Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

PHÂN TÍCH VŨ NƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.63 KB, 22 trang )

Nghi ngút dầu ghènh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.
Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” được Nguyễn Dữ viết lên từ một câu
chuyện có thật trong xã hội bất công phong kiến. Câu chuyện hòa trong cái thực và cái
hư với hai cảnh sống khác nhau của Vũ Thị Thiết người con gái Nam Xương. Một
cảnh trần gian và một ở thủy cung. Tuy đó là hai cảnh đời khác nhau nhưng lại gắn bó
chặt chẽ với nhau tạo nên một câu chuyện hay đúng với tựa đề của tập truyện: “Truyền
kì mạn lục”. Đây là một tập truyện ngắn viết bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam vào
thế kỉ mười sáu.
Vũ Thị Thiết là người con gái đức hạnh, con nhà Nho giáo, có học lại xinh đẹp. Còn
Trương Sinh vốn là con nhà giàu nhưng không có học, tính tình đa nghi nóng nảy. Với
sự chủ hôn của hai gia đình, Vũ Thị Thiết và Trương Sinh nên duyên chồng vợ với tính
tình trái ngược nhau. Biết chồng có tính đa nghi, nàng càng giữ gìn khuôn phép, yêu
thương chiều chuộng chồng để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nhưng chiến tranh xảy ra,


triều đình bắt lính, Trương Sinh phải tòng quân xa mẹ, xa vợ. Nàng ở nhà với bụng
mang dạ chửa, và phải chăm sóc mẹ già luôn đau ốm. Nỗi xa chồng chưa dứt nàng
phải mang thêm một niềm đau khác là mẹ chồng mất. Nàng lo cho mẹ chồng mồ yên
mả đẹp chẳng khác mẹ mình. Và nàng còn phải vất vả nuôi dạy con thơ. Thiết tưởng
tấm lòng ấy nàng sẽ được đền bù thỏa đáng. Nhưng nào ngờ khi Trương Sinh trở về
sum họp gia đình thì đứa con không nhận là bố. Nó nói: “ơ hay! Thế ra ông cũng là
cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít... Trước
đây thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cùng đi, mẹ Đản ngồi
cùng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.
Nghe thế tính đa nghi của Trương Sinh nổi dậy, làm cho chàng trở nên mù quáng.
Chàng nghĩ rằng vợ mình đã làm một việc mà không một ai có thể tha thứ được đó là
tội ngoại tình. Thế là chàng ruồng rẫy đánh đuổi nàng đi. không chịu nghe những lời
nàng nói. Với nỗi oan ức đó nàng đã gieo mình xuống sông tự vẫn.


Cái chết của Vũ Nương gây cho người đọc nhiều thương tiếc, thương cho người phụ
nữ đức hạnh phải chết oan. Tiếc cho kiếp đời ngắn ngủi của người con gái đảm đang,
thủy chung. Bên cạnh đó còn có sự tức giận đối với tính tình của Trương Sinh. Tuy
nhiên, truyện không phải không có hé mở các khả năng tránh được tấm thảm kịch bi


thương của Vũ Nương. Nhưng thật đáng tiếc Trương Sinh không tận dụng được các cơ
hội đó. Có thể nói đây là tài kể chuyện xuất chúng của tác giả đã kết thắt rồi mở gây
được nhiều chú ý cho người đọc.
Trong nhân gian ta có câu “ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ”, câu nói ấy khẳng định
được sự thật thà của những đứa trẻ. Nó phản ánh đúng sự việc xảy ra. Tuy nhiên cũng
mang ít nhiều sự vô lí. Ở đây, bé Đản cũng vậy, bé nói nhiều câu nói rất vô lí nào là
“cha nín thin thít “cha không bao giờ bế Đản cả” và khi “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản
ngồi cũng ngồi”. Mặc dù vậy, Trương Sinh lại không nhận thức được dẫn đến cái chết
của Vũ Nương, người vợ mà chàng không phải không có thương yêu. Câu chuyện có
thể xảy ra theo một chiều hướng khác, nếu Trương Sinh kể chuyện con nói lại cho Vũ
Nương nghe khi nàng hỏi... vả lại bố Đản đâu là người lớn hay xa lạ mà chàng phải
giấu giếm. Nếu chàng nói thì bi kịch ấy loại bỏ, và sự thật sẽ phơi bày, nàng không tìm
đến cái chết. Thế là Trương Sinh lại bỏ lỡ cơ hội để giải quyết tấn bi kịch từ sự chủ
quan và đa nghi của mình. Chính vì vậy bi kịch vẫn xảy ra để cuốì cùng Trương Sinh
phải chịu sự cắn rứt lương tâm và tự dằn vặt lấy mình.
Trở lại với lời nhận xét của vua Lê Thánh Tông, ta thấy đúng là Trương Sinh phũ
phàng, chàng đã đem lấy uy lực nam nhi để giải quyết tấn bi kịch. Chàng cứ khư khư


