Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.89 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIỀU OANH

XÂY DỰNG DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
DỰA TRÊN CƠ SỞ KIỂM SOÁT DỰ BÁO THU NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIỀU OANH

XÂY DỰNG DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
DỰA TRÊN CƠ SỞ KIỂM SOÁT DỰ BÁO THU NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Diệp Gia Luật



TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


3i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực,
khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình khoa học nghiên cứu nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2019
Người thực hiện đề tài

Nguyễn Thị Kiều Oanh


4
ii

LỜI CẢM ƠN
Trước“hết, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Đào tạo Sau đại học đã nhiệt tình giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho”tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc“biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Diệp Gia Luật đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành”luận văn này.
Bên cạnh đó, tôi“cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công
chức ngành Thuế tỉnh Đồng Tháp, những người đã tạo điều kiện hỗ trợ trong việc

cung cấp các thông”tin cần thiết về vấn đề nghiên cứu cho tôi trong quá trình tìm tư
liệu tại cơ quan.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2019
Người thực hiện đề tài

Nguyễn Thị Kiều Oanh


5
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................. v
TÓM TẮT ............................................................................................................ vi
PHẦN I. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3
2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 3
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 3
2.2. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
4. Khung phân tích, dữ liệu và cách tiếp cận ....................................................... 4
4.1. Khung phân tích .......................................................................................... 4
4.2. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 4

4.3. Cách tiếp cận ................................................................................................ 4
5. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 5
6. Kỳ vọng kết quả thực hiện luận văn ................................................................. 5
7. Tổng quan các nghiên cứu trước ...................................................................... 6
7.1. Các nghiên cứu liên quan đến quản lý thuế và lập dự toán thu NSNN........... 6
7.2. Đánh giá chung về những nghiên cứu có liên quan ....................................... 8
7.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 8
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU NSNN; DỰ BÁO VÀ DỰ TOÁN
THU NSNN NGÀNH THUẾ .............................................................................. 10


6

1.1. Cơ sở lý thuyết về thu NSNN ....................................................................... 10
1.1.1. Tổng quan về thu NSNN ......................................................................... 10
1.1.1.1. Khái niệm thu NSNN ....................................................................... 10
1.1.1.2. Đặc điểm thu NSNN ......................................................................... 10
1.1.1.3. Cơ cấu thu NSNN ............................................................................. 10
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN .................................................... 11
1.1.3. Nguyên tắc quản lý thu NSNN ngành thuế .............................................. 12
1.2. Cơ sở lý thuyết về dự báo và dự toán thu NSNN ngành thuế ................... 13
1.2.1. Dự báo thu NSNN ngành thuế ................................................................. 13
1.2.1.1. Khái quát chung ............................................................................... 13
1.2.1.2. Quy trình dự báo thu NSNN ngành thuế ........................................... 14
1.2.1.3. Các công cụ sử dụng trong dự báo thu ............................................. 15
1.2.1.4. Các phương pháp dự báo sử dụng trong lập dự toán thu NSNN ngành
thuế .................................................................................................. 17
1.2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác dự báo thu NSNN
ngành thuế........................................................................................ 21

1.2.1.6 Kiểm soát dự báo thu NSNN tại Cục Thuế ......................................... 23
1.2.2. Dự toán thu NSNN ngành thuế ................................................................ 25
1.2.2.1. Khái quát chung dự toán thu NSNN ngành thuế................................ 25
1.2.2.2. So sánh dự báo thu và dự toán thu NSNN ......................................... 27
1.2.2.3. Xây dựng dự toán thu NSNN ngành thuế .......................................... 28
1.2.3. Hệ thống thông tin phục vụ công tác dự báo thu NSNN, xây dựng dự toán
thu NSNN ngành thuế ............................................................................. 28
1.2.3.1. Khái quát chung về hệ thống thông tin phục vụ công tác dự báo thu
NSNN, xây dựng dự toán thu NSNN ngành thuế ............................... 28
1.2.3.2. Yêu cầu và nguyên tắc ...................................................................... 29
1.2.3.3. Nội dung hệ thống thông tin phục vụ công tác dự báo thu NSNN, xây
dựng dự toán thu NSNN ngành thuế ................................................. 30
1.3. Khung nghiên cứu ....................................................................................... 31


