Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tóm tắt nội dung bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật” (Tạp chí Luật học, số 22008) của tác giả Nguyễn Thị Hồi Quan điểm về nguồn của pháp luật của tác giả bài viết có điểm gì giống và khác so với cách hiểu về nguồn của pháp luật mà em đã được học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.61 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
Nguồn của pháp luật là một trong những khái niệm cơ bản của lí luận nhà nước và
pháp luật. Khi xem xét về nguồn của pháp luật hiện nay cần phải xem xét cả về
nguồn nội dung cũng như nguồn hình thức của nó. “Nguồn nội dung của pháp luật
là xuất xứ, là căn nguyên của pháp luật bởi vì nó được các chủ thể có thẩm quyền
dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giải thích pháp luật”. Bài luận sau của em
trình bày về nguồn của pháp luật. Với kiến thức chưa cao, bài làm sẽ còn có những
thiếu sót, em mong thầy cô sẽ sửa chữa, góp ý để em hoàn thiện kiến thức hơn. Em
xin chân thành cảm ơn !
1. Tóm tắt nội dung bài viết “Về khái niệm nguồn của pháp luật” (Tạp chí Luật
học, số 2/2008) của tác giả Nguyễn Thị Hồi.
Nguồn của pháp luật là một trong những vấn đề gây nhiều tranh luận giữa các nhà
khoa học. Vì vậy có khá nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này nên hiện tại vẫn
chưa có định nghĩa về nguồn pháp luật được đa số các nhà nghiên cứu và thực hành
pháp luật thừa nhận.
Theo Từ điển Black Law Dictionary, nguồn của pháp luật là khái niệm rộng được
hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và được xem xét dưới nhiều góc độ. Theo nghĩa
hẹp nguồn của pháp luật là khái niệm chỉ tất cả những nơi có chứa đựng các quy
định mà các thẩm phán có thể dựa vào đó để giải quyết các vụ án. Theo nghĩa rộng,
nguồn của pháp luật nói đến nguồn gốc các khái niệm, các tư tưởng pháp lí; các chủ
thể có thẩm quyền ban hành pháp luật; nơi chứa đựng các quy định của pháp luật
nói chung và các quyết định của tòa án…
Một số học giả Pháp cho rằng pháp luật có hai nguồn: nguồn nội dung và nguồn
hình thức. Nguồn nội dung quan trọng nhất vì là nguồn cơ bản nhất giúp việc lí giải
các câu hỏi tại sao ,,,lại ban hành quy phạm này mà không ban hành quy phạm
khác? Tại sao lại ấn định thời hạn này hay thời hạn khác?...
Nguồn hình thức Michel Virally định nghĩa rằng: phương pháp thiết lập các quy
phạm pháp luật là các cách thức và văn bản, thông qua đó các quy phạm có thể tồn
tại về mặt pháp lí, trở thành bộ phận của pháp luật thực định và phát huy hiệu lực.
Các nguồn này gồm nguồn hình thức thiết lập để làm nguồn tự nhiên. Về nguyên tắc
chỉ có những nguồn được thiết lập làm nguồn mới là nguồn của pháp luật. Chúng là


1


nguồn vì chúng được các cơ quan nhà nước duy nhất có thẩm quyền làm luật và làm
cho luật trở nên bắt buộc, nhờ vào chế tài trong trường hợp cần thiết. Vì vậy chúng
được coi là nguồn hình thức. Xác định các nguồn này là xác định các cơ quan ban
hành ra những quy phạm pháp luật có tính bắt buộc theo quy định của nhà nước. Đó
là điểm giúp ta phân biệt giữa nguồn hình thức được thiết lập làm nguồn với các
nguồn hình thức tự nhiên.Về mặt lí thuyết có loại nguồn này song thực tế chúng
không phải và cũng không thể là nguồn duy nhất vì chúng có một số hạn chế nhất
định. Hans Kelsen – học giả người Đức cho rằng nguồn của pháp luật là không rõ
ràng, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Nguồn của pháp luật có thể biểu thị hai
phương pháp khác nhau để tạo nên các quy phạm chung. Hoặc nguồn của pháp luật
có thể biểu thị cơ sở pháp lí cơ bản của hệ thống pháp luật được thể hiện dưới khái
niệm quy phạm cơ bản. Nhưng ở nghĩa rộng nhất nguồn của pháp luật biểu thị mọi
quy phạm pháp luật. Quan niệm này của Kelsen chủ yếu đề cập nguồn hình thức của
pháp luật.
Ở Việt Nam, vấn đề nguồn của pháp luật được đề cập nhiều, nhiều nhà nghiên cứu,
giảng dạy và thực hành pháp luật dùng hai thuật ngữ “nguồn của pháp luật” và “hình
thức của pháp luật” như nhau. Trong một số sách và giáo trình lí luận về nhà nước
và pháp luật có ý kiến rằng hình thức của pháp luật gồm hình thức bên trong và hình
thức bên ngoài. Hình thức bên trong của pháp luật bao gồm các nguyên tắc chung
của pháp luật, hệ thống pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm pháp
luật; hình thức bên ngoài của pháp luật là sự biểu hiện ra bên ngoài của nó gồm tập
quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật, luật tôn giáo; ở một số nước,
học thuyết khoa học pháp lí cũng được coi là nguồn của pháp luật. Một số học giả
khác cho rằng tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật là những
hình thức pháp luật với quan niệm rằng: “Hình thức pháp luật là cách thức mà giai
cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật”. Quan
niệm này đã và không hoàn toàn chính xác về hình thức của pháp luật bởi chúng ta

