Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Các giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng trường hợp tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 63 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

LUẬN VĂN THẠC SỸ
“CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG:
TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG THÁP”
HỒ THANH TÙNG

Đồng Tháp, tháng 6 năm 2019


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

LUẬN VĂN THẠC SỸ
“Các giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển
điện năng: Trường hợp tỉnh Đồng Tháp”
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH CÔNG

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH
HỌC VIÊN:

HỒ THANH TÙNG


LỚP:

TÀI CHÍNH CÔNG- ĐỒNG THÁP

Mã số sinh viên: 7701271520A

Đồng Tháp, tháng 6 năm 2019


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đây là đề tài nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn của
Giáo sư, Tiến sĩ Sử Đình Thành. Nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong các công trình nghiên cứu trước đây.
Số liệu trong các phụ lục, bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được thu thập từ các nguồn rõ ràng; nếu phát hiện có sự gian lận tôi sẽ chịu trách
nhiệm trước Hội đồng thi./.
Đồng Tháp, ngày 30/6/2019
Học viên

Hồ Thanh Tùng


4

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 3
MỤC LỤC ................................................................................................................... 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. 7
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .................................................................................. 8
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 9
1- SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ............................................................................ 9
2- MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................... 10
3- PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU .................................... 11
4- KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 11
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 12
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 12
1.1- CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG ...................................................... 12
1.1.1- Chính sách phát triển điện năng ............................................................... 12
1.1.2- Chí nh sách p hát triển điện ở nông thôn, ........................................... 13
1.2- CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CS PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG ... 13
1.2.1- Đầu tư phát triển điện năng .................................................................... 13
1.2.2- Đầu tư phát triển điện năng ở nông thôn,.............................................. 14
1.2.3- Đầu tư đường dây điện sau công tơ mua điện về nhà ............................. 15
1.3- VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG ............. 15
1.4- KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG Ở NƯỚC TA ........... 17
1.4.1- Khái quát ................................................................................................. 17
1.4.2- Bài học kinh nghiệm ................................................................................ 18
TÓM TẮT CHƯƠNG I ...................................................................................... 20
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG TỈNH ĐỒNG THÁP.................................... 21
2.1- CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG TỈNH ĐỒNG THÁP ................... 21
2.1.1- Về phát triển điện năng ........................................................................... 21


5

2.1.2- Về phát triển điện NLTT .......................................................................... 24

2.2- THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN .............................. 24
2.2.1- Đối với việc đầu tư CT&PT các lưới 220 kV, 110 kV ............................ 24
2.2.2- Đối với việc đầu tư CT&PT các lưới trung hạ thế .................................. 25
2.2.3- Đối với việc đầu tư CT&PT đường dây điện từ sau công tơ về nhà ..... 29
2.2.4- Đối với việc đầu tư điện NLTT ............................................................... 30
2.3- HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN ........................................... 31
2.3.1- Hiện trạng lưới điện ................................................................................. 31
2.3.2- Hiện trạng sử dụng điện ........................................................................... 31
2.4- ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ......................................................................................... 32
2.4.1- Ưu điểm và hạn chế của chính sách tài chính ......................................... 32
2.4.2- Ưu điểm và hạn chế của hiện trạng lưới điện ......................................... 36
TÓM TẮT CHƯƠNG II .................................................................................... 40
Chương 3: KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ....................................................... 41
3.1- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN NĂNG .................................... 41
3.1.1- Định hướng phát triển .............................................................................. 41
3.1.2- Mục tiêu phát triển ................................................................................... 41
3.1.3- Khối lượng lưới điện ĐTXD .................................................................... 42
3.1.4- Vốn đầu tư ................................................................................................ 42
3.1.5- Đánh giá hiệu quả KT- XH ..................................................................... 43
3.2- CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
ĐIỆN NĂNG TỈNH ĐỒNG THÁP ............................................................................ 46
3.2.1- Các giải pháp tài chính...................................................................................... 46
3.1.1.1) Giải pháp về vốn đầu tư ........................................................................ 46
3.1.1.2) Giải pháp đầu tư ................................................................................... 48
3.2.2- Các giải pháp bổ trợ .......................................................................................... 49
3.2.2.1) Giải pháp sử dụng điện TK&HQ .......................................................... 49
3.2.2.2) Giải pháp tăng cường quản lý, thực hiện quy hoạch ........................... 50
3.2.2.3) Giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ................................ 51



6

3.2.2.4) Giải pháp tham quan học tập kinh nghiệm .......................................... 51
3.2.2.5) Giải pháp tuyên truyền, vận động ........................................................ 52
3.2.3- Chủ thể thực hiện các giải pháp ........................................................................ 52
3.2.3.1) Đối với Trung ương............................................................................... 52
3.2.3.2) Đối với tỉnh Đồng Tháp ........................................................................ 54
3.2.3.3) Đối với Ngành điện .............................................................................. 56
3.2.3.4) Đối với khách hàng sử dụng điện ......................................................... 59
TÓM TẮT CHƯƠNG III ................................................................................... 60
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 62
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 63


