mặt chuyển hoá sự tích luỹ Sorbitol trong thể thuỷ tinh
kèm theo những biến đổi Hydrat hoá sau đó và sự tăng
Glycosyl hoá protein trong thể thuỷ tinh của đái tháo đường
có thể góp phần thúc đẩy tốc độ hình thành đục thể thuỷ tinh
do tuổi già ở những bệnh nhân đái tháo đường.
+ Bệnh giảm canxi huyết (đục thể thuỷ tinh trong bệnh Tetani): bệnh

thường ở hai mắt, biểu hiện bằng những chấm đục óng ánh ở vỏ
trước và vỏ sau, dưới bao thể thuỷ tinh và thường cách biệt với bao
bởi một vùng còn trong.
+ Đục thể thuỷ tinh sau viêm màng bồ đào.


18

1.2.2. Bệnh mắt hột và biến chứng của bệnh mắt hột
-

Khái niệm: Là viêm kết mạc dạng u hạt, có tính lây truyền cao trong
điều kiện vệ sinh kém, tiến triển mãn tính.

-

Triệu chứng: có các tổn thương đặc trưng như (hột, tăng sản nhú gai,
màng máu, lông quặm, lông xiêu. Lông quặm thường xuyên cọ sát
vào giác mạc gây viêm loét giác mạc sau đó tạo nên sẹo giác mạc
ảnh hưởng thị lực của mắt có thể dẫn tới mù lòa [8],[9]).

-


Nguyên nhân: do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra, nhưng
thường có những vi sinh vật khác phối hợp trong quá trình gây bệnh.
+ Bệnh mắt hột thường gặp ở những gia đình có điều kiện nhà ở

chật chội, nước cho sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, điều
kiện vệ sinh môi trường kém (chuồng nuôi súc vật gần nhà ở,
hố xí bẩn, xử lý phân người và gia súc không tốt,…) [9].
-

Các biến chứng của bệnh mắt hột:
+ Viêm kết mạc phối hợp, viêm bờ mi: Cương tụ kết mạc, tiết tố

(dử, ghèn), bờ mi dày đỏ, nứt kẽ mắt (mắt toét).
+ Lông xiêu, quặm.
+ Lông xiêu: có một vài lông mi cọ vào nhãn cầu.
+ Lông quặm: Sụn dày, cuộn hình lòng máng, lông xiêu nhiều,

bờ tự do của mi bị mòn vẹt.
+ Viêm loét giác mạc: chói mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt.

Cương tụ rìa. Loét trên giác mạc.


19

+ Sẹo đục giác mạc: làm giảm thị lực.
+ Viêm tắc lệ đạo, viêm mủ túi lệ: Chảy nước mắt, ấn vùng góc

trong có mủ nhày chảy ra.

+ Khô mắt: Giảm hoặc không có nước mắt hoàn toàn. Kết mạc

mất bóng, dăn deo. Giác mạc mất bóng, đục [8].

Hình 1.3. Hình ảnh mắt hột (bên trái) và hình ảnh sẹo giác mạc
do quặm mắt hột (bên phải)
1.2.3. Tật khúc xạ
Là từ chung chỉ các tật cận thị, viễn thị và loạn thị của mắt, trong đó chủ
yếu là cận thị chiếm tỉ lệ khá cao trong cộng đồng. Khi mắt bị tật khúc xạ
(TKX) tức là mắt có thiếu sót ở các thành phần quang học (như giác mạc, thể
thủy tinh) làm cho ánh sáng đi vào mắt qua các thành phần này không tạo
thành tiêu điểm rõ nét trên võng mạc, như vậy, mắt bị TKX nhìn đồ vật sẽ bị
nhòe, mờ, không rõ nét [5].
-

Cận thị


20

+

Khái niệm: là tình trạng khúc xạ của mắt trong đó các tia sáng
song song đi vào mắt được hội tụ ở trước võng mạc khi mắt ở
trạng thái nghỉ không điều tiết.

+

Triệu chứng: nhìn vật ở xa không rõ, nhìn các vật ở gần vẫn rõ,
có thể đau đầu, mỏi mắt khi nhìn xa, chảy nước mắt, có thể có

lác mắt...

Hình 1.4. Mô phỏng mắt cận thị
-

Viễn thị
+

Khái niệm: là hiện tượng các tia sáng song song đi vào mắt hội
tụ sau võng mạc khi mắt ở trạng thái nghỉ không điều tiết.

