Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực ở lớp 11a trường THPT lê văn linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.5 MB, 20 trang )

I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Năm học 2008-2009, Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh.
Qua 5 năm thực hiện, phong trào đã có sức lan toả mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều
rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội.
Ngay từ năm học đầu tiên Bộ giáo dục phát động, tôi đã tích cực hưởng ứng.
Muốn phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu
quả thì trước hết phải có các tập thể “ lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có
nhiều lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì mới có “ trường học thân thiện, học
sinh tích cực”. Để làm được công việc này trách nhiệm đầu tiên và lớn nhất thuộc
về giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm ( GVCN ) có ảnh
hưởng lớn đối với học sinh. Là người chịu trách nhiệm toàn diện đối với việc giáo
dục và phát triển nhân cách của học sinh ở lớp được phân công phụ trách. Có vai
trò tích cực trong việc xây dựng môi trường học tập thân thiện, gần gũi với học
sinh, làm cho học sinh cảm thấy “ mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Qua đó,
sẽ hạn chế được học sinh lưu ban, bỏ học, nạn bạo lực học đường, nâng cao được
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Xây dựng được những tâm hồn trong
sáng, hướng thiện với khát vọng, hoài bão tốt đẹp ở lứa tuổi học trò [2].
Ở đầu mỗi năm học cùng một khối lớp, chất lượng đầu vào tương đương
nhau. Nhưng đến cuối năm học chất lượng học tập và hạnh kiểm ở mỗi lớp lại khác
nhau; có lớp sĩ số không thay đổi, nhưng có lớp lại có học sinh bỏ học; bạo lực học
đường để lại nhiều hệ lụy cho bản thân học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội
Tất cả những điểm khác biệt đó đều có một ảnh hưởng của giáo viên chủ
nhiệm. Nếu giáo viên chủ nhiệm có tinh thần trách nhiệm cao, bám trường, bám lớp
tận tâm vì học sinh, làm việc khoa học thì chắc chắn sẽ thu hút học sinh đến lớp,
học sinh sẽ trở nên chăm ngoan, thích đi học. Còn giáo viên chủ nhiệm thiếu nhiệt
tình, không có tình thần trách nhiệm thì ngược lại…
Trong sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, giáo
viên lại càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, đó là chăm lo giáo dục tư


tưởng, đạo đức cho học sinh trong lớp, kết hợp với giáo viên bộ môn và quan tâm
đến các tổ chức hoạt động tự học của lớp, phối hợp, liên kết với các lực lượng giáo
dục để giáo dục toàn diện học sinh.
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao. Lớp 11A luôn duy trì tốt sĩ số; chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức
của học sinh luôn nằm trong tốp đầu của khối và của toàn trường. Đó cũng là lý do
để tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này với đề tài "Một số giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong xây dựng lớp học thân thiện, học sinh
tích cực ở lớp 11A trường THPT Lê Văn Linh”
1


1.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn:
+ Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết
thành kinh nghiệm của bản thân.
+ Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công
tác chủ nhiệm lớp.
+ Góp phần xây dựng trường THPT Lê Văn Linh là trường học thân thiện, học
sinh tích cực.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng về tiến trình xây dựng lớp học thân thiện
học sinh tích cực tại trường THPT Lê Văn Linh.
- Các giải pháp phát huy vai trò của GVCN nhằm đem lại hiệu quả trong việc
xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực tại lớp 11A trường THPT Lê Văn
Linh
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luật giáo dục, Điều lệ trường THPT và
trường PT có nhiều cấp học, Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, Giáo trình tâm
lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, tài liệu về phương pháp quản trò, hoạt động

ngoài giờ lên lớp, các tài liệu liên quan đến giáo dục tuyên truyền phòng chống bạo
lực học đường cho học sinh THPT
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Kết hợp phương pháp
tìm hiểu nghiên, cứu trò chuyện, điều tra phỏng vấn học sinh, phụ huynh học sinh
các cơ quan có liên quan về an ninh trật tự xã hội.
- Phương pháp gặp gỡ trao đổi trực tiếp với học sinh: Tư vấn tâm lý học
đường để hiểu và nắm bắt tâm lý.

2


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Đề tài này dựa trên cơ sở lí luận là: Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên
chủ nhiệm lớp ở trường THPT và Chỉ thị phát động phong trào thi đua “ Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” trong các trường phổ thông của
Bộ giáo dục và Đào tạo ra ngày 22/7/2008
2.1.1. Chức năng của người GVCN
- GVCN thực hiện chức năng quản lí toàn diện tập thể lớp để thực hiện chức
năng giáo dục từng cá nhân có hiệu quả.
- GVCN là cầu nối giữa hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các tổ chức trong
nhà trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.
2.1.2. Nhiệm vụ của GVCN
a) Nhiệm vụ của GVCN lớp được quy định trong các văn bản pháp lí:
+ Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức
giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của mọi học sinh
+ Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên
bộ môn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan
trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp.
+ Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen

thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải
kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh
việc ghi vào sổ điểm và học bạ.
+ Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình lớp với Hiệu trưởng.
b) Những công việc GVCN phải thực hiện trong thực tế.
Khái quát những công việc mà GVCN lớp đã làm trong thực tiễn giáo dục hiện
nay, bao gồm:
+ Lập kế hoạch năm học dựa trên kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học chung
của nhà trường.
+ Tìm hiểu các thông tin, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm (hoàn cảnh gia đình,
đặc điểm học sinh về các mặt học lực, đạo đức, sức khoẻ,...)
+ Tổ chức đội ngũ cán bộ tự quản và xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm
+ Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động giáo dục toàn diện ( hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chương trình, hoạt động sinh hoạt dưới cờ, giờ
sinh hoạt lớp, hoạt động tư vấn trong công tác hướng nghiệp dạy nghề, ...)
+ Liên kết với các lực lượng trong và ngoài trường để đảm bảo sự thống nhất
trong giáo dục học sinh và tăng cường sức mạnh đồng bộ nhằm đem lại hiệu quả.
+ Đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp chủ nhiệm trong suốt quá trình cũng
như khi sơ kết, tổng kết năm học.
+ Quản lí, giám sát việc ghi chép, bảo quản các loại hồ sơ của học sinh theo quy
định của trường.
3


