Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

HHT CHI DAN KY THUAT BE TONG 2016 11 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.98 KB, 50 trang )

CHỦ ĐẦU TƯ

CÔNG TY TNHH BIỂN NGỌC – HỒ TRÀM

THUYẾT MINH CHỈ DẪN KỸ THUẬT
PHẦN KẾT CẤU
SỐ
HIỆU CHỈNH

A

NGÀY

___/11/2016

CÔNG TRÌNH

KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG THE HAMPTONS HỒ TRÀM

ĐỊA ĐIỂM

ẤP HỒ TRÀM, XÃ PHƯỚC THUẬN, HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ
RỊA - VŨNG TÀU

TƯ VẤN

BỘ XÂY DỰNG – TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG
130 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (84- 8) 3512 .6461 Fax: (84-8) 3512.6461 W ebsite: www.cidec o.com. vn




THUYẾT MINH CHỈ DẪN KỸ THUẬT
PHẦN KẾT CẤU
SỐ
HIỆU CHỈNH

A

NGÀY

___/___/2016

CÔNG TRÌNH

KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG THE HAMPTONS HỒ TRÀM

ĐỊA ĐIỂM

ẤP HỒ TRÀM, XÃ PHƯỚC THUẬN, HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ
RỊA - VŨNG TÀU

CHỦ ĐẦU TƯ

CÔNG TY TNHH BIỂN NGỌC – HỒ TRÀM

TƯ VẤN

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ V ẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG (CIDECO)
Duyệt


Thực hiện
Nguyễn Bảo Toàn
Nguyễn Thành Dương

Quản lý kỹ thuật
Trương Hoàng Khoa

_________
_


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

Chỉ dẫn kỹ thuật

MỤC LỤC
PHẦN KẾT CẤU

3

1.

CÔNG TÁC MẶT BẰNG HIỆN TRƯỜNG VÀ ĐƯỜNG SÂN BÃI ....................3
1.1
Tổng thể ............................................................................................................... 3
1.2
Chuẩn bị ............................................................................................................... 3
1.3
San ủi lớp đất mặt ................................................................................................. 3

1.4
Công tác đào đất ................................................................................................... 3
1.5
Giữ khô các hố móng ............................................................................................ 3
1.6
Lấp đất và đầm nén ............................................................................................... 3
1.7
Ván chắn và thanh chống ...................................................................................... 3
1.8
Việc xây dựng mương và cống thoát nước mưa ..................................................... 4
1.9
Đáy mương thoát nước và đất lấp chung quanh cống thoát nước mưa ................... 4
1.10 Tấm thép đậy mương ............................................................................................ 4
1.11 Đốn cây hiện hữu .................................................................................................. 4
1.12 Các vị trí đất mềm yếu và vật liệu không phù hợp ................................................. 4
1.13 Lấp đầy bề mặt các vùng trũng.............................................................................. 4
1.14 Công tác thi công đường và sân bãi ....................................................................... 4
2.
CÔNG TÁC CỌC ÉP ..............................................................................................5
2.1
Tiêu chuẩn áp dụng ............................................................................................... 5
2.2
Các thuật ngữ và định nghĩa .................................................................................. 5
2.3
Yêu cầu chung ...................................................................................................... 5
2.4
Công tác chuẩn bị ................................................................................................. 5
2.5
Định vị lưới trục và cọc ........................................................................................ 6
2.6

Hàn nối cọc........................................................................................................... 6
2.7
Vật liệu cọc........................................................................................................... 6
2.8
Công tác hạ cọc..................................................................................................... 7
2.9
Cọc không được chấp thuận .................................................................................. 8
2.10 Lý lịch cọc ............................................................................................................ 8
2.11 An toàn lao động................................................................................................... 8
3.
BÊ TÔNG CỐT THÉP VÀ THÉP KẾT CẤU........................................................8
3.1
Tiêu chuẩn áp dụng ............................................................................................... 8
3.2
Vật liệu ............................................................................................................... 10
3.3
Ván khuôn .......................................................................................................... 13
3.4
Cốt thép .............................................................................................................. 16
3.5
Bê tông không chịu lực ....................................................................................... 18
3.6
Bê tông kết cấu ................................................................................................... 19
3.7
Trộn bê tông ....................................................................................................... 24
3.8
Bê tông trộn sẵn .................................................................................................. 25
3.9
Vận chuyển và đổ bê tông ................................................................................... 26
3.10 Khe thi công ....................................................................................................... 29

3.11 Bảo duỡng bê tông .............................................................................................. 29
3.12 Tải trọng tạm thời ............................................................................................... 30
3.13 Các lỗ chờ và chi tiết đặt sẵn trong kết cấu bê tông ............................................. 30
3.14 Lấy mẫu và thí nghiệm ....................................................................................... 30
3.15 Kiểm tra.............................................................................................................. 33
3.16 Công tác hoàn thiện bê tông ................................................................................ 35
3.17 Khe chuyển vị ..................................................................................................... 37
3.18 Thi công bê tông không thấm nước ..................................................................... 37
3.19 Thí nghiệm không thấm nước cho các bể ............................................................ 40
3.20 Các bản sàn tựa trên mặt đất ............................................................................... 40

CI D E CO

Trang 1/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

3.21
3.22
3.23

Chỉ dẫn kỹ thuật

Bê tông đúc sẵn .................................................................................................. 41
Kiểm tra phản ứng cốt liệu – kiềm trong bê tông ................................................. 41
Công tác thép kết cấu .......................................................................................... 43

CI D E CO


Trang 2/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

Chỉ dẫn kỹ thuật

PHẦN KẾT CẤU
1.
1.1
1.2

CÔNG TÁC MẶT BẰNG HIỆN TRƯỜNG VÀ ĐƯỜNG SÂN BÃI
Tổng thể
Phần này được áp dụng cùng với những phần khác liên quan với nó trong thuyết
minh kỹ thuật này.
Chuẩn bị

-

Nhà thầu có trách nhiệm xác định tim mốc trên đường ranh bao quanh khu vực
công trình bằng đội đo đạc của mình. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về các sai sót
và lầm lẫn khi định vị các hạng mục công trình và phải xây dựng lại hạng mục
công trình nếu việc định vị bị phát hiện là không đúng.

-

Công tác xác định tim, mốc vị trí các hạng mục công trình và công tác xây dựng
phải tuân theo một cách chính xác các đường tim mốc và cao độ thể hiện trong các
bản vẽ đã được duyệt. Nhà Thầu chịu trách nhiệm về độ chính xác trong việc xác

định tim, mốc vị trí công trình; cho dù Chủ đầu tư có thực hiện hoặc kiểm tra việc
định vị hay không, Nhà Thầu luôn luôn chịu trách nhiệm và chịu chi phí đảm bảo
với Chủ đầu tư và chính nội bộ Nhà Thầu về độ chính xác này. Nhà Thầu phải cung
cấp thông tin đầy đủ và chấp thuận được để kiểm tra việc xác định tim, mốc. Khi
kiểm tra, cần có thứ tự ưu tiên để việc xây dựng có thể tiến hành.

1.3
1.4
-

1.5
-

1.6
-

1.7
-

San ủi lớp đất mặt
Nhà Thầu phải đào xới và dọn sạch các bụi cây, rau cỏ, rễ cây và các chướng ngại
khác có tại công trường.
Công tác đào đất
Công tác đào hố móng, mương... phải tuân theo kích thước rộng, sâu thể hiện trong
các bản vẽ thiết kế đã được duyệt. San lấp và đầm chặt các bề mặt dưới đáy hố đào
để có thể thi công móng, nền …
Giữ khô các hố móng
Toàn bộ các hố móng phải giữ không bị đọng nước ngầm, nước mưa, nước chảy
tràn, ngập lụt hoặc các tác hại do những nguyên nhân khác như bơm nước, tháo
nước, thải nước hoặc nguyên do khác.

Lấp đất và đầm nén
Lấp đất bằng các vật liệu chọn lọc khi đào xung quanh các hố móng tới đúng cao
độ theo yêu cầu thành những lớp không vượt quá độ dày 200mm và phải đầm nén
và gia cố cẩn thận với độ chặt đạt yêu cầu hoặc nếu có yêu cầu hoặc chỉ thị khác.
Ván chắn và thanh chống
Thuật ngữ “ván chắn và thanh chống” được hiểu là bao gồm bất kỳ phương pháp
nào mà Nhà Thầu chọn lựa để chống đỡ vách hố đào để phòng tránh hư hại đối với
các hạng mục công trình lân cận, việc vận chuyển đất và làm thiệt hại tính mạng và

CI D E CO

Trang 3/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

Chỉ dẫn kỹ thuật

an toàn của công nhân lao động. Nhà Thầu phải chịu trách nhiệm trong việc chống
đỡ các khu vực san ủi và phải cung cấp sàn ván gỗ và thanh chống.
1.8
-

Việc xây dựng mương và cống thoát nước mưa
Việc xây dựng mương thoát nước phải theo chỉ định trong các bản vẽ thiết kế đã
được duyệt và phải đảm bảo nước chảy dễ dàng và trơn tru. Nhà Thầu cũng phải
chú ý đến những công việc tạm thời có liên quan trong việc xây dựng mương và
cống thoát nước bao gồm các chỗ băng ngang đường.

