Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.65 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

HUỲNH THỊ TUYẾT VUI

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH
ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------

HUỲNH THỊ TUYẾT VUI

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH
ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GS.TS SỬ ĐÌNH THÀNH


Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn “Tác động của chính sách hỗ trợ tài chính
đến phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” là công trình nghiên cứu của
chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong tài liệu này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay phần nhỏ của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố
hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận văn này
mà không đƣợc trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận đƣợc bất kỳ bằng cấp nào tại
các trƣờng đại học hoặc cơ sở đào tạo nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2019
Tác giả

Huỳnh Thị Tuyết Vui


TÓM TẮT
Tên đề tài: Tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến phát triển du lịch
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Lý do chọn đề tài: Đồng Tháp có lợi thế để du lịch đƣợc phát triển. Việc
triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính sẽ mang lại nhiều lợi ích, thúc đẩy
phát triển ngành du lịch và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Vấn đề: Kết quả thực hiện chính sách chƣa đạt đƣợc kỳ vọng. Một số nội
dung trong chính sách khi thực thi còn khó khăn. Hạ tầng dịch vụ lƣu trú phát triển
chậm về qui mô và chất lƣợng, chƣa hấp dẫn, thu hút du khách lƣu trú nhiều ngày.
Tiến độ triển khai một vài hạng mục kết nối du lịch còn chậm.

Phƣơng pháp nghiên cứu: sử dụng phƣơng pháp quan sát, thống kê, tổng
hợp, so sánh, điều tra, phân tích.
Kết quả nghiên cứu: Chính sách đã tác động tích cực, hỗ trợ cho du lịch
Đồng Tháp phát triển. Đã xây dựng và phát triển đƣợc các mô hình du lịch cộng
đồng, các điểm tham quan trải nghiệm nông nghiệp, nông trại. Tổng doanh thu và
lƣợt khách đều đạt tốc độ tăng trƣởng cao.
Kết luận và kiến nghị: Đề tài này khuyến nghị: kiểm tra, giám sát, điều
chỉnh, bổ sung hoàn thiện chính; Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát
triển du lịch; đầu tư phát triển hạ tầng; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tƣ phát triển du
lịch; truyền thông quảng bá phát triển du lịch.
Từ khóa: phát triển du lịch; chính sách hỗ trợ tài chính.


ABSTRACT
Project title: Impact of financial support policy on tourism development in Dong
Thap province.
Reason for choosing topic: Dong Thap has advantages for tourism development.
The implementation of the financial support policy will bring many benefits,
promote tourism development and contribute to the province's socio-economic
development.
Issue: The results of policy implementation have not met expectations. Some
content in the policy when implementing is still difficult. Accommodation service
infrastructure develops slowly in size and quality, not attractive, attracting tourists
staying for many days. The progress of implementing some tourist connection items
is still slow.
Research

methods:

using


observation,

statistics,

synthesis,

comparison,

investigation, and analysis methods.
Research results: The policy has a positive impact, supporting Dong Thap tourism
development. Developed and developed models of community based tourism,
agricultural and farm experience attractions. Total revenue and arrivals both
achieved high growth rates.
Conclusions

and

recommendations:

This

topic

recommends:

checking,

monitoring, adjusting and supplementing key improvements; Solutions to training
human resources for tourism development; infrastructure development investment;

promote the socialization of tourism development investment; Communication to
promote tourism development.
Key words: tourism development; financial support policy.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CSHT: Cơ sở hạ tầng
CSVC: Cơ sở vật chất
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
HĐND: Hội đồng nhân dân
KT-XH: Kinh tế - xã hội
PTDL: Phát triển du lịch
QLNN: Quản lý nhà nƣớc
Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
UBND: Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM DOAN
TÓM TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GIỚI THIỆU ………………….…………………………………………… 1
1.1. Lý do chọn đề tài ………………….…………………………………. 1
1.2. Mục tiêu, câu hỏi cần trả lời ………………………………………… 2
1.3. Khung phân tích, dữ liệu và cách tiếp cận…………………………….. 2
1.4. Dự kiến kết cấu của luận văn …………………………………………. 3
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài…………………………………………… 3

CHƢƠNG 1: KHUNG PHÂN TÍCH……………………………………… 5
1.1. Một số khái niệm……………………………………………………… 5
1.1.1. Du Lịch……………………………………………………………… 5
1.1.2. Du lịch bền vững……………………………………………………. 6
1.1.3. Tài chính chính quyền địa phƣơng…………………………………

7

1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch ……………………….. 8
1.3. Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch…….………...….………… 10
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển du lịch … 13
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƢ, PHÁT TRIỂN
TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
…………………………. 15


