Ngữ văn 12Nâng cao
Ngày: 2-8-2008
Tiết : 8 GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT - RA ĐỀ BÀI VIẾT 1 (NLXH. LÀM Ở NHÀ)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.Kiến thức: Có nhận thức đúng về sự trong sáng của tiếng Việt và yêu cầu giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt.
2. Kĩ năng: Sử dụng tiếng Việt
3. Thái độ: Tự hào yêu quí tiếng Việt và ý thức về nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Thiết kế bài giảng, SGK, SGV, các tài liệu tham khảo. Giáo viên tổ chức giờ dạy theo
cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời
các câu hỏi.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn trong SGK và yêu cầu của GV.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tình hình
2. Kiểm tra bài cũ: Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu bài:
- Tiến trình bài dạy
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA
THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ
NỘI DUNG
10 Hoạt động 1: Tìm hiểu về
sự trong sáng của tiếng
Việt.
- Cho Hs đọc SGK và yêu
cầu thảo luận nhóm: Em
hiểu như thế nào là sự
trong sáng của tiếng Việt?
- Tìm một số ví dụ về việc
các tác giả sử dụng hiệu
quả ngôn ngữ quần chúng
trong tác phẩm văn
chương.
- Tìm ví dụ về việc tiếp thu
từ vựng, cách nói mới làm
giàu tiếng Việt.
- Theo em thế nào là sự
lạm dụng tiếng nước ngoài
trong thực tế giao tiếp hiện
nay?
“Tiếng ta còn thiếu, nên
nhiều lúc phải mượn tiếng
nước khác, nhất là tiếng
Trung Quốc. Nhưng phải
có chừng có mực. Tiếng
nào ta sẵn có thì dùng tiếng
ta” (Hồ Chí Minh, Sửa đổi
lối làm việc)
- Đọc SGK thảo luận
nhóm trả lời, các
nhóm lhác bổ sung
- Thực hiện và trả
lời cá nhân
- Thực hiện và trả
lời cá nhân
- Thực hiện và trả
lời cá nhân
I. Về sự trong sáng của tiếng Việt
Thể hiện ở: Qui tắc, chuẩn mực và thực tiễn
sử dụng: “tiếng nói của quần chúng nhân dân
đầy tình cảm, hình ảnh màu sắc và âm điệu,
hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa, đồng
thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ
mà những nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc ta
[...] đã nâng lên đến trình độ cao về nghệ
thuật, khiến cho nó trở nên trong sáng, đẹp đẽ
lạ thường” (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt).VD: câm ngay,
làm gì mà bô bô cái mồm lên thế (Nguyễn
Công Hoan) - nói to quá không giữ ý tứ;
Đừng có nỏ mồm - nói liên tục, không ý thức
mình nói sai...; Vợ mới vợ miếc (Kim Lân)
-> Phẩm chất trong sáng không tách rời tính
chất giàu đẹp.
-> Sự trong sáng không mâu thuẫn với việc
tiếp thu một số từ vựng, cách nói của tiếng
nước ngoài, không mâu thuẫn với việc tạo
cách nói mới làm giàu tiếng nói dân tộc. VD:
ngân hàng máu, bệnh viện máy tính, Hơn một
loài hoa đã rụng cành (XD)...
-> Sự trong sáng không chấp nhận sự pha tạp,
lai căng, lạm dụng tiếng nước ngoài một
cách tùy tiện, không chấp nhận cách nói thiếu
văn hóa, thiếu lịch sự. VD: ông bô bà bô, hot
girl, superman, pro, superstar thích dùng
mobile phone loại xịn
=> Yêu cầu giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt.
Ngữ văn 12Nâng cao
15 Hoạt động 2: Tìm hiểu về
nhiệm vụ giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt
Cho HS đọc SGK và yêu
cầu thảo luận :
- Thế nào là yêu và quí
trong tiếng Việt?
- Biểu hiện cụ thể của việc
rèn luyện kĩ năng sử dụng
tiếng Việt?
- Làm gì để bảo vệ tiếng
Việt?
- Tại sao phải có ý thức về
sự phát triển của tiếng
Việt?
- Nhiệm vụ giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt
thuộc về ai?
Đọc và thực hiện
yêu cầu (thảo luận,
bổ sung để đi đến
thống nhất)
II. Nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt.
1. Phải biết yêu và quí trọng tiếng Việt.
2. Phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng sử
dụng tiếng Việt.
3. Phải biết bảo vệ tiếng Việt.
4. Phải có ý thức về sự phát triển của tiếng
Việt.
10 Hoạt động 3: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập
theo yêu cầu của SGK:
1.Trình bày cách hiểu về
hai ý kiến của cố thủ tướng
Phạm văn Đồng và nhà thơ
Xuân Diệu
2. Sưu tầm những hiện
tượng lạm dụng tiếng Anh
Thảo luận làm bài
theo nhóm, cử đại
diện trả lời
III. Luyện tập:
1. Ý kiến của Phạm Văn Đồng: mối quan hệ
ngôn ngữ và tư duy, theo ông giữ gìn sự trong
sáng của TViệt, chuẩn hóa TViệt gắn bó với
sự phát triển tư duy của người VN trong mọi
lĩnh vực.
- Nhà thơ Xuân Diệu: gắn việc giữ gìn sự
trong sáng...với việc sử dụng, diễn đạt bằng
TV. Theo ông trong và sáng dính liền nhau,
nhưng cũng có thể hiểu trong là nói về lời,
hình thức diễn đạt; sáng là nói về ý, phải rèn
luyện cả hai mặt đó.
2. HS tự làm ( Xem lại bài Luyện tập về
phong cách báo chí- Ngữ văn 11NC tập 1)
4. Dặn dò: Học bài, hoàn chỉnh các bài tập. Chuẩn bị bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong
văn nghệ của dân tộc.
- Viết bài số 1: NLXH. Đề bài: “ Nghịch cảnh - không phải là một tảng đá cản lối bước chân bạn. Hãy xem
đó như là một tềm đá nâng bạn bước cáo hơn” ( Franco Molinary). Suy nghĩ của anh ( chị) về ý kiến trên.
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................