Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Quá trình phát triển của vấn đề nhân quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.14 KB, 7 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
…………o0o…………

TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

GVHD:

Võ Phổ

Người thực hiện: Huỳnh Phan Tôn
Huỳnh Trần Khánh Tường

MSSV: 1713549
MSSV: 1713881

Tp.HCM, 18/10/2019

Quá trình phát triển của vấn đề nhân quyền


Ý thức về nhân quyền và việc thực hiện nhân quyền là một quá trình lịch sử lâu
dài gắn với lịch sử phát triển của loài người và giải phóng con người qua các hình
thái kinh tế-xã hội và các giai đoạn đấu tranh giai cấp qua đó quyền con người trở
thành giá trị chung của nhân loại.
Khái niệm nhân quyền có nguồn gốc từ thời Hy lạp cổ dưới dạng các quyền tự
nhiên của con người như quyền được sống... Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, người
nô lệ không được coi là con người, không có và không được thừa nhận các quyền
con người. Chế độ phong kiến so với chế độ nô lệ đã là một bước tiến trong việc
giành lại quyền tự do và giải phóng con người. Giai cấp tư sản là người đầu tiên
nêu ngọn cờ nhân quyền, biết lợi dụng các tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, công


lý, vốn là yêu cầu bức thiết của nhân dân lao động, tuyệt đối hoá tự do cá nhân,
nhấn mạnh yếu tố cá nhân trong khái niệm quyền con người, “quyền tư hữu thiêng
liêng”.
Dân chủ có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên tại
Athena, Hy Lạp trong thế kỷ thứ V TCN với cụm từ δημοκρατία ([dimokratia] (trợ
giúp·thông tin)), "quyền lực của nhân dân" được ghép từ chữ δήμος (dēmos),
"nhân dân" và κράτος (kratos), "quyền lực" vào khoảng giữa thế kỷ thứ V đến thứ
IV trước Công nguyên để chỉ hệ thống chính trị tồn tại ở một số thành bang Hy
Lạp, nổi bật nhất là Anthena sau cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 TCN.
Lần đầu tiên các quyền con người được chính thức ghi trong các văn kiện quan
trọng như Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn về quyền con người và quyền
công dân của Pháp 1789, Tuyên ngôn cộng sản 1848... Tuy vậy giai cấp tư sản chỉ
tập trung nhấn mạnh quyền dân sự, chính trị, coi nhẹ quyền kinh tế, văn hoá, xã hội
là cơ sở và điều kiện quan trọng để người lao động thoát khỏi đói nghèo và bị bóc
lột. Cách mạng tháng 10 Nga đã tạo nên một phạm trù mới về quyền con người: đó
là các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội.
Từ sau chiến tranh thế giới 2, các nước XHCN đã đi đầu trong việc nêu bật các
quyền dân tộc cơ bản như bộ phận thiết yếu của các quyền tập thể, đưa ra cách đề
cập toàn diện và biện chứng hơn về nhân quyền. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã
hội của loài người, nội dung các quyền con người tiếp tục phát triển. Theo phương
pháp tiếp cận lịch sử, các quyền con người có thể được chia thành ba thế hệ, thể
hiện sự phát triển của khái niệm quyền con người qua các giai đoạn lịch sử, như
sau:


Thế hệ 1: Các quyền cá nhân trong lĩnh vực dân sự, chính trị, các quyền bình
đẳng và tự do cá nhân.
Thế hệ 2: Các quyền cá nhân trong lĩnh vực kinh tế-xã hội-văn hoá.
Thế hệ 3: Các quyền tập thể như quyền dân tộc cơ bản, tự quyết, bình đẳng giữa
các dân tộc và quốc gia; quyền phát triển, quyền thông tin, quyền được sống trong

hoà bình, trong môi trường lành mạnh...
Những tiến bộ trong việc thực hiện nhân quyền là thành quả đấu tranh của các dân
tộc bị áp bức chống đế quốc, thực dân và của nhân dân lao động chống sự bóc lột
của phong kiến, tư bản.
Như đối với các vấn đề khác, nhân quyền trong quan hệ quốc tế thể hiện xu thế
chung là vừa hợp tác, vừa đấu tranh giữa các nước, và giữa một nước với các tổ
chức quốc tế hoặc nhân vật nước khác, với những tương tác thường xuyên và lợi
ích đan xen giữa kinh tế-thương mại và chính trị, chính thức và không chính thức
không ngừng gia tăng và mở rộng. Tại các diễn đàn đa phương, vấn đề nhân quyền
tiếp tục bị lợi dụng và bị chính trị hoá mạnh.
Trong khuôn khổ LHQ, các nước phương Tây tìm mọi cách tăng cường tính chất
cưỡng chế và ràng buộc của các cơ chế nhân quyền, Các nước tích cực, nhất là đại
đa số các nước châu Á, đi đầu trong đấu tranh chống áp đặt và can thiệp của
phương Tây.

