Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

giai phap duy tri si so 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.97 KB, 13 trang )

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

PHỤ LỤC
1.Đặt vấn đề
I.1 lý do chọn đề tài
I.2 Phạm vi đề tài
2.Giải quyết vần đề.
2.1Cơ sở lý luận
2.2Thực trạng
2.3 Giải pháp
2.3.1Đối tượng học sinh học kém, hổng kiến thức.
2.3.2Đối tượng học sinh ham chơi, hay bỏ học, cúp tiết, gia đình
quản lý không chặt chẽ.
2.3.3Đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
2.3.4Vận động học sinh bỏ học ra lớp

2.4 Kết quả thực hiện.
3. Kết luận.

1


GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

GIẢI PHÁP
DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH LỚP 9A2
TRƯỜNG THCS MÊ LINH
1.ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII khẳng định “ giáo dục đào tạo là
quốc sách hàng đầu” và khẳng định nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của giáo dục là


“ xây dựng con người và thế hệ trẻ gắn liền với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng bảo vệ tổ
quốc, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp,
có tính tổ chức kỉ luật, có sức khỏe là người kế thừa sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”.
Trường THCS Mê Linh là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân có
nhiệm vụ dạy học và giáo dục cho học sinh trên địa bàn xã Mê Linh nhằm nâng
cao dân trí, đào tào nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Xuất phát từ thực trạng điều kiện học tập của học sinh và sự am hiểu của
bản thân nhiều năm công tác ở trường THCS Mê Linh. Qua nghiên cứu, điều
tra, tìm hiểu trong những năm gần đây (từ năm 2009 đến năm 2012 ) tình trạng
học sinh bỏ học so với mặt bằng chung toàn huyện chiếm tỷ lệ khá cao. Năm
học 2010-2011 đầu năm có 273 học sinh cuối năm còn 265 học sinh bỏ học 8
em, năm học 2011-2012 đầu năm có 266 học sinh cuối năm còn 254 học sinh
bỏ học 12 em. từ đầu năm học 2012-2013 đến nay toàn trường có 5 học sinh bỏ
học, 2 học sinh không ra lớp. Vấn đề học sinh bỏ học hiện nay được nhà trường
quan tâm nhiều nhất. Duy trì sĩ số học sinh, làm tốt công tác phổ cập giáo dục
THCS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cơ bản được nhà trường đưa vào
nghị quyết hội nghị CB-NG-NLĐ thảo luận bàn bạc để thực hiện.. có nhiều
cuộc họp giữa ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm thảo luận đưa ra nhiều
giải pháp để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học (đặc biệt là học sinh ở phân
trường Hang Hớt nơi có nhiều học sinh dân tộc thiểu số bỏ học).tuy nhiên các
giải pháp thực hiện chưa có triển vọng nhiều, chưa cải thiện được tình hình. Là
người trong cuộc Tôi coi đây là vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở nhà trường.
Năm học 2012-2013 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 9a2 ở phân
trường Hang Hớt số học sinh dân tộc Cil 25/27 em chiếm 92,59%, học sinh dân
tộc lại là đối tượng bỏ học nhiều nhất, là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi thấy trách
nhiệm duy trì sĩ số học sinh là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để duy trì tốt sĩ
số học sinh lớp mình chủ nhiệm ?Trong nhiều năm qua các đồng nghiệp cũng
đã có giải pháp duy trì sĩ số học sinh và cũng đạt được những thành công nhất

định, hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học. Tuy nhiên họ chỉ dừng lại ở việc
vận động học sinh sau khi đã bỏ học đi học lại và đối tượng học sinh bỏ học
chủ yếu là học sinh dân tộc kinh. Qua nghiên cứu các sáng kiến kinh nghiệm ,
giải pháp hữu ích của các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, tìm hiểu tình
2


GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

hình thực tế ở trường và lớp tôi chủ nhiệm. Tôi thấy đối tượng học sinh lớp tôi
chủ nhiệm có nhiều sự khác biệt ( số học sinh dân tộc thiểu số nhiều, nhiều em
quá độ tuổi… ).
Vì vậy tôi chọn giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 9a2 chú trọng ở việc
phòng, ngừa học sinh bỏ học là chính. Và đó cũng chính là vấn đề thúc đẩy tôi
đến với đề tài này.
1.2 Phạm vi đề tài: Giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 9a2 phân trường
Hang Hớt- trường THCS Mê linh
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.1 Cơ sở lý luận.
Khái niệm Duy trì: theo từ tiếng việt “duy trì” là giữ cho tiếp tục tồn tại
trong tình trạng như cũ.
Duy trì sĩ số học sinh:
-Duy trì sĩ số là quá trình giữ cho số lượng của một tập hợp nào đó, một tổ
chức nào đó, một đơn vị nào đó….không bị thay đổi hao hụt trước sự tác động
của yếu tố khách quan bên ngoài.
-Duy trì sĩ số học sinh : là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của cán
bộ quản lí, của giáo viên và các lực lượng có liên quan đến đối tượng học sinh
và có mối quan hệ liên quan nhằm ổn định sĩ số học sinh trong khoảng thời
gian đòi hỏi.
Việc duy trì sĩ số học sinh trong trường có vai trò rất quan trọng. Duy trì

sĩ số học sinh góp phần vào việc thực hiện thực hiện công bằng xã hội trong
giáo dục là mọi trẻ em đều được đến trường, được giáo dục, được học tập…
Duy trì sĩ số học sinh còn có vai trò quan trọng trong việc thực hiện phổ
cập giáo dục.
Như vậy có thể khẳng định việc Duy trì sĩ số học sinh là một nhiệm vụ
quan trọng và có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển giáo dục, phát triển
nguồn lực của quốc gia và địa phương.
2.2 Thực trạng
-Đặc điểm tình hình địa phương .
Trường học đóng trên địa bàn xã Mê Linh. Trường có 5 lớp ở trường
chính và 5 lớp ở phân trường Hang Hớt. phân trường học nhờ trường tiểu học
Cilcus đóng trên địa bàn thôn Hang Hớt, học sinh đến đây học chủ yếu là học
sinh 3 thôn ( Hang Hớt, Cổng Trời. Buôn chuối) có các dân tộc cùng sinh sống
trên địa bàn 3 thôn ( người dân tộc cil và người kinh là chủ yếu), người cil
chiến hơn 90%.
Đa số học sinh dân tộc thiểu số ở phân trường học tập còn yếu, nhút nhát trong
các hoạt động tập thể.
-Thuận lợi : Trường có đủ lớp cho học sinh học tập, năm 2009 xã Mê Linh
được công nhận là xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS ,số học sinh đi học
đúng độ tuổi ngày càng tăng năm học 2005-2006 ở phân trường chỉ có 1 lớp
với 37 học sinh,năm học 2006-2007 tăng lên 2 lớp với 76 học sinh, năm 20073


GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

2008 là 3 lớp với 106 học sinh, năm học 2008-2009 là 4 lớp với 160 học sinh,
từ năm học 2009 đến nay ở phân trường duy trì 5 lớp trên 150 học sinh. Số học
sinh ngày càng đông lên phong trào học tập ở địa bàn ngày cang tốt hơn. Trong
mấy năm học vừa qua nhà trường thực hiện các cuộc vận động : cuộc vận động
“xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực”cuộc vận động “ học tập

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”ngày càng thu hút học sinh đến
trường. Nhà trường phát động phong trào “ nói không với bỏ học” nên hạn chế
được học sinh bỏ học.
Điều kiện kinh tế địa phương ngày càng tốt hơn, bà con đã chú ý đến việc học
tập của con em.
Việc học tập trở thành nhu cầu của mỗi người. các em học sinh và phụ
huynh đã nhận thức được vai trò học tập vô cùng quan trọng là điều kiện để
phát triển tương lai sau này.
Nhìn chung học sinh đều có thái độ học tập đúng đắn, đạo đức tốt, có
tinh thần cầu tiến, ham học hỏi…
-Khó khăn:
Cở sở vật chất, trường lớp phục vụ cho việc dạy học ở phân trường Hang
Hớt còn quá nghèo nàn, thiếu thốn : học sinh học tập chủ yếu là học lý thuyết,
không có đồ dùng dạy học, thí nghiệm, thực hành nên ảnh hưởng đến chất
lượng và hiệu quả học tập.
Trường có 5 lớp ở phân trường cách xa trường chính 7 km, công tác
quản lí chưa được thường xuyên và sát sao.
Các em học sinh sống rãi rác ở các bản làng, đường từ nhà đi đến trường
nhiều em còn khá xa các em chủ yếu là đi bộ, mùa mưa lầy lội các em ngại đi
nhiều em nghỉ liền một tuần không đến lớp.
Nhiều gia đình kinh tế còn khó khăn chưa đủ điều kiện mua sắm sách vỡ
quần áo cho các em đi học.
Số học sinh bỏ học trong những năm gần đây tăng lên
Sau đây là bảng thống kê các số liệu học sinh bỏ học, tỉ lệ phổ cập giáo dục
Bảng kê tình trạng học sinh bỏ học từ năm 2010-2012
Sĩ số học sinh
Năm học 2010-2011
Năm học 2011-2012
Đầu năm
273 học sinh

