CHUY£N §Ò ¤N TËP NG÷ V¡N THPT
Mét ngêi hµ néi
Chuyên đề này giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản xoay quanh tác
phẩm “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải.
- Hình tượng nhân vật cô Hiền tiêu biểu cho nét đẹp và sức sống bất diệt của văn hoá Hà
thành.
- Cảm hứng triết luận - một trong những nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật Nguyễn
Khải.
- Nghệ thụât trần thuật và ngôn ngữ kể chuyện đặc sắc.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái quát
a. Tác giả:
+ Tiểu sử và con người:
- Xuất thân:
• Gia đình quan lại sa sút, nghèo.
• Thân phận con vợ lẽ => bị ghẻ lạnh, khinh ghét, chịu nhiều tủi nhục, cay đắng.
- Phải vào đời lăn lộn kiếm ăn nuôi mẹ nuôi em từ nhỏ => sớm gặp phải những trắc trở, gian
nan, nhọc nhằn.
Trải nghiệm thời niên thiếu đầy éo le hình thành đặc điểm riêng trong tính cách và sáng tác
của nhà văn: nhẫn nhịn, tỉnh táo, sắc sảo, hiểu đời, hiểu người, già dặn, suy tư.
+ Sáng tác:
- Tác phẩm chính: Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Cha và Con và… (tiểu thuyết,
1979), Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, 2004)…
- Đặc điểm:
• Hành trình sáng tác của Nguyễn Khải tiêu biểu cho quá trình vận động của văn học dân
tộc hơn nửa thế kỉ.
• Nét mới trong cái nhìn nghệ thuật về cuộc đời và con người:
o Trước 1978: cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh, nghiêm ngặt, phân lập đơn chiều; luôn khai thác
hiện thực trong thế xung đột, đối lập cũ – mới, ta – địch, tốt – xấu… => khẳng định xu thế
vận động (từ bóng tối ra ánh sáng) của cuộc sống mới, con người mới.
Ngòi bút văn xuôi có khuynh hướng chính luận với sức mạnh của lí trí tỉnh táo.
o Sau 1978:
Cái nhìn đầy trăn trở, chiêm nghiệm, cảm nhận hiện thực xô bồ,♣ hối hả, đầy đổi thay
nhưng cũng đầy hương sắc => chuyển mạnh từ hướng ngoại sang hướng nội.
Lấy việc khám phá con người làm trung tâm =♣> con người cá nhân trong cuộc sống đời
thường => nhìn con người trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, quá khứ dân tộc, gia đình
và sự tiếp nối thế hệ => khẳng định, ngợi ca những giá trị nhân văn cao đẹp của cuộc sống
và con người hôm nay.
Cảm hứng triết luận với giọng văn đôn hậu, trầm lắng, nhiều suy nghiệm.
+ Vị trí văn học sử: một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi sau cách mạng tháng
Tám năm 1945.
b. Tác phẩm
+ “Một người Hà Nội” tiêu biểu cho các sáng tác của Nguyễn Khải ở giai đoạn sau 1978.
2. Phân tích
a. Nhân vật cô Hiền.
+ Xuất thân: gia đình giàu có lương thiện, được dạy dỗ theo khuôn phép nhà quan.
+ Một số đặc diểm thời thiếu nữ: xinh đẹp, thông minh, mở xa lông văn chương, giao du
rộng rãi với giới văn nghệ sĩ Hà thành.
+ Quan hệ với người kể chuyện xưng “tôi”: chị em đôi con dì ruột với mẹ già.
+ Được miêu tả trong nhiều thời điểm khác nhau của lịch sử. Trước mỗi thời điểm khác
nhau, nhân vật lại có những biểu hiện ứng xử thể hiện nét cá tính đặc biệt, nhất quán:
- Năm 1955:
• Bối cảnh: từ kháng chiến trở về, một Hà Nội “nhỏ hơn trước, vắng hơn trước”.
• Nguyên nhân cô Hiền và gia đình ở lại:
Chủ yếu: “họ không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở một vùng đất khác”
=> sự gắn bó máu thịt với Hà thành.
- Kháng chiến chống Mĩ: yêu thương lo lắng cho con nhưng không hề ngăn cản con nhập
ngũ
• Người con cả tình nguyện tòng quân => phản ứng: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao
không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng” =>
Nhận thức sâu sắc.
• Người con thứ theo anh lên đường => phản ứng: “Tao không khuyến khích, cũng không
ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách
giết chết nó”=> “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác(…), vui lẻ thì có
hay hớm gì” => Ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng của một người phụ nữ Việt Nam yêu
nước, một người mẹ nhân hậu, vị tha.
- Năm đầu Hà Nội vừa giải phóng
• Bối cảnh:
o Tâm lí không đồng nhất: chúng tôi - vui thế, tại sao những người vốn sống ở Hà Nội -
chưa thật vui?
• Khi con gọi cháu là “Đồng chí Khải” => cô Hiền chỉnh “anh Khải” => trong khi quán tính
số đông vẫn còn phân biệt người cách mạng như những anh hùng trở về thì cô Hiền dường
như chỉ chú ý đến mối quan hệ họ hang với “Tôi” => quan hệ bền vững, không chịu bất cứ
sự va đập, biến thiên nào của thời cuộc => biết nhận chân giá trị, biết nhìn vào bản chất của
vấn đề, dể không bao giờ bị mê muội.
• Khi người cháu hỏi: “Nước độc lập vui quá cô nhỉ?” => phản ứng:
o Trả lời: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ” => tỉnh táo, sáng
suốt, nhạy bén với hiện thực.
o Nhận xét thẳng thắn, không giấu giếm quan điểm với “người cách mạng” - nhân vật “tôi”:
Chính phủ can thiệp nhiều vào việc của dân quá => trung thực, có cái nhìn sâu sát về thời
cuộc.
Nhận xét:
Tính cách nhân vật được bộc lộ qua nhiều tình huống khác nhau,ϖ trong nhiều thời điểm
lịch sử.