+

Triệu chứng: Nhìn mờ cả gần và xa. Hay mệt mỏi, đau đầu,
nhức mắt và chảy nước mắt vì phải điều tiết mắt liên tục

Hình 1.5. Mô phỏng mắt viễn thị
-

Loạn thị


21

+

Khái niệm: là hiện tượng các tia sáng song song đi vào mắt ở
các kinh tuyến khác nhau được hội tụ ở các khoảng cách khác
nhau khi mắt ở trạng thái nghỉ không điều tiết.


+

Triệu chứng: ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ bị méo hình hoặc bị
mờ cả khi nhìn xa và nhìn gần. Hay mệt mỏi, đau đầu, nhức mắt

Hình 1.6. Mô phỏng mắt loạn thị
1.2.4. Glôcôm
-

Khái niệm: Là một nhóm bệnh có đặc điểm chung và đặc trưng gây tổn
hại thần kinh thị giác (lõm bệnh lý và teo đĩa thị giác) dẫn đến tổn hại
chức năng thị giác (thị trường sau đó thị lực) và thường kèm theo nhãn

-

áp cao nhưng có một số trường hợp nhãn áp không cao [1],[8].
Tăng nhãn áp xuất hiện do các cấu trúc ở trong mắt bị lão hóa, mất tính
đàn hồi và đường thoát của thủy dịch bị bít kín nên thủy dịch không thể

-

thoát ra ngoài được dẫn đến áp suất trong mắt tăng lên.
Triệu chứng:
+ Mắt đỏ, mờ đi
+ Nhức 1/2 đầu, nhức mắt, nhìn đèn có quầng xanh đỏ như cầu vồng
+ Đồng tử dãn to, phản xạ đồng tử mất (-).
+ Giác mạc phù nhẹ, mờ đục, mất sắc bóng


22


Dây thần kinh thị giác

Phía
sau
mắt

Phía
trước
mắt

Áp lực tích tụ
Hình 1.7. Tăng nhãn áp do các cấu trúc ở trong mắt bị lão hóa
1.2.5. Bệnh võng mạc đái tháo đường
-

-

Khái niệm: là một trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường

Hình 1.8. Bệnh đái tháo đường gây ra những tổn thương
ở mao mạch võng mạc
Triệu chứng
+ Ở giai đoạn đầu bệnh nhân không cảm thấy gì bất thường
+ Khi bệnh tiến triển hơn có thể gặp:
• Cảm giác đốm đen (ruồi bay), hoặc các sợi màu đen trước mắt
• Nhìn mờ


23


Hình ảnh dao động
Thấy những vùng đen hoặc vùng trống trong cảnh vật
• Giảm thị lực
• Mất cảm nhận màu sắc
Nguyên nhân: nguyên nhân chính do tăng glucose huyết. Tăng glucose



-

huyết làm tổn thương mạch máu, có thể gây tắc mạch.
1.2.6. Bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già
-

Khái niệm: Điểm vàng hay hoàng điểm giúp mắt nhận biết màu sắc, chi
tiết và độ rõ nét của hình ảnh. Bệnh thoái hóa điểm vàng là do hoàng
điểm bị thoái hóa làm cho thị lực của con người bị suy giảm và gây mất
thị lực ở vị trí vùng trung tâm [8].

Điểm vàng mắt
bình thường

Điểm vàng bị
thoái hóa

Hình 1.9. Sự khác biệt mắt thoái hóa hoàng điểm
-

Triệu chứng: Thoái hóa hoàng điểm thường diễn ra từ từ và không đau,

các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể thay đổi,
+ Với thoái hóa hoàng điểm khô
• Cần tăng độ chiếu sáng khi đọc hoặc làm việc gần mắt.
• Chữ in có vẻ mờ hơn.
• Màu sắc dường như nhạt hơn và xỉn hơn.
• Mắt mờ dần.
• Điểm mù ở trung tâm thị trường cùng giảm thị lực trung tâm.
+ Với thoái hóa hoàng điểm ướt
• Méo mó hình ảnh
• Giảm thị lực trung tâm.
• Có điểm mờ ở trung tâm thị trường


24

1.2.7. Mù do một số bệnh khác
-

Chấn thương mắt: do các tai nạn thương tích gặp phải trong sinh hoạt

-

cũng như lao động
Viêm loét giác mạc để lại di chứng sẹo giác mạc
Một số bệnh nội nhãn (viêm màng bồ đào, bệnh võng mạc, dịch kính)