2.1.3. Chỉ thị phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực ” trong các trường phổ thông của Bộ giáo dục và Đào
tạo ra ngày 22/7/2008[1].
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2015 – 2016, lớp 10A có những thuận lợi và khó khăn sau :
2.2.1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn thanh
niên và đặc biệt là sự tận tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ nhiệm.
- Phần lớn các phụ huynh đều rất quan tâm đến việc học tập của con cái, tạo mọi
điều kiện để con em mình được học tập tốt nhất.
2.2.2. Khó khăn
- Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến việc tu dưỡng
đạo đức của một bộ phận học sinh. Một số em bị cuốn hút vào các trò chơi ngoài xã
hội như bia, điện tử , chát trên mạng Internet…
- Vì cuộc sống kinh tế gia đình, nhiều phụ huynh phải đi làm ăn xa nên không có
điều kiện gần gũi quan tâm đến việc học tập của con em mình;
- Sự du nhập nền văn hoá thời mở cửa, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí học sinh.
- Ý thức tự giác học tập rèn luyện của đại bộ phận học sinh chưa tốt, còn trông
chờ, ỷ lại.
- Phần lớn học sinh ở xa, khoảng cách từ nhà đến trường tương đối lớn, nên đã
ảnh hưởng không nhỏ đến việc theo dõi, quán xuyến của GVCN và của phụ huynh
đối với học tập và rèn luyện của học sinh
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Khi được phân công chủ nhiệm lớp 10A, vấn đề đặt ra cho GVCN làm sao để
các em được tiếp cận học tập một cách nhanh và hiệu quả nhất. Đồng thời phải xây
dựng được lớp học là nơi mà học sinh được sống khỏe, vui vẻ, tích cực học tập và
tham gia các hoạt động, phong trào, nâng cao dần thói quen tự học, tự quản, tự tin,
tự ý thức tìm tòi, tự đề xuất và giải quyết vấn đề. Do đó, sau khi nhận lớp tôi đã
theo dõi, tìm hiểu học sinh trong lớp và thu được kết quả như sau:
Tổng số học sinh

42 em( 13 Nam, 29 Nữ)

NỘI DUNG KHẢO SÁT
Học sinh tự tin, hòa đồng, tích cực
trong học tập, sinh hoạt

Học sinh chỉ tham gia hoạt động học
tập
Học sinh thiếu tự tin trong hoạt động
học tập

4

Số lượng
12

Tỷ lệ
28,6%

18

19%

22

52,4%


Qua khảo sát, kết quả thu được làm tôi băn khoăn, suy nghĩ phải làm thế nào
để khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh, để các em tích cực trong học tập, có
tính sáng tạo và đạt hiệu quả khi tham gia phong trào, mạnh dạn nhìn nhận khuyết
điểm và sửa chữa...Làm sao để các em xem lớp học là nhà, thầy cô, bè bạn là
những người thân trong gia đình, các em luôn mong muốn đến trường, đến lớp...Để
giúp học sinh phát triển năng lực của mình, năng động hơn trong học tập, trong
sinh hoạt, giúp các em phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần lẫn trí tuệ thì cần
phải xây dựng một lớp học thân thiện ở lớp chủ nhiệm 10A

Để làm tốt công tác này, bên cạnh việc thực hiện tốt vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm, bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng
một số giải pháp nhằm xây dựng lớp học thân thiện ở lớp 10A như sau:
2.3.1. Lôi cuốn học sinh tham gia trong việc xây dựng nội quy lớp học.
Nội quy, nền nếp, kỷ luật là những điều rất cần thiết để giáo dục nuôi dưỡng và
bảo đảm sự phát triển lành mạnh an toàn cho học sinh. Nội quy, nền nếp là cơ sở
cho học sinh xem những hành vi nào là không phù hợp và đâu là giới hạn không
được vượt qua. Sự tham gia của học sinh vào xây dựng nội quy, nền nếp lớp học là
một nét đặc trưng của môi trường học tập thân thiện. Chính vì vậy, việc thiết lập
nội quy, quy tắc ứng xử trong lớp học là rất quan trọng.
Việc lôi cuốn học sinh tham gia xây dựng nội quy lớp học, được thực hiện theo
các bước sau đây :
Bước 1: GVCN nêu vấn đề, các tổ thảo luận các câu hỏi :
1) Em mong muốn lớp mình trở nên như thế nào ?
2) Em mong muốn những gì ở cô giáo và bạn bè?
3) Để đạt được mong muốn đó mỗi người nên làm gì? không nên làm gì?
Bước 2: GVCN làm việc chung toàn lớp, theo nội dung sau :
1) GVCN yêu cầu các tổ trình bày ý kiến của mình trước lớp
2) GVCN cùng cả lớp dựa trên ý kiến của các tổ thảo luận, xây dựng
thống nhất nội quy của lớp
3) GVCN cùng cả lớp thảo luận về chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với
những hành vi đáng khen và đáng chê trên cơ sở các câu hỏi sau :
- Ai sẽ giám sát việc thực hiện nội quy lớp học.
- Mọi người cần vượt qua những thách thức, thói quen nào? Liệu có thể
vượt qua được hay không?
- Nếu vi phạm nội quy sẽ bị xử lý như thế nào? Nếu thực hiện tốt nội quy
sẽ được khen thưởng như thế nào?
Bước 3: GVCN trực tiếp viết nội quy lớp học, đánh máy, phô tô mỗi học sinh 1
bản để tất cả cùng thực hiện.
=> Kết quả : Lớp 11A đã có một bản nội quy lớp học, dựa trên tinh thần xây

dựng dân chủ, tích cực của các em học sinh. Đây là cơ sở thuận lợi đầu tiên để đưa
lớp 11A trở thành lớp học thân thiện và hoạt động có nền nếp
5


