Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án tự chọn Hóa học 10 tiết 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.16 KB, 2 trang )

Tự chọn 11

Ý NGHĨA BẢNG TUẦN HOÀN

? Ngày soạn : 27/10/2014
Ngày dạy :……………

I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hiểu được:Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử và tính
chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
2.Kĩ năng:Từ vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, suy ra:
- Cấu hình electron nguyên tử
- Tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó.
- So sánh tính kim loại, phi kim của nguyên tố đó với các nguyên tố lân cận.
3. Phát triển năng lực :
- Năng lực giải giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực suy luận , tư duy, vận dụng
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực làm bài tập
4.Thái độ:Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực
II. Chuẩn bị:
- GV: Các bảng tổng kết về tính chất hóa học của các oxit, hidroxit, hợp chất hidrô ở khổ giấy lớn.
- HS : Ôn lại cách viết cấu hình e,cấu tạo BTH, các qui luật biến đổi tính chất của các đơn chất, hợp chất trong
BTH.
III. Phương pháp:
Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, đồ dùng trực quan, phát huy tính tích cực của HS.
IV. Tổ chức hoạt động dạy – học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ:
HĐ1: GV đặt câu hỏi:
- Để xác định vị trí (chu kì, nhóm) và tính chất, ta phải dựa vào yếu tố nào?


- Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố theo chu kì và nhóm như thế nào?
- Nêu định luật tuần hoàn Mendeleep?
HS thảo luận nhóm và rút ra kết luận ⇒ Gọi HS đứng tại chỗ trả lời:
1. Vị trí: Muốn xác định vị trí nguyên tố ta phải xác định: Chu kì, nhóm(A, B).
Chu kì = STT của nhóm ; Nhóm = số electron hoá trị
2. Tính chất: Nhóm IA, IIA, IIIA có tính kim loại.(Trừ H, B)
Nhóm VA, VIA, VIIA có tính phi kim.
Nhóm IVA; vừa KL, vừa PK.
Nhóm VIIIA: là khí hiếm.
3. Trong 1 chu kì từ trái sang phải: Tính kl giảm, tính phi kim tăng. Độ âm điện tăng, bán kính nguyên tử giảm.
Tính axit các hợp chất hiđroxit tăng , tính bazơ giảm. Hoá trị đối với hợp chất oxit cao nhất tăng từ 1 đến 7; đối với
hiđro tang từ 1 đến 4 rồi giảm từ 4 đến 1.
4) Định luật tuần hoàn Mendeleep:
Trong cùng một nhóm A từ trên xuống: Tính kl tăng, tính phi kim giảm. Độ âm điện giảm, bán kính nguyên tử
tăng. Tính axit các hợp chất hiđroxit giảm , tính bazơ tăng. Hoá trị không đổi.
HĐ2: Vận dụng làm bài tập sau:
1. Dựa vào bảng tuần hoàn gọi tên các nguyên tố có cấu hình electron như sau:
a/ 1s22s1 và 1s22s22p63s1.
b/1s22s22p5 và 1s22s22p63s23p5.
c/ 1s22s22p6 và 1s22s22p63s23p6.
Nguyên tố nào là kim loại? Có bao nhiêu electron ngoài cùng.
Nguyên tố nào là phi kim ? Có bao nhiêu electron ngoài cùng.
Nguyên tố nào là Khí hiếm? Có bao nhiêu electron ngoài cùng.
GV: Đưa ra bài tập ⇒ HS : Thảo luận nhóm đại diện lên bảng trình bày
Li và Na: Kim loại, có 1 electron ngoài cùng.
F và Cl : phi kim, có 7 electron ngoài cùng.
Ne và Ar : khí hiếm, có 8 electron ngoài cùng.
2. Một nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kì 3. Hãy xác định.



a) Tên nguyên tố? Cấu hình.
b) Công thức ôxit, hiđroxit của nguyên tố đó.
GV: Đưa ra bài tập ⇒ HS : Thảo luận nhóm đại diện lên bảng trình bày
Nguyên tố trên có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4. Có 6e ngoài cùng, hoá trị với oxi là 6.
- Nguyên tố có số hiệu là 16: Lưu huỳnh. ; Công thức ôxit: SO3. ; Công thức axit: H2SO4.
24
32
3. Cho các nguyên tố sau: 12 X ; 16 Y .
Cho biết cấu tạo của X và Y. b) Suy ra tính chất.
GV: Đưa ra bài tập ⇒ HS : Thảo luận nhóm đại diện lên bảng trình bày
a) Nguyên tử X có cấu tạo:2/8/2. Có 3 lớp electron. ; Điện tích hạt nhân = 12, A = 24, N = 12.
b) X là một kim loại, dễ nhường 2 electron: hoá trị 2.
Trường hợp Y: tương tự..
HĐ3:
Bài 1: Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 22. Viết cấu hình e của X. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn?
Viết cấu hình e của X2+ và X4+?
GV: Hướng dẫn HS viết cấu hình e của X dựa vào sự sắp xếp các mức năng lượng
Dựa vào cấu hình e suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn
Ion X2+ là kết quả của X đã nhường 2e vì vậy X 2+ chỉ còn lại 20 e còn X4+ là kết quả của X đã nhường 4e vậy X 4+
chỉ còn 18 e
HS: Viết cấu hình e của X:1s22s22p63s23p63d24s2 ⇒ Vị trí của X: Số thứ tự 22, chu kỳ 4, nhóm IVB
Cấu hình e của X2+: 1s22s22p63s23p63d2 ;
X4+:1s22s22p63s23p6
Bài 2:Hai nguyên tố X và Y cùng thuộc nhóm A và thuộc hai chu kỳ liên tiếp có tổng số điện tích hạt nhân là 16
a) Viết cấu hình e của X và Y trong bảng tuần hoàn
b) So sánh tính chất hóa học của X vàY?
GV: Hướng dẫn HS tìm số hiệu nguyên tử của X và Y dựa vào biểu thức Z A + ZB = 16 và X và Y thuộc hai chu kỳ
liên tiếp nên chỉ cách nhau 8 nguyên tố
HS: a) Lập được hệ phương trình:
ZA + ZB = 16

Giải ra ZA = 12 ; ZB = 4
ZA – ZB = 8
Cấu hình e của A: 1s22s22p63s2 cấu hình e của B: 1s22s2
b . Dựa vào số hiệu nguyên tử của A và B ta thấy trong nhóm A đứng trước B nên tính kim loại của A nhỏ hơn B


Củng cố , dặn dò:
- HS nắm được từ cấu hình suy ra vị trí và ngược lại. Dự đoán được tính chất hoá học.
- Xem kĩ cách trình bày các dạng BT.
- Xem bài Ý nghĩa bảng tuần hoàn…

BTVN:
Bài 1)Cho 4,68g một klk td với 27,44 ml H2O thu được 1,344l H2 (đktc) và dd X.
a) Xác định nguyên tử lượng của klk.
b) Tính C% chất tan trong dung dịch X
Bài 2) Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số các loại hạt là 36, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không
mang điện là 12
a. Xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn
b. Nguyên tử R và ion R+giống nhau và khác nhau điểm nào về cấu tạo



×