Số phận con người gắn với từng biến chuyển lớn của lịch sử dânϖ tộc => Cái nhìn hiện
thực mới mẻ: phản ánh số phận dân tộc qua số phận một cá nhân.
Trải qua bao thăng trầm của thời thế, bản chất, những nét đẹpϖ của nhân vật vẫn thống
nhất, không bị phôi pha => thời gian là thứ nước rửa ảnh làm nổi rõ hình sắc nhân vật.
+ Có bộ mặt tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao gọi
là tư sản được
- Bộ mặt tư sản:
• Cái ở: ở rộng quá, một tòa nhà tọa lạc ngay ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn
thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn.
• Cái mặc: “sang trọng quá”
• Cái ăn: “không giống với số đông” => so sánh với lối ăn uống bình dân của gia đình “tôi”
=> Khẳng định: “Cô Hiền đích thị là tư sản”.
- Không bóc lột ai cả thì làm sao gọi là tư sản:
• Cửa hàng chỉ buôn hoa giấy do chính tay bà làm và các con phụ giúp.
• Đối xử với người làm: vì chủ tớ cần dựa nhau, tình nghĩa như người trong họ.
+ Thông minh, tỉnh tảo và thức thời:
- Năm 1956, bán một trong hai ngôi nhà cho người kháng chiến ở.
- “Chú tuy chưa già nhưng đành để ngồi chơi, các em sẽ đi làm cán bộ, tao sẽ phải nuôi một
lũ ăn bám, dù họ có đủ tài để không phải sống ăn bám”
- Ứng xử với chính sách cải tạo tư sản của nhà nước
• Chồng muốn mua máy in => ngăn cản vì nhận rõ việc làm này sẽ vi phạm chính sách.
• Mở cửa hàng đồ lưu niệm để đảm bảo “đủ ăn” mà không bóc lột bất kì ai.
+ Có đầu óc thực tế:
- Không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng, không có cái lãng mạn hay mơ mộng
viển vông.
- Đã tính là làm, đã làm là không để ý đến lời đàm tiếu của thiên hạ => bản lĩnh, có lập
trường.
- Đi lấy chồng: dù giao du rộng nhưng chọn làm vợ một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành,
chăm chỉ => cả Hà Nội “kinh ngạc”.
- Tính toán cả chuyện sinh đẻ sao cho hợp lí, đảm bảo tương lai con cái.
+ Trân trọng, nâng niu, gìn giữ truyền thống văn hoá người Hà Nội:
- Dặn dò bọn trẻ: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn,
không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”.
- Coi việc giữ gìn nếp sống là một cách “tự trọng, biết xấu hổ”.
+ Là hạt bụi vàng của Hà Nội: Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội
hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng => biểu tượng của vẻ
đẹp tinh tế, sức sống bất diệt của văn hoá Hà Thành.
b. Những người Hà Nội khác và suy nghiệm triết học:
+ Những người Hà Nội khác: Chia làm hai tuyến.
- Dũng, Tuất, mẹ Tuất:
• Dũng, Tuất: những thanh niên yêu nước, quả cảm.
• Mẹ Tuất: bà mẹ Việt Nam nhân hậu, giàu đức hi sinh.
=> Những con người cùng với cô Hiền tiếp lửa cho ngọn đuốc văn hoá truyền thống của đất
kinh kì cháy sáng.
- Những con người tạo nên những nhận xét “không mấy vui vẻ” của “tôi” về Hà Nội.
• Ông bạn trẻ đạp xe như gió: làm xe người ta suýt đổ, lại phóng xe vượt qua rồi quay lại
chửi một người đáng tuổi bác tuổi chú “tiên sư cái anh già” => thô tục, vô văn hóa, không
biết lễ độ.
• Những người mà nhân vật tôi quên đường hỏi thăm :”có người trả lời, là nói sõng hoặt hất
cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như con thú lạ” chỉ vì “ông ăn mặc tẩm như thế lại
đi xe đạp họ khinh là phải, thử đội mũ dạ, áo ba-đờ-xuy, cưỡi cái Cúp xem, thưa gửi tử tế
ngay” => hám lợi, bị danh vị, hình thức, tiền tài cám dỗ => lối ứng xử trọc phú, không còn
nét hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội.
Phản đề của nhân vật cô Hiền.
Cái nhìn thẳng thắn vào sự thật, đặt ra những vấn đề đáng trăn trở => hướng đi mới của
văn học:
“Tôi thích cái ngày hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu
đỏ và màu đen. Đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, mới là mảnh đất phì nhiêu cho
các cây bút thỏa sức khai vỡ” (Gặp gỡ cuối năm – Tiểu thuyết).
+ Suy nghiệm triết học: Hình ảnh cây si bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh
- Cây si: biểu tượng của văn hóa, nét cổ kính, linh thiêng của đất kinh kì ngàn năm văn hiến.
- Đổ nghiêng tán cây đè lên hậu cung, một phần bọ rễ bật đất chổng ngược lên trời => sự
biến thiên của lịch sử, qui luật nghiệt ngã của tự nhiên.
- Hồi sinh: lại sống. lại trổ ra lá non => niềm tin, lạc quan vào sự phục hồi những giá trị tinh
thần của Hà Nội.
c. Một số đặc sắc nghệ thuật:
+ Giọng điệu trần thuật:
Trải đời, tự nhiên, trĩu nặng suy tư, giàu chất khái quát, đa thanh.
+ Điểm nhìn trần thuật: của nhân vật “Tôi” => tăng tính chân thật, khách quan.
+ Ngôn ngữ: cá thể hóa
- Cô Hiền: ngắn gọn, logic, rõ ràng.
- Dũng: những lời thật xót xa.
- Nhân vật “tôi”
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Đề 1: Phân tích nhân vật Cô Hiền trong “Một người Hà Nội”.
Đề 2: Phân tích hình ảnh người Hà Nội trong “Một người Hà Nội”.
Đề 3: Cảm hứng triết luận trong “Một người Hà Nội”.
Gợi ý giải đề:
Đề 1: Nhân vật cô Hiền.
Phân tích dựa vào Kiến thức cơ bản.
Đề 2: Hình ảnh người Hà Nội.
