Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án tự chọn Hóa học 10 tiết 7: bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.21 KB, 2 trang )

Tự chọn 7

BẢNG TUẦN HOÀN

? Ngày soạn : 3/10/2014
Ngày dạy :……………

I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:Biết được:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).
2.Kĩ năng:
Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại.
3. Phát triển năng lực :
- Năng lực tổng hợp kiến thức
- Năng lực giải giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực suy luận , tư duy, vận dụng
4.Thái độ: Tích cực trong học tập, chủ động nắm bắt kiến thức
II. Chuẩn bị:
- GV: Hình vẽ ô nguyên tố Na. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- HS: BTH các nguyên tố hoá học. Ôn lai cách viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố.
III. Phương pháp:
Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, phát huy tính tích cực của học sinh.
IV. Tổ chức hoạt động dạy – học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
HĐ1:
11
22,489 20
40,08
Bài 5: Cho các nguyên tố có các đặc tính như sau: Na 0,43 ; Ca1,00 ; [Ne]3s1 ; [Ar]4s2


Hãy nêu những điểm mà em biết được về 2 nguyên tố trên?
GV: Cho cả lớp cùng làm bài tập, gọi một HS lên bảng làm sau đó cho cả lớp nhận xét và sửa chửa sai xót
nếu có.
HS: Nêu được các đại lượng dựa vào các số liệu đã cho:
- Số khối � khối lượng nguyên tử
- Điện tích hạt nhân � số p � số e
- Số nơtron
- Cấu hình electron � Vị trí cuả nguyên tố trong BTH
HĐ2:
Bài 6: Hai nguyên tố A, B thuộc cùng nhóm A trong bảng tuần hoàn và hai chu kì liên tiếp có tổng số p trong hai
nguyên tố là 32. Viết cấu hình của A, B
GV: Hướng dẫn pA + pB = 32 (với pA < pB)
32
� pA <
vậy A thuộc chu kì nào ? Giữa A và B cách nhau mấy nguyên tố
2
HS: pA < 16 � A thuộc chu kì 2 hoặc 3 � A và B cách nhau 8 hoặc 18 nguyên tố nên có hai trường hợp xảy ra
pA + pB = 32 hoặc pA + pB = 32
Nghiệm phù hợp là pA = 12, pB = 20
pA - pB = 8
pA - pB = 18
Cấu hình e của A: 1s22s22p63s2
Cấu hình e của B: 1s22s22p63s23p64s2
GV: gọi HS lên bảng chữa bài tập � gọi HS nhận xét � hoàn thiện bài
HĐ3: Tổng hợp một số dạng bài tập
Dạng 1 : Từ cấu hình electron nguyên tử suy ra vị trí trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản
Bài 1. Nguyên tử của một số nguyên tố có cấu hình e như sau
a) 1s2 2s2 2p1 b) 1s2 2s2 2p5
c) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
d) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5

Hãy xác định vị trí của chúng trong hệ thống tuần hoàn (stt, chu kỳ, nhóm, phân nhóm).
Bài 2. Cho 5 nguyên tố sau: Be (Z = 4) ; N (Z = 7) ; Sc (Z =21) ; Se (Z = 34); Ar (Z = 18).


a) Viết cấu hình e của chúng?
b) Xác định vị trí mỗi nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn.
c) Nêu tính chất hóa học cơ bản của chúng? Giải thích?
Bài 3. Nguyên tử A, B, C có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng lần lượt là 5s1 , 3d6 , 4p3 .
a) Viết cấu hình e đầy đủ của A, B, C.
b) Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
c) Xác định vị trí trong hệ thống tuần hoàn, gọi tên.
d) Nguyên tử nào là kim loại, phi kim? Giải thích?
Bài 4. Cho cấu hình e ngoài cùng của các ngtử sau là:
A : 3s1
B : 4s2
Viết cấu hình e của chúng. Tìm A, B.
Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho A, B tác dụng: H2O, dung dịch HCl, clo, lưu huỳnh, oxi.
Dạng 2: Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn suy ra cấu tạo vỏ nguyên tử của nguyên tố đó.
Bài 5. Viết cấu hình e của nguyên tử các nguyên tố sau, biết vị trí của chúng trong hệ thống tuần hoàn là:
A ở chu kỳ 2, phân nhóm chính nhóm IV.
B ở chu kỳ 3, phân nhóm chính nhóm II.
C ở chu kỳ 4, phân nhóm phụ nhóm III.
D ở chu kỳ 5, phân nhóm chính nhóm II.
Bài 6. Một nguyên tố thuộc chu kỳ 3, phân nhóm chính nhóm VI trong hệ thống tuần hoàn. Hỏi:
- Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu e ở lớp ngoài cùng?
- Các e ngoài cùng nằm ở lớp thứ mấy?
- Viết số e trong từng lớp?
Bài 7. Có 3 nguyên tố X, Y, Z. Biết X ở chu kỳ 3, phân nhóm chính nhóm VI; Y ở chu kỳ 4, phân nhóm chính
nhóm VIII; Z ở chu kỳ 5, phân nhóm chính nhóm I.
a) Viết cấu hình e. Cho biết số lớp e, số e trên mỗi lớp của mỗi nguyên tử?

b) Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí trơ? Vì sao?
c) Cho biết tên mỗi nguyên tố.
Bài 8. Nguyên tố R thuộc phân nhóm chính nhóm III và có tổng số hạt cơ bản là 40.
a) Xác định số hiệu ngtử và viết cấu hình e của R.
b) Tính % theo khối lượng của R trong oxit cao nhất của nó.
Bài 9. Nguyên tử của nguyên tố X thuộc nhóm VI, có tổng số hạt là 24.
a) Viết cấu hình e, xác định vị trí của X trong hệ thống tuần hoàn và gọi tên.
b) Y có ít hơn X là 2 proton. Xác định Y.
c) X và Y kết hợp với nhau tạo thành hợp chất Z, trong đó X chiếm 4 phần và Y chiếm 3 phần về khối
lượng. Xác định công thức phân tử của Z.
Dạng 3: Từ đặc điểm của chu kỳ suy ra cấu tạo của nguyên tử.
Bài 10) A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm chính và ở hai chu kỳ nhỏ liên tiếp trong hệ thống tuần
hoàn. Tổng số p của chúng là 32. Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình e của A, B.
ĐS: 12 ; 20
Bài 11) A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm chính và ở hai chu kỳ liên tiếp trong hệ thống tuần
hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của chúng là 24. Tìm số hiệu nguyên tử và viết cấu hình e của A, B.
ĐS: 8 ; 16
Bài 12) A và B là hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau ở một chu kỳ trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số p của chúng là
25. Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình e của A, B.
ĐS: 12 ; 13
Bài 13) A và B là hai nguyên tố ở hai phân nhóm chính liên tiếp nhau trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số hiệu
nguyên tử của chúng là 31. Xác định vị trí và viết cấu hình e của A, B.
ĐS: 15 ; 16
Bài 14) C và D là hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau ở một chu kỳ trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số khối của chúng
là 51. Số nơtron của D lớn hơn C là 2 hạt. Trong nguyên tử C, số electron bằng với số nơtron. Xác định vị trí và
viết cấu hình e của C, D.
ĐS: ZA = 12 ; ZB = 13




×