quan niệm pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện thì nội dung của
pháp luật là ý chí của nhà nước, còn hình thức của pháp luật sẽ là cách thức mà nhà
nước sử dụng để chuyển ý chí đó thành pháp luật mà trong ý chí của nhà nước thì

2


vừa có ý chí của giai cấp thống trị vừa có ý chí chung của toàn xã hội chứ không
đơn thuần chỉ là ý chí của giai cấp thống trị.
Có học giả lại cho rằng khái niệm hình thức pháp luật và nguồn pháp luật không
hoàn toàn đồng nhất mà có nhiều điểm khác nhau. Nguồn của pháp luật được tiếp
cận dưới nhiều phương diện khác nhau cả về lí luận và thực tiễn. Có tác giả quan
niệm rằng hình thức bên ngoài là sự biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật. Hình thức
bên ngoài của pháp luật còn gọi là nguồn của pháp luật, nguồn của pháp luật có thể
được tiếp cận dưới góc độ pháp lí và thực tiễn. Có tác giả dùng thuật ngữ “nguồn
gốc của pháp luật” để chỉ nguồn của pháp luật. Theo tác giả đó, nguồn gốc của pháp
luật gồm nguồn gốc của pháp luật quốc nội và nguồn gốc của pháp luật quốc tế.
Nguồn gốc của pháp luật quốc nội gồm có các nguồn gốc lập pháp hay trực tiếp, bao
gồm luật và các học thuyết pháp lí. Nguồn gốc của pháp luật quốc tế gồm các điều
ước quốc tế, các tập quán quốc tế, các nguyên tắc chung của pháp luật được các
quốc gia thừa nhận.
Qua các quan điểm trên và từ phương diện lí luận tác giả Nguyễn Thị Hồi cho rằng
nguồn, hình thức của pháp luật là những khái niệm khác nhau không thể đồng nhất
dù chúng có mối liên hệ gắn bó. Nguồn của pháp luật là khái niệm để chỉ tất cả
những gì các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành, giải thích
pháp luật, áp dụng giải quyết các vụ việc pháp lí. Nguồn của pháp luật gồm nguồn
nội dung và nguồn hình thức. Nguồn nội dung là xuất xứ của pháp luật bởi nó được
các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giải thích pháp
luật. Các nguyên tắc chung của pháp luật cũng là nguồn của pháp luật bởi các quy
phạm pháp luật sẽ được ban hành trên cơ sở các nguyên tắc đó phải có nội dung phù

hợp với yêu cầu của các nguyên tắc đó. Các điều ước quốc tế mà nhà nước kí kết,
phê chuẩn hoặc gia nhập cũng có thể trở thành nguồn nội dung có liên quan trong
trường hợp những văn bản đó được ban hành nhằm nội luật hóa để thực hiện các
điều ước quốc tế đó. Các học thuyết khoa học pháp lí, nhu cầu quản lí kinh tế, xã
hội.. cũng là những nguồn nội dung của pháp luật. Nguồn hình thức của pháp luật
được hiểu là những phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật trong thực tế.
Pháp luật của đa số các nhà nước trên thế giới trong các giai đoạn phát triển đều có
một số nguồn hình thức cơ bản là tập quán, án lệ, văn bản quy phạm pháp luật.
3