cho rằng mình đúng, không nghe lời nói của vợ. Còn Vũ Nương là người con gái
ngoan hiền, đáng kính đáng trọng mà phải chết vì một chuyện không đâu. Nỗi oan của
Vũ Nương còn hơn nỗi oan của Thị Kính. Thị Kính còn biết mình bị oan vì sao, còn
Vũ Nương thì chí biết mình có tội chứ không biết được nguyên nhân. Câu chuyện tuy
kể về gia đình nhưng nó vẫn vượt ra khỏi khuôn khổ ấy. Ở đây, ta thấy truyện đã mang

tính xã hội: khi chế độ nam quyền đã đè nặng lên vai người phụ nữ, họ không có
quyền sống tự do của mình. Và chế độ trọng nam khinh nữ ấy đã thấm sâu vào máu
huyết của người đàn ông. Đằng sau cái chết, đằng sau sự khinh rẻ của mọi người và xã
hội với Vũ Nương ta còn thấy hình ảnh của nhiều người phụ nữ khác. Những lời nói
của Vũ Nương chẳng ai tin nữa, chỉ có cái chết mới có thể minh oan được. Nhưng cái
chết ấy vẫn chưa đủ điều kiện để khẳng định sự chung thủy của nàng nếu không có lời
nói của bé Đản lúc sau. Nhìn chung, cái chết của Vũ Nương do Trương Sinh trực tiếp
gây ra nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là cái xã hội bất công, đầy ngang trái.
Nói tóm lại, câu chuyện đã phản ánh rất rõ nét về thân phận của người phụ nữ trong xã
hội phong kiến. Tuy có nhiều khả năng tránh được thảm kịch nhưng những hủ tục cổ
xưa lại làm cho thảm kịch xảy ra.

Khái quát


- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực
viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người tri thức nghèo sống mòn mỏi, bế
tắc trong xã hội cũ.
- Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam
Cao, đăng báo lần đầu năm 1943.
Đoạn văn trich dân là phần kết thúc truyện ngăn miêu tả cái chết của lão Hạc và những
lời độc thoại nội tâm của nhân vật ông giáo.
22. Kết thúc truyện bất ngờ và chứa đựng kịch tính
- Hành động cuối cùng của lão Hạc hoàn toàn bất ngờ đối với suy nghĩ trước đó của
các nhân vật ông giáo và Binh Tư. Lời nói, thái độ của lão Hạc trước đó khi sang xin
bả chó nhà Binh Tư chỉ là sự che đậy ý định bên trong của lão. Kết thúc truyện tạo ra
kịch tính, mâu thuẫn: giữa lời nói bên ngoài (xin bả về đánh bả chó) >< ý định bên
trong (dùng bả chó tự sát); giữa phán đoán của người khác về lão (bị cái đói dẫn đến
đường cùng đã bị tha hóa nhân cách) hành động thực tế (lão chết để giữ nhân cách).
Kết thúc bất ngờ ấy khẳng định một điều: có những bí ẩn, bí mật trong sâu thẳm bên

trong người nông dân không dễ gì nhận ra.