7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCNCKT

Báo cáo nghiên cứu khả thi

BT- GPMB

Bồi thường giải phóng mặt bằng

CT&PT

Cải tạo và phát triển


ĐTXD

Đầu tư xây dựng

EVN

Tập đoàn Điện Lực Việt Nam

EVN NPT

Tổng công ty Truyền tải Điện quốc gia

EVN SPC

Tổng công ty Điện lực miền Nam

ĐMT

Điện mặt trời

PC Đồng Tháp

Công ty Điện lực Đồng Tháp

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

SDĐ


Sử dụng điện

Ngành điện

Chỉ EVN và các đơn vị thuộc EVN

NLTT

Năng lượng tái tạo

Tiêu chí N-1

“Là một tiêu chí phục vụ quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây

dựng và vận hành hệ thống điện đảm bảo khi có sự cố một phần tử xảy ra trong hệ
thống điện hoặc khi một phần tử tách khỏi vận hành để bảo dưỡng, sửa chữa thì hệ
thống điện vẫn vận hành ổn định, đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành, giới hạn vận
hành cho phép và cung cấp điện an toàn, liên tục”.


8

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Danh mục

Trang

Phụ lục 01: Thống kê kết quả thực hiện quy hoạch GĐ: 2011-2015 ................. 64
Phụ lục 02 : Thống kê lưới điện tỉnh Đồng Tháp .............................................. 66
Phụ lục 03: Thống kê chi tiết sự cố lưới 110kV ............................................... 67

Phụ lục 04: Thống kê chi tiết sự cố lưới 22kV và lưới 0,4kV ........................... 68
Phụ lục 05: Thống kê kết quả thực hiện các chỉ số đánh giá độ tin cậy cung
cấp điện của lưới trung thế .......................................................................................... 70
Phụ lục 06 : Thống kê số hộ dân sử dụng điện tỉnh Đồng Tháp ....................... 71
Phụ lục 07: Thống kê sử dụng điện tỉnh Đồng Tháp ........................................ 72
Phụ lục 08: Thống kê khối lượng lưới điện ĐTXD GĐ: 2016-2035 ................. 73
Phụ lục 09: Thống kê nhu cầu vốn GĐ: 2016-2035 ........................................... 75
Phụ lục 10: Kết quả phân tích, tính toán hiệu quả KT-XH ............................... 76


9

PHẦN MỞ ĐẦU
1- SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU
Kinh tế- xã hội (KT-XH) của tỉnh Đồng Tháp trong những năm gần đây
được triển khai thực hiện trong bối cảnh tình hình chung gặp nhiều khó khăn, thách
thức, nhưng với sự vận dụng hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương;
sự đồng thuận, nỗ lực, quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh, cộng đồng dân cư và doanh
nghiệp, đã duy trì phát triển mức khá. Tăng trưởng kinh tế trong 5 năm 2011- 2015
đạt 9,5%/năm (theo giá năm 1994).
Với vị trí khá thuận lợi, nhất là từ khi cầu Vàm Cống hoàn thành (tháng
5/2019) kết nối tuyến lộ N2 đi ngang, cùng với sự quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh,
KT- XH của Tỉnh sẽ có bước phát triển nhanh và ổn định trong thời gian tới.
Để giúp KT- XH của Tỉnh phát triển nhanh và ổn định thì nguồn điện cung
cấp phải đảm bảo an toàn, liên tục và tin cậy. Theo Báo cáo Quy hoạch điện năng
tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016- 2025 có xét đến 2035 đã phê duyệt, hiện tại lưới điện
tỉnh Đồng Tháp còn nhiều khiếm khuyết cần đầu tư CT & PT để phục vụ tốt nhu
cầu phát triển KT-XH của Tỉnh, đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện theo tiêu chí N-1.
Bên cạnh đó, các lưới hạ thế sau điện kế cụm (điện kế dùng chung) và các đường
dây hạ thế sau điện kế mua điện về nhà do người dân tự đầu tư đều không đảm bảo

an toàn theo tiêu chí điện nông thôn theo Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28
tháng 10 năm 2016 của Bộ Công Thương. Theo kế hoạch của Tỉnh đến năm 2020 sẽ
có 100% xã (119/119 xã) đạt tiêu chí điện nông thôn, nhưng đến nay chỉ mới công
nhận có 55/119 xã đạt (tỷ lệ 47,9%), cho thấy còn khá chậm so với kế hoạch. Bên
cạnh đó, tình hình tai nạn điện xảy ra cũng chưa có chiều hướng giảm theo mục tiêu
của Đề án an toàn điện GĐ: 2017-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 508/QĐUBND-HC ngày 22/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Để giải quyết những tồn tại, hạn chế trên, trong quá trình lập Quy hoạch điện
tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016- 2025 có xét đến 2035, Tỉnh đã phối hợp với đơn vị tư
vấn rà soát, đánh giá những tồn tại, hạn chế và đưa ra phương án khắc phục. Như