7

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 31
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG DỰ TOÁN THU NSNN
DỰA TRÊN CƠ SỞ KIỂM SOÁT DỰ BÁO THU NSNN TẠI CỤC THUẾ
TỈNH ĐỒNG THÁP ........................................................................................... 32
2.1. Giới thiệu về Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp ..................................................... 32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp ............ 32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp ......................................... 33
2.2 Thực trạng công tác xây dựng dự toán thu NSNN dựa trên cơ sở kiểm soát
dự báo thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. ....................................... 33
2.2.1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN giai đoạn năm 2016 - 2018 ...... 33
2.2.2. Phân tích thực trạng xây dựng dự toán thu NSNN dựa trên cơ sở kiểm soát
dự báo thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn năm 2016 2018 ....................................................................................................... 38
2.3. Đánh giá công tác xây dựng dự toán thu NSNN dựa trên cơ sở kiểm soát

dự báo thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp .............................................. 43
2.3.1. Thực trạng công tác xây dựng dự toán thu dựa trên phân tích dự báo thu
NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn năm 2016 - 2018 .......................... 43
2.3.2. Đánh giá công tác xây dựng dự toán thu dựa trên phân tích dự báo thu
NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn năm 2016 - 2018 ............ 44
2.3.2.1. Những kết quả đạt được.................................................................... 44
2.3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân................................................................... 45
2.4. Khảo sát ý kiến của cán bộ thuế trong quá trình dự báo thu để xây dựng
dự toán thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp ....................................... 54
2.4.1. Giới thiệu đối tượng khảo sát ................................................................... 54
2.4.2. Tổng hợp ý kiến....................................................................................... 55
2.4.2.1. Tích cực............................................................................................ 58
2.4.2.2. Hạn chế ............................................................................................ 59
2.4.2.3. Nguyên nhân .................................................................................... 61
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................. 61


8

Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG DỰ TOÁN
THU NSNN DỰA TRÊN CƠ SỞ KIỂM SOÁT DỰ BÁO THU NSNN TẠI
CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP ...................................................................... 62
3.1. Định hướng và nhiệm vụ trong xây dựng dự toán thu NSNN dựa trên cơ sở
kiểm soát dự báo thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp .............................. 62
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng dự toán thu NSNN dựa trên cơ sở
kiểm soát dự báo thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp .............................. 64
3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................................... 64
3.2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng dự toán thu NSNN dựa trên
cơ sở kiểm soát dự báo thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp............ 64
3.2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Lãnh đạo Cục Thuế....... 64

3.2.2.2. Hoàn thiện quy trình dự báo thu NSNN ............................................ 65
3.2.2.3. Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ xây dựng dự toán .............. 65
3.2.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lập dự toán
thu NSNN ......................................................................................... 66
3.3. Kiến nghị ....................................................................................................... 66
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 67
PHẦN III. KẾT LUẬN ....................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO


9
iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDP

Gross Domestic Product
(Tổng sản phẩm quốc nội)

GRDP

Gross Regional Domestic Product
(Tổng sản phẩm trên địa bàn)

GTGT

Giá trị gia tăng

NSNN


Ngân sách nhà nước

QLNN

Quản lý nhà nước

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

UBND

Ủy ban nhân dân


10
v

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 2.1: Thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp năm 2016 - 2017 và dự toán thu
Cục Thuế xây dựng năm 2018. .............................................................................. 33

Bảng 2.2: So sánh kết quả thu NSNN với dự toán Bộ Tài chính giao giai đoạn năm
2016 - 2018. .......................................................................................................... 36
Bảng 2.3: So sánh dự toán thu NSNN Cục Thuế xây dựng với ước thực hiện thu
NSNN giai đoạn năm 2016 - 2018. ........................................................................ 41
Bảng 2.4: Tổng hợp ý kiến chuyên gia về lập dự toán thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh
Đồng Tháp. ........................................................................................................... 54
Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất. ................................................................ 31
Hình 2.1: Dự toán Bộ Tài chính giao và số thu thực tế giai đoạn năm 2016 -2018. 37


11
vi

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xây dựng dự toán thu NSNN hàng năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với
ngành thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Vấn đề này được Ban
lãnh đạo Cục Thuế rất quan tâm và xem đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, góp phần hoàn thành vượt mức các
chỉ tiêu thu NSNN được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và UBND tỉnh giao. Tuy
nhiên, công tác kiểm soát dự báo thu NSNN để xây dựng dự toán thu NSNN tại Cục
Thuế tỉnh Đồng Tháp vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế nhất định như: dự báo
thu chưa khoa học, dự báo theo cảm nhận chủ quan của cán bộ phân tích dẫn đến lập
dự toán chưa đầy đủ và chưa bao quát hết nguồn thu, việc đánh giá, phân tích dự báo
thu chưa được tiến hành một cách toàn diện, sâu sắc, công tác lập dự toán thu thiếu
tính kịp thời so với thực tế, chưa phân định được những nhân tố ảnh hưởng khách
quan, chủ quan, chính yếu và thứ yếu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Xây dựng dự
toán thu NSNN dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng
Tháp” nhằm nâng cao chất lượng lập dự toán thu NSNN hàng năm là rất cần thiết.
Nghiên cứu này đã hệ thống những vấn đề về dự báo thu và dự toán thu NSNN;
phân tích, đánh giá công tác dự báo thu để xây dựng dự toán thu NSNN; từ đó đề

xuất các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng dự toán thu NSNN dựa trên cơ sở
kiểm soát dự báo thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. Các mục tiêu nghiên cứu
lần lượt được làm sáng tỏ qua việc vận dụng kết hợp nhiều phương pháp như: thu
thập thông tin, tài liệu thứ cấp để trình bày cơ sở lý thuyết có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu; quan sát thực tế, phân tích các quy trình nghiệp vụ có liên quan để thấy
được những mặt được và chưa được của việc lập dự toán hiện nay; phương pháp so
sánh, đối chiếu để thấy được bức tranh tổng quan về dự báo thu, lập dự toán và thực
hiện dự toán cùng những nguyên nhân tác động đến quá trình lập và chấp hành dự
toán; phương pháp khảo sát ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong
lập dự toán thu NSNN để luận giải, làm sáng tỏ hơn các vấn đề đã phân tích, đồng
thời làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp mang tính khả thi, hiệu quả.