Ngoài ra có thể có những nguồn khác. Bên cạnh các loại nguồn trên, hiện nay pháp
luật của đa số các nhà nước đương đại đều có thêm các nguồn mới là tập quán và
điều ước quốc tế mà nhà nước đó công nhận hoặc phê chuẩn.
Khác nguồn của pháp luật, hình thức pháp luật gồm hình thức bên trong và hình
thức bên ngoài. Hình thức bên trong là kết cấu nội tại của nó, hình thức bên ngoài là
cách thức thể hiện nội dung của nó. Pháp luật có ba hình thức cơ bản:
tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật. Vị trí, vai trò mỗi hình
thức này khác nhau giữa các nước và giai đoạn lịch sử.
2. Quan điểm về nguồn của pháp luật của tác giả bài viết có điểm gì giống và
khác so với cách hiểu về nguồn của pháp luật mà em đã được học trong môn
học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.
2.1.Điểm giống nhau:
Quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Hồi về nguồn của pháp luật và cách hiểu trong
môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật đều phân chia nguồn của pháp luật
thành nguồn nội dung và nguồn hình thức. Quan niệm về nguồn hình thức của pháp
luận là như nhau, nguồn của pháp luật được coi là nơi cung cấp, chứa đựng các căn
cứ pháp lí để các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc pháp
lí. Một số nguồn vừa được coi là nguồn nội dung vừa là nguồn hình thức. Nguồn
hình thức có một số nguồn tương đồng như văn bản quy phạm pháp luật, tập quán,

án lệ.
2.2.Điểm khác nhau:
Quan điểm về nguồn của tác giả và cách hiểu trong bộ môn Lý luận chung nhà
nước và pháp luật đều có những điểm tương đồng. Tuy nhiên tác giả Nguyễn Thị
Hồi chú trọng cả về nguồn nội dung và nguồn hình thức, còn theo cách hiểu trong
môn Lý luận chung thì thiên về nguồn hình thức hơn, đề cập cụ thể đến nguồn hình
thức và chỉ nói khái quát đến nguồn nội dung. Không những vậy việc phân chia một
số nguồn là khác nhau.
Về nguồn nội dung, tác giả phân tích cụ thể gồm một số nguồn nội dung của pháp
luật như đường lối, chính sách của Đảng là mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế
xã hội của đất nước trong một giai đoạn nhất định cũng như phương pháp, cách thức
thực hiện; nhu cầu quản lý kinh tế, xã hội của đất nước để xây dựng, ban hành pháp
luật, tổ chức và quản lý, điều hành nền kinh tế; các tư tưởng, học thuyết pháp lý
cũng có thể trở thành nguồn nội dung của pháp luật và các loại nguồn hỗn hợp vừa
4


là nguồn nội dung vừa là nguồn hình thức như các nguyên tắc chung của pháp luật,
văn bản quy phạm pháp luật, các điều ước quốc tế, phong tục tập quán, án lệ hay các
quyết định, bản án của tòa án. Theo như cách hiểu trong môn Lý luận chung về nhà
nước và pháp luật thì nguồn nội dung chỉ được đề cập khái quát, đó là xuất xứ, căn
nguyên, chất liệu làm nên các quy định cụ thể của pháp luật, là các yếu tố kinh tế,
chính trị, tư tưởng, văn hóa,…
Về nguồn hình thức, tác giả Nguyễn Thị Hồi coi đó là các loại nguồn hỗn hợp, khác
với cách hiểu trong bộ môn Lý luận chung tác giả đề cập thêm nguồn các nguyên
tắc chung của pháp luật làm cơ sở cho toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện pháp
luật trong thực tế ngoài ra có những nguyên tắc chỉ là nguồn nội dung của pháp luật.
Còn trong bộ môn Lý luận chung nhà nước và pháp luật ngoài những nguồn hình
thức tương đồng còn đề cập đến một số nguồn hình thức khác như điều ước quốc tế;
các quan niệm, chuẩn mựa đạo đức xã hội; đường lối chính sách của lực lượng cầm

quyền ở nhiều quốc gia; cá quan điểm, tư tưởng, học thuyết của các nhà khoa học
pháp lý; tín điều tôn giáo,…
3. Cho biết vị trí, vai trò của từng loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay.
a. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật có vị trí là nguồn chủ yếu và quan trọng nhất của pháp
luật Việt Nam hiện nay. Đây được xem là hình thức tiến bộ nhất dễ dàng cho việc áp
dụng vào đời sống hoạt động của cá nhân, tổ chức, xã hội và cơ quan nhà nước.
Văn bản quy phạm pháp luật có vai trò là phương diện để quản lý, điều chỉnh các
quan hệ xã hội giúp con người ta biết được làm gì, không được làm gì và làm như
thế nào.
Ví dụ: Theo khoản 1 Điều 12 bộ Luật hình sự năm 1999 :”Người nào điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường
bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản
của người khác, thì bị phạt tiền từ năm 5.000.000 đồng – 50.000.000 đồng, cải tạo
không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng – 5 năm”.
b. Tập quán pháp
Tập quán pháp được Việt Nam chính thức thừa nhận là một loại nguồn của pháp
luật từ năm 1995. Hiện nay tập quán pháp ngày càng được coi trọng sử dụng. Những
tập quán lưu truyền trong đời sống xã hội được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lí
và trở thành các quy tắc ứng xử mang tính bắt buộc đối với xã hội.
5