1.9

-

Đáy mương thoát nước và đất lấp chung quanh cống thoát nước mưa
Đáy mương thoát nước hoặc đáy cống và đất đắp chung quanh cống phải được đầm
nén bằng máy đầm hoặc bằng các loại thiết bị cơ giới đầm nén khác được chấp
thuận bởi Đại diện Chủ đầu tư sao cho đạt được độ chặt thiết kế.

1.10
-

Tất cả các loại thép đậy mương (nếu có) bằng thép thường hoặc thép chịu tải nặng
phải được mạ kẽm nhúng nóng theo theo tiêu chuẩn TCVN 6525:1999, BS 729
hoặc tương đương: Quy cách đối với Các Lớp Mạ Kẽm Trên Sắt Và Thép.

1.11
-

Lấp đầy bề mặt các vùng trũng

Đất thừa từ việc đào móng các công trình phải được di chuyển và sử dụng để lấp
đầy các vùng trũng ở lân cận. Nhà Thầu phải san gạt những khu vực trũng đó bằng
một phương cách có hệ thống sao cho không bị đọng nước khi trời mưa.

1.14
-

Các vị trí đất mềm yếu và vật liệu không phù hợp

Các vị trí có đất mềm yếu và vật liệu không phù hợp ở độ sâu trong vòng 1m tính
từ mặt đất hiện hữu trong phạm vi đường nội bộ và bãi đậu xe phải được đào lên và

thay thế bằng vật liệu phù hợp và phải được đầm nén chặt với độ chặt đạt trên 90%.

1.13
-

Đốn cây hiện hữu

Nhà Thầu phải chặt bỏ và dọn dẹp những cây hiện hữu làm cản trở công việc thi
công (nếu có) để đảm bảo hoàn thành công việc thi công.

1.12
-

Tấm thép đậy mương

Công tác thi công đường và sân bãi

Tất cả công việc về đường và sân bãi bao gồm việc chuẩn bị và thi công các lớp
quy định cho đường, sân với bê tông nhựa đổ tại chỗ và vỉa hè với gạch lát block
đúc sẵn bằng bê tông phải phù hợp với các bản vẽ thiết kế được duyệt và catalogue
cũng như hướng dẫn tại hiện trường của nhà sản xuất gạch. Nhà Thầu phải nộp các
tài liệu chứng minh sản phẩm gạch lát block bằng bê tông đúc sẵn được dùng là
phù hợp TCVN 6477:1999 và phải được Đại diện Chủ đầu tư phê duyệt trước khi
bắt đầu công tác. Nhà thầu phải đệ trình các kết quả thí nghiệm độ đầm chặt của
đất, modul đàn hồi của các lớp đường theo quy phạm về đường của Việt Nam và
chịu mọi phí tổn thí nghiệm.

CI D E CO

Trang 4/48



Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

2.

CÔNG TÁC CỌC ÉP

2.1

Tiêu chuẩn áp dụng

Chỉ dẫn kỹ thuật

-

TCXDVN 269:2002 - Cọc - phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh, ép dọc
trục;

-

TCVN 7888:2008: Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực;

-

TCVN 205:1998: Móng Cọc - Tiêu chuẩn thiết kế;

-

TCVN 9394:2012: Đóng và ép cọc - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu;


-

TCXDVN 374:2006: Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Các yêu cầu cơ bản đánh giá chất
lượng và nghiệm thu;

-

TCVN 4091:1985: Nghiệm thu các công trình xây dựng;

-

TCVN 4453:1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Qui phạm thi
công và nghiệm thu;

2.2

Các thuật ngữ và định nghĩa

-

Cọc ép: là cọc được hạ bằng năng lượng tĩnh, không gây nên xung lượng lên đầu
cọc.

-

Tải trọng thiết kế (Ptk): là giá trị tải trọng do thiết kế dự tính tác dụng lên cọc.

-


Lực ép nhỏ nhất (Pep)min: là lực ép do thiết kế qui định để đảm bảo tải trọng thiết
kế lên cọc.

-

Lực ép lớn nhất (Pep)max: là lực ép do thiết kế qui định không vượt quá sức chịu
tải vật liệu cọc.

2.3
2.4

Yêu cầu chung
Trừ khi có các Yêu Cầu Kỹ Thuật cụ thể nêu ra dưới đây, tất cả các công tác thi
công cọc sẽ phải tuân thủ các yêu cầu tại các tiêu chuẩn áp dụng nêu ở Mục 2.1.
Công tác chuẩn bị

-

Trước khi thi công cọc nhất thiết phải cần tập hợp đủ các tài liệu kỹ thuật về kết
quả khảo sát đất nền, thiết kế, quy trình công nghệ, đặc biệt cần có kết quả quan
trắc mực nước ngầm, dữ liệu về bố trí các công trình ngầm, công trình hiện có
trong khu vực thi công.

-

Cần thiết chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công, xác định các vị trí tim mốc, hệ trục
của công trình từ các mốc chuẩn, đường vào và vị trí đặt các thiết bị cơ sở và khu
vực gia công thép, kho và công trình phụ trợ.

-


Cần thiết lập quy trình kỹ thuật thi công theo các phương tiện thiết bị sẵn có nhằm
đảm bảo các yêu cầu của đơn vị tư vấn và hồ sơ thiết kế.

-

Cần thiết lập kế hoạch thi công, chi tiết, quy định rõ thời gian cho các bước công
tác và sơ đồ dịch chuyển máy trên hiện trường.

-

Cần thiết chuẩn bị các biểu bảng theo dõi quá trình thi công, chất lượng thi công
theo các biểu quy định.

CI D E CO

Trang 5/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

Chỉ dẫn kỹ thuật

-

Cần thiết chuẩn bị đầy đủ và đúng yêu cầu các loại vật tư theo quy định và các thiết
bị thí nghiệm trắc đạc, kiểm tra bê tông, độ sâu cọc, …

-


Cần kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng của cọc, kiểm tra kích thước thực tế của cọc,
sắp xếp cọc trên mặt bằng thi công, tổ hợp các đoạn cọc, đánh dấu chia đoạn trên
thân cọc, đặt máy trắc đạc để theo dõi độ thẳng đứng của cọc.

2.5
-

Định vị lưới trục và cọc
Định vị trục và cọc cần được tiến hành từ các mốc chuẩn theo đúng qui định. Việc
định vị từng cọc trong quá trình thi công phải do trắc đạc viên có kinh nghiệm thực
hiện và phải được kiểm tra giám sát bởi Kỹ Sư Tư Vấn. Độ chuẩn của lưới trục
định vị phải thường xuyên kiểm tra, đặc biệt khi có sự dịch chuyển của cột mốc.
Độ sai lệch của các trục so với thiết kế không được vượt quá 1cm trên 100m chiều
dài.

2.6

Hàn nối cọc

♦ Kiểm tra:
-

Kích thước các bản mã đúng với thiết kế;

-

Trục các đoạn cọc thẳng đứng;

-


Bề mặt tiếp xúc hai đoạn nối khít nhau;

♦ Yêu cầu mối nối cọc:
-

Đầu mối nối của cọc cần liên kết tốt với thân cọc. Độ bền uốn của mối nối phải lớn
hơn độ bền uốn của thân cọc.

-

Đường hàn phải đúng thiết kế về chiều cao, bề rộng, đường hàn phải thẳng, không
rỗ, không quá nhiệt chảy loang hay bị nứt;

-

Chỉ được hạ cọc khi đã kiểm tra mối nối hàn không có khuyết tật.

-

Đảm bảo yêu cầu về chống ăn mòn kết cấu bê tông cốt thép trong môi trường biển
theo TCVN 9346.

2.7

Vật liệu cọc

-

Bê tông cọc phải đảm bảo mác thiết kế và được nghiệm thu theo TCVN
4453:1995, TCVN 7888:2008.