12

Nghiên cứu cũng đã đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền
và đề xuất bốn nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lập dự toán thu NSNN tại
Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp dựa trên cơ sở kiểm soát các yếu tố tác động đến dự báo
thu NSNN, đó là: (1) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Lãnh đạo Cục
Thuế; (2) Hoàn thiện quy trình dự báo thu NSNN; (3) Nâng cao năng lực, trình độ
của cán bộ xây dựng dự toán; (4) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác lập dự toán thu NSNN.
Tác giả hy vọng đây là những giải pháp có ý nghĩa khoa học và thực tiễn có thể
triển khai để góp phần hoàn thiện công tác lập dự toán thu NSNN hàng năm tại Cục
Thuế tỉnh Đồng Tháp.
Từ khóa: Thu ngân sách nhà nước, dự toán, xây dựng dự toán thu, dự báo thu,
kiểm soát dự báo thu./.


13

vi

ABSTRACT
Setting annual government budget revenue estimates is one of the most
important tasks to improve the effectiveness and efficiency in tax administration so
that it could help to exceed the budget revenue assigned by the central government.
However, monitoring activities for forcasting the estimates of government budget
revenue at Dong Thap Tax Department still have had some shortcomings such as
unrealistic revenue forecast, analyst’s subjective forecast leading to inadequate and
incomprehensive estimation of revenue sources... Therefore, the research
“Developing government budget revenue estimates based on monitoring the
forecast of budget revenue in Dong Thap Tax Department” aiming at improving the
quality of setting annual government budget revenue estimates is essential.
This research has systematically raised the issues of revenue forecasting and
government budget revenue estimation; analyzed and evaluated revenue forecasting
and at the same time, make recommendations to the competent authorities and
propose four groups of solutions: (1) Strengthening the leadership of the Party
Committee, Board of Directors of Tax Department; (2) Complete the process of
forecasting Government budget revenues; (3) Improving the capability and
qualifications of estimating officers; (4) Promote the application of information
technology in setting Government budget revenue estimates.
Keywords: Government budget revenues, estimates, construction of revenue
estimates, revenue forecast, control revenue forecast./.


PHẦN I. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) đóng vai trò đặc biệt quan trọng với
mỗi quốc gia nói chung và ở cấp độ địa phương nói riêng. Nội dung phần này sẽ
phân tích để thấy được sự cần thiết của nghiên cứu “Xây dựng dự toán thu NSNN
dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp”. Ngoài

ra, phần này giới thiệu các nội dung chính về mục tiêu, câu hỏi, phương pháp, số
liệu nghiên cứu,… Bên cạnh đó, các nghiên cứu có liên quan được lược khảo để
củng cố thêm sự cần thiết của vấn đề phân tích trong luận văn.
1. Lý do chọn đề tài
Ngân sách nhà nước (NSNN)“đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là nguồn thu từ thuế. Vì vậy, dự toán thu
NSNN cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo ra nguồn lực tài chính để
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước,”phát triển kinh tế - xã hội và tạo căn cứ cho
việc điều hành thu ngân sách một cách khoa học và hợp lý. Việt Nam đang trong xu
thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đòi hỏi công tác xây dựng dự toán
thu NSNN phải thích hợp, vừa đảm bảo khuyến khích hoạt động sản xuất kinh
doanh phát triển, vừa đảm bảo mức động viên của NSNN, góp phần nâng cao chất
lượng quản lý ngân sách.
Dự báo thu NSNN ở Việt Nam hiện nay thường áp dụng nhiều nhóm phương
pháp dự báo thu khác nhau như phương pháp mô hình hoá, phương pháp chuyên gia
và nhóm phương pháp kết hợp để dự báo các vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội
và số thu NSNN để lập dự toán thu NSNN. Tuy nhiên, mỗi đơn vị, tổ chức quản lý
thu thường áp dụng phương pháp dự báo theo các mức độ khác nhau tùy thuộc vào
điều kiện cơ sở vật chất, năng lực cán bộ và mục đích nghiên cứu, quản lý. Bộ Tài
chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành có liên quan
trong việc tổng hợp, lập dự toán NSNN trình Chính phủ theo các nội dung quy định.
Trong“những năm qua, ngành thuế luôn bám sát sự chỉ đạo của Bộ Tài chính,
tập trung triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và số
thu NSNN, về xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán NSNN. Trên cơ sở rà soát lại