266 học sinh
Giữa năm
267 học sinh
264 học sinh
Cuối năm
265 học sinh
254 học sinh
Bỏ học
8 học sinh
12 học sinh
Tỉ lệ Phổ cập giáo dục của trường
Năm
Tĩ lệ đạt phổ cập
Ghi chú
2011
73,1%
2012
71,6%
Nhận xét: ở bảng thống kê 1 số luợng học sinh bỏ học năm học 2010-2011 là
8 em, năm học 2011-2012 tăng lên 4 em , ở bảng thống kê 2 tỉ lệ đạt phổ cập
4


GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

giáo dục năm 2012 giảm 1,5 %. Học sinh bỏ học ảnh hưởng đến chất lượng
phổ cập giáo dục của nhà trường.
Nhà trường cũng đã đưa ra các biện pháp tác động trực tiếp và tác động
gián tiếp đến học sinh và phụ huynh học sinh. Song chưa cải thiện được tình
hình nhiều, số học sinh bỏ học ở phân trường ngày càng gia tăng với nhiều

nguyên nhân khác nhau.
-Nguyên nhân của việc không duy trì được sĩ số:
+Nguyên nhân khách quan :
Do trình độ dân trí thấp chưa nhận thức rõ vai trò của giáo dục.
Do nhận thức không đầy đủ dẫn đến việc Duy trì sĩ số học sinh còn hạn
chế.
Việc học tập ở phân trường chưa được nhà trường thường xuyên quan
tâm sâu sát vì vậy học sinh bỏ học mấy năm gần đây tăng lên đáng báo động.
Nhiều gia đình do đông con , khó khăn về kinh tế nên chưa quan tâm,
đôn đốc, theo dõi và đôn đốc con em mình học tập, điều này cũng tạo nguy cơ
dẫn đến học sinh bỏ học.
Vào đầu năm học, giáo viên chưa nắm chắc được đối tượng học sinh có
nguy cơ bỏ học để kịp thời có biện pháp ngăn chặn.
+Nguyên nhân chủ quan:
Học sinh hổng kiến thức, không theo kịp chương trình
Học sinh lười học, dựa dẫm vào thầy cô và người khác
Học sinh ham chơi không thích học, chán học
Học sinh đua đòi bị bạn bè xấu rủ rê.
Học sinh bị bạn bè trêu chọc nên xấu hổ
Học sinh không thích học một số môn nào đó ( toán, anh.lịch sử…)
Bị bố mẹ , thầy cô la mắng vì học yếu
Học sinh không được gia đình quan tâm, chịu áp lực từ gia đình.
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn…
Trong đó nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học không duy
trì được sĩ số là : học sinh học yếu, hổng kiến thức,chán học, ham chơi, gia
đình quản lý không chặt, hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Tóm lại từ thực trạng và nguyên nhân trên: vấn đề đặt ra cho giáo viên
chủ nhiệm ở các lớp phân trường là làm thế nào để hạn chế, ngăn chặn nguy
cơ bỏ học của học sinh lớp mình phụ trách trong suốt năm học?.
Dưới đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng qua nhiều năm chủ nhiệm

và thu được một số kết quả nhất định.
2.3 Giải pháp
Giáo viên chủ nhiệm sau khi nhận lớp,phân loại đối tượng học sinh:
Năm học 2012-2013 lớp 9a2 có 27 học sinh trong đó có 25 học sinh người cil
chiếm 92,59%, 2 học sinh người kinh chiếm 7,4%.
Vào đầu năm học, bên cạnh việc phân loại học sinh về học lực năm học
trước và dựa theo kết quả khảo sát chất lượng đầu năm. Tôi còn phân loại học
5


GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

sinh về mặt chuyên cần của học sinh năm học trước, tiếp xúc với tầng học sinh
và gia đình các em, từ đó đưa ra dự báo phân loại đối tượng học sinh thành
những nhóm khác nhau như sau:
-Nhóm đối tượng học sinh “không có nguy cơ bỏ học”
-Nhóm đối tượng học sinh có “nguy cơ bỏ học”
Đối với nhóm học sinh có “nguy cơ bỏ học” tôi chia như sau:
1/Đối tượng học sinh học kém, hổng kiến thức: nhóm này có 7 học sinh ( thôn
Hang Hớt 3 em, thôn Cổng Trời 3 em, thôn Buôn Chuối 1 em) chiếm tỷ lệ
25,9%.
2/Đối tượng học sinh ham chơi, hay bỏ học, cúp tiết, gia đình quản lý không
chặt chẽ: nhóm này có 2 học sinh ( thôn hang hớt 2 em) chiếm tỷ lệ 7,4 %
3/Đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn : nhóm này có 6 em ( thôn Cổng
Trời 3 em, thôn Buôn Chuối 1 em, thôn Hang Hớt 2 em ) chiếm tỷ lệ 22,2%
Sau khi đã phân loại đối tượng học sinh tôi tiến hành các biện pháp khác
nhau để phòng ngừa và hạn chế học sinh bỏ học như sau:
2.3.1 Đối tượng học sinh học kém, hổng kiến thức
Đối với các em trong nhóm đối tượng này nguyên nhân các năm học
trước học yếu phải thi lại kỳ hè, nên việc tiếp thu kiến thức mới bị hạn chế, các

em này chưa thực sự cố gắng trong học tập, chưa có phương pháp học tập đúng
đắn, không chú ý thầy cô giảng bài trên lớp, về nhà lười học bài và làm bài
tập….dẫn đến tình trạng yếu kém về kiến thức, từ đó dễ có tư tưởng chán học,
bỏ học. đối với những học sình này tôi có biện pháp như sau:
-Phân tích cho các em hiểu tầm quan trọng của việc học; trong thời đại công
nhiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi con người phải có năng lực, trí tuệ
nghĩa là phải có trình độ hiểu biết, có kiến thức khoa học, có đạo đức tốt, có
kiến thức, sau này gánh vác được trọng trách mà xã hội giao cho, trở thành con
người có ích cho xã hội.
-Củng cố hệ thống hóa lại kiến thức cơ bản mà các em đã bị hổng : thực hiện
theo kế hoạch của nhà trường đầu năm là mở lớp phụ đạo những em học yếu.
giáo viên chủ nhiệm lớp căn cứ vào kết quả học lực của các em năm học trước,
kết quả khảo sát chất lượng đầu năm lập danh sách gửi lên ban giám hiệu, để
các em được đi học lớp phụ đạo (các môn : ngữ văn, toán, anh văn )
-Hướng dẫn cho các em có phương pháp học tập đúng đắn: lập kế hoạch học
tập, đề ra thời gian biểu học tập, trên lớp chú ý nghe thầy cô gảng bài phần nào
không hiểu thì mạnh dạn hỏi thầy cô, về nhà làm hết các bài tập thầy cô giao
và làm thêm các bài tập khác ( nếu có), đặt ra mục đích học tập. Tổ chức các
nhóm học tập( phân chia nhóm theo thôn, nhóm ở gần nhà nhau), đôi bạn học
tập, phân công các bạn học khá kèm cặp các bạn học yếu, trung bình yếu ,bằng
cách dò bài 15 phút đầu giờ., trong các tiết ôn tập .
-Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên lạc, trao đổi với các giáo viên bộ môn
nắm bắt tình hình, kết quả học tập của các em này để có phương án điều chỉnh,
6


GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

kịp thời động viên các em cố gắng học tập, động viên gia đình quan tâm, nhắc
nhở con em mình học tập.