10

vậy, việc thực hiện Quy hoạch điện tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016- 2025 có xét đến
2035 đã phê duyệt, đồng nghĩa với việc thực hiện chính sách phát triển điện năng
của tỉnh Đồng Tháp.
Tuy nhiên, để thực hiện quy hoạch đòi hỏi kinh phí đầu tư khoảng 15.197 tỷ
đồng; trong đó, giai đoạn 2016- 2020 là 4.982,0 tỷ đồng, giai đoạn 2021- 2025 là
3.372,4 tỷ đồng, giai đoạn 2026- 2030 là 4.708,4 tỷ đồng và giai đoạn 2031- 2035 là
2.134,8 tỷ đồng.
Do kinh phí thực hiện quy hoạch quá lớn, nên việc thu xếp kinh phí để thực
hiện quy hoạch là một gánh nặng của các cấp, các ngành có liên quan; đòi hỏi các
cấp, các ngành có liên quan phải nghiên cứu tìm các giải pháp khả thi, hiệu quả, kịp
thời để thực hiện; trong đó, các giải pháp tài chính được xem là nồng cốt.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, đề tài “Các giải pháp tài chính thực hiện
chính sách phát triển điện năng: Trường hợp tỉnh Đồng Tháp” được đề xuất và
nghiên cứu là cần thiết.
2- MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
2.1- Mục tiêu
Chính sách tài chính có vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện chính

sách phát triển điện năng. Thời gian qua, chính sách tài chính đã đóng góp đáng kể
vào việc thực hiện các chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp.
Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu chính sách phát triển điện năng cần có các
giải pháp tài chính khả thi, hiệu quả, kịp thời để thực hiện.
Với lý do trên, đề tài nghiên cứu đã tập trung rà soát, phân tích, đánh giá, xác
định những ưu điểm, hạn chế của thực trạng chính sách tài chính thực hiện chính
sách phát triển điện năng; những ưu điểm, hạn chế của lưới điện tỉnh Đồng Tháp;
những tồn tại, bất cập của pháp luật, để từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp tài
chính nhằm đảm bảo thực hiện chính sách phát triển điện năng của Tỉnh.
2.2- Câu hỏi nghiên cứu


11

- Chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng tỉnh Đồng
Tháp hiện nay như thế nào? Mục tiêu chính sách phát triển điện năng tỉnh Đồng
Tháp trong thời gian tới ra sao?
- Các giải pháp tài chính để thực hiện chính sách phát triển điện năng tỉnh
Đồng Tháp trong thời gian tới là gì?
3- PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU
3.1- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, kết hợp với việc
phân tích, nhận xét, đánh giá thực trạng chính sách phát triển điện năng, chính sách
tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp; qua đó, xác
định những ưu điểm, hạn chế để xem xét, đề xuất các khuyến nghị và giải pháp
trong các giai đoạn tới.
3.2- Cách tiếp cận nghiên cứu
Sử dụng phương pháp rà soát, thống kê trên cơ sở tập hợp thông tin, số liệu
từ các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành; các báo cáo…phát triển điện
năng; nhằm xem xét, có cái nhìn tổng quan về chính sách tài chính thực hiện chính

sách phát triển điện năng, kinh nghiệm phát triển điện năng trong thời gian qua; qua
đó để có cơ sở đánh giá thực trạng chính sách tài chính thực hiện chính sách phát
triển điện năng ở tỉnh Đồng Tháp, nghiên cứu xác định mục tiêu chính sách phát
triển điện năng và đề xuất các khuyến nghị và giải pháp trong thời gian tới.
4- KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Kết cấu đề tài nghiên cứu gồm:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu;
- Chương 2: Thực trạng chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển
điện năng ở tỉnh Đồng Tháp;
- Chương 3: Khuyến nghị và giải pháp;
- Phần tài liệu tham khảo;
- Phần phụ lục các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.


12

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1- CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG
Điện năng là loại hàng hóa đặc biệt do việc sản xuất, truyền tải, phân phối và
sử dụng diễn ra đồng thời. Ngày nay, điện năng đã trở thành một dạng năng lượng
thiết yếu không thể thiếu trong đời sống xã hội và có ảnh hưởng sâu sắc đến các
hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Với lý do trên, thời gian qua Trung ương và chính quyền địa phương các cấp
đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển điện năng; sản lượng điện, chất lượng điện
và số hộ sử dụng điện không ngừng tăng lên; pháp luật về điện năng ngày càng
được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho điện năng phát triển, kèm theo
đó là những chính sách tài chính cơ bản để thực hiện chính sách phát triển điện năng
bền vững, hiệu quả.
1.1.1- Chính sách phát triển điện năng

a) Phát triển điện năng bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực,
đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển KT- XH với
chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, dịch vụ văn minh, góp phần bảo đảm quốc
phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia. Ưu tiên phát triển điện phục vụ
nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn.
b) Chú ý xây dựng và phát triển thị trường điện năng theo nguyên tắc công
khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của Nhà nước để nâng cao
hiệu quả trong hoạt động điện năng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn
vị điện lực và khách hàng sử dụng điện; thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia
hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên
ngành điện lực. Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống


13

điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
c) Phải áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong hoạt động điện
năng, sử dụng điện nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng
lượng, bảo vệ môi trường; khuyến khích nghiên cứu, phát triển, sản xuất và sử dụng
thiết bị hiện đại phục vụ yêu cầu phát triển điện năng.
d) Đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng
lượng tái tạo để phát điện; có chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư phát triển nhà
máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
1.1.2- Chính sách phát triển điện năng ở “nông thôn, miền núi, hải đảo,
biên giới”
a) Thu hút mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện lực, đẩy
nhanh quá trình điện khí hoá nông thôn, miền núi, hải đảo, biên giới.
b) Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng

bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được sử
dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống.
c) Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lưới điện hoặc các trạm
phát điện sử dụng năng lượng tại chỗ, năng lượng mới, năng lượng tái tạo để cung
cấp điện cho vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, biên giới.
1.2- CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN ĐIỆN NĂNG
1.2.1- Đầu tư phát triển điện năng:
Việc đầu tư phát triển điện năng cần phải tuân thủ các chính sách tài chính
như sau:
a) Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư
xây dựng trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện. Ngoài
ra:
- Đối với đơn vị phát điện, tại Điểm I Khoản 2 Điều 39 Luật Đ iện lực
quy địn h: “Đ ơn vị phát điện có nghĩa vụ đầu tư trạm điện, công tơ và đường dây


14

dẫn điện đến công tơ cho bên mua, trừ trường hợp có thoả thuận khác với đơn vị
truyền tải điện, đơn vị phân phối điện hoặc bên mua điện; bảo đảm quyền lợi giữa
các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật”.
- Đối với đơn vị truyền tải điện, tại Điểm e Khoản 2 Điều 40 Lu ật Điện
lực quy đị nh: “Đ ơn vị truyền tải điện có nghĩa vụ xây dựng kế hoạch đầu tư phát
triển lưới điện truyền tải và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện truyền tải đáp ứng
nhu cầu truyền tải điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư thiết bị đo đếm
điện và các thiết bị phụ trợ, trừ trường hợp có thoả thuận khác với đơn vị phát điện,
đơn vị phân phối điện hoặc khách hàng sử dụng điện; bảo đảm quyền lợi giữa các
bên nhưng không trái với quy định của pháp luật”.
- Đối với đơn vị phân phối điện, tại Điểm c Khoản 2 Điều 41 L u ật Điện

lực quy định: “Đ ơn vị phân phối điện có nghĩa vụ xây dựng kế hoạch đầu tư
phát triển lưới điện phân phối và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện phân phối đáp
ứng nhu cầu điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư công tơ và đường dây
dẫn điện đến công tơ cho bên mua điện, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên
mua điện; bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp
luật”.
b) Các tổ chức, cá nhân khi xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng công trình
điện lực phải sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại phù hợp với
các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩn Việt Nam do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định.
1.2.2-Đầu tư phát triển điện năng ở “nông thôn, miền núi, hải đảo, biên
giới”
Để khuyến khích đầu tư phát triển điện năng ở “nông thôn, miền núi, hải đảo,
biên giới”, cần triển khai thực hiện chính sách tài chính như sau:
a) Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho đơn vị điện lực hoạt động tại khu
vực mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế.


15

b) Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công
tơ đến nơi sử dụng điện cho các hộ dân thuộc diện chính sách xã hội có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn theo xác nhận của Uỷ ban nhân dân địa phương.
c) Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước bao gồm:
- Hỗ trợ về vốn đầu tư;
- Hỗ trợ về lãi suất vay vốn đầu tư;
d) Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức, cá
nhân đầu tư, cải tạo, nâng cấp lưới điện ở nông thôn, miền núi, hải đảo, biên giới.
1.2.3- Đầu tư đường dây điện sau công tơ mua điện về nhà (đến nơi sử
dụng điện)

a) Khách hàng sử dụng điện có trách nhiệm đầu tư đường dây dẫn điện từ
sau công tơ mua điện đến nơi sử dụng điện.
b) Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ
đến nơi sử dụng điện cho các hộ dân thuộc diện chính sách xã hội có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn theo xác nhận của Uỷ ban nhân dân địa phương.
Ghi chú: Khách hàng sử dụng điện là tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng,
không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác.
1.3- VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG
Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với lĩnh vực phát triển điện năng.
Trong đó:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phát triển điện năng trong phạm
vi cả nước.
- Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về phát triển điện năng.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm phối hợp với Bộ Công thương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về
phát triển điện năng.