2

kết quả thực hiện thu của năm trước liền kề, đánh giá lại toàn bộ các nguồn thu trên
từng địa bàn theo từng khoản thu, sắc thuế, Tổng cục Thuế đã ban hành các văn bản

về việc triển khai dự toán thu ngân sách hàng năm. Trong đó, yêu cầu các Cục Thuế
thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành, kiểm soát dự báo thu
ngân sách để lập dự toán thu sát thực tế, đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng quản
lý thuế. Phát động các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán
thu NSNN được giao ngay từ những ngày đầu năm.”
Với vai trò rất quan trọng của công tác lập dự toán thu ngân sách,“Cục Thuế
tỉnh Đồng Tháp luôn quan tâm đến kiểm soát dự báo thu để có thể xây dựng được
dự toán thu thích hợp với điều kiện thực tiễn địa phương, đồng thời đáp ứng chỉ tiêu
thu NSNN do Tổng cục Thuế, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Tháp giao và
đúng quy trình, quy định pháp luật. Tuy nhiên, công tác kiểm soát dự báo thu
NSNN để xây dựng dự toán tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp vẫn còn tồn tại một số bất
cập, hạn chế nhất định như: dự báo thu chưa khoa học, dự báo theo cảm nhận chủ
quan của cán bộ phân tích dẫn đến lập dự toán chưa đầy đủ và bao quát hết nguồn
thu, số liệu ước thực hiện thu thấp so với khả năng thực hiện, việc đánh giá, phân
tích, dự báo thu chưa được tiến hành một cách toàn diện, sâu sắc, công tác lập dự
toán thu thiếu tính kịp thời so với thực tế, chưa phân định được những nhân tố ảnh
hưởng khách quan, chủ quan, chính yếu và thứ yếu.”
Ngoài ra, trình độ chuyên môn của cán bộ,“công chức làm công tác dự báo
thu, xây dựng dự toán thu NSNN còn hạn chế, kiến thức về tài chính, thuế, kinh tế
học,… chưa được đào tạo chuyên sâu nên gây khó khăn trong việc thu thập, phân
tích thông tin, dữ liệu, thiếu cơ chế trao đổi thông tin với các đơn vị trong và ngoài
ngành tài chính phục vụ quản lý thuế,… Những hạn chế này tại Cục Thuế tỉnh Đồng
Tháp làm cho việc phân tích, đánh giá dự báo thu để xây dựng dự toán thu NSNN
chưa khoa học, hợp lý nên rất cần thiết phải kiểm soát dự báo thu NSNN để nâng
cao chất lượng xây dựng dự toán thu NSNN.”
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn về công tác thu NSNN nêu trên, cùng với
tầm quan trọng đặc biệt của công tác dự báo thu NSNN đối với ngành thuế nên đề


3


tài “Xây dựng dự toán thu NSNN dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu NSNN tại
Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp” là rất cần thiết.“Đề tài sẽ phân tích thực trạng dự báo
thu để xây dựng dự toán thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp, chỉ ra những
thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc phân tích, đánh giá dự báo
thu NSNN, nhằm góp phần nâng cao chất lượng xây dựng dự toán thu NSNN đáp
ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hệ thống thuế và hiện đại hoá ngành thuế.”
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của nghiên cứu là đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng“xây dựng dự toán thu NSNN dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu NSNN
ngày càng chính xác, đạt hiệu quả cao.”
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Vận dụng lý luận về dự báo thu NSNN và dự toán thu NSNN để phân tích,
đánh giá công tác xây dựng dự toán thu NSNN dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu
NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp;
- Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng dự toán thu
NSNN dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác xây dựng dự toán thu NSNN dựa trên cơ sở kiểm soát
dự báo thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp?
- Cách thức kiểm soát dự báo thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp có
những hạn chế gì?
- Giải pháp giúp nâng cao chất lượng xây dựng dự toán thu NSNN dựa trên cơ
sở kiểm soát dự báo thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp?”
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:“Những vấn đề chung về lý thuyết và thực tiễn về
kiểm soát dự báo thu NSNN để xây dựng dự toán thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh
Đồng Tháp.”