-

Kiểm tra cọc tại nơi sản xuất:

-

Vật liệu cọc: Theo TCVN 9394:2012;

-

Kích thước hình học đảm bảo theo thiết kế;
Bảng 1: Độ sai lệch cho phép về kích thước
STT

Kích thước cấu tạo

1

Chiều dài đoạn cọc, m ≤10

2

Kích thước cạnh

3

Chiều dài mũi cọc

CI D E CO


Độ sai lệch cho phép
± 30 mm
+5mm
± 30 mm
Trang 6/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

Chỉ dẫn kỹ thuật

4

Độ cong của cọc

10 mm

5

Độ võng của cọc

1/100 chiều dài đốt cọc

6

Độ lệc mũi cọc khỏi tâm

7


Góc nghiêng của mặt đầu cọc với mặt phẳng
thẳng góc trục

8

Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu cọc

9

Độ lệch móc treo so với trục cọc

20 mm

10

Chiều dày lớp bê tong bảo vệ

± 5 mm

11

Bước cốt đai

± 10 mm

12

Khoảng cách thép chủ

± 10 mm


2.8

10 mm
1%
± 50 mm

Công tác hạ cọc

Thiết bị hạ cọc cần đảm bảo:
-

Công suất thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất;

-

Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc tâm trục cọc khi ép từ đỉnh cọc
và tác dụng đều lên mặt cọc, không gây ra lực ngang lên cọc;

-

Phải có chứng chỉ kiểm định thời hạn về đồng hồ đo áp lực, các van dầu cùng bảng
hiệu chỉnh kích do cơ quan thẩm quyền cấp;

-

Thiết bị ép phải đảm bảo vận hành an toàn;

-


Hệ phản lực: tổng trọng lượng không nhỏ hơn 1,1 lần lực ép lớn nhất. Nếu dùng
trọng lượng công trình làm phản lực phải được thiết kế qui định;

-

Kiểm tra định vị và thăng bằng của thiết bị ép cọc trước khi ép.

-

Đoạn mũi cọc phải được lắp dựng cẩn thận, kiểm tra hai phương vuông góc đảm
bảo độ lệch tâm không quá 10 mm. Lực tác dụng cần tăng từ từ sao cho tốc độ
xuyên không quá 1cm/s. Khi cọc bị nghiệng phải dừng ép cân chỉnh lại.

-

Đoạn cọc tiếp theo trục phải trùng với đoạn mũi độ nghiệng không quá 1%, gia tải
10% tải thiết kế trong khi hàn nối.
Bảng 2 : Độ sai lệch cho phép trên mặt bằng;
STT

Loại cọc và cách bố trí

1

Khi bố trí cọc một hàng

2

Cọc hình băng hoặc bố trí 2 và 3 hàng


3

Độ sai lệch cho phép
0,2 d

Cọc biên

0,2 d

Cọc giữa

0,3 d

Bố trí nhiều hơn 3 hàng hoặc bãi cọc
Cọc biện

CI D E CO

0,2 d
Trang 7/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

Chỉ dẫn kỹ thuật

Cọc giữa

0,4 d


4

Cọc đơn

5 cm

5

Cọc chống

3 cm

2.9

Cọc không được chấp thuận

Cọc không được Kỹ Sư Tư Vấn chấp thuận do thi công không theo đúng Yêu Cầu Kỹ
Thuật phải được Nhà Thầu thay thế hoặc sửa chữa cho đến khi đạt được sự chấp thuận
của Kỹ Sư Tư Vấn. Việc này bao gồm công tác thi công cọc mới, điều chỉnh thiết kế
và thi công các phần khác có liên quan do cọc không được chấp thuận gây ra.
2.10

Lý lịch cọc

Lý lịch cọc phải được các bên ký xác nhận ngay trong quá trình thi công và bao gồm
các thông tin sau:
-

Ngày và thời gian bắt đầu ép cọc;


-

Số hiệu về cọc và vị trí;

-

Cốt mặt đất từ vị trí thi công cọc (thời điểm bắt đầu thi công);

-

Cốt mũi cọc và đầu cọc;

-

Độ sâu ép cọc;

-

Lực ép cọc;

-

Thông số thiết bị ép cọc;

-

Các thông tin khác theo yêu cầu của Kỹ Sư Tư Vấn.

2.11


An toàn lao động

Khi thi công cọc Nhà thầu phải thực hiện mọi qui định về an toàn lao động và đảm bảo
vệ sinh môi trường theo qui định hiện hành.
3.

BÊ TÔNG CỐT THÉP VÀ THÉP KẾT CẤU

3.1

Tiêu chuẩn áp dụng

Những tiêu chuẩn và quy định sau đây sẽ được áp dụng cùng chung với chỉ dẫn kỹ
thuật. Trường hợp có những khác biệt giữa tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật thì chỉ dẫn
kỹ thuật sẽ được ưu tiên áp dụng, trừ khi có những chỉ dẫn đặc biệt khác kèm theo.
3.1.1

Tiêu chuẩn Việt Nam

-

TCXD 191:1996 - Bê tông và vật liệu làm bê tông - Thuật ngữ và định nghĩa.

-

TCVN 6220:1997 - Cốt liệu nhẹ cho bê tông - Sỏi, dăm sỏi, cát - Yêu cầu kỹ thuật.

-

TCVN 7570:2006 - Cốt liệu nhẹ cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.


-

TCXD 127:1985 - Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng - Hướng dẫn sử dụng.

-

TCXDVN 4056:2012 - Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.

-

TCVN 5574-2012 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế

-

TCVN 6025:1995 - Bê tông - Phân mác theo cường độ nén.

CI D E CO

Trang 8/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

Chỉ dẫn kỹ thuật

-

TCVN 3993:1985 - Chống ăn mòn trong xây dựng - Kết cấu bê tông cốt thép Nguyên tắc thiết kế cơ bản.


-

TCVN 3105:1993 - Hỗn hợp bê tông nặng - Lấy mẫu chế tạo và bảo dưỡng mẫu
thử.

-

TCVN 3106:1993 - Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử độ sụt.

-

TCVN 3118:1993 - Bê tông nặng - Phương pháp thử cường độ nén.

-

TCVN 3119:1993 - Bê tông nặng - Phương pháp thử.

-

TCVN 5440:1991 - Bê tông - Kiểm tra và đánh giá độ bền - Quy định chung.

-

TCVN 5592:1991 - Bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng độ ẩm tự nhiên.

-

TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Quy phạm thi công và
nghiệm thu.


-

TCVN 5724:1993 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Yêu cầu tối thiểu để thi
công và nghiệm thu.

-

TCVN 9343:2012 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn công tác bảo
trì.

-

TCVN 9345:2012 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn kỹ thuật
phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm.

-

TCVN 8826-2012 - Phụ gia hóa học cho bê tông.

-

TCVN 9340:2012 - Hỗn hợp bê tông trộn sẵn – Yêu cầu cơ bản đánh giá chất
lượng và nghiệm thu.

-

TCXD 199:1997 - Nhà cao tầng - Kỹ thuật chế tạo bê tông mác 400-600.

-


TCXD 9380:2012 - Nhà cao tầng - Kỹ thuật sử dụng giá treo.

-

TCXDVN 305:2004 - Bê tông khối lớn - Quy phạm thi công và nghiệm thu.

-

TCVN 5718:1993 - Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng - Yêu
cầu kỹ thuật chống thấm nước.

-

CDKT 20/1999/QD-BXD - Bê tông - Chỉ dẫn kỹ thuật xử lý nứt, rỗ thấm nước
bằng công nghệ bơm ép hồ, vữa xi măng. Sửa chữa khe co dãn chắn nước - Chỉ dẫn
thiết kế.

-

TCVN 6260:2009 - Ximăng Pooc lăng - Những yêu cầu kỹ thuật.

-

TCVN 6016:1995 - Ximăng. Phương pháp thử. Xác định độ bền.

-

TCVN 6067:2004 - Ximăng Pooc lăng bền sunfat - Yêu cầu kỹ thuật.

-


TCVN 7711:2007- Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sulfat

-

TCVN 1651-1,2:2008 - Thép cốt bê tông cán nóng

-

TCVN 3111:1993 - Hỗn hợp bê tông nặng Phương pháp xác định hàm lượng bọt
khí.

-

TCVN 3118:1993 - Bê tông nặng. Phương pháp xác định cường độ nén.

-

TCVN 4506:2012 - Nước cho bê tông và vữa. Yêu cầu kĩ thuật

CI D E CO

Trang 9/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

Chỉ dẫn kỹ thuật

-


TCVN 2737:1995 - Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế.

-

TCVN 4787:1989 - Xi măng. Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.

-

TCVN 4032:1985 - Ximăng. Phương pháp xác định giới hạn bền uốn và nén.

-

TCVN 337:1986 - Cát xây dựng. Phương pháp lấy mẫu.

-

TCVN 338:1986 - Cát xây dựng. Phương pháp xác định thành phần khoáng vật.

-

TCVN 1771:1987 - Đá dăm, sỏi dăm dùng trong xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật

-

TCVN 1772:1987 - Sỏi. Phương pháp xác định các hàm lượng các tạp chất trong
sỏi.

-


TCXD 127:1985 - Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng. Hướng dẫn sử dụng.