16

- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về phát triển điện năng tại địa
phương. Cụ thể:
+ Quản lý, phát triển điện năng theo chủ trương, chính sách, pháp luật hiện
hành.
+ Quản lý, thực hiện tốt các quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn quản
lý (Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, vùng, quốc gia); đảm bảo đáp ứng đủ nhu
cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với

chất lượng ngày càng cao, đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, do đó cần có các giải pháp tài
chính để thực hiện.
Giải pháp tài chính, theo thuật ngữ thông thường, nói đến giải pháp nghĩa là
đề cập đến cách thức giải quyết một vấn đề nào đó phát sinh trong thực tế. Cách
thức được các chủ thể lựa chọn để giải quyết vấn đề nào đó phải đảm bảo sự thống
nhất, phải phản ánh được mục tiêu, quan điểm của lãnh đạo. Ở góc độ khác, giải
pháp là cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể dựa trên cơ sở khoa học là các định
hướng của cơ quan, tổ chức và sử dụng các công cụ nhất định để đạt được các mục
tiêu đã đề ra. Từ đó, có thể đưa ra trình tự giải quyết một vấn đề bao gồm: (1) Xác
định vấn đề cần giải quyết - (2) xác định mục tiêu - (3) Xác định quan điểm của
lãnh đạo - (4) hoạch định chính sách và công cụ thực hiện - (5) Lựa chọn giải pháp
để thực hiện mục tiêu.
Giải pháp không phải là chính sách nhưng không thể tách rời với chính sách.
Một hệ thống chính sách tốt nhưng các giải pháp không thích hợp hoặc không ăn
nhập với chính sách thì các giải pháp đó sẽ vô hiệu. Ngược lại, một hệ thống các
giải pháp tối ưu, phù hợp với chính sách, đúng với thực tiễn sẽ đạt được hiệu quả
mong muốn. Qua quá trình thực thi, có thể còn giúp cho các chủ thể đánh giá được
những bất cập của chính sách đã ban hành, để trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung,
thay thế cho phù hợp với thực tế.


17

Như vậy giải pháp tài chính được hiểu là tổng thể các giải pháp, cách thức
để quản lý tài chính trong những điều kiện cụ thể nhằm đảm bảo đạt những mục tiêu
nhất định.
Từ những phân tích trên có thể khái quát “Giải pháp tài chính thực hiện
chính sách phát triển điện năng là tổng thể các giải pháp, cách thức để quản lý tài
chính trong việc thực hiện các các mục tiêu chính sách phát triển điện năng đề ra”.
Ngoài ra, Nhà nước còn có vai trò chính trong việc định hướng, xác định

mục tiêu phát triển điện năng cho phù hợp với điều kiện phát triển KT- XH của đất
nước trong từng thời kỳ, đảm bảo phát triển điện năng bền vững trên cơ sở khai thác
tối ưu mọi nguồn lực.
1.4- KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG Ở NƯỚC
TA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1.4.1- Khái quát:
Phát triển điện năng ở nước ta trải qua nhiều chặng đường thăng trầm. Trong
thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, lưới điện được hình thành và phát
triển từ cuối thập kỷ 50 đến khi thống nhất đất nước (1975). Trong giai đoạn này,
điện năng chủ yếu cấp điện cho các trạm bơm phục vụ tưới tiêu nông nghiệp và cơ
khí nhỏ phục vụ chương trình Hợp tác hóa nông nghiệp để tập trung sản xuất các
sản phẩm thiết yếu phục vụ chiến trường miền Nam.
Sau năm 1975, phát triển điện năng gặp không ít khó khăn về vốn. Đến năm
1990 chương trình cấp điện nông thôn mới được quan tâm; đến cuối năm 1996, tỷ lệ
hộ dân nông thôn có điện đạt 50,76%.
Đến năm 1998 phát triển điện có định hướng, dần đi vào chiều sâu, nhất là từ
khi Chính phủ ban hành Đề án điện nông thôn với mục tiêu đến cuối năm 2000 đưa
điện đến 80% số xã (QĐ số 22/1999/QĐ-TTg ngày 13/02/1999). Theo đó, cơ chế tài
chính, trách nhiệm của các cơ quan liên quan và ngành điện được quy định rõ với
phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, Trung ương và địa phương cùng
làm”. Với hình thức đầu tư đa dạng hóa, cùng với việc EVN chịu trách nhiệm đầu
tư lưới trung áp, Ủy ban nhân dân các tỉnh đầu tư lưới hạ áp và các hộ dân chịu


18

trách nhiệm đầu tư nhánh rẽ đấu nối vào nhà; đến cuối năm 2000, kết quả có 100%
số huyện có điện; 81,9% số xã có điện ; số hộ dân nông thôn có điện đạt 73,45%.
Tháng 12 năm 2004, Quốc hội thông qua Luật Điện lực, đánh dấu bước phát
triển điện khí hóa nông thôn.