Một buổi thảo luận xây dựng nội quy, nền nếp lớp học tại lớp 11A trường
THPT Lê Văn Linh
2.3.2. Khích lệ mọi thành viên trong lớp suy nghĩ về trách nhiệm của bản
thân và hành động vì sự phát triển của tập thể lớp
Sau khi cùng các thành viên trong lớp xác định các mục tiêu, cách tổ chức lớp
được thể hiện ở nội quy lớp học, GVCN tiếp tục khích lệ mọi thành viên suy nghĩ
xem mình có thể làm gì để cùng Cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong lớp, xây dựng
được một lớp học như mong muốn. GVCN đã tổ chức cho các em làm cam kết tập
thể ( theo từng tổ); sau đó là cá nhân, nhưng phải xuất phát từ nhận thức sâu sắc và
ý chí quyết tâm của các em, tránh cách làm qua loa, hình thức. Công việc này
thường được tiến hành vào tiết sinh hoạt thứ 7 (có thể mỗi tháng làm 1 lần) với chủ
đề: “ Trách nhiệm của bản thân với tập thể lớp”. Cách thức thực hiện chủ đề này
được tiến hành như sau :
Bước 1: GVCN cùng cán bộ lớp điểm lại những nội dung cơ bản, những việc
đã thực hiện tốt, những việc chưa thực hiện tốt, cá nhân nào thực hiện tốt, cá nhân
nào thực hiện chưa tốt.
Bước 2: Từng thành viên suy nghĩ xem mình có thể làm được gì để góp phần xây
dựng tập thể lớp lớn mạnh, đoàn kết
Bước 3: Từng thành viên viết ra lời hứa những điều mình có thể làm để tạo ra
môi trường tập thể như mong đợi.
Bước 4: Từng học sinh đọc lời hứa trước lớp sau đó nạp lại cho tổ trưởng. tổ
trưởng có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến của các thành viên trong tổ, gửi lên Ban
cán sự lớp và cô giáo chủ nhiệm

6



Đại hội lớp- Chi đoàn 11A ( năm học 2016 – 2017 ), dân chủ bầu ra
Ban cán sự lớp có tinh thần trách nhiệm, hoạt động có hiệu quả.
Bước 5: Hàng tuần, tháng GVCN xem xét việc thực hiện lời hứa của từng học
sinh trong lớp, nhất là đối với các em thường hay vi phạm nội quy trường, lớp
trước đó. Cố gắng tìm ra những mặt tích cực, tiến bộ dù rất nhỏ để động viên, khen
ngợi các em kịp thời.
2.3.3. Xây dựng mối quan hệ giữa GVCN-Học sinh và bạn bè trong lớp.
* Xây dựng mối quan hệ GVCN-Học sinh .
Môi trường học tập thân thiện là môi trường hòa nhập, bình đẳng, hoan
nghênh và chào đón. Môi trường học tập thân thiện còn là môi trường học tập an
toàn, gần gũi, yêu thương, tôn trọng, không phân biệt, đối xử với tất cả các học
sinh. Mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau, sự
giúp đỡ và đồng cảm. Học sinh thấy vui và tự tin khi đến trường, bởi nơi đó các các
em được tôn trọng, thừa nhận và cảm thấy mình có giá trị…từ đó các em thấy rõ
trách nhiệm của mình, các em tích cực khám phá, tích cực tương tác với giáo viên,
nhóm bạn học tập và rèn luyện tư tưởng, nhân cách học sinh [4]..
Trước đây, mối quan hệ thầy trò là mối quan hệ chịu ơn - ban ơn; bề trên- kẻ
dưới; giảng giải - ghi nhớ. Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ phân
công - hợp tác; thầy thiết kế- trò thi công; thầy làm mẫu, giao việc- trò làm theo
mẫu của thầy [5].
Ngay từ đầu, GVCN yêu cầu học sinh phải cố gắng thực hiện nghiêm túc nội
quy trường lớp đã đặt ra. Mọi việc phải cố gắng làm cho đúng, đủ, kịp thời. Nếu
7


chưa đúng thì phải làm lại cho đúng mới thôi. Quan hệ cơ bản nhất của GVCN và
học trò là quan hệ hợp tác làm việc, Cô giao việc - học trò làm; Cô hướng dẫn - học
trò thực hiện.