-

TCVN 9391: 2012 - Lưới thép hàn dùng trong kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu
chuẩn thiết kế thi công lắp đặt và nghiệm thu.

-

TCVN 6220:1997 - Cốt liệu nhẹ cho bê tông. Sỏi, dăm sỏi và cát keramzit. Yêu
cầu kỹ thuật.

-

TCXD 198:1997 - Nhà cao tầng - Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép toàn khối.

3.1.2

Tiêu chuẩn nước ngoài tham khảo

-

BS 12 Yêu cầu kỹ thuật về ximăng thông thường và xi măng đông cứng nhanh.

-

BSEN 12620 Cốt liệu sử dụng cho bê tông.

-


BS 1881 Phương pháp thử bê tông.

-

BS 8110 Thiết kế kết cấu bê tông

-

BS 4449 Yêu cầu kỹ thuật về thép cán nóng sử dụng cho bê tông cốt thép.

-

BS 8666 Tiêu chuẩn về Kích thước, uốn thép, thống kê và cắt thép của cốt thép
trong bê tông cốt thép.

-

BS 8004 Quy tắc Thiết kế móng

-

BS EN 1008:2002 Nước sử dụng trộn bê tông.

-

BS 4550 Phương pháp thử ximăng

-

BS EN 480 Hỗn hợp cho bê tông, vữa và vữa lỏng


-

BS 5950 Thiết kế kết cấu thép trong xây dựng

-

BS 5975 Quy chuẩn thực hành công tác ván khuôn

-

BS 5328 Specification for concrete.

-

BS 812 Testing Aggregates

-

BS 5606 Guide to accuracy in building

3.2

Vật liệu

3.2.1
-

Xi măng


Xi măng là loại xi măng Pooc lăng bền sunfat theo TCVN 6067 và sẽ được bảo
quản theo các cách để tránh bị hư hỏng.

CI D E CO

Trang 10/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

Chỉ dẫn kỹ thuật

-

Các loại xi măng khác sẽ không được dùng, trừ khi đã được Kỹ sư Tư vấn thông
qua đặc biệt.

-

Chứng chỉ thí nghiệm của Nhà sản xuất cho mỗi nhãn hiệu, mỗi loại hoặc nguồn
gốc của xi măng sẽ được nộp cho Kỹ sư Tư vấn. Nhà thầu chính sẽ tiến hành thí
nghiệm xi măng theo TCVN 4787:1989, TCVN 4032:1985,TCVN 6010:1995, BS
4550 hoặc tương đương, cho mỗi chuyến hàng được đưa tới công trường hoặc do
chỉ thị của Kỹ sư Tư vấn.

3.2.2

Cốt liệu

-


Cốt liệu sẽ tuân theo các yêu cầu chung của Tiêu chuẩn TCVN 7570 hoặc loại
tương đương và là loại đá được nghiền, có độ bền, cứng và sạch.

-

Phân loại của cốt liệu thô sẽ nằm trong khoảng giới hạn được đưa ra cho các kích
thước thích hợp ở Bảng 1. Chỉ số hạt khi được xác định sẽ không vượt quá 40 trừ
khi được quy định khác bởi Kỹ sư Tư vấn. Kích thước lớn nhất của cốt liệu thô cho
cấu kiện bê tông là 20 mm.

-

Bảng 1 - Phân loại cốt liệu thô

Kích
thước
lỗ
sàng
mm

-

Lượng sót tích lũy trên sàng, % khối lượng, ứng với kích thước hạt liệu nhỏ
nhất và lớn nhất, mm
5-10

5-20

5-40


5-70

10-40

10-70

20-70

100







0



0

0

70






0

0-10

0

0-10

0-10

40



0

0-10

40-70

0-10

40-70

40-70

20

0


0-10

40-70



40-70



90-100

10

0-10

40-70





90-100

90-100



5


90-100

90-100

90-100

90-100







Hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu lớn tuỳ theo cấp bê tông không vượt quá giá
trị quy định trong Bảng 2
Bảng 2 - Hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu lớn
Cấp bê tông

Hàm lượng bùn, bụi, sét, % khối lượng, không lớn
hơn

- Cao hơn B30

1,0

- Từ B15 đến B30

2,0


- Thấp hơn B15

3,0

3.2.3

Cát

-

Phân loại cát: Cát thô khi môđun độ lớn trong khoảng từ lớn hơn 2,0 đến 3,3. Cát
mịn khi môđun độ lớn trong khoảng từ 0,7 đến 2,0.

-

Cát mịn được sử dụng chế tạo bê tông như sau:

CI D E CO

Trang 11/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

Chỉ dẫn kỹ thuật

+ Cát có môđun độ lớn từ 0,7 đến 1 (thành phần hạt như Bảng 1) có thể được sử
dụng chế tạo bê tông cấp thấp hơn B15;
+ Cát có môđun độ lớn từ 1 đến 2 (thành phần hạt như Bảng 1) có thể được sử

dụng chế tạo bê tông cấp từ B15 đến B25;
+ Cát thô có thành phần hạt như quy định trong Bảng 1 được sử dụng để chế tạo bê
tông và vữa tất cả các cấp bê tông và mác vữa.
-

Phân loại của cốt liệu hỗn hợp sẽ được lựa chọn sao cho có thể sản xuất loại bê
tông đặc có tính năng làm việc thích hợp, sử dụng tỷ lệ pha trộn nước và xi măng
đã được quy định.

-

Các cốt liệu sẽ được bảo quản theo cách thích hợp để không bị lẫn các loại có kích
thước khác nhau hoặc bị nhiễm bẩn và bố trí thoát nước khi chất đống.
Bảng 1 - Phân loại của cốt liệu mịn
Kích thước lỗ sàng

Lượng sót tích luỹ trên sàng, % khối lượng
Cát thô

Cát mịn

2,5 mm

Từ 0 đến 20

0

1,25 mm

Từ 15 đến 45


Từ 0 đến 15

630 µm

Từ 35 đến 70

Từ 0 đến 35

315 µm

Từ 65 đến 90

Từ 5 đến 65

140 µm

Từ 90 đến100

Từ 65 đến 90

Lượng qua sàng 140 µm,
không lớn hơn

10

35

-


Cát dùng chế tạo vữa không được lẫn quá 5 % khối lượng các hạt có kích thước lớn
hơn 5 mm.

-

Hàm lượng các tạp chất (sét cục và các tạp chất dạng cục; bùn, bụi và sét) trong cát
được quy định trong Bảng 2
Bảng 2 - Hàm lượng các tạp chất trong cát
Hàm lượng tạp chất, % khối lượng, không lớn hơn
Tạp chất

Bê tông cấp cao hơn
B30

Bê tông cấp thấp hơn
và bằng B30

vữa

− Sét cục và các tạp chất dạng cục

Không được có

0,25

0,50

1,50

3,00


10,00

− Hàm lượng bùn, bụi, sét

3.2.4
-

Nước

Nước trộn bê tông, trộn vữa, rửa cốt liệu và bảo dưỡng bê tông cần có chất lượng
thỏa mãn các yêu cầu sau:

+ Không chứa váng dầu hoặc váng mỡ.
+ Lượng tạp chất hữu cơ không lớn hơn 15 mg/L.

CI D E CO

Trang 12/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

Chỉ dẫn kỹ thuật

+ Độ pH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5.
+ Không có màu khi dùng cho bê tông và vữa trang trí.
-

Nước trộn bê tông sẽ phù hợp các yêu cầu được nêu ra trong Tiêu chuẩn TCVN

4506: 2012 hay tương đương. Giấy chứng nhận của nguồn nước sử dụng cho công
trình sẽ phải được đệ trình cho kỹ sư tư vấn. Nhà thầu chính phải chuẩn bị đầy đủ
cho công tác kiểm tra chất lượng nước theo tiêu chuẩn TCVN 4506 hoặc tiêu chuẩn
tương đương hay làm theo chỉ dẫn của kỹ sư.

3.2.5
-

Các chất phụ gia và cốt liệu phụ

Các chất phụ gia và cốt liệu phụ sẽ không được dùng nếu không có sự đồng ý bằng
văn bản của Kỹ sư Tư vấn. Các thông tin chi tiết sẽ được nộp cho Kỹ sư Tư vấn
bao gồm lý lịch của Nhà sản xuất, liều lượng dự kiến, phương pháp thi công và
hàm lượng Chlorit. Các chất phụ gia làm tăng tốc độ hóa cứng, làm chậm đông
cứng, giảm lượng nước và bất kỳ hợp chất nào khác đều phải tuân theo
TCVN8826, BS EN 480 hay tiêu chuẩn tương đương. Các loại phụ gia pha màu sẽ
tuân theo BS 1014 hay tiêu chuẩn Việt Nam tương đương. Toàn bộ các chất phụ
gia và cốt liệu phụ sẽ phải tuân thủ triệt để các hướng dẫn của Nhà sản xuất. Các
chất hoá học sẽ không được dùng để làm chậm quá trình đông cứng của bêtông.