Để có vốn đầu tư lưới điện nông thôn, Chính phủ đã cùng với EVN vay vốn
nước ngoài để đầu tư một số dự án điện khí hóa. Trong các dự án này, EVN không
chỉ đầu tư lưới trung áp mà còn đầu tư cả lưới hạ áp và bán điện trực tiếp đến các hộ
dân, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng lưới điện theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và
các hộ dân được mua điện trực tiếp từ EVN theo giá quy định.
Trong thời gian này, một số dự án cấp điện nông thôn vốn các Tổ chức quốc
tế tài trợ đã được triển khai và đã có những tác động tích cực đến sự nghiệp điện khí
hóa nông thôn. Chính sách mới của Chính phủ: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 85%
tổng mức đầu tư, 15% do EVN thu xếp (Cơ chế 85-15), mở đầu bằng Dự án cấp
điện những vùng sâu, vùng xa chưa có điện của 5 tỉnh Tây Nguyên. Tiếp theo Dự
án này, một loạt dự án đầu tư theo cơ chế 85-15 đã được triển khai.
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế
và sự cố gắng của EVN trong việc huy động các nguồn vốn, cùng với sự cố gắng
đóng góp của chính quyền địa phương và nhân dân đã thực hiện thành công chương
trình phát triển điện năng, đến nay tỷ lệ hộ dân sử dụng điện cả nước đạt rất cao,
trong đó, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện của tỉnh Đồng Tháp đạt 99,98%.
1.4.2- Bài học kinh nghiệm
Việc thực hiện chính sách phát triển điện năng thành công trong thời gian qua
là nhờ có sự tổng hòa của các yếu tố cơ bản sau:
- Có chủ trương đúng đắn: Phương châm “Nhà nước và nhân dân, Trung ương
và Địa phương cùng làm” đã huy động được các nguồn vốn của xã hội để đầu tư
phát triển điện năng.
- Chính sách chia sẽ chi phí và huy động các nguồn kinh phí, nghĩa là kết hợp
nhiều nguồn tài chính sử dụng với tỷ lệ tương ứng của từng nguồn đã giúp huy động


19

tối đa các nguồn vốn (Ngân sách, Nhân dân đóng góp, Khách hàng mua điện, Nhà
đầu tư điện, vay trong nước, vay quốc tế…).

- Tranh thủ đối đa sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của
các nhà tài trợ quốc tế, sự đóng góp của chính quyền địa phương và nhân dân…


20

TÓM TẮT CHƯƠNG I
Chương 1: Giới thiệu tổng quan, cơ sở lý luận về chính sách phát triển điện
năng; chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng; giải pháp tài
chính thực hiện chính sách phát triển điện năng; những kinh nghiệm phát triển điện
năng ở nước ta trong thời gian qua.
Qua đó, cho thấy Trung ương và các địa phương rất quan tâm đến công tác
phát triển điện năng và đã có những chỉ đạo thực hiện phát triển điện năng từ rất
sớm, và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể. Đến năm 2004 Quốc hội đã
ban hành Luật Điện lực, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để lĩnh vực điện năng phát
triển bền vững, đồng bộ, hiệu quả.
Việc nghiên cứu chương 1 nhằm có kiến thức nền tảng để phân tích, nhận
xét, đánh giá thực trạng chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện
năng của tỉnh Đồng Tháp; từ đó nhằm xác định những ưu điểm, hạn chế và nghiên
cứu đề xuất các giải pháp và khuyến nghị trong thời gian tới.


21

Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG
CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1- CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG CỦA TỈNH ĐỒNG
THÁP
2.1.1- Về phát triển điện năng

2.1.1.1) Thực hiện pháp luật về điện năng, từ năm 2000 đến nay, Sở Công
Thương đã tham mưu UBND tỉnh Đồng Tháp lập 04 Quy hoạch phát triển điện
năng. Các quy hoạch được lập nhằm tạo điều kiện pháp lý cho các hoạt động đầu tư
CT & PT lưới điện trên địa bàn tỉnh.
Theo Khoản 1 Đi ề u 11 Luật Điện lực quy định : “việc đầu tư CT
& PT lưới điện phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Các dự án chưa có
trong quy hoạch chỉ thực hiện khi được UBND Tỉnh cho phép”.
Hiện tỉnh Đồng Tháp đang quản lý, thực hiện Quy hoạch phát triển điện năng
GĐ: 2016- 2025 có xét đến 2035. Quy hoạch gồm 2 hợp phần: Hợp phần 1 là Quy
hoạch hệ thống điện 110kV (được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số
2877 ngày 15/8/2018) và Hợp phần 2 là Quy hoạch lưới điện trung và hạ áp sau các
trạm 110kV (được UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt tại Quyết định số 1461/QĐUBND-HC ngày 26/11/2018).
2.1.1.2) Thực hiện Quyết định số 2081 ngày 08/11/2013 của Chính phủ phê
duyệt “Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo GĐ: 2013-2020”, tỉnh
Đồng Tháp đã phối hợp với ngành điện, đơn vị tư vấn lập BCNCKT “Dự án cấp
điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020” và đã
trình Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt tại Quyết định số 11832/QĐ-BCT
ngày 30/10/2015. Theo đó, mục tiêu dự án là cấp điện cho khoảng 13.206 hộ dân ở
nông thôn và khoảng 387 trạm bơm điện, với tổng mức đầu tư 741,3 tỷ đồng. Trong
đó, ngân sách Trung ương cấp 85% tổng mức đầu tư, tương ứng 630,1 tỷ đồng;


