Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án tự chọn Hóa học 10 tiết 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.19 KB, 3 trang )

Tự chọn 8

SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN
CẤU HÌNH ELCTRRON

? Ngày soạn : 9/10/2014
Ngày dạy :……………

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:HS hiểu:
Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.
Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của ng.tử các ng.tố trong chu kì.
Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron ng.tử các ng.tố chính là nguyên nhân sự biến đổi tuàn hoàn về tính chất
của các ng.tố.
HS biết được: Đặc điểm cấu hình electron hóa trị của ng.tử các ng.tố nhóm B.
2. Kỹ năng:
Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố nhóm A, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình
electron lớp ngoài cùng.
Dựa vào cấu hình electron xác định nguyên tố s, p, d.
3. Phát triển năng lực :
- Năng lực tổng hợp kiến thức
- Năng lực giải giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực suy luận , tư duy, vận dụng
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
4. Thái độ, tình cảm:
Tinh thần làm việc nghiêm túc, sáng tạo.
Đức tính cần cù, tỉ mỉ, chính xác.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- HS: Ôn bài cấu tạo BTH các nguyên tố hoá học.
III. Phương pháp:


Thông qua việc xây dựng cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố ở các chu kì liên tiếp để HS nhận thấy được
quy luật biến đổi cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố.
IV. Tổ chức hoạt động dạy – học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
HĐ1:
Bài 1: Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử là 3, 11, 19.
a. Hãy viết cấu hình e của các nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z ?
b. Xác định vị trí X, Y, Z trong bảng tuần hoàn?
c. Tính chất hóa học đặc trưng của X, Y, Z ?
GV: Cho HS tự giải bài tập này
HĐ2:
Bài 2: Các ngtố X, Y, Z có số hiệu lần lượt là 6, 9, 17. Xác địnhvị trí của chúng trong BTH. Xếp các ngtố đó theo
thứ tự tính phi kim tăng dần?
HS: + Z = 6, 1s2 2s2 2p2 ⇒ X thuộc chu kì 2, nhóm IVA. Vậy X là C.
+ Z = 9, 1s2 2s2 2p5 ⇒ Y thuộc chu kì 2, nhóm VIIA. Vậy Y là F.
+ Z = 17, 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 ⇒ Z thuộc chu kì 3, nhóm VIIA. Vậy Z là Cl
Thứ tự tính phi kim tăng dần là: C < Cl < F.
HĐ3:
Bài 3: Nguyên tố X có số hiệu ngtử là 25.
a/ Cho biết vị trí của X trong BTH? Giải thích?
b/ Nêu tính chất hóa học đặc trưng của X?
c/ Viết công thức phân tử oxit cao nhất của X?
- GV: cho HS thảo luận làm theo nhóm, gọi HS lên bảng trình bày.
Cho Z = 25


a/ Thang năng lượng: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d5
Cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 ⇒ Vậy X ở ô 25, chu kì 4, nhóm VIIB.
Vì X có Z = 25, có 4 lớp e, 7e hóa trị( 2e ở phân lớp 4s và 5e ở phân lớp 3d). Electron cuối cùng phân bố

trên lớp d nên x là ngtố d, nó ở nhómVIIB là Mangan (Mn).
b/ Tính chất hóa học đặc trưng của X là tính kim loại, nó có thể cho đi 7e để trở thành Mn7+
Mn → Mn7+ + 7e
c/ CT oxit cao nhất Mn2O7
- Gọi hs khác nhận xét, GV bổ sung và cho điểm.

HĐ4:
Bài 4: Cho 3,33g một kim loại kiềm tác dụng với muối thấy có 0,48g H2 thoát ra. Cho biết tên của kim loại kiềm ?
GV: Hướng dẫn HS gọi tên kim loại chưa biết là M, viết PTPƯ xẩy ra từ khối lượng của Hi đro tính được
số mol và từ số nol hiđro tính được số mol M suy ra KLNT của M ?
0, 48
= 0, 24 ; PTPƯ: 2M +2H2O → 2MOH + H2
HS: n H2 =
2
Theo PT n M = 2n H 2 = 2.0, 24 = 0, 48 (mol) ⇒ M M =

3,33
= 6,9 vậy kim loại M là liti
0, 48

HĐ5:
Bài 5: Cho 3g hỗn hợp hai kim loại kiềm A và Na tác dụng với nước dư. Để trung hòa dd dịch thu được cần dùng
0,2 mol axit HCl. Viết các pt phản ứng xảy ra. Tìm tên A ?
GV: Hướng dẫn HS đặt công thức chung cho cả hai kim loại là M, viết PTPƯ xẩy ra dựa vào PTPƯ tìm
được M M sau đó biện luận để tìm MA
HS: Gọi công thức chung cho cả hai kim loại là M ta có PTPƯ:
M + 2H2O 
; MOH + HCl 
→ 2MOH + H2(1)
→ MCl + H2O(2)

3
= 15
nHCl= 0,2 mol . Từ 2 phương trình hóa học ta có nM= nHCl=0,2 mol ⇒ M M =
0, 2
Vì MNa=23 ⇒ MM<15 vậy nghiệm phù hợp là MM =6,9 M là kim loại liti
BTVN:
1) Cho 6,5g kim loại hóa trị II tác dụng hết với 36,5g dd HCl 20% thu được 42,8g dd muối.
a) Tìm tên kim loại và xác định nồng độ % của mỗi muối thu được ?
b) Từ vị trí của nguyên tố trong BTH. Cho biết đặc điểm về cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó? Viết cấu hình e
của nguyên tử nguyên tố kim loại trên?
2) Khi cho 0,6 g KLKT nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,36 lít khí hiđro (đktc).
a) Gọi tên kim loại đó.
b) Từ vị trí của nguyên tố trong BTH. Cho biết đặc điểm về cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó? Viết cấu hình e
của nguyên tử nguyên tố kim loại trên?




×