3.3

Ván khuôn

3.3.1

Quy định chung

-


Nhà thầu chính thiết kế, cung cấp, lắp dựng, gia cố, sử dụng, tháo dỡ và dọn dẹp tất
cả ván khuôn, làm theo những quy định áp dụng tại công trường, và tiến hành đo
đạc kiểm tra nếu cần thiết để đảm bảo làm đúng theo những yêu cầu của thiết kế,
thẩm định và chấp thuận của công tác ván khuôn và giàn giáo.

-

Công tác ván khuôn sẽ tuân theo những yêu cầu của BS 5975, TCVN 5574 và/
hoặc TCVN 4453 hay CP 112 và/hoặc BS 5950 sao cho kết cấu được đảm bảo
trong thiết kế và sử dụng trong việc tạm thời.

-

Nếu được yêu cầu, Nhà thầu sẽ phải đệ trình thiết kế chi tiết của ván khuôn và giàn
giáo cho cấp Kỹ sư duyệt. Mặc dù đã có được sự chấp thuận của kỹ sư, song trách
nhiệm của việc đảm bảo về khả năng chịu lực của ván khuôn giàn giáo vẫn thuộc
về phía nhà thầu.

-

Tất cả các cạnh bên ngoài và các cạnh của những kết cấu bê tông phô ra ngoài cần
được vạt cạnh 25mm, 45 độ.

-

Toàn bộ ván khuôn phải được thi công để chúng luôn giữ được vị trí theo tim và
cốt khi chịu các loại tải trọng và áp lực tác động kể cả áp lực chất lỏng của bê tông
trong toàn bộ các giai đoạn thi công, và không bị rò rỉ vữa xi măng hoặc cốt liệu
mịn của bê tông ướt.


-

Tại các chỗ cốt thép xuyên qua ván khuôn, sẽ bố trí chi tiết chèn để giữ cốt thép
đúng trong vị trí của nó và giảm thiểu sự rò rỉ của bê tông hoặc vữa xi măng.

CI D E CO

Trang 13/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

Chỉ dẫn kỹ thuật

-

Tải trọng tạm thời do quá trình mới thi công bê tông sẽ được truyền thông qua hệ
chống đứng thích hợp xuống các cấu kiện bên dưới, là các cấu kiện đạt được độ
bền 28 ngày tối thiểu theo quy định và chúng được thiết kế để chịu tải trọng vượt
tải tương đương hoặc lớn hơn.

-

Trong một số trường hợp, yêu cầu này có thể đòi hỏi phân bố tải trọng tạm thời
xuống hai hoặc nhiều hơn các sàn ở bên dươí được thi công xong, tại các sàn đó
ván khuôn đó được dỡ bỏ ở các sàn thấp hơn để cho phép độ võng do tĩnh tải xảy
ra, và các cột chống thích hợp cho đáy dầm hoặc bản sàn sẽ được thực hiện. Các
cột chống đó sẽ đủ để phân bổ tải trọng đồng đều cho các sàn ở bên dưới và sẽ
được duy trì cho đến khi việc thi công mới cho các sàn bên trên đạt được cường độ
được quy định lúc đó mới được tháo bỏ các hệ chống.


3.3.2

Chuẩn bị đổ bê tông

-

Toàn bộ các loại rác, các dây thép rời và các loại vật liệu rời khác sẽ được lấy ra
khỏi bề mặt bên trong của ván khuôn trước khi tiến hành đổ bê tông.

-

Bề mặt của ván khuôn có tiếp xúc với bê tông sẽ được quét một lớp chất ngăn dính
trước khi đặt thép và đổ bê tông để ngăn ngừa hiện tượng bê tông dính vào ván
khuôn. Không dùng chất ngăn dính có nguồn gốc dầu cho các bề mặt sẽ được hoàn
thiện trực tiếp trên các bề mặt đó.

-

Gỗ sử dụng cho ván khuôn phải được gia công kỹ lưỡng, không có mắt và trừ khi
có được chấp thuận khác thì cần gia công tất cả các bề mặt gỗ. Bề mặt ván khuôn
tiếp xúc với bê tông thì cần làm sạch bụi, vữa khô, đinh, không bị nứt và những
khuyết điểm khác.

-

Ván khuôn phải kín không làm chảy nước xi măng. Những dây cố định ván khuôn
cần được liên kết chặt với cốt thép hoặc các miếng ngàm cứng.

-


Dầu trên bề mặt ván khuôn không được xâm nhập vào trong bê tông làm thành
phần bê tông thay đổi hoặc thay thế bất kì lớp bên trong nào.

-

Đường ống, các hộp, các bulông neo, ống chờ và tất cả những chi tiết kim loại gắn
kết cào bê tông, sẽ được sắp đặt một cách chắc chắn để không bị rơi ra khỏi vị trí
khi thi công đổ bê tông.

-

Toàn bộ các ván khuôn “chặn” ở khe thi công sẽ được cố định trước khi đổ bê
tông.

3.3.3
-

Độ vồng của đáy ván khuôn

Ván khuôn ở đáy của các dầm và bản sàn chúng có nhịp thông thuỷ vượt quá 4 mét
sẽ được thi công theo hình parabol với độ vồng lớn nhất ở giữa nhịp. Ván khuôn ở
đáy của các dầm và bản sàn làm việc kiểu công xon lớn hơn 01 (một) mét sẽ được
thi công theo đường xiên ghếch lên với độ ghếch lên lớn nhất ở đầu mút tự do của
công xon.

CI D E CO

Trang 14/48



Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

-

Chỉ dẫn kỹ thuật

Khi không có các chỉ thị đặc biệt của Kỹ sư Tư vấn hoặc ở các bản vẽ, độ vồng
giữa nhịp sẽ là 3 mm cho mỗi mét thông thuỷ, và đầu mút của công xôn sẽ ghếch
lên 5 mm cho mỗi mét vươn ra của công xon.

♦ Những sai số cho phép:
-

Móng và bệ móng
+ Giá trị thay đổi trên mặt bằng: +20mm, -10mm
+ Lệch tâm: 2% bề rộng móng treo hướng lệch tâm nhưng không lớn hơn 20mm,
và được sự chấp thuận của kỹ sư.
+ Sự giảm chiều dày: -5% chiều dày quy định

-

Các loại gối đỡ khác.
+ Giá trị thay đổi trên mặt bằng: -10mm, +20mm
+ Sai số so với cao trình trên bản vẽ: + 5mm
+ Giảm chiều dày quy định: -5%
+ Lệch tâm: + 10mm

-


Tất cả những sai số khác thì tuân theo quy định của TCVN 4453

3.3.4

Tháo ván khuôn

-

Ván khuôn phải được thiết kế để các thành bên của ván khuôn có thể được tháo đầu
tiên mà không ảnh hưởng đến ván khuôn và cột chống ở đáy. Toàn bộ ván khuôn
sẽ được tháo mà không gây hư hỏng bê tông. Hệ chống sẽ được tháo bỏ tuần tự để
bê tông chịu lực dần dần trong quá trình tháo ván khuôn.

-

Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về việc xác định thời điểm tại đó bê tông đạt
được đủ cường độ để chịu trọng lượng bản thân cũng như bất kỳ loại tải trọng khác
được tác động lên, theo các thời hạn ở bảng sau:
Bảng 3 - Thời hạn tối thiểu trước khi tháo ván khuôn
Loại ván khuôn

Thời hạn tối thiểu trước khi
ván khuôn được tháo

Ván khuôn thẳng đứng cho cột, tường và các dầm lớn

12 giờ

Ván khuôn ở đáy của các bản, vẫn giữ lại các cột
chống


4 ngày

Ván khuôn ở đáy của các dầm, vẫn giữ lại các cột
chống

7 ngày

Cột chống cho các bản sàn

10 ngày

Cột chống cho các dầm

14 ngày

-

Nhà thầu chính sẽ phải phá bỏ và thi công lại hoặc sửa chữa theo yêu cầu của Kỹ
sư Tư vấn bất kỳ chỗ bê tông nào bị hư hỏng do việc tháo ván khuôn và/ hay cột
chống sớm hoặc không đúng quy cách gây ra.

CI D E CO

Trang 15/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

3.3.5


Chỉ dẫn kỹ thuật

Các chi tiết neo nằm lại trong bê tông

-

Việc sử dụng các chi tiết liên kết ván khuôn chúng sẽ nằm lại trong bê tông phải
được Kỹ sư Tư vấn thông qua.