Hành vi của GVCN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như sự hình thành
nhân cách của học sinh lớp chủ nhiệm. Vì vậy, khi lên lớp GVCN luôn phải mô
phạm từ cách đi đứng, sử dụng ngôn ngữ, chữ viết, thái độ,…để học trò noi theo.
Không vì bất cứ lý do gì mà GVCN cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa
trước mặt học sinh.
Khi có học sinh mắc lỗi như : học yếu, hoặc không học bài, làm bài…, GVCN
phải cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, Phải tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân để
có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa. Việc học sinh mắc lỗi hoàn toàn đâu phải do
các em. Có thể do hoàn cảnh khách quan tác động vào việc học của các em. Như
gia đình các em đâu phải lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc, đâu phải em nào cũng
may mắn được bố mẹ, ông bà động viên trong mỗi bước đường học tập. Và có biết
bao nhiêu học sinh, bố mẹ phải lo làm thuê, đi làm ăn xa để kiếm sống hoặc vì ăn
chơi cờ bạc hay ốm đau bệnh tật…tất cả đã tác động đến học tập và rèn luyện của
các em. Trước những học sinh này, GVCN không bao giờ có những lời nói, cử chỉ
xúc phạm các em. Không được nổi nóng, la mắng, trừng phạt các em, điều đó sẽ rất
bất lợi cho quan hệ thầy - trò sau này. Vì ở tuổi này, lòng tự trọng của các em rất
cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm tổn thương tâm hồn của các em. Thậm chí có
em còn mất cả động lực học tập, oán hận, căm ghét thầy cô và không bao giờ trở lại
lớp học nữa. Người GVCN không phải là người chờ các em tìm đến đề nghị hỗ trợ,
giúp đỡ, chia sẻ, mà cần chủ động phát hiện những” bất thường” và kịp thời giúp
đỡ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà học sinh gặp phải, đưa các em ra khỏi
trạng thái bi quan, bất an, căng thẳng, lo âu [4]..
Trước những học sinh mắc lỗi, GVCN không được quy kết, trừng phạt mà phải
bình tĩnh tìm hiểu rõ nguyên nhân, để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ những cá
nhân không tiến bộ. Hằng ngày tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời hơn
là phê bình khuyết điểm. Luôn cố gắng tìm ra những ưu điểm dù nhỏ nhất của học
sinh để khen ngợi, động viên các em, nhưng cũng không quên chỉ ra những thiếu
sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn.
Khi nói chuyện khi giảng cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học
sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy,

người cô đối với học trò. Theo quy luật phản hồi của tâm lý, tình cảm của thầy, cô
trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao dung,
đức vị tha của người GVCN luôn có một sức mạnh to lớn để giáo dục nhân cách
học sinh. Là nền tảng tinh thần vững chắc để xây dựng nên “Lớp học thân thiện”
với một tập thể “ học sinh tích cực ” trong học tập, ý thức trong tu dưỡng đạo đức,
với những ước mơ hoài bão vì “ Ngày mai lập nghiệp ” của mình.

8


* Xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiện, đoàn kết cùng tiến bộ
Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình,
ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp
thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi
sẽ giúp những em học yếu, ngược lại em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ
mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ “Học thầy không tày học bạn”.
Nhưng trong thực tế, một lớp học thường xuất hiện nhiều nhóm học trò. Các
em chia bè phái, phân biệt giàu nghèo, hay nói xấu hoặc châm chọc nhau thậm chí
hăm he đánh nhau, trả thù nhau. Khi xảy ra mâu thuẫn các em thường có cách giải
quyết mang tính tích cực thì ít, tính tiêu cực thì nhiều. Cách giải quyết của các em
có thể là:
+ Nói chuyện với nhau để thông cảm, hiểu và bỏ qua cho nhau.
+ Cãi nhau sau đó giận nhau không thèm chào hỏi.
+ Đánh nhau một cách dã man, cố tình xúc phạm, hủy hoại tinh thần và thể chất
nhau, thậm chí còn quay video clip tung lên mạng… [10].
Lường được những hậu quả như vậy, là một GVCN tôi luôn đặc biệt quan
tâm đến vấn đề này. Quan điểm của GVCN : xây dựng được mối quan hệ bạn bè
đoàn kết, gắn bó thì sẽ xây dựng được nền nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi
trường học tập thân thiện, tránh được tối đa nạn bạo lực học đường.
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp

đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác
của nhiều học sinh trong lớp. Cách làm như sau:
+ Cho các em tự viết ra những điều em chưa đồng ý về việc làm, cách cư xử của
lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào đó trong lớp. Căn cứ vào những điều các
em viết ra, nếu là những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay
trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra cho rõ đúng, sai.
Sau đó mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải
sửa chữa.
+ Khi có chuyện xích mích giữa các học sinh trong lớp, GVCN kịp thời can
thiệp không để mâu thuẫn kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn, tình đoàn kết
tập thể. Gặp gỡ, trao đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu
đuôi. Sau đó phân tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Tùy
theo mức độ của mâu thuấn, nếu tình trạng gay gắt thì tổ chức cuộc gặp giữa
GVCN, với các học sinh mâu thuẫn và đại diện phụ huynh để bàn biện pháp giải
quyết, mục đích cuối cùng phải đạt được trong cuộc gặp gỡ đó là giảng hòa và bắt
tay nhau vui vẻ trở lại.
+ Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học, GVCN luôn kêu gọi phụ huynh và
các thành viên trong lớp xây dựng “Quỹ tình thương giúp bạn đến trường, thắp
sáng ước mơ”. Song song với công việc này GVCN sẽ phải nắm bắt hoàn cảnh của
từng học sinh trong lớp, nhất là những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để
9


lên kế hoạch bàn bạc với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và với tập thể lớp
để gây quỹ tình thương nhằm giúp đỡ những học sinh này để phần nào động viên
các em yên tâm học hành. Những học sinh nào ốm đau đột xuất phải đi viện thì
GVCN và Ban đại diên cha mẹ học sinh, cùng với đại diện Ban cán sự lớp đến
thăm, động viên bạn an tâm chữa bệnh. Những em ở gần nhà sẽ thay nhau chép bài
cho bạn, khi bạn khỏi bệnh, những học sinh giỏi sẽ giúp đỡ bạn học tập để theo kịp
chương trình. Đó cũng là một công việc để các em xích lại gần nhau hơn, tạo dựng

cho các em một tình bạn bền đẹp với những kỷ niệm sâu sắc của tuổi học trò.