2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp ………… 15
2.2. Thực trạng phát triển Du lịch Đồng Tháp…………………….. 16
2.3. Khái quát về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh Đồng
Tháp………………………………………………………………………… 22
2.4. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh
đồng Tháp …………………………………………………………………... 29
2.5. Nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện chính sách phát triển Du lịch
tỉnh Đồng Tháp …………………………………………………………… 39
2.6. Nguyên nhân đẫn đến những hạn chế, khó khăn trong thực hiện chính
sách chƣa đạt mục tiêu …………………………………………………….. 41
CHƢƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN...….. 45
3.1. Giải pháp về đẩy mạnh xã hội hóa đầu tƣ phát triển du lịch….. 45
3.2. Giải pháp về đầu tƣ phát triển hạ tầng...……………………… 45

3.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch …46
3.4. Giải pháp về xây dựng sản phẩm, truyền thông, quảng bá du lịch…47
3.5. Giải pháp về kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh hoàn thiện chính sách ..48
KẾT LUẬN ……………………………………………………… 50
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch đƣợc xem là ngành kinh tế tổng hợp, góp phần thúc đẩy nhiều
ngành khác phát triển. Đồng Tháp có lợi thế để du lịch đƣợc phát triển. Ủy ban
nhân dân Tỉnh ban hành “Đề án Phát triển Du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2015 –
2020”; Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá X ban hành Kết luận số 24-KL/TU về
tiếp tục thực hiện “Đề án Phát triển Du lịch Đồng Tháp đến năm 2020”. Hội đồng
nhân dân Tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp, trong đó quy định cụ thể thời điểm, đối tƣợng, mức chi hỗ trợ tài chính từ
ngân sách Tỉnh với mục tiêu, ý nghĩa là:
- Huy động, khai thác các nguồn lực xã hội để đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch.
Nâng cấp, xây mới hạ tầng phục vụ cho du lịch, cải thiện chất lƣợng du lịch. Phát
triển các loại hình du lịch cộng đồng, cho ngƣời dân đƣợc nâng cao thu nhập, tăng
doanh thu trên lĩnh vực du lịch.
- Hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch. Làm
cho sản phẩm, dịch vụ du lịch đƣợc đa dạng để có nhiều khách đến tham quan và lƣu
trú, để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội
của Tỉnh.
Với những mục tiêu trên, rõ ràng chính sách hỗ trợ tài chính để phát triển
du lịch tỉnh Đồng Tháp sẽ mang lại nhiều lợi ích, thúc đẩy phát triển ngành du lịch
Đồng Tháp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nếu triển khai thực
hiện thành công.

Tuy nhiên, theo quan sát của tác giả thì kết quả vẫn chƣa đạt đƣợc kỳ
vọng. Chính sách ƣu đãi có thực hiện nhƣng chƣa thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ;
một số nội dung trong chính sách khi thực thi còn khó khăn. Hạ tầng dịch vụ lƣu trú
phát triển chậm về qui mô và chất lƣợng. Sản phẩm, dịch vụ du lịch chƣa hấp dẫn,
thu hút du khách lƣu trú nhiều ngày. Tiến độ triển khai một vài hạng mục kết nối du
lịch còn chậm, du lịch chƣa trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh.


Đến nay, cũng có nhiều đề tài về du lịch đƣợc nghiên cứu nhƣ: “Phát
triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp” của Nguyễn Thị Minh Nguyên, Luận văn
Thạc sĩ, Trƣờng đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh (2013); “Phát triển du
lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, hiện trạng và định hướng”, Luận văn Thạc sĩ Địa lý
học của Huỳnh Thị Trúc Giang, Trƣờng đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh
(2012); đề tài “Giải pháp phát triển du lịch Đồng Tháp trong Hội nhập kinh tế
quốc tế” của Lê Minh Hiếu, giảng viên trƣờng Chính trị tỉnh Đồng Tháp,…
Những nghiên cứu trên cho thấy, các đề tài, luận văn trong chừng mực nhất định đã
góp phần làm rõ một số vấn đề liên quan đến du lịch. Song, chƣa có đề tài phân tích
Tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ để đánh giá
thực trạng việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính từ ngân sách Tỉnh, từ đó
có kiến nghị để chính sách đƣợc hoàn thiện.
2. Mục tiêu, câu hỏi cần trả lời
Luận văn này thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:
- Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tƣ, phát triển trong lĩnh vực du lịch
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã đạt đƣợc những kết quả gì? Đã tác động đến du lịch
Đồng Tháp phát triển ra sao?
- Nguyên nhân dẫn đến kết quả đó là gì?
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tƣ, phát triển
trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, sự tác động của việc thực hiện
chính sách đến sự PTDL của Tỉnh. Đồng thời tìm hiểu, phân tích nguyên nhân đạt

đƣợc kết quả đó và những khó khăn, hạn chế, tác giả sẽ khuyến nghị địa phƣơng có
những điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách này và thúc đẩy du lịch tỉnh
Đồng Tháp phát triển trong thời gian tới.
3. Khung phân tích, dữ liệu và cách tiếp cận
3.1. Khung phân tích: Tác giả sử dụng các lý thuyết:


- Lý thuyết về du lịch, PTDL bền vững, tài chính chính quyền địa phƣơng.
- Lý thuyết các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch.
3.2. Dữ liệu thu thập
Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Tỉnh quy định về chính sách hỗ trợ
phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; Đề án PTDL Đồng Tháp; Báo cáo kết
quả 03 năm thực hiện Đề án Phát triển Du lịch Đồng Tháp của UBND Tỉnh; Báo
cáo chuyên đề về kết quả thực hiện nhiệm vụ PTDL năm 2018 của Sở Văn hóa, thể
thao và Du lịch Đồng Tháp; Niên giám thống kê năm 2016, 2017; Báo cáo doanh
thu dịch vụ, thƣơng mại năm 2018 của Cục Thống Kê.
3.3. Cách tiếp cận và kỹ thuật thực hiện đề tài
Để trả lời câu hỏi, tác giả sử dụng phƣơng pháp quan sát, thống kê, tổng hợp,
so sánh, điều tra, phân tích.
4. Dự kiến kết cấu luận văn:
Ngoài danh mục tài liệu tham khảo, sau Lời giới thiệu, luận văn dự kiến
đƣợc kết cấu nhƣ sau:
- Chƣơng 01: Khung phân tích.
- Chƣơng 02: Đánh giá kết quả, phân tích nguyên nhân kết quả thực hiện
chính sách hỗ trợ phát triển trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Chƣơng 03: Khuyến nghị giải pháp và kết luận.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài này hƣớng đến mục tiêu đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ
đầu tƣ, phát triển trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, sự tác động
của chính sách đối với ngành du lịch của Tỉnh. Đồng thời, tìm hiểu nguyên nhân

dẫn đến kết quả trên. Trên cơ sở tìm hiểu nguyên nhân, tác giả kỳ vọng sẽ đƣa ra
đƣợc các khuyến nghị đến cấp thẩm quyền của địa phƣơng có những điều chỉnh, bổ
sung nhằm hoàn thiện chính sách này, để chính sách khi ban hành, các đối tƣợng


thụ hƣởng dễ dàng tiếp cận, có đƣợc nhiều nhà đầu tƣ, hộ kinh doanh tham gia hoạt
động du lịch, xã hội hóa lĩnh vực du lịch đƣợc đẩy mạnh, từ đó đạt mục tiêu, ý
nghĩa PTDL, phục vụ cho việc điều hành phát triển KT-XH của Tỉnh.


CHƢƠNG 1: KHUNG PHÂN TÍCH
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Du lịch:
Có thể nói, khái niệm “Du lịch” đƣợc hiểu rất khác nhau tại các quốc gia
khác nhau và từ nhiều cách nhìn khác nhau.
Hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963),
các chuyên gia đƣa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú
của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ, hay ngoài nước họ
với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): “Du lịch bao
gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham
quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư
giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian
liên tục, nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng
loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”.
John Urry, (2002) đã đƣa ra luận thuyết về du lịch“Sự ngắm nhìn của du
khách hướng trực tiếp đến nét nổi bật của phong cảnh mà cuộc sống thường ngày của
họ không có được. Các vẻ đẹp này được nhìn ngắm bởi vì chúng khác xa với trải
nghiệm thường ngày”.

Những nhà nghiên cứu khoa học về du lịch trong Đại hội lần thứ 5 Hiệp hội
quốc tế đã đồng ý với khái niệm của Tiến sỹ Hunziker và Giáo sƣ, tiến sỹ Kraft nhƣ
sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các
cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó
không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”. “Du
lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác của bốn nhóm: Du khách, cơ quan cung
ứng du lịch, chính quyền và dân cư tại nơi đến du lịch tạo nên”.


Ở Việt Nam, du lịch đƣợc định nghĩa:“Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định” (Luật Du lịch 2005). Kế thừa và phát triển Luật Du lịch (2005),
Luật Du lịch (2017), có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, nêu khái niệm về du lịch: “Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp
với mục đích hợp pháp khác” (Khoản 1 – Điều 3, Chƣơng I).
Qua các khái niệm trên, có thể du lịch đƣợc hiểu: “Du lịch là hoạt động của
con người ngoài nơi cư trú thường xuyên. Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm
thời, trong một thời gian ngắn. Mục đích của chuyến du lịch là thoả mãn nhu cầu
tham quan, nghỉ dưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của
cơ quan và nghiên cứu thị trường, nhưng không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm
việc làm để nhận thu nhập nơi đến viếng thăm. Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa
du khách với nhà cung ứng các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư
địa phương”.
1.1.2. Phát triển Du lịch bền vững:
Luật Du lịch (2005, Điều 4) nêu: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch
đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu về du lịch của tương lai”.