22

phần còn lại 15% tổng mức đầu tư tương ứng 111,2 tỷ đồng do ngành điện thu xếp
vốn đối ứng để thực hiện.
Bảng 2.1: Chi tiết phạm vi cấp điện của Dự án

STT


Đơn vị hành chính

Số xã

Số ấp

Diện tích

Số hộ

(km2)

(hộ)

Số
Trạm
bơm

1

Thành phố Cao Lãnh

7

2

Huyện Cao Lãnh

18


87

491

3.678

37

3

Huyện Tháp Mười

13

59

528

4.434

14

4

Huyện Thanh Bình

14

43


341

1.266

63

5

Huyện Tam Nông

5

14

474

229

63

6

TX Hồng Ngự

5

7

Huyện Tân Hồng


6

16

311

273

53

8

Huyện Hồng Ngự

8

29

210

187

20

9

Thành phố Sa Đéc

4


10

Huyện Châu Thành

12

64

246

1.509

43

11

Huyện Lai Vung

12

54

238

1.095

8

12


Huyện Lấp Vò

9

41

246

535

36

113

407

3.374

13.206

387

Tổng

107

23

122


18

60

9

(Nguồn: Dự án “Cấp điện nông thôn tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2015- 2020” do
Công ty Tư vấn điện miền Nam lập)
2.1.1.3) Thực hiện Quyết định 1600 ngày 16/8/2016 của Chính phủ phê
duyệt “Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới GĐ: 2016 – 2020”, Quyết
định 4293 ngày 28/10/2016 của Bộ Công Thương về phương pháp đánh giá thực
hiện tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã ban hành


23

Quyết định số 508/QĐ-UBND-HC ngày 22/5/2017 về việc ban hành Đề án an toàn
điện GĐ: 2017- 2020.
Về nguồn vốn thực hiện đề án, PC Đồng Tháp có trách nhiệm tìm nguồn vốn
thực hiện đầu tư CT & PT các lưới điện do mình quản lý (phía trước điện kế khách
hàng SDĐ) đạt tiêu chí điện nông thôn theo quy định. Còn khách hàng SDĐ có
trách nhiệm đầu tư cải tạo hệ thống điện sau điện kế của mình đạt tiêu chí điện nông
thôn và đầu tư lắp thiết bị chống rò điện, tiếp đất vỏ mô tơ bơm nước theo quy định
của Đề án.
Để hỗ trợ thực hiện đề án, trong GĐ: 2017- 2020 ngân sách tỉnh hỗ trợ các
huyện, thị xã, thành phố đầu tư CT&PT lưới điện hạ thế theo tiêu chí điện nông
thôn với tổng kinh phí 22 tỷ đồng, phân kỳ mỗi năm là 5,5 tỷ đồng (trong đó, ngân
sách tỉnh là 2,75 tỷ và ngân sách huyện đối ứng là 2,75 tỷ).
2.1.1.4) Thực hiện Luật Điện lực, trong thời gian qua các đơn vị điện lực

luôn thiếu vốn trong đầu tư CT&PT các lưới điện theo quy hoạch đã phê duyệt,
trong đó, nhu cầu vốn đầu tư CT&PT lưới điện nông thôn để đạt tiêu chí điện nông
thôn là bức xúc nhất.
Để hỗ trợ ngành điện trong đầu tư CT&PT lưới điện hạ thế nông thôn (tại
những nơi đầu tư lưới điện không hiệu có quả kinh tế), trong thời gian chờ Trung
ương hướng dẫn thực hiện Điều 61 Luật Điện lực, tỉnh Đồng Tháp đã ban hành
Công văn số 114/UBND-KTN ngày 02/3/2016 về việc đầu tư lưới điện phân phối
và Công văn số 512 ngày 27/10/2011 về việc hỗ trợ xây dựng công trình lưới điện
trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Tỉnh có chủ trương cho địa phương thực hiện huy động
các nguồn vốn ở địa phương để hỗ hợ ngành điện đầu tư CT&PT lưới điện hạ thế ở
nông thôn theo phương châm “Ngành điện đầu tư lưới trung thế, địa phương đầu tư
lưới hạ thế”. Giao Sở Công Thương hàng năm chủ trì, phối hợp với PC Đồng Tháp,
các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đánh giá
nhu cầu đầu tư lưới điện, cân đối khả năng các nguồn vốn, thống nhất lập kế hoạch
trình UBND Tỉnh ban hành để làm cơ sở triển khai thực hiện.