Một buổi sinh hoạt về tình bạn, tình yêu ở lớp 11A
2.3.4. Tổ chức các hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học.
Học tập là hoạt động quan trọng nhất của học sinh, để giúp cho lớp học tập
tốt, tôi luôn chú trọng đến 2 vấn đề sau đây:
Một là, Rèn luyện cho học sinh thói quen đi học đầy đủ, đúng giờ với các biện
pháp sau:
+ GVCN thường xuyên có mặt tại lớp ít nhất là 10 phút trước giờ học mỗi ngày,
đặc biệt là những ngày đầu tuần.
+ Bầu ra Ban cán sự bộ môn để chữa các bài tập khó trong 15 phút đầu giờ, sắp
xếp một cách hợp lý để mỗi một buổi chữa 1 môn có tiết trong buổi học ngày hôm
đó ( tránh qua loa, hình thức) hoặc cùng nhau ôn bài, đây là biện pháp giúp nhau ôn
tập nhanh, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày học mới. Truy bài đầu giờ còn là biện pháp
khắc phục tình trạng đi học muộn cho nên cần được tổ chức tốt và duy trì lâu dài

10


Hai là, Rèn cho học sinh thói quen tích cực tham gia học tập bằng các biện pháp
sau:
+ Nêu gương những học sinh có phương pháp học tập tốt, đặc biệt những học
sinh nghèo, học giỏi.
+ Tổ chức cho học sinh thi đua phát biểu ý kiến xây dựng bài, tổ trưởng theo dõi
ghi lại số lần tổ viên đạt điểm tốt để cuối tuần biểu dương, khen ngợi và có phần
thưởng cho những học sinh trong tuần đạt từ 3 điểm tốt trở lên
+ Khuyến khích các em tham gia làm đồ dùng dạy học ( có chấm điểm).
+ Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp, ghi lại số lần phát biểu ý kiến xây dựng
bài trong các giờ học, số lần đạt điểm tốt của các thành viên trong tổ. Bên cạnh các

phong trào thi đua chung, tôi phát động các phong trào thi đua ở từng tháng, từng
đợt với các nội dung cụ thể, có sơ kết vào cuối mỗi tháng, mỗi học kỳ. Một trong
những điểm tựa cho công tác này là Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp.

Cô giáo chủ nhiệm
phát thưởng cho những học sinh đạt từ 3 điểm tốt trở lên/tuần
2.3.5. Xây dựng “ Lớp học thân thiện ”xanh – sạch – đẹp, an toàn.
- Giáo dục cho học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan, môi trường, giữ vệ
sinh các công trình công cộng, nhà trường.
- Giáo dục học sinh không vứt rác bừa bãi ở trong ngăn bàn, trong lớp học, ngoài
sân trường, cổng trường. Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ,
không viết vẽ lên bàn, tường, cánh cửa lớp.
- Không mang các hung khí, các vật dụng gây sát thương vào trường, lớp học.

11


- Nhắc nhở các em thực hiện tốt đồng phục của học sinh. Đảm bảo tính trẻ trung,
hồn nhiên, năng động của học trò, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc,
những quy định về trang phục, theo Điều lệ trường THPT
- Cùng với các em tham gia vào việc trang trí ”lớp học thân thiện, học sinh tích
cực” để tạo động cơ học tập tích cực cho các em và để các em cảm thấy mỗi ngày
đến trường là một niềm vui, xem lớp học như là ngôi nhà thứ hai của mình.

Cửa lớp nhìn từ trong ra

Góc bàn của Thầy, Cô giáo
( Hình ảnh lớp học thân thiện của Chi đoàn 11A )
12



2.3.6. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Trong xã hội hiện đại có rất nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi con người phải có
năng lực ứng phó để tránh rủi ro, thất bại.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu
ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về
xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Đặc biệt là trong bối
cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu
tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực như : nghiện hút, bạo lực
học đường, tự vẫn, quan hệ tình dục sớm, bỏ học, sống thiên về hưởng thụ…
Nguyên nhân chính là do các em thiếu những kỹ năng sống cần thiết như: kỹ
năng từ chối, kỹ năng kiên định, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng thương
lượng, kỹ năng giao tiếp... Nếu không được giáo dục kỹ năng sống, nếu thiếu kỹ
năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích
kỷ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách [3]..
Vì vậy, ngoài những yêu cầu về kiến thức chuyên môn, GVCN còn phải nắm
vững kiến thức kỹ năng sống để giáo dục các em học sinh. Tạo điều kiện để các em
cảm nhận được không khí thân thiện với trường, lớp, với gia đình và mọi người,
sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. Giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh lớp chủ nhiệm, được tôi thực hiện vào giờ sinh hoạt lớp thứ 7 (tuần cuối
cùng của mỗi tháng). Từ thực tế cho thấy, các em hưởng ứng một cách nhiệt tình,
hào hứng về những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, từ kỹ năng giao tiếp cho đến
các kỹ năng cơ bản cần thiết trong hoạt động xã hội, trong môi trường sống xung
quanh, trong học tập và rèn luyện của học sinh. Có thể nêu ra một số chủ đề mà tôi
- GVCN đã tổ chức trong giờ sinh hoạt lớp :
2.3.6.1. Tổ chức cho các em thảo luận về chủ đề “Tình bạn và tình
yêu”với các câu hỏi sau đây :
Câu 1 : Mới vào đầu năm lớp 10 bạn đã bị một số bạn nam để ý và luôn tìm
cách trêu bạn. Trong tình huống này, bạn suy nghĩ như thế nào về cách xử sự với
bạn nam đó?