Luật Du lịch (2017, Điều 3) nêu cụ thể hơn: “Phát triển du lịch bền vững là
sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi
trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”.
Nhƣ vậy, có thể nói khái niệm phát triển du lịch bền vững không chỉ tập
trung vào việc bảo vệ môi trƣờng mà còn tập trung vào việc duy trì những văn hóa


của địa phƣơng và đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho
các nhóm đối tƣợng tham gia.
Đảng ta đã đề ra chủ trƣơng về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn đã yêu cầu cần tuân thủ quan điểm chỉ đạo có tính nguyên tắc đối với
ngành du lịch là: “Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn
hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên
nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc
phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội” (Bộ Chính trị, Nghị quyết số 08-NQ/TW).
Du lịch là một trong những ngành tạo nhiều việc làm, và mang lại thu nhập
cao; là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế, phát triển du
lịch còn là yếu tố giúp tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ, bền vững.
1.1.3. Tài chính chính quyền địa phương:
Theo điều 4 Luật Ngân sách nhà nƣớc (2015): “Ngân sách địa phương là
các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ
sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân
sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương”.
Ngân sách địa phƣơng bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân nhân.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc là việc phân định quyền hạn và trách
nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng trong quản lý và điều hành hoạt động
ngân sách nhà nƣớc. Trong đó có phân cấp về quyền lực ban hành các chính sách,
chế độ, tiêu chuẩn định mức tài chính trong quản lý ngân sách nhà nƣớc.

Về phân định chi theo Luật Ngân sách nhà nƣớc (2015) trong đó có chi
thƣờng xuyên (chi sự nghiệp: kinh tế, văn hóa - xã hội; chi quản lý nhà nước, chi
quốc phòng an ninh) và chi đầu tƣ.
Nguyên tắc phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách các cấp ở địa phƣơng ở Việt
Nam theo Luật Ngân sách nhà nƣớc (2015), Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định


phân cấp cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phƣơng theo
nguyên tắc phù hợp với phân cấp nhiệm vụ KT-XH, quốc phòng an ninh đối với
từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cƣ, trình độ quản lý của từng vùng,
từng địa phƣơng.
Ngân sách địa phƣơng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện
các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã
hội trong phạm vi quản lý, trong đó có nhiệm vụ phát triển du lịch.
1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến PTDL
Nhìn chung, nhân tố tác động đến sự PTDL rất đa dạng, với nhiều góc nhìn
và cách tiếp cận khác nhau. Dựa trên cơ sở các nghiên cứu trƣớc đây, sự phát triển
du lịch có thể chịu tác động bởi một số nhân tố đến sau đây:
1.2.1. Tài nguyên du lịch
Theo Luật du lịch năm 2017 của Quốc hội Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá
trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch,
nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”.
Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết
để hình thành và PTDL của một địa phƣơng. Số lƣợng tài nguyên vốn có, chất
lƣợng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa
đặc biệt đối với sự PTDL. Do vậy, sức hấp dẫn của một địa phƣơng phụ thuộc rất
nhiều vào nguồn Tài nguyên du lịch của địa phƣơng đó. Tài nguyên du lịch càng
phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch

càng cao. Điều kiện khí hậu có ảnh hƣởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch
hoặc hoạt động dịch vụ du lịch. Nhìn chung, những nơi có khí hậu ôn hoà thƣờng
đƣợc du khách ƣa thích.
1.2.2. Điều kiện chính trị ổn định, sự an toàn của điểm đến du lịch


Đây là điều kiện quyết định PTDL. Sự an toàn của điểm đến là một trong
các yếu tố quan trọng hàng đầu khi khách du lịch quyết định lựa chọn điểm đến du
lịch. Nơi nào không đảm bảo đƣợc an toàn cho khách du lịch thì khó phát triển hoạt
động du lịch.
1.2.3. Các nhân tố thuộc về công nghệ
Ngày nay, ngƣời ta hay nhắc đến cuộc cách mạng 3T (Telecommucation –
Transport - Tourism), đây là cuộc cách mạng trong viễn thông, công nghệ, giao
thông vận tải để thúc đẩy sự PTDL.
Đối với khách du lịch, việc tìm kiếm sản phẩm du lịch, lên kế hoạch đi du
lịch, đặt vé, đặt chỗ máy bay và khách sạn trên mạng Internet đã trở nên phổ biến
trong những năm gần đây. Do vậy, nếu các điểm đến du lịch không áp dụng công
nghệ trong mọi khía cạnh của PTDL, từ quy hoạch, phân phối và tiếp thị sản phẩm du
lịch... thì điểm đến đó sẽ thất bại trƣớc các đối thủ cạnh tranh.
1.2.4. Cơ chế, chính sách và luật pháp của Nhà nước về phát triển hoạt động
du lịch
Nhận thức vai trò của du lịch đối với sự phát triển KT-XH, nhiều nƣớc đã
xác định “phát triển du lịch là quốc sách”, hoặc “đưa ngành du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn”, việc xây dựng các cơ chế, chính sách và luật pháp tạo
điều kiện cho du lịch phát triển là điều kiện mang tính quyết định. Đó là việc xây
dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho: khách du lịch quốc
tế vào-ra, cho việc đầu tƣ, liên doanh, liên kết các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch, cho việc phát triển các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du
lịch,..v.v.. Cơ chế, chính sách có vai trò rất quan trọng đối với sự PTDL, tác động
trực tiếp đến phát triển hạ tầng du lịch, thu hút đầu tƣ, thay đổi diện mạo ngành du