-Những nội dung cơ bản trong quan điểm Hồ Chí Minh về quyền con người:
Một là, Hồ Chí Minh quan niệm quyền của mỗi người gắn chặt và không tách rời
với quyền của dân tộc, do đó Người đã đấu tranh đòi quyền con người cho cả dân
tộc, quyền tự quyết, quyền bình đẳng dân tộc. Không dừng lại ở đó, Người đã đòi
quyền cho tất cả các dân tộc đang bị áp bức bóc lột trên thế giới. Đây là sự phát
triển, khái quát cao, đem lại những nội dung mới về quyền con người trong tư
tưởng Hồ Chí Minh thời đại mới. Điều này đã được thể hiện rõ trong Tuyên ngôn
độc lập của Việt Nam do Người trực tiếp soạn thảo và tuyên đọc tại Quảng trường
Ba Đình ngày 2-9-1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Trong đó, Người khẳng định một chân lý của thời đại mới đó là: “Tất cả các dân
tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền
sung sướng và quyền tự do”. Như vậy, từ những quyền cơ bản của con người được
mở rộng thành quyền dân tộc và gắn chặt quyền con người với độc lập dân tộc,

quyền tự quyết dân tộc là một cống hiến lý luận của Hồ Chí Minh vào kho tàng tư
tưởng nhân quyền của nhân loại.
Hai là, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh đòi quyền cho con người, mà Người còn
nhấn mạnh tới quyền làm người. Bởi vì, quyền con người không chỉ cần ăn, mặc,
ở, đi lại để tồn tại mà còn vươn lên trên cái tồn tại để hoàn thiện và phát triển bản
thân. Đó chính là quyền học tập, sáng tạo, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do,
quyền dân sự, quyền về chính trị, kinh tế - văn hóa xã hội, cũng như quyền của các
nhóm người đặc biệt trong xã hội như: quyền các dân tộc thiểu số, quyền phụ nữ,
quyền của trẻ em, quyền của nhóm người có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn cần
được xã hội quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ để họ hòa nhập với cộng đồng xã hội.
Quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại quyền bình
đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc mà Người còn bàn tới
quyền làm chủ, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền được pháp luật bảo vệ,
quyền đi lại, quyền cư trú, quyền công dân, quyền hôn nhân và xây dựng gia đình,
quyền sỡ hữu tài sản, quyền tư do tư tưởng, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

-Như vậy, có thể thấy nội dung quyền con người trong tư tưởng của Hồ Chí Minh
được phát triển rất phong phú cả về bề rộng và chiều sâu, tạo ra một hệ thống về
quyền con người theo quan điểm khoa học và cách mạng.
Chính vì lẽ đó, Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên không bao giờ được quên
“dân là chủ”.
Với quan niệm trên, trong chế độ mới, giá trị cao nhất của độc lập dân tộc là đem
lại quyền làm chủ thực sự cho người dân, phải trao lại cho dân mọi quyền hành.


Dân là chủ, nghĩa là trong xã hội nhân dân là người chủ của nước, nước là nước
của nhân dân. Các cơ quan Đảng và Nhà nước là tổ chức được dân ủy thác làm
công bộc phục vụ cho nhân dân.
Nhiệm vụ của chính quyền dân chủ là phục vụ nhân dân, cán bộ, đảng viên là đầy
tớ của dân. Là đầy tớ, là công bộc của dân, vì lợi ích chung mà gánh vác việc dân,

phải trung thành và tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân.
Cán bộ phải như những người lính vâng mệnh quốc dân mà thi hành nhiệm vụ,
thay mặt dân để ra quyết định, phải toàn tâm, toàn ý phục vụ đất nước phục vụ
nhân dân. Người nhấn mạnh: Đảng không có mục tiêu nào khác là đem lại lợi ích
cho dân.

-

Là một nhà Mác xít-Lênin nít, Hồ Chí Minh đã thấu hiểu và vận dụng sáng
tạo những tư tưởng nhân quyền mang tính khoa học và cách mạng nhân loại.
Học thuyết Mác-Lênin cho rằng, các quyền con người chỉ có được bằng con
đường đấu tranh giải phóng dân tộc và cải tạo xã hội. Hầu hết các phạm trù
“dân chủ”, “tự do”, “bình đẳng” dưới chế độ Tư bản chủ nghĩa đều bị hạn
chế bởi tình trạng bất bình đẳng về kinh tế.

Mác cho rằng: bình đẳng là một sản phẩm lịch sử, không có quyền bình đẳng trừu
tượng, muốn có bình đẳng thực sự, thì việc xóa bỏ đặc quyền giai cấp là chưa đủ
mà phải xóa bỏ bản thân giai cấp - nguồn gốc sinh ra mọi sự bất bình đẳng. Và chỉ
có một xã hội, trong đó sự phát triển tự do của mỗi con người là điều kiện cho sự
tự do của tất cả mỗi người - nói cách khác là trong xã hội cộng sản, thì các quyền
con người mới thật sự được đảm bảo, con người mới được giải phóng hoàn toàn.
Điều đó không có nghĩa phủ nhận những giá trị nhân quyền hiện đại mà là một sự
nhắc nhở những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc đảm bảo và thúc đẩy nhân
quyền. Quyền con người không thể thoát ly tính lịch sử và tính giai cấp.

-Các quyền con người về mặt xã hội, đảm bảo công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ
công dân ngày càng được phát huy. Đã kết hợp tốt giữa tăng trưởng kinh tế và giải


quyết các vấn đề xã hội. Quyền bình đẳng nam, nữ được tôn trọng. Phụ nữ tham

gia công tác xã hội và chính trị ngày càng nhiều, có mặt ở các vị trí lãnh đạo các
cấp Trung ương và địa phương.
Có thể khẳng định, Quyền con người ở Việt Nam không ngừng được phát huy và
sự tham gia tích cực của người dân vào mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của đất
nước là nhân tố quan trọng của thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Quyền con người luôn luôn gắn liền với lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào
trình độ phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước. Do vậy không thể áp đặt hoặc sao
chép máy móc các tiêu chuẩn, mô thức của nước này cho nước khác.
Trong chủ nghĩa xã hội, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội phải
có sự kết hợp hài hoà. Chúng ta coi trọng bảo đảm lợi ích cá nhân, của con người
vì đó là mục tiêu, là động lực của sự phát triển xã hội. Đồng thời đảm bảo lợi ích
của tập thể, của cả cộng đồng xã hội.



×