-Thông qua sổ liên lạc giáo viên chủ nhiệm theo dõi , phê sổ hàng tuần kịp thời
liên lạc với phục huynh học sinh về những biểu hiện của học sinh : như điểm
kém, đi học trễ giờ, nghỉ học, cúp tiết, ngoài ra cần phải liên lạc qua điện thoại
(nếu cần thiết). theo dõi việc đi học chuyên cần của các em.
Như vậy đối với học sinh ở dạng này, giáo viên chủ nhiệm phải tìm mọi
cách tác động nhiều đến chủ thể ( học sinh) nhằm củng cố kiến thức, nâng cao
chất lượng học tập của các em, giúp các em tiến bộ trong học tập theo kịp được
các bạn học trung bình, khá trong lớp, các em thấy được sự tiến bộ, tạo cho các
em niềm tin, có uớc mơ chiếm lĩnh tri thức, hăng say học tập. qua đó loại bỏ
hẳn suy nghĩ bỏ học ( nếu có) trong tư tưởng các em.
2.3.2 Đối tượng học sinh ham chơi, hay bỏ học, cúp tiết, gia đình quản lý
không chặt chẽ.
-Đối với các em ở dạng này có thể học lực từ trung bình trở lên nhưng các em
ham chơi, la cà quán xá,thường trốn học, cúp tiết, gia đình quản lý không chặt
chẽ. Những học sinh thuộc dạng này thường biểu hiện thái độ bất cần, thích
gây sự chú ý của thầy cô và các bạn, ít nghe lời thầy cô, vô phép tắc, trong lớp
ít chú ý nghe thầy cô giảng bài, học bài đối phó, ít khi làm bài đầy đủ, từ đó
mất phương hướng trong học tập. bị thầy cô và gia đình la mắng mỗi khi phạm
lỗi dẫn đến nguy cơ bỏ học. đối với những học sinh dạng này tôi tiến hành các
biện pháp sau:
-Quản lí chặt chẽ các em trong suốt buổi học ( điểm danh trên sổ ghi đầu bài
từng tiết học), phối hợp với giáo viên tổng phụ trách đội, đội tự quản nắm bắt
tình hình các em này trong ngày, tuần
-Giáo viên gặp riêng các em thường xuyên, trao đổi tâm sự với các em một
cách cởi mở: Như hỏi thăm về gia đình, công việc, cộng sống, dự định sau khi
học xong lớp 9, sự tiến bộ trong học tập, về những vướng mắc trong học tập ,
qua những thông tin mà học sinh tâm sự. giáo viên đưa ra lời khuyên phù
hợp,phân tích cho các em hiểu được tầm quan trọng của việc học tập, nâng cao
nhận thức, phát triển nhân cách sau này trở thành người công dân có ích cho xã
hội.

-Kết hợp với phụ huynh học sinh tách các em học sinh này với những bạn xấu,
đề nghị phụ huynh quản lí chặt chẽ các em ở nhà. ở trên lớp giáo viên chủ
nhiệm xếp cho các em chỗ ngồi dễ quan sát, ngồi cùng với những học sinh
ngoan, học khá, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và xã hội.
-Kết hợp với các tổ chức giáo dục trong nhà trường như đoàn thanh niên, đội
thiếu niên lên phân trường tổ chức nhiều hoạt động vui chơi (trò chơi dân
gian), văn nghệ(với nữ cho các em vào đội văn nghệ, đội nhảy erôbích của lớp,
thể dục thể thao (với Nam cho các em vào đội bóng đá mini của lớp, đội bóng
chuyền, tham gia thi đấu trường,huyện)
7


GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

-Giao cho các em một số công việc nhất định trong lớp, theo dõi đôn đốc các
em hoàn thành nhiệm vụ được giao, ví dụ :giáo viên chủ nhiệm có thể giao cho
các em làm tổ phó của các tổ, tổ phó đội văn nghệ, làm trong đội tự quản của
lớp hoặc tổ phó trong đội tuyên truyền giao thông …
-Đề nghị phụ huynh nếu vì lý do nào đó mà con mình nghỉ học thì phải trực
tiếp xin phép, hoặc điện thoại với giáo viên chủ nhiệm lớp. Hạn chế viết đơn
xin nghỉ học cho con em, nếu có phải có chữ kí của phụ huynh học sinh,phụ
huynh ghi đầy đủ ý kiến trong sổ liên lạc hàng tháng .
Đối với đối tượng học sinh ở dạng này ngoài việc kết hợp với phụ huynh
học sinh với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để giáo dục học sinh về
kiến thức, kĩ năng, đạo đức. giáo viên cần phải nâng cao chất lượng học tập
của các em như đối với các em ở nhóm đối tượng một, từ đó điều chỉnh những
hành vi, thái độ không phù hợp, giúp các em hòa đồng với các bạn trong lớp, từ
đó thay đổi nhận thức tình cảm của các em, có như vậy mới giản thiểu được
nguy cơ bỏ học của các em.
2.3.3 Đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Những em học sinh vì hoàn cảnh gia đình nghèo, đang gặp nhiều khó
khăn các em cần phải phụ giúp gia đình nên ít có điều kiện học tập, các em
không yên tâm trong học tập, thường nghỉ học để phụ giúp gia đình trong
những ngày mùa, hoặc theo bố mẹ đi làm nương làm rẫy, có khi cả tuần mới
về. Qua điều tra 7 học sinh ( gồm các em :lơmu K’ Hiền, kơtôt k’ Dung, kơsă
ha Ny, klong k’ Jai, kơdơng k’ Oanh, cill ha anh, nguyễn huy hiếu) các em này
đã nghỉ học từ 3đến 4 ngày liên tục, trong đó có 2 em gia đình có 6 anh chị em,
các em đều là con đầu duới là các em cách nhau 1,2 tuổi vì vậy ngày mùa bố
mẹ đi làm các em phải ở nhà trông em, quán xuyến việc nhà nên các em không
đến lớp hoặc đi học không đều .Nếu giáo viên không tạo điều kiện giúp đỡ thì
nguy cơ bỏ học sẽ dẽ đến với các em. Với những đối tượng học sinh này tôi
tiến hành các biện pháp như sau:
-Giáo viên liên hệ với gia đình động viên gia đình tạo điều kiện để các em
được đến trường, báo cáo với nhà trường lập danh sách đề nghị được miễn các
khoản đóng góp ( nếu có)
-Liên hệ với tổ chức đoàn thành niên, đội thiếu niên phát động phong trào “xây
dựng quỹ vì bạn nghèo” quyên góp quần áo cũ, khăn quàng, dép , cặp sách và
các dụng cụ học tập mang lên tặng cho các em.
-Ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phòng thư viện nhà
trường, lập danh sách học sinh muợn sách giáo khoa, phát vỡ học sinh và các
đồ dùng khác được nhà trường cấp cần phát kịp thời , đầy đủ cho các em .
-Giáo viên chủ nhiệm phát động phong trào “ bạn giúp bạn” trong lớp, quan
tâm hơn những bạn có hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất và tinh thần.
-Liên hệ với các tổ chức xã hội như hội khuyến học thôn ( bản), nhà thờ giúp
đỡ các em vuợt qua khó khăn trước mắt, làm giảm đi phần nào ghánh nặng cho
gia đình.
8


GIẢI PHÁP HỮU ÍCH


-Xây dựng bầu không khí tập thể vui tươi lành mạnh ( thông qua tiết hoạt động
ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt lớp) nhằm giảm đi sự mặc cảm của những học
sinh nghèo..
Đối với những em học sinh này, ngoài việc giáo viên chủ nhiệm kết hợp
với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về
vật chất – tinh thần giúp các em bớt đi những lo toan trong cuộc sống, yên tâm
đến lớp. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm phải tiếp cận thường xuyên với gia
đình của các em để cho họ có những suy nghĩ tích cực hơn.
2.3.4 Vận động học sinh bỏ học ra lớp.
Sau khi đã thực hiện các biện pháp nêu trên mà trong lớp vẫn có học
sinh bỏ học, đây là biện pháp cuối cùng , bất đắc dĩ . Vậy thì phải làm cách nào
để vận động học sinh bỏ học ra lớp ? tôi thực hiện các biện pháp như sau:
-Tìm hiểu rõ nguyên nhân học sinh bỏ học, do học sinh học yếu quá không
theo kịp chương trình, mặc cảm với bạn bè, hay do ham chơi, la cà quán xá bị
bạn bè xấu rủ rê, chán học…hay vì một nguyên nhân nào khác tác động khách
quan đến học sinh như :gia đình nghèo, khó khăn quá không có đều kiện đề
con em đế trường, do áp lực từ thầy cô, gia đình (cũng có em sau khi phụ
huynh đi họp về thấy cô giáo thông báo kết quả học tập của con mình yếu
kém , nghịch trong lớp không nhe lời thầy cô… về nhà phụ huynh la mắng con,
thậm chí đánh đập con , không cho con đi học..)
-Giáo viên chủ nhiệm họp ban cán sự lớp phân công các em đi xuống nhà bạn
vận động bạn ra lớp ( nếu không được), giáo viên chủ nhiệm trực tiếp xuống
nhà học sinh gặp gia đình , học sinh để vận động học sinh , thân thiện với các
em, phân tích những điều hay lẽ phải, việc học tập có lợi như thế nào cho bản
thân sau này, các em có thể suy nghĩ bồng một một lúc nào đó, lúc tĩnh tâm lại
các em sẽ thấy việc học tập quan trong như thế nào đối với mỗi con người,
giúp học sinh xoá đi những suy nghĩ mang tính cảm tính, bột phát từ đó mà các
em trở lại trường.
-Nếu trường hợp học sinh nhiều lần chối từ không ra lớp, hoặc hứa ra lớp

