BÀI TẬP TỐI THIỂU
VẬT LÝ 7
P1 - NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG VÀ NGUỒN SÁNG
***
Cần nhớ
Khả năng nhận biết:
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền đến mắt ta
- Ta nhận biết được vật khi có ánh sáng truyền từ vật đến mắt ta
Vật sáng bao gồm:
- Nguồn sáng: là vật tự phát ra ánh sáng. Chúng ta có: nguồn sáng tự nhiên
(mặt trời, núi lửa, đom đóm,…) và nguồn sáng nhân tạo (bóng đèn, bếp
ga,…)
- Vật hắt lại ánh sáng: các vật không tự phát ra ánh sáng mà hắt lại ánh
sáng khi có ánh sáng chiếu vào nó: nhà cửa, con người, cây cối,…
Bài đọc thêm
1. Could you describe how we
can see the tree?
Do you notice something
about this drawing? Yes, the
picture that your eye takes is
upside down! But why don't
you see
down?
things
upside
Well, your eye sends the
picture to your brain, and your
brain turns the picture the
right way up and tells you what you are looking at. So you see things the right way up.
Eye can see butterflies,
Eye can see clouds
Eye can see TV
Eye can see crowds.
Eye can see truth
TRÍ HIẾU Study © Vũ Đình Thư – 0904.654.798
Page 1
Eye can see lies
Eye can see feelings
In other people's eyes.
(BH)
Please translate the readings into vietnammese
(if you want to know more about how your eyes work, go to:
)
2. Màu sắc của ánh sáng
Liệu màu sắc có phải là thuộc tính của vạn vật trong tự nhiên như một thực tại khách
quan? Câu trả lời là KHÔNG.
Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím chỉ là những cái tên con người đặt ra để phân
biệt cảm nhận của mình về sự tương tác của ánh sáng với vật chất. Không một màu nào
tồn tại khách quan trong tự nhiên.
Ánh sáng có rất nhiều màu, trong đó
các em biết tới 07 màu cơ bản của cầu
vồng: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm,
tím. Do phối hợp của nhiều loại ánh sáng
có màu khác nhau nên bình thường ánh
sáng mặt trời có màu trắng. Các vật
trong tự nhiên tự chúng không có màu
sắc, mà chỉ hấp thụ, truyền tải và phản
xạ ánh sáng chiếu vào chúng. Khi ánh
sáng mặt trời chiếu nên các vật, do cấu
tạo khác nhau nên các vật sẽ hấp thụ
một số ánh sáng màu nhất định và phản
xạ (thậm chí là cho truyền qua) các ánh
sáng còn lại, chính những màu của các ánh sáng phản xạ (và được truyền qua) này sẽ
tạo ra màu sắc cho các vật (và tạo ra vùng sáng mầu tương tự vật ở đằng sau vật). Ví
dụ: chúng ta nhìn thấy giấy bóng kính màu đỏ vì giấy bóng kính hấp thụ hết các ánh
sáng màu khác và chỉ phản xạ lại ánh sáng màu đỏ (truyền một phần ánh sáng màu đỏ
ra phía sau, tạo ra vùng ánh sáng mầu sau giấy bóng kính) đến mắt chúng ta.
Chú ý: vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu
lên nó. Chúng ta nhận ra vật nào màu đen là vì nó được đặt cạnh những vật sáng khác.
Câu hỏi đặt ra cho các em: Tại sao mắt chúng ta có thể nhìn thấy một bức
tranh nhiều màu sắc? (Dựa vào ý hiểu của mình các em hãy miêu tả cách hình
thành màu sắc của bức tranh đó lên não bộ chúng ta)
3. Lỗ đen vũ trụ
Trong vũ trụ có những ngôi sao rất
đặc (có khối lượng riêng rất lớn gấp
hàng triệu triệu lần khối lượng riêng
của trái đất), chúng đặc đến mức có
thể hút tất cả vật chất xung quanh nó.
Ngay cả ánh sáng khi chiếu đến nó thì
cũng bị không sao đó giữ lại mà không
bị hắt (phản xạ) trở lại. Ánh sáng của
chính ngôi sao đó phát ra cũng bị giữ
lại nốt. Như thế ngôi sao ấy chính là
vật đen và người ta gọi là lỗ đen vũ trụ
Để quan sát một hố đen nuốt lấy
một ngôi sao như nào, các em hãy click vào đường link youtube:
. Các em biết rằng lỗ đen không hắt
lại ánh sáng chiếu tới nó, bởi vậy khi lang thang trong vũ trụ thì rất khó có thể quan sát
được hố đen, đặc biệt với khoảng cách rất xa như từ Trái đất chẳng hạn. Có thể nói rằng
Hố đen giống như một con quái vật tàng hình trong vũ trụ, dựa vào việc quan sát đường
link nói trên, các em hãy đưa ra ý tưởng để có thể quan sát được hố đen vũ trụ.
4. Các em hãy tự mình sưu tầm lấy một số bài viết hay về ánh sáng và nguồn
sáng theo mọi chủ đề mình yêu thích, và nếu được hãy báo cáo thành bài viết
một cách sinh động nhất có thể. Bài nào hay sẽ được báo cáo trước lớp và lưu
vào tập san khoa học của lớp.