Câu 2 : Học với nhau được nửa năm học, bạn đã có cảm tình với một bạn trai
trong lớp, nhưng không dám hé lộ tình cảm của mình. Hãy làm gì để hạn chế cảm
xúc đó mà tập trung vào việc học tập?
Câu 3 : Bạn nhận được một lá thư tỏ tình của một bạn trai trong lớp. Liệu bạn có
trả lời không? Hãy tự ra quyết định cho bản thân: có hay không?Vì sao?
Câu 4 : Bạn rất có cảm tình với lớp trưởng của lớp là một bạn nữ. Bạn đã tìm
mọi cách để chinh phục cho được trái tim này. Song thời gian đã cho thấy không
có tín hiệu gì. Bạn có nên tiếp tục theo đuổi mục đích của mình không?
Câu 5 : Gia đình bạn A cấm không cho yêu sớm trong thời gian còn đi học. Song
bạn A cảm thấy bứt dứt, khó chịu, do đó việc học tập bị sao nhãng. Nếu là bạn A
thì bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào? cách giải quyết hay nhất của bạn ?
13


Câu 6 : Gần đây ở địa phương bạn có xảy ra một việc không hay: Mới học lớp 9
nhưng đã sinh con vì “yêu sớm”, việc học hành đành dang dở. Bạn suy nghĩ như
thế nào về vấn đề trên? Bạn phải làm gì để không rơi vào hoàn cảnh như vậy?
Ai có câu trả lời hay, được cả lớp vỗ tay tán thưởng thì người đó sẽ có phần
thưởng.
Cuối buổi, tôi phân tích những cái gì các em nên làm, không nên làm, đâu là
giới hạn các em không được vượt qua và khẳng định một lần nữa rằng: hoạt động
quan trọng nhất của các em là hoạt động học tập với một thái độ, động cơ đúng
đắn, tất cả vì tương lai, sự nghiệp của mình sau này, không để bất cứ chuyện gì,
nhất là chuyện tình cảm yêu đương ảnh hưởng đến việc học hành.

Một buổi sinh hoạt lớp, chủ đề: Tình bạn- Tình yêu ( ở lớp 11A )
2.3.6.2. Tổ chức cho các em thảo luận về chủ đề “ Game- Điện tử ”
Hiện nay do sự bùng nổ công nghệ thông tin làm cho một bộ phận học sinh
sử dụng Internet sai mục đích, nghiện chơi game, điện tử, sao nhãng việc học hành.
Lớp chủ nhiệm của tôi cũng có vài học sinh như vậy. Để giáo dục các em phòng

tránh lạm dụng nó, trong giờ sinh hoạt lớp, tôi chia lớp thành 2 nhóm và cho các
nhóm thảo luận, trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình về vấn đề này thông qua các
câu hỏi sau:
Nhóm 1 : Bạn A là một học sinh có khả năng học tốt các môn tự nhiên và theo
nhận định của các thầy cô giáo thì bạn A hoàn toàn có khả năng thi đỗ đại học.
Nhưng do bạn bè rủ rê và do sức hấp dẫn của trò chơi game, bạn A đã trở thành
người nghiện game, sao nhãng việc học hành, luôn sống trong một thế giới ảo và
việc học tập của bạn A đã giảm sút một cách trầm trọng. Hỏi :
* Nếu là bạn A, em có tiếp tục để mình rơi vào tình trạng như thế nữa không?
Hãy tự ra quyết định cho bản thân: có hay không? Vì sao?
14


* Nếu em là bạn, em sẽ khuyên nhủ bạn A như thế nào?
Nhóm 2 : Gia đình bạn B có hoàn cảnh đặc biệt: Bố mất sớm, mẹ phải đi làm ăn
xa để có tiền nuôi bạn B ăn học, với mong muốn sau này bạn B sẽ có một tương lai
tươi sáng. Nhưng B lại không chịu học hành, nghiện chơi game, điện tử đến mức
quên cả việc học hành, quên cả việc phải trở về nhà mỗi khi tan học làm nhiều hôm
ông, bà của B phải đi tìm.Hỏi :
* Nếu em là bạn B, em thấy con người mình như thế có chấp nhận được hay
không khi mình đã phụ lòng tin, phụ công lao của ông, bà, cha, mẹ ?
* Bạn phải làm gì trước sức hấp dẫn của game, để tập trung vào việc học hành,
đáp ứng lòng mong mỏi của cha mẹ, thầy cô?
Sau khi các nhóm thảo luận, trả lời, tôi – GVCN sẽ phân tích những tác hại
của việc lạm dụng trò chơi game, điện tử và xác định cho các em rõ cần phải kiên
quyết hạn chế, hoặc tránh xa nó không để làm ảnh hưởng đến việc học, mất cả
tương lai hoài bão sau này. Cuối cùng, tôi yêu cầu tất cả học sinh trong lớp về nhà
viết một bản thu hoạch với hai câu hỏi sau:
Câu 1: Em hãy cho biết tác hại của việc chơi game, điện tử ?
Câu 2 : Nếu bạn bè lôi kéo, rủ rê thậm chí ép buộc em phải chơi game, điện tử

thì em sẽ xử sự như thế nào?