nhưng không ra ,giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên bộ môn, nhà
trường và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, các lực lượng xã hội ở địa
phương , cùng với đoàn thanh niên thôn, những người có học thức trong thôn,
anh em họ hàng ruột thịt , mục sư, trưởng bản, trưởng thôn …cùng phối hợp
tìm các giải pháp thích hợp vận động học sinh trở lại trường.
2.4 Kết quả thực hiện.
Trong năm học 2009-2010, 2010-2011 và cho đến thời điểm tháng
11/2012, khi tôi áp dụng các biện pháp nêu trên kết quả duy trì sĩ số lớp tôi chủ
nhiệm là rất tốt.
+Nhóm đối tượng học sinh học kém, hổng kiến thức: nhóm này không có học
sinh nào bỏ học.

9


GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

+Nhóm đối tượng học sinh ham chơi, hay bỏ học, cúp tiết, gia đình quản lý
không chặt chẽ: nhóm này có 1 em nghỉ học rãi rác hơn 20 ngày như sau đó trở
lại lớp
Là em : Nguyễn Văn Dần lớp 7a1 (năm học 2010-2011)
+Nhóm đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Nhóm này có nhóm này có 2 học sinh nghỉ học 1 tuần nhưng sau đó đã trở lại
lớp đó là em: Lơmu Ha Bi lớp 9a2(năm học 2009-2010)và em Nguyễn Thị
Nhung lớp 7a1 (năm học 2010-2011)
Đầu năm 2012-2013 lớp tôi có bạn cill ha anh, kơsã ha ny bỏ học . Sau đó
vận động các em đã trở lại lớp
3.KẾT LUẬN.
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm bản thân đã nhận thấy được giáo
viên chủ nhiệm có vai trò rất to lớn trong việc tổ chức mọi hoạt động của lớp

nhằm giáo dục học sinh. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm còn phải làm tốt
công tác duy trì sĩ số học sinh lớp mình phụ trách góp phần duy trì sĩ số ổn
định học sinh toàn trường, góp phần nâng cao tỉ lệ phổ cập trung học cơ sở ở
địa bàn xã Mê Linh. ở trường tôi trong những năm học vừa qua, việc phân loại
học sinh thành những nhóm đối tượng có “nguy cơ bỏ học” và tác động bằng
những biện pháp tương ứng ( như đã nêu ). Tôi đã thành công trong việc duy trì
sĩ số, vượt chỉ tiêu nhà trường giao, kết quả học tập của học sinh cũng đạt được
kết quả khá cao. Tôi thiết nghĩ phương pháp này có thể áp dụng rộng rãi trong
toàn trường ( đặc biệt là các lớp ở phân trường Hang Hớt). Trên đây chỉ là
những kết quả và một vài kinh nghiệm trong việc duy trì sĩ số học sinh Tôi
mạnh dạn nêu ra để đồng nghiệp cùng chia sẽ. rất mong được sự đóng góp của
các đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn.
Người thực hiện

10


GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Báo cáo tổng kết năm học trường THCS Mê Linh từ năm 2009 đến năm 2012
-Báo cáo tổng kết của phòng giáo dục lâm hà năm học 2010-2011,2011-2012.
-Một số Giải pháp duy trì sĩ số trên mạng Internet
-Báo cáo phổ cấp THCS trường THCS Mê Linh năm 2010, 2011,2012
-Báo khoa học và đời sống số ra ngày 13/3/2008
-Báo Lâm Đồng số ra ngày 8/9/2008
-Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý về tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng trong trường THCS – bộ giáo dục đào tạo phát hành năm 2012.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LÂM HÀ

11


GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

GIẢI PHÁP
DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH
LỚP 9A2
TRƯỜNG THCS MÊ LINH

Họ và tên tác giả:
Đơn vị :

Năm học : 2012-2013

12


GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×