4

- Phạm vi nghiên cứu:
+“Về nội dung: Nghiên cứu giới hạn trong phạm vi nội dung là quy trình lập
dự toán thu NSNN về thuế, tình hình thực hiện thu thuế theo dự toán giai đoạn năm
2016 - 2018, và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng dự toán thu NSNN
về thuế định hướng đến năm 2022.”
+ Dữ liệu nghiên cứu: Về thời gian từ năm 2016 - 2018, định hướng đến 2022;
về không gian tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp.
4. Khung phân tích, dữ liệu và cách tiếp cận
4.1. Khung phân tích
- Lý thuyết về thu NSNN.
- Lý thuyết về dự báo thu NSNN và dự toán thu NSNN.
-“Các quy định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền về xây dựng, lập dự toán
thu NSNN.”
4.2. Dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các số liệu dự toán, các báo cáo của
Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp, Tổng cục Thuế, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư,
từ các báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về
phát triển kinh tế - xã hội, các báo cáo kết quả thực hiện thu ngân sách hàng năm.
Nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập bằng phiếu khảo sát ý kiến các chuyên gia có
nhiều kinh nghiệm trong công tác dự báo thu, dự toán thu NSNN, để củng cố và
khẳng định các kết luận từ nghiên cứu một cách khách quan và mang ý nghĩa thực
tiễn hơn.
4.3. Cách tiếp cận
Qua quá trình nghiên cứu, cách tiếp cận để đạt được mục tiêu của đề tài là
phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên cơ sở phỏng vấn chuyên gia với các đối
tượng là: Chuyên viên và Lãnh đạo Cục Thuế trực tiếp làm hoặc trực tiếp quản lý có

nhiều năm kinh nghiệm trong công tác xây dựng dự toán thu NSNN hàng năm của
ngành thuế tỉnh Đồng Tháp. Mục đích để đánh giá tình hình quản lý và kiểm soát
dự báo thu NSNN, chỉ ra nguyên nhân hạn chế trong việc kiểm soát dự báo thu


5

NSNN, từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng xây dựng dự toán thu NSNN
dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp trong thời
gian tới. Phiếu khảo sát là gồm những câu hỏi mở để đối tượng được phỏng vấn đưa
ra ý kiến, quan điểm về xây dựng dự toán NSNN dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo
thu tại đơn vị mình hiện nay đang công tác.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp so sánh để việc trình bày luận văn
được rõ ràng và có sức thuyết phục hơn.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội
dung của luận văn gồm ba chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thu NSNN; dự báo và dự toán thu NSNN
ngành thuế.
- Chương 2:“Thực trạng công tác xây dựng dự toán thu NSNN dựa trên cơ sở
kiểm soát dự báo thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp.”
- Chương 3:“Những giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng dự toán thu
NSNN dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp.”
6. Kỳ vọng kết quả thực hiện luận văn
Trên cơ sở tìm hiểu nguyên nhân hạn chế trong công tác dự báo thu NSNN để
xây“dựng dự toán thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp,”luận văn sẽ bổ sung và
hệ thống các vấn đề về lý thuyết dự báo và dự toán thu NSNN, phân tích, đánh giá
thực trạng công tác dự báo thu NSNN để làm rõ hơn lý thuyết và thực tiễn, từ đó đề
xuất các giải pháp giúp nâng cao chất lượng xây dựng dự toán thu NSNN dựa trên
cơ sở kiểm soát dự báo thu ngày càng chính xác, đạt hiệu quả hơn tại Cục Thuế tỉnh

Đồng Tháp.
7. Tổng quan các nghiên cứu trước
7.1. Các nghiên cứu liên quan đến quản lý thuế và lập dự toán thu NSNN
Trước yêu cầu“về lập dự toán NSNN phải sát với thực tế, có đầy đủ căn cứ
khoa học, đúng quy định đòi hỏi các cơ quan, đơn vị phải có những phương pháp dự
báo phù hợp để xây dựng dự toán thu NSNN đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, đã có


6

nhiều bài viết, bài nghiên cứu khoa học, công trình luận văn, luận án,… của nhiều
tác giả nghiên cứu về vấn đề này.”
Nguyễn Thị Thùy Dương (2011)“phân tích công tác quản lý thuế ở Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.“Tác giả đã hệ thống bộ máy quản lý thuế,
thực trạng cơ sở pháp lý và nội dung quản lý thuế. Các phương pháp phân tích chủ
yếu của nghiên cứu là phương pháp hệ thống, thống kê mô tả, phân tích tổng hợp,
so sánh,”đối chiếu, công cụ phân tích định lượng bằng mô hình GTAP. Qua đó,
nhiều giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế ở Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tập trung chủ yếu vào các vấn đề: (1) Giải
quyết tốt mối quan hệ với người nộp thuế như giảm thấp chi phí tuân thủ cho người
nộp thuế, tăng cường giao tiếp thông tin với người nộp thuế; (2) Xây dựng mô hình
phân tích để dự báo và ứng dụng vào công tác quản trị thuế; tăng cường công tác
lập thống kê, báo cáo, tổng hợp trong quản trị thuế; (3) Thành lập bộ phận chức
năng tại Tổng cục Thuế chuyên trách quản lý sự thay đổi của môi trường bên trong
và bên ngoài có tác động đến hoạt động quản lý thuế, đồng thời thành lập bộ phận
chuyên quản lý, theo dõi, giám sát hoạt động của các đại lý thuế; (4) Bổ sung thêm
các quy định về giao dịch điện tử trong Luật Quản lý thuế. Tuy nhiên, do đối tượng
và phạm vi nghiên cứu là quản lý thuế ở Việt Nam nên công trình của tác giả khó áp
dụng cho một địa phương cụ thể.”
Cũng ở cấp độ quốc gia, Vũ Sỹ Cường (2017)“đánh giá việc thực hiện dự toán