Một buổi sinh hoạt lớp, chủ đề: Game- Điện tử ( ở lớp 11A )
2.3.6.3.Tổ chức cho các em thảo luận về chủ đề về “ Bạo lực học đường ”
Hiện nay nạn bạo lực học đường diễn ra ở khắp các tỉnh thành trong cả nước
và ngày càng gia tăng về số lượng cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm của nó.
Bạo lực học đường hủy hoại cả về thể xác lẫn tinh thần của người bị hại. Bạo lực
học đường nó đã trở thành một vấn nạn khiến toàn xã hội phải quan tâm và đặc biệt
là các cấp quản lý giáo dục phải trăn trở, suy nghĩ [7]..
15


Là một giáo viên chủ nhiệm - người trực tiếp giáo dục đạo đức, nhân cách
cho các các em học sinh lớp 11A, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ nhiều hơn khi trong lớp
chủ nhiệm của mình có học sinh gây gổ, đánh nhau.
Xét về mặt đặc điểm tâm lý và đạo đức xã hội, mỗi học sinh là một cá thể
mang một đặc điểm, tính cách, hoàn cảnh sống khác nhau. Vì vậy, rất dễ dẫn đến
mâu thuẫn giữa các học sinh trong một tập thể lớp. Qua thực tế trải nghiệm tôi thấy
rằng nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn xuất phát từ các góc độ sau:
- Nhìn bài nhau, bạn không cho nhìn;
- Nhìn bạn, nhưng bạn lại cho là “ nhìn đểu ”;
- Ganh tị nhau, có thể là do bạn đó: đẹp hơn, thời trang hơn, mốt hơn, sành
điệu hơn, ga lăng hơn mình;
- Hai học sinh nữ cùng thích một bạn học sinh nam nào đó; hoặc ngược lại...
Khi có mâu thuẫn xảy ra thì hầu hết các em chọn cách đánh nhau để giải quyết
mâu thuẫn. Tuy nhiên, do nhận thức của các em còn bồng bột, thiếu suy nghĩ, nên
phần lớn các vụ việc mà các em gây ra đêu để lại những hậu quả khôn lường.
Vì vậy, để lớp chủ nhiệm của mình hạn chế tối đa việc các em gây gổ, đánh
nhau, thì trong nhiều giờ sinh hoạt lớp tôi đã tổ chức cho các em thảo luận, trình
bày ý kiến của mình về vấn nạn bạo lực học đường, dựa theo các câu hỏi sau :

Câu 1 : Tình cờ bạn biết được điều bí mật của mình đã bị người bạn gái thân
thiết tiết lộ cho người khác. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Câu 2 : Theo em, nhìn như thế nào gọi là “ nhìn đểu”? Em đã “nhìn đểu” ai
chưa, nếu bị người khác “nhìn đểu” em sẽ xử sự như thế nào?
Câu 3 : Khi có mâu thuẫn, bất hòa xảy ra giữa em với bạn, em sẽ có cách giải
quyết nào? Vì sao em chọn cách giải quyết đấy?
Câu 4 : Em hãy đọc một số câu ca dao, tục ngữ nói về sự đoàn kết, thân ái giữa
con người với con người ?
Tôi yêu cầu các em nểu ra cách giải quyết, sau đó tôi phân tích đúng, sai, cái gì
nên làm, cái gì không nên làm.
Tiếp đó, GVCN hướng dẫn học sinh trong lớp về cách kiểm soát cơn tức giận
của bản thân, biết kiềm chế khi tức giận “Một điều nhịn là chín điều lành”; sống
trong sáng, lành mạnh để tránh những suy nghĩ thiên lệch, méo mó, không có ích
cho bản thân và bạn bè; cách tự giải quyết mâu thuẫn mang tính tích cực để không
gây mất đoàn kết và bạo lực học đường nhằm xây dựng tập thể lớp thực sự là thân
thiện, trong đó mọi người sống thiện chí, biết cảm thông và chia sẻ với nhau.
Sau cùng, tổ chức cho các em viết bản cam kết “ Không gây gổ mất đoàn kết,
không đánh nhau” dù có mâu thuẫn xảy ra. Nếu có mâu thuẫn xảy ra phải báo cáo
với cô giáo để tìm cách giải quyết.

16


2.3.6.4. Phối hợp với Đoàn thanh niên lồng ghép giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua các hoạt động ngoại khóa của Nhà
trường
Nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, GVCN cho lớp chủ nhiệm tập
luyện và hưởng ứng các cuộc thi mà Đoàn trường phát động. Qua các cuộc thi
nhằm mở rộng kiến thức xã hội cho các em học sinh; xây dựng củng cố tình bè bạn,
tình đoàn kết, thân ái , sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, lao động và trong cuộc

sống

Chi đoàn 11A tham gia cuộc thi tìm hiểu
kiến thức pháp luật, kỹ năng xã hội dưới hình thức Rung chuông vàng

Tiết mục biểu diễn của Chi đoàn 11A, ở cuộc thi
“ Tìm hiểu về cuộc đời và thân thế của chủ tịch Hồ Chí Minh ”

17


2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đối với các em học sinh lớp chủ nhiệm 11A
Qua thực hiện đề tài "Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong
xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực ở lớp 11A trường THPT Lê Văn
Linh” cho thấy học sinh lớp chủ nhiệm 11A đã ham thích đến trường, tự tin hơn
trong mọi hoạt động. Các em ngày càng chăm ngoan, thân thiện với nhau, tình
trạng bạo lực học đường gần như không xảy ra. Học sinh 11A đã phát huy cao nhất
tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập và tham gia nhiệt tình, có hiệu quả
các phong trào thi đua do các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đề ra. Tình cảm
cô - trò, tình cảm bạn bè ngày càng gắn bó, thân thiện.
Năm học 2016 – 2017, lớp 11A đạt kết quả sau :
+ Giải Nhất cuộc thi trang trí lớp học thân thiện, học sinh tích cực do Đoàn
trường phát động.
+ Giải Nhất cuộc thi làm báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam do
Nhà trường và Đoàn trường phát động.
+ Có học sinh đạt giải Khuyến khích cấp tỉnh cuộc thi "Em yêu lịch sử xứ
Thanh".
+ Giải Nhất hội thi văn nghệ - tiểu phẩm về “ Học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ” do Đoàn trường phát động.