+ Phân tích:
- Những con người lưu giữ nét đẹp văn hoá Hà Nội.
- Nhân vật cô Hiền, Dũng, Tuất, mẹ Tuất
- Những con người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của “tôi” về Hà Nội.
+ Nhận xét:
- Cảm hứng triết luận.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Đề 3: Cảm hứng triết luận
+ Cảm hứng triết luận là gì: bình luận, lí giải, phân tích về một vấn đề thông qua hình tượng
nghệ thuật.
+ Phân tích: qua hệ thống nhân vật, làm sang ứng cảm hứng triết luận của Nguyễn Khải.
+ Đánh giá: gắn với phong cách nghệ thuật.
nh÷ng ®øa con trong gia ®×nh
Chuyên đề này nhằm giúp các em củng cố các vấn đề cơ bản xoay quanh tác phẩm
“Những đứa con trong gia đình”:
- Hình ảnh gia đình như một dòng sông liền chảy với các thế hệ nối tiếp nhau giữ gìn truyền
thống.
- Hình tượng nhân vật Chiến và Việt tiêu biểu cho vẻ đẹp của tuổi trẻ Miền Nam chống Mĩ.
- “Chất Nam Bộ” của ngòi bút Nguyễn Thi thông qua việc xây dựng các nhân vật tiêu biểu
cho tính cách người Nam Bộ và hệ thống ngôn ngữ mang màu sắc địa phương phong phú,
sinh động.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
+ Tiểu sử - con người:
- Bút danh: Nguyễn Hoàng Ca.
- Tuổi nhỏ: vất vả, tủi cực.
- 15 tuổi vào Nam vừa đi làm kiếm sống vừa tự học nơi đất khách quê người > tâm hồn
giàu suy tư, trải đời, hiểu người sâu sắc.
- Quê ở Bắc nhưng sống, làm việc, hoạt động cách mạng chủ yếu ở Miền Nam > gắn bó ân
tình, chung thủy với nhân dân miền Nam.
+ Sáng tác:
- Thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết.
- Tác phẩm tiêu biểu: Truyện và kí (1978)
- Đặc điểm:
• Nguồn cảm hứng: xuất phát từ hiện thực nóng bỏng, ác liệt ở mặt trận miền Đông – Nam
Bộ.
• Nhân vật: viết thành công nhất về người nông dân Nam Bộ:
Bản chất hồn nhiên, bộc trực, căm thù giặc sâu sắc, lạc quan, yêu đời, tín nghĩa.
Gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc♣ > chất “Út Tịch” trong mỗi nhân
vật.
• Khả năng thâm nhập sâu vào đời sống tâm lí nhân vật:
Tài quan sát.♣
Năng lực phân tích sắc sảo.♣
Diễn tả chân xác những điều nhân vật cảm thấy♣> tái hiện chân thực, sinh động quá trình
tâm lí tế vi của nhân vật.
• Ngôn ngữ: góc cạnh, phong phú, giàu chất tạo hình., đậm khí chất Nam Bộ > tạo dựng
không gian văn hóa và cá tính nhân vật.
• Giàu chất hiện thực (nhiều chi tiết dữ dội, ác liệt của chiến tranh), vừa đằm thắm chất trữ
tình.
+ Vị trí văn học sử: cây bút văn xuôi tài năng của văn học kháng chiến.
b. Tác phẩm
+ Xuất xứ:
Rút từ tập “Truyện và kí” (1978)
+ Khái quát về tác phẩm:
- Truyện tái hiện qua hồi tưởng của nhân vật Việt, trong tình trạng bị thương, mê man, hiện
tại và quá khứ đan xen để nói lên truyền thống một gia đình từ đó khái quát bức tranh Nam
Bộ.
- Diễn biến: đứt nối theo trí nhớ nhân vật > những mảnh hiện thực chắp dính linh hoạt.
+ Vị trí: Là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi.
2. Phân tích
a. Tình huống truyện
Câu chuyện gia đình của anh giải phóng Việt rơi vào tình huống đặc biệt: bị thương nặng
trong một trận đánh, phải nằm lại giữa chiến trường.
+ Nhiều lần ngất đi rồi tỉnh lại
+ Truyện kể theo dòng nội tâm nhân vật: khi đứt (ngất đi) khi nối (tỉnh lại)
Cách trần thuật theo dòng ý thức nhân vật.
b. Cách trần thuật
+ 3 phương thức trần thuật phổ biến trong tác phẩm tự sự (căn cứ vào ngôi của nhân vật
được kể).
- Phương thức 1: theo ngôi thứ 3 của người kể chuyện giấu mình > lời gián tiếp.
- Phương thức 2: theo ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện > lời trực tiếp.
- Phương thức 3: theo ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn, lời
kể lại theo giọng điệu của nhân vật > lời nửa trực tiếp.
+ Những đứa con trong gia đình: kể theo phương thức thứ 3
c. Hình ảnh gia đình
+ Ba Má, Chú Năm
Người mẹ: (đọc toàn bộ truyện để có sự phân tích khái quát)
- Qua kí ức đứa con: rất phụ nữ, vị tha, nhân hậu nhưng không mềm yếu.
- Có cuộc sống cơ cực, lam lũ, nhọc nhằn, khổ đau (bốc chồng và chồng bị giặc giết, một
thân một mình nuôi ba đứa con nhỏ)
- Tính cách phi thường trong những biểu hiện tình cảm bình thường:
o Với chồng: đi đòi đầu chồng > gan góc.
o Với con:
Thương con hết mực nhưng rất nghiêm khắc (trong hồi ức chập♣ chờn của Chiến, Má hiện
lên đầu tiên: ghé lại, xoa đầu, đánh thức, lấy cơm cho Việt ăn…)
Luôn luôn nhắc nhở con về truyền thống gia đình và mối thù dân♣ tộc.
Hun đúc, nuôi dưỡng ở con ý chí chiến đấu không mệt mỏi.♣
Cả Chiến và Việt luôn tạc dạ lời dặn của mẹ > hình bóng của người mẹ đầy yêu thương
và có sức mạnh cổ vũ mãnh liệt với hai chị em. Má in dấu trong mỗi câu nói, mỗi hành
động của từng đứa con.