- Cho đến cuối truyện, người đọc mới nhận ra rằng cả câu chuyện này là một cuộc
chuẩn bị để chết của một con người. Lão Hạc cứ âm thầm sắp xếp, lo liệu những việc
cuối cùng của một kiếp người để rồi tự sát mà ông giáo và người đọc không hề hay
biết. Những hành động của lão khiến cho ai cũng ngộ nhận rằng lão đã già nua, lần
thân, gàn dở. Đề đến cuối cùng khi lão chết mới vỡ lẽ ra về vẻ đẹp của một phần
nguyên sơ, thánh thiện, vị tha của lão thì đã muộn rồi. Cách dẫn dắt truyện và kết thúc
đã tạo ra một quá trình chuyển biến trong nhận thức, ngộ nhận rồi vỡ lẽ, không chỉ đối
với nhân vật trong truyện mà đối với cả người đọc.
2.3. Kết thúc truyện gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm sức vang
hưởng.
- Ấn tượng trong cách miêu tả cái chết của lão Hạc: vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ
rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người
chốc chốc lại bị giật mạnh, nhảy lên; hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên
người lão, lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết... Cái chết thật là dữ dội.
+ Có bấy nhiều cách chết nhưng lão lại chọn cái chết dữ dội, chết bằng cách tự đánh
bả bản thân mình, chết thê thảm như một con chó, cũng như cách cậu Vàng đã chết
trước đó. Một người như lão Hạc, phải đánh lừa một con chó cũng có nghĩa là đã từ bỏ


tư cách làm người lương thiện, do vậy lão đã chết như là sự chuộc tội, thanh minh với
cậu Vàng của lão.
+ Cái chết của lão Hạc gợi rất nhiều liên tưởng sâu xa về thân phận và vẻ đẹp của
người nông dân. Cái chết là sự lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật: muốn sống thì phải
lỗi đạo làm cha, muốn trọn đaoọ làm cha thì phải chết. Muốn sống thì phải tha hóa
nhân cách, muốn bảo toàn nhân cách thì phải chết.
- Cái chết của lão Hạc cũng giúp Nam Cao kí thác nhiều tư tưởng sâu sắc về con
người. Điều này được bộc lộ qua dòng suy nghĩ độc thoại nội tâm của ông giáo ở đoạn

cuối truyện. Đó là kết thúc gợi nhiều liên tưởng cho người đọc:
+ Niềm tin của Nam Cao về vẻ đẹp của phẩm chất người không mất đi trọn người. Dù
xã hội có đầy rẫy bất công, bao nhiêu người đã bị đánh mất nhân tính vì sinh tồn thì
vẫn còn có người như lão Hạc, sẵn sàng tử bỏ sự sống của bản thân để giữ được thiên
lượng thuần khiết (cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn). Đây là một biểu hiện quen thuộc
của cảm hứng truy tìm nhân tính trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao.


+ Nỗi đau đớn xót xa của Nam Cao trước bi kịch của con người trong xã hội cũ: bị bần
cùng hóa, bị cái đói và những thế lực của xã hội chèn ép khiến họ buộc phải tìm đến
cái chết bi thương, bế tắc (Cuộc đời vẫn đáng buồn nhưng theo một nghĩa khác)
+ Đoạn kết cũng thể hiện triết lý tình thương của Nam Cao: Nếu chỉ nhìn người bằng
đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ thì chỉ thấy con người đáng khinh, đáng ghét: xấu
xa, ngu ngốc, bần tiện, bị ối...Phải biết nhìn người bằng đôi mắt của tình thường mới
phát hiện những vẻ đẹp nội tâm nhiều khi chỉ tồn tại như những bí mật thâm sâu của
họ.=> Tư tưởng nhân văn sâu sắc.
2.4. Vài nét về nghệ thuật trần thuật

1. Danh từ (Noun):
– Sau a, an, the, this, that, these, those
– Sau my, your, her, his….
– Sau từ chỉ số lượng many, some, any…….
2. Tính từ (Adj):
– Sau động từ tobe – Ex: She is beautiful


– Trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ đó – Ex: This is an
interesting book
– Sau các từ nhận thức tri giác ( phần này quan trọng có nhiều bạn
không biết) : look, feel, seem, smell, taste, find, sound (chỉ những

từ này thôi nhé !)
– Sau stay, remain, become
Ex: stay awake (thức tĩnh)
Ex: Stay________
a. calm (chọn)
b. calmly
– Find + O + adj (chỉ vật)
Ex: I find this exercise difficult
Công thức này rất thường hay ra trong đề thi toeic. Thường để sẽ


ra “found” là quá khứ của find và sau đó là một Object rất dài, vấn
đề là bạn có nhận ra hay không
3. Trạng từ (Adv):
– Đứng đầu câu, trước dấu phẩy.
Ex: Luckily, he passed the exam
– Bổ nghĩa cho động từ, đứng trước hoặc sau động từ
Ex: She drives carefully / She carefully drives her car
– Bổ nghĩa cho tính từ, đứng trước tính từ
Ex: She is very beautiful / She is extremely beaufiful
– Bổ nghĩa cho trạng từ, đứng trước trạng từ mà nó bổ nghĩa
Ex: She drives extremely carefully
4. Động từ (verb):
– Đứng sau chủ ngữ:


She worked hard.
(Mẹ tôi làm việc vất vả.)
– Sau trạng từ chỉ tần suất (Adverb of Frequency) nếu là động từ
thường, trước trạng từ chỉ tần suất nếu là động từ "to be"..

Các trạng từ chỉ tần suất thường gặp:
Always: luôn luôn
Usually: thường thường
Often : thường
Sometimes: Đôi khi
Seldom: Hiếm khi
Never: Không bao giờ


He usually goes to school in the afternoon.
(Anh ấy thường đi học vào buổi chiều.)
Nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm
gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”
Nhà thơ Robert Frost viết: “Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn
lối đi không có dấu chân người”
Bạn sẽ chọn lối đi đã được người ta đi mãi mà thành đường, hay
lối đi không có dấu chân người?
Mức độ của hạnh phúc được đo lường bằng tình thương. Thành
công ở tương lai do biết chọn con đường hôm nay. Đường đi vào
cuộc sống lại có nhiều lối để chọn. Có những đường chỉ cần bước
theo dấu chân trước mà đi, cũng có những lối phải khám phá bằng


chính năng lực của bản thân. Đó có thể là con đường kinh tế,
đường công danh, sự nghiệp, đường học hành, đường hạnh
phúc…. Hơn nữa, quan niệm về con đường của mỗi người người
lại khác nhau. Chung quy lại tất cả mọi người ai cũng muốn có
cuộc sống hạnh phúc. Như nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: “Kỳ
thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành
đường thôi” cong nhà thơ Robert Frost lại viết: “Trong rừng có

nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”.
Giả thuyết hiện hữu về trời đất của các nhà khoa học cho rằng: sự
hình thành của vũ trụ khởi đầu bằng vụ nổ big bang. Trải qua hàng
tỉ tháng trật tự trong trời đất mới được tào nên, thời gian phải trôi
vào quên lãng hàng triệu năm thì trái đất mới hình thành. Điều này
cũng đồng nghĩa lúc mới hình thành nên quả đất thì “chưa có


những con đường”, mặt đất đang ở trong tình trạng hỗn độn. Chỉ
khi vạn vật được hiện hữu, đặc biệt sự phát triển của các động vật
biết đi thì “những con đường bắt đầu hình thành”. Quả thật, một
dấu chân đi qua thì chưa thể gọi là con đường. Con đường được
mang ý nghĩa chính nó khi có vô số bước chân nối tiếp nhau. Nơi
sa mạc hoang vu, một dấu chân đi qua thì không thể gọi là đường.
Một lần đi qua chưa chắc khách bộ hành sẽ tới đích, biết đâu đó là
dấu chân của kẻ lạc lối và sẽ bị chết khát giữa sa mạc khô khan.
Còn muốn qua được bên kia của sa mạc, người lữ hành phải đi
theo lối có nhiều bước chân đã đi qua. Tuân thủ điều này thì cơ hội
tồn tại của khách bộ hành sẽ rất cao và có thể tránh được những
bất trắc xảy đến. Nói khác hơn, bất kỳ một miền đất nào cũng
không có những con đường có sẵn, chỉ khi nào có sự hiện hữu của
con người cùng với những nhu cầu trong cuộc sống nên con người