24

Riêng việc đầu tư CT&PT các lưới 220 kV, 110 kV, tỉnh Đồng Tháp kiến
nghị Ngành điện có nghĩa vụ thực hiện đầu tư theo Luật Điện lực và quy hoạch đã
phê duyệt.
2.1.1.5) Bên cạnh đó, theo đề xuất của Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị
có liên quan, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Công văn số 621/UBND-KTTH
ngày 14/12/2018 về việc vay vốn để đầu tư lưới điện nông thôn; Theo đó, tỉnh
Đồng Tháp đồng ý cho Công ty Điện lực Đồng Tháp tạm ứng ngân sách tỉnh, số
tiền: 33 tỷ đồng để thực hiện đầu tư CT&PT lưới điện nông thôn trên địa bàn tỉnh
trong năm 2019, với thời hạn hoàn trả trong vòng 03 năm (bắt đầu từ cuối năm 2019
đến năm 2021), số tiền hoàn trả mỗi năm là 11 tỷ đồng. Hiện tại nguồn vốn này
đang được giải ngân.

2.1.2- Về phát triển điện NLTT
Tỉnh Đồng Tháp rất quan tâm chỉ đạo phát triển điện NLTT theo các chủ
trương, chính sách đã ban hành, nhất là các dạng điện NLTT tỉnh có tiềm năng,
như: điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện chất thải rắn.
Về vốn đầu tư, ngoài việc hỗ trợ thực hiện thí điểm một số mô hình điện mặt
trời trên mái nhà, tỉnh Đồng Tháp tích cực triển khai thực hiện các chính sách
khuyến khích của Nhà nước nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư
phát triển các dạng NLTT, năng lượng mới.
Tóm lại, chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp hiện nay là tập
trung các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch phát triển điện năng tỉnh Đồng Tháp
GĐ: 2016- 2025 có xét đến 2035 đã phê duyệt (do các nhu cầu phát triển điện năng
của Tỉnh đã được tích hợp vào Quy hoạch này).
2.2- THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
2.2.1- Đối với việc đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220 kV, 110 kV
Thực hiện Luật Điện lực, thời gian qua tỉnh Đồng Tháp luôn kiến nghị EVN
NPT, EVN SPC có nghĩa vụ đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220 kV, 110 kV
theo quy hoạch được phê duyệt. Trong đó, theo phân cấp quản lý, vận hành, khai


25

thác sử dụng lưới điện, EVN NPT có nghĩa vụ đầu tư CT&PT lưới điện 220 kV và
EVN SPC có nghĩa vụ đầu tư CT&PT lưới điện 110 kV.
Thời gian qua, thực hiện Quy hoạch điện tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2011- 2015 có
xét đến 2020, tổng vốn đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220 kV, 110 kV trong giai
đoạn 2011- 2015 là 506,5 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư lưới điện 220 kV là 45 tỷ
đồng, đạt mức độ hoàn thành quy hoạch là 12,88 % và vốn đầu tư lưới điện 110 kV
là 461,5 tỷ đồng, đạt mức độ hoàn thành quy hoạch là 55,14%.
Tuy nhiên, để nâng cao độ tin cậy cấp điện theo tiêu chí N-1 trong thời gian

tới, nhu cầu vốn đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220 kV, 110 kV rất lớn, đòi hỏi
EVN NPT và EVN SPC có các giải pháp tài chính khả thi, hiệu quả, kịp thời để
đảm bảo thực hiện. Bên cạnh đó, Tỉnh cần phối hợp với EVN NPT và EVN SPC có
các chính sách thu hút nhà đầu tư ngoài EVN thực hiện đầu tư CT&PT các lưới điện
220- 110 kV phù hợp, nhằm giúp giảm bớt áp lực vốn đầu tư lưới điện cho các đơn
vị nêu trên.
Tính đến tính tháng 12 năm 2018, tổng khối lượng lưới truyền tải 220kV,
110 kV hiện có như sau:
- Lưới điện 220 kV: ĐD 220kV dài 78 km; 02 trạm 220kV với dung lượng
750 MVA.
- Lưới điện 110 kV: ĐD 110kV dài 265 km; 11 trạm 110kV với dung lượng
818MVA.
Hiện tại các lưới điện 220 kV do Công ty Truyền tải Điện 4 thuộc EVN NPT
quản lý, vận hành, khai thác sử dụng và các lưới điện 110 kV do Công ty Điện lực
Đồng Tháp quản lý, vận hành, khai thác sử dụng.
2.2.2- Đối với việc đầu tư CT&PT các lưới trung, hạ thế
2.2.2.1) Thực hiện chủ trương, hướng dẫn của UBND Tỉnh trong việc huy
động vốn ở địa phương để hỗ trợ ngành điện đầu tư CT&PT các lưới điện nông thôn
theo nhu cầu cấp điện của các địa phương; trong đó, ngân sách địa phương và nhân
dân đóng góp đầu tư CT&PT lưới điện hạ thế nông thôn theo phương châm “Ngành
đầu tư lưới trung thế và địa phương đầu tư lưới hạ thế”.


×