+ Chú Năm:
- Khắc họa qua giọng hò:
“Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang,
rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ
dội” > so sánh tiếng hò như “một hiệu lệnh”, “một lời thề dữ dội” > Tiếng hò hút tất cả tâm
lực của Chú Năm > vừa nhắc nhớ về truyền thống, thắp lên niềm tự hào về quê hương khó
nghèo nhưng giàu có và bất khuất, vừa như lời hiệu triệu, một tiếng trống quân thúc giục
động viên thanh niên ra trận.
- Giữ cuốn sổ gia đình, ghi từng ngày thay cho Việt và Chiến.
Người giữ lửa yêu nước truyền cho các thế hệ.ο
Những con người có chung phẩm chất: yêu nước, gắn bó với quêο hương tha thiết, căm thù
giặc, gan góc, kiên cường, chiến đấu hết mình vì Tổ quốc.
+ Cuốn sổ gia đình
- Chi chi tiết những việc xảy ra với gia đình > bằng chứng sống về tội ác của kẻ thù, lưu
giữ, nuôi dưỡng truyền thống gia đình.
- Trao cho Việt và Chiến > hành động ý nghĩa: trao cho thế hệ con cháu trách nhiệm giữ gìn
truyền thống.
- Cuốn sổ như một con sông > Con sông tích tụ nước từ bao đời, luôn luôn chảy (như các
thế hệ tiếp nối nhau), đổ vể biển rộng (hòa quyện vào truyền thống bất khuất của dân tộc,
hướng tới tương lai tươi sáng) > dòng chảy truyền thống gia đình bền bỉ, liên tục và bất tử.
Nhận xét:
• Hình ảnh gia đình, gắn với nhan đề tác phẩm, là môi trường khắc họa hình ảnh những đứa
con.
• Tiêu biểu cho hình ảnh những gia đình miền Nam giàu truyền thống yêu nước trong kháng
chiến chống Mĩ.
d. Hình ảnh những đứa con
+ Chiến:
- Tính cách trẻ con:
• Tranh đi bộ đội với em
• Tranh bắt ếch.
- Mang những phẩm chất của Má
• Đảm đang, tháo vát: Thu xếp nhà cửa gọn gàng trước khi đi.
• Tiềm ẩn bản năng chăm lo của một người phụ nữ: thương và lo cho em, nghĩ ngợi việc
nhà…
• Bộc trực, quyết liệt, gan góc, không đội trời chung với kẻ thù: “Nếu giặc còn thì tao mất”.
Chiến là hình ảnh tiếp nối của Má: 3 lần được so sánh với má (nói in như má vậy, giống
hệt như má vậy, nói nghe in như má vậy) > sự tiếp nối truyền thống gia đình >dòng chảy
truyền thống dạt dào qua các thế hệ.
+ Việt:
- Tính cách trẻ con, hồn nhiên, vô tư:
• Tranh đi bộ đội, tranh bắt ếch với chị.
• Trong khi chị Chiến lo toan thu xếp việc gia đình thì Việt “lăn kềnh ra ván cười”, vừa
nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay” rồi ngủ quên lúc nào không biết
• Đi đánh giặc vẫn đeo ná thun.
• Không sợ giặc nhưng lại sợ ma.
- Yêu thương, gắn bó với gia đình
• Thương má:
o Hình dung về má qua hồi ức của Việt dịu dàng, tha thiết.
o Chuyển bàn thờ má: nhắn nhủ, tâm sự với má về quyết tâm trả thù.
• Thương chú Năm, thương chị: “Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị,
Việt thấy thương chị lạ”
- Chiến sĩ giải phóng gan góc, quả cảm:
• Diệt được xe bọc thép của giặc.
• Bị thương nặng, lạc đồng đội, trong hồi ức đứt nối nhưng luôn thường trực nung nấu: tìm
về với anh em, để tiếp tục đấu tranh.
- Căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm chiến đấu đến cùng:
• Thể hiện sâu sắc qua chi tiết cảm động: chuyển bàn thờ mẹ cùng chị Chiến
• Đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặ trả thù cho ba má, đến chừng nước
nhà độc lập con lại đưa má về > lời nhắn nhủ, tâm tình cũng là lời thế, lời hứa với Má.
• Mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai > mối thù trừu
tượng tụ thành hình thành khối như máu bầm không tan.
Việt và Chiến vừa là khúc sau của dòng sông truyền thống gia đình vừa tiêu biểu cho thế
hệ trẻ miền Nam chống Mĩ: bộc trực, thẳng thắn, gan dạ, dũng cảm, căm thù giặc sâu sắc,
yêu nước tha thiết và quyết tâm chiến đấu vì độc lập.
e. Một vài nét đặc sắc về nghệ thuật
+ Xây dựng nhân vật: am hiểu và diễn tả chân xác, sâu sắc tâm lí nhân vật > cá thể hóa tính
cách.
+ Ngôn ngữ: đậm chất Nam Bộ, từ cách xưng hô, cách dùng từ, cách nói… (Việt đá trái dừa
rụng xuống mương cái đùng, việc thỏn mỏn, nói in như má…)
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Đề 1: Phân tích nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” để thấy vẻ đẹp tuổi trẻ
Việt Nam thời chống Mĩ.
Để 2: So sánh hai nhân vật Việt và Chiến.
Đề 3: Trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”, nhân vật chú Năm nói: “Chuyện
gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào
đó”.
Hãy phân tích và chứng minh: trong truyện ngắn này, có một dòng sông truyền thống gia
đình liên tục chảy từ thế hệ cha ông đến đời chị em Chiến Việt.
Gợi ý giải đề:
Đề 1: Nhân vật Việt > thấy vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ
+ Tổng quát:
- Giới thiệu chung về tác giả , tác phẩm.
- Vị trí, ý nghĩa hình tượng nhân vật Việt trong việc biểu hiện nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm.
+ Phân tích:
- Trẻ con, hồn nhiên > góp phần khắc họa hình ảnh tuổi trẻ chống Mĩ sinh động.