lịch, góp phần tăng lƣợng khách và doanh thu lĩnh vực du lịch.
1.2.5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Đây là điều kiện quan trọng cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển
các hoạt động du lịch nói riêng. Đó là hệ thống giao thông, viễn thông, cung cấp


nƣớc sạch,..v.v, tất cả những vấn đề này đều tác động mạnh mẽ đến việc phát triển
KT-XH và phát triển các hoạt động du lịch. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ du lịch nhƣ các khu du lịch, các cơ sở lƣu trú, các nhà hàng, các điểm tham quan,
các cơ sở giải trí, các phƣơng tiện giao thông phục vụ cho khách du lịch, các cơ sở
thƣơng mại... là một yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lƣợng sản phẩm và hiệu
quả kinh doanh của các khu, điểm tham quan.
1.2.6. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch:
Nguồn nhân lực phục vụ du lịch là điều kiện có tính chất quyết định đến
việc phát triển du lịch. Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực du lịch bao gồm tất cả
những ngƣời trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch.
Con ngƣời làm du lịch đòi hỏi phải có kỹ năng nghề nghiệp cao, kỹ năng giao tiếp
tốt, có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc và giỏi ngoại ngữ. Chính vì vậy,
đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch là điều kiện không thể thiếu đƣợc
nhằm phát triển ngành du lịch.
1.3. Chính sách phát triển du lịch
Luật Du lịch (2017, Điều 5) có quy định nhƣ sau:
Một là, “Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho PTDL để
bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”.
Hai là, “Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ
trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ
trợ đầu tư”.
Ba là, “Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây: Điều
tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch; Lập quy hoạch
về du lịch; Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;

Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch”.
Bốn là, “Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động
sau đây: Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao;


Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch; Đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực du lịch; Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới
môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm
du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm
du lịch đặc thù khác; Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và
phát triển du lịch; Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực
du lịch tại địa phương; Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô
lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.”
Năm là, “Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú,
thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch”.
Với chính sách ƣu đãi đầu tƣ, kêu gọi đầu tƣ sẽ huy động và khai thác tốt mọi
nguồn lực, tăng đầu tƣ phát triển để du lịch, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch.
Việc ƣu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tƣ
vào các lĩnh vực du lịch sẽ tạo điều kiện phát triển du lịch nhƣ: xây dựng kết cấu hạ
tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhằm tác động, kích thích du lịch phát
triển; nhất là quan tâm chính sách tại nơi có tiềm năng du lịch nhƣng điều kiện KTXH khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, nhằm sử dụng lao động, hàng hóa và dịch vụ tại
chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo. Chính sách có thể thực hiện
nhƣ giảm tiền thuê đất, ƣu tiên cho cơ sở lƣu trú và khu du lịch sử dụng nhiều diện
tích đất cho tạo cảnh quan và bảo vệ môi trƣờng; đƣợc cấp và cho vay tín dụng với
lãi suất ƣu đãi, ân hạn dài. Chính sách bố trí ngân sách để hỗ trợ đầu tƣ xây dựng kết
cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch. Hỗ trợ một phần kinh phí để tác
động đến tổ chức, cá nhân đầu tƣ vào du lịch.
Việc thực hiện chính sách có vai trò quan trọng. Đó là từng bƣớc hiện thực
hóa mục tiêu của chính sách, khẳng định tính đúng đắn và giúp cho chính sách ngày

càng hoàn thiện hơn. Trên cơ sở các nghiên cứu trƣớc đó, luận văn xem xét chu
trình thực hiện chính sách gồm những nội dung sau: Thứ nhất, xây dƣng kế hoạch