phải tạo ra những con đường. Ở trong chừng mực nào đó cũng
chính là ý hướng về sự hình thành con đường mới mà Lỗ Tấn
muốn nhắm tới.
Cuộc sống có nhiều lối đi, chẳng ai phủ nhận điều này. Tương lai
được thành công mĩ mãn, không phải là ước mơ của riêng ai,
nhưng là mơ ước chung của hết thảy mọi người. Cũng như “trong

rừng có nhiều lối đi” thì ai cũng công nhận. Bởi rừng là tài nguyên
để con người khai thác, là thức ăn cho muôn sinh vật, là “hũ
thuốc” để con người lấy ra những “linh dược”, là “khẩu phần” mà
Thượng Đế ban tặng để loài người rút ra những “bữa ăn”. Sự hình
thành của những lối đi cũng từ đây mà có. Tuy nhiên, người đi tìm
“linh dược” bước theo dấu chân người đi trước đôi khi về tay
trắng. Kẻ đi kiếm “bữa ăn” đi theo đường có sẵn đôi lần về tay
không. Tuy nhiên, lạc lối giữa rừng sâu thấy được một lối đi là cả


“trời mơ ước”. Vì nhờ đó mà kiếm được đường về. Ở mực độ cần
thiết ta cũng có thể khẳng định về sự khai phá những con đường
mới mà nhà thơ Robert Frost muốn đề cập tới.
Bên cạnh đó, “chọn một lối đi không có dấu chân người”, nghĩa là
không dựa vào những con đường có sẵn, nhưng khám phá ra con
đường mới. Đôi khi, đây là lựa chọn mạo hiểm, sẽ gặp nhiều bất
trắc phía trước những bước chân. Nói đúng hơn, đây là một sự liều
lĩnh, giống như “ngàn cân treo sợi tóc”, những thất bại luôn cận
kề. Nhưng như thế không có nghĩa, sẽ chẳng bao giờ thành công.
Bởi trong tận hang sâu vẫn tìm thấy thạch nhũ, hạt cát trong trái
tim con trai biển cũng có thể thành ngọc châu. Hơn nữa thỏa mãn
được ước mơ còn hơn cứ sống trong ân hận, tìm được niềm vui từ
sự mạo hiểm còn hơn sống ủ rũ với tháng ngày.
Qua đó cho thấy, sự hình thành của con đường bao giờ cũng cần


sự khai phá, có được những lối đi cần những bước khởi đầu. Cũng
giống như có chén rượu nồng người thì rất cần người pha chế. Có
được những bản tình ca du dương thì tài ba của nhạc sĩ rất cần
thiết. Đây cũng chính là điểm giống nhau mà ta bắt gặp trong tư

tưởng của hai tác giả. Tuy nhiên, trong cuộc sống bản tình ca dù
hay đến mấy thì nghe lắm cũng nhàn, rượu nồng uống mãi cũng
say. Cứ bước mãi trên một con đường thì lối đi sẽ mau hư hoại và
buồn chán biết mấy. Vì thế, chọn cho riêng mình con đường có sẵn
hay khám phá cho bản thân một hành trình mới để đi là quyết định
của mỗi người và cũng chính là điểm khác biệt ở đây.
Trong cuộc sống, có những người bị người đời chê “ngây thơ
trong ước mơ”, “dại khờ trong lý tưởng” vì đã chọn cho mình lối
đi chưa có dấu chân. Nhưng đối với họ, cái “ngây thơ” đó sẽ thỏa
mãn được những đam mê, khát vọng. Cái “khờ dại” nhưng lại