- Yêu thương, gắn bó với gia đình.
- Gan góc, quả cảm.
- Căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm chiến đấu đến cùng.
+ Đánh giá:
- Vai trò, ý nghĩa hình tượng với giá trị tác phẩm.
- Tiêu biểu cho vẻ đẹp tuổi trẻ chống Mĩ.
- Đặc sắc nghệ thuật xây dựng hình tượng: miêu tả tâm lí, ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ
miêu tả sinh động có tác dụng cá tính hóa nhân vật.
- So sánh với hình tượng chiến sĩ giải phóng khác trong văn học chống Mĩ để thấy Nguyễn
Thi là những “nhà văn của nông dân Nam Bộ” , xây dựng hình tượng người chiến sĩ giải
phóng “đậm chất Nam Bộ”.
Để 2: So sánh tính cách hai nhân vật Việt và Chiến.
+ Chiến: là hình bóng của người Má: dẫu có lúc trẻ con nhưng đã tiềm ẩn những nét đẹp của
người con gái trưởng thành (tháo vát, chăm lo thu xếp việc gia đình, yêu thương em).
+ Việt: có sự trẻ con, hiếu động của một cậu con trai mới lớn (trong khi chị lo toan việc nhà
thì Việt phó thác cho chị và có những biểu hiện rất trẻ con: “lăn kềnh ra ván cười”, vừa
nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay” rồi ngủ quên lúc nào không biết…)
So sánh đoạn đối thoại trước khi lên đường của hai chị em.
+ Điểm chung của hai nhân vật: yêu thương gia đình, căm thù giặc, gan góc, bất khuất,
dũng cảm.
+ Đánh giá:
- Mỗi nhân vật được xây dựng với những nét tính cách riêng biệt, đặc sắc, hợp thành hình
tượng tuổi trẻ chống Mĩ miền Nam.
- Hai chị em là khúc sau của dòng sông truyền thống gia đình.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật > “chất Nam Bộ” trong văn Nguyễn Đình Thi.
Đề 3: Hãy phân tích và chứng minh: trong truyện ngắn này, có một dòng sông truyền
thống gia đình liên tục chảy từ thế hệ cha ông đến đời chị em Chiến Việt.
+ Giải thích câu nói của chú Năm.
+ Phân tích và chứng minh tính liên tục của dòng chảy truyền thống gia đình:
- Má và chú Năm.
- Chiến và Việt.
+ Đánh giá:
- Thể hiện quan niệm về con người của Nguyễn Thi: mỗi con người phải là một khúc trong
dòng sông truyền thống gia đình.
- Thể hiện sự am hiểu và ân tình của nhà văn với nhân dân miền Nam > “nhà văn của nông
dân Nam Bộ”.
Vî chång a phñ
Chuyên đề này nhằm giúp các em củng cố các vấn đề cơ bản xoay quanh tác
phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
- Nét độc đáo trong hình tượng nhân vật Mị.
- Nét độc đáo trong hình tượng nhân vật A Phủ.
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới mẻ sâu sắc.
- Biệt tài miêu tả bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt mang đậm màu sắc địa phương phong
tục.
- Khả năng miêu tả diễn biến tâm lí tinh vi, sắc sảo.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái quát:
a. Tác giả:
+ Tiểu sử:
- Quê: huyện Thanh Oai – Hà Nội > làng ven đô trở thành một không gian nghệ thuật quen
thuộc trong sáng tác.
- Chỉ được học hết bậc Tiểu học, phải làm nhiều nghề để kiếm sống trước khi cầm bút > liên
hệ các tác giả: Macxim Gorki (Nga), Nguyên Hồng, Kim Lân (Việt Nam) để thấy vai trò
của “trường đời” và tự học đối với sự thành công của các nghệ sĩ.
- Con người:
• Gắn bó sâu sắc với lứa tuổi thiếu nhi > cơ sở của những tác phẩm viết cho trẻ em.
• Đi nhiều, vốn sống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực phong tục và sinh hoạt đời thường
> có những trang viết chân xác, đằm thắm về đất và người nhiều vùng đất, nhất là đất và
người Tây Bắc.
• Có cái nhìn hồn nhiên, trong trẻo mà sắc sảo, hóm hỉnh, thông minh về các sự vật, hiện
tượng, con người trong cuộc sống.
+ Sáng tác:
- Thể loại: đa dạng.
- Tác phẩm tiêu biểu: Dế mèn phiêu lưu kí (đồng thoại, 1941), O chuột (tập truyện ngắn về
loài vật, 1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944), Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953),
Mười năm (tiểu thuyết, 1967)…
- Khái quát giá trị:
• Đề tài: 2 đề tài
Đồng thoại về thế giới loài vật♣
Cuộc sống, số phận và vẻ đẹp người lao động nghèo ở miền xuôi♣ và miền ngược.
• Nội dung:
Cái nhìn trìu mến, bao dung, nhân ái, độ lượng với trẻ thơ.♣
Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo mới mẻ, độc đáo.♣
• Nghệ thuật:
Khả năng miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật chân xác, sâu sắc,♣ tinh tế.
Cách kể chuyện sống động, hóm hỉnh, có duyên.♣
Lời văn: giàu tính tạo hình và chất thơ.♣
+ Vị trí văn học sử: cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.
b. Tác phẩm
+ Sự ra đời:
- 1952: Tô Hoài theo đơn vị bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, sống gắn bó với đồng bào 8
tháng.
- Chia tay, Tô Hoài viết tập truyện bằng sự am hiểu tường tận cuộc sống, phong tục, nhất là
tâm hồn phóng khoáng, tự do phảng chút hoang dại của đồng bằng miền núi; nỗi ám ảnh về
những kỉ niệm gắn bó và món nợ ân tình với người Tây Bắc.
- “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm xuất sắc được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953).
+ Kết cấu: 2 phần
• Phần 1: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của người dân lao động miền núi Tây Bắc
trước cách mạng.