-

Tại các chỗ cho phép đặt sẵn các chi tiết liên kết kim loại, các chi tiết kim loại nằm
trong bê tông sẽ có lớp bọc đặc biệt để sát với bề mặt bê tông, các lỗ còn lại sẽ
được chèn bằng vữa xi măng không co ngót và chất dính kết.

3.4

Cốt thép

3.4.1

Quy định chung

-

Nếu không có chỉ dẫn khác thì cốt thép sẽ được cung cấp nguyên kiện dài và sẽ
được uốn nguội tại công trường bằng máy hoặc các phượng tiện khác. Nhà thầu sẽ
đề xuất xin ý kiến của kỹ sư phương án dùng cốt thép đã gia công lắp dựng trước.


-

Cốt thép sẽ được uốn và định dạng tại nhiệt độ phù hợp với những bản vẽ thiết kế
liên quan và không được nứt hay bi tách rời tại vị trí uốn.

-

Toàn bộ cốt thép sẽ được bảo quản để không bị nhiễm bẩn. Khi được lắp đặt, cốt
thép phải sạch và không dính dầu mỡ, rỉ thép và vảy hàn, không bị đọng muối hoặc
các chất khác mà chúng có thể ảnh hưởng đến việc kết dính với bê tông.

-

Nhà thầu chính sẽ cung cấp thiết bị uốn thép thích hợp ở công trường để có khả
năng thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào của cốt thép.

-

Chứng chỉ của Nhà sản xuất đã được xác nhận về nguồn gốc, thành phần hoá học
và thí nghiệm cường độ cho mỗi đợt thép và kích thước các thanh sẽ được nộp cho
Kỹ sư Tư vấn trước khi sử dụng.

3.4.2

Các mẫu thí nghiệm

-

Nhà thầu chính sẽ cung cấp các mẫu thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm chịu kéo,
chịu uốn và bẻ cong ở phòng thí nghiệm đã được thông qua khi được Kỹ sư Tư vấn

yêu cầu.

-

Cung cấp các mẫu cốt thép theo các đợt thép được đưa đến công trường. Tỷ lệ số
mẫu được lấy để làm thí nghiệm sẽ theo bảng 9 của CS 1995.

-

Một đợt thép có nghĩa là bất kỳ khối lượng nào của các thanh thép có cùng kích
thước và mác, được sản xuất ở cùng nhà máy, có chung chứng chỉ xuất xưởng và
chứng chỉ thí nghiệm và được đưa tới công trường cùng một chuyến.

-

Khi có mẫu thử không đạt yêu cầu của CS 1995, Kỹ sư Tư vấn có quyền chỉ thị
tiếp tục thí nghiệm bằng chi phí của Nhà thầu hoặc loại bỏ một phần hoặc toàn bộ
chuyến hàng đó và chúng phải được đưa ngay ra khỏi công trường.

3.4.3
-

Uốn thép

Uốn thép phải theo bản vẽ hoặc sơ đồ uốn và các yêu cầu của Tiêu chuẩn Anh số
4466, TCVN 5709 hoặc tương đương.

CI D E CO

Trang 16/48



Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

Chỉ dẫn kỹ thuật

-

Việc uốn thép sẽ được thực hiện ở nhiệt độ của thanh thép không vượt quá 1000C.
Việc hàn cốt thép sẽ chỉ được thực hiện nếu trước đó có văn bản thông qua của Kỹ
sư Tư vấn.

-

Cốt thép cường độ cao sẽ không được uốn. Khi cốt thép mềm trong khi thi công
được uốn sang một bên ở khe thi công và sau đó được uốn trả lại vị trí ban đầu, bán
kính trong của chỗ uốn sẽ không ít hơn hai lần đường kính của thanh thép.

3.4.4

Buộc thép

-

Toàn bộ cốt thép sẽ được lắp đặt và cố định theo vị trí được chỉ định ở bản vẽ chi
tiết.

-

Tất cả cốt thép được liên kết bằng dây thép buộc dẻo hoặc những liên kết kim loại

được chấp thuận khác tại vị trí băng ngang và vị trí điểm nối, các thanh định vị,
định cỡ … phải được thực hiện đúng chính xác để đảm bảo độ dày lớp bảo vệ bê
tông như đã được chỉ định trong bản vẽ thiết kế phê duyệt.

-

Lớp bảo vệ cốt thép sẽ được giữ nguyên trước và trong khi đổ bê tông bằng cách sử
dụng các con kê thép, các viên đệm bê tông hoặc các cữ nhựa. Các cữ nhựa được
thiết kế để tránh hiện tượng bị sai lệch vị trí hoặc bị lộn ngược và phải thông qua
Kiến trúc sư để bảo đảm các mặt bê tông được phẳng đẹp. Các viên đệm bê tông sẽ
có cùng chất lượng với bê tông của kết cấu.

-

Cốt thép phải được bố trí theo suốt chiều dài của chỗ nối và đảm bảo chiều dài neo
theo như bản vẽ hoặc nếu không thì tuân theo quy định của TCVN 4453 hay CP
65: part1, hay BS 8110.

3.4.5
-

Cốt thép mềm sẽ theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn Anh số 4449, TCVN 1651, JIS
3112 hoặc loại tương đương.

3.4.6
-

Cốt thép có giới hạn chảy cao

Cốt thép có giới hạn chảy cao là loại thép gai cán nóng theo Tiêu chuẩn Anh số

4449, TCVN 1651, JIS 3112 hoặc loại tương đương.

3.4.7
-

Cốt thép mềm

Lưới cốt thép chịu kéo cao

Lưới cốt thép sẽ theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn Anh số 4483, TCXDVN hoặc
loại tương đương.

3.4.8

Hàn và cắt bằng ngọn lửa

-

Việc hàn và cắt bằng ngọn lửa sẽ không được thực hiện nếu không được Kỹ sư Tư
vấn thông qua.

-

Việc phân bố cốt thép phải đúng quy định và tuân theo những thẩm định và chấp
thuận của kỹ sư trước khi tiến hành đỗ bê tông.

3.4.9
-

Lớp bê tông bảo vệ


Phần bảo vệ cho cốt thép sẽ được tính từ khoảng cách gần nhất giữa mặt ngoài của
cốt thép và mặt gần nhất của kết cấu bê tông, cùng với phần hoàn thiện.

CI D E CO

Trang 17/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

Chỉ dẫn kỹ thuật

-

Lớp bê tông bảo vệ sẽ được thực hiện theo quy định của TCVN 5574 hay BS 8110
trừ khi có những chỉ dẫn khác trong bản vẽ phê duyệt cho xây dựng và không được
nhỏ hơn chiều lớp bê tông bảo vệ quy định là 5mm.

-

Khoảng cách giữa các lớp thép trong sàn sẽ được cố định bằng cách thanh kê bằng
thép có cùng kích thước với thanh thép lớn nhất trong các lớp thép.

-

Sai số cho phép: Tất cả những sai số phải tuân theo TCVN 4453 hay những giá trị
tương đương được chấp nhận có ghi trong bản vẽ.

3.5


Bê tông không chịu lực

3.5.1
-

-

Bê tông liền khối

Bê tông liền khối sẽ được trộn theo các tỷ lệ sau đây:
+ Loại 1: 8

50 kg xi măng cho 0.28 m3 với mọi loại cốt liệu

+ Loại 1: 12

50 kg xi măng cho 0.40 m3 với mọi loại cốt liệu

+ Loại 1: 20

50 kg xi măng cho 0.70 m3 với mọi loại cốt liệu

Cường độ làm việc lập phương tối thiểu của bê tông liền khối loại 1: 8 là 5.4 N/
mm2 (55 kgf/ cm2) trong thời hạn 7 ngày sau khi trộn, và 7.5 N/ mm2 (976 kgf/
cm2) trong thời hạn 28 ngày sau khi trộn.

3.5.2

Bê tông không có cốt liệu mịn


-

Bê tông không có cốt liệu mịn sẽ được trộn theo tỷ lệ một phần xi măng cho mười
phần cốt liệu tính theo trọng lượng, tỷ lệ nước/ xi măng sẽ bằng 0.45 tính theo
trọng lượng. Cốt liệu sẽ được phân loại từ 10 mm đến 20 mm và không có bụi.

-

Cốt liệu đá sẽ được bọc bằng lớp vữa nhưng không được có lượng vữa thừa và vữa
bê tông không có cốt liệu mịn sẽ được đổ và rất hạn chế đầm. Không cho phép đi
lại trên bề mặt đã được hoàn thiện và bề mặt phải được giữ sạch.

-

Trước khi đổ bất kỳ loại bê tông khác lên phía trên, phải rải và giữ các đoạn chồng
đúng quy cách một lớp giấy chống thấm chất lượng cao đã được thông qua hoặc
lớp các tông mái để đảm bảo rằng không có lượng vữa nào từ lớp bê tông bên cạnh
có thể lẫn với bê tông không có cốt liệu mịn.