triển khai chính sách; Thứ hai, triển khai, tuyên truyền chính sách; Thứ ba, phân
công thực hiện chính sách; Thứ tƣ, duy trì chính sách; Thứ năm, điều chỉnh chính
sách; Thứ sáu, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách; Thứ bảy, đánh
giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình chính sách đƣợc triển khai thực hiện.
Trong đó, tổ chức thực hiện chính sách là trung tâm kết nối. Nếu thiếu giai
đoạn này thì việc hoạch định chính sách sẽ không còn ý nghĩa. Về cơ bản, có thể coi
thực hiện chính sách phát triển du lịch là toàn bộ quá trình đƣa chính sách vào thực
tế đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải
quyết vấn đề trong phát triển du lịch đối với những đối tƣợng cụ thể trong một
không gian và thời gian nhất định. Việc thực hiện chính sách phát triển du lịch đảm
bảo tuân theo chu trình thực hiện chính sách nói chung.
Tuy vậy, việc thực hiện chính sách PTDL phụ thuộc vào:
(1) Nguồn lực thực hiện là vấn đề hết sức quan trọng vì chính sách sẽ không
thể thực hiện đƣợc một cách hiệu quả nếu nhƣ nguồn lực thực hiện chính sách
không đƣợc tính toán một cách chính xác, kỹ lƣỡng. Nguồn lực ở đây có thể là nhân
lực, cũng có thể là tài chính.
(2) Thời gian triển khai chính sách. Bất cứ chính sách nào cũng phải xác
định phạm vi thời gian. Có những chính sách dài hạn, có những chính sách ngắn
hoặc trung hạn. Trên cơ sở xác định phạm vi thời gian, sẽ có những kế hoạch để
triển khai thực hiện hợp lý.
Qua đó, ta có thể hiểu rằng: “Chính sách phát triển du lịch là tập hợp
các chủ trƣơng và hành động của Nhà nước để đẩy mạnh phát triển du lịch bằng
cách tác động vào việc cung cấp và giá cả của các yếu tố đầu vào (đất đai, lao
động, vốn, cơ sở hạ tầng); tác động tới giá sản phẩm du lịch; tác động đến số lượng
khách du lịch; tác động việc thay đổi tổ chức và năng lực của nguồn nhân lực du
lịch; tác động vào việc chuyển giao công nghệ du lịch... Chủ trương tốt và hành

động quyết liệt sẽ đảm bảo chính sách thành công”.
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách hỗ trợ PTDL


Tại Việt Nam, Du lịch đƣợc xác định là ngành quan trọng trong tăng trƣởng
KT. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị “về phát triển du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”; Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 06/10/2017
của Chính phủ “về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW” và
Quyết định số 4215/QĐ-BVHTTDL ngày 09/11/2017 của Bộ VH-TT và DL “về Kế
hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP và Nghị quyết số 08NQ/TW”. Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển Du lịch Việt
Nam đến năm 2020” (Quyết định 2473/QĐ-TTg). Đảng và Nhà nƣớc đã để ra chủ
trƣơng rõ xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tại các địa phƣơng, du lịch đang ngày càng đƣợc đầu tƣ để phát triển du
lịch theo hƣớng quy mô và chuyên nghiệp hơn.
Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Kiên Giang định hƣớng phát
triển du lịch biển - đảo, du lịch sinh thái giữ vai trò chủ đạo. Tỉnh xác định bốn
vùng du lịch trọng điểm là: Phú Quốc; Hà Tiên, Kiên Lƣơng - vùng phụ cận; Rạch
Giá, Kiên Hải - vùng phụ cận, U Minh Thƣợng - vùng phụ cận. Phú Quốc là khu du
lịch quốc gia ƣu tiên đầu tƣ đến năm 2020 trở thành điểm đến du lịch tầm cỡ quốc
tế có sức cạnh tranh cao. Hà Tiên là điểm du lịch quốc gia tập trung đầu tƣ đến năm
2020 trở thành đô thị du lịch ven biển.
Kiên Giang tập trung huy động nguồn vốn đầu tƣ kết cấu hạ tầng đồng bộ,
từng bƣớc hiện đại bốn vùng du lịch trọng điểm. Chú trọng đầu tƣ, tu bổ, tôn tạo các
di tích lịch sử - văn hóa và xây dựng công trình văn hóa, thể thao tạo điểm nhấn, ấn
tƣợng phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm, nghỉ dƣỡng, vui chơi, giải
trí…Bên cạnh đó, Kiên Giang thực hiện chính sách ƣu đãi đầu tƣ, tạo môi trƣờng
đầu tƣ kinh doanh du lịch thuận lợi, thông thoáng, chủ động mời gọi các nhà đầu tƣ
lớn có năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch. Cùng với các
tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với lợi thế, tiềm năng, tài nguyên
du lịch phong phú và những điều kiện thuận lợi, Kiên Giang đang mở ra thời cơ mới

để phát triển mạnh, hiện đại ngành “công nghiệp không khói”, trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn của tỉnh nơi vùng cực Nam Tổ quốc.