Củng cố lý thuyết (bắt buộc)
5. Vẽ sơ đồ tư duy lý thuyết về bài học: “Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng”
6. Đọc lý thuyết về bài học mới: “Sự truyền ánh sáng”. Từ đó các em hãy:
a. Rút ra kiến thức cần nhớ thông qua sơ đồ tư duy .
b. Tự mình tìm ra 05 hiện tượng hoặc câu hỏi liên quan đến sự truyền thẳng ánh sáng.
Luyện tập
Trong các trường hợp sau đây, đâu là nguồn sáng (nhân tạo – tự nhiên), vật
sáng?
Vật sáng
Vật
Nguồn sáng
Tự nhiên Nhân tạo
Vật hắt sáng
Trái đất
Đèn pha của ô tô
Mặt trời
Hố đen
Mắt người
Bóng đèn
Quyển sách
Phải chăng ánh sáng trắng được tạo nên bởi rất nhiều ánh sáng có màu khác
nhau (đơn sắc), em hãy đưa ra phương án (có thể) và kiểm chứng điều trên.
Bạn Tom nói rằng: Khi một vật phát ra ánh sáng thì ta sẽ nhìn thấy được nó. Bạn
Jerry phản đối: điều đó chưa chắc đúng. Theo em bạn nào đúng và vì sao?
Hai bạn Tý và Bin cùng về quê.
a. Ban đêm, hai bạn thích thú ngắm trời sao. Tý cho rằng mỗi vì sao là một
nguồn sáng, theo em điều Tý nói có đúng không?
b. Khi đang đi chơi về vào buổi tối thì trời mưa, hai bạn phải trú lại bên đường.
Lúc sau đi về hai bạn thấy trên đường đi có những chỗ tối đen và có những
chố loang loáng sáng. Em hãy giải thích tại sao có hiện tượng này, theo em
các bạn đó nên đi vào chỗ tối hay chỗ sáng!
c. Hai bạn thắc mắc tại sao bầu trời ban ngày vào những hôm nắng to ít mây thì
có màu xanh, khi có mây chuẩn bị mưa thì bị xám xịt, vào buổi tối thì đen
kịt,... các em hãy giúp hai bạn hiểu rõ hơn về điều này nhé!? (Tự tìm hiểu
bằng công cụ tìm kiếm)
Vào giữa trưa, trời nắng, trên mái tôn của hiên nhà bị thủng một lỗ nhỏ,
có một chùm ánh sáng xuyên qua lỗ thủng đó và truyền xuống nền nhà:
a. Chúng ta không nhìn thẳng qua lỗ thủng đó mà đứng ở ngoài quan sát
thì liệu có thể nhìn thấy chùm ánh sáng đó không? tại sao?
b. Để có thể quan sát thấy chùm ánh sáng đó thì cần khuấy động không
gian xung quanh nó một chút, theo em là vì sao?
Sơn phản quang là loại sơn có thể phản chiếu hầu hết các loại ánh sáng đến nó
a. Tại sao các biển số xe đều dùng sơn phản quang, nhưng trên đầu kim và các
con số người ta lại phủ chất dạ quang (là chất hấp thụ ánh sáng, năng lượng
vào ban ngày và phát ra ánh sáng vào lúc tối)
b. Nêu ứng dụng của sơn phản quang và nêu một số vật sử dụng sơn phản
quang trong cuộc sống hàng ngày mà em biết.
Vì sao:
a. Nếu đặt một chiếc bìa trước mắt thì chúng ta không thể nhìn thấy vật ở đằng
sau tấm bìa
b. Trên mặt đường nhựa người ta lại sơn các vạch phân luồng màu trắng
c. Một số bảng khi viết thường bị loá, giải thích và nếu có thể hãy đưa ra biện
pháp khắc phục hiện tượng đó của riêng em.
d. Tại sao về mùa đông, khi trời lạnh dưới một mức nào, ta nhìn thấy hơi thở
của mình tạo thành một luồng khói trắng trong không khí?
Hai đội Mickey và Donald cùng đá bóng, không may quả bóng bị rơi xuống một
chiếc giếng. Do giếng sâu và tối, hai bạn muốn khều quả bóng lên nhưng không
nhìn thấy gì. Em hãy giúp hai đội đưa ra phương án nhìn thấy quả bóng để khều
lên.
Trên bầu trời đêm thỉnh thoảng chúng ta nhìn thấy một vị khách lạ (đầu nhọn,
đuôi to trông giống như cây chổi quét nhà), chói sáng vút ngang qua bầu trời.
Người ta quen gọi đó là sao chổi (là một nhân có kích cỡ vài chục kilômét và
đuôi dài vài triệu kilômét. Ta chỉ nhìn thấy đuôi sao chổi khi nó đến gần Mặt trời.
Theo em, sao chổi là nguồn sáng hay vật được chiếu sáng, hãy tìm đọc tài liệu
về sao chổi và cho biết đuôi sao chổi được làm bằng gì mà có thể chói sáng dài
như vậy?
Khi chiếu ánh sáng đến một vật đặt trong
không khí như: nước, thủy tinh và nhựa... ta
thấy vật ấy trong suốt, nhưng nếu các vật đó
bị nhiễm bẩn thì ta thấy chúng bị đục mờ.
a. Tại sao lại có hiện tượng trên?
b. Dựa vào hiện tượng trên các em hãy đưa ra
một giả thiết giúp chế tạo ra các vật dụng
có khả năng tàng hình dựa trên điều kiện
nhìn thấy vật.
(đường link về hiện tượng tàng hình trên
youtube:
/>VDuE)