3.5.3

Bê tông cốt liệu nhẹ

-

Cốt liệu cho bê tông nhẹ sẽ theo BS 877 hoặc BS 3797 hay TCVN 6220.

-


Bê tông nhẹ chỉ được sử dụng khi được thông qua bằng văn bản của Kỹ sư Tư vấn.
Các số liệu đặc trưng về các tính chất của cốt liệu và tỷ lệ trộn cũng như cách sử
dụng được nộp cho Kỹ sư Tư vấn.

-

Cường độ đặc trưng của bê tông nhẹ sẽ được chọn lựa theo loại phù hợp với BS
5628 hay TCVN 6220. Việc sử dụng bê tông mác thấp hơn 20 sẽ hạn chế chỉ cho
tường phẳng. Tỷ trọng của bê tông khi đổ không lớn hơn 1000 kg/ m3 trừ khi có
quy định khác đã được nêu ra ở bản vẽ hoặc có thỏa thuận của Kỹ sư Tư vấn.

CI D E CO

Trang 18/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

3.6

Chỉ dẫn kỹ thuật

Bê tông kết cấu

3.6.1

Quy định chung

-


Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về việc thiết kế tỷ lệ trộn để đáp ứng các yêu
cầu của Tiêu chuẩn Việt Nam về công tác bê tông và theo Quy cách kỹ thuật này.

-

Khi sử dụng xi măng có các nguồn gốc khác nhau và cốt liệu có nhiều loại, việc
thiết kế mẻ trộn phải được kiểm tra để đảm bảo rằng các tính chất của bê tông đã
trộn sẽ không bị thay đổi. Để đạt được điều này, Nhà thầu chính phải thông báo
cho Kỹ sư Tư vấn về nguồn cung cấp vật liệu và phải nộp đề xuất của anh ta về
thiết kế tỷ lệ trộn phù hợp với các yêu cầu của “Thiết kế tỷ lệ trộn sơ bộ” cho Kỹ
sư Tư vấn và các cơ quan chức năng Việt Nam để thông qua.

-

Thiết kế tỷ lệ trộn phải đảm bảo mức độ nứt do co ngót và các loại khuyết tật khác
ở bề mặt bê tông kết cấu đã được hoàn thiện sẽ được giảm tối thiểu. Nhà thầu chính
cần phải đặc biệt chú ý trong việc thiết kế tỷ lệ trộn khi dùng tỷ lệ cao của xi măng
để đạt được tính dễ đổ của bê tông. Nếu cường độ bê tông 28 ngày được xác định
bằng mẫu lập phương thường xuyên vượt quá giá trị quy định thì phải giảm hàm
lượng xi măng của mẻ trộn.

-

Khi được Kỹ sư Tư vấn yêu cầu, Nhà thầu chính sẽ thực hiện toàn bộ các công việc
sửa chữa cần thiết đối với các vết nứt do co ngót và các loại khuyết tật khác. Bất kỳ
hiện tượng nước rò rỉ hoặc độ ẩm thấm xuyên xảy ra trong thời kỳ bảo hành theo
Hợp đồng ở các phần được lộ ra với môi trường bên ngoài của công trình sẽ được
trét lại bằng chi phí riêng của Nhà thầu chính và sẽ được giữ khô cho các giai đoạn
tiếp theo trong thời kỳ bảo hành theo Hợp đồng.


-

Lượng Chlorit của bất kỳ mẻ trộn nào bao gồm các loại phụ gia và cốt liệu phụ sẽ
không được vượt quá 0.1% đối với bê tông ứng lực trước và 0.35% đối với bê tông
cốt thép được thể hiện theo tỷ lệ phần trăm giữa các ion chlorite và trọng lượng của
xi măng trong mẻ trộn.

3.6.2
-

Khả năng dễ đổ của bê tông

Hỗn hợp sẽ được trộn và giữ tỷ lệ Nước/ Xi măng để tạo ra lượng bê tông có khả
năng dễ đổ thích hợp, chúng có thể đổ mà không gây ra hiện tượng phân tầng hoặc
phùi nước xi măng trên mặt bê tông quá mức cho phép. Khả năng dễ đổ của bê
tông được đo bằng độ sụt hoặc thí nghiệm hệ số nén theo BS 1881, TCVN 3106.
Tỷ lệ Nước/ Xi măng không lớn hơn 0.55 cho toàn bộ các dạng cấu kiện ngoại trừ
các kết cấu chứa nước chúng sẽ không vượt quá 0.50. Khả năng dễ đổ của bê tông
có thể được lấy theo giới hạn cho phép như sau:
Bảng 5 - Khả năng dễ đổ của bê tông
Cấu kiện
Cọc khoan nhồi
Đài cọc
Sàn, dầm và cầu thang

CI D E CO

Độ sụt
180 ± 20mm
100 ± 20mm

100 ± 20mm

Ghi chú
Bê tông phải được đổ
trong cùng một lúc

Trang 19/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

Cột và tường
Dầm phụ
Đài nước và bể tự hoại
-

100 ± 20mm
100 ± 20mm
100 ± 20mm

Kỹ sư Tư vấn có thể loại bỏ bất kỳ lượng bê tông nào nếu phát hiện thấy trung bình
của hai mẫu thử nằm ngoài giới hạn quy định.

3.6.3
-

Chỉ dẫn kỹ thuật

Hàm lượng xi măng


Hàm lượng xi măng của bất kỳ mẻ trộn nào sẽ không được vượt quá 550 kg/ m3
của bê tông đã được đầm chặt, và không ít hơn các trị số được nêu ở bảng sau:
Bảng 6 - Hàm lượng xi măng tối thiểu: kg/ m3 của bê tông đã được đầm chặt
Kích
thước cốt
liệu lớn
nhất

Bê tông
không có
cốt thép

Bê tông
cốt thép

Bê tông
ứng suất
trước

Được bảo vệ với thời tiết

40

180

260

300

Điều kiện xâm thực


20

210

290

300

Bên trong có lớp hoàn thiện

10

250

340

360

Được che chắn khi mưa to

40

245

260

310

Được chôn hoặc thường xuyên ở

trong nước

20

275

290

330

10

315

340

380

Để lộ ra có tiếp xúc với nước mặn

40

330

320

320

Chịu mưa, trạng thái ướt và khô thay
đổi liên tục


20

300

360

360

10

340

410

410

40

320

320

320

20

360

360


360

10

360

360

360

Điều kiện làm việc

Thuận lợi

Bình thường

Bên trong không có lớp hoàn thiện
Bên ngoài có lớp hoàn thiện
Khắc nghiệt

Mức độ ngưng tụ cao hoặc ăn mòn do
khí
Bên ngoài không có lớp hoàn thiện
Lượng nước giữ lại

-

Khi điều kiện làm việc của kết cấu không được quy định hoặc không rõ ràng theo
bản vẽ, toàn bộ bê tông được xem như làm việc trong điều kiện bình thường.


CI D E CO

Trang 20/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

3.6.4
-

Chỉ dẫn kỹ thuật

Phân loại chất lượng của bê tông

Chất lượng bê tông được thể hiện bằng cường độ bê tông của mẫu lập phương 28
ngày tối thiểu đã được quy định hoặc theo cường độ đặc trưng, và sẽ đạt được
cường độ chịu nén tối thiểu được xác định theo thí nghiệm mẫu lập phương và theo
quy định dưới đây.

3.6.5

Bê tông trộn được thiết kế

-

Hỗn hợp bê tông được thiết kế cần có giới hạn về hàm lượng xi măng và phù hợp
với Tiêu chuẩn Xây dựng. Hỗn hợp bê tông được thiết kế sẽ thể hiện bằng cường
độ chịu nén đo bằng Mpa.


-

Cường độ đặc trưng của bê tông trộn được thiết kế, với bất kỳ loại xi măng nào,
chúng luôn đạt yêu cầu về cường độ 28 ngày được nêu ở bảng dưới đây và không
lớn hơn 5% của kết quả thí nghiệm.
Bảng 7 - Hỗn hợp bê tông được thiết kế
Cường độ chịu nén
(MPa)

20

25

30

35

40

>40
(f)

Cường độ chịu nén tối thiểu N/ mm2
16
20
24
28
32 0.8x
trong vòng 7 ngày sau khi trộn (kgf/ cm2) (163) (204) (245) (285) (326) (F)
Cường độ chịu nén tối thiểu N/ mm2

trong vòng 28 ngày sau khi trộn (kgf/
cm2).
3.6.6

20
25
30
35
40
(204) (265) (316) (371) (418)

(f)

Thiết kế mẻ trộn bê tông sơ bộ

-

Nhà thầu chính phải thông qua Kỹ sư Tư vấn và các cơ quan chức năng Việt Nam
về các đề xuất của anh ta cho công việc thiết kế mẻ trộn trước khi đổ bê tông bất kỳ
kết cấu nào.