Phần thể hiện bút lực Tô Hoài trong tác phẩm này
o Những trang viết tài hoa về hương sắc vùng cao.
o Thể hiện giá trị hiện thực, nhân đạo mới mẻ, cảm động.
o Khả năng miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo.
• Phần 2: Quá trình vận động từ tự phát tới tự giác của người lao động.
o Thành công:
Đem vào tác phẩm không khí thời đại.♣
Thấy được quá trình vận động trong tư tưởng, cuộc sống người♣ lao động: từ cam chịu,
khổ nhục đến chủ động giành lấy tự do, hạnh phúc, từ hành động phản kháng tự phát đến
hoạt động cách mạng tự giác.
o Hạn chế: Hình tượng nhân vật trung tâm hành động theo sự dàn xếp của tác giả nhằm
chứng minh cho một luận đề: sự giác ngộ đến với cách mạng của quần chúng bị áp bức >
dàn trải, đôi chỗ viết dễ dãi, giản đơn.
2. Phân tích
a. Nhân vật Mị
+ Số phận bất hạnh: Con dâu gạt nợ.
- Đoạn mở đầu:
• Cách mở đầu: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra…” : giọng kể trầm giống với
cách mở đầu trong cổ tích > chuẩn bị không khí cổ tích cho mẫu nhân vật cổ tích xuất hiện,
tạo tâm thế cho người đọc tiếp nhận một motip quen thuộc.
• Không gian: “ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa” > xuất hiện cùng thế
giới đồ vật nặng chì, câm lặng > gợi mở:
Vị trí người ở của nhân vật.♣
Hình ảnh tảng đá dường như là một đồng dạng của cô gái – câm♣ nín, ngậm khối u uất khó
cất lời, bất động, không sinh khí, không sẻ chia.
• Tư thế: “cúi mặt, mặt buồn rười rượi” với nhịp điệu mòn mỏi, thường xuyên, lặp lại vô
hồn - “lúc nào cũng vậy” .
• Đối lập: hình ảnh một cô gái lẻ loi, đơn độc, u trầm, buồn khổ - cảnh tấp nập, giàu sang
nhà thống lí.
Nhận xét:
o Phác hoạ hình ảnh người con gái câm lặng như chìm lẫn vào thế giới đồ vật vô tri, không
cảm giác.
o Hé lộ cuộc sống tủi cực, cảnh ngộ éo le của nhân vật.
o Cách dẫn dắt khéo léo: điểm nhìn từ xa, bên ngoài tiến gần hơn vào bên trong để thâm
nhập nhân vật; tạo ra mâu thuẫn ở lời kể để vén bức màn bí mật về một phận người (hỏi ra
mới rõ,… cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra).
- Thân phận con dâu gạt nợ:
Câu chuyện Mị về làm dâu:
• Lý do: bố lấy mẹ không đủ tiền cưới, phải vay nhà thống lí, tận khi già mà chưa trả hết
nợ. Mẹ chết > thống lí đòi lấy Mị làm con dâu để xoá nợ > mối nợ truyền kiếp, dai dẳng,
khó thoát > bóng của kiếp sống nô lệ, cùng khổ đổ lên người dân nghèo qua thế hệ này đến
thế hệ khác. Câu nói từ bên trong của bố Mị “không thể nào khác được” giống như một dấu
triện đóng lên thân phận nô lệ của Mị.
• Phản ứng: đề nghị bố lao động trả nợ chứ quyết không muốn bị bán cho nhà giàu: “Con
nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con
cho nhà giàu” > cho thấy:
Lựa chọn tỉnh táo: thà sống vất vả, nghèo khổ mà tự do còn hơn♣ sống trong giàu sang mà
chịu đoạ đày nô lệ.
Khát vọng tự do mãnh liệt và niềm tin trong sang, hồn nhiên của♣ tuổi trẻ.
• Bị nhà thống lí lừa bắt đi > thái độ, hành động: “hàng mấy tháng, đêm nào cũng khóc”, ăn
lá ngón tự tử > nhận thức sâu sắc tình cảnh quẫn bách của bản thân: sống cũng như chết >
phản ứng tiêu cực của lòng yêu sống và khát vọng tự do.
• Dần dần:
Cha chết. Mị không còn nghĩ tới cái chết♣ > nghịch lí đầy bi kịch: mất đi khả năng phản
ứng với cuộc sống phi nhân tính > thực chất: chỉ sống đời sống vật chất, còn tinh thần và
tâm hồn đã chết > nhẫn nhục, cam chịu, vô hồn.
Thời gian: “lần lần, mấy năm qua, mấy năm sa♣u”: phép đối, cách đếm thời gian chậm rãi,
đều đặn > khoảng thời gian đủ để vô hồn hoá con người, nhấn con người vào câm lặng.
• Lí giải về thái độ của Mị: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”.
• Tưởng: mình cũng là: con trâu, con ngựa.
• So sánh:
“Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi♣ chân, đứng nhai cỏ, đàn
bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày” > bị bóc lột sức lao động tàn nhẫ
Lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa♣
• Tê liệt khả năng phản ứng với cuộc sống vô nghĩa > phản ứng của con người không còn
cảm thấy ý nghĩa cuộc đời, cam chịu sống mảnh đời khuất lấp, quên lãng, như cái cây, tảng
đá, đồ vật trong không gian nhà thống lí > nghịch lí: vị trí: con dâu (quyền thế, đáng trọng),
thân thế: con nợ, người ở (rẻ rúng, coi thường)
• Căn buồng - không gian sống của Mị: kín mít, có một chiếc cửa sửa lỗ vuông bằng bàn
tay, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng > tối tăm, bức bối, lạnh lẽo, đầy âm khí >
biểu tượng ám gợi về địa ngục trần gian, tù túng, ngột ngạt, nơi cầm tù tuổi thanh xuân của
con người, biến Mị từ một cô gái trẻ trung phơi phới thành một con người vô cảm, cam
chịu.> không gian phi nhân tính.
Tiểu kết:
Miêu tả cuộc sống làm dâu, nhà văn khám phá một mảng hiện thực mới: cuộc sống, số phận
đau khổ của người lao động miền núi - những con người bị cường quyền, thần quyền, cái
nghèo, những áp chế về tinh thần đẩy vào tình trạng sống vô nghĩa, vô cảm.