Trong những năm qua, để phát triển du lịch cộng đồng ở Tiền Giang, ngành
du lịch Tiền Giang đã có nhiều dự án đầu tƣ khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng
của địa phƣơng và đạt đƣợc những kết quả rất quan trọng, đã tạo điều kiện cho các
dịch vụ phát triển, điển hình nhƣ: phục vụ ẩm thực, bán hàng thủ công mỹ nghệ, các
đặc sản trái cây của địa phƣơng… đã tạo việc làm cho ngƣời dân và góp phần đa
dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng.
An Giang có nhiều tiềm năng về du lịch, tỉnh tập trung xây dựng hạ tầng thiết
yếu, thực thi các cơ chế, chính sách, hỗ trợ, ƣu đãi thu hút đầu tƣ phát triển du lịch.
Tỉnh đã quy định chính sách hỗ trợ, đầu tƣ, phát triển du lịch tỉnh An Giang. Theo đó,
đối với hoạt động đầu tƣ khai thác, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh
đƣợc áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc liên quan đến đầu tƣ
khai thác, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang.
Từ những kinh nghiệm của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng
Tháp nghiên cứu, vận dụng cách làm, nhất là về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch
trên địa bàn tỉnh để du lịch Đồng Tháp đƣợc phát triển đạt mục tiêu là điểm đến hấp
dẫn của Khu vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƢ, PHÁT TRIỂN
TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP


2.1. Điều kiện tự nhiên, KT - XH tỉnh Đồng Tháp1
Đồng Tháp nằm trên vùng Đồng Tháp Mƣời và vùng giữa sông Tiền – sông
Hậu của vùng ĐBSCL, với diện tích 3.374 km2 trong đó, đất sản xuất là 277.973 ha,
có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, dân số khoảng 1,7 triệu ngƣời, trong đó, dân tộc

Kinh chiếm 99,3%, còn lại là dân tộc Hoa, Khmer. Đồng Tháp có đƣờng biên giới
giáp với tỉnh Prây Veng, Vƣơng quốc Campuchi dài 50,5km, với 07 cặp cửa khẩu,
trong đó có 2 cặp cửa khẩu Quốc tế là Thƣờng Phƣớc và Dinh Bà. Đồng Tháp là
một tỉnh nông nghiệp với diện tích sản xuất nông nghiệp chiếm 80% diện tích toàn
Tỉnh và hơn 80% dân cƣ sống ở vùng nông thôn. Trồng trọt là ngành sản xuất chủ
yếu trong sản xuất nông nghiệp của Tỉnh, với các loại cây trồng chính là cây lúa, cây ăn
trái, cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Nuôi trồng thủy sản chủ yếu là cá tra và
tôm càng xanh. Kinh tế của Tỉnh trong những năm gần đây có bƣớc tăng trƣởng khá,
tốc độ tăng trƣởng GRDP năm 2018 đạt 6,91%. Tổng giá trị GRDP năm 2018 đạt
51.789 tỷ đồng, GRDP/ngƣời đạt 43 triệu đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hƣớng tích cực, giảm dần tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III. Tỉnh có
3 khu công nghiệp và 14 cụm công nghiệp. Hoạt động thƣơng mại - dịch vụ khá khởi
sắc, các sản phẩm nông sản qua chế biến đƣợc đƣa vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng
nông sản sạch. Tính đến cuối năm 2018, Đồng Tháp có 3.737 doanh nghiệp hoạt
động ở nhiều lĩnh vực, ngành, nghề. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn trên
6.800 tỷ đồng. Công tác giáo dục đƣợc quan tâm đầu tƣ, thực hiện đa dạng hình thức
đào tạo nghề và tạo việc làm cho ngƣời dân, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 61,2%.
Hàng năm, Tỉnh đã đƣa trên 1.000 lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài; an sinh xã hội,
chăm lo cho các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo đƣợc quan tâm thực hiện tốt.
Hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi cơ hội hợp tác với các nhà đầu tƣ, doanh
nghiệp, tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài đƣợc diễn ra thƣờng xuyên. Tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững, hoạt động của các tổ chức tôn
giáo ổn định, tham gia tốt với Đảng, chính quyền trong thực hiện an sinh xã hội.
1

Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2017 và Báo cáo KT-XH năm 2018 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng
Tháp; Báo cáo số 314-BC/TU ngày 11/04/2018 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp phục vụ Đoàn công
tác của Tổng Bí thƣ Nguyên Phú Trọng làm việc với tỉnh Đồng Tháp.