-

Các đề xuất về việc thiết kế mẻ trộn sẽ bao gồm:
+ Loại và nguồn xi măng
+ Nguồn cốt liệu
+ Chi tiết phân loại danh định của cốt liệu thô và mịn theo bảng và theo đồ thị.
+ Tỷ lệ trộn giữa cốt liệu thô và mịn
+ Hàm lượng xi măng đo bằng kg/ m3
+ Tỷ lệ Nước/ Xi măng đo bằng trọng lượng

+ Lượng cốt liệu đo bằng kg/ m3
+ Khả năng dễ đổ của bê tông được thiết kế theo độ suit
+ Phụ gia hoặc chất độn thêm
+ Loại trạm trộn được sử dụng và vị trí, nếu bê tông được trộn ngoài công trường

-

Các đề xuất phải được kèm theo kết quả của các thí nghiệm sau đây, chúng đã
được Kỹ sư Tư vấn thông qua và được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm:

CI D E CO

Trang 21/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

Chỉ dẫn kỹ thuật

+ Sự phân tích bằng sàng, hàm lượng bụi mịn và phù sa chứa sét, lượng Chlorit,
lượng vôi, các tạp chất hữu cơ của các cốt liệu.
+ Mẻ trộn thử cho mỗi thiết kế mẻ trộn cùng với kết quả thí nghiệm cường độ của
mẫu lập phương 7 ngày và 28 ngày cho mỗi mẻ trộn thử, số lượng như sau: Sáu
mẫu lập phương sẽ được đúc từ mỗi lần ba mẻ bê tông cùng tỷ lệ cho mỗi mẻ
thử. Ba mẫu lập phương của mỗi bộ sáu sẽ được thí nghiệm ở 7 ngày và ba mẫu
được thí nghiệm ở 28 ngày.
3.6.7
-

Tiêu chuẩn để chấp nhận của các mẫu lập phương sơ bộ và trong quá trình

thi công

Các mẫu bê tông sẽ được thực hiện theo BS 1881, TCVN 3105 hoặc tương. Vị trí
của mẻ trộn sẽ được Kỹ sư Tư vấn xác định và tần suất của các mẫu sẽ như sau, với
điều kiện là tối thiểu một mẫu sẽ được lấy từ mỗi mác bê tông được sản xuất trong
một ngày bất kỳ. Kỹ sư Tư vấn có thể đồng ý giảm tỷ lệ các mẫu trong một số
trường hợp ngoại lệ.
Bảng 8 - Các tiêu chuẩn để chấp nhận
Loại kết cấu
Các kết cấu mảnh

Số lượng gần đúng của bê tông được mỗi mẫu đại diện
10 m3 hoặc 10 mẻ, chọn loại có khối lượng nhỏ hơn

Các kết cấu trung bình 25 m3 hoặc 25 mẻ, chọn loại có khối lượng nhỏ hơn
Các kết cấu khối lớn

100 m3 hoặc 100 mẻ

-

Khi loại kết cấu không được quy định hoặc không rõ ràng theo bản vẽ, toàn bộ bê
tông được xem như các kết cấu trung bình hoặc do Kỹ sư Tư vấn quyết định.

-

Đối với năm ngày đầu tiên, bê tông của mỗi mẻ trộn riêng biệt được đổ trên công
trường. Tám mẫu sẽ được lấy cho mỗi mẻ riêng biệt. Đối với bê tông trộn sẵn khi
có nhiều hơn 40 m3 bê tông một ngày của bất kỳ mẻ trộn đã được đổ sẽ tiến hành
lấy một mẫu cho mỗi lần tám xe tải chở bê tông đến công trường; Khi khối lượng

bê tông ít hơn 40 m3 một ngày, các mẫu sẽ được lấy tại thời điểm bắt đầu và kết
thúc của xe tải chở bê tông, hoặc theo Thông báo bằng văn bản của Kỹ sư Tư vấn.

-

Các mẫu sẽ được giữ riêng biệt và tối thiểu một thí nghiệm trên mẫu lập phương
cho mỗi đợt mẫu và được thí nghiệm ở 7 ngày. Thí nghiệm trên mẫu lập phương
tiếp theo tối thiểu sẽ được tiến hành cho mỗi bốn đợt mẫu và được thí nghiệm ở 28
ngày.

-

Sau năm ngày đầu tiên, số lượng các mẫu cho mỗi mẻ trộn lại được thực hiện theo
như bảng trên.

-

Mẫu lập phương bê tông sẽ được đúc, bảo dưỡng và thí nghiệm theo BS 1881. Ba
mẫu lập phương sẽ được đúc từ mỗi đợt với điều kiện là tối thiểu ba mẫu được lấy
từ các mẻ trộn khác nhau trong mỗi ngày thi công của mỗi mác bê tông. Một trong
các mẫu được thí nghiệm ở 7 ngày và hai mẫu khác ở 28 ngày.

CI D E CO

Trang 22/48


Công trình: Khu du lịch nghỉ dưỡng The Hamptons – Hồ Tràm

-


Chỉ dẫn kỹ thuật

Tiêu chuẩn để chấp nhận các thí nghiệm của các mẫu lập phương sẽ được coi là
thỏa mãn nếu tuân theo các yêu cầu sau đây:
+ Cường độ đã quy định của bê tông được coi là đạt nếu các kết quả thí nghiệm
riêng rẽ và kết quả trung bình của toàn bộ các bộ mẫu của bốn kết quả thí
nghiệm liên tiếp tuân theo các tiêu chuẩn đượquy định ở bảng 9.
+ Khi có nhiều hơn 4 kết quả thí nghiệm, giá trị trung bình của mỗi bộ của bốn
kết quả thí nghiệm liên tiếp sẽ được tính toán và được kiểm tra về khả năng phù
hợp của mỗi lần kết quả thí nghiệm mới đã được tạo ra, sử dụng các kết quả thí
nghiệm đó và tiến hành ngay 3 kết quả thí nghiệm.
+ Khi chỉ có 2 hoặc 3 kết quả thí nghiệm, các kết quả thí nghiệm đó sẽ được xử lý
theo Tiêu chuẩn này như đối với bốn kết quả thí nghiệm liên tiếp đã có.
Bảng 9 - Tiêu chuẩn phù hợp về cường độ chịu nén
(Cột A)

(Cột B)

Trị số trung bình của bốn kết
quả thí nghiệm liên tiếp sẽ vượt
quá cường độ đã được quy định
ở mức tối thiểu

Bất kỳ kết quả thí nghiệm
riêng rẽ sẽ không ít hơn
cường độ đã được quy định.
Dấu trừ

20 D và trên


5 MPa

3 MPa

Dưới 20 D

2 Mpa

2 MPa

Cường độ đã được
quy định

-

Nếu cường độ trung bình được xác định từ bất kỳ nhóm nào của bốn kết quả thí
nghiệm liên tiếp không thỏa mãn các trị số ở cột A của bảng 9 thì các mẻ bê tông
được đại diện bởi các mẫu đầu tiên và sau cùng trong nhóm và toàn bộ các mẻ xen
vào ở giữa được coi là không đạt cường độ đã được quy định.

-

Nếu kết quả thí nghiệm riêng rẽ không thỏa mãn các trị số ở cột B của bảng 9 thì
chỉ có mẻ bê tông mà các mẫu đã được lấy được coi là không đạt cường độ đã được
quy định với điều kiện là trị số trung bình của toàn bộ nhóm của bốn kết quả thí
nghiệm liên tiếp tại đó kết quả thí nghiệm riêng rẽ xuất hiện luôn thỏa mãn các trị
số ở cột A của bảng 9.

-


Nếu các yêu cầu ở trên không được thỏa mãn bởi bất cứ kết quả thí nghiệm nào,
cần phải tiến hành khảo sát để đưa ra kết luận liệu bê tông với các mẫu đó được
chấp nhận hay không.

-

Nếu có sự khác biệt giữa cường độ chịu nén của bất kỳ cặp mẫu lập phương được
đúc từ cùng mẫu bê tông đối với cường độ đã được quy định 20 D và trên vượt quá
15% các kết quả thí nghiệm đối với cặp mẫu lập phương được đúc để đảm bảo rằng
các mẫu và trình tự thí nghiệm yêu cầu đã được tuân theo.

-

Nếu có sự khác biệt giữa cường độ chịu nén của bất kỳ cặp mẫu lập phương được
đúc từ cùng mẫu bê tông đối với cường độ đã được quy định 20 D và trên vượt quá
20% các kết quả thí nghiệm đối với cặp mẫu lập phương đó thì kết quả thí nghiệm

CI D E CO

Trang 23/48


×