ngân sách 2017 thông qua đúc kết bài học từ năm ngân sách 2016. Tác giả đã chỉ ra
bốn bài học kinh nghiệm dựa trên cơ sở đánh giá về tình hình thu, chi NSNN năm
2016 là: (1) Sự chỉ đạo điều hành kịp thời với những thay đổi của tình hình kinh tế
đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện dự toán NSNN; (2) Trong bối cảnh khó
khăn kinh tế thì việc tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý thu thuế, chống thất thu
thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng
và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới cần được quan tâm; (3) Điều chỉnh việc lập dự
toán NSNN phù hợp với những thay đổi dự kiến của tình hình kinh tế; (4) Thực
hiện các biện pháp chủ động và tích cực trong việc tiết kiệm chi tiêu từ NSNN.”


7

Tương tự,“Nguyễn Thị Minh Hạnh (2011) tiếp cận vấn đề quản lý thuế ở cấp
độ địa phương trên góc độ quản lý nhà nước về kinh tế. Phương pháp duy vật biện
chứng, điều tra khảo sát, phân tích thống kê, so sánh được sử dụng. Trong nghiên
cứu, các giải pháp tăng cường quản lý thuế của tỉnh Thái Nguyên được đề xuất
thông qua việc: hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản lý thuế của địa phương
như khái niệm quản lý thuế của địa phương, vai trò của chính quyền địa phương
trong công tác quản lý thuế, nội dung quản lý thuế của địa phương, các nhân có tố
ảnh hưởng đến quản lý thuế của địa phương. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa đề
cập đến các tiêu chí đánh giá hiệu quả việc quản lý thuế của địa phương, chưa thể
hiện rõ các nội dung phân cấp quản lý thuế giữa tỉnh - huyện - xã và tác động tới số
thu địa phương.”
Ngoài ra, Nguyễn Thị Thanh Mai (2017) đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ một
số vấn đề cơ sở lý luận về NSNN, ngân sách địa phương và quản lý nhà nước
(QLNN) đối với thu - chi ngân sách địa phương qua nghiên cứu “Hoàn thiện QLNN
đối với thu - chi ngân sách của thành phố Hải Phòng”. Tuy nhiên, tác giả chưa phân
tích được hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với thu - chi ngân sách địa phương, chưa
đưa ra được hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu lực, hiệu quả QLNN đối thu - chi

ngân sách địa phương.
Ở cấp huyện, Đàm Thị Hệ (2013) nêu lên các giải pháp nâng cao chất lượng
công tác quản lý NSNN trong một nghiên cứu điển hình tại tại thị xã Gia Nghĩa,
tỉnh Đăk Nông. Trong nghiên cứu, tác giả cũng đã hệ thống các giải pháp quản lý
NSNN cho công tác lập dự toán NSNN, chấp hành dự toán NSNN, thanh quyết toán
ngân sách và kiểm tra, thanh tra NSNN. Từ đó, sáu giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng quản lý ngân sách cấp huyện được đề xuất gồm: “(1) Công khai NSNN; (2)
Hoàn thiện quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách; (3) Tăng cường bồi
dưỡng nguồn thu; (4) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính NSNN; (5)
Nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý ngân sách; (6) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý. Hạn chế của nghiên cứu này là chưa tập trung vào vấn đề
lập dự toán thu ngân sách mà chỉ tập trung chủ yếu vào vấn đề kiểm soát chi.”


8

Tương tự,“Lê Thanh Hà (2015) đã hệ thống cơ sở lý thuyết về công tác quản
lý thu NSNN từ thuế trên địa bàn quận, huyện, đề xuất những giải pháp nhằm tăng
cường công tác quản lý thu NSNN từ thuế của Chi cục Thuế qua”nghiên cứu “Hoàn
thiện công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Ba Vì”. Tuy nhiên, tác giả
chưa đi sâu vào những hạn chế và nguyên nhân hạn chế tồn tại trong quá trình quản
lý thuế trên địa bàn.
7.2. Đánh giá chung về những nghiên cứu có liên quan
Thông qua tổng quan các nghiên cứu trên cho thấy, các nghiên cứu được thực
hiện với nhiều cấp độ quản lý thuế khác nhau: quốc gia, tỉnh/thành phố, huyện/thị
xã/thành phố trực thuộc tỉnh. Phần lớn các công trình nghiên cứu đề cập đến nhiều
khía cạnh về quản lý thu, chi NSNN, hệ thống hóa và luận giải rõ cơ sở lý luận và
thực tiễn cho việc đề xuất phương hướng, bài học kinh nghiệm,“giải pháp hoàn
thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý NSNN. Tuy nhiên, do xuất phát từ đối
tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau nên có rất ít công trình