được khẳng định giá trị của bản thân. Khẳng định được giá trị của
bản thân cũng như thỏa mãn được những đam mê, khát vọng để bị
người đời khinh chê là “ngây thơ, khờ dại” thì cũng chẳng đáng
chi. Thiết nghĩ, trong thời đại công nghệ thông tin, kinh tế thị
trường đang từng bước thay đổi từng giờ, thì chọn những ước mơ,
lý tưởng bị cho là “ngây thơ, khờ dại” cũng là điều cần thiết. Bởi
trong cuộc sống chẳng có ai đi thay cho nhau dù một bước trên
đường đời. Con đường của ai thì người đó phải tự đi. Hơn nữa, đòi
hỏi của cuộc sống là phải không ngừng sáng tạo cũng như đổi mới
từ tư duy đến hành động, từ suy nghĩ đến việc làm.
Xét ở phạm vi kinh tế: nếu không có những bước đột phá trên thị
trường, từ chất lượng cũng như số lượng của sản phẩm, hay những
sáng tạo trong khâu quản lý và quảng cáo của mặt hàng, thì thử hỏi
công ty liệu có đủ sức cạnh tranh một cách sòng phẳng với các


công ty khác hay không? Ở lãnh vực học hành cũng vậy, một học
sinh chỉ học những kiến thức cơ bản mà thầy cô truyền thụ ở lớp,

về nhà không chịu nghiên cứu, tìm hiểu, đào sâu thêm những vấn
đề liên quan thì học lực cũng chỉ mức bình thường. Còn trong đời
sống gia đình, nếu chỉ xem cưới được nhau là đích điểm của hôn
nhân, mà không chịu vun vén tình yêu sau ngày cưới, không còn
cảm giác nhớ thương, hay những sáng tạo mới trong đời sống vợ
chồng, thì hôn nhân sẽ trở thành gánh nặng. Trên những quốc lộ
cũng vậy, không nới rộng, không làm thêm những xa lộ, những
đường cao tốc thì nạn kẹt xe, cũng như nảy sinh nhiều vấn đề khác
là lẽ đương nhiên. Tầm ảnh hưởng của việc sáng tạo nên những
con đường mới trong mọi lãnh vực sẽ giúp cho đời sống của con
người về tinh thần cũng như vật chất được văn minh, hiện đại hơn.
Nêu lên những ích lợi của việc sáng tạo nên những con đường mới


không có nghĩa chúng ta sẽ phủ nhận hay phá hủy những lối đi cũ.
Ngược lại, sự phát triển ở tương lai thì kế thừa những giá trị đã
được công nhận ở quá khứ là điều cần thiết. Không thể biện minh
cho việc phát triển những con đường hay những sáng tạo mới mà
bỏ qua các ích lợi cũ. Bởi những thành tựu trong quá khứ có sức
sống với thời gian, nhất là ở lãnh vực tri thức và khoa học. Cũng
chính những thành tựu này là nền tảng để xây dựng nên cái mới.
Tuy nhiên, điểm cốt yếu của việc khám phá nên những con đường
mới đi đến đâu mới là điều quan trọng. Bỏ cả một đời làm nên
những con đường mới kết quả đưa tới vực thẳm thì thật uổng
công. Như hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời mọc để
tìm sức sống thì hướng đi của những con đường mới phải hướng
đến “Chân Thiện Mỹ” là điểm cùng tận nhằm mang tới cho con
người một cuộc sống hạnh phúc.



Nhạc sĩ Đức Huy đã viết: “tìm một con đường, tìm một lối đi,
ngày qua ngày, đời nhiều vấn nghi….”. Đó không chỉ là lời khắc
khoải của tác giả mà còn niềm thao thức cho hết thảy những ai
đang sống trong kiếp bụi trần. Có thể là âu lo trên con đường công
danh, trên hành trình đi tìm sự nghiệp, giữa lối kiếm hạnh phúc.
Lựa cho riêng mình một lối đi là điều cần thiết, nhưng sẽ tốt hơn
nếu trên con đường đã chọn biết khám phá ra những “chân trời”
mới, để xây dựng không chỉ cho riêng mình mà còn cho những ai
liên hệ với bản thân có một cuộc sống hạnh phúc. Hiểu cho được
giá trị của những khám phá bằng sự kiên trì và nỗ lực của bản
thân, ta hãy vạch ra cho mình một con đường mới, để khi kết thúc
cuộc hành trình ta sẽ nhận được những thành công mĩ mãn, không
thất vọng vì lựa chọn lối đi.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×