+ Sự thức tỉnh và hồi sinh khát vọng sống trong Mị (đêm tình mùa xuân)
- Khung cảnh:
• Bức tranh mùa xuân:
Cỏ gianh vàng ửng♣ > tươi vui, đầy sức sống, ánh sáng > đối lập với không gian sống tăm
tối của Mị.
Mỏm núi: váy hoa xoè như con bướm sặc sỡ♣ > đầy màu sắc, phấn chấn, náo nức.
Đám trẻ: cười ầm.♣
Tiếng sáo: thiết tha bồi hồi.♣
Thiên nhiên rực rỡ màu sắc, náo nức âm thanh > sự hiện diện của một thế giới căng tràn
nhựa sống.
• Đêm tình mùa xuân:
Trong nhà: mọi người nhảy đồng, hát♣
Bên ngoài: tiếng sáo gọi bạn yêu lơ lửng ngoài đường♣ > chi tiết trở đi trở lại như một ám
ảnh, mời gọi, vương vấn, khơi gợi kí ức và khát vọng yêu, sống trong Mị.
Nội dung tiếng sáo: “Mày có con trai con gái rồi/ Mày đi làm♣ nương/ Ta không có con
trai con gái/ Ta đi tìm người yêu” > tiếng sáo mang khát vọng đôi lứa, khát vọng sống.
Không - thời gian rạo rực khát vọng, thôi thúc con người tìm đến với men say tình yêu,
men say sự sống.
- Diễn biến tâm trạng:
• Uống ừng ực > u uất, mất cảm giác, không sống trong thực tại, mà lặn vào vô thức, như
nuốt cả bao nhiêu đau khổ.
• Phơi phới trở lại > có cảm xúc (nhận ra tiếng sáo)
• Còn rất trẻ > Ý thức về bản thân trở lại.
• Muốn chết: khi cảm xúc, ý thức trở về là lúc Mị muốn chết > phi lí mà logic: ý thức tình
trạng sống không bằng chết > giải thoát.
• Do tiếng sáo > quên cái chết > xắn miếng mỡ khêu lại đèn, lấy váy, quấn tóc .
Khát vọng được sống được yêu trở lại, kéo theo hành động: muốn được thấy ánh sang,
muốn làm đẹp, ý thức về sự tồn sinh của mình (Liên hệ chi tiết: Mùi xà phòng trên áo của
Đào trong “Mùa lạc “ khi kể cho Huân nghe về duyên mới > sự hồi sinh nữ tính thường
được các nhà văn sử dụng để biểu trưng cho sự trỗi dậy mạnh mẽ, sâu sắc nhất của khát
vọng sống, khát vọng hạnh phúc)
- Sự vùi dập phũ phàng: bị A Phủ trói > khát vọng vừa hồi sinh đã bị vùi dập > tuy nhiên nó
đã được nhóm lên để chuẩn bị rực cháy trong hành động cứu A Phủ và cứu mình.
Tiểu kết:¬
Qua nhân vật Mị, nhà văn thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ:
- Tố cáo thế lực thống trị, cường quyền, thần quyền đã liên kết để cày đạp tước đoạt quyền
sống cảu những con người đáng ra phải được hạnh phúc nhất.
- Đồng cảm sâu sắc với số phận con người nghèo khổ miền núi trước cách mạng.
- Khám phá, phát hiện vẻ đẹp, phẩm chất người lao động, đặc biệt là khát vọng sống tự do.
b. Nhân vật A Phủ
+ Sự xuất hiện.
- Khung cảnh: đêm tình mùa xuân.
- Sự kiện: A Phủ đánh A Sử
- Văn cảnh (xét trong hệ thống cốt truyện): khi xung đột trong Mị đang dâng lên > tạo yếu
tố kịch tính: khát vọng hạnh phúc >< hiện thực phũ phàng.
+ Phẩm chất:
- Gan bướng, thẳng thắn, gan góc.
• Không chịu ở cánh đồng thấp > trốn lên núi.
• Đánh A Sử - con trai thống lí vì A Sử gây sự mà không suy nghĩ gì tới hậu quả.
• Khi bị đánh: quỳ chịu đòn, im như tượng đá > gan góc, sức chịu đựng khác thường.
- Thể chất dồi dào: khỏe, chạy nhanh như ngựa.
- Biết làm mọi việc: đúc lưỡi cày, đục cuốc, đi săn bò tót rất bạo > thanh niên chăm chỉ,
chịu khó, tháo vát.
Nhân vật mang vẻ đẹp khoẻ khoắn, cá tính, bản lĩnh, gan góc,¬ tiềm ẩn sức sống, sức mạnh
phản kháng, chống bạo tàn của thanh niên lao động miền núi.
+ Số phận: bất hạnh:
- Lai lịch: mồ côi, phải đi làm thuê cuốc mướn từ năm 10 tuổi > motip nhân vật mồ côi bất
hạnh trong cổ tích.
- Khó có được hạnh phúc giản dị của một người con trai trưởng thành: không thể lấy nổi vợ.
- A Phủ ở trừ nợ
• Nguyên nhân: đánh A Sử > bị bắt, bị đánh đập dã man (mặt sưng, đuôi mắt giập chảy
máu, hai đầu gối sưng bạnh như mặt hổ phù) > cúng ma, bị cho vay nợ để nộp phạt, khao
làng > không có tiền trả, phải ở nợ > cuộc đời từ đây bị cột chặt trong vòng riết xoắn của
kiếp trừ nợ.
Gặp gỡ với số phận con dâu gạt nợ của Mị¬ > bổ xung cho hình tượng những người lao
động: vì nghèo mà chịu đời nô lệ.
• Bị bóc lột sức lao động tàn tệ:
Đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một
thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng > câu văn liệt kê > con người làm việc
cơ học, như một cỗ máy, triền miên, ngày qua ngày, tháng nối tháng, năm tiếp năm, mòn
mỏi.