+ Lớp xếp thứ Nhất về nền nếp trên tổng số 21 chi đoàn, đạt lớp tiên tiến toàn
diện
+ Kết quả khảo sát sau khi áp dụng SKKN
Tổng số học sinh
42 em( 13 Nam, 29 Nữ)
NỘI DUNG KHẢO SÁT
Số lượng
Tỷ lệ
Học sinh tự tin, hòa đồng, tích cực
35
83,3%
trong học tập, sinh hoạt
Học sinh chỉ tham gia hoạt động học
04
9,5%
tập
Học sinh thiếu tự tin trong hoạt động
03
7,2%
học tập
2.4.2. Đối với thầy cô giáo
Thực hiện đề tài "Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong xây
dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực ở lớp 11A trường THPT Lê Văn
Linh”, đã đem lại sự đoàn kết, tôn trọng, nhường nhịn nhau giữa các em học sinh
lớp 11A. Các em chăm ngoan, tích cực hơn trong học tập. Tinh thần xây dựng bài,
chủ động lĩnh hội kiến thức của tập thể lớp được cải thiện rõ rệt. Điều này đã tác
động tích cực đến hoạt động giáo dục của thầy, cô khi thực hiện công tác giảng dạy
ở lớp 11A. Các thầy, cô giáo say sưa trong truyền thụ kiến thức, mà không phải mất

18



nhiều thời gian vào việc ổn định lớp và nhắc nhở học sinh. Đây là điều kiện quan
trọng để đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác giảng dạy của thầy giáo, cô giáo.
2.4.3. Đối với cha mẹ học sinh.
Cha mẹ và gia đình học sinh luôn tin tưởng vào cô giáo chủ nhiệm và nhà
trường, gia đình các em học sinh an tâm hơn đối với việc học tập và rèn luyện của
con em mình. Mối quan hệ cộng đồng trách nhiệm giữa gia đình với giáo viên chủ
nhiệm được chặt chẽ hơn. Việc quản lý, kiểm soát lịch học của các em ở trường; và
thời gian những hoạt động của các em ở nhà được tốt hơn. Phụ huynh học sinh lớp
11A an tâm về môi trường học tập và giáo dục tại trường THPT Lê Văn Linh.
2.4.4. Đối với phong trào giáo dục của nhà trường
“Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giúp các
em có điều kiện phát huy tốt về mọi mặt, là môi trường giáo dục mà ở đó các em
được tham gia các hoạt động tập thể. Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng, là
người có uy tín, toàn diện, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm, đề
xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, vai trò như con chim
đầu đàn là yếu tố có phần lớn lao, tạo nên sự thành công hay thất bại ở mỗi học
sinh, mỗi lớp học, mỗi trường học…
Góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trường học, xây dựng môi trường giáo
dục lành mạnh, mối quan hệ thầy - trò, trò với trò ngày càng gắn bó, thân thiết
trường học thực sự là “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” để nhà trường
hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra.

III. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Qua áp dụng đề tài “"Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong
xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực ở lớp 11A trường THPT Lê Văn
Linh”, đề tài đã phát huy được vai trò tích cực trong việc thiết lập một môi trường
học tập thân thiện, dựa trên sự đoàn kết, hợp tác giữa các thành viên học sinh trong

lớp, chất lượng giáo dục được nâng lên. Các em rất ham thích đến trường, đến lớp,
các em đi học đúng giờ, tự tin, chăm ngoan trong học tập, thân thiện, đoàn kết và
hợp tác giúp đỡ nhau trong hoạt động tập thể. Hoàn thành tốt các chỉ tiêu, mục tiêu
mà lớp đặt ra cho mỗi học kỳ và cả năm học. Tập thể lớp luôn dẫn đầu toàn trường
về nền nếp và luôn đạt được kết quả cao nhất trong các thi do nhà trường và đoàn
trường phát đông. Mối quan hệ thầy, cô với các em học sinh trong lớp thân thiện,
gần gũi. Các bậc phụ huynh đều rất tin tưởng vào môi trường giáo dục của lớp 11A
nói riêng và nhà trường nói chung.
Qua thực hiện đề tài, tôi đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm bước
đầu là :
1. Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự là người bạn của học sinh, có tấm lòng bao
dung, độ lượng và thông cảm chia sẻ trước niềm vui cũng như nỗi buồn của học

19


sinh. Thương yêu gần gũi học sinh; biết lắng nghe ý kiến của học sinh. Khuyến
khích học sinh tâm sự với mình để nắm bắt tâm tư tình cảm của các em;
2. Giáo viên chủ nhiệm phải có phong cách cởi mở, dễ gần, khuôn mặt tươi vui,
có thái độ ứng sử đúng mực, công bằng với học sinh, xưng hô thân mật, ngôn ngữ
chuẩn mực, ôn tồn, tế nhị.
3. Tạo điều kiện để học sinh tự tin khi thể hiện mình. Luôn biết khích lệ biểu
dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những ưu điểm sở trường của các em để các
em thấy giá trị của mình được nâng cao, có niềm tin và hứng thú học tập hơn.
4. Phải căn cứ vào tình hình thực tiễn của lớp; đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh gia
đình của từng em học sinh để xây dựng kế hoạch và các giải pháp thực hiện trong
việc xây dựng một tập thể lớp đoàn kết thân thiện, các em học sinh tích cực trong
học tập và tu dưỡng nhân cách
3.2. Kiến nghị:
Để phong trào xây dựng " lớp học thân thiện, học sinh tích cực" ngày càng đạt

hiệu quả, góp phần cho môi trường giáo dục ngày càng tốt hơn.
Đối với cấp trường:
- Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng “ lớp học thân thiện, học sinh tích
cực”, làm sao để các em luôn cảm thấy: “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”
- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, kiên trì vận động phụ huynh tích cực
tham gia vào công tác giáo dục học sinh.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Đỗ Thị Minh

20



×