nghiên cứu về dự báo thu NSNN. Lý luận về dự báo và xây dựng dự toán thu
NSNN đã không được nghiên cứu cụ thể.”
7.3. Khoảng trống nghiên cứu
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về quản lý thuế nhưng các công trình này vẫn
chưa đề cập và“luận giải rõ một vài vấn đề như sau:”
- Cơ sở lý thuyết về thu NSNN và dự toán thu NSNN, phương pháp lập dự
toán thu NSNN, cách thức kiểm soát dự báo thu NSNN áp dụng cho từng trường
hợp cụ thể.
- Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra các giải pháp để nâng cao chất lượng xây
dựng dự toán thu NSNN dựa trên cơ sở kiểm soát dự báo thu NSNN. Những thuận
lợi, khó khăn, nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến dự toán NSNN cũng chưa
được phân tích xác đáng.
Trên đây là một số nội dung mới mang tính thực tiễn và cấp thiết sẽ được
nghiên cứu và làm sáng tỏ trong luận văn.


9

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU NSNN; DỰ BÁO VÀ DỰ TOÁN
THU NSNN NGÀNH THUẾ
1.1. Cơ sở lý thuyết về thu NSNN
1.1.1. Tổng quan về thu NSNN
1.1.1.1. Khái niệm thu NSNN
Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần
nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu của
Nhà nước. Nguồn tài chính tập trung vào NSNN là những khoản thu nhập của Nhà
nước được hình thành trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội
dưới hình thức giá trị. Theo Luật NSNN năm 2015 của Quốc hội: Thu NSNN bao

gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà
nước; các khoản đóng góp của các tổ chức cá nhân; các khoản viện trợ và các
khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1.1.1.2. Đặc điểm thu NSNN
Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia
các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội.“Xuất phát
từ yêu cầu tồn tại, phát triển của bộ máy Nhà nước và yêu cầu thực hiện các chức
năng kinh tế - xã hội của Nhà nước nên sự phân chia đó là một tất yếu khách quan.
Đối tượng phân chia là nguồn tài chính quốc gia và là kết quả của quá trình lao
động sản xuất trong nước tạo ra được thể hiện dưới hình thức tiền tệ.”
Thu NSNN là gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù
giá trị như thu nhập, giá cả, lãi suất,... Sự vận động của các phạm trù đó vừa tác
động đến sự tăng trưởng mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của
các công cụ thu NSNN.
1.1.1.3. Cơ cấu thu NSNN
Cơ cấu thu NSNN có thể chia thành: thu trong cân đối NSNN và thu ngoài cân
đối NSNN. Thu trong cân đối NSNN là bao gồm các khoản thu thường xuyên:


10

Thuế, phí, lệ phí với nhiều hình thức cụ thể do luật định và thu không thường xuyên
bao gồm các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, thu từ hoạt động sự
nghiệp, thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và các khoản thu
khác.”Thu ngoài cân đối NSNN hay còn gọi là thu bù đắp thiếu hụt NSNN: Khi số
thu NSNN không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu và Nhà nước phải đi vay, bao gồm
các khoản vay trong nước từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội và các
khoản vay từ nước ngoài.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN
- Thu nhập GDP bình quân đầu người:“Tổng GDP phản ánh quy mô của nền

kinh tế, từ đó quyết định đến tổng thu NSNN, còn GDP bình quân đầu người là một
chỉ tiêu phản ánh trình độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, phản ánh khả
năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước. GDP bình quân đầu người là một
yếu tố khách quan quyết định mức động viên của NSNN. Do đó, khi xác định mức
độ động viên thu nhập vào NSNN mà thoát ly chỉ tiêu này thì sẽ có những ảnh
hưởng tiêu cực đến các vấn đề tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của nền kinh tế.”
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế:“Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả của đầu tư phát triển nền kinh tế nói chung và hiệu quả của các doanh nghiệp
nói riêng. Tỷ suất lợi nhuận bình quân càng lớn sẽ phản ánh khả năng tái tạo và mở
rộng các nguồn thu nhập trong nền kinh tế càng lớn, từ đó đưa tới khả năng huy
động cho NSNN. Đây là yếu tố quyết định đến việc nâng cao tỷ suất thu NSNN. Do
vậy, khi xác định tỷ suất thu Ngân sách cần căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận bình quân
trong nền kinh tế để đảm bảo việc huy động của NSNN không gây khó khăn về mặt
tài chính cho các hoạt động kinh tế.”
- Khả năng khai thác và xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên:“Đối với các
nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú thì việc khai thác và xuất
khẩu tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu to lớn cho NSNN. Với cùng một điều kiện
phát triển kinh tế, quốc gia nào có tỷ trọng xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản lớn thì
tỷ lệ động viên vào NSNN cũng lớn hơn.”