Trong điều kiện hiện nay tập quán đóng vai trò là nguồn bổ sung cho các văn bản
quy phạm pháp luật, khắc phục những lỗ hổng của pháp luật, khắc phục tình trạng
thiếu pháp luật. Đối với nhà nước: tập quán pháp đóng vai trò quan trọng tạo nên hệ
thống pháp luật của một quốc gia. Theo từ điển Black’s Law, tập quán là “thực tế mà
bằng sự thừa nhận chúng và lâu dài đối với nó, thói quen không thay đổi đã trở
thành hiệu lực như pháp luật”. Ví dụ: Điều 6 Luật Hôn nhân gia đình 2000 “Trng
quan hệ hôn nhân và gia đình những phong tục tập quán thể hiện bản sắc của mỗi

dân tộc mà không trái với những nguyên tắc quy định tại luật này thì được tôn trọng
và phát huy”. Đối với xã hội: tập quán pháp thể hiện sự chấp nhận của nhà nước đối
với một thói quen ứng xử của cộng đồng, đó chính là sự thống nhất giữa ý chí nhà
nước với ý chí cộng đồng.
c. Tiền lệ pháp (án lệ)
Việt Nam hiện nay chưa chính thức thừa nhận song việc thừa nhận cac phán quyết
của cơ quan tài phán quốc tế dựa vào tiền lệ pháp nhất là trong các quan hệ thương
mại cho thấy một xu hướng Việt Nam sẽ chấp nhận tiền lệ pháp trong tương lai.
Tiền lệ pháp góp phần khắc phục những lỗ hổng, những điểm thiếu sót của văn
bản quy phạm pháp luật. Chiếm vị chí khá quan trọng trong hoạt động xét xử của hệ
thống Tòa án nhân dân. Biểu hiện của án lệ trong hoạt động xét xử thấy rõ thông
qua những bản tổng kết hướng dẫn nghiệp vụ xét xử hàng năm của Tòa án nhân dân
tối cao để hướng dẫn thống nhất áp dụng luật hoặc tháo gỡ khó khan trong quá trình
xét xử đối với những trường hợp pháp luật chưa dự liệu.
d. Điều ước quốc tế
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, điều ước quốc tế là một loại
nguồn của pháp luật quan trọng.
Vai trò của điều ước quốc tế được thể hiện rõ trong các quy định được nêu trong
nhiều văn bản quy phạm pháp luật nước ta: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà
CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của văn
bản thì tuân theo các quy định của điều ước quốc tế đó”.
e. Quan niệm, quan điểm đạo đức xã hội
Trong nhiều trường hợp quan niệm, quan điểm đạo đức xã hội được pháp luật dẫn
chiếu làm căn cứ pháp lí để các chủ thể thực hiện hành vi thực tế.
Quan niệm, quan điểm đạo đức xã hội có vai trò bổ sung hạn chế, khiếm khuyết
trong hệ thống pháp luật quốc gia
6


f. Hợp đồng

Hợp đồng được pháp luật tôn trọng thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp
đồng dân sự, thương mại,…
Hợp đồng có cai trò thiết lập quan hệ giữa các đối tác về nhiều vấn đề, nhiều lĩnh
vực. Là một trong những văn bản làm cơ sở pháp lý cho việc đăng kí các giao dịch
khác nhau trong nhiều lĩnh vực hoạt động…
g. Pháp luật nước ngoài
Trong điều kiện hiện nay, pháp luật nước ngoài được coi là một loại nguồn của
pháp luật Việt Nam.
Pháp luật nước ngoài đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, pháp lý,… như đơn giản
hóa, giảm chi phí luật trong quá trình thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp trong nước có cơ hội cạnh tranh công bằng trên thị trường,…
KẾT LUẬN
Trước yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật việc nghiên cứu những nguồn luật là
những vấn đề đáng lưu ý và cần có những ý kiến sáng tạo, những bước đi mới trong
quá trình nghiên cứu. Để từ đó góp phần bổ sung nhưng thiếu sót, lỗ hổng của pháp
luật, đảm bảo hệ thống pháp luật ngày càng chặt chẽ và đầy đủ hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)

7



×