Đây là yếu tố quan trọng, môi trƣờng tốt, tạo ấn tƣợng tốt về Đồng Tháp, tạo điều
kiện thuân lợi để phát triển du lịch.
Hệ thống giao thông thủy, bộ của Tỉnh cơ bản hoàn chỉnh và đang dần đƣợc
nâng cấp. Các huyện trong Tỉnh đều có đƣờng ô tô đi tới khu trung tâm. Hệ thống
giao thông đƣờng thủy với 02 trục lớn là sông Tiền, sông Hậu và nhiều tuyến kênh
trung ƣơng kết nối giao thông trong Tỉnh, liên vùng và kết nối với 06 cảng chính2.
Trong tƣơng lai, sau khi đƣờng ĐT.846 nâng cấp thành Quốc lộ, cùng với sự hình
thành của tuyến N1, N2 và cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống, trục ngang này sẽ phát triển
là tuyến giao thông quan trọng trên dihaj bàn Tỉnh, là trục nối gần nhất giữa vùng Tứ
giác Long Xuyên, vùng kinh tế biên giới với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài
ra, cầu Cao Lãnh, Vàm Cống, sẽ gắn kết chặt chẽ Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí
Minh. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, tác
động và kết nối du lịch của Tỉnh phát triển.
2.2. Thực trạng phát triển Du lịch Đồng Tháp
2.2.1. Tiềm năng và các nhân tố ảnh hưởng đến Du lịch Đồng Tháp
Du lịch Đồng Tháp đƣợc hình thành vào tháng 4 năm 1982, đầu tiên là
Công ty Du lịch Đồng Tháp trực thuộc UBND Tỉnh. Đến năm 2006, Công ty Cổ
phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Tháp. Về QLNN: đƣợc
UBND Tỉnh giao cho Sở Thƣơng mại (Nay là Sở VH-TT và DL), Phòng Quản lý Du
lịch trực thuộc Sở đƣợc thành lập vào tháng 5/19943.
- Về tài nguyên du lịch: Đồng Tháp đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, có nhiều quan
cảnh thiên nhiên phong phú rất đặc sắc, cây trái bốn mùa, ngƣời dân thân thiện, lƣu
giữ nhiều loại hình văn hóa phi vật thể, văn hóa lịch sử, lễ hội dân gian mang đậm
bản sắc văn hóa dân tộc diễn ra quanh năm…là một trong những điều kiện tiên
quyết để hình thành và PTDL của Tỉnh. Vào khoảng tháng 8 đến tháng 11 hàng năm

2

Cảng quốc tế Trần Quốc Toản (3.000 DWT), cảng quốc tế Sa Đéc (5.000 DWT), cảng xăng dầu Trần Quốc
Toản (5.000 DWT), cảng sông Sa Đéc (500 DWT), cảng sông Bảo Mai (3.000 DWT), cảng IDI (5.000

DWT).
3
Nguồn: Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Đồng Tháp.


đến mùa nƣớc nổi, vùng sông nƣớc Đồng Tháp Mƣời với những cánh đồng lúa
đƣợc thay bằng những cánh đồng sen, súng cùng với mùa điên điển trổ bông và rất
nhiều cá linh kết hợp tạo món ăn ngon đặc trƣng Đồng Tháp.
Song song đó, Tỉnh cũng có rất nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá. Đồng Tháp có 13 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia, 01 di tích đƣợc xếp
hạng đặc biệt (Gò Tháp), 52 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Do đó, tạo thuận lợi để phát
triển các loại hình du lịch sinh thái kết hợp với tham quan các di tích lịch sử - văn
hoá. Thế nhƣng, hầu hết các tour du lịch đƣợc chào bán, giới thiệu lại không có sự
xuất hiện của các tour khai thác những lợi thế đặc trƣng, đặc thù này.
Sản phẩm sinh thái theo mùa, du lịch sông nƣớc, du lịch trải nghiệm, làng
nghề, ẩm thực là sản phẩm du lịch đƣợc khai thác nhiều gắn liền với việc tham quan
các địa danh nổi tiếng trong vùng và cả nƣớc nhƣ: Khu di tích Xẻo quýt - Khu căn
cứ kháng chiến chống Mỹ; Khu di tích mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân
sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vƣờn Quốc gia
Tràm Chim - nơi đƣợc công nhận là Khu Ramsar thứ 2000 của Thế giới và thứ 04
của Việt Nam; Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, nơi đƣợc xem là lá phổi xanh giữa
vùng Đồng Tháp Mƣời; Khu di tích khảo cổ kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đặc
biệt Gò Tháp; Làng hoa kiểng Sa Đéc…
Là một Tỉnh có nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc. Mỗi năm, Đồng Tháp có
nhiều lễ hội diễn ra, có những lễ hội đã trở thành sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch
cấp tỉnh (Lễ Giỗ Ông Bà đỗ Công Tường, Lễ Giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Lễ
hội Gò Tháp, liên hoan nghệ thuật đàn ca tài tử gắn liền với đời sống người dân –
nơi nổi tiếng với giọng “Hò Đồng Tháp”).
Ngoài ra, Đồng Tháp có nhiều đình, chùa đƣợc công nhận là di tích lịch sử
cấp Quốc gia và cấp Tỉnh nhƣ: Đình Định Yên, Đền thờ thƣợng tƣớng Trần Văn
Năng; Chùa Kiến An Cung, các làng nghề truyền thống nhƣ: Làng Dệt choàng Long

Khánh, Làng Đan bội Long Hƣng, Làng Dệt chiếu Định Yên, Làng Nem Lai Vung,
Làng Bột Tân Phú Đông..


×