1.3. Các bệnh gây mù có thể phòng tránh được
Đục thủy
điều
trịPhần

được.
tinh
May
thểcác
vàtrường
tật khúchợp
xạ mù
là các
gây- 80%)
mù hoàn
cónước
thể
lớn
loànguyên
(chiếmnhân
tới 70
gặptoàn
ở các
đang phát triển đều có thể chữa trị hoặc phòng ngừa được, việc áp dụng các
biện pháp đơn giản, ít tốn kém, dễ làm và dễ được cộng đồng chấp nhận
nhưng lại có hiệu quả cao và loại mù loà đó gọi là mù loà có thể phòng tránh
được
-

Đục thủy tinh thể và tật khúc xạ là các nguyên nhân gây mù hoàn toàn
có thể điều trị được. Đây là 2 nguyên nhân chủ yếu, chiếm 60% trong
tổng số các bệnh lý gây mù theo WHO. Đục thủy tinh thể có thể phục
hồi nhanh chóng bằng phẫu thuật đơn giản, an toàn, ít tốn kém và có
thể thực hiện ngay tại cộng đồng. Tật khúc xạ thì có thể phòng tránh
thông qua giáo dục truyền thông và đeo kính đúng.


-

Glôcôm, bệnh võng mạc đái tháo đường (BVMĐTĐ), bệnh võng mạc
trẻ sinh non chiếm 15% trong tổng số các bệnh gây mù. Đây là những
nguyên nhân có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu có chương
trình sàng lọc để phát hiện sớm và theo dõi, can thiệp kiệp thời.

-

Bệnh mắt hột và các bệnh khác gây sẹo giác mạc chiếm 15% trong tổng
số các bệnh gây mù. Bệnh mắt hột chủ yếu ở các nước nghèo, đang
phát triển. Những bệnh này có thể phòng qua việc sử dụng nước sạch,
vệ sinh cá nhân và môi trường tốt và điều trị qua việc tra mỡ hoặc uống
thuốc kháng sinh. Còn sẹo giác mạc có thể do mắt hột, quặm hoặc
nguyên nhân khác có thể phòng tránh nhưng điều trị ở mức độ khó
khăn, kết quả hạn chế.


25

-

Thoái hóa hoàng điểm tuổi già, các bệnh võng mạc, bệnh lý thị thần
kinh chiếm 10% trong các nguyên nhân gây mù. Các bệnh này khó điều
trị, khó phòng ngừa hiệu quả.

1.4. Tình hình mù lòa trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Tình hình mù lòa trên thế giới
Theo thống kê trên thế giới có khoảng 39 triệu người mù, 285 triệu

người khiếm thị; người mù tập trung cao ở nhóm tuổi 50 trở lên chiếm (65%),
tuy nhiên gần 80% các nguyên nhân gây mù có thể phòng tránh và chữa trị
được [4]. Trong đó, đục thủy tinh thể (ĐTTT) là nguyên nhân dẫn đầu gây
nên mù lòa trên toàn cầu hiện nay chiếm (51%) [4] . Đục TTT chủ yếu tập
trung ở các nước Nam Á (47,8%) [10] trong đó có Việt Nam, ở một số nước
đang phát triển như Ấn Độ tỷ lệ này là 50-80% [10] , ở phía Nam Ấn Độ là
(74,6%) [11].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2014 trên thế giới có 285
triệu người được ước tính có tổn hại thị giác trong đó có 246 triệu người có
thị lực thấp và 39 triệu người bị mù. Con số trên chưa tính đến những trường
hợp tổn hại thị giác do tật khúc xạ. Trong đó có khoảng 19 triệu trẻ em bị
khiếm thị, trong đó có 12 triệu trẻ em bị khiếm thị do TKX, một nguyên nhân
gây mù dễ dàng chuẩn đoán và cấp kính và 45 triệu người lớn bị tổn hại thị
giác do tật khúc xạ [12].
Mù loà được phân bố không đồng đều trên thế giới, trên 90% số người
mù sống ở các nước đang phát triển, chỉ dưới 10% số người mù gặp tại các
nước phát triển trên thế giới. 65% số người mù có tuổi từ 50 trong khi đó
nhóm người này chỉ chiếm 20% dân số thế giới [12]. Những người già sẽ có
nguy cơ suy giảm thị lực do bệnh mắt mãn tính và quá trình lão hóa và nhóm
người này chiếm tỷ trọng cao hơn, đây là một cảnh báo cho các nước đang có


×