• Bị trừng phạt vì làm mất bò của chủ > tự mình lấy dây mây cột mình theo lệnh của thống
lí > hiện thực oái oăm > diễn tả sâu sắc, thấm thía tình cảnh tủi cực, ngang trái của kiếp đời
nô lệ > cuộc gặp gỡ tự nhiên giữa Mị và A Phủ.
c. Cuộc gặp gỡ giữa Mị và A Phủ (hành động cởi trói cho A Phủ của Mị).
+ Lúc đầu, Mị thản nhiên: “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”.
- Cảnh bị trói đến chết không phải là hiếm hoi ở nhà thống lí.
- Mị đã chịu đựng quá nhiều đau khổ về thể xác lẫn tinh thần > trơ lì cảm xúc, tê liệt khả
năng cảm thông, chia sẻ với cảnh ngộ khốn cùng của người khác.
- Cuộc sống bao năm làm con rùa lầm lũi xó cửa khiến Mị quen cam chịu, nhẫn nhục > sức
ì, quán tính quá lớn.
+ Tuy nhiên, nhà văn gài một chi tiết báo hiệu sự phản kháng của Mị: Bị A Sử đánh, đêm
sau Mị vẫn ra sưởi > gan lì, bướng bỉnh.
+ Hôm sau:
- Lé mắt trông sang > cái nhìn hờ hững, vô hồn.
- Thấy: một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại > chi tiết duy
nhất trong đoạn trích thiên về phản ánh nội tâm A Phủ (A Phủ gần như được xây dựng đơn
giản hơn Mị: nhân vật của số phận và hành động) > nước mắt ở một thanh niên bản lĩnh,
gan góc, yêu đời, mạnh mẽ diễn tả sâu xót nỗi đau, sự tủi cực, tình cảnh khốn cùng (có lẽ A
Phủ cũng đang hình dung mình sẽ bị trói cho đến chết).
- Đánh thức hồi ức đau thương, tuyệt vọng trong quá khứ của Mị > thương mình.
- Độc thoại nội tâm: đồng cảm với A Phủ, với những người cùng cảnh ngộ > bất bình > tình
thương trỗi dậy.
- Giả định: A Phủ trốn > Mị bị trói đứng, phải chết trên cái cọc ấy > không sợ: thương A
Phủ quên than > vị tha chiến thắng vị kỉ.
Tô Hoài đã cắt nghĩa logic hành động của Mị: Mị ý thức tình trạng không còn gì để mất
của mình sâu sắc.
- Hành động: rút dao, cắt dây trói cứu A Phủ
- A Phủ: khuỵu xuống > quật sức vùng lên, chạy > sức mạnh của khát vọng sống tự do.
- Mị: sợ, chạy theo A Phủ > hành động tự cứu mình
Nhận xét:
• Hành động tự cứu mình của Mị là hành động có tính chất tự phát, nhưng cội nguồn sâu sa
của nó là khát vọng sống mãnh liệt.
• Hành động làm thay đổi vị thế hai con người: nô lệ, cam chịu > tự do, nổi loạn.
• Hai nhân vật gặp gỡ nhau trong đau thương, cùng đường, nhờ khát vọng tự do mà vùng
lên tự thay đổi cuộc đời.
d. Một số đặc sắc về nghệ thuật.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
+ Nghệ thuật kể chuyện: kể chuyện kết hợp nhiều điểm nhìn (bên ngoài, bên trong, xa,
gần) > dần dần khám phá thế giới nội tâm sâu thẳm và ngọn lửa sống âm ỉ đằng sau vẻ
ngoài vô cảm của Mị.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh: giàu chất thơ, chân xác.
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Đề 1: Phân tích nhân vật Mị.
Đề 2: Phân tích nhân vật A Phủ.
Đề 3: Phân tích giá trị nhân đạo mới mẻ độc đáo của tác phẩm.
Đề 4: Phân tích đêm tình mùa xuân.
Đề 5: So sánh nhân hình tượng người phụ nữ trong hai tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và “Vợ
nhặt".
Gợi ý giải đề
Đề 1: Nhân vật Mị
+ Tổng quát:
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
- Vị trí, ý nghĩa hình tượng nhân Mị trong việc biểu hiện nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm.
+ Phân tích:
- Số phận bất hạnh
• Mở đầu
• Cuộc sống con dâu gạt nợ
- Sự hồi sinh khát vọng sống và khát vọng tự do.
+ Đánh giá:
- Vai trò, ý nghĩa hình tượng với giá trị tác phẩm: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới
mẻ, độc đáo.
- Đặc sắc nghệ thuật xây dựng hình tượng.
So sánh với hình tượng các nhân vật ngưòi phụ nữ khác trong văn học.
Đề 2: Nhân vật A Phủ
+ Tổng quát:
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
- Vị trí, ý nghĩa hình tượng nhân A Phủ trong việc biểu hiện nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm.
+ Phân tích:
- Số phận bất hạnh
- Phẩm chất:
+ Đánh giá:
- Vai trò, ý nghĩa hình tượng với giá trị tác phẩm: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới
mẻ, độc đáo.
- Đặc sắc nghệ thuật xây dựng hình tượng
Đề 3: Giá trị nhân đạo mới mẻ độc đáo.
+ Phân tích dựa vào 3 luận điểm.
- Tố cáo thế lực thống trị, cường quyền, thần quyền đã liên kết để tước đoạt quyền sống của
những con người đáng ra phải được hạnh phúc nhất.
- Đồng cảm sâu sắc với số phận con người nghèo khổ miền núi trước cách mạng.
- Khám phá, phát hiện vẻ đẹp, phẩm chất người lao động, đặc biệt là khát vọng sống tự do.
+ Ở mỗi luận điểm: phân tích ở cả hai nhân vật, có sự đối chiếu, liên hệ khéo léo với các
nhân vật đồng dạng khác trong văn học.
Đề 4: Phân tích đêm tình mùa xuân
Dựa vào phần kiến thức cơ bản, phân tích diễn biến tâm trạng của Mị, qua đó thấy được:
+ Khát vọng sống và khát vọng tự do mãnh liệt.
+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm tinh tế.