11

-“Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước: Mức độ trang trải các
khoản chi phí của Nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô tổ chức của bộ
máy Nhà nước và hiệu quả hoạt động của bộ máy đó, những nhiệm vụ kinh tế - xã
hội mà Nhà nước đảm nhận trong từng giai đoạn lịch sử, chính sách sử dụng kinh
phí của Nhà nước. Khi các nguồn tài trợ khác cho chi phí hoạt động của Nhà nước
không có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí của Nhà nước sẽ đòi hỏi tỷ
suất thu của Ngân sách cũng tăng lên. Các nước đang phát triển thường rơi vào tình

trạng nhu cầu chi tiêu của NSNN vượt quá khả năng thu, nên các Chính phủ thường
phải vay nợ để bù đắp bội chi.”
-“Tổ chức bộ máy thu nộp: Tổ chức bộ máy thu nộp có ảnh hưởng đến chi phí
và hiệu quả hoạt động của bộ máy này. Nếu tổ chức hệ thống cơ quan Thuế, Hải
quan, Kho bạc Nhà nước gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống lại thất thu do trốn, lậu
thuế thì đây sẽ là yếu tố tích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn thỏa mãn được
các nhu cầu chi tiêu của NSNN.”
1.1.3. Nguyên tắc quản lý thu NSNN ngành thuế
- Nguyên tắc thống nhất: Mọi khoản thu NSNN từ thuế phải tuân thủ theo
những quy định của Luật NSNN và phải được dự toán hàng năm được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt. Tất cả các khâu trong chu trình thu NSNN từ thuế khi triển
khai thực hiện phải đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Hoạt
động thu NSNN từ thuế phải có sự thống nhất với hoạt động kinh tế - xã hội của
từng vùng, miền, địa phương.
- Nguyên tắc dân chủ:“Sự tham gia của xã hội, công chúng thực hiện trong
suốt chu trình ngân sách, từ lập dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách, thể hiện
nguyên tắc dân chủ trong quản lý ngân sách. Sự tham gia của người dân sẽ làm cho
ngân sách được minh bạch hơn, thông tin ngân sách trung thực và chính xác hơn.”
- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Thực hiện công khai, minh bạch trong
quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định
thu, hạn chế những thất thoát và đảm bảo tính hiệu quả. Nguyên tắc công khai, minh
bạch được thực hiện trong suốt chu trình thu ngân sách từ thuế.


12

- Nguyên tắc quy trách nhiệm: Nhà nước là cơ quan công quyền, sử dụng các
nguồn lực của nhân dân thực hiện các mục tiêu đề ra. Đây là nguyên tắc yêu cầu về
trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong quá trình quản lý thu ngân sách, bao gồm:
Quy trách nhiệm giải trình về các hoạt động thu ngân sách từ thuế, chịu trách nhiệm

về các quyết định thu ngân sách từ thuế của mình; Quy trách nhiệm đối với cơ quan
quản lý cấp trên và trách nhiệm đối với công chúng, xã hội; Quy trách nhiệm yêu
cầu phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm từng cá nhân, đơn vị, chính quyền
các cấp trong thực hiện thu NSNN từ thuế theo chất lượng công việc đạt được.
- Nguyên tắc rõ ràng, trung thực, chính xác:“Mọi khoản thu phải được ghi đầy
đủ vào kế hoạch thu NSNN từ thuế, vào sổ và quyết toán thu rõ ràng. Chỉ có kế
hoạch thu NSNN đầy đủ, trọn vẹn mới phản ánh đúng mục đích, chính xác và đảm
bảo tính minh bạch của các khoản thu. Nguyên tắc này là cơ sở,”tạo tiền đề cho mỗi
người dân có thể nhìn nhận được chương trình hoạt động của chính quyền địa
phương và chương trình này phải được phản ánh ở việc thực hiện chính sách tài
chính địa phương.
1.2. Cơ sở lý thuyết về dự báo và dự toán thu NSNN ngành thuế
1.2.1. Dự báo thu NSNN ngành thuế
1.2.1.1. Khái quát chung
- Khái niệm dự báo thu: Dự báo thu là sự tiên đoán có căn cứ khoa học, mang
tính chất xác suất về mức độ, nội dung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hướng phát
triển của các nguồn thu NSNN trong thời gian nhất định ở tương lai.
- Vị trí, vai trò của dự báo thu
+ Trong công tác quản lý tài chính vĩ mô: Dự báo thu ngân sách là khâu đầu
tiên của quá trình hoạch định chính sách tài chính,“là cơ sở để chỉ đạo, điều hành
quản lý ngân sách. Là công cụ quan trọng để đánh giá đúng chất lượng công tác
quản lý thu ngân sách ở cơ quan thuế các cấp.”Cung cấp cơ sở để chủ thể quản lý
ban hành các quyết định trong quản lý thuế.
+ Trong công tác QLNN: Số liệu dự báo thu là cơ sở quan trọng để lãnh đạo
các cấp ra quyết định trong quản lý, trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích xu


×